Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA HAI LOẠI KHOAI MÌ NGỌT VÀ ĐẮNG TRÊN HEO VÀ CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA CÓ SỬ DỤNG DABOMB – P

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.31 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
HAI LOẠI KHOAI MÌ NGỌT VÀ ĐẮNG TRÊN HEO VÀ
CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA
CÓ SỬ DỤNG DABOMB – P

Sinh viên thực hiện

: LÊ THÀNH HẢI

Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 8/2011



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

LÊ THÀNH HẢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
HAI LOẠI KHOAI MÌ NGỌT VÀ ĐẮNG TRÊN HEO VÀ
CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA
CÓ SỬ DỤNG DABOMB – P

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng theo yêu cầu cấp bằng Kĩ sư Chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Lê Thành Hải
Tên luận văn: Đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất của hai loại khoai mì
ngọt và đắng trên heo và của khẩu phần thức ăn heo con cai sữa có sử dụng
Dabomb – P.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày .................................
Giáo viên hướng dẫn


TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân yêu của tôi.
Cảm ơn ba má đã sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho con ăn học. Cảm ơn các anh
chị em trong gia đình đã động viên và giúp đỡ để tôi có thể yên tâm học hành đến
ngày hôm nay.
Cảm ơn
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y.
 Quý thầy cô bộ môn Dinh dưỡng Gia súc.
Đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề
tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Dương Duy Đồng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiệp và anh chị công nhân Trại thực nghiệm
chăn nuôi đã tao điều kiện và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình em thực tập tốt nghiệp
tại trại.
Cảm ơn cô Trần Thị Phương Dung, cô Nguyễn Thị Lộc đã hướng dẫn và
giúp đỡ trong suốt quá trình em thực tập tại bộ môn Dinh dưỡng Gia súc.
Cảm ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Chăn nuôi 33 đã đồng hành cùng
tôi trong quá học tập, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

iii



MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục đích .....................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1 Sơ lược về cây khoai mì ....................................................................................4
2.1.1 Nguồn gốc, thành phần dưỡng chất ............................................................4
2.1.2 Độc tính trong khoai mì ..............................................................................5
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mì trên thế giới .................................6
2.2 Bột cá trong chăn nuôi .......................................................................................7
2.3 Đậu nành trong chăn nuôi .................................................................................9
2.3.1 Các chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu nành .......................................10
2.3.2 Sơ lược các phương pháp chế biến đậu nành ...........................................11

iv


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................15

3.1.1 Thời gian ...................................................................................................15
3.1.2 Địa điểm....................................................................................................15
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15
3.3.1 Thí nghiệm 1 .............................................................................................15
3.3.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .......................................................15
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................16
3.3.1.3 Phương pháp tiến hành.......................................................................16
3.3.2 Thí nghiệm 2 .............................................................................................17
3.3.2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .......................................................17
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................17
3.3.2.3 Phương pháp tiến hành.......................................................................18
3.3 Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................18
3.3.1 Chuồng nuôi..............................................................................................18
3.3.2 Nước uống ................................................................................................19
3.3.3 Cách cho ăn ...............................................................................................19
3.4 Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................19
3.4.1 Mẫu thức ăn ..............................................................................................19
3.4.2 Mẫu phân ..................................................................................................19
3.4.3 Mẫu nước tiểu ...........................................................................................19
3.5 Phương pháp xử lí mẫu ...................................................................................20
3.5.1 Mẫu phân ..................................................................................................20
3.5.2 Mẫu nước tiểu ...........................................................................................20
3.6 Chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................................20
3.7 Chỉ tiêu khảo sát ..............................................................................................20
3.8 Chỉ tiêu phân tích.............................................................................................20
3.9 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................20

v



3.10 Xử lý số liệu ..................................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................23
4.1 Khả năng tiêu hóa dưỡng chất của hai loại khoai mì ......................................23
4.1.1 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở ..........................................23
4.1.2 Tỉ lệ tiêu hóa của hai loại khoai mì...........................................................24
4.1.2.1 Thành phần hóa học của hai loại khoai mì ........................................24
4.1.2.2 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của hai loại khoai mì ..........................25
4.2 Khả năng tiêu hóa dưỡng chất của ba khẩu phần A, B, C ...............................26
4.2.1 Thành phần dưỡng chất của 3 khẩu phần .................................................26
4.2.2 TLTH dưỡng chất của 3 khẩu phần A, B, C .............................................27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................32
5.1 Kết luận ...........................................................................................................32
5.1.1 Thí nghiệm khoai mì .................................................................................32
5.1.2 Thí nghiệm Dabomb – P ...........................................................................32
5.2 Đề nghị ............................................................................................................32

