Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ DẠ CỎ VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA ALBENDAZOLE TRÊN BÒ TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.33 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ DẠ CỎ VÀ HIỆU QUẢ
TẨY TRỪ CỦA ALBENDAZOLE TRÊN BÒ TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: LÂM QUỐC HUY
Lớp: DH06DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

****************

LÂM QUỐC HUY

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ DẠ CỎ VÀ HIỆU QUẢ
TẨY TRỪ CỦA ALBENDAZOLE TRÊN BÒ TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng


Bác sỹ thú y chuyên ngành dược
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ HỮU KHƯƠNG

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Lâm Quốc Huy.
Tên khóa luận: “Tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ và hiệu quả tẩy trừ của
albendazole trên bò tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 18/8/2011.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Hữu Khương

ii


iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ và hiệu quả tẩy trừ của
albendazole trên bò tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong khoảng thời gian từ 22/1/2011 đến 20/5/2011. Đề
tài được tiến hành bằng phương pháp mổ khám toàn diện trên bò, phương pháp xét

nghiệm phân bò tìm trứng sán và thử nghiệm thuốc albendazole để tẩy trừ với 2
mức liều lượng khác nhau.
Kết quả mổ khám 60 bò đã định danh được 7 loài sán lá dạ cỏ là
Paramphistomum cervi, P. gracile, Ceylonocotyle dicranocoelium, C. orthocoelium,
Gigantocotyle bathycotyle, Fischoederius elongatus, F. cobboldi. Tỉ lệ nhiễm chung
qua mổ khám là 76,67%. Trong đó, loài Paramphistomum cervi chiếm tỉ lệ nhiễm
cao nhất (76%), thấp nhất là loài Fischoederius cobboldi (8%). Cường độ nhiễm các
loài dao động từ 60,5 sán/bò (Paramphistomum gracile) đến 590 sán/bò
(Fischoederius cobboldi). Bò ở mọi lứa tuổi đều nhiễm sán lá dạ cỏ. Những bò từ 3
năm tuổi trở lên có tỉ lệ nhiễm rất cao (trên 80%). Tỉ lệ nhiễm trên bò cái cao hơn
bò đực. Mọi lứa tuổi bò đều có thể nhiễm ghép từ 2 đến 4 loài sán lá dạ cỏ.
Kết quả xét nghiệm 70 mẫu phân bò tại các hộ chăn nuôi trong huyện cho
thấy tỉ lệ nhiễm chung sán lá dạ cỏ là 88,57%. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò.
Trong đó, tất cả bò từ 3 năm tuổi trở lên đều nhiễm sán lá dạ cỏ.
Tỉ lệ tẩy trừ các loài sán lá dạ cỏ của albendazole cấp bằng đường uống 1 lần
duy nhất với liều 10 mg/kg trọng lượng là 67,74%, với liều 15 mg/kg trọng lượng là
73,33%.

iv


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục.......................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix

Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI – THÚ Y Ở
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................... 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 3
2.1.2 Tình hình chăn nuôi – thú y ................................................................................. 4
2.2 TỔNG QUAN MỘT SỐ LOÀI SÁN LÁ DẠ CỎ THƯỜNG GẶP TRÊN
GIA SÚC Ở VIỆT NAM............................................................................................... 6
2.2.1 Thành phần loài sán lá dạ cỏ ở Việt Nam ............................................................ 6

v


2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của sán lá dạ cỏ ......................................... 7
2.2.3 Vòng đời ............................................................................................................... 8
2.2.4 Dịch tễ .................................................................................................................. 10
2.2.5 Tác hại trên gia súc .............................................................................................. 10
2.2.6 Chẩn đoán............................................................................................................. 10
2.2.7 Biện pháp phòng bệnh .......................................................................................... 10
2.2.8 Điều trị ................................................................................................................. 11
2.3 GIỚI THIỆU VỀ ALBENDAZOLE....................................................................... 11
2.3.1 Cấu tạo hóa học .................................................................................................... 12
2.3.2 Tính chất............................................................................................................... 12
2.3.3 Dược động học ..................................................................................................... 12
2.3.4 Cơ chế tác động .................................................................................................... 13

