Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN LỆ THỊ BÍCH HỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TỚI SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN LỆ THỊ BÍCH HỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TỚI SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 9 62 01 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đỗ Anh Tài
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng


THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ
một học vị nào. Mọi nguồn số liệu và các thông tin trích dẫn trong luận án đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Trần Lệ Thị Bích Hồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu
trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo
khoa Kinh tế thuộc trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Anh Tài;
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng - Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở
Lao động Thƣơng binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên, Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên,
Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai và các hộ nông dân, cán bộ, công tác tại các xã tôi
đã tiến hành trực tiếp điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Đào tạo, các giảng viên
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Nông Lâm - nơi tôi đang công
tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Trần Lệ Thị Bích Hồng


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HỘP ............................................................... xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án ............................................... 4
5. Bố cục của luận án ........................................................................................ 5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 6
1.1. Nghiên cứu các chính sách XĐGN và sinh kế người nghèo ở nước
ngoài .................................................................................................................. 6
1.1.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN ........ 6
1.1.2. Nhóm tài liệu về sinh kế và ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN ....... 7
1.2. Nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo và sinh kế với đồng bào
DTTS ở Việt Nam ......................................................................................... 10
1.2.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN ...... 10
1.2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu về ảnh hƣởng của các chính sách
XĐGN đến đời sống ngƣời dân ...................................................................... 16
1.3. Đánh giá chung về tổng quan các tài liệu nghiên cứu ........................ 19


iv
1.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 19
1.3.2. Hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” nghiên cứu .............................. 20
Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỚI SINH KẾ HỘ DÂN
TỘC THIỂU SỐ ............................................................................................ 21
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 21
2.1.1. Một số lý luận về đói nghèo .................................................................. 21
2.1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo ............................................................ 26
2.1.3. Hộ dân tộc thiểu số................................................................................ 28
2.1.4. Sinh kế của hộ dân tộc thiểu số ............................................................. 32
2.1.5. Hoạt động, kết quả và nguồn lực sinh kế của hộ dân tộc thiểu số ........ 36
2.1.6. Nội dung nghiên cứu ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm
nghèo tới sinh kế của hộ nghèo DTTS ............................................................ 45
2.1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng của chính sách XĐGN tới sinh kế hộ nghèo
DTTS ............................................................................................................... 47
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 50

2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số
nƣớc trên thế giới và Việt Nam ....................................................................... 50
2.2.2. Kinh nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN đến
đời sống ngƣời dân trên thế giới và ở Việt Nam............................................. 56
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện
Võ Nhai nói riêng trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ............... 61
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 62
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 62
3.2. Khung phân tích của luận án ................................................................ 62


v
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 65
3.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 65
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 66
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin ............................ 72
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 73
3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu về đặc điểm tự nhiên, KTXH ................................... 73
3.4.2. Hệ thống chỉ tiêu về nhóm hộ khảo sát ................................................. 74
3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về thực hiện chính sách và ảnh hƣởng của các
chính sách XĐGN tới sinh kế các hộ DTTS ................................................... 74
Chƣơng 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO TỚI SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN VÕ NHAI.................................................................... 76
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 76
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 76
4.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai ................. 80
4.2. Tình hình triển khai, thực hiện chính sách XĐGN trên địa bàn
huyện ............................................................................................................... 88
4.2.1. Công tác tổ chức chỉ đạo và triển khai các chính sách XĐGN ............. 88

4.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách XĐGN trên địa bàn huyện .............. 92
4.2.3. Bố trí nguồn lực, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách
XĐGN giai đoạn 2011 - 2015 ......................................................................... 93
4.3. Đánh giá kết quả của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo tới sinh kế các hộ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai ......................... 95
4.3.1. Nhóm chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm ......................... 95


vi
4.3.2. Nhóm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo DTTS tiếp
cận với các dịch vụ cơ bản .............................................................................. 97
4.3.3. Nhóm chính sách tín dụng ƣu đãi ....................................................... 100
4.3.4. Nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù ......................................................... 102
4.4. Đánh giá thực trạng nguồn lực sinh kế của các hộ điều tra tại
địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ................................................ 103
4.4.1. Thông tin cơ bản của các hộ nghèo DTTS đƣợc điều tra ................... 103
4.4.2. Thông tin cơ bản về các nguồn lực của hộ nghèo DTTS đƣợc điều
tra ................................................................................................................... 105
4.5. Kết quả phân tích ảnh hƣởng, tính tích cực và hạn chế của
chính sách XĐGN tới nguồn lực sinh kế các hộ nghèo DTTS điều tra .. 109
4.5.1. Đánh giá ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực con
ngƣời .............................................................................................................. 109
4.5.2. Đánh giá ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực tự
nhiên .............................................................................................................. 114
4.5.3. Đánh giá ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực vật
chất ................................................................................................................ 117
4.5.4. Đánh giá ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực xã hội .... 120
4.5.5. Đánh giá ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực tài
chính .............................................................................................................. 123
4.5.6. Đánh giá chung về ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN đến sự

