Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ CỦA ĐẬU NÀNH LÊN MEN CHO BỘT CÁ HOẶC ĐẬU NÀNH ÉP ĐÙN TRONG THỨC ĂN HEO SAU CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.66 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ CỦA ĐẬU NÀNH LÊN
MEN CHO BỘT CÁ HOẶC ĐẬU NÀNH ÉP ĐÙN TRONG
THỨC ĂN HEO SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện : Bùi Đình Khiêm
Lớp

: Thức ăn 33

Ngành

: Chăn nuôi

Khóa

: 2007 – 2011

2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************


BÙI ĐÌNH KHIÊM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ CỦA ĐẬU NÀNH LÊN
MEN CHO BỘT CÁ HOẶC ĐẬU NÀNH ÉP ĐÙN TRONG
THỨC ĂN HEO SAU CAI SỮA

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

BÙI ĐÌNH KHIÊM

2011


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Bùi Dình Khiêm
Tên luận văn “Đánh giá khả năng thay thế của đậu nành lên men cho bột cá
hoặc đậu nành ép đùn trong thức ăn heo sau cai sữa”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ………tháng
…năm………

Giáo viên hướng dẫn

TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

iii



Lời cảm ơn
Kính dâng cha mẹ cùng gia đình
Con xin gởi lời yêu thương đến cha, mẹ và gia đình đã hết lòng ủng hộ, giúp
đỡ và hy sinh cho con để con có được ngày hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể các thầy, các cô đã tận tình
dạy bảo trong suốt thời gian học tại trường.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp đã hết lòng giúp đỡ trong suốt thời gian
làm đề tài.
Công ty Suchiang Chemical & Pharmaceutical đã giúp đỡ về nguyên vật liệu
và tài chính để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài.
Nhà máy sản xuất thức ăn An Phú đã giúp đỡ chúng tôi về mặt thức ăn trong
quá trình thí nghiệm.
Ghi ơn sâu sắc đến
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và chỉ ra những hướng đi đúng đắn trong suốt thời gian học tập
và làm khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn
Các bạn trong lớp DH 07TA cùng các bạn khác trong và ngoài trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cảm ơn chân thành
SV. BÙI ĐÌNH KHIÊM

iv


MỤC LỤC

Trang
Phần I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU .................................................................................. 2
Phần II. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 3
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON ........................................................................ 4
2.2.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con ................................................ 4
2.2.2 Sự thay đổi bộ máy tiêu hóa trên heo con .......................................................... 5
2.2.3 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa ................................................................ 6
2.2.4 Sinh lý tiêu hóa heo con ..................................................................................... 6
2.3 Đậu nành lên men.................................................................................................. 7
2.4 KẾT QUẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ........................................................... 11
2.4.1 Kết quả trong nước ........................................................................................... 11
2.4.2 Kết quả ngoài nước .......................................................................................... 12
2.5 GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP ..................... 13
2.5.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 13
2.5.2 Lịch sử hình thành ............................................................................................ 15
2.5.3 Nhiệm vụ của Xí Nghiệp.................................................................................. 15
2.5.3.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 15
2.5.3.2 Cơ cấu đàn heo .............................................................................................. 16
2.5.4 Chương trình công tác giống ............................................................................ 16
2.5.4.1 Nguồn gốc con giống .................................................................................... 16
2.5.4.2 Công tác giống .............................................................................................. 16
Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 19
3.1 NỘI DUNG ......................................................................................................... 19
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 19
3.2.1 Thời gian thực hiện .......................................................................................... 19
3.2.2 Địa điểm ........................................................................................................... 19
3.2.3 Đối tượng thí nghiệm ....................................................................................... 19

3.2.4 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 19
3.2.5 Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................ 20
3.2.6 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 24
3.2.7 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 24
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25
4.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ................................................................................... 25
4.1.1 Khối lượng đầu kỳ............................................................................................ 25
4.1.2 Khối lượng cuối kỳ .......................................................................................... 26
v


4.1.3 Tăng trọng trung bình của các heo trong các lô thí nghiệm............................. 28
4.1.4 Tăng trọng tuyệt đối ......................................................................................... 30
4.1.5 Thức ăn tiêu thụ................................................................................................ 31
4.1.6 Chỉ số chuyển biến thức ăn .............................................................................. 33
4.1.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................................. 35
4.1.8 Tỷ lệ chết .......................................................................................................... 37
4.1.9 Hiệu quả kinh tế tính theo đơn giá thức ăn ...................................................... 38
4.2 THẢO LUẬN...................................................................................................... 40
4.2.1 Tóm tắt kết quả................................................................................................. 40
4.2.2 Thảo luận .......................................................................................................... 40
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 42
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 44

