Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA, VIBRIO CHOLERAE, VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS TRÊN TÔM VÀ CÁC LOẠI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.13 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ ESCHERICHIA COLI,
SALMONELLA, VIBRIO CHOLERAE, VIBRIO
PARAHAEMOLYTICUS TRÊN TÔM VÀ CÁC LOẠI NHUYỄN
THỂ HAI MẢNH VỎ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: DƯƠNG MINH THÀNH
Lớp: DH06TY
Ngành: Bác sỹ thú y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN- NUÔI THÚ Y

DƯƠNG MINH THÀNH
PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ ESCHERICHIA COLI,
SALMONELLA, VIBRIO CHOLERAE, VIBRIO
PARAHAEMOLYTICUS TRÊN TÔM VÀ CÁC LOẠI NHUYỄN THỂ
HAI MẢNH VỎ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
BSTY. LÊ HỮU NGỌC
Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Dương Minh Thành
Tên luận văn: “Phân lập và thử kháng sinh đồ Escherichia coli, Salmonella,
Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus trên tôm và các loại nhuyễn thể hai
mảnh vỏ tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai”. Đã hoàn thành theo yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi
tốt nghiệp Khoa ngày.../.../2011.

Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN

BSTY. LÊ HỮU NGỌC

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng tất cả quý thầy cô

đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian được học tại
trường.
Con mãi ghi nhớ và biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Ngọc Tuân, người thầy
đã tận tình dạy dỗ, động viên và hướng dẫn con hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn sự cảm thông và giúp đỡ của thầy Lê Hữu Ngọc
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
Tôi xin chân thành cám ơn các anh (chị) Lê Ngọc Mẫn, Nguyễn Thị Hồng
Kiểng, Nguyễn Thị Xuân Trang, Dương Thị Bích Hợp, Huỳnh Thị Xuân Thẩm,
Phạm Thị Kim Tuyền, cùng tất cả các bạn trong phòng thực hành Kiểm nghiệm Thú
Sản- Môi và sức khỏe vật nuôi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập
này.
Con xin mãi ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Tôi xin cám ơn các bạn lớp TY 32 đã cùng tôi học tập, trải qua những kỷ
niệm của thời sinh viên.

Dương Minh Thành

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Phân lập và thử kháng sinh đồ Escherichia coli, Salmonella,
Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus trên tôm và các loại nhuyễn thể hai
mảnh vỏ tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai” được tiến hành từ 29/02/2011
đến 30/07/2011 tại phòng thực hành Kiểm nghiệm Thú sản - Môi trường và sức
khỏe vật nuôi, Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Khảo sát gồm 27 mẫu tôm và 73 mẫu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tại khu vực
Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai để phân lập Escherichia coli, Salmonella,
Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, thử kháng sinh đồ của các gốc vi khuẩn
phân lập được đối với một số kháng sinh thông dụng.

Kết quả ghi nhận tỷ lệ nhiễm E. coli trung bình là 68%, trong đó trên nhuyễn
thể cao hơn trên tôm (69,86% so với 62,96%), khu vực Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ
nhiễm cao hơn Đồng Nai (72,5% so với 65%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella thấp 32%,
trong đó trên tôm cao hơn trên nhuyễn thể (44,44% so với 27,4%), khu vực Tp. Hồ
Chí Minh tỷ lệ nhiễm cao hơn Đồng Nai (61,54% so với 28,57%). Tỷ lệ nhiễm V.
cholerae là 41%, trong đó tỷ lệ nhiễm trên nhuyễn thể cao hơn trên tôm (43,84% so
với 33,33%), khu vực Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhiễm cao hơn Đồng Nai (50% so
với 35%). Đối với V. parahaemolyticus chúng tôi thực hiện tăng sinh trên môi
trường peptone kiềm có bổ sung 3% NaCl + polymyxin B (MT2) và peptone kiềm
có bổ sung 6% NaCl + polymyxin B (MT3), tỷ lệ nhiễm trên MT2 cao hơn trên
MT3 (35% so với 23%). tăng sinh bằng MT2 thì khả năng phát hiện V.
parahaemolyticus trên TCBS của nhuyễn thể thấp hơn so với trên tôm. Trái lại, tăng
sinh trong MT3 thì tỷ lệ phát hiện V. parahaemolyticus trên tôm cao hơn trên
nhuyễn thể.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy E. coli đề kháng với amoxicillin (70%),
colistin (60%), chloramphenicol (40%), nhạy cảm với norfloxacin (100%),
ciprofloxacin (90%). Salmonella đề kháng với amoxicillin (50%), chloramphenicol
(40%); nhạy cảm với ciprofloxacin, norfloxacin (100%), colistin (80%),

iv


tetracycline (70%). V. cholerae đề kháng với colistin, ofloxacin (89%); nhạy cảm
với norfloxacin, doxycycline (100%), gentamicin (89%). V. parahaemolyticus đề
kháng với amoxicillin (56%), và nhạy cảm với ampicillin, chloramphenicol,
ciprofloxacin (100%), gentamicin (89%).

