Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU KHI TIÊM VACCIN PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO THỊT VÀ BÒ SỮA TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.71 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU KHI TIÊM VACCIN
PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO
THỊT VÀ BÒ SỮA TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: LÊ NGỌC HÂN
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

LÊ NGỌC HÂN

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU KHI TIÊM VACCIN
PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO
THỊT VÀ BÒ SỮA TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Hân
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU KHI TIÊM VACCIN
PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO THỊT VÀ BÒ
SỮA TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Đã hoàn thành luận văn theo
đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng
chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y.
Thủ Đức, ngày….tháng….năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Nguyễn Văn Khanh

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lên cha mẹ, người đã sinh thành, dạy dỗ và là chỗ dựa tinh thần cho
con.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Khanh và
ThS. Huỳnh Thị Thu Hương đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập
và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm

TP. HCM, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi- Thú y cùng Quý thầy cô đã truyền đạt
những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị tại trạm Chẩn Đoán – Xét nghiệm và Điều
Trị, Chi cục Thú y TP. HCM, đặc biệt là BSTY. Nguyễn Thị Lệ Hằng đã giúp đỡ về
mọi mặt để tôi thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi những tình cảm thân thương đến các bạn lớp DH06TY, cảm
ơn vì đã cho tôi có được thời sinh viên thật đẹp.

Lê Ngọc Hân

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua đề tài “Khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm
long móng type o trên heo thịt và bò sữa tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện từ ngày 01/03/1011 đến ngày 30/6/2011 tại Trạm Chẩn Đoán-Xét
Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, mẫu máu được tiến
hành xét nghiệm bằng phương pháp ELISA sandwich để phát hiện kháng thể phòng
bệnh LMLM type O trên heo thịt và bò sữa. Sau khi xét nghiệm tất cả 490 mẫu huyết
thanh heo và 140 mẫu huyết thanh bò, chúng tôi có những ghi nhận như sau:
Tỉ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo
tại địa bàn TP. HCM là 85,31%.
Tỉ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo
theo quận, huyện: Bình Chánh và Củ Chi (76,67%), Bình Tân và Bình Thạnh (95%),
Cần Giờ (90%), Hóc Môn (87%), Nhà Bè (90%), Quận 12 (86,67%), Quận 9 (80%),
Tân Bình (100%), Thủ Đức (82,5%); theo khu vực chăn nuôi: nội thành đạt 88,75%,
ngoại thành đạt 84,63%; theo qui mô chăn nuôi: qui mô dưới 50 con đạt 85,94%, qui
mô từ 50-100 con đạt 71,83%, qui mô trên 100 con đạt 92,93%; lứa tuổi heo: heo
dưới 3 tháng tuổi đạt 92%, heo từ 3-4 tháng tuổi đạt 85,67%, heo trên 4 tháng tuổi đạt

82,93%.
Tỉ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò
sữa tại địa bàn TP. HCM là 95,71%; theo quận, huyện: Bình Thạnh và Củ Chi đạt
95%, quận 12 và Tân Bình đạt 100%, Hóc Môn đạt 92,5%; theo khu vực chăn nuôi:
nội thành đạt 97,5% và ngoại thành đạt 95%; theo qui mô chăn nuôi: dưới 10 con đạt
92,31%, từ 10-20 con đạt 98,39%, trên 20 con đạt 94,87%; theo thế hệ lai: thế hệ lai
F1 đạt 92,59%, thế hệ lai F2 đạt 96,08%, thế hệ lai F3 đạt 96,77%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................iii
Tóm tắt khóa luận.......................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. iv
Danh sách các bảng ........................................................................................................ x
Danh sách các hình........................................................................................................ xi
Danh sách các sơ đồ ..................................................................................................... xii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1Giới thiệu về bệnh lở mồm long móng (LMLM)...................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về bệnh ................................................................................................ 3