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Phân bố acid cyanhydric (HCN) trong củ khoai mì (củ sắn) ......................5
Bảng 2.2 Phân bố HCN trong lá khoai mì ..................................................................6
Bảng 2.3 Hàm lượng HCN trong các sản phẩm từ khoai mì ......................................6
Bảng 2.4 Phân loại các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành...............................10
Bảng 2.5 Thành phần dưỡng chất của Dabomb – P .................................................14
Bảng 2.6 Hàm lượng các yếu tố kháng dinh dưỡng của Dabomb – P......................14
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở .............................17
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dabomb - P .........................................................17
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần A, B, C ...................18

Bảng 4.2 TLTH của khẩu phần TACS và khẩu phần chứa 80 % TACS + 20 % KM
(tính theo mẫu) ..........................................................................................................24
Bảng 4.3 Thành phần hóa hóa học của hai loại khoai mì (%) (tính theo mẫu). .......24
Bảng 4.4 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của hai loại khoai mì (tính theo mẫu) ........25
Bảng 4.5 Giá trị năng lượng của hai loại khoai mì (tính theo mẫu) .........................26
Bảng 4.6 Thành phần dưỡng chất của 3 khẩu phần A, B, C (tính theo mẫu). ..........27
Bảng 4.7 Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của ba khẩu phần (tính theo mẫu) ....................27

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ tiêu hóa protein .............................................................................27
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ tiêu hóa béo ...................................................................................28
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ tiêu hóa xơ ....................................................................................28
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ tiêu hóa khoáng .............................................................................29
Biểu đồ 4.5 Giá trị năng lượng của ba khẩu phần ....................................................30
Biểu đồ 4.6 Giá trị năng lượng trao đổi của ba khẩu phần .......................................30

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIAT

International Center for Tropical Agriculture

FAO

Food and Agriculture Organization


IFPRI

International Food Policy Research Institute

INRA

National Institute for Agriculture Research

NRC

National Research Council

TTTA

Thai Tapioca Trade Association

CF

Crude Fiber

CP

Crude Protein

DE

Digestible Energy

DNA


Deoxyribonucleic acid

EE

Ether Extract

FE

Feces Energy

GE

Gross Energy

ME

Metabolizable Energy

UE

Urine Energy

KMĐ

Khoai mì đắng

KMN

Khoai mì ngọt


SD

Standard Deviation

TACS

Thức ăn cơ sở

TLTH

Tỉ lệ tiêu hóa

VCK

Vật chất khô

VSV

Vi sinh vật

ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất của hai loại khoai mì ngọt và
đắng trên heo và của khẩu phần thức ăn heo con cai sữa có sử dụng Dabomb – P”
được tiến hành tại Trại thực nghiệm chăn nuôi và Bộ môn Dinh dưỡng Gia súc,
khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài bắt
đầu từ 27/7/2010 – 20/9/2010 và từ 9/5/2011 – 13/6/2011. Đề tài gồm hai thí

nghiệm tiêu hóa độc lập.
Thí nghiệm 1 xác định khả năng tiêu hóa các dưỡng chất của hai loại khoai
mì ngọt và đắng trên heo. Thí nghiệm có hai lô ứng với hai loại khoai mì, mỗi lô có
một heo đực thiến trọng lượng trung bình khoảng 40 kg với 4 lần lặp lại, bố trí theo
kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một yếu tố.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của
hai loại khoai mì là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05. Giá trị năng
lượng tiêu hóa của khoai mì ngọt cao hơn khoai mì đắng. Mức độ biến động trong
dãy số liệu của khoai mì đắng là khá lớn.
Thí nghiệm 2 xác định khả năng tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần thức ăn
heo con cai sữa có sử dụng Dabomb – P. Thí nghiệm bố trí theo kiểu Latinh bình
phương gồm có 3 lô, mỗi lô có 2 heo đực thiến, trọng lượng trung bình khoảng 23
kg với 3 lần lặp lại. Heo thí nghiệm được cho ăn khẩu phần A có sử dụng 5 % bột
cá và 10 % đậu nành ép đùn; khẩu phần B có sử dụng 5 % Dabomb – P và 10 % đậu
nành ép đùn và khẩu phần C có sử dụng 5 % Dabomb – P và 5 % bột cá.
Sự khác biệt về tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất cũng như giá trị năng lượng tiêu
hóa và năng lượng trao đổi của 3 khẩu phần là không có ý nghĩa về mặt thống kê
với P > 0,05.

