Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM POLYENZYM – VEM K ĐẾN TĂNG TRỌNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.42 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM
POLYENZYM – VEM - K ĐẾN TĂNG TRỌNG
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Họ tên sinh viên

:

HỒ THANH TÙNG

Ngành

:

Chăn Nuôi

Chuyên ngành

:

Lớp

:

DH07TA



Niên khóa

:

2007 – 2011

Thức ăn chăn nuôi

Tháng 8/2011

i


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM
POLYENZYM-VEM-K ĐẾN TĂNG TRỌNG CỦA
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Tác giả
HỒ THANH TÙNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu được cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
(chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG

Tháng 8/2011
ii



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Hồ Thanh Tùng
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm polyenzym-Vem-K đến
tăng trọng của gà Lương Phượng”.
Đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi khóa ngày………………........

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Dương Nguyên Khang

iii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh em trong gia đình đã cho con
có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm.
Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng toàn thể quý thầy, cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cho
tôi những bài học tốt nhất về kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hộ cũng như những
bài học làm người, giúp tôi trưởng thành hơn trong suốt quá trình học tập ở trường.
Thành kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Dương Nguyên Khang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất
để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TS. Võ Thị Hạnh, Viện Sinh Học Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp chế
phẩm và hướng dẫn kỹ thuật cho em trong suốt quá trình thí nghiệm.

Chân thành cảm ơn những người bạn trong và ngoài lớp DH07TA, các anh chị
trong trại bò sữa của trường đã sẽ chia giúp tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này.
Hồ Thanh Tùng

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các mức bổ sung 0; 0,4; 0,6 và 0,8% chế phẩm
Polyenzym-VEM-K vào thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương
Phượng chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung
chế phẩm Polyenzym-VEM-K đến tăng trọng của gà Lương Phượng” từ 2 đến 10
tuần tuổi. Đề tài được thực hiện từ 8 tháng 3 năm 2011 đến 18 tháng 5 năm 2011, tại
Trại bò thuộc trung tâm Nông – Lâm – Ngư Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh. Chúng tôi tiến hành nhập gà lúc 1 ngày tuổi, nuôi úm và chăm sóc thật tốt. Sau
2 tuần tuổi các gà được phân vào 4 lô hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi lô 30 con, đồng đều
trọng lượng, giới tính và khỏe mạnh. Từ tuần thứ 3 chúng tôi bắt đầu bổ sung chế
phẩm vào các lô bố trí thí nghiệm. Chế phẩm được trộn vào thức ăn với các nồng độ
như sau:
Lô I: Cám hỗn hợp.
Lô II: Cám hỗn hợp có bổ sung 0,4% Polyenzym-VEM-K.
Lô III: Cám hỗn hợp có bổ sung 0,6% Polyenzym-VEM-K.
Lô IV: Cám hỗn hợp có bổ sung 0,8% Polyenzym-VEM-K.
Kết quả cho thấy trọng lượng trung bình của lô I; II; III và IV lần lượt là 1805,
1948, 1890 và 1840g/con. Lượng thức ăn trung bình tiêu tốn cho 1kg tăng trọng của
các lô I; II; III và IV lần lượt là 605, 595, 599 và 560 kgTĂ/kg tăng trọng. Tỷ lệ móc
hàm (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 79,43; 80,49; 81 và 80,75. Tỷ lệ quầy thịt
(%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 68,28; 70; 69,1 và 67,64. Tỷ lệ đùi (%) của
các lô I; II; III và IV lần lượt là 22,57; 23,95; 23,44 và 22,99. Tỷ lệ ức (%) của các lô
I; II; III và IV lần lượt là 18,57; 18,27; 18,18; 19,79. Hiệu quả kinh tế của lô II; III và

IV so với lô I lần lượt là 205,8%; 160,8% và 126,5%.
Kết quả trên đã cho ta thấy rằng việc bổ sung chế phẩm Polyenzym-VEM-K
với mức độ bổ sung 0,4% đã cho kết quả tốt nhất về năng suất và hiệu quả kinh tế, ở
mức độ bổ sung 0,6% cũng cho kết quả tốt hơn so với khẩu phần không bổ sung chế
phẩm.
v


MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH .......................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam .................................................. 3
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới ..................................................................... 3
2.1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam ............................................................ 5
2.2. Đặc điểm về giống gà Lương Phượng ...................................................................... 6
2.3 Sinh lý tiêu hóa ở gia cầm ......................................................................................... 6
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt ................................................... 7
2.4.1 Con giống ............................................................................................................... 7
2.4.2 Dinh dưỡng ............................................................................................................. 8
2.4.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................................. 9

2.4.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con .............................................................. 9
2.4.3.2 Nhiệt độ ............................................................................................................... 9
2.4.3.3 Ẩm độ ................................................................................................................10
2.4.3.4 Ánh sáng ............................................................................................................10
2.4.3.5 Sự thông thoáng .................................................................................................10
2.4.3.6 Nước uống .........................................................................................................10
2.4.3.7 Cách chăm sóc, quản lý .....................................................................................11
vi


