Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI BÒ CÔNG TY TNHH THANH SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.66 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ
SỮA TẠI TRẠI BÒ CÔNG TY TNHH THANH SƠN

Sinh viên thực hiện : ĐẶNG PHƯỚC HÙNG
Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


ĐẶNG PHƯỚC HÙNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ
SỮA TẠI TRẠI BÒ CÔNG TY TNHH THANH SƠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRẦN VĂN DƯ
ThS. ĐỖ VẠN THỬ

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Phước Hùng
Tên luận văn: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên đàn bò sữa tại trại
bò Công ty TNHH Thanh Sơn”
Đã hoàn thành luận văn này theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoá ngày .............
Giáo viên hướng dẫn

Ths. Đỗ Vạn Thử

ii


LỜI CẢM ƠN

Thành kính biết ơn
Ba Mẹ và gia đình, nhưng người thương yêu nhất đã hết lòng dạy dỗ, cho
con ăn học tới ngày hôm nay.
Xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến
Ths. Đỗ Vạn Thử, Ths. Trần Văn Dư đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động
viên giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thành kính cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm.
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Bộ môn Cơ Thể - Ngoại Khoa , bộ môn Nội Dược cùng toàn thể quý thầy cô.
Đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm học
tập.
Chân thành cảm ơn
Ban giám đốc Công ty TNHH Thanh Sơn
Kỹ sư: Phạm Văn Huấn
Các cô chú kỹ thuật, công nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho con hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Toàn thể bạn bè và tập thể lớp Chăn nuôi 33, đã cùng chia sẽ khó khăn, vất
vả trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Đặng Phước Hùng

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên đàn bò sữa tại trại bò
Công ty TNHH Thanh Sơn” được tiến hành tại trại bò sữa Công ty TNHH Thanh
Sơn, trong thời gian từ 01/02/2011 đến ngày 31/05/2011.
Qua thời gian khảo sát một số bệnh thường gặp và hiệu quả điều trị trên đàn

bò sữa tại trại bò Công ty TNHH Thanh Sơn chúng tôi ghi nhận:
Trong 445 bò khảo sát thì có 195 trường hợp bệnh.
Số bò mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đau chân là 22 trường hợp chiếm 4,94% so
với 445 tổng số bò khảo sát và 11,28% so với số bò bệnh
Tỷ lệ bò mắc bệnh hô hấp là 3,08% so với số bò bệnh.
Số bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu là 70 trường hợp chiếm 15,73% so
với 445 bò khảo sát và 35,9% so với số bò bệnh.
Tỷ lệ bò mắc bệnh sinh sản là 38,46% so với số bò bệnh. Tỷ lệ mắc theo
từng dạng bệnh sinh sản: sẩy thai là 5,33%, sót nhau là 36%, viêm vú là 58,67%.
Trong 11 mẫu sữa gửi đi xét nghiệm thì có 9 mẫu sữa nhiễm một loài vi
khuẩn chiếm tỷ lệ 81,82%, 2 mẫu sữa viêm nhiễm hai loài vi khuẩn chiếm 18,18%.
Qua các mẫu sữa phân lập vi khuẩn thì E.coli chiếm tỷ lệ nhiều nhất là
38,46% tiếp đến là S.aureus và Streptococcus app là 30,77%.
Vi khuẩn S.aureus nhạy cảm cao nhất với cephalexin, norfloxacin,
doxycyclin (100%). Vi khuẩn Streptococcus spp nhạy cảm với kháng sinh
amoxicillin/ acid clavulanic, doxycyclin và đề kháng với kanamycin, streptomycin,
bactrim, erythromycine.
Kết quả điều trị ở bệnh đường hô hấp mất 3 ngày. Đối với b ệnh ở chân liệu
trình mất 7-14 ngày.
Bệnh ký sinh trùng đường máu điều trị tích cực liệu trình mất 3 ngày.
Đa số bò bị viêm vú và sót nhau điều trị 5-7 ngày.
Hiệu quả điều trị cho thấy kết quả điều trị 99,5% khỏi bệnh.

iv


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích.................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
2.1 Sơ lược về địa điểm thực hiện đề tài ......................................................................... 3
2.1.1 Giới thiệu vài nét về Công ty TNHH Thanh Sơn .................................................. 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 3
2.1.3 Điều kiện chăn nuôi ............................................................................................... 4
2.1.4 Tình hình chăn nuôi ............................................................................................... 5
2.2 Đặc điểm giống bò sữa khảo sát. .............................................................................. 8
2.2.1 Giới thiệu vài nét về giống bò thuần Holstein Friesian (HF)................................. 8
2.3 Đặc điểm sinh sản bò HF .......................................................................................... 9
2.3.1 Tuổi thành thục ...................................................................................................... 9
2.3.2 Chu kỳ động dục .................................................................................................... 9
2.3.3 Dấu hiệu sinh đẻ của bò cái.................................................................................... 9
2.4 Một số bệnh thường gặp trên bò sữa ....................................................................... 10
2.4.1 Sốt......................................................................................................................... 10
2.4.2 Một số bệnh đường hô hấp ................................................................................... 10
2.4.3 Bệnh ở chân .......................................................................................................... 12
2.4.4 Sẩy thai ................................................................................................................. 13
v