v



MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................. ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận........................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình, sơ đồ và đồ thị ................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Vi sinh trong thủy sản ............................................................................................... 3
2.2 Ngộ độc thực phẩm do E. coli, Salmonella, Vibrio cholerae, Vibrio
parahaemolyticus ............................................................................................................. 4
2.2.1 Ngộ độc thực phẩm do E. coli ................................................................................. 4
2.2.2 Ngộ độc thực phẩm do Salmonella ......................................................................... 8
2.2.3 Ngộ độc thực phẩm do Vibrio cholerae ................................................................. 11
2.2.4 Ngộ độc thực phẩm do Vibrio parahaemolyticus ................................................ ..15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................... ..19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.............................................................................. ..19
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... ..19
3.3 Đối tượng khảo sát .................................................................................................. ..19
3.4 Phương pháp tiến hành ............................................................................................ ..19
3.4.1 Nguyên vật liệu ....................................................................................................... 20
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu .............................................................................................. 20
3.4.3 Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn ........................................... 21
vi



3.4.3.1 Xử lý mẫu trước khi nuôi cấy ........................................................................... 21
3.4.3.2 Quy trình nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn........................................... 22
3.4.3.3 Định tính Escherichia coli ................................................................................ 23
3.4.3.4 Định tính Salmonella......................................................................................... 24
3.4.3.5 Định tính Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus ................................... 26
3.4.4 Phương pháp kháng sinh đồ ................................................................................. 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 29
4.1 Tình hình nhiễm Escherichia coli, Salmonella spp., Vibrio cholerae, Vibrio
parahaemolyticus trên các mẫu tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ................................. 29
4.1.1 Tình hình nhiễm Escherichia coli ....................................................................... 29
4.1.2 Tình hình nhiễm Salmonella ................................................................................ 31
4.1.3 Tình hình nhiễm Vibrio cholerae ......................................................................... 33
4.1.4 Tình hình nhiễm Vibrio parahaemolyticus .......................................................... 34
4.2 Tỷ lệ nhạy cảm của Escherichia coli, Salmonella spp., Vibrio cholerae, Vibrio
parahaemolyticus với một số kháng sinh thông dụng .................................................. 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 40
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHI: Brain Heart infusion Broth
BGA: Brilliant Green Agar
CDC: Center for Disease Control and Prevention

EMB: Eosin Methylen Blue
EPEC: Enteropathogenic E. coli
ETEC: Enterotoxigenic E. coli
EHEC: Enterohemorrhagic E.coli
EIEC: Enteroinvasive E. coli
EAEC: Enteroaggregative E. coli
FAO: Food and Agriculture Organization
HC: hemorrhagic colitis
HUS: hemolytic uremic syndrome
IMViC: Indol, Methyl Red, Voges – Proskauer, Simon’s Citrate
LDC: Lysine Decarboxylase
MHA: Mueller Hinton Agar
MT1: peptone kiềm
MT2: peptone kiềm + 3% NaCl + polymyxin B
MT3: peptone kiềm + 6% NaCl + polymyxin B
NA: Nutrient agar
CLSI: Clinical and Laboratory Standards Institute
ppt: part per thousands (phần ngàn)
SLT: Shiga Like Toxin
TSI: Triple Sugar Iron Agar
TCBS: Thiosufate – Citrate – Bile – Sucrose
VTEC: Verotoxingenic E.coli
WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố mẫu khảo sát .................................................................................... 20
Bảng 3.2 Tính chất lên men đường của V. cholerae và V.parahaemolyticus ............... 22

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm E.coli trên tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ............................... 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm E. coli trên tôm và nhuyễn thể theo khu vực khảo sát. ............. 30
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ...................... 31
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên tôm và nhuyễn thể theo khu vực ..................... 32
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm V. cholerae trên tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ...................... 33
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm V. cholerae trên tôm và nhuyễn thể theo khu vực khảo sát ...... 33
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus trên tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ....... 34
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus theo khu vực khảo sát .............................. 36
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhạy cảm của E. coli với một số kháng sinh ........................................ 37
Bảng 4.10 Tỷ lệ nhạy cảm của Salmonella với một số kháng sinh .............................. 37
Bảng 4.11 Tỷ lệ nhạy cảm của V. cholerae với một số kháng sinh .............................. 38
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhạy cảm của V. parahaemolyticus với một số kháng sinh ............... 39
Bảng 4.13 Đường kính vòng vô khuẩn theo CLSI ....................................................... 46
Bảng 14.3 Tính chất sinh hoá của V.cholerae và V. parahaemolyticus........................ 47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 E. coli dưới kính hiển vi điện tử..................................................................... 5
Hình 2.2 Salmonella dưới kính hiển vi điện tử ............................................................. 9
Hình 2.3 V. cholerae dưới kính hiển vi điện tử............................................................. 13
Hình 2.4 V. parahaemolyticus dưới kính hiển vi điện tử .............................................. 17
Hình 3.1 Khuẩn lạc Escherichia coli điển hình trên môi trường thạch EMB............... 23
Hình 3.2 Phản ứng sinh hóa xác định Escherichia coli ................................................ 23
Hình 3.3 Khuẩn lạc Salmomella điển hình trên môi trường XLD (trái) và BGA
(phải) ............................................................................................................................. 24
Hình 3.4 Phản ứng sinh hóa xác định Salmomella spp. ................................................ 25
Hình 3.5 Khuẩn lạc V. cholerae (trái) và V. parahaemolyticus (phải) trên môi
trường thạch TCBS ....................................................................................................... 27

Hình 3.6 Phản ứng sinh hóa xác định V. cholerae ........................................................ 27
Hình 3.7 Phản ứng sinh hóa xác định V. parahaemolyticus ......................................... 27
Hình 3.8 Kết quả kháng sinh đồ .................................................................................... 28
Sơ đồ 3.1 Phân lập V. cholerae và V. parahaemolyticus .............................................. 22
Sơ đồ 3.2 Phân lập E. coli và Salmonella ..................................................................... 25

