Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRÊN TĂNG TRƯỞNG GÀ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.39 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ
NẤM MỐC TRÊN TĂNG TRƯỞNG GÀ THỊT

Sinh viên thực hiện : HUỲNH NGỌC LOAN
Lớp

: DH07TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Khóa

: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

HUỲNH NGỌC LOAN


SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ
NẤM MỐC TRÊN TĂNG TRƯỞNG GÀ THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
Chuyên ngành Thức Ăn
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08 năm 2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Huỳnh Ngọc Loan
Tên luận văn: “So sánh hiệu quả các chất hấp phụ độc tố nấm mốc trên
tăng trưởng gà thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP .HCM, ban Chủ Nhiệm cùng
toàn thể quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi nhất và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
và hoàn thành khóa luận này.
Công ty thức ăn chăn nuôi Việt Pháp (Proconco) đã tạo điều kiện để thực
hiện thí nghiệm này.
Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận tụy, lo lắng và hy sinh để
con có được hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
những năm học đại học và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin gởi lòng cám ơn đến
Chị Hiếu, Anh Nhân, anh Phú, chị Thảo, anh Hưởng, bạn Hương, bạn Mão,
bạn Hưng, bạn Huy, bạn Hải, bạn Kha, các anh em trong trại thực tập và tập thể lớp
Thức ăn 33 đã quan tâm giúp đỡ , động viên tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.

Chân thành cảm ơn!
Huỳnh Ngọc Loan

iii


TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành từ 17/3/2011 đến 15/5/2011 tại trại thực nghiệm
của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, trên 287 gà thịt có trọng

lượng trung bình lúc 0 ngày tuổi là 41,39 g/con, được chia thành 7 lô, mỗi lô có 4
lần lập lại, mỗi lần lập lại có 10 - 11 gà. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu
tố hoàn toàn ngẫu nhiên, gà ở lô đối chứng được cho ăn thức ăn cơ bản không có
chất hấp phụ độc tố nấm mốc trong khi gà ở 6 lô còn lại được cho ăn thức ăn có
chất hấp phụ độc tố nấm mốc được ký hiệu lần lượt là A, B, C, D, E, F.
Sau 42 ngày thí nghiệm thu được kết quả:
 Gà ở lô III sử dụng chất hấp phụ B (CHP B) có trọng lượng trung bình cao
nhất (2,555,5 g/con), so với các lô VI (CHP E), lô V (CHP D), lô I (đối chứng), lô
IV (CHP C), lô VII (CHP F), và thấp nhất ở lô II (CHP A) lần lượt là 2507,8 g/con;
2485,8 g/con; 2482,5 g/con; 2422,5 g/con; 2414,8 g/con và 2215,3 g/con. Chỉ có sự
khác biệt ý nghĩa về thống kê giữa trọng lượng trung bình của gà ở lô II so với các
lô còn lại (P< 0,05).
 Gà ở lô III có TTTĐ là cao nhất (59,88 g/con/ngày), lần lượt so với lô VI,
lô V, lô I, lô IV, lô VII và thấp nhất là lô II. Chỉ có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê
giữa tăng trọng tuyệt đối của gà ở lô II so với các lô còn lại (P< 0,05).
 Thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm ở lô II thấp nhất so với tất cả các lô và
khác biệt có ý nghĩa (P< 0,05).
Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở lô II là thấp nhất đạt 90,23 %. Sự khác
biệt về TLS là không có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm (P> 0,05).
 Hầu hết các lô thí nghiệm đều có tỷ lệ protein trao đổi và năng lượng trao
đổi thấp hơn so với lô đối chứng. Khác biệt giữa các lô không có ý nghĩa với P>
0,05.
 Hiệu quả kinh tế dựa vào chi phí cho một kg tăng trọng ở lô II, lô III và lô
VI là cao hơn so với lô đối chứng. Chỉ số hiệu quả sản xuất PEF ở lô III, lô V,và lô
VI cao hơn so với lô đối chứng. Sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm về HQKT là

iv


không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).


MỤC LỤC
TRANG

TIÊU ĐỀ ................................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH ........................................................................................................ 2
1.3 YÊU CẦU .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm về nấm mốc ................................................................................... 3
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc ..................... 3
2.1.3 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với thức ăn chăn nuôi ........................... 3
2.2 ĐỘC TỐ NẤM MỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ................................ 4
2.2.1 Định nghĩa độc tố ............................................................................................ 4
2.2.2 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi ........................................... 5
2.2.3 Một số độc tố nấm mốc và ảnh hưởng của chúng đối với gà ......................... 6
2.2.3.1 Fumonisin ..................................................................................................... 7
2.2.3.2 Trichothecenes ............................................................................................. 7
2.2.3.3 Zearalenone .................................................................................................. 8
2.2.3.4 Ochratoxin .................................................................................................... 9
2.2.3.5 Deoxynivalenol ........................................................................................... 9
2.2.3.6 Aflatoxin .................................................................................................... 10