2.3.5 Hoạt tính dược lực ................................................................................................ 13
2.3.6 Độc tính ................................................................................................................ 13
2.3.7 Liều dùng ............................................................................................................. 13
2.3.8 Thời gian ngưng thuốc ......................................................................................... 13
2.4 TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN LÁ
DẠ CỎ TRÊN GIA SÚC .............................................................................................. 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................. 16
3.1.1 Thời gian .............................................................................................................. 16
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 16
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 16

vi


3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 16
3.3.1 Nội dung 1 ............................................................................................................ 16
3.3.2 Nội dung 2 ............................................................................................................ 17
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 17
3.4.1 Khảo sát tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên bò tại huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng bằng phương pháp mổ khám và xét nghiệm phân ...................................... 17
3.4.2 Sử dụng albendazole để tẩy trừ sán lá dạ cỏ ........................................................ 19
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU......................................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 22
4.1 TỈ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SÁN LÁ DẠ CỎ TRÊN BÒ QUA MỔ
KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM PHÂN .............................................................................. 21
4.1.1 Kết quả mổ khám ................................................................................................. 21
4.1.1.1 Tỉ lệ nhiễm chung.............................................................................................. 21
4.1.1.2 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi ........................................................... 21
4.1.1.3 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo giới tính .............................................................. 23

4.1.2 Kết quả định danh các loài sán lá dạ cỏ trên 25 bò khảo sát................................ 24
4.1.2.1 Thành phần loài sán lá dạ cỏ ............................................................................. 24
4.1.2.2 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ ................................................ 24
4.1.2.3 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò .................. 31
4.1.2.4 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ theo giới tính .......................... 33
4.1.2.5 Tỉ lệ nhiễm ghép các loài sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi ..................................... 34
4.1.3 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò qua xét nghiệm phân ....................... 36
4.2 HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA ALBENDAZOLE ................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39

vii


5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 39
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 41
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 43

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2008 – 2010 .................................. 4
Bảng 2.2 Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2010 ........................................ 6
Bảng 4.1 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò ............................................. 22
Bảng 4.2 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo giới tính ..................................................... 23
Bảng 4.3 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ (n= 25) .......................... 24
Bảng 4.4 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò .............. 32


Bảng 4.5 Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán lá dạ cỏ theo giới tính ................. 34
Bảng 4.6 Tỉ lệ nhiễm ghép các loài sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò ....................... 35
Bảng 4.7 Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò qua xét nghiệm phân ........... 36
Bảng 4.8 Hiệu quả tẩy trừ sán lá dạ cỏ của albendazole với 2 mức liều lượng ...... 37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 2.1 Hình thái và cấu tạo sán lá dạ cỏ ................................................................... 8
Hình 2.2 Vòng đời sán lá dạ cỏ .................................................................................... 9
Hình 2.3 Công thức cấu tạo của benzimidazole và albendazole .................................. 12
Hình 3.1 Hình thái trứng sán lá dạ cỏ (100×) ............................................................... 18
Hình 3.2 Chế phẩm Bio – Alben sử dụng trong điều trị .............................................. 19
Hình 4.1 Các loài sán lá dạ cỏ ...................................................................................... 23
Hinh 4.2 Hình thái Paramphistomum cervi.................................................................. 26
Hình 4.3 Hình thái Paramphistomum gracile .............................................................. 26
Hình 4.4 Hình thái Ceylonocotyle dicranocoelium ...................................................... 27
Hình 4.5 Hình thái Ceylonocotyle orthocoelium .......................................................... 28
Hình 4.6 Hình thái Gigantocotyle bathycotyle ............................................................. 29
Hình 4.7 Hình thái Fischoederius elongatus ................................................................ 30
Hình 4.8 Hình thái Fischoederius cobboldi ................................................................. 31
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ nhiễm chung sán lá dạ cỏ qua mổ khám ........................................... 21