2.1.2 Lịch sử phát hiện bệnh .......................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố bệnh ......................................................................................................... 4
2.1.3.1 Bệnh LMLM trên thế giới .................................................................................. 4
2.1.3.2 Bệnh LMLM ở Việt Nam................................................................................... 5
2.1.4 Thiệt hại do bệnh LMLM gây ra ........................................................................... 6
2.2 Đặc điểm của virus LMLM ...................................................................................... 6
2.2.1 Đặc điểm chung của virus LMLM ........................................................................ 6

v


2.2.1.1 Phân lọai ............................................................................................................. 6
2.2.1.2 Hình thái và cấu trúc .......................................................................................... 7
2.2.1.3 Nuôi cấy virus LMLM ....................................................................................... 8
2.2.1.4 Sức đề kháng ...................................................................................................... 8
2.2.2.Virus LMLM type O ............................................................................................. 9
2.3 Đặc điểm dịch tễ....................................................................................................... 9
2.3.1 Lòai cảm thụ .......................................................................................................... 9
2.3.1.1 Trong tự nhiên .................................................................................................... 9
2.3.1.2 Trong phòng thí nghiệm ................................................................................... 10
2.3.2 Chất chứa virus ................................................................................................... 10
2.3.3 Đường xâm nhập và lây lan ................................................................................ 10
2.3.4 Cách sinh bệnh .................................................................................................... 11
2.4 Cơ chế sinh miễn dịch ............................................................................................ 12
2.5 Triệu chứng và bệnh tích........................................................................................ 13
2.5.1 Triệu chứng ......................................................................................................... 13
2.5.2 Bệnh tích ............................................................................................................. 14
2.5.2.1 Bệnh tích đại thể............................................................................................... 14
2.5.2.2 Bệnh tích vi thể ................................................................................................ 15
2.6 Chẩn đoán............................................................................................................... 15

2.6.1Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................. 15
2.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm .............................................................................. 16
2.7 Phòng và kiểm soát bệnh LMLM .......................................................................... 17
2.7.1 Phòng bệnh LMLM ............................................................................................. 17
2.7.1.1 Vệ sinh phòng bệnh .......................................................................................... 17
2.7.1.2 Tiêm phònng .................................................................................................... 18
2.7.2 Kiểm sóat dịch bệnh ............................................................................................ 18
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 20

vi


3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................. 20
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................. 20
3.1.2 Địa điểm .............................................................................................................. 20
3.2 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi .............................................................. 20
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .............................................................................. 21
3.3.1 Mẫu xét nghiệm................................................................................................... 21
3.3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ........................................................................... 21
3.3.3 Bộ kít dùng trong chẩn đóan ............................................................................... 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.4.1 Ước lượng mẫu khảo sát ..................................................................................... 21
3.4.2 Cách bố trí lấy mẫu xét nghiệm .......................................................................... 21
3.4.3 Phương pháp lấy và xử lý mẫu............................................................................ 22
3.4.4 Phương pháp xét nghiệm..................................................................................... 23
3.4.4.1 Nguyên tắc ....................................................................................................... 23
3.4.4.2 Đọc kết quả ...................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 29
4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo thịt đã được
tiêm vaccin ................................................................................................................... 29

4.1.1 Nhận xét chung về tỷ lệ huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên
heo thịt đã được tiêm vaccin ........................................................................................ 29
4.1.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo thịt sau
khi tiêm vaccin theo quận, huyện chăn nuôi ................................................................ 30
4.1.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo thịt sau
khi tiêm vaccin theo khu vực chăn nuôi....................................................................... 32
4.1.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo thịt sau
khi tiêm vaccin theo qui mô chăn nuôi ........................................................................ 34

vii


4.1.5 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên heo thịt sau
khi tiêm vaccin theo lứa tuổi heo ................................................................................. 36
4.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò sữa đã được
tiêm vaccin ................................................................................................................... 38
4.2.1 Nhận xét chung về tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O
trên bò sữa đã được tiêm vaccin ................................................................................... 38
4.2.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò sữa sau khi
tiêm vaccin theo quận, huyện chăn nuôi ...................................................................... 39
4.2.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò sữa sau khi
tiêm vaccin theo qui mô chăn nuôi .............................................................................. 40
4.2.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò sữa sau khi
tiêm vaccin theo khu vực chăn nuôi ............................................................................. 43
4.2.5 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ phòng bệnh LMLM type O trên bò sữa sau khi
tiêm vaccin theo thế hệ lai ............................................................................................ 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 48
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 49