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo công nghiệp thức ăn chiếm đến 70 – 85 % giá thành sản
xuất (Võ Văn Ninh, 2007). Để dễ phân loại thức ăn các nhà khoa học đã chia thức
ăn chăn nuôi ra làm nhiều nhóm. Trong đó hai nhóm nguyên liệu cung đạm và cung
năng lượng luôn có tỉ trọng lớn trong khẩu phần ăn của thú, có vai trò quyết định
chính đến năng suất vật nuôi.

Các thực liệu cung đạm phổ biến hiện nay có như bột cá, bột thịt, khô dầu
đậu nành… tuy được sử dụng nhiều nhưng cũng có nhiều nhược điểm như có các
yếu tố kháng dinh dưỡng, mầm bệnh, chất lượng không ổn định….làm ảnh hưởng
đến giá trị sử dụng của thức ăn.
Các thực liệu cung năng lượng được sử dụng chủ yếu trong khẩu phần thức
ăn cho heo gồm có bắp, cám mì, cám gạo, khoai mì, dầu cọ … nhưng đa phần nhập
khẩu là chính chỉ trừ có khoai mì là không phải nhập.
Để gia tăng giá trị của các sản phẩm chăn nuôi các nhà khoa học đã tìm mọi
cách gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của thú nuôi đồng thời sử dụng hiệu quả các
nguồn thức ăn tại chỗ.
Trên thị trường hiện nay đã có một số chế phẩm cung đạm nhập nội chuyên
dùng cho heo con như Dabomb – P, Seapak, đậu nành cao đạm v.v.... Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học những chế phẩm này có nhiều đặc điểm tốt như dễ tiêu
hóa, không có hoặc có ít các yếu tố kháng dinh dưỡng, chất lượng ổn định.
Bên cạnh đó ngoài các thực liệu cung năng lượng phải nhập khẩu thì khoai
mì vẫn là một sự lựa chọn tốt. Với việc đầu tư mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật
canh tác mới cùng với sự cải tiến về giống đã góp phần gia tăng sản lượng khoai mì,
năng suất và chất lượng đã được cải thiện rất nhiều

1


Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi heo nước ta, việc
thử nghiệm các sản phẩm mới là điều vô cùng cần thiết bên cạnh đó việc đi sâu
nghiên cứu các nguồn thức ăn tại chỗ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Những nghiên
cứu này phần nào sẽ giúp cho các nhà chăn nuôi có thêm những thông tin mới về
những loại nguyên liệu này.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi –
Thú y, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu “Đánh giá khả năng tiêu hóa của hai loại khoai mì ngọt và đắng

trên heo và của khẩu phần thức ăn có sử dụng Dabomb – P làm nguyên liệu
cung đạm trên heo con cai sữa”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tỉ lệ tiêu hóa của hai loại khoai mì ngọt và khoai mì đắng trên heo.
Đánh giá tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần thức ăn heo con cai sữa có
sử dụng Dabomb – P.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập mẫu thức ăn, phân, nước tiểu trong các đợt thí nghiệm.
Bảo quản và xử lí mẫu trước khi phân tích xác định các chỉ tiêu theo dõi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cây khoai mì
2.1.1 Nguồn gốc, thành phần dưỡng chất
Cây khoai mì (Manihot esculenta) thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây
khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993) ( trích Hoàng Kim, 2008).
Cây khoai mì đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm
Văn Biên, Hoàng Kim, 1991, trích Hoàng Kim, 2008). Khoai mì được canh tác phổ
biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam. Diện tích khoai mì trồng nhiều nhất ở vùng
Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển
nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Khoai mì là loại cây dễ trồng thích
hợp với nhiều loại đất. Năng suất biến động khoảng 10 – 40 tấn/ha tùy thuộc vào
giống và khả năng người trồng.
Củ khoai mì tươi có khoảng 65 % nước. Củ khoai mì khô chứa khoảng 83 %
chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3 % protein thô và 3,7 % xơ thô

(Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
Căn cứ vào hàm lượng acid cyanhydric (HCN) trong khoai mì các nhà khoa
học chia khoai mì làm hai nhóm chính:
Khoai mì ngọt (KMN) có ít HCN, đặc điểm là mọc yếu, lá xanh, mặt dưới có
màu trắng xanh, cuống lá xanh tươi hoặc phớt hồng, thân cây có ít nhựa, vỏ và lớp
da bao củ mỏng.
Khoai mì đắng (KMĐ) có nhiều HCN, mọc khỏe, lá xanh thẫm, mặt dưới lá
đỏ, cuống lá đỏ tía, thân có nhiều nhựa, vỏ và lớp da bao củ dày.

4


Bột khoai mì có hàm lượng đạm rất thấp (2,5 %) nên thường chỉ dùng trong
thức ăn heo thịt. Do hàm lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì được dùng
trong thức ăn dập viên với tư cách là chất kết dính (pellet binder). Mặc dù hàm
lượng đạm rất thấp nhưng bột khoai mì là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho
thú nếu bổ sung đầy đủ các acid amin và vitamin cần thiết.
2.1.2 Độc tính trong khoai mì
Trong lá và củ khoai mì ngoài các chất dinh dưỡng còn có một loại độc tố
đáng kể là HCN, hàm lượng khác nhau tùy theo giống, điều kiện đất đai, chế độ
canh tác, thời gian thu hoạch và tùy bộ phận của cây của củ mà hàm lượng HCN có
khác nhau.
HCN trong khoai mì dưới dạng các glycoside, vị đắng trong khoai mì là do
các glycoside này gây ra. Khi tiêu hóa, các glycoside được enzyme phân hủy tạo
thành gốc CN - (cyanide) tự do rất độc đối với sự hô hấp của tế bào.
Glucoside trong cây khoai mì chủ yếu là Linamarin (95 %) và Linustain (5
%). Khi tiến hành thủy phân glucoside này sẽ cho ra glucose, acetone và gốc CN dưới dạng acid hay muối.

Hình 2.1 Glucoside trong khoai mì


5


Bảng 2.1.Phân bố acid cyanhydric (HCN) trong củ khoai mì (củ sắn)
Củ mì chà (sắn đắng) Phú Thọ
Vỏ ngoài mỏng
Vỏ trong dày
Ở hai đầu củ khoai mì
Ruột củ khoai mì (phần ăn được)
Lõi củ khoai mì
(Nguồn: Dương Thanh Liêm và cs,2006)

Hàm lượng HCN (mg/100g)
7,60
21,60
16,20
9,72
15,80

Theo tài liệu của Phạm Sĩ Tiệp và Nguyễn Văn Đồng (1998) phân bố HCN trong lá
khoai mì như sau (trích Dương Thanh Liêm và cs, 2006):
Bảng 2.2 Phân bố HCN trong lá khoai mì
Hàm lượng HCN trong

Lá tươi (X ± Sx), mg/100g

Lá mì Ấn Độ (Sắn dù)

Lá mì gòn (Sắn chuối đỏ)


Lá già (1/2 cao thân trở xuống)

1,44 ± 0,06

0,46 ± 0,03

Lá bánh tẻ (1/2 đến 3/4 cao thân)

4,29 ± 0,42

1,54 ± 0,15

Lá non phía trên

36,48 ± 2,25

14,75 ± 0,16

Đọt non

44,23 ± 2,10

18,05 ± 1,81

Các loại lá mì

Hàm lượng độc chất này trong khoai mì giảm nhiều sau khi phơi, sấy hay
luộc chín. Khi nhiễm độc cơ thể động vật có thể giải độc các cyanide này với sự
tham gia của methionine và B 12 để chuyển hóa cyanide thành thiocyanat ít độc hơn
thải ra ngoài.

