Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE BÒ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.06 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHO ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ
SỨC KHỎE BÒ SỮA

Sinh viên thực hiện : LÊ THÀNH ĐỨC
Lớp: DH06TY
Chuyên ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

LÊ THÀNH ĐỨC

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHO ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ
SỨC KHỎE BÒ SỮA
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. CHÂU CHÂU HOÀNG

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lê Thành Đức.
Tên đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO
ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE BÒ SỮA”.
Đã hoàn thành khoá luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
…………………………

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Châu Châu Hoàng

ii


LỜI CẢM ƠN
Suốt đời nhớ ơn Cha – Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn, đã động viên nâng đỡ, làm
chỗ dựa vững chắc cho con trong những năm tháng cắp sách đến trường để con có
được ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn đến
Thạc sĩ Châu Châu Hoàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn
 Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn đến
 Ban Giám Đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam.
 Kỹ sư Lưu Văn Tân, bác sỹ thú y Nguyễn Thị Bích Hằng, bác sỹ thú
y Lê Đăng Dũng.
 Các Anh, Chị bộ phận DDP – Công ty FrieslandCampina Việt Nam.
 Chú Ngô Chen Van (Giám đốc), toàn thể anh em công nhân Công ty
TNHH MTV Chăn Nuôi Thành Đạt.
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể lớp Thú y 32 đồng hành, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
SV. Lê Thành Đức

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến sức sản xuất và sức
khỏe bò sữa” được thực hiện tại trại bò sữa Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Thành
Đạt thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Thí nghiệm thực hiện trên 11 bò sữa lai 3/4 máu HF trở lên, phân vào 2 lô
với phương thức cho ăn khác nhau: lô TN cho ăn theo phương pháp TMR có 6 con,

lô ĐC cho ăn theo phương pháp truyền thống có 5 con. Kết quả đạt được như sau:
Khả năng sản xuất sữa
Sản lượng sữa bình quân/ngày của lô TN lần lượt là 12,75 kg/con/ngày, cao
hơn lô ĐC là 11,07 kg/con/ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Hệ số sụt sữa trung bình/tháng của lô TN là -2,96%, so với lô ĐC là -8,67%.
Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ và sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4%
béo của lô TN là 4531 và 4934,8 kg/con, cao hơn lô ĐC là 4334,6 và 4321,8 kg/con.
Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Các thành phần tỷ lệ béo sữa, VCK, protein lô TN lần lượt là 4,11%,
12,88%, 3,36% so với lô ĐC là 3,93%, 12,57%, 3,41%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).
Hiệu quả sử dụng thức ăn
Tiêu tốn VCK và protein tổng thể cho 1 kg sữa lô TN là 0,85 và 0,071 kg/kg
sữa, thấp hơn lô ĐC là 0,97 và 0, 078 kg/kg sữa. Sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05).
Lượng VCK tiêu thụ hàng ngày so với thể trọng (DMI) của bò ở lô TN là
2,42%, cao hơn lô ĐC là 2,19%. Sự khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05.
Khả năng sinh sản, sự thay đổi về thể trạng, tình trạng sức khỏe
Hệ số phối giống trung bình ở lô TN là 2,0 lần, thấp hơn lô ĐC là 2,4 lần. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Điểm thể trạng trung bình ở lô TN là 2,90, thấp hơn lô ĐC là 3,02. Tuy nhiên,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Tình trạng sức khỏe: đàn bò ở lô TN tỷ lệ bệnh là không đáng kể, lô ĐC có
tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn (80%) và lâm sàng (40%) khá cao .

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .....................................................................................................i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn .........................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................ix
Danh sách các bảng .....................................................................................x
Danh sách các hình .....................................................................................xii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................1
1.2 Mục đích ...............................................................................................2
1.3 Yêu cầu thực hiện..................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN .........................................................................3
2.1 Vài nét về tình hình chăn nuôi bò sữa Việt Nam ..................................3
2.2 Vài nét về Công ty FrieslandCampina Việt Nam .................................5
2.2.1 Chương trình phát triển ngành sữa
(Dairy Development Program - DDP) .......................................................6
2.2.2 Hệ thống thu mua, quản lý chất lượng sữa, tiêu chuẩn đánh giá
phẩm chất sữa của Công ty ........................................................................8
2.2.2.1 Hệ thống thu mua ............................................................................8
2.2.2.2 Quản lý chất lượng sữa ...................................................................8
2.2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất sữa của Công ty............................9
2.3 Cơ sở lý luận .........................................................................................10
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng của sữa bò tươi ....................................................10
2.3.2 Các chỉ tiêu lý học ..............................................................................11