2.4.5 Tiêu chảy .............................................................................................................. 15
2.4.6 Bệnh ký sinh trùng đường máu ............................................................................ 16

2.4.7 Sót nhau ................................................................................................................ 19
2.4.8 Viêm vú ................................................................................................................ 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................... 27
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 27
3.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 27
3.3 Nội dung khảo sát.................................................................................................... 27
3.4 Phương pháp tiến hành ............................................................................................ 27
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................... 28
3.6 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 29
4.1. Các trường hợp bệnh đã được khảo sát. ................................................................. 29
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .................................................... 31
4.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu sữa bò bị viêm vú .......................................... 31
4.2.2 Kết quả thử kháng sinh đồ ................................................................................... 33
4.3 Một số biện pháp điều trị ........................................................................................ 34
4.4 Hiệu quả điều trị ...................................................................................................... 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 38
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định mức thức ăn cho đàn bò theo tiêu chuẩn (kg/con/ngày) ......................... 6
Bảng 2.2 Phát hiện bệnh lý khi kiểm tra lâm sàng. ....................................................... 25
Bảng 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn bò sữa ..................................................................... 29
Bảng 4.2 Tỷ lệ từng dạng bệnh sinh sản ....................................................................... 30
Bảng 4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu sữa bò bị viêm vú (n = 11) ..................... 32

Bảng 4.4 Tỷ lệ các loại vi khuẩn xuất hiện trong mẫu sữa viêm .................................. 32
Bảng 4.5 Kết quả tổng hợp kháng sinh đồ ở các vi khuẩn. ........................................... 33
Bảng 4.6 Biện pháp điều trị........................................................................................... 35
Bảng 4.7 Hiệu quả điều trị các bệnh đã khảo sát. ........................................................ 37

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Núm vú viêm bị phù ...................................................................................... 26
Hình 2.2 Vú viêm bị teo ................................................................................................ 26

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, ngành chăn nuôi
cũng có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần tạo
việc làm cải thiện đời sống và nâng cao hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Sữa vốn là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cần thiết cho mọi người và mọi
lứa tuổi, ngoài việc cung cấp sữa còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến
khác. Ngành chăn nuôi bò sữa đã được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới phát
triển, ở Việt Nam đàn bò sữa được phát triển ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đặc
biệt là tỉnh Lâm Đồng có đàn bò sữa phát triển mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu đạt được thì ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn
như: thời tiết, vốn đầu tư, con giống, thức ăn....Trong đó vấn đề bệnh tật, kỹ thuật,
chăm sóc nuôi dưỡng là mối lo ngại hàng đầu của nhà chăn nuôi và các nhà nghiên
cứu.

Được sự đồng ý của Bộ môn Cơ Thể Ngoại Khoa Trường Đại Học Nông
Lâm dưới sự hướng dẫn của thầy Th.s Đỗ Vạn Thử, tôi tiến hành thực hiện đề tài
”Khảo sát một số bệnh thường gặp trên đàn bò sữa tại trại bò Công Ty TNHH
Thanh Sơn”.
Vì đây là lần đầu tiên thục hiện, với thời gian và kiến thức còn giới hạn cho
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô
và các bạn.

1


1.2 Mục đích
Khảo sát một số bệnh thường gặp trên bò sữa tại trại bò sữa Công Ty TNHH
Thanh Sơn.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi ghi nhận và đánh giá về một số bệnh thường gặp của bò sữa có ở
trại trong thời gian thực tập.
Tính tỉ lệ bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về địa điểm thực hiện đề tài
2.1.1 Giới thiệu vài nét về Công ty TNHH Thanh Sơn
Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại trại bò sữa Công ty TNHH Thanh Sơn,
xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Công ty nằm ở một vị trí thuận lợi
bên quốc lộ 27, cách Đà Lạt 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 270 km và sân
bay liên khương 12 km.

Công ty TNHH Thanh Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 12
năm 1995 là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: chăn nuôi bò sữa, sản xuất rau quả và hoa xuất
khẩu. Công ty có một công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng mô hình kết hợp giữa
chăn nuôi và trồng trọt. Đàn bò sữa công ty hiện nay khoảng 445 con luôn được
cung cấp đầy đủ thức ăn, từ thức ăn tinh đến thức ăn thô, bên cạnh đó còn được
cung cấp thêm các phụ phẩm từ trồng trọt như dây khoai lang, củ khoai lang, lơ
xanh…
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
 Đất đai
Tổng diện tích đát là 251 ha
Đất chủ yếu là đất đỏ Bazan
Độ cao 1.000 m so với mặt nước biển
 Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ bình quân ban ngày từ 20oC - 29oC, ban đêm từ 14 oC - 19oC khí
hậu mát mẻ thích hợp với sinh lý của giống bò Holstein Friesian.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

3


Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%.
2.1.3 Điều kiện chăn nuôi
 Cơ cấu đàn bò
Cơ cấu đàn bò được khảo sát ngày 31/05/2011.
Phân đàn