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm Đồng là một tỉnh cao nguyên nên việc phát triển kinh tế còn nhiều khó
khăn, chủ yếu là phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Do có điều kiện tự nhiên và khí
hậu thuận lợi cùng với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn nên những năm gần đây
ngành chăn nuôi Lâm Đồng nói chung và huyện Đức Trọng nói riêng đã chú trọng
phát triển chăn nuôi bò lấy thịt và lấy sữa.
Trong những năm gần đây, số lượng đàn bò tại địa phương được nhân lên,
quy mô đàn được mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó
khăn do dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong số những bệnh thường gặp trên bò,
bệnh giun sán ký sinh làm suy giảm sức đề kháng vật nuôi, giảm sức sản xuất, giảm
năng suất và ảnh hưởng xấu đến kinh tế. Bệnh do giun sán thường ít biểu hiện triệu
chứng, bệnh thường kéo dài và có tỉ lệ tái nhiễm cao nên rất khó phòng trị. Bên
cạnh đó, các vật chủ trung gian truyền bệnh còn ít được chú ý tiêu diệt, có điều kiện
thuận lợi để phát triển.
Theo những nghiên cứu trước đây của một số tác giả, các loài sán lá dạ cỏ ký
sinh rất phổ biến trên bò. Tỉ lệ nhiễm cao, hầu hết gia súc đều nhiễm sán lá dạ cỏ.
Những bò nhiễm đã được điều trị bằng thuốc nhưng hiệu quả tẩy trừ còn hạn chế, tỉ
lệ tái nhiễm khá cao. Theo Bùi Thị Kim Lý (2007), tỉ lệ nhiễm sán lá ở bò tại huyện
Đức Trọng là 88,33%. Những nghiên cứu về tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên bò tại
tỉnh Lâm Đồng và hiệu quả của việc sử dụng thuốc điều trị nói chung là chưa nhiều.
Vì vậy, việc khảo sát tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên bò và hiệu quả tẩy trừ của
thuốc là cần thiết để làm cơ sở cho việc phòng trị bệnh ký sinh trùng cho đàn bò tại
địa phương.

1


Từ thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh lý – Ký sinh Khoa Chăn
nuôi – Thú y Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Lê Hữu Khương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm

sán lá dạ cỏ và hiệu quả tẩy trừ của albendazole trên bò tại huyện Đức Trọng
tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên bò tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm
Đồng, đồng thời đánh giá hiệu quả tẩy trừ sán lá dạ cỏ của albendazole để làm cơ sở
cho việc phòng trị bệnh giun sán đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Yêu cầu
• Xác định thành phần loài sán lá dạ cỏ ký sinh trên bò.
• Xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm của từng loài sán lá dạ cỏ.
• Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng albendazole để tẩy trừ sán lá dạ cỏ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI – THÚ Y Ở
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí - địa hình
Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng có độ cao trung bình
khoảng 900 – 1.000 m so với mực nước biển. Huyện có diện tích tự nhiên 90.180
ha, chiếm 9,23% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Lâm Đồng. Tổng dân số toàn huyện là
171.330 người (01/12/2009), chiếm 14% dân số toàn tỉnh. Đức Trọng có 15 đơn vị
hành chính bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã. Trung tâm huyện cách thành phố
Đà Lạt 30 km về phía nam là nơi giao nhau của quốc lộ 20 (Đà Lạt – TP. Hồ Chí
Minh) và quốc lộ 27 (Ninh Thuận – Ban Mê Thuột) tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao thương với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh
miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Huyện Đức Trọng tiếp giáp với tỉnh, thành phố và các huyện sau:
• Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Nam giáp huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông giáp huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Tây giáp huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Đức Trọng nằm trong cao nguyên Di Linh có địa hình không bằng
phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối và đồi núi cao. Huyện có 3 dạng địa hình
chính là núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven sông, trong đó tổng diện tích đồi núi
chiếm 70 – 80%. Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của cư dân huyện

