Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CHỦNG NGỪA VACCIN PHÒNG BỆNH DO MYCOPLASMA GALLISEPTICUM TRÊN GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.56 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CHỦNG NGỪA VACCIN PHÒNG
BỆNH DO MYCOPLASMA GALLISEPTICUM TRÊN
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Sinh viên thực hiện : HUỲNH THÚY HUYỀN
Lớp : DH06DY
Ngành: Thú y chuyên ngành Dược
Khóa : 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

HUỲNH THÚY HUYỀN

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CHỦNG NGỪA VACCIN PHÒNG
BỆNH DO MYCOPLASMA GALLISEPTICUM TRÊN
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TRÀ AN
Ths. VÕ NGỌC BẢO

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thúy Huyền
Tên luận văn: “Khảo sát hiệu quả chủng ngừa vaccin phòng bệnh do Mycoplasma
gallisepticum trên gà đẻ thương phẩm”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y.

Ngày…..tháng……năm 2011

Giáo viên hướng dẫn
TS. Võ Thị Trà An

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt
kiến thức và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập ở trường.
Ban giám đốc và tập thể công nhân viên công ty Topmill, Đồng Nai đã tạo điều

kiện và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Công ty Intervet Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho em trong quá trình thực tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Gia đình đã nuôi dạy cho con ăn học nên người.
Tiến sĩ Võ Thị Trà An, Thạc sĩ Võ Ngọc Bảo đã tận tình hướng dẫn để em hoàn
thành tốt luận văn này.
Xin cảm ơn tập thể lớp Dược Thú Y 32 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như thực hiện để tài.

Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thúy Huyền

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiệu quả chủng ngừa vaccin phòng bệnh do Mycoplasma
gallisepticum trên gà đẻ thương phẩm” được thực hiện từ ngày 10/01/2011 đến
ngày 20/05/2011 tại trại chăn nuôi gà đẻ Topmill thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai.
Đàn gà thí nghiệm được chia làm hai lô: lô thí nghiệm được chủng vaccin phòng
bệnh do M. gallisepticum vào lúc 6 tuần tuổi, lô đối chứng không chủng vaccin, chỉ
sử dụng giả dược tượng trưng. Tiến hành so sánh các chỉ tiêu lâm sàng, huyết thanh
học và năng suất chăn nuôi giữa hai lô. Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi thu được
một số kết quả như sau:
-

Quan sát liên tục 14 ngày sau chủng, chúng tôi không thấy xuất hiện các triệu
chứng về lâm sàng cũng như hô hấp trên cả hai lô.


-

Một vài gà ở cả hai lô có dấu hiệu về hô hấp ở tuần tuổi 11.

-

Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% gà thí nghiệm không nhiễm M.
gallisepticum vào tuần tuổi thứ 5.

-

Kết quả xét nhiệm kháng thể chống M. gallisepticum bằng phản ứng RPA ở 6,
13, 17 tuần sau chủng cho thấy: lô thí nghiệm có tỉ lệ mẫu dương tính qua các
tuần lần lượt là 100%, 70%, 90%, lô đối chứng là 20%, 0%, 65%.

-

Trọng lượng trung bình của lô thí nghiệm vào tuần tuổi 16 (1,228 kg) cao hơn
rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,01) so với lô đối chứng (1,170 kg). Ở các
tuần còn lại thì sự khác biệt về trọng lượng trung bình giữa hai lô là không có
ý nghĩa (P>0,05). So sánh các chỉ tiêu: tỉ lệ chết, tỉ lệ loại thải, hệ số chuyển
biến thức ăn, năng suất trứng, trọng lượng trứng chúng tôi nhận thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) giữa hai lô.