v


2.3.2.1 Tỷ trọng ...........................................................................................11

2.3.2.2 Độ nhớt............................................................................................11
2.3.2.3 Áp suất thẩm thấu và nhiệt độ đóng băng .......................................12
2.3.2.4 pH ....................................................................................................12
2.3.3 Thành phần hóa học của sữa ..............................................................12
2.3.3.1 Nước ................................................................................................13
2.3.3.2 Chất béo trong sữa ..........................................................................13
2.3.3.3 Protein .............................................................................................14
2.3.3.4 Đường sữa .......................................................................................14
2.3.3.5 Khoáng ............................................................................................15
2.3.3.6 Vitamin............................................................................................15
2.3.3.7 Các thành phần khác .......................................................................15
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng sữa ................................................15
2.3.4.1 Giống ...............................................................................................16
2.3.4.2 Tuổi .................................................................................................16
2.3.4.3 Giai đoạn của chu kì cho sữa ..........................................................16
2.3.4.4 Dinh dưỡng .....................................................................................17
2.3.4.5 Kĩ thuật vắt sữa ...............................................................................18
2.3.4.6 Điều kiện môi trường ......................................................................18
2.3.4.7 Bệnh tật ...........................................................................................18
2.3.5 Đặc điểm tính dục, chu kỳ cho sữa của giống bò
Holstein Friesian .........................................................................................19
2.3.5.1 Tuổi thành thục ...............................................................................18
2.3.5.2 Chu kỳ động dục .............................................................................19
2.3.5.3 Sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể ..............................................19
2.3.5.4 Các giai đoạn của chu kỳ cho sữa ...................................................20
2.3.6 Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa .........................................................22
2.3.6.1 Protein .............................................................................................22
2.3.6.2 Gluxit và lipit ..................................................................................22

vi



2.3.6.3 Chất khoáng ....................................................................................23
2.3.6.4 Vitamin............................................................................................22
2.3.6.5 Nước uống .......................................................................................23
2.3.7 Xây dựng khẩu phần ăn cho bò ..........................................................24
2.3.8 Một số phương pháp cho ăn ...............................................................26
2.3.8.1 Cho ăn tách riêng từng loại thực liệu
(phương pháp truyền thống)........................................................................26
2.3.8.2 Cho ăn theo khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh
(Total Mixed Ration – TMR) ......................................................................28
2.3.9 Sơ lược một số công trình nghiên cứu ...............................................29
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH................32
3.1 Thời gian và địa điểm ...........................................................................32
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................32
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................32
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................32
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................33
3.3.3 Điều kiện TN ......................................................................................34
3.3.4 Chỉ tiêu khảo sát và phương pháp ......................................................36
3.3.4.1 Khả năng sản xuất sữa ....................................................................36
3.3.4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ...............................................................37
3.3.4.3 Khả năng sinh sản, sự thay đổi về thể trạng
tình trạng sức khỏe ......................................................................................37
3.3.5 Quản lý và xử lý số liệu .....................................................................38
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................39
4.1 Khả năng sản xuất sữa ..........................................................................39
4.1.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày (kg/con/ngày) ...................................40
4.1.2 Hệ số sụt sữa bình quân tháng ...........................................................42
4.1.3 Sản lượng sữa bình quân toàn chu kỳ (kg) ........................................42

4.1.4 Sản lượng sữa toàn kỳ hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4% béo (FMC) .............43

vii


4.1.5 Thành phần sữa trong thời gian khảo sát (qua từng tháng) ...............44
4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn......................................................................46
4.2.1 Tỷ lệ đạm thô trong khẩu phần ..........................................................46
4.2.2 Chỉ số DMI.........................................................................................46
4.2.3 Tiêu tốn thức ăn tổng thể cho 1kg sữa ...............................................47
4.2.4 Chi phí thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất ...............................................49
4.3 Khả năng sinh sản, sự thay đổi về thể trạng, tình trạng sức khỏe .........50
4.3.1 Hệ số phối giống ................................................................................50
4.3.2 Sự thay đổi về thể trạng .....................................................................52
4.3.3 Tình trạng sức khỏe............................................................................52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................54
5.1 Kết luận .................................................................................................54
5.2 Tồn tại và đề nghị..................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................55
PHỤ LỤC ..................................................................................................59

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CF (Crude Fibre)

: xơ thô.

CMT (California Mastitis Test)


: thuốc thử viêm vú.

CP (Crude Protein)

: protein thô.

C V (Coefficient of Variation)

: hệ số biến động.