vi



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADG

Chữ đầy đủ
Average daily gain

Nghĩa Tiếng Việt
Tăng trọng trung bình

BDĐN

Bánh dầu đậu nành

CSCBTA

Chỉ số chuyển biến thức ăn

DWG

Daily weight gain

DNLM

Đậu nành lên men

FCR

Feed conversion ratio


Chỉ số chuyển biến thức ăn

FGR

Feed gain ratio

Thức ăn tiêu thụ

FMD

Foot and mouth diseases

Lở mồng long móng

FSM

Soy-bean meal

Khô dầu đậu nành

FSBM

Fermented soy-bean meal

Đậu nành lên men

KP

Khẩu phần


KL

Khối lượng

Lb

Pound = 9/20 kg

M1

Khối lượng đầu kỳ

M2

Khối lượng cuối kỳ

NFE

Nitrogen free extract

Dẫn xuất vô đạm

NRC

National research council

Hội đồng nghiên cứu quốc

Tăng trọng tuyệt đối


gia
NSI

Nitrogen Solubility Index

TATT

Thức ăn tiêu thụ

TA

Thức ăn

TTTD

Tăng trọng tuyệt đối

TTTB

Tăng trọng trung bình

TN

Thí nghiệm

TT

Tăng trọng

VN


Việt nam

vii

Chỉ số hòa tan Nitơ


Trang

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1
Khối lượng trung bình của heo con từ sơ sinh đến lúc 8 tuần tuổi ............................. 4
Bảng 2.2
Sự phát triển cơ quan tiêu hóa ở heo con ................................................................... 5
Bảng 2.3
So sánh đậu nành lên men với bánh dầu đậu nành (Theo NRC, 1998) và tài liệu của
công ty Su Chiang Chemical & Pharmaceutical (2003) ........................................... 10
Bảng 2.4
Kết quả thí nghiệm so sánh sử dụng đậu nành đã xử lý bằng công nghệ sinh học với
bột sữa trong khẩu phần heo con sau cai sữa ............................................................ 11
Bảng 2.5
Kết quả thí nghiệm khẩu phần ăn với các mức đậu nành lên men khác nhau .......... 12
Bảng 2.6
Kết quả thí nghiệm khi dùng đậu nành lên men thay cho BDĐN trên heo sau cai sữa
từ 28 – 34 ngày .......................................................................................................... 12
Bảng 2.7
Kết quả thí nghiệm khi bổ sung đậu nành lên men trong khẩu phần heo con từ 21
đến 56 ngày tuổi ........................................................................................................ 13

Bảng 3.1
Thành phần thực liệu trong các khẩu phần thí nghiệm ............................................. 21
Bảng 3.2
Thành phần dưỡng chất trong các khẩu phần thí nghiệm ......................................... 22
Bảng 3.3
Nhiệt độ và ẩm độ trung bình trong thời gian thí nghiệm......................................... 23
Bảng 3.4
Qui trình tiêm phòng trên heo con sau cai sữa của trại heo Đồng Hiệp ................... 23
Bảng 4.1
Khối lượng trung bình đầu kỳ của heo trong các lô thí nghiệm ............................... 25
Bảng 4.2
Khối lượng trung bình cuối kỳ của heo trong các lô thí nghiệm .............................. 26
Bảng 4.3
Tăng trọng trung bình của các heo trong các lô thí nghiệm ...................................... 28
Bảng 4.4
Tăng trọng tuyệt đối của heo trong các lô thí nghiệm .............................................. 30
Bảng 4.5
Thức ăn tiêu thụ trong các lô thí nghiệm .................................................................. 31
Bảng 4.6
Chỉ số chuyển biến thức ăn trong các lô thí nghiệm ................................................. 33
Bảng 4.7
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở các lô thí nghiệm ........................................................... 35

viii


Bảng 4.8
Tỷ lệ chết của heo trong các lô trong thí nghiệm ...................................................... 37
Bảng 4.9
Hiệu quả kinh tế giữa các lô trong thí nghiệm .......................................................... 38

Bảng 4.10
Đơn giá thức ăn giữa các lô thí nghiệm .................................................................... 39

ix


Trang
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ thể hiện khối lượng trung bình cuối kỳ của các lô ...................................... 27
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ thể hiện tăng trọng trung bình của các heo trong các lô thí nghiệm............ 29
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ thể hiện tăng trọng tuyệt đối giữa các lô thí nghiệm ................................... 30
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ thể hiện thức ăn tiêu thụ của heo trong thí nghiệm ..................................... 32
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ thể hiện chỉ số chuyển biến thức ăn trong các lô thí nghiệm ...................... 34
Biểu đồ 4.6
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ngày con tiêu chảy giữa các lô thí nghiệm ............................ 36
Biểu đồ 4.7
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ heo chết trong các lô thí nghiệm ............................................ 37
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp .................................................................................... 15

x


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Đánh giá khả năng thay thế của đậu nành lên men cho bột cá