2.5 Sơ lược về Probiotic ................................................................................................11
2.5.1 Công dụng.............................................................................................................11
2.5.2 Cơ chế tác động của Probiotic ..............................................................................12
2.6 Giới thiệu về chế phẩm Polyenzym-VEM-K ..........................................................12
2.6.1 Thành phần của chế phẩm Polyenzym-VEM-K...................................................12
2.6.1.1 Vi khuẩn lactic ...................................................................................................12
2.6.1.2 Vi khuẩn Bacillus ..............................................................................................13
2.6.1.3 Nấm men ...........................................................................................................13
2.6.1.4 Enzym thủy phân ...............................................................................................13
2.6.1.4.1 Enzyme amylase .............................................................................................13
2.6.1.4.2 Enzym protease ..............................................................................................14
2.6.1.4.3 Enzym cellulase ..............................................................................................14
2.6.2 Tác dụng của chế phẩm Polyenzym-VEM-K.......................................................15
2.6.3 Bảo quản của chế phẩm Polyenzym-VEM-K ......................................................15
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu ...............................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................17
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................17
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................17
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................17
3.1.3 Nội dung ...............................................................................................................17

3.2 Phương pháp tiến hành ............................................................................................17
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................17
3.2.1.1 Con giống ..........................................................................................................17
3.2.1.2 Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm .......................................................................18
3.2.1.3 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .....................................................................18
3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ......................................................................................19
3.2.2.1 Bổ sung chế phẩm .............................................................................................19
3.2.2.2 Chăm sóc và quản lý..........................................................................................19
3.2.2.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ...........................................................................20
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................20
3.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................20
vii


3.2.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn................................................................................20
3.2.3.3 Chỉ tiêu về sức sống...........................................................................................21
3.2.3.4 Chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt ............................................................................21
3.2.3.5 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................21
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................23
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................23
4.1.1 Trọng lượng bình quân .........................................................................................23
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................................26
4.2 Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ...............................................................................28
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần .........................................................................28
4.2.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ....................................................................30
4.3 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng ...................................................................32
4.4 Giết mổ khảo sát ......................................................................................................33
4.5 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................36

5.1 Kết luận....................................................................................................................36
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40 

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
∑:

Tổng

NN - PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CFU:

Colony – forming unit (số đơn vị khuẩn lạc/1ml mẫu)

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới)

Kcal:

Kilo calori

LTĂTT:

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)


ME:

Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)

Pn:

Trọng lượng trung bình ở tuần n

Pn – 1:

Trọng lượng trung bình ở tuần n – 1

SD:

Độ lệch chuẩn

TĂ:

Thức ăn

TB:

Trung bình

TTBQ:

Trọng lượng bình quân (g/ngày)

TTTĂ:


Tiêu tốn thức ăn

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)

UI:

Unit international (1 đơn vị UI tương ướng 25 mg mẫu chuẩn quốc tế)

X:

Giá trị trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
trang
Bảng 2.1 Các nước có số lượng gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009………..……… 4
Bảng 2.2 Sản phẩm gia cầm qua các năm…………………………………………… 5
Bảng 2.3 Phân loại thức ăn cho gà...................................................................……… 8
Bảng 2.4 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 – 210C……………....……… 11
Bảng 2.5 Thành phần của chế phẩm Polyenzym-VEM-K .......................................... 12
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................. 17
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp.............................................. 18
Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa........................................................................................... 20
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần khảo sát (g/con ) .................... 23
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của các lô gà qua các tuần (gam/con/ngày)…............ 26
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)............................................................. 29

Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (kg TĂ/kg tăng trọng)........................ 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống (%)...................................................................................... 32
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt của gà ở 10 tuần tuổi.............................. 33
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 35
HÌNH
Hình 4.1 Gà trống và gà mái Lương Phượng lúc 10 tuần tuổi................................... 26
Hình 4.2 Đùi gà trống và gà mái mổ khảo sát lúc 10 tuần tuổi.................................. 34
Hình 4.3 Ức gà trống và mái gà mổ khảo sát lúc 10 tuần tuổi................................... 34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của
nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại
thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò
cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn
góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đất nước ta đang trên con
đường xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại với các công cuộc công nghệp hóa,
hiện đại hóa đất nước luôn được xúc tiến mạnh mẽ. Việt Nam vẫn còn là một nước
nông nghiệp vì vậy để phát triển kinh tế một cách bền vững thì ngành nông nghiệp
hiện đại chính là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy ngành chăn
nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng ngày càng có những bước phát triển nhảy
vọt về số lượng và cả chất lượng. Những tiến bộ khoa học, kỹ thuật được áp dụng ngày
càng nhiều vào chăn nuôi nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
chăn nuôi. Hiện nay, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều bất lợi (giá thức ăn chăn nuôi tăng
lên mỗi ngày với tốc độ chống mặt, bệnh tật hoành hành, giá cả và thị trường bán ra