DDGS

: Dinh dưỡng gia súc.

DDP (Dairy Development Program)

: Chương trình phát triển ngành sữa.

DMI (Dry Matter Intake)

: vật chất khô tiêu thụ.

ĐC

: đối chứng.

FCM (Fat Corrected Milk)

: sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ


4% béo sữa.
FCV

: FrieslandCampina Việt Nam.

HF (Holstein Friesian)

: bò sữa Hà Lan.

NPN (Non Protein Nitrogen)

: nitơ phi protein.

NRC (National Research Council)

: Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa

ns (not significant)

: không co ý nghĩa.

P (Probability)

: xác xuất.

PMR (Partial Mixed Ration)

: thức ăn hỗn hợp từng phần.


SD (Standard Deviation)

: độ lệch chuẩn.

SLS

: sản lượng sữa.

TN

: thí nghiệm.

TSTK

: tham số thống kê.

VCK

: vật chất khô.

VSV

: vi sinh vật.

Kỳ.

: trị số trung bình.

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chất lượng sữa tiêu chuẩn thu mua của FCV ............................9
Bảng 2.2 Cách tính giá sữa thu mua theo chất lượng của mẫu tại
điểm thu mua ..............................................................................................10
Bảng 2.3 Thành phần chính trong sữa bò ..................................................12
Bảng 2.4 Thành phần các nguyên tố khoáng trong sữa .............................15
Bảng 2.5 Thành phần sữa ở các giống bò khác nhau.................................16
Bảng 2.6 Nhu cầu đạm thô, thức ăn thô xanh của bò sữa
qua các giai đoạn ........................................................................................21
Bảng 2.7 Nhu cầu vật chất khô của bò sữa
(tính theo % trọng lượng cơ thể) ................................................................23
Bảng 2.8 Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì (theo trọng lượng cơ thể) .......24
Bảng 2.9 Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất 1kg sữa
với tỷ lệ mỡ khác nhau ...............................................................................24
Bảng 2.10 Các nhu cầu duy trì tăng trọng 500g/ngày
của bò đang cho sữa ...................................................................................24
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm dựa vào sản lượng sữa và thể trọng .....33
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu thí nghiệm...............34
Bảng 3.3 Định mức các loại thực liệu thí nghiệm (kg/con/ngày) .............34
Bảng 3.4 Tỷ lệ % sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa
cả chu kỳ của các nhóm giống bò .............................................................36
Bảng 4.1 Sản lượng sữa toàn kỳ trước thí nghiệm (kg/con)......................39
Bảng 4.2 Sản lượng sữa bình quân/ngày (kg/con/ngày)............................40
Bảng 4.3 Hệ số sụt sữa bình quân/tháng của các lô
trong các tháng khảo sát (%) ......................................................................42
Bảng 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ...............................................42

x



Bảng 4.5 Sản lượng sữa trên bò có áp dụng TMR do một số tác giả
ghi nhận ......................................................................................................43
Bảng 4.6 Sản lượng sữa hiệu chỉnh theo 4% béo sữa
của các lô (kg/con) .....................................................................................43
Bảng 4.7 Thành phần sữa trong thời gian khảo sát (%) ............................44
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu phẩm chất sữa do các tác giả ghi nhận ..............46
Bảng 4.9 Tỷ lệ đạm thô trong khẩu phần ..................................................46
Bảng 4.10 Chỉ số DMI (%) ........................................................................47
Bảng 4.11 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể của các lô .................................48
Bảng 4.12 Tiêu tốn protein thô tổng thể (g protein/kg sữa) ......................48
Bảng 4.13 Chi phí thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất .....................................49
Bảng 4.14 Hệ số phối giống (lần) của các lô .............................................50
Bảng 4.15 Hệ số phối giống do một số tác giả ghi nhận ...........................51
Bảng 4.16 Điểm thể trạng của bò thí nghiệm ............................................52
Bảng 4.17 Tỷ lệ bò mắc bệnh ....................................................................52

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tổng đàn bò sữa, sản lượng sữa quốc gia ..................................4
Hình 2.2 Công ty FrieslandCampina Việt Nam – xã Bình Hòa,
Thuận An - Bình Dương ............................................................................6
Hình 2.3 Tác động khuyến khích tăng đàn từ chương trình khiến nhiều
hộ nuôi mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng quy mô lớn .....................7
Hình 3.1 Bò nuôi tại trại bò sữa Công ty TNHH MTV
Chăn Nuôi Thành Đạt ................................................................................32

xii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mối tương quan giữa sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể ....20
Biểu đồ 2.2 Các giai đoạn của chu kỳ cho sữa............................................21
Biểu đồ 2.3 Mức độ ảnh hưởng khi cho bò ăn quá nhiều thức ăn tinh ......27
Biểu đồ 4.1 Biến đổi sản lượng sữa của các lô qua các tháng khảo sát .....41