Phụ lục ......................................................................................................................... 53

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCTY: Chi cục Thú y.
CPE: Cytopathic effect.
ELISA: Enzyme linked immunosorbent assay.
LMLM: Lở mồm long móng.
OD: Optical density.
OIE: office international of Epizooties.
PCR: Polymerase chain reaction.
PI: Percent inhibition.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
SVD: Swine vesicular disease.
VE: Vesicular exanthema.
VP: Viral protein.
VS: Vesicular Stomatitis.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân bố type virus LMLM ở các nứơc Đông Nam Á ................................... 4
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa môi trường và sự tồn tại của virus .................................... 9
Bảng 2.3 Các bệnh gây mụn nước trên động vật ......................................................... 16
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng cho heo bằng vaccin Aftopor ..................................... 18
Bảng 3.1 Bảng bố trí lấy mẫu huyết thanh heo và bò sữa cho khảo sát ...................... 22

Bảng 3.2 Phân bố vị trí mẫu huyết thanh và đối chứng cho xét nghiệm ..................... 26
Bảng 3.3 Điều kiện của đối chứng ............................................................................... 27
Bảng 3.4 Điều kiện giá trị chấp nhận của đối chứng ................................................... 27

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái virus LMLM................................................................................... 7
Hình 2.2 Mụn nước ở lưỡi........................................................................................... 14
Hình 2.3 Miệng chảy nước bọt ở bò ............................................................................ 14
Hình 2.4 Móng bị bong ra ........................................................................................... 14
Hình 2.5 Biến chứng ở tim làm heo con chết đột ngột ................................................ 15
Hình 3.1 Xét nghiệm ELISA trên vỉ 96 giếng ............................................................. 24
Hình 3.2 Hình vẽ minh họa cơ chế phản ứng ELISA .................................................. 25

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh......................................................................................... 12

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ huyết thanh heo đạt bảo hộ trong năm 2010 và 2011 trên địa bàn

TP. HCM ...................................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ huyết thanh heo đạt bảo hộ theo quận, huyện ................................. 31
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ huyết thanh heo đạt bảo hộ theo khu vực chăn nuôi ....................... 33
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ huyết thanh heo đạt bảo hộ theo qui mô chăn nuôi ......................... 34
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ huyết thanh heo đạt bảo hộ theo lứa tuổi heo.................................. 37
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ huyết thanh bò đạt bảo hộ theo quận, huyện ................................... 39
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ huyết thanh bò đạt bảo hộ theo qui mô chăn nuôi .......................... 41
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ huyết thanh bò đạt bảo hộ theo khu vực chăn nuôi ......................... 43
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ huyết thanh bò đạt bảo hộ theo thế hệ lai ........................................ 45

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày càng nhiều, ngành chăn nuôi
nước ta đã phát triển cả về chất lượng lẫn qui mô. Theo thống kê của Chi cục Thú y Tp.
Hồ Chí Minh thì vào thời điểm 11/2008, trên địa bàn TP. HCM có tổng đàn heo là
333.549 con, đàn bò sữa là 69.755 con (Cục Thú y, 2009). Bên cạnh đó, hiện nay trên
thị trường cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm thịt chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ nhu
cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung, Đông Nam Á và Việt Nam nói
riêng, bệnh lở mồm long móng của gia súc vẫn còn là mối đe dọa nguy hiểm đối với
ngành chăn nuôi, do nước ta nằm trong khu vực dịch tễ của bệnh này. Bên cạnh đó, nền
chăn nuôi của các nước khu vực lân cận đều bị dịch bệnh hoành hành nên nguy cơ nổ
dịch rất cao. Càng nguy hiểm hơn khi heo có vai trò quan trọng trong dịch tễ bệnh lở
mồm long móng. Vì khi đã mắc bệnh, chúng sẽ bài thải một lượng virus rất lớn.
Trong những năm qua, tuy có tổ chức tiêm phòng chặt chẽ nhưng Chi cục Thú y
TP. HCM vẫn phát hiện và theo dõi được một số trường hợp bệnh lở mồm long móng