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Nước ta có bờ biển dài hơn 3200 km, với hệ thống sông ngòi chằng chịt là

điều kiện lợi thế cho ngành nuôi trồng thủy sản. Lượng hải sản đánh bắt tự nhiên và
nuôi trồng rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường tăng gây tác động không tốt đến hệ sinh thái môi trường nuôi làm cho
các loài thủy hải sản bị nhiễm độc và hậu quả, khi con người ăn vào sẽ bị ngộ độc.
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y
tế, 2011), từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra 37 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.613
người mắc, 1.513 người phải nhập viện và 8 người tử vong. Thống kê chưa đầy đủ,
chỉ riêng trong tháng 5 đã có 10 vụ ngộ độc thực phẩm tại 7 tỉnh (Cao Bằng, Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Bạc Liêu) với 138
người mắc, 116 người phải nhập viện cấp cứu. Trong đó, đã xác định được 4/10 vụ
ngộ độc là do vi sinh vật mà chủ yếu là Escherichia coli.
Trên thế giới, mỗi năm nhiễm khuẩn Salmonella từ thực phẩm xảy ra ở 1,4
triệu người với 95% các trường hợp có triệu chứng ngộ độc. Các nguồn gốc chung
của ngộ độc thực phẩm Salmonella là thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín như

trứng sống, trứng húp, sữa chưa được tiệt trùng, nước chưa được đun sôi kỹ, các sản
phẩm từ thịt và từ gia cầm chưa chín kỹ, các loại thủy hải sản ăn sống hoặc không
được nấu chín như tôm, hàu, nghêu sò…
Tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2010 xác định được 9 ca mắc bệnh
tả do Vibrio cholerae (hai ca ở quận 5, ba ca ở quận 8 và bốn ca ở quận 7) và thời
gian gần đây nhất, vào tháng 6, tại Bến Tre phát hiện được 50 bệnh nhân mắc bệnh

1


tả. Qua số liệu thống kê trên cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần thường
xuyên được theo dõi.Vì thế được sự cho phép của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn
Ngọc Tuân và Thầy Lê Hữu Ngọc, đề tài “Phân lập và thử kháng sinh đồ
Eschericha coli, Salmonella, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus trên tôm và
các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai” được tiến
hành.

1.2 Mục tiêu
Đánh giá tình hình nhiễm Escherichia coli, Salmonella spp., Vibrio cholerae,
Vibrio parahaemolyticus trên tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại thành phố Hồ Chí
Minh và Đồng Nai.
Đánh giá tỷ lệ nhạy cảm của kháng sinh đối với các gốc vi khuẩn phân lập
được.

1.3 Yêu cầu
Nắm rõ đặc điểm , tính chất và quy trình nuôi cấy

, phân lập vi khuẩn


Escherichia coli, Salmonella spp., Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus.
Nắm vững phương pháp thử kháng sinh đồ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vi sinh vật trong thủy sản
Vi sinh vật trong thủy hải sản bao gồm hệ vi sinh vật sẵn có và hệ vi sinh vật
từ môi trường xâm nhập.
Hệ vi sinh vật có sẵn trong thủy hải sản: Chủ yếu ở đường tiêu hóa, mang và
da. Đó là hệ vi sinh vật cộng sinh. Khi cơ thể còn sống, hệ thống miễn dịch tự nhiên
đã ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Sau khi chết, hệ thống này bị suy yếu, vi
khuẩn này từ da, mang và ống tiêu hóa tự do sinh sôi phát triển. Do đó, nếu không
có biện pháp làm sạch hệ vi sinh vật này, hoặc không có biện pháp hạ thấp nhiệt độ
bảo quản sau thu hoạch thì vi sinh vật tăng sinh gây hư hỏng sản phẩm. Hơn nữa, số
lượng vi khuẩn trong nội tạng có liên quan trực tiếp đến nguồn thức ăn, cao ở thủy
sản ăn tạp và thấp ở thủy sản không ăn tạp, số lượng vi khuẩn còn tùy vào mùa thu
hoạch. Thủy hải thu hoạch vào mùa hè có số lượng vi khuẩn cao hơn, cá mang
nhiều vi khuẩn hơn các loại thủy hải sản khác.
Hệ vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào thủy sản: Thịt các loài thủy sản
khỏe mạnh hoặc vừa mới đánh bắt có rất ít vi khuẩn, vì hệ thống miễn dịch tự nhiên
đã ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thịt. Khi thủy sản chết, hệ thống
miễn dịch tự nhiên của cơ thể bị suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi, phát triển.
Các vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ vùng thu hoạch liên quan đặc biệt đến
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, do môi trường bị nhiễm chất thải có chứa vi sinh vật gây
bệnh. Các vi sinh vật gây bệnh như V. cholerae, V. parahaemolyticus và Listeria
monocytogenes có thể có số lượng thấp khi thu hoạch nhưng có thể tăng lên mức
nguy hiểm nếu nhuyễn thể đó được lưu giữ ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Khoảng thời gian này phụ thuộc vào tháng trong năm, nhất là nhiệt độ không khí

3


trung bình tăng lên do biến đổi khí hậu như hiện nay. Ngoài ra, các vi sinh vật gây
bệnh khác như Salmonella, E. coli từ môi trường xâm nhiễm vào động vật thủy hải
sản do môi trường nhiễm chất thải sinh hoạt của khu vực đô thị, các trang trại chăn
nuôi và xí nghiệp chế biến thực phẩm cũng cần được quan tâm.Trong quá trình bảo
quản, vi sinh vật từ môi trường và ngoài da xâm nhập vào cơ thịt bằng xâm lấn sâu
vào các lớp cơ. Sự phát triển của vi sinh vật chủ yếu diễn ra trên bề mặt nên sự hư
hỏng của thủy sản chủ yếu là do các enzym của vi khuẩn khuếch tán vào cơ thịt
(Phan Thị Thanh Huế, 2005).