hoặc đậu nành ép đùn trong thức ăn heo sau cai sữa” được thực hiện tại Xí
Nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, từ
21/4/2011 đến 03/06/2011 trên 270 heo con sau cai sữa lai 3 máu Duroc x
(Yorkshire x Landrace), được phân vào 3 lô với 3 lần lặp lại, và 30 heo cho một lần
lặp lại. Ngoài khô dầu đậu nành được sử dụng với lượng tương đối giống nhau ở cả
ba lô thí nghiệm, heo ở lô 1 được cho ăn khẩu phần với nguồn cung đạm khác là 5%
bột cá + 10% đậu nành ép đùn; heo ở lô 2 được cho ăn khẩu phần với nguồn cung
đạm là 5% đậu nành lên men + 10% đậu nành ép đùn; và heo ở lô 3 thì được cho ăn
khẩu phần có 5% đậu nành lên men + 5% bột cá. Thời gian thí nghiệm diễn ra trong
28 ngày (28 – 56 ngày tuổi).
Kết quả toàn thí nghiệm cho thấy khối lượng trung bình cuối kỳ giảm dần từ lô I
đến lô III và sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05), ở lô I là 15 kg, lô II
là 14,31 kg và lô III thấp nhất là 14,00 kg. Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) ở lô I là
266,10 (g/ngày); lô II là 242,20 (g/ngày); lô III là 229,80 (g/ngày); sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Chỉ số chuyển biến thức ăn ở các lô
lần lượt 1,38 kgTA/kgTT; 1,45 kgTA/kgTT; 1,47 kgTA/kgTT; sự khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ tiêu chảy các lô: lô I là 10,34%; lô II là
11,2%; lô III là 12,66%; sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ chết ở lô I là 13,33%; lô II là 8,89%; lô III là 10%; không có sự khác biệt về
mặt thống kê (P > 0,05).
Qua kết quả tính toán trên đơn giá thức ăn từ thực tế thí nghiệm thì cho thấy
khẩu phần có đậu nành lên men chưa thay thế được cho bột cá hay đậu nành ép đùn
trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi.
SUMMARY
The experiment “Assessment of alternative fermented soybeans meal for
fish meal or extruded soybeans in feed of pigs after weaning” made in Enterprise
pig Dong Hiep, Cu Chi, Ho Chi Minh city, from 4/21/2011 to 6/03/2011 on 270

xi



crossed pigs of Duroc x (Landrace x Yorkshire), divided into three plots with three
replications, and 30 pigs per iteration. Apart from soybean meal is used for
relatively the same in all three treatments, pigs in treatment 1 were fed diets with
different protein sources is 5% fish meal and 10% extruded soybeans; pigs in
treatment 2 was fed diets with protein sources is 5% fermented soybeans meal and
10% extruded soybeans, and pigs in treatment 3 were fed the diets with 5%
fermented soybeans meal and 5% fishmeal. The duration of experiment was 28 days
(28-56 days old).
Results of all experiments show that the average volume at the end in batch 1
was 15 kg, batch 2 was 14.31 kg and 14.00 kg in batch 3 and has differences in
statistically (P < 0,05). The results show that the daily weight gain (DWG) were in
the batch 1 was 266.10 (g/day), batch 2 was 242.20 (g/day), batch 3 was 229.80
(g/day); has not differences in statistically (P > 0,05). The feed conversion ratio
(FCR) was in the range of 1.38, 1.45, 1.47; and has not differences in statistically (P
> 0,05). The diarrhea rate: batch 1 was 10.34%, batch 2 was 11.2%, batch 3 was
12.66%; but has not differences in statistically (P > 0,05). The mortality rate was
13.33% in batch 1, 8.89% in batch 2 and 10% in batch 3; has not differences in
statistically (P > 0,05).
The result of calculations from actual experiments showed that the dietary
fermented soybeans meal is not replacement for fish meal or extruded soybeans in
conditions of our experiments.

xii


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi thiết lập khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa, thường gặp phải mâu

thuẫn giữa việc giữ được khả năng dễ tiêu hoá, tránh gây tiêu chảy cho heo nhưng
đồng thời cũng phải có giá thành hợp lý.
Những thực liệu sử như bánh dầu đậu nành (BDĐN), đậu nành nguyên hạt
(đậu nành nguyên béo), và bột cá là nguồn nguyên liệu cung đạm chính, phổ biến
trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Nhưng BDĐN thường có chứa chất
kháng dinh dưỡng (Antinutritonal) chẳng hạn như chất ức chế trypsin (Antitrypsin)
như lectins, glycinin, và soyin, nó làm hạn chế việc sử dụng đậu nành trong thức ăn
chăn nuôi đặc biệt là các thú nhỏ. Bột cá là nguồn cung cấp tuyệt hảo các protein
cân đối nhưng vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bột cá trong thức ăn là khả năng
nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Salmonella, Escherichia coli) hoặc nồng độ muối cao
trong các loại bột cá mặn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thú, nhất là thú non
(Dương Thanh Liêm và ctv).
Khi xử lý hạt đậu nành thì có hai vấn đề đặt ra: một là phải diệt men và chất
kháng tiêu hóa, hai là phải giảm tối thiểu sự biến tính protein làm cho lysin bị hư
hại (Dương Thanh Liêm và ctv). Sự phát triển các kỹ thuật chế biến đã làm giảm
mức có hại đặc tính kháng dinh dưỡng của đậu nành. Nghiên cứu cho thấy lectins
thường bất hoạt khi bị xử lý nhiệt và globulin đậu nành có thể bị loại bỏ bằng xử lý
ethanol (Xin LIU và ctv). Kết quả của sự phát triển vi sinh học đã tìm ra phương
pháp hiệu quả cho sự lên men của đậu nành. Sản phẩm đậu nành lên men có thể có
lợi trong sự kiểm soát Escherichia Coli gây tiêu chảy trên heo con, có lợi trong việc
cai sữa heo con (lên men bởi Rhizopus microsporus), cải thiện đáng kể sự tăng
trọng và lượng thức ăn ăn vào (lên men bởi Bacillus subtilis).