xảy ra ở một số cơ sở chăn nuôi gia súc cũng như ở các cơ sở giết mổ. Vì vậy để xây
dựng chiến lược phòng chống bệnh lở mồm long móng cho thành phố, điều cần thiết
nhất là phải điều tra tình hình dịch bệnh cũng như đánh giá mức độ bảo hộ của vaccin
sau khi tiêm phòng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội và được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh lý
– Ký sinh, Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và Trạm
Chẩn đóan – Xét nghiệm – Điều Trị thuộc Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Khanh và ThS. Huỳnh Thị Thu Hương, chúng

1


tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vaccin phòng
bệnh lở mồm long móng type O trên heo thịt và bò sữa tại địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tỷ lệ có kháng thể bảo hộ trên heo thịt và bò sữa sau khi tiêm vaccin
phòng bệnh LMLM type O.
Ghi nhận một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể kháng virus lở
mồm long móng.
1.3 Yêu cầu
Dùng kỹ thuật ELISA kiểm tra kháng thể kháng virus lở mồm long móng type
O trên heo thịt và bò sữa sau khi tiêm vaccin để đánh giá hiệu quả tiêm phòng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về bệnh lở mồm long móng (LMLM)

2.1.1 Khái niệm về bệnh
Lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất mạnh trên
nhiều loại gia súc có móng chẻ, do một virus hướng thượng bì với các đặc điểm là sốt,
nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da viền móng, kẽ móng, trên đầu vú, bầu vú và gây
chết ở gia súc non (Lê Anh Phụng, 2006).
Mặc dù bệnh xuất hiện thường nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp nhưng thiệt hại về kinh tế
rất lớn do gia súc bị bệnh mất sức sản xuất, chi phí cho việc dập dịch quá lớn.
Bệnh nằm trong danh mục những bệnh phải công bố dịch ở tất cả các quốc gia
và được xếp vào danh mục A của Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE).
2.1.2 Lịch sử phát hiện bệnh
Theo thông tin tổng hợp từ Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) và Thái Thị Thủy
Phượng (2006):
Năm 1514: lần đầu tiên bệnh được mô tả bởi tác giả người Ý – Frascastorius.
Năm 1897: Loerffler và Frosch phát hiện nguyên nhân gây bệnh LMLM không
phải do vi khuẩn mà là một vi sinh vật có thể qua lọc.
Năm 1920: Waldmann và Pape chứng minh tính cảm thụ của bọ (cobay) đối với
virus.
Năm 1922: Valleé và Carré tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch
chống virus ( type O và type A).
Năm 1926: Waldmann và Trautwein tìm ra virus type C. Sau đó, Lawrence
khám phá ra các type SAT 1, SAT 2, SAT 3 và Asia 1.