2.2 Ngộ độc thực phẩm do Escherichia coli, Salmonella, Vibrio
cholerae, Vibrio parahaemolyticus
2.2.1 Ngộ độc thực phẩm do Escherichia coli
Vi khuẩn E. coli được phát hiện năm 1883 trong phân tiêu chảy ở trẻ em, lúc
đó người ta đặt tên là Bacterium coli. Vi khuẩn này có nhiều trong ruột người và
động vật, nhất là ở ruột già. Chúng theo phân ra ngoài và thường hiện diện trong
đất, nước và đôi khi trong không khí.
E. coli gây ngộ độc nguy hiểm cho người là type O 157 H 7 . Chúng gây dịch
tiêu chảy xuất huyết ở Mỹ, do ăn phải thịt bò hamburger bị nhiễm khuẩn. Hiện nay,
mỗi năm ở Mỹ có khoảng 73 ngàn ca ngộ độc do E. coli O 157 H 7 trong đó có 71
trường hợp tử vong (CDC, 2007). Năm 1996 tại Nhật Bản có 12.000 người bị
nhiễm E. coli O 157 H 7 với 12 ca tử vong. Xuất xứ mầm bệnh được cho là có liên
quan đến rau cải non phục vụ trong bữa trưa tại học đường. Gần đây nhất, tháng 6/
2011 một đợt ngộ độc thực phẩm do E. coli đã gây rúng động cả thế giới, mầm bệnh
là chủng E. coli O 104 H 4 , đây là chủng hoàn toàn mới, có độc lực mạnh và nguy
hiểm hơn rất nhiều so với những chủng cũ. Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội

chứng u rê huyết (HUS), dẫn đến suy thận, kết quả là phải chạy thận nhân tạo hoặc
tử vong (WHO, 2011). Theo số liệu từ trung tâm phòng chống và Kiểm soát dịch
bệnh Châu Âu (ECDC, 2011), Đức có 470 trường hợp bị nhiễm khuẩn, trong đó có
17 người chết; Thụy Điển có 15 trường hợp nhiễm bệnh, có 1 người chết; Đan

4


Mạch, Hà Lan, Anh...cũng đã có trường hợp nhiễm bệnh. Nguyên nhân được xác
định là do giá sống nhiễm E.coli O 104 H 4 .
Đặc điểm hình dạng, nuôi cấy và tính chất sinh hóa
Vi khuẩn E. coli thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột, thuộc họ
Enterobacteriaceae, có nhiều trong tự nhiên, trong đường ruột của người và gia súc.
Trong đường ruột, chúng hiện diện nhiều ở đại tràng nên còn gọi là vi khuẩn đại
tràng. Vi khuẩn E. coli nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật. Vi khuẩn thuộc
loại trực khuẩn Gram âm, di động bằng tiêm mao quanh tế bào, không tạo bào tử, loại có
độc lực thì có capsul, loại không có độc lực không có capsul. Kích thước trung bình
(0,5µ x 1-3µ) hai đầu tròn. Một số dòng có lông bám (pili).
Là loại hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp 370C nhưng có thể
mọc trên 400C, pH 7,4.Trên môi trường thạch dinh dưỡng (NA) tạo khóm tròn nhẵn và
ướt (dạng S) màu trắng đục. Để lâu khóm trở nên khô nhăn (dạng R). Kích thước khóm 2
- 3mm. Trên môi trường chuyên biệt EMB (Eosin Methyl Blue) tạo khóm tím ánh kim.
Trên môi trường Rapid’ E. coli tạo khuẩn lạc màu tím. Trên môi trường Mac Conkey,
tạo khóm hồng đỏ. Lên men sinh hơi lactose, glucose, galactose. Lên men không đều
saccarose và không lên men dextrin, glycogen, indol dương tính, methyl red (phản ứng
MR) dương tính, voges-proskauer (phản ứng VP) âm tính và citrate âm tính, H2S âm
tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit, lysine decarboxylase dương tính.

