Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tiêu thụ sản phẩm và giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.04 KB, 77 trang )

Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập ở Việt Nam hiện nay đả tạo ra
một môi trường cạnh tranh sôi nổi và gay gắt giửa các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế trong nước và cả các doanh nghiệp có tên tuổi của
nước ngoài, nhất là khi hàng rào thuế quan được hạ xuống với các sản phẩm
trong khu vực. Trong tình hình đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng càng trở
nên vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển đối với mổi doanh
nghiệp. Bởi lẻ doanh thu và lợi nhuận của mổi doanh nghiệp là bao nhiêu,
nhiều hay ít, có đủ để doanh nghiệp bù đắp chi phí bỏ ra và thực hiện tái sản
xuất mở rộng hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ dược
sản phẩm hàng hoá sản xuất ra hay không và tiêu thụ như thế nào để đạt được
hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng có mối liên quan mật thiết với các khâu khác.
Để tiêu thụ được sản phẩm một cách nhanh chóng nhất và đạt hiệu quả cao
nhất không đơn thuần chỉ là việc doanh nghiệp làm tốt công tác bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm trở thành một công cụ sắc bén giúp doanh nghiệp đứng
vững trên thị trường. Muốn vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết tốt
nhiều vấn đề khác như: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá mọi hoạt động của
doanh nghiệp, tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh, không ngừng
nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp, tìm tòi
những hướng đi và các giải pháp linh hoạt và nhạy bén trong quản lý, kinh tế
tài chính....
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản
phẩm đối với doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, trong thời gian thực tập
tại công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tôi đã có những hiểu biết nhất định về
công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Dưới sự hướng dẩn tận tình của thầy
giáo Đặng Ngọc Sự và tập thể cán bộ nhân viên trong công ty, em đã hoàn
1
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập


thành đề tài: "Tiêu thụ sản phẩm và giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ
sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà".

Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần bánh kẹo Hải
Hà.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm ở công
ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
2
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1
TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1.1: Khái niệm, nội dung tiêu thụ sản phẩm .
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu,
quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Để tồn tại được các doanh
nhiệp luôn phải nổ lực bằng nhiều cách nhằm mục đích trang trải được các chi
phí đã bỏ ra và thu được lợi nhuận. Muốn vậy, tất yếu doanh nghiệp phải tiêu
thụ được sản phẩm của mình.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm, hàng hoá
cho đơn vị mua và đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền
hàng theo sự thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua.
Thời điểm tiêu thụ sản phẩm được xác định khi người mua sản phẩm
hàng hoá dịch vụ đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc tiền đã
thu được hay chưa.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm gồm 2 hành vi :

_Đơn vị bán xuất giao sản phẩm hàng hoá.
_Đơn vi mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Doanh nghiệp có thể xuất giao sản phẩm hàng hoá cho đơn vị mua ngay
tại kho của doanh nghiệp hoặc vận chuyễn tới địa điểm tiêu thụ nhất định theo
thoã thuận .Tuy nhiên hành vi này mới chỉ phản ánh sự dịch chuyển sản phẩm
về mặt đia lý, chưa phản ánh bản chất tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao
quyền sỡ hữu hàng hoá cho người mua để thu được một lượng giá trị. Cho
nên cần thiết phải có cả hành vi thứ hai: Đơn vị mua thanh toán hoặc đã chấp
nhận thanh toán. Tuy nhiên hai hành vi này có thể tách rời nhau về thời gian
và không gian, tạo ra nhiều thức thanh toán.
3
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn, tiêu thụ sản phẩm là quá trình
chuyển hoá hình thái của vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, làm
cho vốn trở về hình thái ban đầu trước khi bước vào mỗi chu kì sản xuất kinh
doanh. Ban đầu là những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố
đầu vào phụ vụ cho quá trình sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao
động và sức lao động. Khi vốn bằng tiền đã được chuyển thành vốn dưới dạng
hiện vật, sau đó qua quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hàng hoá. Nhà
sản xuất đem hàng hoá của mình di tiêu thị và thu được tiền về. Đồng vốn của
doanh nghiệp lúc này lại quay về với hình thái vốn có của nó: Hình thái tiền
tệ.
Qúa trình này cứ lặp đi lặp lại theo đúng chu kì sản xuất của doanh
nghiệp gọi là quá trình tái sản xuất, thể hiện qua sơ đồ sau:
_____________>Sức lao động
T-H_____________> Tư liệu sản xuất ......... sản xuất........ H’—T’

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình luân
chuyển thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan hệ
trao đổi , thu tiền về cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiếp tục chu kì