-

Vaccin F Vax-MG đã tạo đáp ứng miễn dịch tốt, không trở lại cường độc.

iv



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các hình và biểu đồ ................................................................................. x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích yêu cầu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà đẻ thương phẩm ......................................... 3
2.1.1 Chuồng trại và trang thiết bị ........................................................................... 3
2.1.2 Chọn gà hậu bị ................................................................................................ 5
2.1.3 Cắt mỏ gà ........................................................................................................ 7
2.1.4 Thức ăn, nước uống......................................................................................... 8
2.1.5 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng...................................................................... 8
2.1.6 Thu hoạch trứng .............................................................................................. 9
2.2 Bệnh hô hấp mãn tính ...................................................................................... 10
2.2.1 Định nghĩa ..................................................................................................... 10
2.2.2 Lịch sử và phân bố địa lí ............................................................................... 10
2.2.3 Căn bệnh........................................................................................................ 10

v



2.2.4 Dịch tễ học .................................................................................................... 11
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................... 11
2.2.6 Triệu chứng ................................................................................................... 12
2.2.7 Bệnh tích ....................................................................................................... 13
2.2.8 Chẩn đoán...................................................................................................... 13
2.2.9 Chữa trị .......................................................................................................... 14
2.2.10 Phòng bệnh .................................................................................................. 15
2.3 Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với M. gallisepticum ................................. 16
2.4 Khái niệm về vaccin ......................................................................................... 17
2.5 Giới thiệu tổng quát về vaccine F Vax-MG ..................................................... 18
2.6 Một số quy trình phòng bệnh do M. gallisepticum ......................................... 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNG CỨU ..................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm....................................................................................... 20
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................... 20
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................................ 20
3.2 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20
3.3 Nội dung thực hiện ........................................................................................... 20
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 20
3.3.2 Điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 21
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 22
3.3.3.1 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ................................................ 22
3.3.3.2 Sự hiện diện của kháng thể ........................................................................ 23
3.3.3.3 Tỉ lệ chết ..................................................................................................... 24
3.3.3.4 Tỉ lệ loại thải .............................................................................................. 24
3.3.3.5 Tăng trọng .................................................................................................. 25
3.3.3.6 Hệ số chuyển biến thức ăn ......................................................................... 25
3.3.3.7 Năng suất trứng .......................................................................................... 25
3.3.3.8 Trọng lượng trứng ...................................................................................... 25

3.3.3.9 Các triệu chứng bệnh tích của gà mổ khám ............................................... 25

vi


3.3.4 Xử lí thống kê................................................................................................ 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 26
4.1 Sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng............................................................. 26
4.2 Sự hiện diện của kháng thể .............................................................................. 27
4.3 Tỉ lệ chết và loại ............................................................................................... 29
4.4 Tăng trọng ........................................................................................................ 32
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................... 34
4.6 Năng suất trứng ................................................................................................ 35
4.7 Trọng lượng trứng ............................................................................................ 37
4.8 Các triệu chứng bệnh tích của gà mổ khám ..................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 40
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 40
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 45

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CRD

: Chronic Respiratory Disease


HI

: Haemagglutination Inhibition

ELISA

: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

ILT

: Infectious Laryngotracheitis

FC

: Fowl Cholera

IB

: Infectious Bronchitis

ND

: Newcastle Disease

IC

: Infectious Coryza

AI


: Avian Influenza

AE

: Avian Encephalomyelitis

EDS

: Egg Drop Syndrom

ART

: Avian Rhinotracheitis

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG
Bảng 3.1 Quy trình chủng ngừa F Vax-MG ................................................... 20
Bảng 3.2 Quy trình chủng ngừa vaccin của trại ............................................. 21
Bảng 4.1 Điểm triệu chứng lâm sàng của đàn gà qua các tuần....................... 26
Bảng 4.2 Hiệu giá kháng thể chống M. gallisepticum lúc gà được 5 tuần
tuổi .................................................................................................................. 27
Bảng 4.3 Hiệu giá kháng thể chống M. gallisepticum lúc 6 tuần sau chủng
vaccin .............................................................................................................. 28
Bảng 4.4 Hiệu giá kháng thể chống M. gallisepticum lúc 13 tuần sau chủng
vaccin .............................................................................................................. 28
Bảng 4.5 Kết quả xét nghiệm sau 17 tuần chủng vaccin M. gallisepticum .... 29