thay đổi các nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo DTTS huyện Võ Nhai .... 126
4.6. Kết quả về phát triển sinh kế và giảm nghèo do ảnh hƣởng có
tính tổng thể của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của
các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai ....................................................... 128


vii
4.6.1. Thay đổi nguồn thu của các hoạt động sinh kế khi các chính sách
XĐGN ảnh hƣởng ......................................................................................... 128
4.6.2. Ảnh hƣởng của chính sách XĐGN dẫn đến thay đổi cơ cấu thu
nhập trong hoạt động Nông lâm nghiệp ........................................................ 130
4.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả của chính sách xóa đói giảm
nghèo tới hộ nghèo dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai ................................ 132
4.7.1. Ảnh hƣởng của công tác hoạch định chính sách XĐGN .................... 132
4.7.2. Năng lực tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá các chính sách
XĐGN trên địa bàn huyện............................................................................. 136
4.7.3. Vai trò của cán bộ cấp Huyện, cấp xã trong giảm nghèo ................... 137
4.7.4. Vai trò của tổ chức đoàn thể trong giảm nghèo .................................. 138
Chƣơng 5. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH
SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO CÁC HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÕ
NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................... 141
5.1. Quan điểm và định hƣớng cải thiện sinh kế khi thực hiện các
chính sách XĐGN cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai ................ 141
5.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 141
5.1.2. Định hƣớng cải thiện sinh kế khi thực hiện các chính sách XĐGN
cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai ................................................... 142
5.2. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách XĐGN cho
các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai ....................................................... 143
5.2.1. Giải pháp chung .................................................................................. 143

5.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm chính sách XĐGN đƣợc triển
khai trên địa bàn huyện Võ Nhai .................................................................. 147


viii
5.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và nhân rộng các mô hình
sinh kế có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với
huyện Võ Nhai- Thái Nguyên ...................................................................... 152
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 154
5.3.1. Đối với nhà nƣớc ................................................................................. 154
5.3.2. Đối với cấp tỉnh và địa phƣơng huyện Võ Nhai ................................. 155
5.3.3. Đối với các hộ nghèo............................................................................ 156
KẾT LUẬN .................................................................................................. 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................. 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 159
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168


ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT 134

Chƣơng trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nƣớc sinh hoạt
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định số
134/2004/QĐ-TTg

CT135

Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK

vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định
135/1998/QĐ-TTg

BHYT

Bảo hiểm y tế

NTM

Nông thôn mới

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐGTĐ

Đánh giá ảnh hƣởng

DTTS

Dân tộc thiểu số

KT-XH

Kinh tế xã hội




Lao động

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

IFRC

Hiệp hội Chữ thập đỏ Trăng lƣỡi liềm đỏ Quốc tế

IFID

Vụ phát triển quốc tế Anh

WB


Ngân hàng thế giới

UNCED

Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trƣờng và Phát triển

UNDB

Chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

CDD

Cơ quan phát triển cộng đồng

IDS

Viện nghiên cứu phát triển

TW

Trung ƣơng


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc xác địnhqua các thời kỳ
(1993 - 2020) ............................................................................. 25


Bảng 3.1.

Thống kê số hộ nghèo thuộc nhóm đối tƣợng DTTS trên
địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................ 67

Bảng 3.2.

Các xã nghiên cứu phân theo các tiểu vùng tại huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 69

Bảng 3.3.

Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu ................................... 69

Bảng 3.4.

Thành phần cán bộ tham gia trả lời bảng hỏi ............................ 70

Bảng 3.5:

Giá trị của thang đo Likert 5 mức độ......................................... 71

Bảng 3.6:

Các mức đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ .................... 72

Bảng 4.1.

Tình hình phân bố sử dụng đất đai huyện Võ Nhai giai

đoạn (2012 - 2016)..................................................................... 79

Bảng 4.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Võ Nhai giai đoạn
(2012 - 2016) ............................................................................. 81

Bảng 4.3.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn (2012 - 2016) ................................................ 85

Bảng 4.4.

Hiện trạng giáo dục huyện Võ Nhai năm 2016 ......................... 86

Bảng 4.5a.

Hiện trạng ngành Y tế huyện Võ Nhai năm 2016 ..................... 87

Bảng 4.5b. Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của huyện Võ Nhai năm 2016.... 87
Bảng 4.6.