gặp rất nhiều rủi ro...). Vì vậy bất cứ giải pháp nào có thể mang lại lợi nhuận cho các
nhà chăn nuôi đều có ý nghĩa rất quan trọng. Việc bổ sung chế phẩm trong chăn nuôi
gia cầm cũng không ngoài mục đích trên, tùy từng chế phẩm sẽ có nhiều tác dụng khác
nhau như bổ sung hệ vi sinh vật đường ruột giúp gia cầm có thể tiêu hóa tốt hơn, hoặc
giúp tăng sức đề kháng của gia cầm, từ đó giúp gia cầm phát triển tốt hơn nâng cao sản
lượng và giảm chi phí thức ăn, thuốc thú y. Trước khi đưa một chế phẩm vào chăn
nuôi mà nó có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất tác dụng của nó ta cần phải trải
qua các cuộc thử nghiệm. Vì vậy được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự
1


hướng dẫn của PGS.TS. Dương Nguyên Khang chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của bổ sung chế phẩm Polyenzym-VEM-K đến tăng trọng của gà Lương
Phượng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng tăng trọng và năng suất của gà lương phượng dưới sự tác
động của chế phẩm poyenzym-VEM-K trong thức ăn.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng khác nhau của các mức độ bổ sung 0%; 0,4%; 0,6% và
0,8% chế phẩm Polyenzym-VEM-K trong thức ăn đến mức tăng trọng và năng suất
của gà Lương Phượng từ 2 đến 10 tuần tuổi, thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nuôi
sống, khả năng tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn (FCR), chất lượng quầy thịt và hiệu quả
kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới
Năm 1999, tổng đàn gia cầm trên thế giới khoảng 10 tỷ con, trong đó 96,7% gà,
1,8% vịt, còn lại là các gia cầm khác. Tổng đàn gà trên thế giới cũng tăng theo thời
gian, cụ thể năm 2000 là 14.831,9 triệu con; năm 2002 là 16.373,16 triệu con; năm
2004 là 16.605,13 triệu con (Cục Chăn nuôi 2005).
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới năm 2009, số lượng
đầu gia cầm chính của thế giới như sau: gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là
1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới trong thời
gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc
4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ
613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con
đứng thứ 13 thế giới. Chăn nuôi VịtTrung Quốc cao nhất có 771 triệu con, thứ nhì Việt
Nam 84 triệu, thứ ba Indonesia 42,3 triệu, thứ tư Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp
có 22,5 triệu con Vịt (Đỗ Kim Tuyên, Cục Chăn nuôi, 2010).
 Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia cầm: Tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu
tấn, trong đó thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn...Cơ cấu về thịt của thế giới
nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt,
còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác (Đỗ Kim Tuyên, Cục
Chăn nuôi, 2010).
Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn,
bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế
giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn/năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng
3


của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là
Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1
triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín

là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.
 Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức
cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi
trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng
hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh
các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ
sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và
công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả
năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Bảng 2.1 Các nước có số lượng chăn nuôi gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009
STT
Tên nước
1
China
2
Indonesia
3
Brazil
4
India
5
Iran (Islamic Republic of Iran)
6
Mexico
7
Russian Federation
8
Pakistan

9
Japan
10
Turkey
(Theo FAO, 2010)

Số lượng (1000 con)
4.702.278
1.341.784
1.205.000
613.000
513.000
506.000
366.282
296.000
285.349
244.280

Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong
chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất
thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ. Chăn nuôi
hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn
4


nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang
được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng. Tuy nhiên
chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu
thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại

trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
2.1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con,
trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%.
Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm
2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu
con, bằng 86,2% năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với
2004. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm.
Cơ cấu giống gia cầm 80% là các giống địa phương, chỉ có 20% là các giống
cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản này được nuôi chủ yếu theo
phương thức chăn nuôi công nghiệp. Phân bố đàn gia cầm: đàn gà chủ yếu tập trung
tại các tỉnh phía Bắc chiếm 75%, còn 25% tập trung ở phía Nam, đàn vịt chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (55%), còn lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và miền
Trung. Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ, nuôi thả
rông chiếm đến xấp xỉ 70% ở gà và 92-93% ở vịt.
Bảng 2.2 Sản phẩm gia cầm qua các năm
Trứng

Năm

Tổng đàn gia
cầm (triệu con)

Đàn gà (triệu
con)

Thịt gia cầm
(tấn)


(tỷ quả)

2000

198,046

147,050

286,513

3,708605

2001

276,000

218,037

322,602

4,161844

2002

297,900

233,300

362,300


4,722000

2003

323,300

254,100

372,720

4,852000

2004

277,100

218,200

316,400

3,939000

2005
279,900
(Cục Chăn nuôi, 2005)