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi bò sữa thì sản lượng và chất lượng sữa là hai chỉ tiêu quan
trọng, song lại biến động rất nhiều tùy thuộc các yếu tố: sinh lý, dinh dưỡng, ngoại
cảnh, di truyền… trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng. Sự
thiếu hụt năng lượng trong khẩu phần là nguyên nhân chính hạn chế năng suất sữa
do nguồn dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể phụ thuộc vào lượng thức ăn ăn vào. Hiện
nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp,
người chăn nuôi chưa chủ động được nguồn thức ăn thô xanh cho bò sữa nên
thường để khai thác nhiều sữa các hộ chăn nuôi có xu hướng “bồi bổ” cho bò như
tăng nhiều thức ăn tinh hoặc thêm thức ăn tinh để bù vào lượng thức ăn thô bị thiếu
hụt. Kết quả điều tra của Lã Văn Kính và ctv (2002) cho thấy hàm lượng protein
của tất cả các khẩu phần đều vượt từ 15 - 34% so với nhu cầu. Theo Nguyễn Ngọc
Tấn (2003), khi hàm lượng protein trong khẩu phần vượt quá 25% nhu cầu sẽ gây
bất lợi đến sinh sản (tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên chỉ đạt 45,60%). Ngoài ra, các
nông hộ còn có tập quán cho ăn riêng rẽ từng thực liệu, điều này ít nhiều gây xáo
trộn môi trường dạ cỏ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Như vậy, khi phương pháp cho ăn chưa tốt, khẩu phần không cân đối sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến sự tiêu hóa, năng suất và chất lượng sữa (mỡ sữa thấp, độ acid
sữa cao), sức khỏe giảm sút (xuất hiện các bệnh do mất cân đối dinh dưỡng: viêm
móng, sưng khớp, tiêu chảy, chướng hơi…), suy giảm khả năng sinh sản (chậm
động dục, khó thụ thai, tăng khoảng cách lứa đẻ, sẩy thai…) (Lê Đăng Đảnh, 2004).

1


Khi phương pháp cho ăn hợp lý, khẩu phần được tính toán đúng và chất dinh
dưỡng được cung cấp cân đối thì sự tiêu hóa thức ăn sẽ tối ưu, vì vậy mà hiệu quả
sử dụng thức ăn cao hơn, năng suất sữa cũng cao hơn. Khẩu phần hỗn hợp hoàn
chỉnh (Total Mixed Ration - TMR) là cách tốt nhất để đạt mục tiêu này theo khuyến
cáo của Lê Đăng Đảnh (2004) và Nguyễn Quốc Đạt (2004).
Được sự đồng ý của Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM, dưới sự hướng dẫn của thầy Châu Châu Hoàng cùng sự hỗ trợ
của Công ty FrieslandCampina Việt Nam và sự hợp tác của Công ty TNHH MTV
Chăn Nuôi Thành Đạt, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của
phương pháp cho ăn đến sức sản xuất và sức khỏe bò sữa” nhằm có thêm cơ sở
áp dụng vào thực tiễn sản xuất trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.
1.2 Mục đích
Xem xét, đánh giá ảnh hưởng của phương pháp cho ăn theo phương pháp
TMR đến năng suất, chất lượng sữa và sức khỏe của bò sữa so với cách cho ăn
truyền thống.
1.3 Yêu cầu thực hiện
Đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần thức ảnh đến:


Khả năng sản xuất sữa: sản lượng sữa bình quân/ngày, hệ số sụt sữa, sản

lượng sữa bình quân toàn kỳ, sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4% béo (FCM),

thành phần sữa,


Hiệu quả sử dụng thức ăn: tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa, chỉ số DMI.