3


được cung cấp bởi hệ thống sông Đa Nhim bao gồm con sông chính là sông Đa
Nhim và 2 nhánh Đa Tam, Đa Queyon.
2.1.1.2 Khí hậu
Huyện Đức Trọng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt. Bên cạnh đó, huyện nằm ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển nên khí hậu
có những nét đặc trưng cơ bản như sau:
• Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm không cao (21,10C). Biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, số giờ nắng trung bình trong năm là 2.268 giờ.
• Lượng mưa hàng năm cao, trung bình khoảng 1.500 mm. Lượng mưa ít
trong các tháng mùa khô (dưới 80 mm). Các tháng mùa mưa có lượng mưa
nhiều và phân bố tương đối đồng đều (150 – 200 mm). Ẩm độ không khí trung
bình năm 80% rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
2.1.2 Tình hình chăn nuôi – thú y
2.1.2.1 Chăn nuôi
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị tính: con)
Năm
Loài

2008

2009

2010

Trâu

5.395

5.700

6.729



13.154

12.494

12.826

Heo

53.733

57.878

55.005


Gia cầm

297.550

545.369

487.961



1.546

1.128

706

Ngựa

73

148

145

Thỏ

850

900


1.600

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, 2010)

4


Chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, đặc biệt là đàn trâu, bò. So với năm 2009,
trong năm 2010 số lượng trâu tăng 18,05%, số lượng bò tăng 2,66%.
Với sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm, huyện đã và đang xây dựng các
vùng chăn nuôi tập trung ở hầu hết các xã, khuyến khích thành lập các trang trại
nhằm tạo thuận lợi trong công tác phòng chống dịch bệnh.
2.1.2.2 Thú y
Mạng lưới thú y cơ sở phân bố rộng khắp 14 xã và 1 thị trấn trong huyện với
70 thú y viên phụ trách. Toàn huyện có 3 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và 49
điểm giết mổ gia súc, gia cầm, 20 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y. Tất cả đều được
đội ngũ thú y cơ sở kiểm tra thường xuyên.
Công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm năm 2010
Trong năm 2010, toàn huyện đã tiến hành kiểm dịch các loại động vật với số
lượng như sau: heo 9.506 con, trâu bò 290 con, gia cầm 149.160 con. Việc giết mổ
gia súc, gia cầm tại các lò giết mổ tập trung cũng như tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ
cũng được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả kiểm soát giết mổ như sau: heo 32.592 con,
trâu bò 3.285 con, gia cầm 464.658 con.
Công tác phòng chống dịch bệnh năm 2010
Trong năm 2010, toàn huyện tiến hành 2 đợt tiêm phòng vắc-xin cho gia súc
gia cầm. Kết quả tiêm phòng được tóm tắt như sau:


Đợt thứ nhất từ tháng 4 đến tháng 5, sử dụng vắc-xin Aftovax ngừa lở


mồm long móng trâu, bò, dê, cừu; vắc-xin Aftopor ngừa lở mồm long móng
heo và vắc-xin H5N1 chủng ngừa cúm cho gia cầm.


Đợt thứ hai từ tháng 9 đến tháng 12, sử dụng 3 loại vắc-xin giống như đợt

đầu.
Kết quả tiêm phòng năm 2010 cho thấy tỉ lệ tiêm phòng một số bệnh còn
chưa cao, công tác tiêm phòng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do tập quán chăn

5


nuôi và kiến thức phòng dịch của người dân còn nhiều hạn chế. Riêng công tác
phòng trị bệnh ký sinh trùng vẫn chưa có ghi nhận cụ thể.
Bảng 2.2 Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2010
Đợt 1
Vật
nuôi

Tổng
Vắc-xin

đàn diện
tiêm
(con)

Đợt 2

Tiêm

được
(con)

Tổng
Tỉ lệ

đàn diện

(%)

tiêm
(con)

Tiêm
được
(con)

Tỉ lệ
(%)