219,900

321,900


3,948000

5


2.2. Đặc điểm về giống gà Lương Phượng
Đây là giống gà thịt lông màu do thành phố Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây –
Trung Quốc, lai tạo thành công sau hơn 10 năm nghiên cứu sử dụng dòng trống địa
phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng được du nhập vào nước
ta năm 1997.
Gà con có màu lông nâu đen hoặc tro có đốm, nâu, nâu nhạt. Con trống lúc
trưởng thành có màu lông nâu đỏ, điểm mút của lông cánh, lông đuôi và lông cổ có
màu đen. Con mái có lông màu nâu có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, điểm mút lông
đuôi có màu đen, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Gà có mỏ, chân và da đều có màu
vàng.
Gà Lương Phượng có phẩm chất thịt thơm dai, vị đậm và tỷ lệ phần thịt có giá
trị cao.Ở 100 ngày tuổi trọng lượng gà mái đạt 1,7 - 1,9 kg, gà trống đạt 1,9 - 2,2 kg.
Nếu nuôi theo hình thức công nghiệp hoàn toàn thì trọng lượng gà trống lúc 10 tuần
tuổi trung bình đạt 2,2 kg, gà mái trung bình đạt 1,7 - 1,8 kg. Tiêu tốn thức ăn từ 2,9 3,1 kg. Đến 6 tháng tuổi gà mái bắt đầu đẻ trứng, năng suất đạt từ 160 - 170
trứng/năm. Gà Lương Phượng dễ nuôi, thích nghi cao, có thể nuôi nhốt hay nuôi thả
vườn. Do có những ưu điểm trên nên hiện nay gà Lương Phượng đã được nuôi ở các
trang trại và hộ gia đình và đang được các nhà chăn nuôi ưa chuộng.
2.3 Sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm gồm miệng, thực quản và diều, dạ dày tuyến, dạ
dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng và hồi tràng), ruột già và lỗ huyệt.
Miệng có mỏ dùng để lấy thức ăn, lưỡi dùng để lựa chọn thức ăn. Miệng không
có răng, có rất ít tuyến nước bọt nên tiêu hóa nhờ α – amylase không đáng kể. Nuốt
thức ăn bằng cách ngẩng đầu lên, duỗi dài cổ tạo áp lực âm đẩy thức ăn xuống dưới.
Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn và

đẩy thức ăn xuống diều. Ở diều không có enzyme tiêu hóa, có chức năng lưu trữ thức
ăn. Ở thủy cầm không có túi diều như ở gà và chim, thực quản có độ giãn lớn chứa
thức ăn. Tốc độ di chuyển thức ăn tùy thuộc vào độ ướt của nó, thức ăn nhão di chuyển
nhanh, cứng di chuyển lâu.
6


Dạ dày tuyến giống như dạ dày đơn nhưng có kích thước nhỏ, nối liền với dạ
dày cơ bằng một eo nhỏ. Dạ dày tuyến tiết dịch vị chủ yếu là acid chlohydric, pepsin
và musin. Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian thấm dịch tiêu hóa rồi chuyển
sang dạ dày cơ (Lâm Minh Thuận, 2004).
Dạ dày cơ dạng đĩa với hai khối cơ dày và chắc, cùng với lớp niêm mạc gồm
lớp biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học là
nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme và vi khuẩn trong thức ăn,
thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Dạ dày cơ co bóp nghiền thức ăn và đẩy thức
ăn đã được nghiền nát xuống tá tràng đồng tời kéo thức ăn từ diều xuống dạ dày tuyến.
Nếu có sỏi hay những vất cứng trong dạ dày cơ sẽ làm tăng biên độ co bóp.
Ở tá tràng, dưới tác động của dịch ruột, dịch tụy và dich mật, các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những phần tử có kích thước nhỏ nhất như
acid amin, triglycerit, đường đơn… các chất dinh dưỡng nhanh chóng được hấp thu
vào tĩnh mạch ở ruột non (Lâm Minh Thuận, 2004).
Ruột già của gia cầm gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Manh tràng có
chứa hệ vi sinh vật như Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột…tiêu hóa
một phần protein, lipid, glucid và tiêu hóa một lượng nhỏ chất xơ. Lỗ huyệt là nơi tập
trung chất không tiêu hóa ở ruột và nước tiểu, hấp thu nước, ion và thải phân ra ngoài.
Thành lỗ huyệt chứa túi fabricius là sơ quan bạch huyết quan trọng ở gia cầm.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.4.1 Con giống
Con giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất vật nuôi. Gà hướng thịt
phải có những đặc tính tốt như: trọng lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng cao, hệ số

chuyển hóa thức ăn thấp, khả năng kháng bệnh cao, chất lượng thịt tốt… Gà nuôi thịt
thường chọn con giống từ những tổ hợp 2, 3 hoặc 4 dòng để thu được kết quả tốt nhất.
Sự tăng trưởng nhanh trong những tuần đầu là một ưu thế của sức sản xuất thịt,
hơn nữa có sự tương quan nghịch rất lớn giữa thể trọng và năng suất trứng. Người ta
thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng tốt về sinh trưởng (tốc độ
tăng trọng nhanh, tỷ lệ quày thịt cao, khả năng chuyển hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt
tốt…) và dòng mái có thể trọng trung bình với những đặc tính tốt về sức sản xuất trứng
lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được những phẩm chất mong muốn
7