3


2.1.3 Phân bố bệnh
2.1.3.1 Bệnh LMLM trên thế giới
Năm 1997, một ổ dịch được báo cáo ở Đài Loan đưa đến hậu quả là phải giết
hủy hơn 4 triệu con heo, chiếm gần 38% tổng số heo cả nước, thiệt hại khoảng 6 triệu
đôla. Tác nhân gây bệnh là virus LMLM type O. Trong ổ dịch này, bệnh chỉ xảy ra trên

heo, không xảy ra trên dê cừu, kể cả dê, cừu được nuôi trong các trang trại có heo mắc
bệnh LMLM (Grubmann, 2004).
Theo Gleeson (2002), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, dịch LMLM xảy ra trên
7 nước ( Lào, Campuchia, Mã Lai, Miến Điện, Philippine, Thái Lan và Việt Nam).
Trong vùng chỉ có 3 quốc gia được coi là không có dịch bệnh LMLM, gồm Brunei,
Indonesia, Singapore.
Giai đoạn 1996 – 2000, serotype Asia 1 được báo cáo ở các quốc gia trong vùng
Đông Nam Á, ngoại trừ Philippin và Việt Nam.
Bảng 2.1. Phân bố type virus LMLM ở các nước Đông Nam Á
Quốc gia
Campuchia
Lào

Mã Lai
Philippin
Thái Lan
Việt Nam

Số ổ dịch

1997

1998

1999

Serotype O, Asia 1 Không rõ
O
Số ổ dịch
9

2
28
Serotype
Asia 1
O, Asia 1 O, Asia 1
Số ổ dịch
4
8
37
O, A,
A
O, Asia 1
Serotype
Asia 1
10
10
Số ổ dịch
39
Serotype
O
O
O
Số ổ dịch
412
269
340
O, A,
O, A,
O, A
Serotype

Asia 1
Asia 1
103
Số ổ dịch
15
32
Serotype
O
O
O
Số ổ dịch

17

23

(Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005)

4

23

2000

2001

O
32
O
140


Không rõ
3
O, Asia 1
64

O
3

O
14

O
328

O

O
221
O, A,
Asia 1
160
O

23

13

O, A
103



2.1.3.2 Bệnh LMLM ở Việt Nam
Bệnh LMLM được phát hiện đầu tiên tại Nha Trang năm 1898. Giai đoạn 1920
– 1922 bệnh xảy ra liên tục tại một số tỉnh trong cả nước. Từ năm 1938-1940 bệnh
bùng phát tại Sơn Tây, Thanh Hóa và Quãng Ngãi, tuy nhiên dịch không trầm trọng và
được bao vây khống chế kịp thời. Năm 1969 dịch bệnh LMLM xảy ra trên trâu bò và
heo từ Sài Gòn, Chợ Lớn rồi lan ra các tỉnh. Virus gây bệnh thuộc type O (Thái Thị
Thủy Phượng, 2006).
Trong khoảng thời gian từ 1975 – 1995, năm nào cũng xảy ra dịch LMLM ở
trâu bò. Từ năm 1975 – 1992 bệnh trên heo rất ít. Năm 1995, 26 tỉnh có dịch và bùng
phát mạnh trên heo với 10.293 con mắc bệnh (Thái Thị Thủy Phượng, 2006).
Năm 2000 cả nước có 60 tỉnh thành có bệnh LMLM (trừ An Giang). Dịch xảy
ra trên 439 huyện và 3.773 xã, làm 427.273 trâu bò và 74.800 heo mắc bệnh. Trong
thời gian này có 17.431 trâu bò và 24.624 heo chết và bị hủy (Cục Thú y, 2001).
Năm 2004 dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận, huyện ở
48 tỉnh, thành phố với 71.736 trâu bò, 125 dê và 1.858 heo mắc bệnh (Cục Thú y,
2005).
Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 392 xã, phường của 157 huyện, thị thuộc 37
tỉnh, thành phố trong cả nước làm 26.645 trâu bò, 3.747 heo và 81 dê mắc bệnh (Cục
Thú y, 2005).
Năm 2006: cả nước có 484 phường, xã; 178 quận, huyện; 41 tỉnh, thành phố xảy
ra dịch LMLM.
Năm 2007: có 26 tỉnh trên 3 miền có dịch (26 tỉnh có dịch trên trâu bò, 20 tỉnh
có dịch trên heo, 18 tỉnh có dịch trên trâu bò và heo), virus gây bệnh hầu hết là do
serotype O, riêng tại Phú Yên là serotype A, tại Quảng Trị và Thanh Hoá là serotype
Asia 1.