1


Việc giảm thấp đến tối đa các yếu tố kháng dinh dưỡng (Antinutritonal
factors), cắt các protein chuỗi dài thành các peptide có trọng lượng phân tử thấp, vi
sinh vật tiết ra enzyme tiêu hóa, thêm các acid hữu cơ…giúp tăng lượng ăn vào,
tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất, giảm tiêu chảy, từ đó cải thiện năng

suất tăng trưởng và tăng hiệu quả kinh tế, sản phẩm đậu nành lên men sẽ là thức ăn
lý tưởng cho heo con sau cai sữa.
Từ thực tế trên, được sự chấp thuận của khoa Chăn nuôi – Thú y trường ĐH
Nông Lâm TP HCM, trại heo Đồng Hiệp huyện Củ Chi, dưới sự hướng dẫn của TS
Dương Duy Đồng chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng thay thế của đậu
nành lên men cho bột cá hoặc đậu nành ép đùn trong thức ăn heo sau cai sữa”.
1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục tiêu
So sánh ảnh hưởng của việc sử dụng thực liệu cung protein ở ba khẩu phần
ăn khác nhau: khẩu phần 1 gồm đậu nành ép đùn và bột cá; khẩu phần 2 gồm đậu
nành ép đùn và đậu nành lên men; khẩu phần 3 gồm đậu nành lên men và bột cá; lên
heo sau cai sữa từ 28 đến 56 ngày tuổi từ đó xây dựng được khẩu phần dinh dưỡng
thích hợp trên heo sau cai sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về tăng trọng.
Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ.
Xác định hệ số chuyển biến thức ăn (FCR).
Theo dõi tỷ lệ heo tiêu chảy.
Ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế dựa trên đơn giá thức ăn.

2


Phần II
TỔNG QUAN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo nghiên cứu của Xin LIU, Jie FENG, Zirong XU, Yaping LU,
Yuanyuan LIU, thuộc phòng thí nghiệm dinh dưỡng động vật của trường đại học
Chiết Giang, Trung Quốc, đã thử nghiệm 2 khẩu phần ăn gồm khô dầu đậu nành

(Soybean meal = SBM) và đậu nành lên men (Fermented soybean meal = FSBM).
Thí nghiệm được tiến hành trên 60 heo cai sữa thuộc nhóm heo lai (Duroc x
Landrace x Yorkshire), chia làm 2 lô, lặp lại 3 lần, 10 heo cho mỗi lần lặp lại, tất cả
các heo được cai sữa ở 35 ngày tuổi và thí nghiệm diễn ra trong 23 ngày. Kết quả
cho thấy heo ăn thức ăn đậu nành lên men đã có tăng trọng trung bình (ADG) cao
hơn khô dầu đậu nành (P < 0,05) và lượng thức ăn tiêu thụ (FGR) thấp hơn so với
đậu nành nguyên. ADG và FGR ở heo con ăn khẩu phần có đậu nành lên men tăng
8,33% và giảm 5,56% so với ăn khẩu phần có đậu nành nguyên.
Những nghiên cứu của tiến sĩ Woo Sung Kim và Eric van Heugten thuộc đại
học Bắc Carolina (Mỹ) báo cáo trên “Tạp chí khoa học động vật năm 2010”, họ tiến
hành 4 thử nghiệm để kiểm tra khả năng sử dụng FSBM (được lên men bởi
Aspergillus oryzae) thay vì các sản phẩm protein động vật như sữa gạn kem khô và
protein huyết tương. Từ những kết quả của những nghiên cứu này, họ kết luận rằng
FSBM trội hơn khô dầu đậu nành để đưa vào khẩu phần ăn của heo con cai sữa.
Kim và van Heugten cũng đã chứng minh rằng sản phẩm này có tiềm năng để thay
thế sữa tách kem khô. Nhìn chung nghiên cứu này cung cấp thông tin giá trị liên
quan đến sự phù hợp của FSBM để sử dụng trong khẩu phần ăn của heo con sau cai
sữa.
Nguyễn Thị Thanh Vân và Bùi Huy Như Phúc thuộc khoa Chăn nuôi – thú y,
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành thử nghiệm sản
phẩm từ đậu nành lên men trên heo sau cai sữa từ 38 đến 68 ngày tuổi. Thí nghiệm
có 220 heo con sau cai sữa thuộc heo lai 3 máu: Landrace, Duroc và Yorkshire, chia