Bảng 2.3 Hàm lượng HCN trong các sản phẩm từ khoai mì
Sản phẩm khoai mì

Hàm lượng HCN (mg/100g)

Củ khoai mì tươi

9,72

Củ khoai mì xắt lát phơi khô

2,70

Bột củ khoai mì

1,08

(Nguồn: Dương Thanh Liêm và cs, 2006)
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mì trên thế giới
Sản lượng khoai mì thế giới năm 2006/07 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với
2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Quốc gia có sản lượng nhiều
nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và

6


Indonesia (19,92 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế giới về sản lượng
khoai mì (7,71 triệu tấn). Nhu cầu khoai mì làm thức ăn gia súc trên toàn cầu đang
giữ mức độ ổn định trong năm 2006 (FAO, 2007, trích Hoàng Kim, 2008).
Buôn bán khoai mì trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm,

tăng 11 % so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8 % so với năm 2004 (8,1 triệu
tấn).
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu khoai mì nhiều nhất thế giới để làm cồn
sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng
trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Thái Lan chiếm trên 85 % lượng xuất khẩu
khoai mì toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI, trích Hoàng Kim,
2008), đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mì toàn
cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng khoai mì toàn cầu ước đạt
275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất khoai mì chủ yếu ở các nước đang phát triển là
274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ khoai mì
ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển
là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm khoai mì toàn cầu sử dụng làm lương thực
thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc
độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm khoai mì làm lương thực, thực
phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95 %.
Cây khoai mì tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc
biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây khoai mì có tổng diện tích đứng thứ ba
sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía.
2.2 Bột cá trong chăn nuôi
Trong những thực liệu cung protein có nguồn gốc động vật thì bột cá là hoàn
hảo nhất cho gia súc, gia cầm. Trong 1 kg bột cá đạt tiêu chuẩn quốc tế có 650 –
700 g protein, trong đó lysine chiếm 52 g, methionine và cystein chiếm 26 g (Vũ
Duy Giảng, 1987 trích Phan Văn Thắng, 2010).

7


Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40 %
đạm, bột cá 45 % đạm, bột cá 60 % đạm, v.v… gọi tắt là bột cá 40, bột cá 45 hay

bột cá 60, v.v…. Trên thế giới các nước sản xuất nhiều bột cá chất lượng cao là
Peru, Chile, Ecuador, Mỹ, Nam Phi. Những loài cá thường dùng sản xuất bột cá là
cá trích, cá mòi, cá cơm.
Các loại bột cá sản xuất ở Việt Nam có hàm lượng protein thô từ 31 – 60 %,
khoáng tổng số từ 19,6 – 34,5 %, hàm lượng muối: 0,5 – 10 %, Ca: 5,5 – 8,7 %, P:
3,5 – 4,8 % . Ví như bột cá Bình Thuận có nguồn gốc từ cá cơm là loại nguyên liêu
tốt song hàm lượng đạm cũng chỉ đạt 55 % trong khi bột cá tốt của thế giới có hàm
lượng protein 65 – 70 %. Bên cạnh vai trò là nguồn cung đạm tốt thì bột cá còn là 1
nguồn cung vitamin quan trọng, nhất là B 12 loại vitamin chỉ có nguồn gốc động vật.
Các mô cơ của cá có nhiều amin tự do nên có mùi đặc trưng của cá. Khi sử
dụng nhiều bột cá trong thức ăn heo, gà giai đoạn sắp xuất thịt sẽ tạo mùi cá trong
quày thịt. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra cho trứng gia cầm khi sử dụng thức ăn
có nhiều bột cá.
Chất lượng bột cá thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn nguyên
liệu cá, loài cá, loại cá (cá lớn, cá nhỏ). Kĩ thuật chế biến và xử lí nhiệt cũng làm
thay đổi chất lượng bột cá.
Ngoài ra một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bột cá trong thức ăn chăn
nuôi là khả năng nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Salmonella, Escherichia coli), hoặc
nồng độ muối cao trong các loại bột cá mặn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
thú, nhất là thú non.
Theo Nguyễn Thị Anh Đào, 2005 thì tỉ lệ mẫu bột cá nhiễm nấm mốc là
86,11 %, Coliform là 100 %, E.coli 36,11 %, Clostridium perfringens là 91,67 % và
Samonella là 11,11 %.
Các mẫu này được thu thập tại 3 trại chăn nuôi heo tại TP. Hồ Chí Minh.
Để đánh giá giá trị của bột cá người ta đặt ra những chỉ tiêu để phân loại.