5



Năm 2008, dịch LMLM trên trâu bò xảy ra ở 128 xã của 47 huyện thuộc 14 tỉnh
(Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tỉnh, Long An, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Yên Bái)
làm 2.408 trâu bò và 67 heo mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết hủy là 218 con
trâu bò, 39 con heo (CCTY TP.HCM, 2009).
Đầu năm 2009, dịch LMLM trên trâu bò xảy ra ở 38 xã, 11 huyện của 5 tỉnh là
Long An, Kon Tum, Hòa Bình, Sơn La và Quảng Bình làm 1.027 con trâu bò mắc
bệnh. Số trâu bò đã tiêu hủy là 188 con (CCTY TP.HCM, 2009).
Năm 2010, bệnh LMLM xảy ra vào những tháng cuối năm ở các tỉnh như: Đăk
Lăk, Sơn La, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Gia Lai, Phú Yên, Bắc Ninh, Yên Bái,...
Năm 2011, theo thống kê của Cục Thú y:
Tính đến ngày 23/02/2011, cả nước còn 18 tỉnh có dịch LMLM chưa qua 21
ngày, bao gồm: Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái
Nguyên, Hà Giang, Kon Tum, Nghệ An, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Yên
Bái, Phú Thọ, Đồng Nai, Tiền Giang và Long An.
Ngày 07/06/2011 cả nước còn tỉnh Đăk Lăk có ổ dịch LMLM chưa qua 21
ngày.
2.1.4 Thiệt hại do virus LMLM gây ra:
Bệnh LMLM là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, ảnh hưởng
đến nền chăn nuôi, nhất là chăn nuôi công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào. Mặc dù tỷ lệ
chết thấp (2-5% ở vật trưởng thành) nhưng bệnh làm giảm khả năng sản xuất của động
vật, và ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại quốc tế về động vật và sản phẩm động vật
của các nước. Việc có hay không có bệnh LMLM là một trong những tiêu chí trong
quan hệ buôn bán quôc tế và mọi quốc gia đều sử dụng nó như một vũ khí thương mại
(Knowles, N.J., và Samuel, A.R., 2003).
2.2 Đặc điểm của virus LMLM
2.2.1 Đặc điểm chung của virus LMLM

6



2.2.1.1 Phân loại
Là RNA virus
Họ: Picornaviridae
Giống: Aphthovirus
2.2.1.2 Hình thái và cấu trúc
Hình thái
Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc (Thái Thị Thủy
Phượng, 2006).
Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có dạng hình dâu, đường kính 20 – 28
nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 10 đỉnh.
Cấu trúc kháng nguyên: virus LMLM có 7 serotype: O, A, C, SAT 1, SAT 2,
SAT 3, Asia 1 và nhiều subtyp gây bệnh có triệu chứng giống nhau nhưng không gây
miễn dịch chéo (Lê Anh Phụng, 2006).
Virus có cấu trúc RNA 1 sợi.
Có 4 loại protein tạo nên capside có tính chất kháng nguyên và khả năng sinh
kháng thể: VP1, VP2, VP3, VP4 (VP: viral protein). VP1, VP2, VP3 tạo nên một bề
mặt của khối 20 mặt đối xứng (phân tử 12S) còn VP4 là protein bên trong capside, kết
dính RNA virus với mặt trong của hộp protein (capside). VP1 ở ngoài cùng tham gia
trong việc cố định virus trên những tế bào và tạo nên một trong những yếu tố cấu trúc
sinh miễn dịch căn bản (Trần Thanh Phong, 1996; Tô Long Thành, 2000).

7


2.2.1.3 Nuôi cấy virus LMLM
Virus LMLM là virus có tính hướng thượng bì nên có thể nuôi cấy trên thượng
bì lưỡi bò, tế bào tuyến giáp hoặc tế bào thận, gây bệnh tích tế bào (CPE) sau 24 -48
giờ. Không tạo thể bao hàm (Lê Anh Phụng, 2006).