3


làm 4 lô, lặp lại 3 lần. Khẩu phần I: thức ăn cơ bản; Khẩu phẩn II: thay thế 4% đậu
nành lên men cho BDĐN; Khẩu phần III: thay 8% đậu nành lên men cho BDĐN;
Khẩu phần IV: thay 12% đậu nành lên men cho BDĐN. Kết quả thí nghiệm thay thế
đậu nành lên men cho BDĐN trên heo từ 38 đến 68 ngày tuổi cho thấy sản phẩm

này đã ảnh hưởng trên kết quả tiêu hóa các dưỡng chất. Tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu
cơ, protein thô, béo thô và NFE có chiều hướng tăng dần theo tỷ lệ đậu nành lên
men trong khẩu phần, nhưng chỉ có tỷ lệ tiêu hóa protein thô và béo thô là có ý
nghĩa (P < 0,05), sự sai biệt về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, NFE giữa các khẩu phần
là không có ý nghĩa (P > 0,05). Riêng tỷ lệ tiêu hóa xơ và tỷ lệ protein tích lũy trên
tỷ lệ protein tiêu hóa là có chiều hướng giảm theo tỷ lệ % đậu nành lên men (P >
0,05). Các lô sử dụng đậu nành lên men không cải thiện được tăng trọng và có chiều
hướng giảm dần theo tỷ lệ đậu nành lên men trong khẩu phần. Giá bán sản phẩm
đậu nành lên men đắt hơn nhiều so với BDĐN nên việc sử dụng đậu nành lên men
thay thế khô dầu đậu nành chưa mang lại hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm này.
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.2.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con
Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa khối lượng của heo con có thể tăng từ 10 đến
12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của heo con tăng nhanh hơn
gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể heo con cũng thay đổi và tăng lên nhanh
chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần.
Bảng 2.1 Khối lượng trung bình của heo con từ sơ sinh đến lúc 8 tuần tuổi (lb)
Tuần tuổi

1

2

Mekenzil

5,7

8,5

11,1 13,7 16,4 19,9 23,6 27,7


Aston và Crampton

5,3

8,5

11,9 15,1 18,3 21,9 25,9 30,5

Alosson

6,2

9,7

13,4 17,2 21,6 26,4 31,5 37,5

Tài liệu

3

(Trích dẫn bởi Nguyễn Quang Linh và ctv, 2005)

4

4

5

6


7

8


2.2.2 Sự thay đổi bộ máy tiêu hóa trên heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về
chức năng. Trong thời kỳ bú sữa khối lượng bộ máy tiêu hóa của heo con tăng lên
từ 10 – 15 lần, chiều dài ruột tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên
từ 40 – 50 lần, chiều dài ruột già tăng lên 40 – 50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng
lên gấp 4 lần, trọng lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc đầu dạ dày chỉ
nặng 6 – 8 g và chứa được 35 – 50 g sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và
60 ngày tuổi đã nặng 150 g và chứa được 700 – 1000 g sữa (Nguyễn Quanh Linh và
ctv, 2005).
Khả năng tiêu hóa của heo con rất hạn chế. Theo A. V. Kavasnhixki (trích
dẫn bởi Nguyễn Quang Linh và ctv, 2005) dịch vị của heo con dưới một tháng tuổi
hoàn toàn không có acid HCl ở dạng tự do, vì lượng acid này tiết ra ít và nó nhanh
chóng liên kết với các niêm dịch. Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có sự giảm acid
trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn
toàn không có trong dạ dày của heo con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên
hệ vi sinh vật dễ lên men gây hiện tượng tiêu chảy ở heo con.
Bảng 2.2 Sự phát triển cơ quan tiêu hóa ở heo con
Tuổi
(ngày)

Dạ dày
(ml)

Ruột non


Ruột già

Chiều dài

Dung tích

Chiều dài

Dung tích

(m)

(l)

(m)

(l)

1

25

3,8

0,1

0,8

0,04


10

73

5,6

0,2

1,2

0,09

20

213

7,3

0,7

1,2

0,1

70

1815

16,5


6,0

3,1

2,1

(Braude, 1970 – Trích dẫn bởi Nguyễn Quang Linh và ctv)