Giống


Tổng số

%

Bò đang cho sữa

Holstein Friesian

194

43,60

Bò cạn sữa

Holstein Friesian

54

12,13

Trên 24 tháng tuổi

Holstein Friesian

21

4,72

Trên 14 tháng tuổi


Holstein Friesian

68

15,28

Trên 6 tháng tuổi

Holstein Friesian

51

11,46

Trên 3 tháng tuổi

Holstein Friesian

29

6,52

Từ 0-3 tháng tuổi

Holstein Friesian

27

6,07


Đực giống

Holstein Friesian

1

0.22

445

100

Tổng cộng
 Đặc điểm chuồng trại

Chuồng trại được chia thành hai khu vực là trại 1 và trại 5
• Trại 1: nuôi bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò mang thai, bê cái, bò tơ cái, đực giống.
• Trại 5: nuôi bò chờ đẻ, bò đẻ, bê sơ sinh, bò hồi phục sức khỏe sau khi sinh.
Cấu trúc chuồng trại: là loại chuồng hai mái được xây dựng từ lâu, mỗi dãy
chuồng nhốt từ 36-40 con. Mỗi dãy chuồng có máng ăn máng uống, chổ bò đứng và
nằm nghỉ riêng, rãnh thoát nước ở giữa. Nền chuồng và tường được xây bằng
ciment, mái chuồng được lợp bằng tấm fibrociment, riêng dãy chuồng bò cao sản
được bố trí hệ thống phun sương tự động. Ngoài ra mỗi trại còn có khu cách ly bò
bệnh, chuồng ép cố định bò để điều trị và phối giống.
Nước uống là nước được lấy từ hệ thống giếng khoan, sạch và mát.
Chuồng vắt sữa được xây thành hai dãy được trang bị công nghệ vắt sữa tự động
hiện đại, mỗi con được cố định một chỗ có máng cho bò ăn thức ăn tinh trong lúc
vắt sữa.
4



Trong trại còn có văn phòng, kho làm lạnh sữa, kho vật tư, kho chứa thức ăn
tinh, hệ thống điện nước và máy phát điện dự phòng.
 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại

2.1.4 Tình hình chăn nuôi
 Thức ăn
Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh: vì công ty áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh khép kín
nên ngoài cỏ voi và cây bắp ngậm sữa thì bò còn được cung cấp thêm các phụ phẩm
của ngành trồng trọt như: dây khoai lang, củ khoai lang và lơ xanh.
Thức ăn tinh
Trại sử dụng thức ăn dạng viên dùng cho bò sữa H5112 của Công ty UniPresiden, bên cạnh đó còn bổ sung thêm khô dầu đậu nành, khô dầu bông vải, khô
dầu mè.
Thức ăn bổ sung
Ngoài thức ăn tinh và thức ăn thô xanh thì thức ăn bổ sung cũng có ý nghĩa
hết sức quan trọng đến sức khỏe, sản lượng và chất lượng sữa. Vì vậy trại rất quan
5


tâm đến việc bổ sung một số chất cần thiết vào khẩu phần ăn của bò như các loại
premix sinh tố, premix khoáng, hoặc dưới dạng đá liếm.
 Quy trình nuôi dưỡng và khai thác
• Cách cho ăn
Bò được cho ăn thức ăn thô 4 lần/ngày chia đều cho hai buổi
Buổi sáng : 8 giờ và 10 giờ
Buổi chiều: 1 giờ và 3 giờ
Loại thức ăn không cố định từng ngày vì những ngày có phụ phẩm như dây
lang hay lơ xanh thì lượng cỏ và thân bắp giảm xuống, riêng đàn bò cao sản được
bổ sung thêm các phần thức ăn có phẩm chất tốt hơn đàn thấp sản và cạn sữa.

Lượng thức ăn tinh cung cấp cho bò được cho ăn theo tỉ lệ trung bình cứ
400g/1 lít sữa. Khô dầu đậu nành 300g/con/1 lần vắt.
Bảng 2.1 Định mức thức ăn cho đàn bò theo tiêu chuẩn (kg/con/ngày)

Nhóm bò

Cám

Rỉ

Muối

Urea

Cỏ

Rơm

Hèm

Sữa

hỗn

mật

(kg)

(kg)


(kg)

(kg)

bia



hợp

(kg)

(kg)

(kg)

(kg)
Bê 0-4 tháng tuổi

1,00

-

-

-

10,00

-


-

3,00

Bê 5-8 tháng tuổi

1,50

-

-

-

18,00

-

-

-

Bê 9-12 tháng tuổi

1,00

1,20

0,03


0,03

25,00

7,00

3,00

-

Tơ lỡ (>12 tháng)