v


2.3 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC ................................................... 10
2.3.1 Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho...................................... 11
2.3.2 Sử dụng hóa chất để chống mốc xâm nhập vào thức ăn ............................... 11
2.4 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA MYCOTOXIN .............................. 12
2.4.1 Biện pháp vật lý để loại trừ mycotoxin ......................................................... 13
2.4.2 Biện pháp hóa học khử độc tính của mycotoxin ........................................... 13
2.4.3 Biện pháp sinh học kết dính mycotoxin ........................................................ 14
2.5 CÁC CHẤT HẤP PHỤ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ............................... 16
2.5.1 Chất hấp phụ A.............................................................................................. 16
2.5.2 Chất hấp phụ B .............................................................................................. 16
2.5.3 Chất hấp phụ C .............................................................................................. 16
2.5.4 Chất hấp phụ D.............................................................................................. 17
2.5.5 Chất hấp phụ E .............................................................................................. 17
2.5.6 Chất hấp phụ F ............................................................................................. 17
2.6 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG GÀ THÍ NGHIỆM ................................. 17
2.6.1. Đặc điểm chung của gà Cobb ...................................................................... 17
2.6.2 Hạn chế giống gà ........................................................................................... 17
2.7 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y .................. 18
2.7.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành .................................................................. 18
2.7.2 Qui mô chuồng gà ......................................................................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 20
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH THÍ NGHIÊM ............................ 20
3.2 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM ............................................................................. 20
3.2.1 Thí nghiệm 1 ................................................................................................. 20
3.2.2 Thí nghiệm 2 ................................................................................................. 21
3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ............................................. 23
3.3.1 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ............................................................... 23

3.3.2 Thức ăn thí nghiệm ....................................................................................... 23
3.3.3 Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc ................................................................ 25

vi


3.3.4 Vệ sinh và công tác thú y .............................................................................. 26
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ............................................................................ 28
3.4.1 Tăng trọng ..................................................................................................... 28
3.4.2 Sự sử dụng thức ăn ........................................................................................ 29
3.4.3 Tỷ lệ nuôi sống .............................................................................................. 29
3.4.4 Tỷ lệ trao đổi chất ......................................................................................... 29
3.4.5 Giá trị năng lượng ......................................................................................... 29
3.4.6 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 30
3.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 31
4.1 KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG .......................................................................... 31
4.1.1 Trọng lượng bình quân (g/con) ..................................................................... 31
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) ................................................................ 33
4.2 TIÊU THỤ THỨC ĂN (g/con/ngày) ............................................................... 35
4.3 CHỈ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN (FCR)................................................... 36
4.4 TỶ LỆ NUÔI SỐNG (%) ................................................................................. 38
4.5 TỶ LỆ PROTEIN TRAO ĐỔI (%) .................................................................. 39
4.6 NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI (cal/g) ............................................................... 40
4.7 HIỆU QUẢ KINH TẾ ...................................................................................... 41
4.7.1 Dựa trên chi phí thức ăn cho tăng trọng ........................................................ 41
4.7.2 Dựa trên chỉ số hiệu quả sản xuất ................................................................. 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 43
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 43
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 48

vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHP

Chất hấp phụ

CPTĂ

Chi phí thức ăn

DON

Deoxynivalenol

EGM

Eter – Gluco – Mannan

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

FE

Năng lượng phân




Giai đoạn

GE

Gross Energy

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HSCAS

Hydrated Sodium Calcium Aluminosilicat

LD50

Lethal Dose Fifty

ME

Năng lượng trao đổi

NL

Năng lượng

OTA


Ochratoxin A

PEF

Production Efficiency Factor

PVPP

Polyvinyl Polypyrolidone

RH

Độ ẩm tương đối



Thức ăn

TLBQ

Trọng lượng bình quân

TLP TĐ

Tỷ lệ protein trao đổi

TT

Tăng trọng


TTTĂ

Tiêu thụ thức ăn

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

UE

Năng lượng nước tiểu

VCK

Vật chất khô

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của bắp bị nhiễm độc tố nấm mốc ............................. 4
Bảng 2.2 Một số độc tố và sự có mặt của chúng ở ngủ cốc ..................................... 5
Bảng 2.3 Liều gây chết của aflatoxin trên động vật thí nghiệm .............................. 6
Bảng 2.4 Độc tố kết hợp gây tăng độc lực trong chăn nuôi gia cầm ....................... 7
Bảng 2.5 Đánh giá mức nhiễm độc tố trong nguyên liệu ngũ cốc ........................... 8
Bảng 2.6 Quy định về mức tối đa độc tố aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp ............ 10
Bảng 2.7 Sự cân bằng độ ẩm nguyên liệu và độ ẩm không khí ............................. 11
Bảng 2.8 Hóa tính của một số chất chống nấm mốc ............................................. 12