8


Theo Dương Thanh Liêm và cs, 2006 thì có thể dựa trên hàm lượng muối mà

chia bột cá làm hai loại: bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là những loại có hàm
lượng muối dưới 5 % và đạm phải khoảng 50 % trở lên.
Theo International Association Of Fish Meal Manufacture bột cá được phân
loại như sau (trích Nguyễn Hữu Trí, 2000):
Bột cá loại 1 chứa 680 g protein/kg và chất béo ít hơn 90 g/kg, hầu hết bột cá
trích thuộc loại này.
Bột cá loại 2 chứa 640 – 679 g protein/kg và chất béo có thể lên tới 130 g/kg.
Bột cá loại 3 chứa 640 – 679 g protein/kg và chất béo ít hơn 60 g/kg.
Bột cá loại 4 chứa 600 – 639 g protein/kg.
Thực tế sử dụng bột cá trong thức ăn chăn nuôi thường gặp vấn đề là hàm
lượng protein thô và acid amin hữu dụng thực không đúng như công bố của sản
phẩm thương mại. Nguyên nhân của sự sai khác giữa hàm lượng công bố và hàm
lượng thực là do giá bán cao dẫn đến sự pha tạp các chất độn khác để kiếm lời, hoặc
kĩ thuật chế biến (sấy ở nhiệt độ cao) làm mất giá trị sử dụng các acid amin (Dương
Thanh Liêm và cs, 2006).
2.3 Đậu nành trong chăn nuôi
Đậu nành là loại hạt họ đậu chủ lực được sử dụng cung cấp đạm trong thức
ăn chăn nuôi. Năng suất hạt đậu nành khoảng trên dưới 1 tấn/ha nhưng là cây dễ
trồng, có tác dụng làm tốt đất và giá trị dinh dưỡng của hạt cao. Các nước sản xuất
nhiều đậu nành là Trung Quốc và Brazil (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
Hạt đậu nành có hàm lượng đạm khá cao (38 %) và nhiều béo (18 %) nên
trong chăn nuôi ít sử dụng hạt nguyên mà thường dùng khô dầu đậu nành. Đậu nành
hạt thường chỉ được sử dụng trong các khẩu phần thú nhỏ, nhất là heo con tập ăn,
cần có cùng lúc nhiều năng lượng và đạm giá trị cao. Tuy nhiên trong hạt đậu nành
có chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của heo,
nhất là đối với heo con.

9



2.3.1 Các chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu nành
Bảng 2.4 Phân loại các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành
Chất kém bền với nhiệt

Chất bền với nhiệt
Saponin

Chất ức chế enzyme protease
Lectin
Goitrogen


Estrogen thực vật
Cyanogen
Phytate
Oligosaccharide
Kháng nguyên đậu nành
….

(Nguồn: Peisker, 2002)
Chất ức chế enzyme protease (Protease inhibitor) hay còn gọi là anti-trypsin là
những cấu trúc phân tử protein đặc biệt vì ức chế hoạt động của enzyme trypsin và
chymotrypsin của tuyến tụy nên ngăn cản hoạt động thủy phân protein của các
enzyme này. Sự có mặt của chúng trong thức ăn làm giảm đáng kể khả năng tiêu
hóa protein của động vật (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
Estrogen thực vật (Phytoestrogen) có công thức hóa học giống như oestrogen
gồm nhiều dẫn xuất. Trên heo con các độc tố này gây ảnh hưởng không tốt lên sinh
trưởng, với thú trưởng thành không có tác dụng đáng kể.
Kháng nguyên đậu nành (glycinin và conglycinin) có thể gây dị ứng cho thú, các
kháng nguyên này có khả năng tạo ra kháng thể cản trở hoạt động của vi khuẩn có

lợi, gây thoái hóa nhung mao ruột từ đó giảm đáng kể khả năng hấp thu dưỡng chất
dễ dẫn đến tiêu chảy.
Lectin (hemagglutinin) là một loại protein có đặc tính là làm kết dính (ngưng kết)
hồng cầu. Chất này có tác dụng ức chế sinh trưởng của động vật non, tùy theo loại
động vật mà mức độ khác nhau: ở chuột và heo ức chế mạnh hơn gà.
Chất này gắn kết glycoprotein thành ruột gây hủy hoại biểu mô và mao trạng ruột
làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng (Nguyễn Thanh Vân ,2003).