1,00

1,50

0,04

0,06

35,00

9,00

4,00

-

Bò cạn sữa có chữa


2,00

2,00

0,06

0,08

45,00

10,00

3,00

-

Bò cạn sữa

1,00

1,00

0,04

0,03

45,00

10,00


3,00

-

Bò vắt sữa

3,00

2,00

0,06

0,08

40,00

10,00

8,00

-

Bê đực thịt

1,20

-

-


-

15,00

-

3,00

2,50

Bò đực

2,00

2,00

-

0,08

50,00

12,00

10,00

-

Ghi chú: Rỉ mật, muối, urea, rơm chỉ bổ sung cho bò vào tháng 1-5/ mỗi năm


6


• Cách nuôi dưỡng
Bò được nuôi nhốt, di lại tự do trong chuồng có ô nằm ngủ được lót các tấm
nệm. Bò cạn sữa được thả ra đồng 2 lần/ngày: sáng và chiều.
Vệ sinh chuồng trại và tắm bò 2 lần/ngày. Phân được dọn sạch và đưa ra hố ủ
để đưa ra trồng trọt.
• Cách khai thác
Bò cái sau khi sinh sẽ được vắt bằng tay, sữa được sử dụng cho bê dưới 3
tháng tuổi ăn, bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra phẩm chất của sữa khi đủ tiêu chuẩn bò
sẽ được đưa về nơi vắt sữa bằng máy, sữa sẽ được lấy làm sữa hàng hóa, thời gian
này khoảng từ 4-7 ngày.
Bò cao sản (sản lượng sữa trung bình trên 25 kg/con/ngày vắt 3 lần/ngày:
Sáng 3 giờ
Trưa 11 giờ
Tối 19 giờ
Bò thấp sản và trung bình vắt 2 lần/ngày:
Sáng 5 giờ
Chiều 15 giờ
Toàn bộ sữa sau khi vắt được chứa trong bồn được bảo quản lạnh ở 4oC và
được vận chuyển về Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam.
• Quy trình thú y
Công tác thú y được trại quan tâm đặc biệt theo quy trình hàng tháng trại đều
được xịt thuốc khử trùng được cung cấp từ công ty Delaval.
Hàng ngày trại luôn rải vôi trước cổng vào và có chậu sát trùng ủng cho công
nhân trước khi vào chăm sóc.
Quy trình tiêm phòng được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của ngành thú y.
Tiêm vaccin tụ huyết trùng và lở mồm long móng 2 lần/năm vào tháng 4 và

tháng 10 hàng năm.
Kiểm tra ký sinh trùng đường máu 2 lần/năm.
Tẩy ký sinh trùng ngoài da thường xuyên 3-5 ngày xịt 1 lần.
7


2.2 Đặc điểm giống bò sữa khảo sát.
2.2.1 Giới thiệu vài nét về giống bò thuần Holstein Friesian (HF)
Bò Holstein Friesian (HF), ở nước ta gọi là bò sữa Hà Lan, là giống bò
chuyên sữa nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ thế kỷ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà
Lan, là nơi có khí hậu ôn hòa, mùa hè kéo dài và đồng cỏ rất phát triển.Bò HF
không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng suất và hiện nay được phân bố rộng
rãi trên toàn thế giới nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống khác theo
hướng sữa rất tốt. Cũng chính vì vậy mà ở các nước thường dùng bò HF thuần để
lai tạo với bò địa phương tạo ra giống bò sữa lang trắng đen của nước mình và
mang những tên khác nhau.
Bò HF có 3 dạng màu lông chính là lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng
đỏ (ít) và toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng. Các điểm trắng đặc trưng
là điểm trắng ở trán, vai có vết trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng.
Về hình dáng, bò HF có thân hình nêm đặc trưng của bò sữa. Đầu con cái dài, nhỏ,
thanh, đầu con đực thô. Sừng nhỏ ngắn chỉa về phía trước. Trán phẳng hoặc hơi
lõm. Cổ thanh, dài vừa phải không có yếm. Vai-lưng-hông-mông thẳng hàng. Bốn
chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng. Bầu vú phát triển tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo
nổi rõ.
Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lượng sơ sinh khoảng 35-45 kg, trưởng thành
450-750 kg/cái, 750-1100 kg/đực. Bò này thành thục sớm có thể phối giống lúc 1520 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12-13 tháng.
Năng suất sữa trung bình khoảng 5000-8000kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa thấp
bình quân 3,3-3,6%. Năng suất sữa biến động nhiều tùy theo điều kiện nuôi dưỡng
và thời tiết khí hậu cũng như kết quả chọn lọc của từng nước.
Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiểm bệnh tật, đặc

biệt là bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF thuần chỉ nuôi tốt ở
những nơi có khí hậu mát mẽ. Nhằm phát triển nghành chăn nuôi bò sữa, nước ta đã
nhập nhiều bò HF từ một số nước như Cu Ba, Australia, Mỹ...nhằm cả mục đích