Khả năng sinh sản, sự thay đổi về thể trạng, tình trạng sức khỏe.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vài nét về tình hình chăn nuôi bò sữa Việt Nam
Nước ta hiện nay chủ yếu chăn nuôi bò sữa theo hình thức chăn nuôi gia
đình, qui mô nhỏ, hình thức thâm canh và bán thâm canh. Trong giai đoạn 20012010, chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam với
việc thông qua quyết định 167/2001/QĐ/TTg ngày 26/10/2001 về chính sách phát
triển chăn nuôi bò sữa với sự tham gia tích cực của các Công ty chế biến sữa như
FrieslandCampina Việt Nam, Vinamilk, Dielac cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật , đặc biệt là ngành thụ tinh nhân tạo. Theo chủ trương này từ năm 2001 đến
2004 một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá,
Sơn La, Hoà Bình…) đã nhập một số lượng khá lớn bò HF thuần từ Australia, Hoa
Kỳ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng được nhập từ Hoa Kỳ và New
Zealand trong dịp này (Nguyễn Xuân Trạch, 2008). Nhờ chính sách phát triển từ
sớm nên các tỉnh thành phố trên vẫn là nơi nuôi nhiều bò sữa nhất cho đến ngày
nay. Trong năm gần đây, cùng với TH Milk và Vinamilk, bằng nhiều hình thức, các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài như Công ty Sữa quốc tế - IDP Hà Nội, Công ty Sữa Tương lai Tuyên
Quang, Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng… đã và đang triển khai nhiều chương trình

phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa, góp phần đưa ngành
chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Nhu cầu về
sữa tươi sản xuất trong nước tăng cao trở thành cơ hội tốt để phát triển nhanh hơn
đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.
Theo Tổng Cục Thống Kê đến hết năm 2009 cả nước có gần 116.000 con bò
sữa và số bò vắt sữa khoảng 68.000 con, trong đó miền Đông Nam Bộ chiếm tới

3


62,51% với TPHCM có số lượng đông nhất là 73.000 con và 40.000 con vắt sữa.
Cục Chăn Nuôi dự báo tốc độ tăng đàn bò sữa của Việt Nam từ 2010 đến 2015 là
15%/năm và thời gian 2015 - 2020 là 10%, còn sản lượng sữa tươi đến năm 2020 sẽ
đạt 1 triệu tấn, bình quân tăng 10% - 15% năm.

Hình 2.1 Tổng đàn bò sữa, sản lượng sữa quốc gia.
(Nguồn: Chương trình phát triển ngành sữa - DDP, tháng 4/2011).
Về sản lượng sữa, theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tổng sản lượng sữa tươi
trong nước hàng năm tăng nhanh từ 18.900 tấn năm 1999 lên 278.000 tấn năm
2009, đạt mức 30%/năm. Trong 10 năm gần đây, mức tiêu dùng sữa và các sản
phẩm sữa của người Việt Nam tăng nhanh chóng do thu nhập và đời sống ngày càng
được nâng cao. Nếu mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người năm 2.000 là 8kg sữa

4


nước/người thì năm 2008 là 14,8kg/người (thấp hơn rất nhiều so với mức
35kg/người của khu vực châu Á).
Theo cục Nông Nghiệp (2006) (trích dẫn Châu Châu Hoàng, 2009), thì năng
suất sữa của đàn bò nước ta đến 2005 là 4.600 kg ở đàn bò thuần HF. Đây là con số

thấp so với tiềm năng của đàn bò thuần HF do số lượng bò thuần cũng chỉ chiếm
lượng nhỏ, hầu hết bò sữa ở Việt Nam là bò lai giữa bò lai Sind với bò HF với tỷ lệ
trên 75% máu HF.
Về qui cách chăn nuôi, chủ yếu là qui mô gia đình với số lượng nhỏ, chăn
nuôi bò sữa kết hợp với các hình thức sản xuất nông nghiệp khác, chủ yếu là nuôi
nhốt, thường dùng các loại cỏ, phụ phẩm chất lượng thấp theo hướng tận dụng cái
sẵn có nên không đảm bảo năng suất về sản lượng và chất lượng sữa. Xu thế chăn
nuôi bò sữa nông hộ quy mô nhỏ dưới 10 bò sữa sẽ giảm dần do lợi nhuận thấp và
giá thành không cạnh tranh, mô hình chăn nuôi bò sữa quy mô trại 10 con sẽ tăng
lên phù hợp với định hướng phát triển.
Nhìn chung, trong suốt hơn 10 năm qua với chương trình phát triển chăn
nuôi bò sữa của chính phủ, mặc dù người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn về
kĩ thuật chăn nuôi, về con giống… nhưng trên thực tế con bò sữa đã mang lại nhiều
mặt tích cực như góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân,
góp phần cải thiện nâng cao đời sống ở nông thôn, giúp giảm bớt khoảng cách giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn. Song, cũng qua những thống kê trên, thấy dù sản
lượng đã tăng 6 - 7 lần trong mười năm qua nhưng cũng chỉ đáp ứng 20% nhu cầu
sữa tươi trong nước, số còn lại phụ thuộc hoàn toàn nhập khẩu. Ngành chăn nuôi bò
sữa vẫn đang đứng trước nhiều thách thức cần phải vượt qua. Vì vậy để đảm bảo
ngành sữa nước ta tăng trưởng một cách bền vững thì cần phải cải thiện nguồn gien
đàn bò theo hướng tăng cả về sản lượng và chất lượng cũng như các chính sách của
nhà nước (như quy hoạch tổng thể vùng chăn nuôi và chính sách về hạ tầng cơ sở).
2.2 Vài nét về Công ty FrieslandCampina Việt Nam
Công ty FrieslandCampina Việt Nam – FCV (tiền thân là Công ty thực phẩm
và nước giải khát Dutch Lady Việt Nam) là Công ty hoạt động trong lĩnh vực thu