Hình 2.1 E. coli dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn />5



Đặc điểm kháng nguyên
Gồm 4 loại kháng nguyên: O, K, H, F
Kháng nguyên O: có trên 160 loại, có bản chất là polysaccharit-protein, được
chia thành 4 nhóm lớn gồm O I, O II, O III, O IV. Kháng nguyên O giữ vai trò nhất
định đối với khả năng gây bệnh của dòng vi khuẩn và có tính chất chuyên biệt cho
từng loài vật chủ.
Kháng nguyên K: có hơn 100 loại được chia 3 typ A, L và B có đặc thù là
polysaccharit. Xác định có sự hiện diện của kháng nguyên K ở vi khuẩn nếu vi
khuẩn chỉ ngưng kết với kháng huyết thanh O khi bị đun nóng.
Kháng nguyên H: có khoảng 20 loại từ H1 đến H20. Bản chất là protein, tạo
nên khả năng di động của E. coli, chịu nhiệt kém.
Kháng nguyên lông bám F: dài khoảng 4nm, đường kính 2,1 - 7,0 nm, dạng
thẳng hay xoắn, giúp cho vi khuẩn bám chặt niêm mạc ruột và tiết độc tố gây bệnh.
Có 2 loại pili là pili mềm (figrillae) và pili cứng (fimbriae).
Tính chất gây bệnh
E. coli có sẵn trong ruột nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật bị
giảm sức đề kháng, quản lý chăn nuôi kém, thiếu vệ sinh. Dựa trên đặc điểm gây
bệnh (gồm các đặc tính độc lực, sự tác động khác nhau lên màng nhầy ruột, hội
chứng lâm sàng của bệnh và sự khác nhau về mặt dịch tễ của bệnh), E. coli được
chia thành 5 nhóm chính:
Nhóm sinh độc tố ruột ETEC ( Enterotoxigenic E. coli) tiết ra hai loại độc tố
là độc tố ruột chịu nhiệt (ST = heat-stable) và độc tố ruột kém chịu chịu nhiệt (LT =
heat-labile), là nguyên nhân gây bệnh trên heo sơ sinh, heo cai sữa. Ở trẻ em và
người lớn cũng thường gặp.
Nhóm gây bệnh đường ruột EPEC (Enteropathogenic E. coli): bám chặt vào
tế bào ruột non, phá hủy cấu trúc bình thường của vi nhung mao, tấn công và làm
tổn thương bằng cách bào mòn nhung mao ruột. Kết quả là làm biến đổi cấu trúc
khung bên trong tế bào, đồng thời thường kèm theo đáp ứng viêm và tiêu chảy.


6


Nhóm E. coli này gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi, thường gặp các serotype O 26 ,
O 44 , O 55 , O 112 , O 114 ...ở heo con thường gặp hơn heo lớn.
Nhóm gây xuất huyết ruột EHEC (Enterohemorrhagic E. coli) còn gọi là
STEC (shiga toxin - producing E. coli) hoặc VTEC (Vero toxingenic E. coli). Tấn
công và phá hủy niêm mạc kết tràng. Đặc trưng của nhóm này là tiết độc tố shiga
toxin (Stx), gây bệnh tích ở biểu mô của mạch máu hậu quả thủy thủng. Các typ gây
bệnh thủy thủng phổ biến là O 26 , O 104 , O 11 , O 13 , O 145 , O 157 . Trong đó dòng E. coli
O 157 H 7 sản sinh độc tố shiga, người tiêu thụ ăn phải thức ăn nhiễm từ 20 – 100 vi
khuẩn thuộc serotype này sẽ bị đau bụng quặn, viêm đại tràng với hội chứng kiết
giống hệt như bệnh lỵ trực khuẩn, tiêu phân có máu (hemorrhagic colitis = HC), có
thể sốt hay không sốt. Bệnh có thể diễn biến nặng gây ra xuất huyết nội nghiêm
trọng ở não, phổi, thận và có thể gây suy thận (hemolytic uremic syndrome = HUS),
dẫn đến tử vong.
Nhóm enteroaggregative E. coli (EAEC) hay EaggEC là nhóm E. coli không
sinh enterotoxin và bám dính. Nhóm EAEC gồm cả dòng E. coli gây bệnh và không
gây bệnh, chúng có những yếu tố độc lực khác như haemolysin, các độc tố và các
yếu tố có liên quan đến quá trình bám dính như lông và những protein màng ngoài.
Chúng bám dính vào ruột non lẫn ruột già, bài tiết độc tố ruột và độc tố tế bào.
Nhóm enteroinvasive E. coli (EIEC): thường không điển hình về các đặc
tính sinh hóa và khó xác định. EIEC rất giống với Shigella về mặt kháng nguyên,
sinh hóa và đặc tính gây bệnh. Chúng xâm lấn vào biểu mô ruột kết, phân giải thể
thực bào nhờ vào việc hình thành vi sợi actin giống như cái đuôi để giúp vi khuẩn di
cư sang tế bào khác.
Triệu chứng trúng độc
Thời gian ủ bệnh từ 8 – 44 giờ tùy theo dòng vi khuẩn và loại độc tố. Loại
độc tố ruột có thời gian gây bệnh trung bình 26 giờ, biến thiên từ 4 – 44 giờ. Loại

độc tố shiga có thời gian gây bệnh trung bình 11 giờ, biến thiên từ 8 – 24 giờ. Bệnh
phát ra đột ngột, đau bụng dữ dội, rất ít nôn mửa. Đi phân lỏng khoảng 1 – 15 lần/
ngày. Nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ. Bệnh kéo dài 1 – 3 ngày rồi khỏi.

7


Trường hợp nặng thì có thể sốt cao, mệt mỏi, chân tay co quắp, thời gian khỏi bệnh
tương đối kéo dài.