Bảng 2.9 Sự khử độc bánh dầu phộng bằng ammoniac ......................................... 14
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà từ 0 – 42 ngày .............................. 20
Bảng 3.2 Nguồn gốc chất hấp phụ trong lô thí nghiệm ......................................... 21
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu trong thức ăn ................................................... 24
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.................................................... 24
Bảng 3.5 Hàm lượng độc tố thức ăn được phân tích ............................................ 24
Bảng 3.6 Lịch chủng ngừa vaccine cho gà thí nghiệm .......................................... 27
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các giai đoạn (g/con) ...................... 31
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn .................... 33
Bảng 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn ............................. 35
Bảng 4.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn của gà ......................................................... 37
Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của gà qua các giai đoạn (%) ................................................. 38
Bảng 4.6 Tỷ lệ tiêu hóa protein thô ........................................................................ 39
Bảng 4.7 Năng lượng trao đổi ................................................................................ 40
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm ................................................. 41
Bảng 4.9 Chỉ số hiệu quả sản xuất PEF ................................................................. 42

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TRANG

Hình 2.1 Trại gà thực tập ....................................................................................... 18
Hình 3.1 Bố trí chuồng thí nghiệm tiêu hóa ........................................................... 22
Hình 3.2 Cân trọng lượng mẫu phân ...................................................................... 22
Hình 3.3 Cách bố trí chuồng gà trong trại .............................................................. 23
Hình 3.4 Úm gà ...................................................................................................... 25
Hình 3.5 Vệ sinh sát trùng chuồng trại .................................................................. 27
Hình 3.6 Cân gà lúc 42 ngày tuổi ........................................................................... 28

Hình 3.7 Lấy mẫu phân .......................................................................................... 30
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm ......................................... 32
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm .............................................. 34
Biểu đồ 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà thí nghiệm .................................. 35
Biểu đồ 4.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm ................................... 37
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ sống của gà qua các giai đoạn .................................................... 39

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thức ăn chăn nuôi nấm mốc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và
năng suất vật nuôi. Nó không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà
còn sản sinh ra các độc tố gây bệnh cho vật nuôi. Theo Đặng Vũ Hồng Miên và
cộng sự (2003) đã phân lập được ở trong thức ăn gia súc ở miền nam Việt Nam
nhiễm đến 139 loài nấm mốc, trong số đó có 35 loài có tiềm năng sinh độc tố. Do
đó việc áp dụng những biện pháp để khắc phục tình trạng nhiễm nấm mốc trong
nông sản và thức ăn gia súc là cần thiết.
Có nhiều biện pháp được đề ra để giải quyết vấn đề trên như: biện pháp vật
lý, biện pháp hóa học hay các biện pháp sinh học. Tuy nhiên được đánh giá cao hiện
nay là biện pháp sử dụng chất hấp phụ độc tố nấm mốc. Là giải pháp vừa ít tốn kém
vừa không tốn nhiều thời gian mà có thể đem lại hiệu quả cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hấp phụ độc tố với nguồn gốc
thành phần khác nhau từ đất sét, từ nấm men hay là sự kết hợp giữa đất sét và nấm
men. Để biết rõ ảnh hưởng và hiệu quả tác động của loại chất hấp phụ độc tố nấm
mốc chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể và được tiến hành trên từng đối tượng
thú thí nghiệm. Qua đó giúp nhà chăn nuôi có thể lựa chọn và áp dụng trong chăn
nuôi, đem lại lợi nhuận cao nhất.

Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn dinh dưỡng gia súc, khoa
Chăn nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, ban quản lý trại thực
nghiệm khoa Chăn nuôi thú y trường ĐH Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của
TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hiệu quả của việc bổ
sung các chất hấp phụ độc tố nấm mốc trên tăng trưởng gà thịt”

1


1.2 MỤC ĐÍCH
So sánh hiệu quả của một số chất hấp phụ độc tố trong thức ăn gà thịt, dựa
trên các chỉ tiêu về tăng trưởng, chỉ số chuyển biến thức ăn, hiệu quả kinh tế…
Đánh giá ảnh hưởng của chất hấp phụ độc tố đối với dinh dưỡng trong thức ăn gà
thịt.
1.3 YÊU CẦU
Nuôi dưỡng gà thịt từ 0 – 42 ngày tuổi, theo dõi và thu thập các số liệu liên
quan đến mức tăng trọng hằng ngày, lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày, hệ số
chuyển biến thức ăn (FCR)… Sau 42 ngày nuôi dưỡng gà thí nghiệm, giữ lại một số
gà tiến hành thí nghiệm tiêu hóa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nấm mốc
Nấm mốc là vi nấm có cấu tạo gần giống với thực vật, sống ký sinh hay hoại
sinh trên nhiều loại chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ. Nấm mốc có ở khắp
mọi nơi từ phân, đất, cây cỏ mục nát, quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm và

thậm chí trên một số loại vật chất hầu như không có chất dinh dưỡng như dụng cụ
quang học, kim loại và các chất dẻo…
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc
Có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc:
• Lượng nước có trong cơ chất
• Nồng độ ion H+
• Độ ẩm và nhiệt độ môi trường
• Thành phần các chất có trong không khí (chủ yếu là Oxi và CO2)
• Trạng thái vật chất (thể lỏng, thể rắn)
• Hàm lượng chất dinh dưỡng
• Điều kiện bảo quản
• Các yếu tố đặc biệt khác
Tuy nhiên có 4 nhân tố đóng vai trò quan trọng là hàm lượng nước tự do
trong vật chất, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, thành phần không khí và điều kiện
bảo quản.
2.1.3 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với thức ăn chăn nuôi
Ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng

3


Sự phát triển của nấm mốc trên thức ăn chăn nuôi đã gây những tổn thất
mang nhiều khía cạnh khác nhau cả về số lượng lẫn chất lượng. Nấm mốc phát triển
trên nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không những làm biến đổi màu sắc mùi vị mà
còn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cơ chất như protein bị thủy phân, lượng
lipid bị giảm thấp, lượng xơ trong hạt tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và
giảm thấp năng lượng. Ngoài ra, bắp có thể giảm đến 25 % giá trị dinh dưỡng nếu
bị nhiễm mốc nặng, làm biến đổi màu sắc và có mùi hôi của mốc.
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của bắp bị nhiễm độc tố nấm mốc
Nguyên liệu

Bắp không
nhiễm
Bắp nhiễm
độc

Tinh bột Đường

ME

Protein

Béo

Khoáng

(kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

3410

8,9


4,0

3,1

57,6

4,3

3252

8,3

1,5

3,4

58,1

4,6

(Tindal, 1993 - trích bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
Ảnh hưởng đến mùi vị và tính ngon miệng
Theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp (2003), trong quá trình phát triển
nấm mốc đã bài tiết ra môi trường những chất trao đổi, đặc biệt là các men phân giải
chất dinh dưỡng như lipase, protease, amylase, gây biến đổi mùi vị của cơ chất, ảnh
hưởng đến tính thèm ăn của vật nuôi. Ngoài ra, nấm mốc còn sản sinh ra nhiều độc
chất khác nhau xâm nhập vào trong cơ chất, gây ảnh hưởng sức khỏe của người và
gia súc.
2.2 ĐỘC TỐ NẤM MỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG

2.2.1 Định nghĩa độc tố
Theo Dương Thanh Liêm (2008) thì độc tố nấm mốc được dịch từ chữ
“mycotoxin”, là chất độc được sinh ra từ nấm mốc, nó không phải là hợp chất có
sẵn trong nguyên liệu thức ăn do sự tổng hợp của thực vật, nó xuất hiện trong
nguyên liếu sau thu hoạch, bảo quản, chế biến do các loài nấm mốc sinh ra. Nó gây
tác hại rất lớn cho gia súc, gia cầm, cho cả sức khỏe con người.

4


Về chủng loại độc tố nấm thì càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều
loại, cho đến nay đã phát hiện ra có hơn 300 loại độc tố, trong đó có khoảng 20 chất
gây nguy hiểm đối với con người và vật nuôi. Một số ngũ cốc như bắp, các loại đậu,
hạt có dầu thường rất thích hợp cho sự sản sinh độc tố của nấm mốc.
Bảng 2.2 Một số độc tố và sự có mặt của chúng ở ngũ cốc
Độc tố

Bắp

Gạo



Aflatoxin

+

+

Citrin


+

+

+

Ochratoxin

+

+

+

Sterigmatocystin

+

+

Zearalenone

+

+

T – 2 toxin

+


+

Nivalenol

+

+

Diacetocyscirpenol

+

+

(Theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
2.2.2 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi
Sự có mặt của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi đã dẫn đến những
hậu quả như:
• Tăng chi phí thức ăn trên một ký tăng trọng và chậm lớn
• Tỷ lệ ốm và chết do các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp cao
• Giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm
• Giảm sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở, gây chết phôi và nhiều trường
hợp gây sảy thai, đẻ non
• Nếu liều độc tố đủ lớn sẽ gây chết hàng loạt gia súc gia cầm.
• Nếu liều không đủ lớn có thể gây ốm, còi cọc, xù lông, vàng da, phân
lỏng và dẫn đến chết
• Tồn dư độc tố trong mô bào và tổ chức làm ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng, do ăn phải chất độc tồn dư trong thịt, trứng, sữa, phủ tạng


5


Dương Thanh Liêm (2008) cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy độc tố nấm
gây ra những tác hại rất lớn và hậu quả vô cùng quan trọng cho con người và vật
nuôi. Có thể tóm tắt những tác hại đó như sau:
• Gây tổn thương tế bào gan, viêm túi mật, xuất huyết, hoại tử và thoái hóa
mỡ gan rất nặng.
• Thận cũng bị sưng to làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể trở nên
khó khăn; từ đó làm cho triệu chứng ngộ độc trầm trọng hơn.
• Làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống sinh kháng
thể.
• Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn sinh sản, động
dục giả. Ở thú cái mang thai có thể gây chết thai, khô thai hoặc sảy thai. Heo
con bú sữa mẹ bị nhiễm độc tố sẽ bị tiêu chảy và chết nhanh.
Bảng 2.3 Liều gây chết LD 50 của aflatoxin trên động vật thí nghiệm
Đối tượng thí
nghiệm