sản xuất mới.
Trong thực tế, khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp không những phải
quan tâm đến lượng giá trị thu được mà còn phải quan tâm đến thời điểm kết
thúc quá trình tiêu thụ.Việc quy định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ có ý
nghĩa hết sức quan trong .
Thứ nhất, nó thúc đẩy doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến khâu sản
xuất mà còn phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm như thế nào .bởi lẽ
khối lượng sản xuât không bao giờ đồng nhất với khối lượng tiêu thụ. Chỉ đến
khi kết thúc quá trình tiêu thụ, doanh nghịêp mới có cơ sở thực tế để kiểm
chứng tính đúng đắn, hợp lý của kế hoạch về khối lượng, chất lượng, giá cả,
thời điểm mang sản phẩm đi tiêu thụ, quan tâm thích đáng đến khâu tiêu thụ
4
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
sản phẩm tức là doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh
tranh, quản lý chặt chẽ các khâu chi phí, bố trí xuất giao sản phẩm hàng hoá
kịp thời cũng như đưa ra các phương thức thanh toán phù hợp cho từng đối
tượng khách hàng …
Thư hai, việc quy định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm
thúc đẫy doanh nghiệp không ngừng cải tiến quá trình tiêu thụ cũng như đẩy
mạnh công tác tiêu thụ. Đễ làm được như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải xác
định được mức tồn kho sản phẩm hợp lý thời gian lưu kho bố trí phương tiện
vận chuyễn phù hợp với mức chi phí nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm
đến tay người tiêu dùng nhanh nhất cũng như áp dụng các biện pháp tài chính
để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh gọn .
Thứ ba, khi việc tiêu thụ sản phẩm kết thúc, doanh nghiệp mới có thể
xác định được chính xác doanh thu tiêu thụ thực tế, qua đó xác định được lợi
nhuận tiêu thụ để biết được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ. đây là cơ sỡ giúp
cho doanh nghiệp xác định một cách nhanh chóng kịp thời kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh .
Như vậy, việc xác định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm

là một việc quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong hoạt
động quản lý tài chính doanh nghiệp như công tác quản lý tiền mặt, khoản
phải thu, quan lý vốn tồn kho dư trữ, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước …
1.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm dược gắn với doanh thu mà hoạt động tiêu
thụ sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp.
Doanh thu là biểu hiện bằng tiền các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp
thu được từ các hạot động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định của
doanh nghiệp. Đây là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thung của doanh
nghiệp.
5
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
Việc xác định nội dung doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
góp phần giúp doanh nghiệp hoạch toán đầy đủ, chính xác doanh thu của
daonh nghiệp, phả ánh trung thực kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng không đồng nhất với tiêu thụ bán
hàng, Tiieu thụ bán hàng là số tiền đã được doanh nghiẹp thu về còn doanh
thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả khoản tiền khách hàng đả chấp nhận trả
nhưng chưa thanh toán với doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng
có thể được thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng
tiền mặt, chuyển khoản... và vào nhiều thời điểm káhc nhau. Tuỳ từng trường
hợp cụ thể, doanh thu tiêu thụ sản phẩm dược xác định vào những thời điểm
khác nhau như sau:
_Trường hợp 1: Doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá và được
khách hàng thanh toán ngay. Lúc này lượng hàng hoá được xác định là tiêu
thụ và số tiền bán hàng cùng doanh thu bán hàng cũng được xác định và trùng
nhau về mặt thời điểm .
_Trương hợp 2:Doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá và được

khách hàng chấp nhận nhưng chưa trả tiền ngay. Lúc này doanh thu tiêu thụ
đã được xác định nhưng tiền thu bán hàng vẫn chưa được ghi nhận .
_Trường hợp 3: Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp.
Trong trường hợp này doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định ngay nhưng
tiền bán hàng mới chỉ thu được một phần, phần còn lại sẽ theo từng kì dựa
trên sự thoả thuận của mỗi bên.
_Trường hợp 4: Doanh nghiệp xuất giao đủ số hàng tương ứng với số
tiền đã đặt trước của khách hàng cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh thu tiêu
thụ đã được xác định và số tiền ứng trước của khách hàng trở thành số tiền
thu bán hàng của doanh nghiệp.
_Trường hợp 5:Doanh nghiệp gửi hàng đi bán hoặc xuất giao cho các
đại lý và thu được tiền ngay hoặc được chấp nhận thanh toán. Trong trường
6
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
hợp này, hành vi xuất giao hàng và thanh toán tiền hàng cách nhau khá xa nên
việc xác định sản phẩm đã tiêu thụ hay chưa thường bị nhầm lẫn và dẫn đến
việc hay bị nhầm lẫn giửa doanh thu của kì hoạch toán này với kì hoạch toán
khác.Tuy nhiên, thời điểm để xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ là lúc
khách hàng trả tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán.Thông thường, khi số hàng
được các đại lý bán và giao tiền cho doanh nghiệp thì doanh thu tiêu thụ sản
phẩm mới được xác định.
1.3:Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm:
1.3.1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, doanh nghiệp :
Mỗi ngành sản xuất kinh doanh đều có đặc thù riêng và điều này có ảnh
hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó.
Trong ngành công nghiệp, do tính sản phẩm đa dạng, nhiều chủng
loại,việc sản xuất dựa trên trình độ kỉ thuật tiên tiến, sản xuất liên tục, khép
kín nên ít phụ thuộc vào thiên nhiên và kì vụ. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra
được tiêu thụ nhanh chóng, thường xuyên và liên tục .