Tình hình đầu tƣ nguồn lực thực hiện Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2015 của huyện Võ Nhai ........................................................... 94

Bảng 4.7:

Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc
làm của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ................................ 96


Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục của huyện Võ
Nhai giai đoạn 2011- 2015 ........................................................ 97


xi
Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của
huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 - 2015....................................... 98

Bảng 4.10: Tình hình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ
Nhai giai đoạn 2011 - 2015 ....................................................... 99
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi của huyện Võ
Nhai giai đoạn 2011-2015 ....................................................... 100
Bảng 4.12: Thông tin cơ bản của chủ hộ DTTS đƣợc khảo sát ................. 104
Bảng 4.13: Thông tin cơ bản về các nguồn lực của hộ DTTS đƣợc
khảo sát ................................................................................... 105
Bảng 4.14. Tình trạng nhà ở của các hộ điều tra........................................ 106
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt và nhà vệ sinh hợp
vệ sinh ...................................................................................... 107
Bảng 4.16. Sở hữu tài sản vật chất của hộ gia đình DTTS phục vụ sinh kế ... 108
Bảng 4.17. Ảnh hƣởng của chính sách XĐGN đến sự thay đổi nguồn
lực con ngƣời ........................................................................... 109
Bảng 4.18. Ảnh hƣởng của các chính sách ảnh hƣởng đến sự thay đổi
nguồn lực tự nhiên ................................................................... 115
Bảng 4.19. Ảnh hƣởng của các chính sách đến sự thay đổi nguồn lực
vật chất ..................................................................................... 118

Bảng 4.20. Ảnh hƣởng của các chính sách đến sự thay đổi nguồn lực
xã hội........................................................................................ 121
Bảng 4.21. Ảnh hƣởng của các chính sách đến sự thay đổi nguồn lực
tài chính.................................................................................... 124
Bảng 4.22: Ảnh hƣởng của các chính sách đến sự thay đổi nguồn lực
sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số .......................................... 127
Bảng 4.23. Kết quả về hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 .............................. 132


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HỘP

Hình 2.1: Ngũ giác nguồn lực sinh kế .......................................................... 38
Hình 3.1:

Khung phân tích .................................................................................... 64

Hình 4.1:

Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai........................................................ 76

Hình 4.2:

Cơ cấu dân tộc huyện Võ Nhai năm 2016 ............................................ 82

Hình 4.3:

Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế do ảnh hƣởng từ các chính sách
xóa đói giảm nghèo ............................................................................. 127


Hình 4.4:

Thay đổi nguồn thu từ các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra
khi có chính sách xóa đói giảm nghèo ảnh hƣởng .............................. 129

Hình 4.5:

Thay đổi cơ cấu thu nhập ở nhóm ngành Nông lâm nghiệp ................. 130

Hình 4.6:

Đánh giá của cán bộ trong ban chỉ đạo giảm nghèo về hệ thống tổ
chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại địa phƣơng........ 137

Hộp 4.1:

Cán bộ luôn đi sâu, đi sát, nắm bắt tình hình và gƣơng mẫu trong
công tác giảm nghèo của huyện .......................................................... 138

Hộp 4.2:

Vai trò của các tổ chức đoàn thể xã Phú Thƣợng trong xây dựng
nông thôn mới ..................................................................................... 139


1
MỞ ĐẦU
1. Tính c p thiết của đề tài
Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam suốt hơn 20 năm qua đã đƣợc các nghiên
cứu trong vào ngoài nƣớc đánh giá rất cao. Đồng thời, ghi nhận các nỗ lực, quyết

tâm giảm nghèo của Việt Nam thể hiện qua hệ thống chính sách ngày càng đa dạng
và ngày càng toàn diện hơn. Các chính sách này không chỉ hỗ trợ trực tiếp về đời
sống cho các nhóm nghèo mà còn mở ra nhiều cơ hội thoát nghèo cho họ dựa trên
các chính sách phát triển về sinh kế, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội…
Chính sách xóa đói giảm nghèo có ảnh hƣởng rất tích cực nên quy mô giảm
nghèo ở Việt Nam diễn ra ở tất cả các vùng miền, khu vực, các nhóm dân cƣ. Cụ thể
tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm xuống còn 18,1 % (năm 2006); 14,75 % (năm
2007); 12,1 % (năm 2008); 11,3 % (năm 2009); 9,45 % (năm 2010), hoàn thành kế
hoạch trƣớc 01 năm so với mục tiêu chƣơng trình và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X đề ra. Quy mô giảm nghèo đã diễn ra mạnh ở các vùng kinh tế, đặc
biệt là ở các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống cũng đạt đƣợc
tốc độ giảm nghèo tƣơng đối nhanh [63].
Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) giai đoạn 2001-2010 đặt mục tiêu
mỗi năm giảm khoảng 1,5 % đến 2 % tỷ lệ hộ nghèo. Riêng các mục tiêu giảm
nghèo giai đoạn 2006-2010 đƣợc quy định cụ thể trong Quyết định số 20/2007/QĐTTg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong đó, đặt ra mục tiêu giảm
một nửa số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo từ 22 % năm 2005 xuống còn từ 10 % đến 11
% vào năm 2010, tƣơng ứng mục tiêu giảm nghèo hàng năm là 2 %. Trên thực tế, tỷ
lệ giảm nghèo vƣợt kế hoạch đặt ra, trung bình mỗi năm giảm khoảng 2,6 % [21].
Tỉnh Thái Nguyên đã tích cực thực hiện tốt các chính sách XĐGN của
Đảng và Nhà nƣớc, bên cạnh đó đã ban hành các chƣơng trình, chính sách đặc thù
nhằm góp phần phát triển KT- XH và phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS. Kết
quả tích cực của những chính sách đó là không thể phủ nhận, năm 2015 toàn tỉnh
có 42.000 hộ nghèo, đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% năm nhƣng đã giảm
đƣợc 2,19% năm, vƣợt kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn
nhiều địa phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là địa phƣơng có đông đồng bào
DTTS sinh sống nhƣ huyện Võ Nhai.