2.3.2 Ngộ độc thực phẩm do Salmonella
Salmomella là loại trực khuẩn Gram âm gây ra tình trạng ngộ độc cho người
và động vật ở nước ta cũng như trên toàn thế giới. Năm 2009 tại Mỹ, 575 người bị
ngộ độc thực phẩm vì bơ đậu phộng nhiễm khuẩn Salmonella.
Năm 2010 tại Nhật hơn 1.000 học sinh và giáo viên tại 9 trường tiểu học và
trung học tại thành phố Iwamizawa, đảo Hokkaido (miền bắc Nhật Bản) đã bị ốm
nghi do ngộ độc thực phẩm. Đến ngày 15-2-2010, số người có dấu hiệu bị ngộ độc
tăng lên đến 1.048 người, gồm 998 học sinh và 50 giáo viên - nhân viên. Kết quả
kiểm tra sau đó đã phát hiện vi khuẩn Salmonella trong mẫu phân của 5 học sinh
(Minh Anh, 2011).
Đặc điểm vi khuẩn
Salmomella là loại trực khuẩn Gram âm, kích thước 0,7 – 1,5 x 2 - 5 μm,
không có giáp mô, không tạo bào tử, lên men đường glucose sinh hơi, thường
không lên men đường lactose hay sucrose.
Salmomella là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, giới hạn nhiệt độ cho
sự phát triển là từ 7 – 450C, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 370C. Trên môi
trường BGA, Salmonella cho khuẩn lạc điển hình tròn, màu hồng, hơi xám và hơi
lồi. Trên môi trường XLD, vi khuẩn cho khuẩn lạc tròn trong suốt màu đỏ, có hay
không có tâm đen, xung quanh có màu đỏ. Trên môi trường TSI, môi trường chuyển
sang đỏ trên vàng, có sinh khí H 2 S. Các loài Salmonella lên men sinh hơi đường

glucose, mannit, sorbitol, arabinose, không thủy phân ure, không sản sinh indol,
phản ứng lysine decarboxylase dương tính, không lên men đường lactose, và cho
phản ứng oxidase âm tính.

8


Hình 2.2 Salmonella dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn />Nguồn gốc lây nhiễm
Trên thế giới, mỗi năm có 1,4 triệu người bị nhiễm khuẩn Salmonella từ
thực. Nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm Salmonella là thực phẩm sống hoặc chưa
nấu chín như trứng sống, trứng húp, sữa chưa được tiệt trùng, nước chưa được đun
sôi kỹ hoặc sản phẩm bảo quản không tốt. Có thể người bị nhiễm Salmonella do
tiếp xúc với thú bệnh hoặc phân người và súc vật có nhiễm Salmonella.
Cơ chế gây ngộ độc
Vi khuẩn vào ruột rồi phát triển tại đó, theo hệ thống bạch huyết vào tuần
hoàn gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết. Do đó trong thời kỳ đầu, lấy máu người
bệnh truyền cấy sẽ phát hiện vi khuẩn. Vi khuẩn gây viêm ruột, phá hỏng tế bào
niêm mạc ruột, tiết ra độc tố. Độc tố này thấm qua thành ruột vào máu.
Ngoài ra, vi khuẩn trong hệ tuần hoàn sau khi chết sẽ tiết ra nội độc tố. Nội
độc tố chủ yếu tác động trên hệ thần kinh vận động của huyết quản, làm giảm độ
bền của thành mao quản và giảm chức năng điều tiết thân nhiệt của cơ thể. Như vậy,
Salmomella gây bệnh là do độc tố ruột (enterotoxin) và có lẽ còn do cytotoxin và
neurotoxin.
9


Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào số lượng và tỉ lệ loài Salmonella nhiễm vào
thực phẩm. Thời gian ủ bệnh khoảng 12 – 24 giờ, có khi vài giờ nhưng cũng có khi

vài ngày. Triệu chứng trước tiên là nhức đầu, chán ăn, mặt tái nhạt, toát mồ hôi, nôn
mửa, đau bụng và tiêu chảy. Thân nhiệt tăng lên 38 – 400C trong vòng 2 – 4 ngày
sau khi phát bệnh và tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh kéo dài 3 – 7 ngày. Bệnh
nặng gây ra viêm dạ dày ruột. Vi khuẩn tồn tại trong ống tiêu hóa từ 6 – 8 tháng và
tiếp tục bài thải ra môi trường bên ngoài. Ngộ độc do Salmomella thường ít gây tử
vong, chỉ gây chết khi cơ thể suy yếu.
Phòng ngừa
Đối với gia súc: phải nuôi dưỡng tốt, thú được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi
giết, kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi giết mổ, tách phủ tạng trắng cẩn thận để
tránh gây vấy nhiễm cho các phần khác.
Đối với thực phẩm: tránh sự vấy nhiễm Salmomella từ người và động vật bị
bệnh thương hàn, hay nước và các loại côn trùng hoặc động vật mang trùng. Tuân
thủ triệt để quy trình vệ sinh thực phẩm và cải thiện vệ sinh môi trường trong quá
trình sản xuất.
Xử lý nhiệt hay các phương pháp khác để diệt vi khuẩn như nấu, nướng hay
pasteur hóa vì Salmomella choleraesuis bị tiêu diệt ở 750C/ 2 - 3 phút, Salmomella
typhimurium ở 800C / 10 - 12 phút. Muối cũng là phương tiện tốt hạn chế sự phát
triển của vi khuẩn, nồng độ 6 – 8 %, vi khuẩn phát triển chậm, 13 – 19 % vi khuẩn
chỉ sống được 75 ngày.
Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm bằng cách bảo quản
đông lạnh thích hợp hay các phương pháp khác.
Đối với công nghiệp thực phẩm và thương nghiệp: Áp dụng đúng quy chế vệ
sinh thực phẩm trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối và phục vụ người
tiêu dùng. Định kỳ khám sức khỏe cho người làm công tác tiếp xúc với thực phẩm,
phát hiện kịp thời những người lành mang vi khuẩn.