Trâu bò

Aftovax

16.000

13.569 84,80

16.000


13.614

85,09

Heo

Aftopor

2.500

2.149

85,96

2.300

1.481

64,39



H5N1

95.000

82.263 86,59

91.000


75.124

82,55

Vịt

H5N1

12.000

10.732 89,43

11.000

9.000

81,82



Aftovax

150

119

79,33

150


112

74,67

(Nguồn: Trạm Thú y Đức Trọng, 2011)
2.2 TỔNG QUAN MỘT SỐ LOÀI SÁN LÁ DẠ CỎ THƯỜNG GẶP TRÊN
GIA SÚC Ở VIỆT NAM
2.2.1 Thành phần loài sán lá dạ cỏ ở Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), ở Việt Nam đã phát hiện 33 loài sán lá
thuộc 9 giống ký sinh trong dạ cỏ của trâu, bò, dê, cừu. Vị trí phân loại các loài sán
lá dạ cỏ như sau:

6


Ngành: Plathelminthes Schneider, 1873.
Phân ngành: Platodes Leuckart, 1854.
Lớp: Trematoda Rudolphi, 1808.
Phân lớp: Prosostomata Skrjabin et Schulz, 1937.
Bộ: Paramphistomatida Szidat, 1936.
Phân bộ: Paramphistomatata (Szidat, 1936) Skrjabin et Schulz, 1937.
Họ: Paramphistomatidae Fischoeder, 1901.
Phân họ: Paramphistomatinae Fischoeder, 1901. Ở Việt Nam, đã
tìm thấy 25 loài thuộc 6 giống ký sinh trên gia súc:
Paramphistomum Fischoeder, 1901 (6 loài).
Calicophoron Nasmark, 1937 (5 loài).
Ceylonocotyle Nasmark, 1937 (6 loài).
Cotylophoron Stiles et Goldberger, 1910 (2 loài).
Explanatum Nasmark, 1937 (1 loài).
Gigantocotyle Nasmark, 1937 (5 loài).

Họ: Gastrothylacidae Stiles et Goldberger, 1910.
Phân họ: Gastrothylacinae Stiles et Goldberger, 1910. Ở gia súc
Việt Nam đã tìm thấy 8 loài thuộc 3 giống:
Gastrothylax Poirier, 1883 (2 loài).
Carmyerius Stiles et Goldberger, 1910 (3 loài).
Fischoederius Stiles et Goldberger, 1910 (3 loài).
2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của sán lá dạ cỏ
Sán có hình chóp nón màu hồng, xám hoặc trắng ngà. Cơ thể có 2 giác bám.
Giác miệng nhỏ nằm phía trước thông với hốc miệng dùng để bám và hút chất dinh

7


dưỡng. Giác bụng lớn nằm ở cuối thân chỉ để bám chặt vào cơ quan tiêu hóa vật
chủ. Trong dạ cỏ của gia súc, sán thường tập trung thành từng đám lớn từ vài trăm
đến hàng ngàn cá thể.
Hệ sinh dục lưỡng tính. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tinh hoàn, mỗi tinh
hoàn có ống dẫn tinh riêng sau đó đổ vào ống dẫn tinh chung thông với túi sinh dục
đực. Cơ quan sinh dục cái gồm có buồng trứng, ootype, tử cung, lỗ sinh dục cái và
một số cơ quan khác như tuyến noãn hoàng, tuyến mehlis, ống laurer, túi chứa tinh.
Trứng sán lá dạ cỏ có hình bầu dục, đầu nhỏ có nắp, bên trong có chứa tế bào phôi
nằm rải rác màu xám nhạt.
Hệ tiêu hóa gồm có lỗ miệng thông với hầu, thực quản và hai nhánh ruột. Hệ
bài tiết đơn giản, hệ thần kinh kém phát triển. Sán không có hệ tuần hoàn và hệ hô
hấp (Lê Hữu Khương, 2008).