Liều gây chết
(mg/kgP)

Thỏ

0,30

Vịt con

0,33


Heo con

0,60

Chuột lang

1,40

Gà con

8,00

Chuột nhắt

10,00

(Đặng Thị Mộng Quyên, Phan Thị Thảo Hiếu, 2004)
2.2.3 Một số độc tố nấm mốc và ảnh hưởng của chúng đối với gà
Trong các loài độc tố thì aflatoxin là loại nguy hiểm nhất, gây nhiều thiệt hại
trong chăn nuôi. Sau khi phát hiện ra aflatoxin, nhiều độc tố nấm khác đã được tìm
thấy, hiện có khoảng 150 loài nấm có thể sinh độc tố nhưng chỉ có khoảng 20 loài
độc tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật như độc tố aflatoxin,
deoxynivalenol, zearalenone, ochratoxin, fumonisin…

6


Bảng 2.4 Độc tố kết hợp gây tăng độc lực trong chăn nuôi gia cầm
STT


Sự kết hợp giữa hai độc tố

1

Aflatoxin

Ochratoxin A

2

Aflatoxin

T – 2 toxin

3

Ochratoxin A

Citrinin

4

Ochratoxin A

T – 2 toxin

5

Aflatoxin


Deoxynivalenol

6

Ochratoxin A

Deoxynivalenol

7

Deoxynivalenol

T – 2 toxin

8

Orchratoxin A

Penicillic acid

(Theo Doerr et al., 1982)
2.2.3.1 Fumonisin
Các fumonisin do nấm Fusarium moniliforme sinh ra, lần đầu tiên được phân
lập được vào năm 1988, chất này gây nên bệnh viêm chất trắng não ngựa, phù phổi
ở lợn, ung thư thực quản ở người. Fumonisin hoạt động bằng cách phá vỡ sự tổng
hợp, trao đổi chất của các shipgolipid, những hợp chất hoạt động hóa sinh quan
trọng có ảnh hưởng lên chức năng của tế bào (Fang Chi, Jonathan Broomhead,
2004).
Ngũ cốc và những thực phẩm chứa ngũ cốc như bột ngũ cốc, bột yến mạch
thô, thường hay bị nhiễm Fusarium moniliforme. Fumonisin do nấm này sinh ra sẽ

ức chế tổng hợp ceramid, một enzyme thiết yếu trong việc sử dụng thích hợp các
chất béo trong tế bào. Vì thế điều quan trọng là phải bảo quản những sản phẩm này
trong điều kiện khô, làm cho nấm không thể phát triển được.
2.2.3.2 Trichothecenes
Trichothecenes được sản xuất bởi rất nhiều loài nấm khác nhau Fusarium,
Myrothecium, Trichoderma, Trichothecium, Cephalosporium, Verticimonosporium
và Stachybotrys. Đặc điểm cấu trúc rất quan trọng có hoạt động sinh học là vòng
12,13 – epoxy, đại diện cho nhóm chức hydroxyl hay acetyl đây là vị trí thích hợp

7


trong nhân của trichothecenes cũng như trên một chuỗi thẳng. Trichothecenes hiện
diện trên nhiều loại hạt khác nhau như lúa mì, yến mạch, bắp với nhiều chủng
Fusarium như: F. graminearum, F. sporotrichioides, F. poae và F. Equiseti; đại
diện cho nhiều mối nguy hiểm.
Những dấu hiệu lâm sàng gây bởi trichothecenes có cả những nguyên nhân
gây hoại tử trong đường tiêu hóa ở gia cầm. Sự tổn thương điển hình ở miệng gần
như trichothecenes (T – 2 toxin) được tiếp nhận qua tiêu hóa dẫn đến sự thành lập
màng trắng mỏng ở mép mỏ hay miệng và trên lưỡi. Làm giảm hệ thống miễn dịch
cũng thể hiện rõ. Lượng ăn vào giảm rõ cùng với việc mọc lông khác thường, giảm
tăng trưởng và sức đẻ trứng, trứng và vỏ nhẹ đi (Goyarts T. et al., 2006).
2.2.3.3 Zearalenone
Zearalenone là độc tố nấm mốc thông dụng khá phổ biến được tìm thấy trong
thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn gia súc ở khu vực Nam Á. Việc khảo sát
tình trạng nhiễm độc tố nấm mốc zearalenone và deoxinivalenol trên nguyên liệu
ngũ cốc được tiến hành tại đất nước Bulgary. Ngũ cốc được dự trữ từ năm 2003 –
2005, sau đó nguyên liệu sẽ được đánh giá thông qua việc định lượng độc tố có
trong mẫu.
Bảng 2.5 Đánh giá mức nhiễm độc tố nguyên liệu ngũ cốc

Thành phần

Zearalenone (μg/kg)

Deoxinivalenol (μg/kg)