5


2.2.3 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa
Trong vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ
thuộc vào heo mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống độc lập và tự
lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các
tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó.
Sức đề kháng của heo con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung
quanh làm cho heo con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa
(Nguyễn Quang Linh và ctv, 2005).
Heo con sống độc lập trong thời gian đầu thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ,
nhớ đàn, và có thể đánh nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn. Chưa kể trong điều
kiện thí nghiệm heo con bị stress do cân đi cân lại nhiều lần, stress và chảy máu do
bấm số tai. Do đó trong giai đoạn này heo hay bị chứng rối loạn do thức ăn hoặc
tiêu hóa không tốt.
Ngày tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa 4 hàm trên
nên cai sữa ngày thứ 28 có thể làm tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng
heo con bị sốt, tiêu chảy trước khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày (Võ Văn Ninh).
2.2.4 Sinh lý tiêu hóa heo con
Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần

tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75%
trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần
cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson and Kidder, 1986 – Trích dẫn bởi Trần
Thị Dân). Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung
mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chấp dinh
dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase
lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Hamston
(1986) không thấy có phản ứng viêm ở phần đầu ruột non mặc dù Miller và ctv
(1984) cho rằng việc ăn thức ăn giặm trước khi cai sữa có thể là nguyên nhân khơi
mào phản ứng viêm ở giai đoạn sau cai sữa (Trích dẫn bởi Trần Thị Dân). Việc
giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào

6


ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo sau cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh do E. coli. Những thay đổi của nhung mao và mào ruột được
thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo dài trong ít nhất 5 tuần.
Ở heo sau cai sữa, dù không có E. coli gây bệnh, việc gia tăng số tế bào ở
mào ruột và bất dưỡng của nhung mao ruột thường đi kèm với hấp thu kém thức ăn.
Ngoài ra thức ăn thay sữa mẹ khó tiêu hóa hơn sữa, do đó heo con giảm khả năng
tiêu hóa, vi sinh vật ở ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột. Hậu
quả là heo bị tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh thì khi cai sữa, heo con cần giảm bớt khẩu phần thức ăn
chừng 10 – 20% để chống stress, giữ chuồng khô ráo thoáng mát. Có thể trộn kháng
sinh vào thức ăn để phòng chống bệnh trong 3 – 5 ngày.
2.3 Đậu nành lên men (Protein đậu nành được xử lý bằng công nghệ sinh học –
Tài liệu của công ty ShuChiang)
Sản phẩm đậu nành lên men của công ty Suchiang có tên thương phẩm là
Dabomb-P

Qui trình chế biến đậu nành lên men theo tài liệu công ty SuChiang
Chemical & Pharmaceutical (2003) như sau: Khô dầu đậu nành làm sạch, cho lên
men Lactobacillus, sau đó được làm khô chân không và đem nghiền mịn ta thu
được sản phẩm cuối cùng là đậu nành lên men.
Dậu nành lên men là protein từ đậu nành được lên men bởi vi sinh vật, không
có chất kháng nguyên. Do quá trình chế biến đặc biệt trên đã làm thoái hóa sinh học
những yếu tố kháng dinh dưỡng, các oligosaccharide, protein và chất xơ. Sau khi
qua sấy khô trong môi trường chân không, nó có màu nâu sáng, kích thước hạt
khoảng 250 µm, có khả năng tiêu hóa tốt và độ hòa tan cao. Trong sản phẩm chứa
90,6% các acid amine được tiêu hóa nên là nguồn đạm thực vật có chất lượng ổn
định, không chứa các nguyên tố bất lợi như histamine, gizzarosin, chất phi protein,
sự nhiễm Salmonella, độc tố từ vi sinh vật.
Trong quá trình thủy phân, protein được thoái biến thành những peptide nhỏ
và các acid amine, để lộ ra các nhóm chức ưa nước do đó nó có độ hòa tan cao trong

7


nước, cao hơn so với các sản phẩm khác làm cho dung dịch của nó ở trạng thái sữa,
đáp ứng nhu cầu như là chất thay thế sữa cho heo.
84% protein trong đậu nành lên men tan trong dung dịch KOH và có chỉ số
hòa tan Nitơ cao – NSI (Nitrogen Solubility Index) mang lại hiệu quả thức ăn tốt
nhất cho vật nuôi.
Ngoài ra trong đậu nành lên men còn chứa 3,4% acid lactic, được sử dụng
như là chất acid hóa trong thức ăn vật nuôi, cải thiện được khả năng tiêu hóa và hấp
thu. Acid lactic và acid citric còn được sử dụng vai trò như là chất chống oxy hóa.
Đậu nành lên men có chức năng kết dính tương tự như của bột mì, khả năng
kết dính là do sự phân cực các nối hydro trong phân tử peptide, đây là chất kết dính
tự nhiên và là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Khi hòa tan đậu nành lên men trong
nước với tỷ lệ 1 bột: 9 nước, dung dịch này không bị hư trước 72 giờ. Khi trộn đậu

nành lên men với bột cá, hỗn hợp này không tạo ra NO 2 trước 36 giờ.
Theo tài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003) đậu
nành lên men có thành phần dinh dưỡng như sau:
ME

3635 Kcal/kg

Protein

53,00% (tối thiểu 52,00%)