Hình 2.1 Hình thái và cấu tạo sán lá dạ cỏ (Nguồn: Nguyễn Thị Lê, 1996)
2.2.3 Vòng đời
Sán lá dạ cỏ phát triển gián tiếp, chu trình sống có sự xen kẽ thế hệ và thay
đổi vật chủ. Sán trưởng thành ký sinh trong dạ cỏ của trâu, bò, dê, cừu và sinh sản


8


hữu tính, đẻ trứng. Trứng sán theo phân ra ngoài hình thành ấu trùng miracidium
trong vòng 11 – 12 ngày khi gặp điều kiện thích hợp về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ
và khí oxy. Miracidium phá vỡ nắp trứng chui ra ngoài, di chuyển tự do trong nước
nhờ lông mao rồi xâm nhập vào các loài ốc nước ngọt như ốc Planorbis,
Indoplanorbis, Bulinus. Trong cơ thể ốc, miracidium phát triển thành sporocyst
giống như cái bọc chứa nhiều tế bào. Sau đó, sporocyst vỡ ra phóng thích nhiều
redia, đây là hình thức sinh sản vô tính. Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều
cercaria có giác miệng, hầu, thực quản, manh tràng và đuôi. Cercaria chui ra khỏi
cơ thể ốc bám vào cây cỏ thủy sinh, rụng đuôi tạo kén metacercaria. Gia súc ăn cỏ
có chứa kén metacercaria vào ruột non, ấu trùng sẽ phát triển thành sán non. Sán di
hành theo đường tiêu hóa về dạ cỏ và phát triển thành dạng trưởng thành sau 7 – 10
tuần. Thời gian ký sinh của sán trong cơ thể vật nuôi có thể kéo dài tới 1 năm (Lê
Hữu Khương, 2008).

Hình 2.2 Vòng đời sán lá dạ cỏ (Nguồn: Robin Houston, 2005)

9


2.2.4 Dịch tễ
Sán lá dạ cỏ phân bố rộng khắp Việt Nam từ đồng bằng, ven biển, trung du
đến cao nguyên và miền núi. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi. Cường độ nhiễm ở
trâu thường rất cao (hàng ngàn đến chục ngàn sán).
2.2.5 Tác hại trên gia súc
Bệnh do sán lá dạ cỏ trên gia súc thường kéo dài làm giảm khả năng sinh
trưởng và sinh sản, giảm sức sản xuất. Thú bị suy giảm sức đề kháng, cơ thể suy

nhược nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nếu thú nhiễm một hoặc
hai ngàn sán. Trường hợp nhiễm nặng, vật nuôi bị tiêu chảy hoặc táo bón, niêm mạc
nhợt nhạt do thiếu máu, phù thủng ở những vùng thấp của cơ thể, lông xù, chậm
lớn, da khô. Dạ cỏ, dạ lá sách giảm nhu động, nghẽn dạ lá sách. Khi tiến hành mổ
khám, niêm mạc dạ cỏ bị viêm loét, xuất huyết, tăng sinh rồi hoại tử.
2.2.6 Chẩn đoán
Đối với thú còn sống, phương pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm phân tìm
trứng sán theo phương pháp lắng gạn. Khi xét nghiệm, cần phân biệt với trứng sán
lá gan Fasciola.
Đối với thú chết, tiến hành mổ khám dạ cỏ tìm sán trưởng thành bám trên
niêm mạc.
2.2.7 Biện pháp phòng bệnh
Bệnh do sán lá dạ cỏ xuất hiện quanh năm trên nhiều vùng địa lí, đặc điểm
chu trình phát triển của sán trải qua nhiều giai đoạn phức tạp với nhiều vật chủ
trung gian. Do đó, để đảm bảo việc phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cần kết hợp nhiều
biện pháp nhằm cắt đứt một hoặc nhiều khâu trong chu trình phát triển của sán.

10


2.2.7.1 Vệ sinh chuồng trại
Chuồng nuôi gia súc phải đảm bảo tiêu chuẩn, vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô
ráo, thoáng mát.
Thường xuyên quét dọn phân trong chuồng, tập trung phân để ủ nhằm tiêu
diệt trứng và ấu trùng sán.
2.2.7.2 Tiêu diệt vật chủ trung gian
Không để những vũng nước đọng trên bãi chăn thả, thường xuyên phát
quang khu vực chăn thả gia súc. Có thể nuôi vịt để diệt ốc. Hạn chế tối đa việc sử
dụng hóa chất diệt ốc vì có thể gây hại môi trường.