Bảng 4.6 Trọng lượng qua các tuần ................................................................ 32
Bảng 4.7 Tăng trọng tuyệt đối......................................................................... 33
Bảng 4.8 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................... 34
Bảng 4.9 Năng suất trứng qua các tuần........................................................... 36
Bảng 4.10 Trọng lượng trứng qua các tuần .................................................... 37
Bảng 4.11 Triệu chứng bệnh tích trên gà mổ khám ........................................ 38

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Quây úm gà con trong 4 tuần đầu.................................................... 3
Hình 2.2 Gà trong giai đoạn 4 – 14 tuần tuổi ................................................. 4
Hình 2.3 Hệ thống chuồng lồng ..................................................................... 5
Hình 2.4 Gà giống bố mẹ ............................................................................... 6
Hình 2.5 Gà con lúc một ngày tuổi ................................................................ 6
Hình 2.6 Máy cắt mỏ gà ................................................................................. 8
Hình 2.7 Khuẩn lạc M. gallisepticum ............................................................. 11
Hình 2.8 Chảy nước mắt, nước mũi ở gà bệnh do M. gallisepticum.............. 12
Hình 2.9 Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào........................................... 17
Hình 2.10 Vaccin F Vax-MG ......................................................................... 19
Hình 3.1 Kháng nguyên chuẩn M. gallisepticum ........................................... 23
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ chết và loại .......................................................................... 31

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề
Trứng gà là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống, một phần là
do giá thành rẻ, dễ mua, dễ sử dụng, nhưng quan trọng nhất trứng là nguồn thực
phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội
thì trứng được sử dụng ngày càng nhiều, ngoài việc được sử dụng trong các bữa ăn
trứng còn được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo, nước sốt…Do đó,
ngành chăn nuôi gia cầm hướng trứng phải ngày càng phát triển để đáp ứng được
nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Trong chăn nuôi gà đẻ, sản lượng và chất lượng trứng quyết định thành công,
lợi nhuận. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì vẫn còn tồn tại nhiều bệnh
truyền nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng trứng, gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi. Một trong những bệnh thường gặp là bệnh hô hấp mãn tính (CRD).
Bệnh hô hấp mãn tính trên gà do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Mặc dù
không gây tử số cao nhưng nó gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế, làm giảm sản
lượng trứng trên gà đẻ và làm giảm khả năng tăng trưởng trên gà thịt. Vì vậy, người
chăn nuôi cần phải bảo vệ đàn gà trước căn bệnh này. Một trong những biện pháp
quan trọng là tiến hành chủng ngừa bằng vaccine.
Trên cơ sở đó, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Võ Thị Trà An, Thạc sĩ Võ
Ngọc Bảo và sự hỗ trợ của công ty Intervet Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CHỦNG NGỪA VACCIN PHÒNG BỆNH DO
MYCOPLASMA GALLISEPTICUM TRÊN GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM”. Kết quả
khảo sát có thể góp phần xây dựng liệu trình chủng ngừa thích hợp trong việc phòng
bệnh CRD trên gà.

1


1.2 Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine chống Mycoplasma

gallisepticum trong việc phòng bệnh hô hấp mãn tính trên gà.
1.2.2 Yêu cầu
Gà được chủng ngừa bằng vaccine F Vax-MG.
Đánh giá hiệu quả lâm sàng, phi lâm sàng (kiểm tra hiệu giá kháng thể).
Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất như: tỉ lệ chết, tỉ lệ loại thải, tăng trọng, tiêu
tốn thức ăn, sản lượng trứng, trọng lượng trứng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà đẻ thương phẩm
2.1.1 Chuồng trại và trang thiết bị
Gà được nuôi trên nền trong chuồng nửa hở, có mái che, lưới bao xung quanh
và hệ thống bạt che để điều khiển ánh sáng, tránh mưa tạt, gió lùa trong 14 tuần tuổi
đầu. Cụ thể là, ở 4 tuần đầu tiên, gà được úm trong quây, mỗi quây chứa khoảng 500
con. Quây có chiều cao 45cm, đường kính khoảng 4m, nền được phủ một lớp trấu dày
10cm, trong những ngày đầu trải một lớp báo trên bề mặt trấu để tránh trấu làm tổn
thương chân gà con, máng ăn, máng uống được đặt xen kẽ trên nền trấu . Lúc gà được
3 tuần tuổi, diện tích của quây được nới rộng dần ra đảm bảo cho gà được thoải mái
trong khu vực úm, máng ăn máng uống được thay dần bằng máng treo.