8


nhân thuần và lai tạo. Kết quả cho thấy giống bò này có thể thích nghi được tại một
số vùng cao nguyên mát mẻ như Mộc Châu, Lâm Đồng.
2.3 Đặc điểm sinh sản bò HF
2.3.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục bò cái thường từ 8 - 12 tháng tuổi, bò đực từ 10 - 18 tháng
tuổi. Tuổi thành thục sớm hay muộn là còn tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng, quản lý....
2.3.2 Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của bò sữa trung bình là 21 ngày, dao động từ 17 - 24 ngày.
Thời gian kéo dài động dục từ 24 – 48h. Bao gồm tiền động dục, động dục và sau
động dục.
Giai đoạn tiền động dục (3 đến 8 giờ): thú kém ăn hay ngửi con khác, nhảy
chồm lên con khác nhưng không cho con khác nhảy lên mình, âm hộ đỏ, hơi sưng,
đôi lúc có dịch nhầy.
Giai đoạn động dục (6 đến 18 giờ): bò có phản xạ đứng yên cho con khác
nhảy lên mình, kêu rống, hiếu động, âm hộ ra dịch nhầy trong suốt.
Giai đoạn sau động dục: không còn phản xạ đứng yên, ra nhiều dịch trong
suốt và keo. Bò có hiện tượng xuất huyết sau 1 hoặc hai ngày.
Thời điểm rụng trứng từ 10 đến 14 giờ sau khi kết thúc động dục.
2.3.3 Dấu hiệu sinh đẻ của bò cái
Vài ngày trước khi sinh bò có dấu hiệu bồn chồn, lo lắng, ít bình tĩnh. Do tử
cung co thắt, thú khó chịu hay đá vùng bụng, sụp mông, bầu vú căng, âm hộ sưng
to. Trước khi sinh 2 - 3h chảy dịch nhờn trắng đục, vắt có sữa đầu. Thường quay

đầu nhìn bụng do đau, cong đuôi, có biểu hiện rặn. Túi ối vỡ, thoát dịch ra ngoài,
chuẩn bị rặn để tống thai ra ngoài.
Thời gian chuẩn bị: 2 - 6 giờ.
Thời gian tống thai: 30 phút đến 4 hoặc 6 giờ.
Thời gian tống nhau: 4 – 5 giờ

9


2.4 Một số bệnh thường gặp trên bò sữa
2.4.1 Sốt
Sốt là hiện tượng sinh học biểu hiện tình trạng của cơ thể khi bị rối loạn giữa
hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.
Hiện tượng sốt được ghi nhận khi thân nhiệt tăng ≥ 1oC và không trở lại hằng
số sinh lý bình thường.
Sốt do độc tố vi trùng, những chất phân giải của tế bào và những chất độc tác
động lên trung khu điều hòa nhiệt. Như vậy sốt có thể do nhiễm khuẩn hoặc không
nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của sốt: thân nhiệt tăng 1- ≥ 2oC và cơ thể không tự điều chỉnh
lại được. Con vật ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, run, nổi da gà. Tăng tuần hoàn máu,
tăng nhịp tim ( thân nhiệt tăng 1oC thì nhịp tim tăng 8 lần một phút), có thể gây suy
hoặc trụy tim, gây chết cấp tính. Thú thở sâu, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa gây rối
loạn tiêu hóa, táo bón, liệt dạ cỏ, liệt dạ lá sách.
2.4.2 Một số bệnh đường hô hấp
Theo Nguyễn Như Pho

(2000), bình thường đường hô hấp có lông rung,

màng ngăn, mạng lưới lâm ba phát triển. Mạng lưới này giữ vai trò phòng thủ vật lý
cho cơ thể, các phản xạ ho, hắt hơi có tác dụng thải trừ các sản vật kích thích ra

khỏi đường hô hấp. Bệnh trên đường hô hấp là tình trạng yếu đi hoặc không còn của
hệ thống phòng thủ sinh lý, các trường hợp bệnh làm giảm diện tích hô hấp của phổi
( như viêm phế mạc, viêm phổi..)
Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp.
♦ Do vi sinh vật
♦ Do ngoại cảnh: nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng của tiểu khí hậu chuồng nuôi,
thức ăn...
♦ Do thiếu vitamin A, do bệnh tim mạch.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần chú ý tới sự liên quan bệnh lý với các cơ quan
khác của cơ thể.

10


(1) Bệnh viêm mũi: theo thời gian gây bệnh người ta chia ra viêm cấp tính và
viêm mãn tính, chia theo tính chất của quá trình viêm thì bệnh viêm mũi có 2 thể là
viêm màng giả và viêm thể nang . Bệnh viêm mũi cata mãn tính chỉ xảy ra trên thú
già yếu và thường là do có sự tác động lâu dài của các yếu tố bất lợi như lạnh , bụi,
khí độc.... Bệnh viêm mũi cata cấp tính là viêm đỏ có tiết dịch trên niêm mạc mũi .
Bệnh do thời tiết thay đổ i đột ngột , mưa nắng bất thường , chuồng trại dơ bẩn , ẩm
thấp, thiếu dinh dưỡng ,.... Ngoài ra , bệnh còn do nguyên nhân kế phát từ bệnh
truyền nhiễm như viêm màng mũi thối loét ở trâu bò . Niêm mạc mũi bị kích thích
làm thú hắt hơi liên tục, khó thở, chảy nước mũi, niêm mạc mũi sưng, sung huyết.
(2) Bệnh viêm thanh quản cata : có hai thể là viêm cấp tính (viêm trên niêm
mạc thanh quản , thú ho dữ dội) và viêm mãn tính (thường gặp ở thú già yếu , bệnh
kéo dài hàng tháng gây ho liên tục (do niêm mạc thanh quản bị biến đổi )). Bệnh do
thú bị cảm lạnh, hít phải khí độc (clor, amoniac, bụi, khói, nấm mốc...) hoặc kế phát
từ bệnh dịch tả trâu bò. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính hoặc
chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể . Mầm bệnh sẽ kích thích thần kinh nhận
cảm của thanh quản làm viêm lớp niêm mạc và gây phản ứng toàn thân . Niêm mạc