2.2.7.3 Quản lí đàn gia súc
Trâu, bò trước khi nhập đàn phải qua kiểm tra thú y.
Định kì dùng thuốc tẩy xổ cho gia súc 3 – 4 lần/năm.
Chăn thả luân phiên trên các đồng cỏ, nên trồng cỏ cho gia súc, sử dụng
nước sạch cho gia súc uống.
Ở những nơi phơi nhiễm nặng nên hạn chế việc chăn thả gia súc tự do.
2.2.8 Điều trị
Các loại thuốc thường dùng trong điều trị:
• Albendazole 10 mg/kgP, cho uống hoặc bỏ vào thức ăn.
• Triclabendazole 12 mg/kgP, cho uống.
• Oxyclozanide 15 mg/kgP, cho uống.
• Niclosamide 90 – 160 mg/kgP, cho uống.
2.3 GIỚI THIỆU VỀ ALBENDAZOLE
Albendazole thuộc nhóm benzimidazole được phát hiện lần đầu vào năm
1972, có phổ tác động trên nhiều loại giun sán đường tiêu hóa của trâu, bò, dê, cừu

11


và các loài vật nuôi khác. Albendazole thường được chỉ định trong điều trị bệnh ký
sinh trùng trên gia súc do có khoảng an toàn lớn, tác động tốt đối với giun sán
trưởng thành và dạng ấu trùng.
2.3.1 Cấu tạo hóa học
Albendazole là một dẫn xuất của benzimidazole, danh pháp hóa học là (5propylthio-1H-benzimidazole-2-yl) methyl carbamate.
Công thức phân tử: C 12 H 15 N 3 O 2 S.

Hình 2.3 Công thức cấu tạo của benzimidazole và albendazole (Nguồn: Cacycle,
2005)
2.3.2 Tính chất
Ở điều kiện bình thường, albendazole có dạng bột trắng tan trong

dimethylsulfoxide, acid mạnh và base mạnh; tan ít trong methanol, chloroform,
ethyl acetate, và acetonitrile. Albendazole gần như không tan trong nước.
2.3.3 Dược động học
Albendazole có mức độ hấp thu đường uống tương đối cao hơn so với các
benzimidazole khác trong nhóm như mebendazole, fenbendazole. Thuốc được hấp
thu và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 2 – 5 giờ sau khi cấp thuốc. Vào
máu, albendazole nhanh chóng chuyển hóa thành dạng albendazole sulfoxide nên
rất khó phát hiện albendazole trong huyết tương. Khoảng 70% albendazole
sulfoxide gắn kết với protein huyết tương và phân bố khắp các mô và thể dịch như
gan, mật, nước tiểu, dịch não tủy.
Dạng chuyển hóa chính của albendazole trong cơ thể là albendazole
sulfoxide. Tại gan, albendazole sulfoxide tiếp tục được chuyển hóa thành

12


albendazole sulfone và các hợp chất oxy hóa khác có thể phát hiện được trong nước
tiểu. Thuốc được bài thải qua phân và nước tiểu. Sau 9 ngày, 47% lượng thuốc cung
cấp được đào thải qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa (Võ Thị Trà An, 2010).
2.3.4 Cơ chế tác động
Ở nhiệt độ cao trong cơ thể động vật hữu nhũ, albendazole có ái lực với giun
sán hơn. Thuốc gắn vào cấu trúc hình ống của tế bào ruột giun sán ngăn cản sự phân
chia của các tế bào này. Trong tế bào giun sán, albendazole còn ngăn cản sự biến
dưỡng glucose, làm suy giảm lượng glycogen dự trữ. Kết quả, giun sán trưởng
thành và chưa trưởng thành đều bị chết do không hấp thu được dưỡng chất (Võ Thị
Trà An, 2010).
2.3.5 Hoạt tính dược lực
Albendazole tác động trên hầu hết các loại giun tròn và sán lá đường tiêu hóa
của trâu, bò. Trong cơ thể thú, dạng chuyển hóa albendazole sulfoxide vẫn có tác
dụng dược lý đối với giun sán.