5


mua chế biến sữa tươi, kinh doanh các sản phẩm về sữa và cung cấp các dịch vụ kỹ

thuật thú y, được thành lập năm 1995 tại Việt Nam liên doanh giữa Công ty xuất
nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) - Việt Nam và Royal FrieslandCampina –
tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn
thế giới. Hiện nay, Công ty đang thu mua sữa tươi của khoảng 2.400 hộ chăn nuôi
và trang trại với quy mô đàn khoảng 27.000 con, sản lượng sữa thu mua hàng ngày
khoảng 160 tấn. Với cam kết góp phần cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam,
FrieslandCampina Việt Nam luôn hành xử như một công dân có trách nhiệm, không
chỉ cung cấp cho người dân mỗi năm hơn 1,5 tỷ suất sữa chất lượng cao mà còn đã
và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Hình 2.2 Công ty FrieslandCampina Việt Nam – xã Bình Hòa,
Thuận An - Bình Dương.
2.2.1 Chương trình phát triển ngành sữa (Dairy Development Program DDP)
Từ năm 1995, FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai “Chương trình phát
triển ngành sữa” (DDP) với mục tiêu hỗ trợ phát triển bền vững chăn nuôi bò sữa
xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh thực tế của người nông dân qua các hoạt động:


Thiết lập hệ thống thu mua sữa toàn diện.



Cung cấp dịch vụ thú y (gieo tinh nhân tạo và điều trị bệnh), tập huấn kỹ

thuật và tư vấn chất lượng cao.

6





Thiết lập hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng từ trại tới nhà máy.



Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống biogas.



Chi trả tiền sữa khuyến khích theo sản lượng và chất lượng sữa giao bán.



Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nông dân, chính phủ và cộng đồng.

DDP là một mô hình kiểu mẫu trong việc chuyển giao kỹ thuật cho các trại
chăn nuôi bò sữa vừa và nhỏ có hiệu quả. Quan trọng nhất là mô hình này vẫn đảm
bảo được các vấn đề vệ sinh, kỹ thuật chăm sóc, giúp bò cảm thấy thoải mái. Do đó
đảm bảo được năng suất của nguồn sữa. Cộng thêm hỗ trợ kỹ thuật từ FCV, người
nông dân hoàn toàn có thể sản xuất nguồn sữa chất lượng cao. Đến nay, sau 15 năm
đi vào hoạt động, chương trình đã mang lại hiệu quả trên cả sự mong đợi: nâng cao
chất lượng và sản lượng sữa thu mua, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội bằng việc
tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động ở khu vực
nông thôn. Những đóng góp của DDP vào sự phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững
của Việt Nam đã được nông dân, cộng đồng, chính phủ ghi nhận và đánh giá cao.

Hình 2.3 Tác động khuyến khích tăng đàn từ chương trình khiến nhiều hộ
nuôi mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng quy mô lớn.
(Nguồn: , 21/09/2010 | 08:52).