10


Oligosaccharide không tiêu hóa nhưng dễ bị VSV đường ruột lên men gây trung
tiện, chướng bụng (Nguyễn Thanh Vân, 2003).
Soyin khi ở trong ruột sẽ ức chế hoạt động của men trypsin và lipase làm giảm sự
tiêu hóa đạm và mỡ.
Saponin là glycoside chứa nhóm aglycone đa vòng phân bố rộng trong giới thực
vật, có vị đắng và tạo bọt. Ở loại dạ dày đơn, saponin làm giảm tốc độ sinh trưởng
do thu nhận thức ăn giảm (Vũ Duy Giảng, 2001).
Cyanogen là một glycoside có thể bị thủy phân bằng enzyme cho ra HCN. Vi
khuẩn dạ cỏ chứa nhiều enzyme thủy phân cyanogen, như vậy loài nhai lại nhạy
cảm với độc cyanogen hơn loài dạ dày đơn.(Vũ Duy Giảng, 2001).
2.3.2 Sơ lược các phương pháp chế biến đậu nành
Chế biến đậu nành nguyên dầu
Đậu nành được rang, sấy hoặc hấp chín nhưng nguyên tắc chung là sử dụng
nhiệt để làm bất hoạt một số chất gây hại.
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ áp dụng với quy mô vừa và nhỏ
đồng thời một số hợp chất bền với nhiệt vẫn còn tồn tại.
Chế biến đậu nành ép đùn
Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt để xử lý hạt đậu nành. Làm
bất hoạt một số chất kháng dinh dưỡng có trong đậu nành và nâng cao giá trị của

đậu nành.
Hạt đậu nành khi đi qua hệ thống này sẽ bị nghiền nát với áp suất 30 – 40
atmosphere, trong thời gian dưới 30 giây với mức nhiệt độ tối đa là 140 – 150oC. Sự
gia tăng nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy một phần các chất kháng
dinh dưỡng sẽ bị bất hoạt, các mầm bệnh cũng bị tiêu diệt.
Đậu nành thoát ra ngoài khi nhiệt độ vẫn còn cao gặp nhiệt độ thấp lập tức
đậu nành nở bung ra làm thay đổi cấu trúc đậu nành.
Chế biến khô dầu đậu nành
Đậu nành được tách béo sau đó dùng nhiệt để xử lí các chất kháng dinh
dưỡng trong khô đậu nành. Với phương pháp này sản phẩm khô dầu đậu nành còn

11


rất ít béo, hàm lượng đạm cao thuận tiện cho việc tổ hợp khẩu phần tuy nhiên vẫn
không xử lí hết các chất gây hại.
Để nâng cao giá trị sử dụng của đậu nành, nhiều nghiên cứu về việc cải tiến
phương pháp chế biến đã được tiến hành, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất
kháng dinh dưỡng thấp như đậu nành cao đạm (soy protein concentrate – SPC), đậu
nành ly trích (isolate soy protein – ISP) và đậu nành lên men (fermented soybean –
FSB).
Đậu nành cao đạm (soy protein concentrate – SPC)
Đậu nành sau khi được khử béo, phần chất rắn sẽ được tách carbohydrate,
còn lại là protein và peptide trong đậu nành. Việc tách carbohydrate được thực hiện
bằng phương pháp chiết hoặc sử dụng enzyme phân hủy. Sau đó đem trung hòa và
sấy khô sẽ tạo được sản phẩm đậu nành cao đạm (SPC). Quy trình tạo ra SPC được
trình bày ở Hình 2.2

Hình 2.2 Quy trình sản xuất đậu nành cao đạm (SPC)
Đậu nành ly trích (Isolate soy protein – ISP)

Đậu nành tách béo được chiết với kiềm loãng có pH = 7 – 9, đun nhẹ ở nhiệt độ 50
– 55oC và ly tâm được dịch chiết và phần còn lại không tan.

12


Dịch chiết đưa về pH = 4,2 – 4,5 để đông tụ protein. Protein đông tụ có thể rửa và
sấy khô để thành đậu nành ly trích (ISP). Qui trình được trình bày ở Hình 2.3.