thanh quản tăng tiết dịch , nếu viêm nặng sẽ có xuất huyết , vi sinh vật phát triển
mạnh, thanh quản sung to , phù nề . Thú khó thở , sốt vừa , ho dữ dội . Vùng thanh
quản rất nhạy cảm thú thường né tránh khi ta chạm vào . Thú giảm ăn do đau vùng
họng, không nuốt được , miệng chảy nước bọt , sưng hạch hàm dưới . Bệnh thể mãn
tính khó phát hiện thú chỉ hay ho vào buổi sáng và lúc trời lạnh .
(3) Bệnh viêm thanh quản màng giả : là thể viêm nặng trên niêm mạc thanh
quản. Một lớp màng giả do fibrin , tế bào thượng bì và các loại huyết cầu tạo thành
phủ lên trên bề mặt thanh quản . Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản màng giả
là do kế phát từ bệnh truyền nhiễm (viêm màng mũi thối loét ở trâu bò ), cũng có thể
do thú hít phải hơi độc , hơi nóng. Bệnh có biểu hiện là sốt toàn thân (41oC), mạch
và hô hấp tăng , thú hay rùng mình và ho . Triệu chứng điển hình là khó thở , ngạt
thở, thú vươn đầu , banh mũi, dang rộng hai chân trước, ho khan và rất đau , đôi khi

11


ho làm tróc màng giả ra ngoài . Bệnh diễn biến rất nhanh và nặng . Sau 3-4 ngày thú
chết nếu không can thiệp kịp thời.
(4) Bệnh viêm phế quản – viêm cuống phổi: nguyên nhân gây bệnh là do thú
bị cảm lạnh do mưa tạt , gió lùa . Thú hít phải bụi trong thức ăn hay phấn hoa

,

chuồng có nhiều khí độc . Các vi sinh vật có khả năng gây bệnh như lao , tụ huyết
trùng, Streptococcus, Staphylococcus, Pneumobacille. Khẩu phần ăn thiếu đạm ,
thiếu vitamin hay do làm việc quá sức ,... là điều kiện để mầm bệnh phát triển . Nếu
viêm phế quản lớn nhìn chung vật uể oải , kém ăn, giảm nhai lại. Lúc đầu thân nhiệt
hơi tăng, ho ngắn, khô và đau. Về sau, khi có dịch thấm xuất, thú ho ướt và bớt đau,
ho dữ dội lúc trời lạnh ,vận động. Trường hợp viêm phế quản nhỏ là bệnh nặng hơn .
Thú rất mệt nhọc , ăn ít hay bỏ ăn , thân nhiệt tăng 2-4oC.Thú rất khó thở , thở thể

bụng, tần số nha nh. Thú ho ít nhưng yếu , ngắn và đau đớn . Ở thể mãn tính thú có
thể sốt, chỉ ho khi trời lạnh , lúc sáng sớm hoặc lúc vận động , ho khó khăn và đau ,
đôi khi khó thở.
(5) Bệnh viêm phổi cata : tên khác là viêm phổi đốm , phế quản phế viêm ,
viêm phế quản phổi . Đây là bệnh trên niêm mạc phế quản và từng tiểu thùy phổi
Phế quản chứa nhiều dịch thẩm xuất gồm dịch nhầy

.

, tế bào thượng bì , bạch cầu ,

bệnh nặng có cả hồng cầu . Bệnh thường do sự lan tràn của viêm phế quản , nhất là
viêm phế quản nhỏ không điều trị đúng mức . Bệnh có thể do kế phát từ bệnh viêm
mũi thối loét ở trâu bò . Thú bệnh thường ủ rủ , biếng ăn, niêm mạc mắt sung huyết ,
sốt. Ho ít nhưng khan v à đau, về sau ho ướt và kéo dài . Nếu bệnh trên nhiều tiểu
thùy thì thú khó thở , tăng tần số hô hấp . Chảy nước mũi nhiều , lỏng, trong về sau
đặc lại và đục nhưng vẫn ít hơn chảy mũi trong viêm phế quản .
2.4.3 Bệnh ở chân
Bệnh gây đau ở chân, thú đi đứng khó khăn, kém vận động ảnh hưởng tới
vấn đề sinh sản, ăn uống không ngon, giảm sản lượng sữa.Trường hợp điều trị
không tốt có thể phải loại thải con bệnh.
(1) Bệnh viêm da vô khuẩn tràn lan (sung huyết ở chân) : nguyên nhân do rối
loạn tuần hoàn máu ở móng (do độc tố hay do thay đổi độ pH trong máu). Do ăn
12


quá nhiều thức ăn tinh sẽ sinh ra nhiều acid. Do các bệnh quanh thời kỳ sinh sản
như sót nhau, viêm tử cung viêm vú. Do nền chuồng quá cứng. Bệnh gây đau xuất
huyết ở móng, đệm thịt thoái hóa sừng. Lớp sừng ở gót vàng và dể mũn, bong ra .
Móng bị biến dạng. Ở lổ mở ra của vách trắng móng bị phân đôi.