Bắp

398 – 838

237 – 372

Lúa mì

450 – 884

336 – 678

Lúa mạch

320 – 378

250 – 333

Yến mạch

250 – 350

250 – 300


(Theo Valcheva A. and Valchev G., 2007)
Zearalenone tác động mạnh trên heo ở một liều thấp. Tuy nhiên với mức
nhiễm cao hoặc hiện diện cùng với các độc tố nấm mốc khác sẽ có ảnh hưởng lớn
đối với gia cầm đặc biệt là gà đẻ và gà giống. Chúng làm giảm nồng độ
progesterone huyết thanh, cũng như kích động nang noãn gây rối loạn quá trình sinh

8


sản. Zearalenone tác động trên gia cầm với mức 200 – 500 ppb làm giảm tăng
trưởng và sức sản xuất trứng; trên 500 ppb tác động rõ rệt lên sinh sản.
2.2.3.4 Ochratoxin
Độc tố ochratoxin có mặt trong khắp các loại nông sản thực phẩm: ngũ cốc,
thảo dược, bia, cà phê… và cả trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã bị lây
nhiễm trước. Ochratoxin được tạo ra từ nấm Aspergillus (ví dụ: A. ochraceus) và
một vài loài Penicillium. Độc tố nấm mốc thuộc nhóm này gọi là ochratoxin A (=
OTA hay OA). Nấm Aspergillus ochraceus (tạo ra độc tố OTA) thích hợp trong
điều kiện khí hậu nóng, trong khi nấm Penicillium verrucosum tạo ra độc tố OTA
trong vùng khí hậu ôn đới.
Ochratoxin là một độc tố rất phổ biến bên cạnh các mycotoxin khác như
aflatoxin. Có 3 dạng phổ biến là các ochratoxin A, B, C và các dẫn xuất của chúng.
Trong số các ochratoxin, ochratoxin A (OTA) có tính độc cao nhất. Đây là hợp chất
không mùi, kết tinh, hòa tan trong dung môi phân cực và trong dung dịch
bicacbonat, hòa tan hạn chế trong nước.
OTA là độc tố nấm mốc liên quan tới bệnh thận cấp tính của lợn, gây quái
thai cho chuột, và phôi gà. LD50 cuả OTA là 20 mg/kg đối với chuột và 3,6 mg/kg
đối với gà con 10 ngày tuổi. Ở gà: chậm phát triển, khả năng trao đổi chất giảm, sản
lượng và chất lượng trứng giảm, tiêu chảy.
2.2.3.5 Deoxynivalenol
Là một dạng độc tố được sản sinh từ nấm Fusarium. Còn có tên gọi khác là

vomitoxin, độc tố này thường được tìm thấy trong các loại hạt như lúa mì, lúa
mạch, bắp, yến mạch… Rất ít thấy chúng trong gạo, chất ủ chua và dòng lai lúa mì
và lúa mạch đen. Sự hiện diện của deoxynivalenol gắn liền với loại nấm Fusarium
graminearum và F. culmorum.
Theo Rotter và ctv,1996 deoxinivalenol ức chế sinh tổng hợp DNA và RNA,
ảnh hưởng lên hồng cầu gây bệnh máu loãng, làm giảm trọng lượng sống, tỉ lệ
chuyển biến thức ăn cho một ký tăng trọng tăng. Và nó cũng gây ra các hoạt động
ức chế miễn dịch của cơ thể.

9


2.2.3.6 Aflatoxin
Theo Bùi Xuân Đồng (2003), hiện nay có khoảng 20 loại aflatoxin đã được
phát hiện, nhưng được chú ý nhiều nhất là các aflatoxin B1, G1, B2, G2 vì các
aflatoxin này có độc tính cao nhất, được tạo thành với số lượng nhiều nhất trong cả
môi trường tự nhiên, trong các sản phẩm cũng như trên môi trường lên men.
Cơ chế gây bệnh của aflatoxin qua thực nghiệm nhận thấy: aflatoxin có khả
năng liên kết với AND trong nhân tế bào. Người ta cũng đã chứng minh rằng vòng
lacton không bảo hòa trong phân từ aflatoxin làm cho hợp chất này có hoạt tính gây
ung thư, và cũng chính nó gây ức chế tổng hợp ADN nhân tế bào do đó làm rối loạn
tăng trưởng bình thường của tế bào (Nexterin and Vixarinova, 1997 - trích Dương
Thanh Liêm, 2008). Aflatoxin gây nên những thương tổn ở gan, có thể gây ung thư,
nó làm giảm khả năng tiết sữa , đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc và gia cầm.
Bảng 2.6 Quy định về mức tối đa độc tố aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp
Loại vật nuôi

Aflatoxin B1 (μ /kg)

Aflatoxin tổng số (μ /kg)


Gà con từ 1 – 28 ngày tuổi

< 20

< 30

Nhóm gà còn lại

< 30

< 50

Không có

< 10

Nhóm vịt còn lại

< 10

< 20

Heo con từ 1 – 28 ngày tuổi

< 10

< 30

Nhóm heo còn lại


< 100

< 200

Bò nuôi lấy sữa

< 20

< 50

Vịt con từ 1 – 28 ngày tuổi

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001- trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2002)
2.3 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC
Phải sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào kho dự trữ. Giữa độ ẩm và nhiệt
độ có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn giữ nguyên liệu tốt, ngoài việc đảm bảo
kho dự trữ phải khô ráo và thông thoáng chúng ta cần có những qui định trạng thái
hạt trong từng điều kiện dự trữ cụ thể. Luôn luôn có sự cân bằng giữa độ ẩm không
khí với độ ẩm nguyên liệu và cân bằng này thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay
đổi.