7


2.2.2 Hệ thống thu mua, quản lý chất lượng sữa, tiêu chuẩn đánh giá
phẩm chất sữa của Công ty
2.2.2.1 Hệ thống thu mua
Để đảm bảo sữa bò sau khi vắt, vận chuyển đến khi làm lạnh xuống dưới
40C trong vòng 3 giờ, FrieslandCampina Việt Nam đã xây dựng một hệ thống thu
mua trực tiếp với cách tính toán khoa học, hợp lý nhất để nông dân tiện đi lại trong
việc bán sữa, bao gồm hơn 40 điểm thu mua, 4 trung tâm làm lạnh, lắp đặt các bồn
lạnh tại điểm thu mua và tại trại.
Người chăn nuôi bò sữa muốn bán sữa cho FrieslandCampina Việt Nam phải
tham gia một lớp tập huấn do FrieslandCampina Việt Nam tổ chức gồm các nội
dung: cách thức chăn nuôi bò sữa, kỹ thuật vắt sữa, cách phòng ngừa viêm vú… Kết
thúc tập huấn, hợp đồng cung cấp sữa sẽ được ký giữa bên giao sữa (người chăn
nuôi) và bên nhận sữa (Tổng giám đốc FrieslandCampina Việt Nam).
FrieslandCampina Việt Nam thu mua sữa trực tiếp từ người chăn nuôi không
qua bất kỳ trung gian nào. Điểm thu mua là nơi đại diện cho công ty để thu mua
sữa, nhận sữa trực tiếp từ người chăn nuôi ngày 2 lần sáng và chiều, thời gian mỗi
buổi là 45 phút (mỗi điểm có giờ cụ thể). Sau đó sữa được vận chuyển từ điểm thu
mua về trung tâm làm lạnh bằng xe hợp đồng. Sữa từ trung tâm làm lạnh lại được
vận chuyển về nhà máy bằng xe bồn có chức năng giữ nhiệt độ sữa ở 40C.
FrieslandCampina Việt Nam chỉ thu mua sữa đã đạt thử nghiệm nghiệm thu về các
chỉ tiêu (do nhân viên điểm thu mua thực hiện):
- Màu sắc: màu trắng sữa.
- Mùi: không có mùi lạ.
- Không có tạp chất.
- Không kết tủa với cồn 75 độ.
- Kiểm tra nhiệt độ đạt yêu cầu: buổi sáng ≥ 280C, buổi chiều ≥ 300C.
2.2.2.2 Quản lý chất lượng sữa

Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina Việt Nam đã và đang triển khai Hệ
thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System) nhằm hoàn

8


tất toàn bộ hệ thống đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng và an toàn thực
phẩm đối với sữa bò tươi thu mua của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối, từ nông
trại đến bàn ăn.
Để đạt tiêu chuẩn này, mắt xích đầu tiên là chất lượng sữa thu mua đạt chuẩn
từ các hộ nông dân bán sữa cho Công ty rất được Công ty chú trọng. Lấy công đoạn
vắt sữa làm ví dụ, các cán bộ kỹ thuật của FrieslandCampina Việt Nam đã hướng
dẫn và thường xuyên kiểm tra nhắc nhở nông dân từ các thao tác vệ sinh cơ bản như
vệ sinh chuồng trại, vệ sinh bò trước khi vắt, sử dụng thuốc sát trùng dụng cụ vắt
sữa thay vì chỉ dùng nước như trước kia, phơi nắng các thiết bị vắt sữa sau khi rửa...
cho đến khuyến khích họ vắt bằng máy thay vì bằng tay, sử dụng can nhôm chuyên
dụng thay cho can nhựa để đựng sữa và liên tục tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng
máy vắt sữa, máy vệ sinh sao cho đúng cách, hiệu quả.
2.2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất sữa của Công ty
FCV thu mua sữa với giá chuẩn là 6.500 VNĐ/kg sữa (cộng thêm khoản trả
theo thị trường 3.600 VNĐ/kg sữa) với các tiêu chuẩn chất lượng sữa được trình
bày trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1 Chất lượng sữa tiêu chuẩn thu mua của FCV.
Mô Tả

Chất Lượng Sữa Tiêu Chuẩn

Tỷ lệ vật chất khô

12,0% tối thiểu


Chất béo

3,5% tối thiểu

Độ nhiễm vi sinh

4,0 độ Resazurin tối thiểu

Tổng tạp trùng

350.000 cfu/ml tối đa

Chất trộn thêm vào

không

Pha nước thêm vào

không

Kháng sinh

không

(Nguồn: Chương trình phát triển ngành sữa – DDP, 2011).
Để khuyến khích nông dân chú ý nâng cao chất lượng sữa một các thiết thực
nhất, FCV là Công ty đầu tiên áp dụng phương thức trả tiền thưởng cho phần chất

9



lượng vượt chuẩn. Gần đây, Công ty còn áp dụng trả tiền tiền thưởng thêm vào giá
sữa cho những trại sản xuất sữa có chất lượng vệ sinh tốt (số đếm tổng tạp trùng
thấp) và số lượng sữa giao bán. Từ 01/2011, nông dân được khuyến khích áp dụng
“Các thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” (CTHCNBST) qua đó người chăn nuôi sẽ
nhận thêm tiền thưởng tương ứng với việc áp dụng CTHCNBST tại trại của mình và
số đếm tế bào bản thể (Somatic Cell Counts – SCC) trong sữa giao bán.
Bảng 2.2 Cách tính giá sữa thu mua theo chất lượng của mẫu tại điểm thu mua.
Mô tả