Hình 2.1 Quây úm gà con trong 4 tuần đầu

3


Sau 4 tuần đưa các quây ra ngoài, máng ăn máng uống được thay hoàn toàn
bằng hệ thống máng treo, trấu được giàn đều ra khắp nền chuồng, gà được rải đều

khắp chuồng.

Hình 2.2 Gà trong giai đoạn 4 – 14 tuần tuổi
Sau 14 tuần gà được đưa lên khu chuồng nuôi đẻ, nhưng vẫn tiếp tục nuôi
dưỡng theo chế độ của gà hậu bị.
Gà đẻ được nuôi trên lồng sẽ tiết kiệm được diện tích, ít tiêu tốn thức ăn cho
vận động, trứng ít bị dính phân, chất lượng trứng tốt hơn, dễ theo dõi năng suất. Tuy
nhiên vốn đầu tư cho hệ thống lồng cao, nguồn thức ăn phải thật cân đối.
Gà được bố trí trong 2 dãy đối diện nhau, mỗi dãy có 3 tầng, mỗi tầng có 183
lồng. Mỗi lồng có diện tích khoảng 0,12m2, chiều dài 40 cm, chiều ngang 30cm,
chiều cao 42 cm, thêm phần đáy trứng dài 25 cm, có gờ cong lên để chứa trứng. Gà
được bố trí trong chuồng theo nhóm 2 đến 3 con/nhóm/chuồng.
Máng ăn có gờ được lắp dọc theo dãy, ngang lưng gà. Máng uống tự động
hình chén với van hình lưỡi gà, khi gà đụng mỏ vào, nước chảy xuống chén cho gà
uống, để tránh nước chảy ra làm ướt nền chuồng người ta bố trí thêm một máng dài

4


phía dưới. Máng uống được bố trí ở giữa hai lồng sao cho gà ở hai lồng đều uống
được.

Hình 2.3 Hệ thống chuồng lồng
2.1.2 Chọn gà con và gà hậu bị
Nhờ phương pháp chọn lọc màu lông liên kết giới tính đã cho phép chọn
lọc gà trống và mái ngay khi mới nở. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành sản
xuất trứng. Đối với giống gà Babcock Brown chúng tôi khảo sát, gen lặn s qui định
màu lông nâu, gen trội S qui định màu lông trắng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Z.
Chọn gà trống ZsZs (nâu) cho phối với mái mẹ ZSW (trắng) cho ra đàn gà con mới
nở có gà trống lông trắng và gà mái lông nâu:

Cha
Giao tử
Con

ZsZs (nâu) X
Zs, Zs

mái mẹ ZSW (trắng)
ZS, W

ZsZS (trống, trắng), ZsW (mái, nâu)

5


Hình 2.4 Gà giống bố mẹ

Hình 2.5 Gà con lúc 1 ngày tuổi

6


Chọn gà con loại I, không bị dị tật, không bị hở rốn, mỏ và chân vững chắc,
màng da chân bóng, trọng lượng 1 ngày tuổi từ 38g. Gà con khỏe mạnh nhanh nhẹn,
lông khô xốp, sắc lông óng ánh, mắt long lanh đầy sức sống, mỏ mập ngắn, không bị
lệch, phản ứng linh hoạt với tiếng động. Cần phải chọn lựa thật kỹ vì chỉ có gà con tốt
mới có thể phát triển tốt và cho năng suất trứng cao.
Vào thời điểm gà 18 tuần tuổi sẽ thực hiện đợt tuyển chọn dựa vào các đặc
điểm sinh dục thứ cấp như mồng tích phát triển, mào đỏ tươi, lông óng mượt cánh ép
sát vào thân, đuôi vểnh cao, bụng xệ, da chân vàng, mắt trong sáng tinh nhanh, loại