Trong ngành nông nghiệp, do sản xuất mang tính thời vụ nên việc tiêu
thụ cũng mang tính thời vụ dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm
được tập trung vào thời vụ thu hoạch .
Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn
đặt hàng, diễn ra tại thời điểm bên đặt hàng yêu cầu với tiêu chuẩn về chất
lượng và giá trị sữ dụng nhất định. Vì vậy, quá trình tiêu thụ sản phẩm xây
dựng cơ bản chỉ là việc bàn giao các công trình xây lắp đã hoàn thành và thu
tiền về .
Trong ngành dịch vụ công cộng, doanh thu có thể rất lớn, phụ thuộc vào
thời điểm và tính chất phục vụ.
1.3.2:Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
Trong trường hợp giá bán sản phẩm không thay đổi thì khối lượng sản
phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong
7
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
kì. Nhưng sản phẩm đưa ra quá lớn ,vựơt quá nhu cầu thị trường thì dù sản
phẩm có chất lượng như thế nào, có hấp dẫn người tiêu dùng đến mấy giá cả
hợp lý đến đâu thì việc tiêu thụ cũng rất khó khăn. Ngược lại nếu không dự
đoán chính xác nhu cầu thị trường, đưa ra khối lượng tiêu thu quá nhỏ thì
doanh nghiệp đả đánh mất đi cơ hội tăng doanh thu, làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận doanh nghiệp .
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì mức doanh thu bán
hàng sẻ tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm trong kì của doanh nghiệp, vì vậy,
để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong trường hợp này cần phải tăng khối
lượng sản phẩm sản xuất hoặc khối lượng lao vụ hoàn thành. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải sử dụng giải pháp tổng hợp: Đầu tư lớn để tăng quy mô
sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt công tác tiêu thụ cũng
như thu hồi kịp thời số tiền mà khách hàng phải trả về những sản phẩm hàng
hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp.
1.3.3:Chất lượng sản phẩm :

Chất lượng sản phẩm cũng là một nhât tố quyết định đến việc tiêu thụ
sản phẩm và tăng doanh thu bán hàng. Bởi lẽ, giá trị sử dụng của sản phẩm
luôn được người tiêu dùng quan tâm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu
hút khách hàng kích thích tăng khối lượng tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẩn thu hút được
khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng nếu sản phẩm chát
lượng thấp thì việc tiêu thụ sẻ bị hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi đời sống của người dânn ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về những
sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp ngày càng gia tăng. Nếu chất lượng
quá thấp thì nagy cả khi bán với giá rẻ sản phẩm đó cũng không được người
tiêu dùng chấp nhận, không tiêu thụ được. Như vậy, có thể nói rằng nâng cao
chất lượng sản phẩmcũng là một hướng quan trọng để tăng doanh thu.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng một loại sản phẩm có rất nhiều
doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, việc cạnh trở nên gay gắt. Khi chất lượng sản
8
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
phẩm của doanh nghiệp cao sẽ giúp tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp chiếm ưu thế trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Khi đã có uy tín
sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng tin tưởng, làm cho công tác tiêu
thụ sản phẩm diển ra thuận lợi.
1.3.4:Giá cả sản phẩm:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Do vậy, giá cả sản
phẩm là mối quan tâm của cả người bán lẫn người mua. Đối với người bán,
giá cả sản phẩm ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ sản phẩm, đến doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với người mua sản phẩm, giá cả là một
căn cứ quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Như vậy, giá cả
biểu hiện tập trung các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người bán và
người mua. Khi sử dụng công cụ này doanh nghiệp luôn phải giải quyết hài
hoà các mối quan hệ này thì mới có thể tăng khối lượng tiêu thụ và doanh thu
ban hàng.

Trong cơ chế thị trường, giá cả do quan hệ cung cầu quyết định. Khi
cung lớn hơn cầu thì người bán cạnh tranh nhau để bán được sản phẩm, làm
cho giá cả sản phẩm nhỏ hơn giá trị thị trường. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn
cầu, sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu nhưng người mua muốn mua sản
phẩm phải trả giá cao hơn, đẩy giá cao hơn làm giá cả hàng hoá cao hơn giá
cả thị trường. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp vợi chất
lượng sản phẩm tốt được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì doanh
nghiệp sẻ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình và đạt doanh thu cao. Nhưng
việc định giá của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại thị
trường mà doanh nghiệp thâm nhập với số lượng người mua va người bán
khác nhau. Như vậy, đễ có một mức giá có tính cạnh tranh cao thì doanh
nghiệp phải phấn đấu hạ thấp chi phí cá biệt để hạ giá thành sản phẩm cùng
loại trên thị trường. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể thu hút
được khách hàng của đối thủ canh tranh, chiếm lĩnh thị trường .
9
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
1.3.5: Kết câu mặt hàng tiêu thụ:
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ là tỉ trọng về mặt giá trị của từng loại sản
phẩm tiêu thụ chiêm trong tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ trong kì. Do nhu cầu
thị trường rất đa dạng, để đáp ứng kịp thời và tăng doanh thu, các doanh
nghiệp thường đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau về chũng loại,
kích cở, mẫu mã, phẩm cấp, giá bán…tuy nhiên khi đưa ra tiêu thụ không
phải măt hàng nào cũng được tiêu thụ như nhau. Điều này không chỉ phụ
thuộc vào việc sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả phải chăng hay không
mà còn phải hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường.Trên thực tế, có những mặt
hàng sản xuất tương đối đơn giản, chi phí thấp nhưng tiêu thụ mạnh do hợp
thị hiếu khach hàng tại thời điểm đó. Như vậy, khi đưa sản phẩm ra thị
trường, mặt hàng nào phùi hợp vối nhu cầu thị trường, giá cả hợp lý, chất
lượng đảm bảo thì tiêu thụ nhanh và ngược lại mặt hàng nào không được thị
trường chấp nhận thì việc tiêu thụ sản phảm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Tóm