2.3.3 Ngộ độc thực phẩm do Vibrio cholerae
10



Tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do V. cholerae gây ra, độc tố của vi
khuẩn này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước. Robert Koch là người nhận dạng
được vi khuẩn gây bệnh tả vào năm 1883.
Hiện nay trên thế giới và cả nước ta thường xuyên xảy ra những cơn dịch tả
do vi khuẩn V. cholerae, gây hậu quả nghiêm trọng. Điểm qua lịch sử một số cơn
đại dịch tả như sau.
Bệnh tả có từ lâu trên thế giới, bắt nguồn từ châu thổ sông Hằng (Ấn độ) và
đã có nhiều trận dịch xảy ra. Ngày nay nhờ có vaccin và biện pháp kiểm dịch chặt
chẽ do đó bệnh xảy ra chủ yếu ở các nước kém phát triển.
Trong 3 thập niên cuối, đại dịch lần thứ 7 trên toàn cầu đã xảy ra, do V.
cholerae O1, biotyp Eltor đã lan tràn từ Ấn Độ và Đông Nam Á sang châu Phi,
Trung Đông, nam châu Âu và các đảo Tây Thái Bình Dương.
Năm 1991 dịch tả do V. cholerae O1, serotyp Inaba, biotyp Eltor đã lan đến
Peru và hầu hết các nước Bắc và Nam Phi. Ở Mỹ, rải rác có vài trường hợp bệnh do
người du lịch từ châu Mỹ La tinh hoặc châu Á được ghi nhận.
Năm 1992 có 358.581 trường hợp mắc bệnh và tử vong 3871 trường hợp
trong 14 nước ở Bắc và Nam Phi (Đặng Thị Nga, 2009).
Năm 1993 dịch xảy ra do V. cholerae O1, biotyp Eltor, tổng số 376.845
người mắc và 6.781 ca tử vong/ 78 nước, tỉ lệ tử vong là 1,8%. Đây là con số các
nước có dịch tả cao nhất, trong đó các nước châu Mỹ Latin 209.192 ca mắc và
2.438 tử vong, châu Phi 76.713 ca mắc và 2.532 tử vong, châu Á 90.862 ca mắc và
1.809 tử vong, châu Âu 73 ca mắc và 2 tử vong. Từ 20/7 đến 12/8 năm 1994 một ổ
dịch tả lớn đã xảy ra tại các trại tị nan ở Goma, đa số là người Rwandan, ước tính có
70.000 người mắc(Đặng Thị Nga, 2009). Tỉ lệ tử vong trong những ngày đầu cao
khoảng 24%, sau đó giảm còn 3 - 5% nhờ WHO đã can thiệp kịp thời và cung cấp
nước sạch. Năm 2005, Tổ chức y tế thế giới (WHO) ghi nhận gần 132.000 trường
hợp bệnh dịch tả và 2.272 trường hợp tử vong (tỉ lệ tử vong 1,72%) trên toàn thế
giới, trong đó 98% trường hợp xảy ra ở Phi châu.

11



Tại Việt Nam, bệnh tả được ghi nhận đầu tiên năm 1862 ở quân đội viễn
chinh Pháp xâm lược nước ta, làm tử vong gần 1/3 quân số. Sau đó liên tục có nhiều
vụ dịch được ghi nhận như năm 1926 có 7.604 người mắc bệnh, trong đó có 5.129
trường hợp tử vong. Năm 1927 có 23.054 người mắc bệnh, có 18.343 người tử
vong. Từ năm 1937 – 1938 tiếp tục xảy ra trận đại dịch lớn làm 202.687 người mắc
bệnh, làm 14.922 người tử vong. Riêng thành phố Huế, dịch tả đã xảy ra vào các
năm 1980, 1983, 1986, 1990, 1992, 1993 làm hàng ngàn người mắc, tuy nhiên tử
vong không đáng kể (Đặng Thị Nga, 2009). Gần đây nhất, vào năm 2007 tại Hà Nội
và 12 tỉnh thành trong cả nước có 1.991 trường hợp bị tiêu chảy cấp, trong đó có
295 trường hợp mắc bệnh tả (Thùy Hòa, 2007). Nguyên nhân chính là do thực phẩm
không hợp vệ sinh. Năm 2008 dịch tiêu chảy cấp lại xảy ra tại 18 tỉnh thành với số
người mắc bệnh 4.100 trường hợp, trong đó có gần 700 ca dương tính với phẩy
khuẩn tả. Nguyên nhân chính là do các ổ dịch cũ chưa được dập nên mầm bệnh dễ
phát tán ra bên ngoài.
Đặc điểm vi khuẩn Vibrio cholerae
Vi khuẩn hình que hơi cong, Gram âm, không sinh bào tử, có một roi ở đầu
và có khả năng di động rất mạnh. Nhiệt độ phát triển tối ưu ở 370C trên nhiều loại
môi trường có muối khoáng và asparagin là nguồn cung cấp carbon và nitơ. Chúng
phát triển trên môi trường TCBS tạo khuẩn lạc tròn lồi, màu vàng nhạt, hiếu khí
phát triển tốt trên môi trường kiềm (pH 8,5 – 9,5), dễ bị tiêu diệt bởi axit, có khả
năng chịu được độ muối cao (3%).
Tính chất sinh hóa oxidase (+), indol (+), lên men glucose (+), sucrose (+),
mannose (+), lactose (-), arabinose (-), urea (-), H 2 S (-). Đề kháng yếu với các tác
nhân lý hóa, có thể sống vài giờ trong phân, vài ngày trong nước (Nguyễn Khánh
Linh, 2010). Vi khuẩn sống tự nhiên trong nước lợ, nước biển, và đã được phân lập
từ lớp bùn ở đáy ao hồ.
V. cholerae có kháng nguyên thân O và kháng nguyên lông H. Căn cứ vào
tính đặc hiệu của kháng nguyên thân O người ta chia vi khuẩn tả ra làm 6 nhóm ký