Tro

6,80%



3,50%

Béo

1,30%

Độ ẩm

8,00%

Lysine

3,29%


Methionine

0,80%

Cystine

0,80%

Threonine

2,12%

Leucine

4,13%

Arginine

4,00%

Isoleucine

2,54%

Phenylalanine

2,65%

8



Tryptophan

0,69%

Valin

2,70%

Histidine

1,05%

Những yếu tố kháng dinh dưỡng còn trong Dabomb-P ở tỷ lệ rất thấp:
Antitrypsin

1,00 mg/g protein

Protein kháng nguyên:
- β-glycinine

2,00 ppm

- Glycinine

tối đa 1,00 ppm

- Lectin


tối đa 1,00ppm

Oligosaccharide

tối đa 1,00%

Hoạt tính urease

tối đa 0,10 mg/gN

Soponin

không có

Tiêu hóa pepsin trong phòng thí nghiệm 95,00%
Protein hòa tan KOH

84,30%

Hòa tan trong nước

22,30%

Chỉ số hòa tan Nitơ (NSI)

38,50%

Đậu nành lên men có các oligosaccharides bị enzyme thủy phân thành
lactose và fructose tạo vị ngon, đặc biệt có chứa 3,4% acid lactic làm giảm pH dạ
dày, theo nghiên cứu của Katoh và Tsudo (1984), Katoh và ctv… (1989) khi pH dạ

dày giảm làm cải thiện emzyme tiêu hóa, tăng tiết pepsin (trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Thanh Vân, 2003). Bolduan và ctv (1988) đã đưa ra chứng cứ vững chắc về việc
chọn lựa thực liệu trong khẩu phần heo cai sữa để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do
cai sữa: dùng acid hữu cơ (acid lactic, formic và fumaric); dùng những chất có khả
năng hấp thụ acid nhờ vậy có đủ acid để hỗ trợ cho việc cắt đứt protein trong dạ
dày… (trích dẫn bởi Trần Thị Dân).

9


Bảng 2.3 So sánh đậu nành lên men với bánh dầu đậu nành (Theo NRC, 1998)
và tài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003)
Thành phần

Đậu nành lên

Bánh dầu đậu

men

nành

Protein (%)

53,00

44,00 – 48,00

ME (Kcal / kg)


3635

2832

Béo (%)

1,30

0,9 – 1,0

Tro (%)

6,80

6,40

Xơ (%)

3,50

3,00

Ẩm độ (%)

8,00

11,00

< 1,00


6,00 – 8,00

2,00

66,00

β-Glycinine (ppm)

< 1,00

16,00

Lectin (ppm)

< 1,00

10,00 – 200,00

1,00

5,00 – 10,00

Pepsin tiêu hóa

95,00

-

Protein tan được trong KOH


84,30

65,00

NSI (%) (Nitrogen Solubility Index)

38,50

15,00

Độ hòa tan trong nước (%)

22,30

8,00

Acid lactic (%)

3,40

-

pH

4,70

6,90

Yếu tố kháng dinh dưỡng
Oligosaccharides (%)

Antigens
Glycinine (ppm)

Trypsine inhibitor (mg/g protein)
Chỉ số khả năng tiêu hóa (%)

(Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Vân, 2003)

10


2.4 KẾT QUẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.4.1 Kết quả trong nước
Thí nghiệm của Lã Văn Kính và ctv (2000) so sánh đậu nành đã được xử lý
bằng công nghệ sinh học so với sữa bột ở heo con từ 28 – 63 ngày tuổi cho kết quả
như sau:
Bảng 2.4 Kết quả thí nghiệm so sánh sử dụng đậu nành đã xử lý bằng công
nghệ sinh học với bột sữa trong khẩu phần heo con sau cai sữa
Chỉ tiêu theo dõi

HP300

Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày)

Bột sữa

349,00 ± 39,00

322,00 ± 18,00


Thức ăn tiêu thụ từ 28 đến 63 ngày tuổi (kg/con)

19,27 ± 1,4

18,75 ± 0,70

Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)

1,56 ± 0,10

1,64 ± 0,08

0,22 ± 0,2

0,92 ± 0,35

Tỷ lệ tiêu chảy (%)

(Theo Lã Văn Kính và ctv, 2000)
HP300: Đậu nành xử lý bằng công nghệ sinh học
Kết quả về tăng trọng heo con sau cai sữa từ 28 đến 63 ngày tuổi ở lô sử
dụng đậu nành xử lý bằng công nghệ sinh học cao hơn hẳn so với lô sữa bột (P <
0,05).
Lã Văn Kính cũng trích dẫn kết quả của Hansen (1996) đã sử dụng đậu nành
được xử lý bằng công nghệ sinh học cho heo sau cai sữa đã làm tăng tính ngon
miệng của heo, giảm những ảnh hưởng tiêu cực chính của đậu nành, tăng khả năng
tiêu hóa thức ăn, giảm tỉ lệ tiêu chảy.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân và Bùi Huy Như Phúc (2003)
có kết quả như sau:
Qua bảng 2.5 ta thấy tăng trọng ở các lô có đậu nành lên men trong khẩu

phần thấp hơn lô đối chứng (0% đậu nành lên men). Chỉ số chuyển biến thức ăn ở
các lô sử dụng đậu nành lên men cao hơn so với lô đối chứng.