lại, muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải nghiên cứu, bám sát
nhu cầu thị trường đẽ định ra cho mình một kết cấu mặt hàng thích hợp, đánh
trung tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm tòi
chế tạo các sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm đả lỗi thời không còn
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần chú ý:
không nên chạy theo những sản phẩm co giá cao, lợi nhuận lớn mà phá vỡ
hợp đồng cung cấp những sản phẩm khác cho khách hàng bỡi vì điều đó sẽ
làm dảm uy tín của doanh nghiệp.
1.3.6 : Công tác tổ chức tiêu thụ :
Nếu như trong thời bao cấp trước đây, tất cả các doanh nghiệp chỉ cần
sản xuất sao cho đúng kế hoạch nhà nước giao cho mà không cần bận tâm đến
việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không thì nay ccác doanh nghiệp phải tự
mình tổ chức phân phối sản phẩm, công tác thanh toán cũng như các dịch vụ
sau bán hàng nhằm chiếm được cảm tình của khách hàng. Nói cách khác
doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự lo cả công tác tiêu thụ sản phẩm sao
10
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
cho bán được nhiều sản phẩm nhất. Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng
lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
a) Xét về mặt phân phối sản phẩm:
Phân phối là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp chỉ
áp dụng một hình thức phân phối duy nhất có nghĩa là doanh nghiệp tự hạn
chế khả năng bán hàng của mình. Vì vậy, để thực hiện tiêu thụ rộng rải sản
phẩm của mình trên thị trường, các doanh nghiệp thường phải thiết lập
những kênh phân phối khác nhau để phân tán rủi ro như bán buôn bán lẻ, bán
qua địa lý, qua các đối tác tiêu thụ trực tiếp …Việc các doanh nghiệp thúc đẩy
hình thức tiêu thụ nào là chủ yếu và như thế nào đều phải căn cứ vào đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường. Nhưng việc
phân phối hàng hoá phải đảm bảo chuyển hàng hoá từ tay người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh chóng, hợp lý nhằm đạt được mục

tiêu của doanh nghiệp la tối đa hoá lợi nhuận.
b) Xét về mặt thanh toán :
Thông thường trong tiêu thụ sản phẩm, sự vận động của hàng hoá và
của tiền vốn là đòng thời.Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, không phải
khách hàng nào củng có sẵn một lượng tiền mặt lớn để trả cho doanh nghiệp
khi mua sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không dành cho khách hàng của mình
sự ưu đải nhất định khi thanh toán tiền hàng thì nguy cơ mất khách hàng cho
các đối thủ cạnh tranh sẽ là tất yếu.
Chính vì thế các doanh nghiệp thường áp dụng nhiều cách thức thanh
toán như bàng tiền mặt, sec, chuyễn khoản, trao đổi hàng; Thồi điểm thanh
toán củng tuy thuộc vào khách hàng: Có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm.
Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng với khả
năng tài chính khác nhau, thói quen chi trả khác nhau tìm đến với các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp có những khuyến khích đối với những
khách hàng thanh toán nhanh, hay mua số lượng lớn, thanh toán trước thì sẽ
giúp đẫy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
11
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
c)Xét về dịch vụ sau bán hàng:
Trong nền kinh tế thị trường “ Khách hàng là thượng đế”. Điều này
phản ánh một thực tế là các doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm phải phụ
thuộc rất nhiều vào khách hàng. Vì thế, muốn giữ được khách hàng một cách
lâu dài, doanh nghiệp phải dành được ưu đãi cho khách hàng không chỉ vào
lúc bán hàng mà còn cả sau khi bán hàng. Các doanh nghiệp cung cấp các
dich vụ như dịch vụ vận chuyễn, bảo hành sản phẩm, lắp đặt…giúp cho khách
hàng cảm thấy yên tâm khi đang sư dụng sản phẩm của doanh nghiệp, tăng
thêm uy tín của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
d) Quang cáo, xúc tiến bán hàng :
Trong nền klinh tế thị trường, người yiêu dùnh đúng trước rất nhiều lụa
chọn và quền quyết định lụa chọn sản phẩm nào hoàn toàn phụ thuộc vào

ngưòi tiêu dùng.Vì thế, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giới thiệu sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng. Quảng cáo chính là một giải phấp hửu
hiệu để người tiêu dùng để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh
nghiệp. Bởi lẽ quãng cáo cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về
sản phẩm như tên sản phẩm, công dụng, chất lượng, giá cả, của sản phẩm …
Không chỉ có vậy quãng cáo còn là một phương thức truyền tải thông điệp
của doanh nghiệp tới người tiêu dùng nhằm hướng dẩn định hướng tiêu dùng
đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó quãng cáo sẻ
kích thích các nhu cầu của khách hàng và giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn.
Đồng thời qua quãng cáo những đối tác phân phối sản phẩm sẽ tìm đến doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp mỡ rộng thị trường tiêu thụ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quãng cáo trỡ thành
một hoạt động không thể thiếu. Kinh phí sữ dụng cho hoạt động này càng
tăng. Tuy nhiên việc quãng cáo không phải chạy theo số lượng mà nhất thiết
phải trung thực, có văn hoá nếu không sẽ phản tác dụng. Đi đôi với việc
quãng cáo là công tác yễm trợ bán hàng như khuyến mãi cho kênh phân phôi,
12
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
khuyến mãi cho người tiêu dùng cuối cùng củng góp phần tạo ra sức hấp dẫn
tiêu thụ hay tài trợ cho các chương trình xã hội giãi trí.
1.3.7: Các nhân tố khác:
Trong điều kiện hiện nay, từ khâu sản xuất cho đén khâu tiêu thụ sản
phẩm của doang nghiệp đều phải gắn liền với thị trường. Sản xuất phải xuất
phát từ nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm là đua sản phẩm ra thị trường và
phải được thị trường chấp nhận thì mới có thể đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Như vậy, thị trường không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp mà còn cung cấp các thông tin quan trọng phục vụ cho việc điều hành
và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, đễ thành công
doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ thị trường đễ từ đó nắm bắt được nhu cầu,
thị hiếu của người tiêu dùng cũng như giá cả chất lượng sản phẩm của các đối