bỏ những gà mái có ngoại hình xấu, có biểu hiện sẽ đẻ kém hoặc không đẻ. Chọn
những gà có trọng lượng trung bình của giống khoảng 1,4-1,6 kg vì gà quá mập hay
quá ốm sẽ đẻ ít, trứng nhỏ hoặc không đẻ. Sau 3 tháng đầu khai thác trứng, tiến hành
loại những con có bộ lông óng mượt, mồng tích vẫn đỏ tươi nhưng mỏng và khô, da
chân vàng, lỗ huyệt nhỏ và khô, bụng thon treo vì chúng đẻ kém hoặc không đẻ để
đảm bảo tỉ lệ đẻ luôn cao.
2.1.3 Cắt mỏ gà
Gà cần được cắt mỏ để tránh làm rơi vãi thức ăn khi ăn, tránh cắn nhau, ăn thịt
lẫn nhau, mổ người chăn nuôi, mổ làm vỡ vỏ trứng.
Mỏ gà có thể cắt ở 8-10 ngày tuổi hay 7-8 tuần tuổi. Chọn chính xác đường
kính lỗ trên máy cắt.
Sau khi cắt mỏ, chiều dài mỏ còn lại khoảng 2mm tính từ mũi đối với gà 8-10
ngày tuổi, một phần hai chiều dài tính từ chóp mỏ đến đầu mũi đối với gà 7-8 tuần
tuổi.
Ưu điểm lớn nhất của cắt mỏ lúc 8-10 ngày tuổi là thực hiện nhanh chóng, tiết
kiệm được thời gian và nguồn nhân lực, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng thì sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà, làm tăng tỉ lệ loại thải.
Khi gà 7-8 tuần tuổi thì việc cắt mỏ có thể thực hiện chính xác nhất, nhưng tốn
công nhiều hơn và nếu thực hiện không đúng thì sẽ mất một thời gian dài để gà lấy lại
đà tăng trưởng.

7


Hình 2.6 Máy cắt mỏ gà
2.1.4 Thức ăn, nước uống
Thức ăn cần phải được cung cấp cho nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất
trứng. Vì vậy cần phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo thể trọng gà mái đẻ và
số g trứng đẻ ra của mỗi gà mái hằng ngày.
Nước uống cần được cung cấp đầy đủ để đảm bảo trọng lượng trứng. Theo

Lâm Minh Thuận (2004), thì thiếu ăn ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ nhưng không ảnh hưởng
đến trọng lượng trứng, nhưng nếu thiếu uống sẽ ảnh hưởng đến cả tỉ lệ đẻ và trọng
lượng trứng.
2.1.5 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Nhiệt độ: ảnh ưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỉ lệ đẻ. Gà mái đạt trạng thái
cân bằng trao đổi chất ở 21-25ºC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho phép năng suất trứng cao
nhất và chuyển hóa thức ăn tốt nhất. Khi nhiệt độ thấp hơn, gà sẽ ăn nhiều để đáp ứng
nhu cầu sinh nhiệt để giữ cho thân nhiệt ổn định, do đó tiêu tốn thức ăn tăng lên
nhưng năng suất trứng không giảm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Khi nhiệt độ cao, gà giảm ăn dẫn đến thiếu canxi, hơn nữa khi nhiệt độ cao gà
thở nhiều dẫn đến mất CO2 làm kiềm hóa máu gây giảm khả năng giữ và vận chuyển
Ca cũng dẫn đến thiếu Ca, do đó cần bổ sung thêm Ca cho gà khi nhiệt độ cao. Theo