hiệu O1 đến O6. Vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm O1 và O139. V. cholerae typ O1

12


có khả năng tạo thành đại dịch, còn typ non-O1 chỉ gây tiêu chảy nhẹ, không trở
thành đại dịch.

Hình 2.3 Vibrio cholerae dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn />Cơ chế gây bệnh
Khi vi khuẩn theo thức ăn hay nước uống vào dạ dày, vi khuẩn chịu tác động
của dịch trong dạ dày pH thấp (pH axit). Những vi khuẩn sống sót sẽ vào ruột non,
tại đây chúng tồn tại được rất lâu do có khả năng kháng lại tác động của dịch mật,
và xâm nhập qua lớp màng nhày của niêm mạc ruột. Ở ruột non chúng tiết ra độc tố
tiêu chảy (choleratoxin) có trọng lượng phân tử khoảng 84000 dalton gồm hai tiểu
đơn vị là A và B. Tiểu đơn vị B sẽ gắn vào thụ quan, việc gắn kết này sẽ giúp tiểu
đơn vị A gắn kết vào niêm mạc ruột non. Khi xâm nhập vào tế bào, tiểu đơn vị A
liên tục kích thích và gia tăng sản sinh hàm lượng cAMP trong tế bào, phóng thích
các chất điện giải vào lòng ruột. Ngoài ra, chúng cũng tạo môi trường ưu trương dẫn
đến nước trong tế bào gia tăng trong lòng ruột gây tiêu chảy trầm trọng, hậu quả
mất nhiều chất điện giải (K+, Cl-, Na+…)
Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc ruột không gây tình trạng huyết nhiễm
trùng. Để phát bệnh, hàm lượng tế bào vi khuẩn tả trong ruột phải đạt nồng độ
khoảng 108 - 1010 tb/ml. Trong khi đó bệnh do vi khuẩn Salmonella hay Shigella chỉ
cần số lượng thấp cỡ 105-106 tb/ml là đã phát bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh

13



Do uống nước hay ăn thức ăn nhiễm khuẩn. Vi khuẩn thường có trong phân
của người bệnh, được thải ra môi trường xâm nhập vào rau sống, cá thịt và các loại
hải sản dưới nước. Người dân quen ăn rau sống hoặc những món tái, gỏi cá sống,
các loại sò, ốc, hến, tôm, cua… sẽ bị nhiễm bệnh.
Di chuyển đến các vùng đang có bệnh lưu hành sẽ tăng nguy cơ tiếp xúc với
mầm bệnh và nhiễm bệnh (từ thức ăn, nước uống).
Triệu chứng của bệnh
Bệnh tả là bệnh lây nhiễm qua nguồn thức ăn, nguồn nước không hợp vệ
sinh. Thời gian ủ bệnh từ một vài giờ đến 5 ngày, thường là 2-3 ngày (Cliver,
2006). Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm: nôn, đi phân toàn nước hoặc nhầy,
tiêu chảy trên 3 lần/ ngày hoặc có khi đi nhiều đến 20-30 lần/ ngày, mỗi lần có thể
đến 1 lít nước. Phân màu như nước vo gạo, tanh. Không phát hiện máu lẫn bạch
cầu, không gây nhiễm trùng toàn thân, tăng nhẹ bạch cầu đa nhân trung tính. Không
sốt, cảm giác mệt mỏi, khát nước, da khô, mắt trũng, thở nhanh và nông, chuột rút
các cơ. Mất nước và chất điện giải trầm trọng dẫn đến tăng huyết áp, thiểu năng tim
thận. Nếu không điều trị tỷ lệ tử vong có thể từ 25-50%.
Phòng ngừa
Giáo dục sức khỏe cho dân chúng là điều thiết yếu trong phòng chống bệnh
tả. Các thông tin quan trọng phải đến tận nhóm dân hay vùng cần quan tâm bằng
các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phổ biến tại trường học, các buổi họp
ở thôn xã.
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO, 1969), cơ quan phụ trách y tế
quốc gia phải báo cáo các trường hợp nghi ngờ tả cho tổ chức y tế thế giới càng
nhanh càng tốt và báo cáo số trường hợp mắc bệnh cũng như tử vong.
Cách ly dịch, kiểm tra dịch và kiểm soát biên giới khi dịch đang xảy ra ở một
vùng nào đó.
Hạn chế tập trung đông người như trong các lễ hội, họp chợ trong vùng dịch
tả đang đe dọa, vì dịch có thể lan rất nhanh qua thức ăn, nước uống. Nếu cần thiết

14



×