2
Trong những năm gần đây, XĐGN trong cộng đồng các DTTS luôn đƣợc các

cấp, các ngành ở huyện Võ Nhai quan tâm, số hộ nghèo trong đồng bào DTTS ở
huyện Võ Nhai không ngừng giảm đi. Năm 2010 toàn huyện có 57,3% hộ nghèo
DTTS thì đến đầu năm 2015 giảm xuống còn 35,2% hộ nghèo DTTS. Tuy nhiên,
trên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức về giảm nghèo đã đƣợc chỉ
ra, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới sự chồng chéo, phân tán của chính sách, ảnh
hƣởng của chính sách tới sinh kế…Các vấn đề này có những vấn đề mới nổi, cũng
có những vấn đề đã tồn tại từ lâu và nay trở thành vấn đề đáng chú ý, vấn đề then
chốt trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và ảnh hƣởng của các chính
sách đó tới sinh kế ngƣời dân đặc biệt là ngƣời DTTS.
Để nâng cao hiệu quả của một chính sách hay chƣơng trình, việc đánh giá ảnh
hƣởng của các chính sách cần phải đƣợc thực hiện để hiểu đƣợc các khoản đầu tƣ, các
chính sách hỗ trợ có thực sự đem lại hiệu quả hay không. Nếu nhìn nhận một cách chủ
quan, những kết quả đạt đƣợc tƣởng nhƣ do chính sách đem lại nhƣng thực tế lại là một
kết luận chƣa chính xác. Do vậy, việc ảnh hƣởng của chính sách phải chỉ rõ đƣợc
những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn với những ảnh hƣởng trực tiếp từ
các chính sách cụ thể. Cũng cần thấy rằng, một chính sách tốt về ý tƣởng, về thiết kế
không có nghĩa có thể là một chính sách tốt trong thực tiễn: “Thƣờng các chính sách là
tốt, nhƣng tổ chức quản lý và thực hiện đôi khi còn chƣa tốt”1, nhất là với các chính
sách giảm nghèo vốn có liên quan và chịu tác động bởi rất nhiều các yếu tố.
Nhằm làm rõ kết quả đã đạt đƣợc từ các chính sách XĐGN và ảnh hƣởng
của những chính sách đó tới sinh kế ngƣời dân đặc biệt là ngƣời nghèo DTTS,
tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo
tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”
cho Luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các chính sách
XĐGN và ảnh hƣởng của các chính sách này tới hộ DTTS huyện Võ Nhai, luận án
chỉ ra những bất cập trong công tác XĐGN, đặc biệt xác định ảnh hƣởng của các
chính sách này tới sinh kế hộ DTTS. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thực hiện có

hiệu quả các chính sách XĐGN tại huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
1

Bộ LĐTB&XH, UNDP, Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới - Đánh giá giữa kỳ Chƣơng trình
MTQG giảm nghèo và chƣơng trình 135 - II, giai đoạn 2006 – 2008; tháng 6/2009


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và từng bƣớcphát triển cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn về ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế của các hộ DTTS;
- Phân tích, đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực hiện các chính sách
XĐGN tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế của các hộ DTTS tại
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Đƣa ra các quan điểm, định hƣớng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các chính sách XĐGN và ảnh hƣởng của
các chính sách này tới sinh kế các hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Võ Nhai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án đƣợc thực hiện nghiên cứu trên phạm vi
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các thông tin thứ cấp liên quan
đến các chính sách XĐGN giai đoạn 2011- 2015; các thông tin sơ cấp đƣợc thu thập
thông qua điều tra khảo sát hộ DTTS trong năm 2016 và những đánh giá của ngƣời
dân liên quan đến thời điểm khi điều tra.
- Phạm vi về nội dung:

+ Luận án tập trung nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện; kết quả đạt
đƣợc và ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN đến các nguồn lực sinh kế hộ DTTS;
Phân tích cơ sở cho việc thay đổi sinh kế của hộ, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN.
+ Có nhiều các chƣơng trình, chính sách đƣợc triển khai trên địa bàn huyện
Võ Nhai, cho nên khó có thể bóc tách ảnh hƣởng riêng lẻ của từng chƣơng trình,
chính sách.Vì vậy tác giả đã lựa chọn các chƣơng trình, chính sách đã đƣợc thực thi
trong thời gian dài để nghiên cứu (các chương trình, chính sách được liệt kê trong
phần phụ lục) và chia ra làm 4 nhóm cụ thể nhƣ sau:


4
Nhóm 1: Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Nhóm 2: Nhóm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận với
các dịch vụ cơ bản: Chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, nƣớc sạch; Chính sách hỗ trợ
giáo dục; Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 3: Chính sách tín dụng.
Nhóm 4: Nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù.
4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về
ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế các hộ DTTS, rút ra những bài học
kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn nhằm nâng cao đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội cho các hộ DTTS ở các khu vực miền núi.
4.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng triển khai, thực hiện
các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS
tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để chỉ ratính hiệu quả của các chính sách
XĐGN trong việc hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các hộ đƣợc

thụ hƣởng chính sách.
- Luận án góp phần chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong
công tác thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian tới.
4.3. Ý nghĩa của luận án
- Kết quả của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo có căn cứ khoa học giúp
cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền huyện
Võ Nhai nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung trong công tác xây dựng, triển khai
và thực hiện các chính sách XĐGN cho các hộ DTTS.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong các trƣờng chuyện nghiệp,
viện nghiên cứu, cụ thể cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học
viên, sinh viên.


5
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án bao gồm 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu;
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học về ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm
nghèo tới sinh kế hộ dân tộc thiểu số;
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 4: Đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế của hộ
nghèo dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai;
Chƣơng 5: Giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách XĐGN nhằm cải thiện
sinh kế cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.



6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu các chính sách XĐGN và sinh kế ngƣời nghèo ở nƣớc ngoài
Đến nay, đã có khá nhiều các tài liệu trên thế giới nghiên cứu đến vấn đề
đói nghèo; chính sách XĐGN; Sinh kế của ngƣời nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu
về ảnh hƣởng của chính sách XĐGN tới sinh kế hộ dân tộc thiểu số là chủ đề
mới chƣa đƣợc nghiên cứu ở phạm vi nƣớc ngoài, nếu có nghiên cứu cũng chỉ
xoay quanh tác động của các chƣơng trình, chính sách đơn lẻ đến công cuộc
giảm nghèo, do đó tác giả phân các vấn đề nghiên cứu theo các nhóm nhƣ sau:
1.1.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN
Nghiên cứu của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (2002)[74], “ảnh
hƣởng đến giảm nghèo của một số dự án, nhận thức của ngƣời hƣởng lợi” đã đƣa
ra các biện pháp giảm nghèo của ADB, tìm ra giải pháp để các mục tiêu giảm
nghèo đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. Năm 1999, phòng đánh giá hoạt động
của ADB tiến hành một nghiên cứu đánh giá đặc biệt bao gồm 5 quốc gia thành
viên đang phát triển (DMCs) để đánh giá ảnh hƣởng của các biện pháp giảm
nghèo của ADB và làm thế nào để đƣa các mục tiêu giảm nghèo vào thiết kế dự
án. Nghiên cứu đánh giá này đƣợc xây dựng dƣới góc nhìn, đánh giá của ngƣời
hƣởng lợi về việc các dự án ADB đã giảm nghèo tốt nhƣ thế nào. Nghiên cứu
này bao gồm hai lĩnh vực (nông nghiệp và CSHT xã hội) ở 6 nƣớc DMCs
(Bangladesh, Indonesia, Nepal, Papua New Guinea, Philipines và Samoa). Kết
quả của nghiên cứu cho thấy tình hình kinh tế hộ gia đình cải thiện do tác động
từ dự án về giảm nghèo. Các dự án đƣợc lựa chọn đã giúp cải thiện tình hình
kinh tế hộ gia đình của 27% ngƣời thụ hƣởng. Trong đó, tỷ lệ cao nhất hộ gia
đình đƣợc cải thiện do dự án ở Bangladesh, tiếp theo là Nepal và Philippines,
Indonesia có tỷ lệ thấp nhất. Các dự án tăng trƣởng kinh tế có tỷ lệ ngƣời hƣởng
lợi thấp hơn một chút so với các dự án giảm nghèo. Các dự án thúc đẩy phát

triển con ngƣời và cải thiện tình trạng của phụ nữ có tỷ lệ ngƣời hƣởng lợi cao
hơn đáng kể so với dự án. Các dự án đã đƣợc phê duyệt trong những năm 1990
có tỷ lệ ngƣời hƣởng lợi cao hơn đáng kể so với các chƣơng trình đƣợc phê
duyệt trong những năm 1980, cho thấy những ảnh hƣởng giảm nghèo ngày càng
tăng trong những năm gần đây. Nghiên cứu này đã tập trung vào khảo sát, đánh