Hình 2.3 Quy trình sản xuất đậu nành ly trích
Trong một số sản phẩm chế biến từ đậu nành thường được sử dụng trong
thức ăn gia súc, đậu nành cao đạm và đậu nành ly trích là 2 loại có hàm lượng các
chất kháng dinh dưỡng rất thấp, nâng cao giá trị sử dụng của protein trong đậu
nành. Tuy nhiên, do giá thành cao hơn so với khô đậu nành nên chỉ sử dụng hạn chế
đối với heo con mới cai sữa (Peisker, 2002), không sử dụng cho heo thịt.
Đậu nành lên men (fermented soy protein-FSP) - chế phẩm Dabomb-P
Dabomb – P là chế phẩm chứa khô đậu nành được lên men bằng vi khuẩn
Lactobacillus acidophilus.
Mùi vị của Dabomb – P là do các peptide, acid amin, acid lactic, galactose
và fructose tạo nên. Những chất này kích thích vị giác, tăng tính ngon miệng.
Quá trình lên men bằng Lactobacillus acidophilus đã thủy phân các kháng
nguyên đậu nành thành những phân tử có trọng lượng nhỏ giúp cải thiện khả năng

13


tiêu hóa. Hơn nữa, sản phẩm Dabomb - P cũng chứa số lượng lớn protein có khả
năng tan nhiều trong nước, từ đó nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu cho gia súc.
Sau khi lên men, chế phẩm Dabomb – P có chứa 3,4 % acid lactic, giúp tăng
khả năng tiêu hóa ở dạ dày và kiểm soát bệnh tiêu chảy. Theo nghiên cứu của Katoh

và Tsudo (1984), Katoh và cộng tác viên (1989) khi pH dạ dày giảm làm cải thiện
enzyme tiêu hóa, tăng tiết pepsin (trích Nguyễn Thanh Vân, 2003). Thành phần
dưỡng chất cơ bản của Dabomb – P được trình bày ở bảng 1.4.
Bảng 2.5 Thành phần dưỡng chất của Dabomb – P
Thành phần dinh dưỡng
Protein thô (%)
Khoáng tổng số (%)
Béo thô (%)
Xơ thô (%)
Dẫn xuất không đạm (%)
Xơ trung tính (%)
Xơ acid (%)
Độ ẩm (%)
Acid lactic (%)
Kích thước (µm)
(Nguồn: www.dabombprotein.com)

Hàm lượng
53
6,8
3,5
0,8
27,7
4
6,2
8
>3
250 – 300

Theo tài liệu của công ty Suchiang Chemical & Pharmaceutical Co.,

Ltd (trích Nguyễn Thanh Vân, 2003) thì các yếu tố kháng dinh dưỡng trong
Dabomb – P ở tỉ lệ rất thấp.
Bảng 2.6 Hàm lượng các yếu tố kháng dinh dưỡng của Dabomb – P
Yếu tố kháng dinh dưỡng
Anti trypsin
Protein kháng nguyên:
- β – glycinin
- Glycinin
- Lectin
Oligosaccharide
Hoạt tính Urease
Saponin
(Nguồn: Nguyễn Thanh Vân, 2003)

Hàm lượng
1 mg/g protein
2 ppm
≤ 1 ppm
≤ 1 ppm
≤1%
≤ 0,1 mg/g N
0

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian

Đề tài tiến hành từ 27/7/2010 – 20/9/2010 và từ 9/5/2011 – 13/6/2011.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm tiêu hóa được tiến hành tại Trại thực nghiệm chăn nuôi, khoa
Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Việc phân tích
mẫu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng Gia súc, khoa Chăn
nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm 1 với yếu tố thí nghiệm là khoai mì nhằm khảo sát khả năng tiêu
hóa của hai loại khoai mì ngọt và đắng trên heo. Từ đó so sánh mức độ tiêu hóa của
mỗi loại.
Thí nghiệm 2 với yếu tố thí nghiệm là thức ăn heo con cai sữa có sử dụng
Dabomb – P.
Khẩu phần thứ nhất (khẩu phần A) có sử dụng 5 % bột cá và 10 % đậu nành ép đùn.
Khẩu phần thứ 2 (khẩu phần B) sử dụng 5 % Dabomb – P và 10 % đậu nành ép đùn.
Khẩu phần thứ 3 (khẩu phần C) sử dụng 5 % Dabomb – P và 5 % bột cá.
Thí nghiệm nhằm khảo sát và so sánh khả năng tiêu hóa dưỡng chất của mỗi khẩu
phần.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1
3.3.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

15


×