(Lâm Minh Thuận, 2004). Chọn con giống là những con khoẻ mạnh, lanh lẹ, lông
mượt khô và bóng, không khuyết tật như hở rốn, bụng xanh đen, bụng mềm căng đầy
nước, da bụng mỏng, mù mắt vẹo mỏ, chân cong.
2.4.2 Dinh dưỡng
Bên cạnh yếu tố con giống thì yếu tố dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng
không kém quyết định khả năng sản xuất của gà thịt. Với đặc điểm tăng trọng nhanh,
thời gian nuôi ngắn thì các giống gà hướng thịt có nhu cầu cao về dinh dưỡng trong
thức ăn và các chất bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng. Các chất dinh dưỡng từ
thức ăn như protein, glucid, lipid, chất khoáng, vitamin và nước được đưa và cơ thể
qua quá trình tiêu hóa và hấp thu đều có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
chất, cụ thể là các phân tử chất dinh dưỡng được sử dụng để tổng hợp thành mô cơ và
các cấu trúc của các cơ quan, bộ phận của cơ thể (Lâm Minh Thuận, 2004). Do đó, nếu
không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng gà sẽ kém phát triển và không đạt được trọng
lượng chuẩn của giống.
Thức ăn của gà phải có đủ các điều kiện:
Năng lượng phù hợp.
Protein phẩm chất tốt, cân bằng hàm lượng acid amin.
Chất khoáng theo tỷ lệ cân xứng.
Vitamin đầy đủ.

Bảng 2.3 Phân loại thức ăn cho gà
Loại gà

Giai đoạn

Gà con (hướng trứng) 0 – 7 tuần

Đặc điểm sinh lý – nhu cầu
Gà tăng trọng chậm. Bổ sung kháng sinh
Nhu cầu Ca, P dự trữ cho giai đoạn sau

Gà hậu bị

7 – 18 tuần

Gà đẻ

18 – 78 tuần Đạm 18 – 19%, Ca rất cao (3,5%), sắc tố

Gà con (hướng thịt)

0 – 28 ngày

Đạm, năng lượng cao (22%, 3100 Kcal
ME/kg TĂ

Gà thịt

29 – xuất


Giảm đạm (20%, 3100 – 3200 Kcal ME/kg


(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
Thức ăn cho gà nên chọn những thực liệu ổn định về chất lượng thì gà sẽ có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như
8


bắp, bánh dầu đậu phộng và các chất kháng dinh dưỡng (anti-trypsin) có trong đậu
nành. Bột thịt, bột cá có chất lượng cao,không bị nhiễm khuẩn,không bị hư hỏng, thối
rữa. Khi sử dụng dầu hay mỡ phải bổ sung chất chống oxy hóa. Thức ăn cân đối các
acid amin giới hạn như lysin và methionine, cân bằng năng lượng và protein sẽ đem lại
hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Hiện nay ngành chăn nuôi gà theo hướng sạch còn có những quy định khác về
thức ăn cho gà thịt như thức ăn sử dụng cho gà thịt phải làm từ các nguyên liệu tự
nhiên chứ không dùng những sản phẩm biến đổi gen, không được trộn thêm các chất
kích thích tăng trưởng, các acid amin tổng hợp… (Nguyễn Dương Trọng, 2006).
2.4.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
2.4.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con
Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành
khoảng 2 - 3oC. Điều kiện bên ngoài như nắng gió, nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn,mầm bệnh
là những bất lợi đối với gà con vì các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể gà
con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong giai đoạn đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao
nhất trong suốt quá trình nuôi, lớp lông tơ sẽ được thay bằng lớp lông phủ nên nhu cầu
dinh dưỡng của gà con cao và giảm dần về sau. Vì vậy để đảm bảo gà có sức sống và
sức sinh trưởng cao cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo các điều kiện
thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng.
2.4.3.2 Nhiệt độ
Gà thịt thương phẩm trong tuần đầu cần phải được úm ở nhiệt độ 32 - 34oC, sau

mỗi tuần nhiệt độ được giảm bớt 2 - 3oC. Sau 3 tuần tuổi gà sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ
21 - 24oC (Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006). Nhiệt
độ chuồng nuôi cần ổn định trong chuồng nuôi cả ngày và đêm. Đây là yếu tố quan
trọng đối với gà con, nhất là trong tuần đầu. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà con, về
sau đàn gà phát triển không đều, dễ cảm nhiễm bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm sút (Hội
Chăn Nuôi Việt Nam, 2002).
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng nước và thức ăn tiêu thụ hàng ngày
của gà. Khi nhiệt độ tăng gà ăn ít hơn và uống nước nhiều hơn từ đó ảnh hưởng đến
tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn (Lâm Minh Thuận, 2004).
9