7
giá những ảnh hƣởng của các dự án giảm nghèo từ những nhận định của những
ngƣời đƣợc hƣởng lợi ở một số nƣớc.
Nghiên cứu của ADB (2015) [75], trong nghiên cứu về chính sách XĐGN
tại các nƣớc đang phát triển ở Châu Á, đã chỉ ra rằng tăng trƣởng kinh tế nhanh
chóng bền vững để giảm nghèo đa chiều là một thách thức lớn đối với Châu Á.
Nghiên cứu này phân tích tình trạng giảm nghèo ở Châu Á, các sáng kiến chính
sách áp dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu thực nghiệm và các báo cáo định hƣớng chính sách nhằm thúc đẩy việc đo
lƣờng nghèo đói và phân tích chính sách XĐGN. Nghiên cứu tập trung vào: giảm
nghèo bằng các chính sách về tài chính vi mô, đô thị và nông thôn, biến đổi khí
hậu và phúc lợi, các khía cạnh của đói nghèo và giảm nghèo. Các tác giả đã sử
dụng các dữ liệu và phƣơng pháp khác nhau để cung cấp một số lƣợng lớn các
bằng chứng thực nghiệm và các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách
và các nhà nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển ở Châu Á để thiết kế và thực
hiện các chính sách hiệu quả để giảm đói nghèo.
1.1.2. Nhóm tài liệu về sinh kế và ảnh hưởng của các chính sách XĐGN
Nghiên cứu của Doreen S. Nakiyimba (2014) [67] về giảm nghèo và tính bền
vững của sinh kế nông thôn thông qua các tổ chức tài chính vi mô tại huyện
Kakondo quận Rakai Uganda đã nêu rằng tài chính vi mô đƣợc coi là một trong
những cơ chế, giải pháp giảm nghèo ở các nƣớc nghèo hiện nay. Nghiên cứu này đã
đặt mục tiêu tìm ra ảnh hƣởng của tài chính vi mô đối với sinh kế của phụ nữ ở
quận Kakondo, huyện Rakai ở Uganda. Để tìm ra ảnh hƣởng của tài chính vi mô tới

sinh kế, một nhóm khách hàng là nữ giới đã đƣợc phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho
thấy sinh kế của ngƣời dân sau khi có đƣợc tín dụng tài chính vi mô là rất thành
công, tuy nhiên không phải tất cả số ngƣời đƣợc khảo sát đã sử dụng hiệu quả tín
dụng tài chính vi mô, sự kém hiệu quả này một phần do kiến thức, kỹ năng và mục
đích đầu tƣ, một phần do lãi suất vay cao, có những phụ nữ phải thuế chấp tài sản
do không có khả năng thanh toán đúng hạn. Qua đó nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thời
hạn vay đƣợc dịch chuyển, linh động hơn thì ngƣời dân sẽ có thêm thời gian kiếm
tiền để trả nợ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp ngƣời vay có thể đạt đƣợc những ảnh
hƣởng tích cực từ tài chính vi mô, do đó dẫn đến bền vững về sinh kế.
Joseph Iloabanafor Orji (2005)[70], đã nghiên cứu ĐGTĐ của các chƣơng
trình giảm nghèo nhƣ là một chiến lƣợc phát triển ở Nigeria. Nghiên cứu trƣớc hết


8
đã kiểm tra các vấn đề đói nghèo và sự kém phát triển ở Nigeria, thiếu việc làm, tỷ
lệ mù chữ cao trong công dân, CSHT nghèo nàn, yếu kém trong tiếp cận các tiện ích
tín dụng nhỏ và quản lý tài chính công, quản trị, tính không ổn định của chính phủ
và các chính sách. Trong khi thực hiện nghiên cứu này, có tổng cộng 717 ngƣời
đƣợc hỏi gồm nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 56, đƣợc chọn từ sáu khu
vực ở Nigeria; các phản hồi đƣợc tổng hợp và phân tích. Kỹ thuật thống kê chisquare và tỷ lệ phần trăm đƣợc sử dụng để phân tích các dữ liệu đƣợc so sánh, và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các giải pháp giảm nghèo
của Chính phủ liên bang của Nigeria, từ những năm 1970 vẫn chƣa ảnh hƣởng đáng
kể đến cuộc sống của ngƣời dân Nigeria, đặc biệt là nghèo nàn; và không dẫn tới
giảm đói nghèo chung ở Nigeria. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy ngƣời
Nigeria ở các vùng nông thôn có nhiều khả năng gắn với các chƣơng trình XĐGN
trong đó họ tham gia đóng góp ý tƣởng vào thiết kế chính sách ban đầu của các giai
đoạn trong các chƣơng trình. Nghiên cứu kết luận bằng cách cho thấy rằng đối với
bất kỳ các chƣơng trình giảm nghèo ý nghĩa nào phải đƣợc thực hiện hợp lý, nhƣ
vậy chính phủ sẽ hợp tác với ngƣời dân nông thôn, để thực hiện dễ dàng hơn và
thành công; do đó tạo ra kinh tế tự chủ, tăng trƣởng kinh tế và phát triển.