10


Bảng 2.7 Sự cân bằng độ ẩm nguyên liệu và độ ẩm không khí ở 27 oC
Các nguyên liệu

Độ ẩm nguyên liệu


Các nguyên liệu

Độ ẩm nguyên liệu

giàu đạm

ứng với 70 % RH

hạt cốc

ứng với 70 % RH

Đậu

15,0

Bắp

13,5

Đậu phộng bóc vỏ

7,0

Lúa mì

13,5

Hạt bông vải


10,0

Cao lương

13,5

Đậu cocoa

7,0



16,0

Cùi dừa

7,0

Lúa

15,0

Nhân cọ dầu

5,0

Gạo

13,0


(Dương Thanh Liêm, 2008)
2.3.1 Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho
Côn trùng sử dụng chất hữu cơ trong nguyên liệu sinh ra nước làm cho môi
trường trữ thức ăn ngày càng ẩm thêm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Côn
trùng, sâu mọt đục khoét hạt, di chuyển trong nguyên liệu mang trên mình nó những
bào tử nấm phát tán nhanh trong nguyên liệu. Theo tài liệu FAO (1979) thì côn
trùng, sâu mọt có thể làm tăng sự phát triển của nấm mốc lên 10 – 30 %. Chính vì lẽ
trên ta cần phải kiểm tra độ nhiễm côn trùng để có biện pháp phòng trừ.
2.3.2 Sử dụng hóa chất để chống mốc xâm nhập vào thức ăn
Có nhiều chất hóa học khác nhau có thể dùng để khống chế sự nhiễm nấm
mốc trong thức ăn. Những hợp chất đó có thể liệt kê như sau: aureofugin, thiramtan,
orthophenyl phenat, bordeaux mixture. Các acid hữu cơ như propionic, sorbic,
lactic…và muối của chúng cũng được dùng để trộn vào thức ăn.

11


Bảng 2.8 Hóa tính của một số chất chống nấm mốc
Các hóa chất

Ưu điểm

Nhược điểm

Propionic

Phổ biến trên thị trường

Ăn mòn thiết bị, có mùi


Acetic

Có thể phun bay hơi

Dễ phân hủy theo thời gian

Formic

Chống lại vi sinh vật

Có hại cho vitamin E

Benzoic

Chống nấm tốt

Kết tủa chất đạm

Sorbinic

Dễ hỗn hợp

Hiệu lực chống mốc kém

Natrium diacetat

Rẻ tiền, dễ mua

Chỉ ức chế nấm một phần


Calcium propionat

Không mất dưỡng chất

Rất dễ bị phân hủy

Natrium benzoat

Rất dễ trộn đều vào TĂ

Gốc benzoat độc hại

3. Formalin

Rẻ, kháng tất cả vi sinh vật

Độc hại

4. Gentian violet

Kháng lại vi sinh vật

Độc hại, gây kết tủa protein

1. Các acid hữu cơ

2. Các muối của acid

(Theo Tatar S., 1989 - trích bởi PGS. TS. Dương Thanh Liêm, 2008)
2.4 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA MYCOTOXIN

Trong nhiều phương pháp xử lý khử độc và làm giảm độc tính thì những
phương pháp sau đây có nhiều triển vọng áp dụng vào sản xuất:
Xử lý bằng ammoniac có nhiều triển vọng và khả thi nhất. Cơ chế phản ứng
hóa học trong phương pháp này là phá hủy vòng lactone và biến đổi aflatoxin B1
thành dạng hợp chất không gây độc và thải ra ngoài qua phân.
Biện pháp thủ công có thể được dùng là sử dụng sodium bisulfite để phản
ứng với aflatoxin (B1, G1 và M1) trong các điều kiện nhiệt độ, nồng độ và thời gian
xử lý khác nhau để có hiệu quả nhất.
Làm giảm độc tính bằng cách bổ sung một số chất hóa học vào thức ăn hằng
ngày. Các chất bổ sung đó chính là các chất dinh dưỡng trong khẩu phần như:
protein, chất béo, vitamin, và nguyên tố vi lượng để nâng cao sức chống đỡ của cơ