thủ cạnh tranh nhằm xây dựng cho mình chính sách tiêu thụ hợp lý cho từng
thị trường, từng loại khách hàng.
Ngoài ra, các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô như đường lối chính
sách của nhà nước, trình độ phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng…cũng
ảnh hưỡng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI DẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1: Mối quan hệ giữa tai chính doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm:
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối
dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sữ dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong qua trình kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh
nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong
quá trình phân phối đẻ tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Nếu nhìn nhận tài chính doanh nghiệp trên cả hai trạng thái tĩnh và
độngằnh trên chúng ta mới có cái nhìn toàn diện hơn khi xem xét sự tác động
của tiêu thụ sản phẩm tới tài chính doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm xét trên
13
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
các mặt lượng và tốc độ tiêu thụ nhanh, chậm đều tác động đến tài chính
doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bởi 4 nhóm chỉ tiêu:
_ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Biểu hiện khả năng trả nợ của
doanh nghiệp, chỉ ra phạm vi, quy mô của các khoản nợ và mức độ đảm bảo
tài chính của các doanh nghiệp đối với các khoản nợ đó trong các thời kì phù
hợp với thời hạn nợ phải trả.
_ Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính: Thể hiện kết cấu vốn của doanh
nghiệp cho biết vốn của doanh nghiệp gồm những nguồn nào, tỷ trọng mỗi
nguồn là bao nhiêu, nguồn nào là chủ yếu…
_ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh: Cho biết doanh nghiệp khai
thác và sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả hay không, việc quay

vòng vốn diễn ra như thế nào, tốc độ quay vòng so với mức trung bình của
toàn ngành.
_Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó củng là cơ sở để so sánh doanh nghiệp với các
doanh nghiệp khác cùng ngành về hiệu quả kinh doanh.
Các chỉ tiêu này đều được xác định baừng con số tỉ lệ mà một trong hai
yếu tố của tỉ lệ đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu bán
hàng, chẵng hạn:
+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán: Hàng tồn kho bình quân
+ Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần: Số dư bình quân các
khoản phải thu.
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định= Doanh thu thuần: Vốn cố định bình
quân.
+ Tĩ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận thuần: Doanh thu thuần.
Việc tiêu thụ sản phẩm đều tác động đén tất cả các chỉ tiêu trên
Nếu sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu
được các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, tăng nhanh vòng
14
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
quay của vốn, rút ngắn kì thu tiền trung bình, tăng hiệu suất sữ dung vốn cố
định, từ đó làm tăng lợi nhuận, doanh lợi vốn tức là tăng khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm tăng vốn chủ
sở hữu, giảm hệ số nợ làm cho kết cấu tài chính doanh nghiệp thay đỗi theo
phương thức vững chắc và ỗn định, tạo niềm tin cho chũ nợ. Nếu tiêu thụ diễn
ra chậm chạp sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ chu chuyễn
vốn lưu động, giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tiêu thị sản pjhẩm giảm
làm lợi nhuận bị giảm sút, vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu sản
xuất kinh doanh nên phỉa đi vay ngoài kế hoạch, phát sinh tiền lãi cao làm
giảm lợi nhuận, hệ số nợ tăng, khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đi
làm ảnh hưỡng đến tình hình tài cính của doanh nghiệp nếu nặng hơn sẽ dẫn

đến phá sản. Trong trường hợp doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm
thì hàng tồn kho tăng, vốn kinh doanh bị ứ đọng không thể quay vòng. Nếu
doanh nghiệp không có các giải pháp khắc phụ kịp thời thì sẽ đẫy đén bờ vực
phá sản
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ và tác động mạnh
mẽ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và đến lượt tài chính của doanh
nghiệp cũng có tác động không nhỏ tới công tác tiêu thụ, tới tất cả các khâu
của quá trình tiêu thụ:
_ Tài chính doanh nghiệp có vai trò tổ chức huy động, đảm bảo đầy đủ
kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
thường xuyên liên tục. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra những
sản phẩm đáp ứng đầy đũ yêu cầu về số lượng chất lượng, quy cách chủng
loại... theo yêu cầu của khách hàng.
_ Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vị phân tích đánh giá và lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh với chi phí hợp lý nhất đảm bảo sản xuất ra
các sản phẩm có chất lượng tốt mà mà giá thnàh thấp nhất. Đây là cơ sở để
doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, tạo thế mạnh trong cạnh tranh đễ kích
thích tiêu thụ.
15
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
_ Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các thông tin về giá cả, quy mô thị
trường, đánh giá năng lực máy móc thiết bị, nhân công… để đề ra kế hoạch
tiêu thụ. Vì khi sản phẩm được sản xuất quá nhiều, không tiêu thụ hết nên làm
ứ đọng vốn, tăng các chi phí bảo quản, lưu kho bải, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp. Hay khi kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường với khối lượng lớn
nhưng không đúng thời điểm cũng sẽ anh hưỡng đén tốc độ tiêu thụ sản phẩm
cũng như khối lượng tiêu thụ
_Tài chính doanh nghiệp thông qua chức năng giam đốc thực hiện quản
lý và giám sát thường xuyên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với khâu sản xuất, qua sổ sách số liệu ké toán, định mức kĩ thuật…