2.3.6 Độc tính
Albendazole có độc tính thấp. Thuốc có khoảng an toàn rộng, liều gây độc
tối thiểu đối với trâu bò là 750 mg/kgP (khoảng 100 lần liều điều trị) (Võ Thị Trà
An, 2010). Thuốc dùng được cho thú non và thú gầy yếu.
2.3.7 Liều dùng
Đối với trâu, bò: 10 mg/kgP, cấp thuốc đường uống hoặc trộn vào thức ăn
với 1 liều duy nhất. Thú dưới 1 năm tuổi mỗi 3 tháng tẩy xổ 1 lần. Thú trên 1 năm
tuổi mỗi 6 tháng tẩy xổ 1 lần.
2.3.8 Thời gian ngưng thuốc
Không dùng thuốc đối với gia súc mang thai 2 tháng đầu.
Ngưng sử dụng thuốc 14 ngày trước khi giết mổ, 3 ngày trước khi lấy sữa.

13


2.4 TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN LÁ DẠ
CỎ TRÊN GIA SÚC
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã tổng kết sán lá dạ cỏ ở Việt Nam gồm 33
loài thuộc 9 giống ký sinh trên trâu, bò, dê, cừu. Các giống đã được mô tả là:
Paramphistomum, Calicophoron, Ceylonocotyle, Cotylophoron, Gigantocotyle,
Explanatum, Gastrothylax, Carmyerius và Fischoederius.
Phạm Quang Trình (1998) qua khảo sát 60 dê tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương đã tìm thấy 4 loài sán lá dạ cỏ với tỉ lệ nhiễm từng loài là:
Paramphistomum cervi 15%, Cotylophoron cotylophorum 3,33%, Fischoederius
elongatus 8,33%, Fischoederius japonicus 1,66%.
Huỳnh Ân Giao (2002) qua khảo sát 60 bò tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng
Tháp đã phát hiện 3 loài sán lá dạ cỏ. Tỉ lệ nhiễm từng loài là: Paramphistomum
cervi 45%, Fischoederius elongatus 70,33% và F. japonicus 60%. Tỉ lệ nhiễm trên
bò có nguồn gốc trong tỉnh Đồng Tháp là 88,57% và bò nhập từ Campuchia là
100%.

Nguyễn Văn Khá (2002), đã xét nghiệm 283 mẫu phân bò tại xí nghiệp bò
sữa An Phước tỉnh Đồng Nai. Kết quả tỉ lệ nhiễm chung sán lá dạ cỏ là 28,62%. Tỉ
lệ nhiễm theo nhóm tuổi như sau: bò 1 – 2 năm 9,7%, bò 3 – 5 năm 30% và bò trên
5 năm 59,49%.
Tạ Ngọc Liên (2002) đã mổ khám 60 trâu và 40 bò tại Trung tâm thương mại
huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã phát hiện 3 loài sán lá dạ cỏ với tỉ lệ
nhiễm chung trên trâu là 100% và trên bò là 60%. Tỉ lệ nhiễm từng loài tương ứng
như sau: Fischoederius elongatus 20%, F. japonicus 55%, Paramphistomum cervi
18%. Cường độ nhiễm từng loài ghi nhận trên bò: Fischoederius elongatus 83,75
sán/bò, F. japonicus 182,27 sán/bò và Paramphistomum cervi 40 sán/bò.
Trần Anh Nhân (2004) qua mổ khám 150 bò tại huyện Dĩ An tỉnh Bình
Dương đã ghi nhận tỉ lệ nhiễm chung các loài sán lá dạ cỏ là 38%. Các bò mổ khám
có nguồn gốc từ 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Tháp và Phú Yên. Tác giả đã phát hiện 3

14


×