2.2.1.4 Sức đề kháng
Virus bền vững trong pH từ 7 đến 7,7. Virus rất mẫn cảm với pH dưới 4 và trên
11 ( Lê Anh Phụng, 2006).
Virus còn sống trong phân khô đến 14 ngày (mùa hè), 06 tháng (mùa đông),
trong đất từ 3 – 28 ngày, trong nước tiểu 39 ngày. Ở 4oC virus có thể sống sót 1 năm,
nhưng khi nhiệt độ tăng lên thì thời gian sống sót giảm còn 8-10 tuần lễ ở 28oC, 10
ngày ở 37oC và ít hơn 30 phút ở 50oC (Lê Anh Phụng, 2006)
Trong tủy xương, nước bọt, phủ tạng, virus có thể sống được 40 ngày. Virus có
thể tồn tại lâu trong da muối và thịt đông lạnh.
Do không có vỏ bọc (vỏ bọc của virus thường được cấu tạo bằng một lớp lipid)
nên virus không nhạy cảm với dung môi tan lipid như ether, chloroform. Các dẫn chất
phenol và cồn cũng ít có tác dụng. Formol, thuốc tím, hợp chất thủy ngân và acid lactic
là những chất sát trùng tốt. Virus bị phá hủy nhanh chóng bởi dung dịch kiềm (dung
dịch NaOH 1- 2 % có thể diệt virus trong 1 – 2 phút). Dựa trên đặc điểm đề kháng của
virus, Cục Thú y (2001) có qui định hóa chất cho việc khử trùng tiêu độc như sau:
NaOH 1-2%, formol 1-2%.... Ngoài ra cần rải thêm vôi bột ở các lối đi (Vũ Thị Diệu
Hương, 2006).

8


Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa môi trường và sự tồn tại của virus
Môi trường xung quanh
Nơi rác rưởi khô
Nơi rác rưởi ẩm ướt
Nước tiểu
Cỏ khô ở nhiệt độ 22oC
Nước thải chuồng trại ở nhiệt độ
17 – 21oC
4 – 13oC

37oC

Thời gian tồn tại
14 ngày
8 ngày
39 ngày
140 ngày
21 ngày
103 ngày
Vài ngày

(Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005)
2.2.2 Virus LMLM type O
Trước đây virus LMLM type O được chia thành 10 hay 11subtype có tính kháng
nguyên khác nhau. Nhưng hiện nay người ta thấy các biến dị về tính kháng nguyên của
serotype này không nhiều như đã nghĩ và với một số lượng vaccin tương đối cũng đã
có thể bảo vệ hầu hết các đàn gia súc ở các ổ dịch ngoài thực địa. Tuy nhiên, sự đa
dạng về di truyền thì rộng lớn hơn nhiều, cho phép phân loại thành nhiều dòng riêng
biệt (Phan Hạnh Nguyên, 2010).
Type O là type phổ biến nhất trong các type LMLM đã được chẩn đoán dương
tính từ các mẫu bệnh phẩm gởi về phòng thí nghiệm chuẩn thế giới về LMLM và hiện
tại phần lớn các mẫu nhiễm virus LMLM type O đều thuộc topotype ME–SA (Samuel,
A.R. và Knowes, N.J.,2003).
2.3 Đặc điểm dịch tễ
2.3.1 Loài cảm thụ
2.3.1.1 Trong tự nhiên
Trong tự nhiên virus gây bệnh chủ yếu cho gia súc và động vật hoang dã móng
chẻ, mẫn cảm nhất là trâu bò, kế đến là dê, cừu, hươu, nai, heo...Ít gây bệnh cho voi, tê
giác, nhím, chuột. Người hiếm khi bệnh. Không gây bệnh cho ngựa và loài cầm (Lê
Anh Phụng, 2006).