tổ chức kiểm tra và giám sát đảm bảo cho việc sữ dụng vốn được đúng mục
đích , đúng đối tượng, việc sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình, tránh
hao hụt lãng phí vật tư làm hạn giá thành sản phẩm mà chất lượng vẩn đảm
bảo và sản phẩm tiêu thụ dễ dàng. Trong khâu bán hàng, tài chính doanh
nghiệp giám sát chặt chẽ việc thực hiện dự toán chi phí bán hàng và sữ dụng
các khoản chi phí này tránh mọi hiện tượng bớt xén sữ dụng sai mục đích…
Nhờ vậy sản phẩm được bảo quản đúng quy cách , công tác vận chuyển và
bảo hành sản phẩm được thực hiện tốt …Giúp cho sản phẩm được tiêu thụ
mạnh hơn .
_Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện phân phối lợi nhuận và
trích lập sữ dụng các quỹ trong doanh nghiệp trong đó quỹ tiền lương cho
công nhân viên cũng như quỹ khen thưỡng cho họ cũng có tác động không
nhỏ đén công tác tiêu thụ sản phẩm. Nếu tài chính doanh nghiệp thực hiện tốt
việc dự toán quỹ lương cũng như thực hiện tốt chính sách tiền lương , tiền
làm thêm giờ, khen thưỡng sáng kiến trong sản xuất kinh doanh sẽ kích thích
người lao động tích cực tham gia sản xuất để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng
sản phẩm với chất lượng tốt, kịp thời điểm tiêu thụ. Trong khâu bán hàng ,
tiền lương tiền thưởng cũng là công cụ kích thích họ năng động hơn trong
16
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
việc tìm kiếm các thị trường và khách hàng mới cho doanh nghiệp, đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm .
Tài chính doanh nghiệp cũng sử dụng công cụ có tính chất đòn bẩy để
thúc đẫy tiêu thụ như: định giá bán , chính sách chiết khấu , bán chịu sản
phẩm cho khách hàng , hoa hồng đại lý …nhằm xây dựng nên một chiến lược
tiêu thụ sao cho vừa tăng được khối lượng hàng bán ra, vừa thu được tiền
hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Như vậy, mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính
doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng . Chúng tác động qua lại lẫn nhau. vì
thế, doanh nghiệp phải luôn biết cách khai thác mối quan hệ này theo hướng

có lợi nhất cho doanh nghiệp , có vậy mới thúc đẩy sự phát triễn và tính hiệu
quả của cả công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp nói chung.
Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn rất nhiều, các doanh nghiệp áp dụng
các biện pháp phi tài chính vẫn chưa đủ mà còn cần phải quan tâm thích đáng
hơn nữa đến các chính sách về tài chính.
2.2: Sự cần thiết phải đẫy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng các giải
pháp kinh tế tài chính :
Trước khi chuyển sang nền kinh tế thi trường, các doanh nghiệp Việt
Nam không hề bận tâm đến viêc tiêu thụ sản phẩm. Họ chỉ cần thực hiện sản
xuất đủ chỉ tiêu kế hoạch nhà Nước . Khi chuyễn sang nền kinh té thị trường,
các doanh nghiệp phải đảm nhận toàn bộ các khâu từ sản xuất đén tiêu dùng,
tự xoay xỡ tìm đâù ra cho sản phẩm của mình . Lúc này, đẩy mạnh tiêu thụ đã
trở thành nhu cầu cấp thiết của tất cả ccá doanh nghiệp không muốn bị đào
thải bởi các quy luật khắc nghiệt trên thương trường .
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất kinh
doanh và mỡ đầu cho một chu kì sản xuất mới. Doanh nhiệp đầu tư vốn mua
các yếu tố đầu vào, tiến hanh sản xuất kinh doanh đẻ cuối cùng thu lại được
đồng vốn của mình dưới hình thái tiền tệ. Với hình thái này, vốn lại dược sữ
17
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
dụng cho chu kì sản xuất kinh doanh mới. Như vậy vốn của doanh nghiệp chỉ
trở lại hình thái tiền tệ thông qua con đường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước để
mua sắm tái sản lưu động phụ vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đôir
hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn
vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền
tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn tiền tệ hoàn thành một vòng luân chuyển.