12


thể vật nuôi với độc tố nấm mốc. Đặc biệt bổ sung cholin, methionine, betain để
chống thoái hóa mỡ gan, giúp cho cơ thể chống lại mycotoxin tốt hơn.
Sử dụng các chất hấp phụ bề mặt để kết dính độc tố không cho hấp thu vào
cơ thể. Chất được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là Hydrated Sodium
Calcium Aluminosilicate (HSCAS), hoặc chất hấp phụ hữu cơ có nguồn gốc tự
nhiên như các glucomannan, một dạng xơ tan trong vỏ tế bào nấm men, đưa vào
khẩu phần ăn của động vật để kết dính độc tố không cho hấp thu vào cơ thể.
2.4.1 Biện pháp vật lý để loại trừ mycotoxin
Loại bỏ những nguyên liệu đã nhiễm nấm, sử dụng phần nguyên liệu không
nhiễm nấm. Phương pháp chủ yếu là phân loại hạt và nguyên liệu; loại nào không bị
nhiễm tách riêng, loại bị nhiễm tách riêng ra khỏi nguyên liệu. Để phân biệt nguyên
liệu nhiễm, ta coi ở phần phôi của hạt, như ở hạt bắp. Nếu thấy có màu khác thường
(vàng, đen, đỏ) ở phôi phải loại bỏ. Đối với đậu phộng hạt lép nhỏ dễ bị nhiễm
aflatoxin hơn hạt to tròn nên ta có thể dùng máy phân loại hạt tự động tách hạt lép
ra khỏi nguyên liệu. Đối với bắp rất khó, phải tốn khá lớn nhân công để tách hạt

nhiễm nấm ra khỏi nguyên liệu.
Loại bỏ aflatoxin trong dầu: sử dụng hạt đậu phộng đã nhiễm aflatoxin mà ép
dầu thì trong dầu thô cũng còn khá nhiều aflatoxin. Theo kết quả phân tích mẫu dầu
thô ở xí nghiệp dầu Tân Bình (Trần Văn An, 1991 - trích dẫn bởi Lê Anh Phụng,
1996) thì biến động từ 240 – 500 ppb aflatoxin trong dầu thô chưa tinh lọc. Sau khi
hệ thống tinh lọc bằng cột hấp phụ có chứa than hoạt tính thì chỉ còn 5 – 10 ppb, đạt
tiêu chuẩn thực phẩm. Ngày nay, người ta đã chế ra được hệ thống lọc hấp phụ
(Adsorbent filter) có thể lọc tách aflatoxin ra khỏi dầu với mức dộ từ 95 – 100 %,
công suất tách aflatoxin rất cao.
2.4.2 Biện pháp hóa học khử độc tính của mycotoxin
Theo Dương Thanh Liêm sự khử độc bằng ammoniac dưới áp suất cao đã
được Dollear và Gardner thực hiện từ năm 1966, dùng khí ammoniac dưới áp suất
1,5 – 3 bars để khử độc aflatoxin trong bánh dầu phộng và bánh dầu hạt bông vải đã
cho kết quả phá hủy gần như hoàn toàn aflatoxin.

13


Bảng 2.9 Sự khử độc bánh dầu phộng bằng ammoniac
Trước
Các chỉ tiêu theo dõi

khi khử
aflatoxin

Sau khi khử
aflatoxin

Hàm lượng aflatoxin tổng số (ppb)


1530

75

Kết quả phân tích aflatoxin B1 (ppb)

1136

60

4/28

0/54

14

0

Tăng trọng (g)

473

726

Trọng lượng gan (g/kg P)

5,5

2,7


Kết quả thử nghiệm trên vịt
Số vịt chết/vịt thí nghiệm
Tỉ lệ vịt chết (%)

(Prevol, 1984 - trích bởi Dương Thanh Liêm, 2008)
Xử lý bằng ammoniac dưới áp suất mặc dù còn có một số điểm liên quan đến
khả năng gây biến tính của sản phẩm chưa được làm rõ, song nó được coi như một
phương pháp rất thực tế, nó đã được sử dụng ở mức công nghiệp với những đảm
bảo cần thiết. Việc xử lý ammoniac ở áp suất thường có thể là một nguyên liệu như
đậu phồng, bắp bị nhiễm aflatoxin. Sự phá hủy aflatoxin bởi ammoniac đã cho phép
sử dụng rộng rãi những nguyên liệu này trong công thức thức ăn hỗn hợp cho gia
súc - gia cầm, ở đó nó luôn được đánh giá cao bởi người sử dụng.
2.4.3 Biện pháp sinh học kết dính mycotoxin
Làm mất hiệu lực của độc tố nấm mốc bởi chất hấp phụ bề mặt là phương
pháp ít tốn kém nhưng có thể mang lại hiệu quả tốt, để kết dính độc tố và loại thải
qua phân, giảm tính độc hại của chúng đối với cơ thể.
Chất hấp phụ Aluminosilicat
Là một loại khoáng bao gồm alummium, silicon, và oxygen. Người ta chọn
lựa chất hấp phụ này do chúng có diện tích bề mặt hấp phụ lớn. Có khả năng mang
độc tố cao để tỷ lệ pha trộn và thức ăn thấp, ít bị ảnh hưởng đến việc hấp thụ các
chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.

14


×