11


Bảng 2.5 Thí nghiệm khẩu phần ăn của heo với các mức DNLM khác nhau
Đậu nành lên men (%)

Chỉ tiêu theo dõi

0

4

8

12

Trọng lượng đầu kỳ(kg/con)

9,72

9,78

9,75

9,72

Trọng lượng cuối kỳ(kg/con)


24,57

23,92

23,51

23,69

Tăng trọng trung bình (kg/con)

14,85

14,14

13,76

13,97

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)

495,20

471,50

458,70

465,60

Thức ăn tiêu thụ/ngày (g/con/ngày)


731,00

738,00

736,00

740,00

Chỉ số biến chuyển thức ăn (kg TA/kgTT)

1,48

1,59

1,60

1,58

Tỉ lệ tiêu chảy (%)

4,30

3,90

3,10

3,40

(Theo Nguyễn Thị Thanh Vân và Bùi Huy Như Phúc, 2003)

2.4.2 Kết quả ngoài nước
Đã có 2 thí nghiệm của Công ty SuChiang:
Thí nghiệm 1: Tháng 3/2003 thí nghiệm được tiến hành trên heo sau cai sữa
từ 28 đến 34 ngày, giống lai 3 máu Duroc x (Yorshire x Landrace), 4 heo/lô, tiến
hành tại trại chăn nuôi Joy Chan, Shilo, Taiwan. Dùng 25,9% đậu nành lên men
thay cho 21,1% BDĐN 48 trên thành phần protein thô, kết quả như sau:
Bảng 2.6 Kết quả thí nghiệm khi dùng đậu nành lên men thay cho BDĐN trên
heo sau cai sữa từ 28 – 34 ngày
Chỉ tiêu

Lô BDĐN

Lô DNLM

Trọng lượng ban đầu (kg)

6,51

6,42

Trọng lượng cuối (kg)

6,89

7,42

54,30

142,80


Thức ăn tiêu thụ (g/ngày)

145,60

200,00

CSCBTA (kgTA/kg TT)

2,68

1,40

Ngày tiêu chảy nhẹ

45,00

0,00

Ngày tiêu chảy nặng

6,00

0,00

Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày)

(Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Vân, 2003)

12



Qua bảng 2.6 ta thấy kết quả dùng đậu nành lên men trong khẩu phần kích
thích heo ăn nhiều hơn, tăng trọng nhanh hơn, có chỉ số chuyển biến thức ăn thấp và
đặc biệt là không bị tiêu chảy.
Thí nghiệm 2: Công ty SuChiang cũng có một thí nghiệm khác tiến hành từ
ngày 5/2 đến ngày 11/03/2003 (35 ngày) tại Shain Tai Liverstoch Farm, Taiwan
trên heo sau cai sữa từ 21 đến 56 ngày tuổi, heo là giống lai 3 máu Duroc x
(Yorshire x Landrace). Các heo đồng đều về trọng lượng từ mỗi nái được chọn phân
phối vào các lô thí nghiệm, 7con/lô, hai lần lặp lại.
Lô 1: Đối chứng không sử dụng đậu nành lên men.
Lô 2: Dùng 5% đậu nành lên men trong khẩu phần.
Lô 3: Dùng 15% đậu nành lên men trong khẩu phần.
Kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Bảng 2.7 Kết quả thí nghiệm khi bổ sung đậu nành lên men trong khẩu phần
heo con từ 21 đến 56 ngày tuổi
Chỉ tiêu theo dõi

Lô 1

Lô 2

Lô 3

(0% DNLM)

(5% DNLM)

(15% DNLM)

Khối lượng đầu kỳ(kg/con)


5,65

5,64

5,65

Khối lượng cuối kỳ(kg/con)

23,67

24,52

26,70

Tăng trọng trung bình (kg/con)

18,02

18,88

20,65

Thức ăn tiêu thụ (kg/con)

26,52

27,38

28,29


Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày)

0,51

0,54

0,59

Thức ăn tiêu thụ/ngày (kg/con/ngày)

0,76

0,78

0,81

Chỉ số biến chuyển thức ăn (kg TA/kgTT)

1,51

1,45

1,37

(Theo tài liệu công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical, 2003)
Thí nghiệm trên cũng cho thấy heo ăn nhiều hơn ở khẩu phần có đậu nành
lên men, khẩu phần có 15% đậu nành lên men có tăng trọng và tăng trọng tuyệt đối
(kg/con/ngày) cao nhất và chỉ số chuyển biến thức ăn thấp nhất.
2.5 GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

2.5.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 250.000 m2 được đặt ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội,
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh (trong đó chuồng trại: 32.000 m2; nhà xưởng:
455m2; phần còn lại là đồng cỏ và cây xanh tạo bóng mát).

13


×