(2)Viêm da sùi kẽ ngón: bệnh nhiễm trùng do chuồng trại ẩm ướt, thiếu vệ
sinh. Dinh dưỡng không cân đối, thiếu khoáng, thiếu vitamin A. Viêm và nhiễm
trùng kẻ ngón, loét lớp sừng ở giường móng, bong lớp sừng ở gót.
(3)Viêm da kẽ ngón: đây là bệnh nhiễm trùng rất dể lây lan, thường xuất hiện
ở vùng da tiếp xúc với sừng móng, tạo những chổ xước và nổi mụn loét làm thú rất
đau.
(4)Viêm tấy kẽ ngón: bệnh thường chỉ xảy ra trên một chân với biểu hiện
chân khập khiểng đột ngột, sưng phồng móng, đau, chỗ kẽ ngón có rỉ dịch. Bò
thường sốt 39,5oC-40oC.
2.4.4 Sẩy thai
Các trường hợp thai bị tống ra ngoài trước ngày sinh bình thường đều xem là sẩy
thai. Sẩy thai thường xảy ra do hai nguyên nhân chủ yếu sau
 Nguyên nhân truyền nhiễm.
Các căn nguyên truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể thú mẹ theo hai con
đường: nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường sinh dục. Các nguyên nhân truyền
nhiễm gây sẩy thai cho bò gồm: Leptospira, Brucella, Salmonella, Trichomoniasis,
Pseudorabies, Rhinotrcheitis và nhóm virus gây sẩy thai.
 Nguyên nhân không truyền nhiễm.
Rối loạn sự phân tiết các hormon sinh dục trong giai đoạn có mang. Do số
lượng bào thai nhiều hơn bình thường hay do dây rốn bị xoắn. Do nhau bám vào
niêm mạc tử cung yếu, do bộ phân sinh dục của thú mẹ có bệnh.
Do các yếu tố môi trường ngoại cảnh, do nhiễm trùng trong trường hợp
viêm niêm mạc tử cung, âm đạo, do tác nhân là các vi khuẩn thường trực có sẵn hay
lây nhiễm qua đường tinh dịch như: Staphylococcus aureus...
Do nhiễm các chất độc từ thức ăn như: nitrate, chì, phenolthiazin.
13


Do tác nhân cơ học như thú mang thai bị rượt đuổi, té ngã, chen lấn, đánh
đập.

Do khẩu phần thức ăn không đủ dưỡng chất như: protein, vitamin, muối
khoáng…
Do sử dụng các dược phẩm điều trị không đúng liệu pháp hoặc sử dụng
nhằm loại thuốc có khuyến cáo không được dùng cho thú mang thai.
 Triệu chứng:
Tiêu thai: thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Trong
thời gian này, thai chưa phát triển và hình thành các tổ chức. Phôi thai bị hấp thu
nước vào tử cung. Vì thế không còn gì hiện hữu trong tử cung nhưng có dấu hiệu
cho thấy thú có mang thai, vì sừng tử cung có kích thước to lớn và mất trương lực.
Trường hợp này thường do thai yếu, do thú mẹ bị nhiễm trùng khi gieo tinh, cơ thể
thú mẹ bị suy nhược và thú sẽ biểu hiện chậm động dục trở lại.
Thai gỗ: thời gian mang thai kéo dài cho nên cần xác định rõ thời gian cần
phối giống, khám thai nhận thấy bụng không phát triển, không nghe được tim thai,
khám qua trực tràng nhận thấy thân tử cung cứng, tròn như quả banh. Không xác
định được rảnh tử cung và sừng tử cung, khám qua tử cung có thể xác định vật thể
rắn chắc.
Thai thối rữa: Khi thai mới chết sẽ bị phân huỷ tạo ra mủ và sinh chất khí
như: H 2 , N 2 , H 2 S, CO 2 . . . làm cho thai và tử cung phù ra. Biểu hiện bên ngoài là
bụng to dần ra nhưng không nghe được tim thai, không phát hiện được sự vận động
của bào thai.
Giai đoạn đầu thú có thể bị sốt và viêm bộ phận sinh dục. Sau khi thai đã bị
thối rữa, thú giảm biểu hiện triệu chứng bên ngoài, đồng thời do tác động của
progesterone làm cổ tử cung đóng lại không cho mủ thoát ra. Nhưng khi lượng mủ
quá nhiều, sẽ chảy rỉ ra, mủ có màu vàng hay hồng rất hôi thối, thành tử cung dãn
nở tuỳ vào lượng mủ

14


 Điều trị:

Thai gỗ: dùng tay bóp bể hoàng thể hoặc tiêm prostaglandin (PGF2α) để
huỷ hoàng thể, từ đó hiệu ứng sinh học xảy ra với việc giãm phân tiết progesterone
và mở tử cung. Nếu thú không có dấu hiệu sanh thì lập lại lần 2, dùng các loại chế
phẩm tương tự như prosolvin, stillbestrol. Khi thú có dấu sanh nhưng thai vẫn
không tống ra được do thiếu nước ối, thì phải tạo môi trường trơn trợt bằng cách
bơm nước xà phòng và kéo thai ra. Khi lấy thai xong cần cho sulfamide và kháng
sinh vào để ngừa nhiễm trùng.
Thai thối rữa: Qua trực tràng bóp bể hoàng thể hay dùng prostaglandin dạng
prosolvin sẽ có tác động tống thai cùng với mủ sau khi tiêm từ 2 đến 5 ngày.Nếu
thai chưa bị thối rữa thì cẩn thận lấy bào thai ra dần dần, thủ thuật dựa vào lúc cổ tử
cung mở cho vào dung dịch lugol hay rivanol hoặc thuốc tím 1/1000, nước xà
phòng làm trơn đường sinh dục. Cho tay vào tử cung lấy từng mảnh thai ra ngoài.
Sau đó bơm thuốc kháng sinh và sulfamide vào tử cung. Dùng kháng sinh penicillin
tiêm bắp liều 7000 - 10000 UI/kg, và tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch glucoza 5%.
2.4.5 Tiêu chảy
 Nguyên nhân: Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân.
Do nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng (giun đũa, sán lá gan),
do thức ăn nhiều đạm, nhiều béo, thức ăn mốc, chuồng trại ô nhiễm.
 Triệu chứng:
Gia súc uống nhiều nước, ít ăn hoặc bỏ ăn, không nhai lại sau đó đi ỉa lỏng,
đầu tiên phân sệt vài ngày sau ỉa chảy nặng phân chỉ là dịch màu xám xanh, vàng có
mùi tanh.
Vật bị bệnh mất nước nhanh, da nhăn nheo.
 Phòng bệnh:
Vệ sinh thức ăn nước uống và định kỳ tiêu độc chuồng trại, bãi chăn thả bằng
Vimekon 1/200.
Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin ( Ivemectin)
mỗi năm 2 lần.
15



Tiêm Vimekat định kỳ để gia tăng thể lực, tăng sức đề kháng bệnh tật.
 Điều trị:
Cần kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay
thức ăn để có biện pháp điều trị thích hợp.
Cách ly con bệnh, cho ăn nhẹ, thức ăn dể tiêu hóa, giảm sản lượng rơm cỏ,
cho ăn thêm cháo gạo, vệ sinh chuồng trại
Cho uống tự do Veme – Electrolyte 1g/4 lít nước để bù nước và cân bằng
chất điện giải.
Tiêm Poly AD 1ml/20kg thể trọng giúp phục hồi niêm mạc ruột tổn thương.
2.4.6 Bệnh ký sinh trùng đường máu
Có 3 bệnh ký sinh trùng đường máu là biên trùng, lê dạng trùng và tiên mao trùng
 Bệnh biên trùng (Anaplasmosis)
Nguyên nhân gây bệnh: do 2 loài Anaplasma gây ra là A.Marginale chiếm
80% trường hợp bệnh, ký sinh ở ngoài rìa hồng cầu, độc lực cao, gây chết 95% bò
bệnh và A.Centrale chiếm 20% trường hợp bệnh, ký sinh ở trung tâm hồng cầu, độc
lực thấp, gây bệnh nhẹ, ít làm chết bò. Môi giới truyền bệnh là ve bò và ruồi trâu.
Triệu chứng: có 2 thể cấp tính và mãn tính
Thể cấp tính: bò sốt cao 40 – 41oC nhưng gián đoạn từng cơn, mỗi cơn sốt
tương ứng với một đợt phá hồng cầu. Con vật bỏ ăn, không nhai lại, nhịp tim mạnh
nhanh hơn. Sau đó ít hôm, con vật thể hiện thiếu máu nặng nề, vàng da. Nhưng
không bao giờ bò đái ra huyết sắc tố nếu không ghép với bệnh Lê dạng trùng. Đây
là triệu chứng quan trọng giúp phân biệt 2 bệnh này. Tỷ lệ chết ở thể cấp tính tới
90%.
Thể mãn tinh : con vật gầy yếu, sút cân dần, thiếu máu rỏ rệt. Huyết sắc tố
tụt xuống 5g% rồi 3g%.
Phòng bệnh: Nuôi dưỡng tốt thường xuyên đàn bò sữa là yếu tố quan trọng
để phòng bệnh. Diệt ve là biện pháp quyết định vì ve là môi giới truyền bệnh rất
nguy hiểm. Phải diệt ve liên tục kiên trì trong cả mùa mưa lẫn mùa khô. Khi thấy
những con bò sữa cao sản mà kém ăn, sốt gián đoạn phải lập tức theo dỏi ngay ( cặp

16


×