8


Đồng Thị Diệu Hiền (2009), việc bổ sung vitamin C với nồng độ 0,5g/lít nước uống
hoặc bổ sung đồng thời 1% dầu và 0,1% methionin vào mùa nắng sẽ giúp duy trì tỉ lệ
đẻ, khối lượng trứng, chất lượng trứng, giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn,
giảm tỉ lệ chết.
Ẩm độ chuồng nuôi thích hợp cho gà là 70-75%. Ẩm độ cao làm tăng khí
amoniac, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm bệnh đường
hô hấp và tiêu hóa.
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục và năng suất đẻ trứng
của gà. Nguyên tắc chiếu sáng là tuyệt đối không tăng thời gian và cường độ chiếu
sáng cho gà đang sinh trưởng, không giảm thời gian và cường độ chiếu sáng cho gà
đang đẻ (Lâm Minh Thuận, 2004). Nếu tăng thời gian và cường độ chiếu sáng trong
giai đoạn hậu bị sẽ làm cho gà phát dục sớm trong khi bộ máy sinh sản chưa hoàn
thiện, ảnh hưởng đến số lượng trứng, trọng lượng trứng và tuổi thọ đẻ trứng của gà.
Ngược lại, nếu giảm thời gian chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng sẻ ảnh hưởng đến

sự phát triển của noãn nang và quá trình tạo trứng làm ảnh hưởng đến năng suất
trứng. Theo Trần Thị Dân (2007), các yếu tố cần cho sự phát triển của nang noãn
gồm FSH, ánh sáng và thyroxin.
2.1.6 Thu hoạch trứng
Trứng thương phẩm được nhặt thường xuyên để tránh hao hụt, ít nhất là 2 lần
trong ngày. Trong quá trình nhặt trứng cần loại những trứng không đạt yêu cầu như:
trứng bị bể, sứt mẻ vỏ, vỏ mỏng, trứng quá nhỏ… để tránh làm ảnh hưởng đến các
trứng khác. Ngày nay, ngoài thu hoạch trứng bằng phương pháp thủ công, người ta
còn cho lắp đặt hệ thống thu nhặt trứng tự động, với phương pháp này trứng sẽ được
nhặt tự động theo một thời gian nhất định đã cài đặt trước, người chăn nuôi chỉ cần
phân loại trứng, giúp tiết kiệm nhân lực đáng kể. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu khá
cao nên phương pháp này chỉ áp dụng ở một số trại lớn.
Theo công ty CP Việt Nam, khi số lượng trứng không đạt quá nhiều cần kiểm
tra lại, có thể là do khẩu phần ăn không cân đối, thiết kế chuồng trại không phù hợp,

9


khoảng cách giữa các lần nhặt quá dài, dụng cụ để nhặt trứng, kỹ thuật cầm trứng khi
nhặt và phân loại, sức khỏe của đàn gà.
2.2 Bệnh hô hấp mãn tính
2.2.1 Định nghĩa
Bệnh hô hấp mãn tính trên gà do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Đặc điểm
của bệnh là gà thở khó, ho chảy nước mũi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm tiến
trình bệnh lâu dài.
2.2.2 Lịch sử và phân bố địa lí
Được mô tả lần đầu tiên trên gà tây vào năm 1905 bởi DODD (Anh). Hiện nay
bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Năm 1975, Đào Trọng Đạt đã kiểm tra thấy kháng
thể chống Mycoplasma trên nhiều đàn gà nuôi tập trung ở nước ta.
2.2.3 Căn bệnh

Mycoplasma thuộc bộ Mycoplasmatales
Họ Mycoplasmataceae
Giống Mycoplasma
Là những procaryotes tự sao chép nhỏ nhất, kích thước 300-800nm. Không có
thành tế bào nhưng được bao bọc bởi màng sinh chất xấp lại 3 lần. Có khả năng
ngưng kết hồng cầu gà (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: phenol, formol,
propiolactone, methiolate. Đề kháng với penicillin và thallious acetate ở nồng độ thấp
(1/4000). Có thể tồn tại trong môi trường ngoài vài ngày hay ít hơn trong điều kiện
bình thường.
Việc nuôi cấy M. gallisepticum rất khó khăn, phải bổ sung vào môi trường
nuôi cấy 10 – 20% huyết thanh, ở nhiệt độ 370C, trong không khí rất ẩm từ 3-5 ngày.
Khuẩn lạc rất nhỏ trơn, tròn, ở vùng trung tâm có những khối sáng đục nhô lên.
Đường kính ít khi lớn hơn 0,2-0,3 mm.
Qua quá trình phân lập người ta nhận thấy M. gallisepticum có tất cả 6 chủng
cùng một serotype: S6, A5969, F, R, 6/85 và ts-11.