2.4.3.3 Ẩm độ
Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp
mà đó lại là cách thải nhiệt chủ yếu của gia cầm. Khi nhiệt độ cao kết hợp với ẩm độ
cao sẽ gây tác hại nghiêm trọng hơn. Ẩm độ cao vi sinh vật sẽ phát triển, tăng cường
sinh các khí độc hại như amoniac, sulfur gây tình trạng kém vệ sinh trong chuồng
nuôi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của gà, giảm sức sống, chất lượng quầy thịt giảm
(Lâm Minh Thuận, 2004). Ẩm độ không khí tốt nhất trong chuồng nuôi là từ 50 - 70%.
2.4.3.4 Ánh sáng
Ánh sáng với cường độ vừa phải có tác dụng tăng quá trình trao đổi chất, tăng
chuyển hóa Ca và P làm tăng sự sinh trưởng xương ở gà con.Thời gian chiếu sáng cho
gà thay đổi theo tuổi. Gà con cần chiếu sáng 23 - 24 giờ/ngày trong khoảng 3 tuần đầu.
Từ tuần 4 - 6 giảm xuống còn 16 giờ/ngày; từ tuần 7 - 18 khoảng 8 giờ/ngày (Viện
chăn nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006).
2.4.3.5 Sự thông thoáng
Trong quá trình nuôi, lượng khí O2 giảm đi, CO2 và các chất khí có hại được
sinh ra. Trong các khí độc trong chuồng thì khí amoniac đáng lưu ý nhất, vì nồng độ
khí này tăng cao khi điều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém, thông thoáng kém, chất độn
chuồng ẩm ướt và gây tác động xấu đến gia cầm, vì vậy việc thông thoáng trao đổi

không khí trong chuồng nuôi là rất quan trọng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.3.6 Nước uống
Nước là yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Đối với gia cầm, nước
chiếm khoảng 55 – 75% trọng lượng. Thiếu nước có thể gây stress dẫn đến giảm ăn,
giảm tăng trọng, và giảm năng suất. Lượng nước tiêu thụ tùy thuộc vào tính chất thức
ăn, nhiệt độ, lứa tuổi, giai đoạn sản xuất. Nước có độ cứng cao làm cho gia súc bị tiêu
chảy, làm tăng tính tích nước trong mô dẫn đến hiện tượng phù và có thể gây tác hại
trên thận. Trong các loại vật nuôi gà tây nhạy cảm nhất với độ cứng của nước. Vì vậy
cần cung cấp đầy đủ nước sạch, tránh để gà thiếu nước.

10


Bảng 2.4 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 – 210C
Tuần tuổi

Mức tiêu thụ nước

Tuần tuổi

(lít/1000 con/ngày)

Mức tiêu thụ nước
(lít/1000 con/ngày)

1

-

7


82

2

-

8

90

3

45

9

99

4

55

10

107

5

64


11

117

6

72

12

124

(Viện chăn nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006)
2.4.3.7 Cách chăm sóc, quản lý
Cho gà ăn đúng giờ, không để thức ăn thừa trong máng sẽ có tác dụng kích
thích gà ăn nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Vệ sinh máng ăn, máng uống;
thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt, hạn chế tham quan, thực hiện cùng
nguyên tắc cùng vào cùng ra… có tác dụng giảm tối thiểu khả năng mắc bệnh nên gà
đạt trọng lượng xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất.
2.5 Sơ lược về Probiotic
Từ probiotic có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. Probiotic là
sản phẩm lên men của các vi sinh vật có lợi như Lactobacillus acidophilus,
Streptococcus faecium, Bacilluss subtilis… và một số loại nấm men có lợi được bổ
sung vào thức ăn có tác dụng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật
có hại (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.5.1 Công dụng
Tiết enzyme tiêu hóa, ổn định pH trong ruột giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp
thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bảo vệ niêm mạc ruột, cạnh tranh với các vi khuẩn gây hại khác như

Escherichia coli, Samonella… bằng cách cạnh tranh vị trí trên niêm mạc ruột và tiết ra
một số kháng sinh chống lại chúng.
Ngoài ra probiotic còn tiết ra acid laclic làm giảm pH ngăn chặn sự hình thành
các amin độc trong ruột (Lâm Minh Thuận, 2004).