Frank Ellis (1999) [69], đã nghiên cứu về sinh kế và chính sách XĐGN nhƣ:
nghiên cứu về đa dạng sinh kế nông thôn ở các nƣớc đang phát triển, đã xem xét đa
dạng sinh kế nhƣ là một chiến lƣợc sống còn của các hộ gia đình nông thôn ở các nƣớc
đang phát triển. Mặc dù vẫn có tầm quan trọng hàng đầu, nhƣng nông nghiệp ngày
càng không thể cung cấp đủ phƣơng tiện sống còn ở nông thôn. Mục tiêu của nghiên
cứu, thứ nhất, là nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh kế trong các phƣơng pháp
tiếp cận phát triển nông thôn; thứ hai, để xem xét các tƣơng tác giữa đa dạng hóa và đói
nghèo, năng suất nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và quan hệ giới ở nông
thôn; và thứ ba, để nâng cao sự hiểu biết chính sách về sinh kế nông thôn đa dạng
Nghiên cứu của Zerihun Gudeta Alemu (2012)[81], đã nghiên cứu ở Nam
Phi, đã phân tích cuộc điều tra quy mô lớn các hộ gia đình gần đây; phân loại chiến
lƣợc sinh kế thành bốn nhóm chiến lƣợc sinh kế cụ thể và phù hợp với phúc lợi của
các hộ gia đình nông thôn; và phân tích những khó khăn về KT- XH mà các hộ
nghèo phải đối mặt để đạt đƣợc các chiến lƣợc sinh kế cao. Hai cách tiếp cận đƣợc
áp dụng để đạt đƣợc các mục tiêu này - Thử nghiệm ƣu thế ngẫu nhiên và hồi quy
logistic đa biến. Họ thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập từ việc làm trong các
hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp thì tốt hơn các hộ khác. Phân tích các


9
đặc điểm KT- XH của hộ gia đình nông thôn cũng cho thấy tuổi, nguồn lực lao
động, giáo dục và đặc điểm của cộng đồng về tiếp cận với CSHT là một số rào cản
mà các hộ nghèo ở nông thôn phải đối mặt với các chiến lƣợc sinh kế.
Nghiên cứu của Shanta Paudel Khatiwada và các cộng sự [72] là một nỗ lực
nhằm đánh giá chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, điều tra mức thu
nhập cao và xác định các yếu tố dẫn đến lựa chọn các chiến lƣợc tốt hơn ở nông
thôn Nepal. Dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc trong 453 hộ gia đình từ 3 thôn của miền
trung Nepal đƣợc phân tích định lƣợng trong khuôn khổ sinh kế bền vững. Nghiên
cứu này phân loại các hộ gia đình vào các nhóm chiến lƣợc sinh kế chính. Kết quả
cho thấy đa số (61%) các hộ đa dạng hóa thu nhập của họ cho các nguồn phi nông

nghiệp. Sự đa dạng sinh kế đối với các chiến lƣợc kinh doanh, doanh nghiệp đƣợc
16% số hộ áp dụng là chiến lƣợc gần đây nhất với chiến lƣợc thƣơng mại hóa, bao
gồm13% số mẫu và có liên quan đến giảm nghèo. Việc giữ đất, giáo dục, nông
nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần với đƣờng xá và trung tâm thị
trƣờng là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các chiến lƣợc sinh kế cao hơn.
Khuyến khích các hộ nghèo theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
theo định hƣớng thị trƣờng bằng cách cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề,
tín dụng nông thôn và CSHT nông thôn là rất quan trọng để giảm nghèo ở các vùng
nông thôn miền trung Nepal.
* Tóm lược tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Nhƣ vậy, qua hệ thống hóa các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài, tác giả rút ra
một số kết luận nhƣ sau: Cho tới nay, chƣa có nghiên cứu nào tập trung sâu vào vấn đề
nghiên cứu ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế các hộ dân tộc thiểu số.
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung vào các vấn đề nhƣ thực
trạng và các giải pháp giảm nghèo, các chính sách XĐGN, cụ thể nhƣ trong nghiên
cứu của ADB đã nghiên cứu về chính sách XĐGN, cung cấp các bằng chứng thực
nghiệm và các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên
cứu ở các nƣớc đang phát triển ở Châu Á để thiết kế và thực hiện các chính sách
hiệu quả để giảm đói nghèo.
Bên cạnh đó, đa dạng sinh kế hộ với giảm nghèo cũng là một chủ đề mà
nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Các nghiên cứu đã có các phát hiện
nhƣ: (1) Các hộ gia đình có thu nhập từ việc làm trong các hoạt động phi nông
nghiệp và nông nghiệp cao hơn các hộ khác; (2)Tuổi, nguồn lực lao động, giáo dục