10


Hình 2.7 Khuẩn lạc M. gallisepticum
(Bộ môn vi sinh truyền nhiễm, 2010)
2.2.4 Dịch tễ học
Trong tự nhiên thường gây bệnh cho gà và gà tây, trĩ, công, chim cút, vẹt
amazone, vịt, ngỗng. Gà tây mẫn cảm với bệnh nhất. Gà con mẫn cảm với bệnh hơn
gà lớn.
M. gallisepticum được tìm thấy trong dịch rỉ của đường khí quản, túi khí,
phổi, xoang dưới mắt, xoang cạnh mũi, tinh dịch, chất tiết tử cung.
Gà bị nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh. Ngoài ra, còn
lây nhiễm gián tiếp qua bụi khí bị ô nhiễm, dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là

M. gallisepticum có thể tồn tại trên quần áo và tóc người chăn nuôi, bác sỹ thú y
trong 1-2 ngày. Do đó, con người cũng là yếu tố quan trọng trong sự truyền lây của
bệnh. Bệnh còn truyền qua trứng ở gà và gà tây, tỉ lệ truyền qua trứng thay đổi tùy
theo vùng, ở một số vùng tỉ lệ này khoảng 30-40% trong 2 tháng đầu nhiễm bệnh.
Khi gia cầm đã nhiễm bệnh thì chúng sẻ mang trùng suốt đời (Merck, 2011).
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh
Bình thường M. gallisepticum tồn tại trong đường hô hấp nhưng khi có điều
kiện thích hợp như gia cầm bị tress, nhiễm các bệnh khác làm giảm sức đề kháng,
thời tiết thay đổi, nồng độ NH3 quá cao (>30 ppm)…thì bệnh sẽ bùng phát.

11


Mycoplasma không có thành tế bào nên hình dạng của nó không cố định. Do
đó chúng có thể ở dạng hình cầu đến hình sợi mảnh, có cơ quan bám dính ở một đầu,
cơ quan này có hình bán cầu. Khi mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ, nó chui vào giữa
các nhung mao niêm mạc đường hô hấp hoặc đường sinh dục, cơ quan bám dính của
vi khuẩn gắn vào phần đuôi sialic của thụ quan sialoglycoprotein hoặc sialoglycolipit
của tế bào vật chủ, sự bán dính này đủ chắc để nó không bị đào thải ra ngoài bởi nhu
động và quá trình tiết dịch của niêm mạc. Và cũng vì chúng không có thành tế bào
nên cũng có hiện tượng hòa nhập màng tế bào vật chủ và màng nguyên sinh của vi
khuẩn. Các enzyme thủy phân, neuraminidase, peroxidase, heamolysin và các loại
độc tố khác được đưa vào tế bào vật chủ. Những tác động đó có thể dẫn tới tế bào bị
tổn thương, thoái hóa và cơ thể có thể có những đáp ứng miễn dịch và sốt. Hơn nữa,
có sự thâm nhập của tế bào đơn nhân tới phần mô bào của hạ niêm mạc, một số lượng
lớn tế bào lympho và đại thực bào dẫn tới có sự dày lên của phần tổ chức bị tấn công.
2.2.6 Triệu chứng
Trên gà trưởng thành là âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc
mắt, chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm.