Chất lượng sữa
tiêu chuẩn

Độ sai lệch
chất lượng sữa
tiêu chuẩn

Các khấu trừ
từ giá sữa tiêu
chuẩn

Khoản trả thêm
cho giá sữa tiêu
chuẩn

Tỷ lệ vật chất
khô

12,0% tối thiểu


0,1%

50 ĐVN/kg
cho mỗi 0,1%
dưới chuẩn

50 ĐVN/kg cho
mỗi 0,1% cao
hơn chuẩn

Chất béo

3,5% tối thiểu

0,1%

30 ĐVN/kg
cho mỗi 0,1%
dưới chuẩn

30 ĐVN/kg cho
mỗi 0,1% cao
hơn chuẩn

Độ nhiễm vi
sinh

4,0 độ Resazurin
tối thiểu


0,5 độ

75 ĐVN/kg
37,5 ĐVN/kg
cho mỗi 0,5
cho mỗi 0,5 độ
độ dưới chuẩn cao hơn chuẩn

Tổng tạp trùng

Tối đa 35

≤20

+280 ĐVN/kg

> 20 và ≤35

+100 ĐVN/kg

(x10.000
cfu/ml)

> 35 và ≤ 50

-100 ĐVN/kg

> 50 và ≤ 70


-200 ĐVN/kg

> 70 và ≤ 90

-350 ĐVN/kg

> 90

-500 ĐVN/kg

(Nguồn: Chương trình phát triển nganh sữa – DDP, 2011).
2.3 Cơ sở lý luận
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng của sữa bò tươi
Sữa là một trong những sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Trong sữa có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và dễ được cơ thể hấp thụ.
Ngoài các thành phần chính là protein, lactose, lipid, muối khoáng còn có tất cả các
loại vitamin chủ yếu, các enzyme, nguyên tố vi lượng.

10


Protein của sữa rất đặc biệt, có chứa rất nhiều và cân đối các acid amin cần
thiết. Hằng ngày mỗi người chỉ cần dùng 100g protein sữa đã có thể thỏa mãn hoàn
toàn về nhu cầu acid amin. Cơ thể người sử dụng protein sữa để tạo thành
hemoglobin dễ dàng hơn bất cứ protein nào của thành phần khác. Độ tiêu hóa của
protein sữa lên tới 96 - 98%.
Lipid sữa giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Khác với các loại mỡ
động vật và thực vật khác, mỡ sữa chứa nhiều nhóm acid béo khác nhau, chứa nhiều
vitamin và có độ tiêu hóa cao do nhiệt độ nóng chảy thấp và chất béo dưới dạng các
cầu mỡ có kích thước nhỏ.

Giá trị dinh dưỡng của đường sữa (lactose) không thua kém saccarose.
Hàm lượng Ca và P trong sữa cao giúp quá trình hình thành xương, các hoạt
động của não. Hai nguyên tố này ở dạng dễ hấp thu đồng thời lại ở tỷ lệ rất hài hòa.
Trong thức ăn tự nhiên của con người không có thực phẩm nào mà hỗn hợp các chất
cần thiết lại được phối hợp một cách hiệu quả để cơ thể hấp thu hoàn toàn như sữa.
2.3.2 Các chỉ tiêu lý học
2.3.2.1 Tỷ trọng
Tỷ trọng của sữa là tỷ số giữa khối luợng sữa ở 200C và khối lượng nước ở
40C có cùng thể tích.
Tỷ trọng của sữa phụ thuộc vào các thành phần của sữa, dao động trong
khoảng 1,026 - 1,032 g/ml. Một số thành phần làm tăng tỷ trọng như protein,
glucid, chất khoáng. Hàm luợng chất béo lại làm giảm tỷ trọng của sữa. Ngoài ra
các yếu tố giống, mang thai, điều kiện sống cũng ảnh hưởng đến tỷ trọng (Lâm
Xuân Thành, 2004).
2.3.2.2 Độ nhớt
Theo Lâm Xuân Thành (2004) độ nhớt phụ thuộc vào thành phần hoá học
của sữa, trước hết là protein còn các muối lactose không ảnh hưởng tới độ nhớt.
Hàm lượng chất béo càng cao thì độ nhớt càng cao. Độ nhớt phụ thuộc rất nhiều vào
nhiệt độ. Ở 600C thì độ nhớt giảm nhưng khi tăng nhiệt độ cao hơn thì do sự thay

11


×