9


Thú non dễ mắc bệnh và mắc ở dạng cấp tính với tử số lên đến 70%. Thú thuần
chủng dễ mắc hơn con lai. Thú làm việc mệt nhọc, mất sức dễ mắc bệnh hơn (Phan
Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
2.3.1.2 Trong phòng thí nghiệm
Theo Lê Anh Phụng (2006):
Tiêm nội bì gan bàn chân chuột lang. Có thể dùng chuột nhắt 7 – 10 ngày tuổi,
tiêm phúc mạc.
Bò, heo: tiêm nội bì lưỡi.
Bê chưa bú sữa đầu sẽ chết nếu tiêm virus vào phúc mạc.
2.3.2 Chất chứa virus
Theo Nguyễn Lương (1997) và Trần Thanh Phong (1996), chất mang mầm bệnh
thường là:
Đối với heo bệnh: các mụn nước, dịch mụn nước và vẩy mụn chứa rất nhiều
virus. Máu có virus khoảng 18 giờ sau khi bị nhiễm, các chất bài thải và chất tiết như
nước miếng, nước tiểu, phân, sữa, nước mắt, nước mũi,... cũng có trong khỏang thời
gian nói trên và kéo dài đến ngày 11 – 13.
Heo đang thời kỳ ủ bệnh: người ta nhận thấy virus xuất hiện trong máu sau 32
giờ, trong bắp thịt 20 giờ trước khi xuất hiện mụn nước và sốt cao.
Heo mang căn bệnh thời kỳ hồi phục: bằng kỹ thuật nuôi cấy trên tế bào tuyến
giáp trạng bê, người ta thấy virus sống đến 2 năm ở vùng ngã tư hầu họng.
Virus có thể vấy nhiễm vào quầy thịt, những sản phẩm từ thịt, thức ăn gia súc
(từ bột thịt, bột xương), nước uống, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ,...
2.3.3 Đường xâm nhập và lây lan
Theo Lê Anh Phụng (2006), virus xâm nhập vào cơ thể động vật chủ yếu qua hô
hấp và tiêu hóa. Ngoài ra, virus có thể xâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc
đường sinh dục.


10


Bệnh có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc với thú bệnh, các chất tiết của thú bệnh.
Bên cạnh đó việc lây lan qua thức ăn, dụng cụ, người chăm sóc, các thú trung gian
truyền bệnh như chuột, chó, mèo... cũng giúp bệnh lây lan nhanh và rộng hơn (Phan
Hạnh Nguyên, 2010).
2.3.4 Cách sinh bệnh
Khi virus theo thức ăn, nước uống, không khí xâm nhập vào cơ thể thú qua các
tổn thương ở da, đường tiêu hóa mà phổ biến nhất là thượng bì đường hô hấp. Trước
tiên nó nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa hoặc da, gây thủy thủng một số tế
bào thượng bì và hình thành nên các mụn nước, sau đó virus nhân lên trong các mụn
nước, rồi vào máu gây sốt và lan đến các phủ tạng. Do tính hướng thượng bì, virus phát
triển chủ yếu trong những tế bào thượng bì của niêm mạc và của da, chủ yếu là những
tế bào thượng bì non đang phân chia mạnh, như: ở xoang miệng, kẽ móng, núm vú con
cái, ở đầu mõm heo.
Dịch mụn nước giai đoạn này chứa rất nhiều virus và có thể gây nhiễm mạnh
mẽ nhất. Khi mụn nước bị sây sát, nhiễm vi khuẩn sinh mủ gây hoại tử, gây bại huyết
làm con vật có thể chết hoặc suy yếu (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Virus có thể theo tuần hoàn của thú mẹ qua nhau thai gây sẩy thai (Trần Thanh
Phong, 1996).
Ngoài ra virus có thể theo máu đến tim gây viêm nội tâm mạc hoại tử điểm dẫn
đến suy yếu chức năng tim và cuối cùng suy tim rồi chết (tim da cọp) (Donalson,
2000).

11



×