Tiêu thụ nằm ở cuối giai đoạn chu kỳ tái sản xuất. Nếu không thực hiện tốt
việc tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất sẽ bị kéo dài, vốn lưu dộng ứ động, vòng
quay vốin chậm. Mặt khác cùng với quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá
dịch vụ là quá trình thu hồi kịp thời số tiền mà khách hàng phải trả về những
sản phẩm hàng hoá ,dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu thực hiện không
tốt việc này sẽ làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng, giảm
hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ đẫy
nhanh tốc độ luân chuyễn vốn lưu động, rất ngắn thời gian thu được các
khoãn phải thu, từ đó giúp ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới có nguồn vật
chất để trang trãi các chi phí đả bỏ ra. Những chi phí này bao gồm các chi phí
mà doanh nghiệp đả ứng trước cho quá trình sản xuất như chi phí nhân công,
chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài…Ngay
cả khi sản phẩm đả được tạo ra thì doanh nghiệp vẩn phải bỏ ra nhiêu khoản
chi phí cho việc bán hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm trước hết giúp doanh
nghiệp bù đắp được các chi phí đả bỏ ra. Nếu doanh nghiệp không có khả
năng bù đắp những chi phí đó thì có nghĩa là doanh nghiệp không thể tồn tại
trên thị trường.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm không chỉ bù đắp những chi phí mà doanh
nghiệp đả bỏ ra còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói, lợi
18
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
nhuận là mục tiêu mà doanh nghiệp nào củng mong muốn đạt được. Lợi
nhuận được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí: LN= DT- CP
Từ công thức này ta thấy việc đãy mạnh tiêu thụ có tác động đến cả hai
yêú tố xác định lợi nhuận. Tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
doanh nghiệp sẽ tăng được doanh thu. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ giảm
được các chi phí bán hàng, chi phí bảo quản sản phẩm… Nhờ vậy, lợi nhuận
doanh nghiệp sẻ tăng lên. Tăng lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp tăng thu nhập
cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, ngoài ra doanh

nghiệp còn có tích luỹ để mở rộng tái sản xuất hoặc chớp cơ hội liên doanh
liên kết …
Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đến mức độ nào đó sẽ giúp doanh
nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên trương trường. Bởi lẽ khối lượng
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp dược tiêu thụ càng nhiều thể hiện
thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh ngày càng tăng, sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng được đông đảo người tiêu dùng biết đến. (( quen mặt,đắt
hàng)), uy tín của doanh nghiệp ngày càng cao, thương hiệu của doanh nghiệp
dần được định vị, nhờ vậy khả năng canh tranh của doanh nghiệp so với các
đối thủ khác tăng lên rất nhiều.
Ngày nay khi nước ta chuẩn bị hội nhập về thương mại với khu vực và
thế giới , tăng cường thương mại quốc tế , xoá bỏ các hàng rào thuế quan bảo
hộ thì các doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trước những yêu cầu mới, khó
khăn hơn rất nhiều. Trong đó một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết đang đặt ra đối
với các doanh nghiệp Việt Nam là pahỉ tìm mọi cách đãy mạnh tiêu thụ sản
phẩm nhằm nhanh chân chiếm lĩnh thị trường, khẵng định thương hiệu của
các daonh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ nếu không tận dụng thời cơ chiếm lĩnh thị
trường trong nước thì khi hội nhập,việc cạnh tranh với các công ty, tập đoàn
lớn nước ngoài sẽ khó khăn hơn gấp bội đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
đấy là chưa kể đến việc tìm đến một chổ đứng trên thị trường nước ngoài. Vì
lẽ đó các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp, sữ dụng mọi công cụ có
19
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
trong tay để có thể đẫy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh những giải pháp về
quản lý và giải pháp kinh tế kỹ thuật, các giải pháp về tài chính để đẩy nhanh
quá trình tiêu thụ tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác
nhau trong đó có nguyên nhân về nhận thức và trinh độ, ccá giải pháp về tài
chính trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm
đúng mức. Vì thế công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vẩn còn nhiều
bất cập là ảnh hưỡng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và tiêu
thụ sản phẩm và yêu cầu cnạh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay, việc tìm kiếm và sữ dụng linh hoạt các giải pháp
kinh tế nói chung và các giải pháp tài chính nói riêng để đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm là thực sự cần thiết.

20
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1.1: Vài nét về lịch sử hình thành, hoạt động và phát triển của
công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên viết tắt: Haihaco
Tên giao dịch bằng tiếng anh:
Hai ha Confectionery Joint_Stock Company
Trụ sở chính:
Số 25 đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 048631683
Fax: 048631683
Giấy chứng nhận đăng kG ý kinh doanh số: 0103003614 do sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 20/01/2004
Mã số thuế: GTGT 0100100914-1
Tài khoản ngân hàng 710 A.00009 tại chi nhánh ngân hàng Công thương
Thanh xuân, 275 Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân - tp Hà Nội
Vốn điều lệ: 36,500,000,000 VNĐ
Email:
Website:

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 778/13/ Nguyễn Kiệm - P4 - quận Phú Nhuận
Tel: 08 8955854
Fax: 08 8421823
21
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
Chức năng của công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo,
Công ty có chức năng sau:
Công ty chuyên kinh doanh, sản xuất bánh kẹo phần lớn đáp ứng nhu
cầu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu.
Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển
Haihaco là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp
quản lý. Trải qua 44 năm xây dựng trưởng thành với nhịp bước thăng trầm
gắn liền với từng thời kỳ phát triển. Quá trình phát triển có thể tóm tắt như
sau:
* Giai đoạn từ 1959 - 1960:
Tháng 1/1959, Tổng công ty nông thuỷ sản miền Bắc đã xây dựng một
cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu (TAPIOCA) với 9 cán bộ công
nhân viên của Tổng công ty gửi sang do đồng chí Võ Trị làm giám đốc.
Từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960, thực hiện chủ trương của Tổng
công ty nông thuỷ sản miền Bắc, anh chị em trong công ty đã bắt tay vào
nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh
để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu bước ngoặt
đầu tiên cho sự phát triển của nhà máy sau này.
* Giai đoạn từ 1962 - 1967:
Từ năm 1961 - 1965, Xưởng miến Hoàng Mai đã tập trung nhân lực và
mở rộng sản xuất và là mặt hàng chính của xí nghiệp. Đồng thời xí nghiệp đã
thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất mặt hàng xì dầu cung cấp nước