11


2.5.2 Cơ chế tác động của Probiotic
Tác động kháng khuẩn: cạnh tranh và tiết ra các chất kháng khuẩn ức chế cả vi
khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất
diệt vi khuẩn gây bệnh do vi khuẩn có lợi tổng hợp. Những hợp chất này làm giảm
những sinh vật gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn gây bệnh và
sự tạo ra các độc tố của chúng.
Tác động trên biểu mô ruột: probiotic kết dính với tế bào mucose niêm mạc
ruột, cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn gây bệnh và đẩy mạnh sự tạo ra các phân
tử phòng vệ như chất nhầy (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.6 Giới thiệu về chế phẩm Polyenzym-VEM-K
2.6.1 Thành phần của chế phẩm Polyenzym-VEM-K
Bảng 2.5 Thành phần của chế phẩm Polyenzym-VEM-K
Chỉ tiêu
Hàm lượng
Lactobacillus spp. (CFU/g)

1 x 104

Bacillus spp. (CFU/g)

1,5 x 106


Nấm men (CFU/g)

1,2 x 105

α-amylase (UI/g)

21,5

Protease (UI/g)

5,5

Cellulase (UI/g)

9,2

Glucoamylase (UI/g)

10,4

Đạm tổng số (%)

7,13

Tinh bột (%)

43

Xơ thô (%)


12,3

Độ ẩm (%)

13,5%

Màu sắc, mùi

Dạng bột, màu ngà, mùi thơm nhẹ

2.6.1.1 Vi khuẩn lactic
Gồm các loài vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus: nhóm vi khuẩn Gram +, hình
que, thường kết thành chuỗi, không sinh bào tử yếm khí tùy ý, phát triển tốt ở nhiệt độ
37 – 40oC, nhưng cũng có thể phát triển ở 25 – 45oC. Lên men các loại đường glucose,
maltose, saccharose, lactose tạo acid lactic khoảng 2% và tạo kháng sinh acidopholin.
12


2.6.1.2 Vi khuẩn Bacillus
Các loài thộc giống Bacillus spp. gồm B. subtilis, B. licheniformis, B.
megaterium, đây là các chủng có dạng hình que, gram +, di động, có bao nhày và sinh
bào tử, thuộc loại hiếu khí, thích hợp ở nhiệt độ 30 - 35oC, nhưng cũng phát triển ở 25
- 40oC. Có khả năng sinh kháng sinh, tạo enzyme a-amylase và protease... nên được
ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.
B. licheniformis: có khả năng sinh amylase, protease kiềm, cellulase và kháng
sinh Bacitracin (ức chế vi khuẩn gây bệnh Gram (+) (Staphylococcus aureus, Bacillus
cereus, Streptococcus sp.)
B. megaterium: tế bào xếp thnh chuổi, sinh tổng hợp -amylase, protease,
phytase, và vitamin B12,
B. subtilis: sinh tổng hợp subtilisin protease, amylase, và kháng sinh (subtilin:

ức chế vi khuẩn gây bệnh Gram (+) và các mầm bệnh khác.
2.6.1.3 Nấm men
Các loài thộc giống Saccharomyces: khuẩn lạc màu đục sữa, khô và gồ cao, tế
bào hình elip, sinh sản nhanh và mạnh bằng cách nẩy chồi, có thể tạo bào tử, hiếu khí
tùy ý. Trong điều kiện hiếu khí, nấm men sinh sản nhanh và mạnh bằng cách nẩy chồi,
tăng sinh khối; trong điều kiện yếm khí, nấm men lên men các loại đường thành
ethanol. Nhiệt độ thích hợp 20 - 30oC. Một số loài có khả năng đối kháng, cạnh tranh
với các vi sinh vật có hại, kháng độc tố và kích thích hệ miễn nhiễm của ruột.
2.6.1.4 Enzym thủy phân
Enzym là những protein có cấu tạo phức tạp và đóng vai trò xúc tác sinh học ở
điều kiện nhiệt độ, pH, áp suất thường.
2.6.1.4.1 Enzyme amylase
Vi sinh vật tham gia tổng hợp amylase: α-amylase được nấm sợi và vi khuẩn
tổng hợp nhiều nhất, các loại amylase thường gặp khi nuôi cấy vi sinh vật:
α-amylase hay endoamylase (EC 3.2.1.1), thủy phân liên kết 1,4 glycozit ở
những vị trí trong phân tử tinh bột, sản phẩm tạo thành gồm: maltose, glucose, dextrin
phân tử lượng thấp, không đổi màu iot, loại α-amylase bền nhiệt, cấu trúc bền tăng lên
khi có mặt ion Ca2+, kém bền trong môi trường axít, ở pH 2,5 nó bị mất hoạt tính sau
30 phút.
13