Hình 2.8 Chảy nước mắt, nước mũi trên gà bệnh do M. gallisepticum
(Finger, 1999)

12


Thỉnh thoảng thấy gà bị viêm khớp, đi khập khiễng. Ở gà đẻ sản lượng trứng
giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
Trên gà dò, bệnh thường nổ ra lúc 4-8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn do
kết hợp với các bệnh khác, đặc biệt là E.coli.
2.2.7 Bệnh tích
Đầu tiên dịch rỉ viêm chảy trong xoang mũi, qua xoang cạnh mũi, xuống khí
quản, phế quản, túi khí. Viêm xoang, làm xoang lồi lên, viêm phổi. Túi khí thường
chứa dịch rỉ viêm. Bệnh làm tăng khả năng viêm vòi tử cung. Thỉnh thoảng có hiện
tượng xưng, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp
(arthritis), viêm bao gân, ổ nhớp và viêm màng hoạt dịch (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2005).
Biến đổi vi thể: khí quản có hiện tượng tăng sinh và tróc các tế bào biểu mô,
sự dày lên của màng nhày cơ quan cảm nhiễm cùng với sự thâm nhiễm các tế bào đơn
nhân, tăng các vùng tăng sinh tế bào lympho. Ngoài ra còn thấy các ống tuyến dịch
của biểu mô dài ra rõ rệt mà ở các bệnh khác không có.
2.2.8 Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
So sánh CRD với các bệnh trên đường hô hấp khác:
ILT (Infectious Laryngotracheitis, viêm thanh khí quản truyền nhiễm): do
virus thuộc giống Herpesvirus gây ra, thường thấy trên gà và trĩ. Thường có các triệu
chứng: chảy nước mũi, âm rale ướt, thở khó trầm trọng và thở kéo dài, gà thường
vươn cổ há miệng, kêu quang quác, mặt, mào, yếm xanh tím do chất tiết làm tắc
nghẽn khí quản. Đặc biệt bệnh ILT gây chảy máu dọc theo khí quản làm cho chất tiết
đường hô hấp nhuộm máu, đôi khi thấy các trụ máu hay trụ máu trộn với chất nhày

trong khí quản khi mổ khám.
FC (Fowl Cholera, bệnh tụ huyết trùng gia cầm): do vi khuẩn Pasteurella
multocida gây ra. Biểu hiện trên hô hấp: thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở,
phổi viêm, có nhiều dịch nhày dọc theo đường hô hấp. Bệnh tích đặc trưng: sung

13


huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, xuất huyết tim, lớp mỡ vành tim, gan
sưng có hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.
IB (Infectious Bronchitis, viêm phế quản truyền nhiễm): do virus giống
Coronavirus gây khó thở âm rale, thở gấp hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, sưng
mặt. Ngoài ra bệnh còn gây viêm thận, trứng méo mó, chất lượng, số lượng trứng
giảm mạnh và không phục hồi.
ND (Newcastle Disease, bệnh Newcastle): do virus thuộc họ Paramyxoviridae
gây bệnh trên đường hô hấp có sự tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản, xuất
huyết, xung huyết khí quản, túi khí dày đục.Trên đường tiêu hóa gây xuất huyết đỏ
đậm, hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng, xuất
huyết trên bề mặt của dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ngoài ra còn có thể thần kinh.
IC (Infectious Coryza, bệnh sổ mũi tuyền nhiễm): bệnh đường hô hấp cấp tính
do Haemophilus paragallinarum với bệnh tích viêm cata nhày của đường mũi, xoang
dưới hốc mắt, kết mạc mắt, nổi bậc là gây phù dưới da mặt và yếm.
Bệnh nấm phổi gia cầm (Aspergillosis Avium): tác nhân chính của bệnh là
Aspergillus fumigatus và A. flavus làm hình thành những u nấm màu vàng xám ở phổi
và thành các túi khí.
Chẩn đoán bệnh do M. gallisepticum trong phòng thí nghiệm
- Phân lập: phân lập từ dịch rỉ của đường khí quản, túi khí, phổi, xoang dưới
mắt, xoang cạnh mũi, tinh dịch, chất tiết tử cung trong môi trường Frey’s hay phôi
trứng.
- Phản ứng huyết thanh học:

+ Tìm kháng thể: phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính; phản ứng HI;
phản ứng ELISA.
+ Tìm kháng nguyên: phản ứng ELISA; phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
2.2.9 Chữa trị
MG đề kháng với penicillin.

14


×