chấm cho thị trường và chế biến tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn
Điển.
Năm 1966, Viện thực vật đã lấy xí nghiệm làm cơ sở sản xuất thử
nghiệm các đề tài thực phẩm để phổ biến cho các địa phương nhằm giải quyết
hậu cần tại chỗ, theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ xí nghiệp đổi tên
22
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
thành "Nhà máy thực nghiệm, thực phẩm Hải Hà" thuộc Bộ lương thực thực
phẩm quản lý. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm,
tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng và
bước đầu nghiên cứu mạch nha.
* Giai đoạn từ 1968 - 1991:
Giữa tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, nhà
máy đã chính thức tiếp nhận phân xướng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu bàn
giao sang với công suất 900 tấn/ năm và đổi tên thành "Nhà máy thực phẩm
Hải Hà" với số cán bộ công nhân viên là 555 người với nhiệm vụ chính là sản
xuất kẹo, mạch nha tinh bột.
Tháng 12/1976, nhà máy phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng nhà máy
thực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế là 6000 tấn/ năm.
Năm 1980, quán triệt nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (khoá V) nhà máy
chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ là rượu và thành lập nhóm thiết kế
cơ bản.
Năm 1981 nhà máy chuyển giao sang Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý
với tên gọi là "Nhà máy thực phẩm Hải Hà".
Năm 1987, nhà máy đổi tên thành "Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà" trực
thuộc Bộ công nghệ và công nghiệp thực phẩm.
* Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Tháng 5/1992, công ty liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đó sản
phẩm của công ty được nâng cao chất lượng, đa dạng hoá chủng loại, mẫu
mã, đồng thời tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Công ty liên doanh với công ty kameda Nhật Bản thành lập liên doanh
Hâih-Kotobuki.
Công ty liên doanh với công ty của Hàn Quốc thành lập liên doanh
Haiha-Miwon.
23
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
Tháng 7/1992, theo quyết định số 216/CNN-TCLD của bộ công nghiệp
nhẹ (24/3/1992) nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao
dịch là HAIHACO thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản ld .
Tháng 9/1995, công ty sát nhập nhà máy Việt Trì
Tháng 7/1996 công ty sát nhập thêm nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
Như vậy với chỗ đứng hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã phải trải
qua nhiều khó khăn. Hiện nay rất nhiều các cơ sở sản xuất đã phải giải thể
hoặc sát nhập với công ty khác để hợp tác sản xuất kinh doanh do khả năng
cạnh tranh suy giảm thế nhưng Công ty bánh kẹo Hải Hà bằng tiềm lực sẵn có
với nỗ lực không ngừng vươn lên đã tự khẳng định mình và tiếp tục thực hiện
chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn.
Tính đến nay, Công ty có 5 xí nghiệp thành viên và 2 công ty liên doanh.
Năm 2003, thực hiện chủ trương cổ phần hoá công nghiệp nhà nước của
Chính phủ và theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ
trưởng bộ công nghiệp Công ty chuyển thành "Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
hà" với 51% vốn nhà nước, 49% còn lại bán cho nhân viên.
Đồng thời với việc thành lập công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì công
ty cũng phải cải cách lại cơ cấu công ty đặc biệt là quyền quản lý đối với hai
liên doanh HaiHa-Kotobuki và Haiha-Miwon.
Haiha-Kotobuki chuyển về cho bộ công nghiệp quản lH ý.
Haiha-Miwon chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Ngày 20/1/2004 công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chính thức đi vào hoạt
động.
Trong quá trình phát triển, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà luôn là lá cờ

đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo, không ngừng cải tiến đổi mới sản phẩm của
mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ với tiêu chí đặt chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Cho tới nay công ty đã có hơn 200
loại sản phẩm bánh kẹo các loại với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
Những chứng nhận và khen thưởng Doanh nghiệp nhận được từ các
tổ chức Nhà nước.
- 4 huân chương lao động hạng 3 (1960 - 1970)
24
Nguyễn Hữu Lĩnh QTCL 44 Chuyên đề thực tập
- 1 huân chương lao động hàng nhì (1985)
- 1 huân chương hạng nhất 1990
- 1 huân chương độc lập hạng 3 (1997)
Sản phẩm công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được những huy chương
vang bạc trong các cuộc triển lãm hội trợ hàng công nghiệp Việt Nam, triễn
lãm hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm khoa học - kinh tế Việt
Nam và thủ đô.
- Sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ
chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền 1997, 1998, 1999,
2000, 2001, 2002 và 2003.
1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp:
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là các bộ phận lao động quản lý
chuyên môn hoá có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham điều hành
quản lý xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện theo mô hình đa
bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến có nghĩa là: Các công việc hàng ngày
của các phân xưởng (xí nghiệp) thuộc trách nhiệm quản lý của các trưởng,
phó, các phòng ban rồi của giám đốc. Tổng giám đốc quản lý công ty theo chế
độ một thủ trưởng, các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho
toàn hệ thống trực tuyến, các ý kiến đề xuất khi được tổng giám đốc thông
qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã
định.

Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
25

×