β-amylase (EC 3.2.1.2): Tham gia thủy phân 1,4 glucozit ở đầu không khử, chủ
yếu tạo thành maltose và dextrin phân tử lớn, bị mất hoạt tính ở nhiệt độ > 70oC, bền
với axít.
Glucoamylase (EC 3.2.1.3): Tham gia thủy phân tinh bột, glucogen,
polysaccharide đồng loại ở liên kết 1,4 glucozit và 1,6 glucozit thành dextrin có phân
tử thấp, liên tục tách gốc glucose, cuối cùng tạo thành glucose.
Glucoamylase có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất rượu, chúng chuyển các dextrin
phân tử cao không lên men thành những hợp chất lên men được và do đó nâng cao

hiệu suất nấu rượu từ những nguyên liệu tinh bột.
2.6.1.4.2 Enzym protease
Protease là nhóm enzym thủy phân các liên kết peptit trong phân tử protein để
tạo thành các peptit ngắn để cuối cùng tạo thành các axít amin và NH3.
Protease nhóm 1: gồm các loại protease có serin trong trung tâm hoạt động
(tripsin, chymotripsin, elastatse, subtilizin, các enzym xúc tác làm đông máu)
Protease nhóm 2: gồm các protease co nhóm SH trong trung tâm hoạt động
(bromelin, papain, fixin).
Protease nhóm 3: gồm các protease có kim loại trong trung tâm hoạt động và trực
tiếp tham gia quá trình xúc tác (bao gồm các protease trung tính của Bacilus)
Protease nhóm 4: gồm các protease có nhóm carboxyl trong trung tâm hoạt động
(pepsin, renin, protease axít của vi sinh vật)
Dựa vào khoảng pH hoạt động, người ta chia protease thành ba loại: loại axít
hoạt động ở vùng pH 2,5 - 3; loại trung tính hoạt động ở pH 6 - 7,5 và loại kiềm hoạt
động trong khoảng pH 8 - 11.
2.6.1.4.3 Enzym cellulase
Celluase là một nhóm enzym hoạt động phối hợp trong việc thủy phân cellulose
thành glucose. Hệ cellulase gồm ba thành phần chính: exoglucanase (EC 3.2.1.91),
endoglucanase (EC 3.2.1.4) và -glucosidase (EC 3.2.1.21).
Cellulase được sinh tổng hợp chủ yếu từ vi khuẩn giống Bacillus, xạ khuẩn
Streptomyces và nấm sợi thuộc giống Trichoderma, Aspergillus. Ngoài ra, cellulase
còn có mặt trong các hạt của thực vật bậc cao, hạt lúa mạch, giun đất, sâu róm và ốc
sên.
14


Các bước hoạt động thủy phân cellulose của cellulase: Đầu tiên, exoglucanase
phá vỡ liên kết hydrogene trong phân tử cellulose, sau đó endoglucanase tiếp tục thủy
phân cellulose thành các phân tử cellobiose và sau cùng -glucosidase phân cắt
cellobiose thành glucose.

Theo lý thuyết sinh tổng hợp enzym cảm ứng, trong môi trường nuôi cấy các vi
sinh vật sinh cellulase nhất thiết phải có cellulose là chất cảm ứng và nguồn carbon.
Những nguồn cellulose có thể là giấy lọc, bông, bột cellulose, lõi ngô, cám bổi,
mùn cưa, bã củ cải, rơm, than bùn v.v…
2.6.2 Tác dụng của chế phẩm Polyenzym-VEM-K
Kích thích tiêu hóa cho gia súc, gia cầm.
Giúp tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn.
2.6.3 Bảo quản của chế phẩm Polyenzym-VEM-K
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu
Nguyễn Dương Trọng (2006) đã khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế
phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng với các mức
0,2%; 0,1%; 0,2% bổ sung định kỳ và không bổ sung chế phẩm đã cho kết quả trọng
lượng bình quân của các lô thí nghiệm lần lượt là 1.688,4; 1.635; 1.579 và 1.588
g/con. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của các lô lần lượt là 2,9; 2,9; 3,2 và 3,3
kg. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy của các lô lần lượt là 100; 100; 99,2 và 99,2%.
Lê Thị Thùy Linh (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp trùn quế
(Prerionyx excavatus) và probiotic trên sinh trưởng và năng suất của gà Lương
Phượng. Kết quả cho thấy với các mức bổ sung hỗn hợp trùn quế và probiotic ở các lô
I, II, III và IV lần lượt là 0; 10; 20 và 30% trong thức ăn, trọng lượng bình quân của
các lô lần lượt là 1.751; 1.927; 1.963 và 2.000 g/con. Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg
tăng trọng của các lô lần lượt là 3,3; 2,8; 2,7 và 2,6 kg. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy của các
lô lần lượt là 97; 99,6; 98,7 và 99,6%. Tỷ lệ quầy thịt của các lô lần lượt là 64,1; 68,8;
69,8 và 70,8.
Nguyễn Hoàng Thịnh (2009) đã khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp chế phẩm
Multi I trên sinh trưởng và năng suất của gà ta với mức bổ sung vào các lô I, II, III và
IV lần lượt các nồng độ 5; 3,75; 2,5 và 0‰ trong nước uống đã thu được kết quả trọng
15



×