10
và đặc điểm của cộng đồng về tiếp cận với CSHT là rào cản mà các hộ nghèo ở
nông thôn phải đối mặt với các chiến lƣợc sinh kế; (3) Việc giữ đất, giáo dục, nông
nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần với đƣờng xá và trung tâm thị
trƣờng là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các chiến lƣợc sinh kế cao hơn;

(4) Khuyến khích các hộ nghèo theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
theo định hƣớng thị trƣờng bằng cách cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề,
tín dụng nông thôn và CSHT nông thôn.
Sự ảnh hƣởng của tài chính vi mô tới sinh kế hộ đã đƣợc phân tích và chứng
thực qua nghiên cứu của Doreen S. Nakiyimba (2014). Nghiên cứu đã khẳng định
tín dụng tài chính vi mô thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ
ngƣời nghèo đối phó với đói nghèo, có thể cải thiện sinh kế tuy nhiên tính bền vững
về mặt dài hạn là không chắc chắn.
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của các chƣơng trình giảm nghèo tới tới các hộ
nghèo ở Nigeria cho thấy vai trò quan trọng của ngƣời dân trong việc tham vấn,
đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách XĐGN. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các
chính sách XĐGN cần phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, với đối
tƣợng đƣợc hƣởng lợi để có thể đạt đƣợc tính khả thi cao.
1.2. Nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo và sinh kế với đồng bào DTTS ở
Việt Nam
Tổng quan về các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam, tác giả
nhận thấy, mặc dù các chƣơng trình, chính sách XĐGN; Sinh kế cho các hộ dân tộc
thiểu số đã đƣợc không ít nhà khoa học nghiên cứu trên những đối tƣợng, phạm vi khác
nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chỉ dừng lại nghiên cứu đối tƣợng là ngƣời nghèo
mà chƣa tập chung nghiên cứu đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số nghèo gắn với sinh
kế của họ. Do đó, ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế của các hộ nghèo
dân tộc thiểu số là một chủ đề mới mẻ và cần nghiên cứu chuyện sâu. Bởi vậy tác giả
tổng quan đƣợc một số tài liệu và tập hợp các tài liệu thành các nhóm nhƣ sau.
1.2.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN
Với các nhà khoa học nghiên cứu về nghèo đói ở Việt Nam, đồng bào dân
tộc thiểu số - những ngƣời có mức sống thấp, dễ chịu tổn thƣơng trƣớc những biến
động về tự nhiên, KT- XH, là đối tƣợng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
nhƣ: Thực trạng và giải pháp giảm nghèo, chính sách XĐGN cho ngƣời DTTS,



11
Đánh giá tác động của chính sách XĐGN đối với đồng bào DTTS, các mô hình
giảm nghèo cho cộng đồng DTTS,…Sau khi tổng quan các tài liệu, tác giả đã tập
hợp đƣợc một số nghiên cứu về các vấn đề nêu trên nhƣ:
ADB (2012) đã nghiên cứu về vấn đề tình trạng giảm nghèo của ngƣời DTTS
tại chƣơng 5 trong nghiên cứu “Khởi đầu tốt, nhƣng chƣa phải đã hoàn thành - Thành
tựu ấn tƣợng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới” thuộc báo cáo
đánh giá nghèo Việt Nam 2012, [33] đã phân tích các dữ liệu về mức độ nghèo của các
dân tộc thiểu số của Việt Nam trên cơ sở sử dụng nhiều khía cạnh khác nhau của đời
sống, chẳng hạn nhƣ khả năng tiếp cận giáo dục, nƣớc sạch và vệ sinh, và các dịch vụ
tiện ích công cộng khác. Việc kết hợp các phƣơng pháp định tính và định lƣợng đã cho
thấy tính đa dạng về trải nghiệm của ngƣời DTTS, trong đó bao gồm tinh thần doanh
trí ở nông thôn, mức độ dễ bị tổn thƣơng trƣớc các cú sốc và những kỳ thị và bất lợi mà
họ đang phải chịu. Dù đời sống của ngƣời DTTS nhìn chung đã khá hơn nhƣng mức
giảm nghèo giữa các dân tộc và các vùng khác nhau không đồng đều, dẫn tới việc giãn
rộng khoảng cách nghèo giữa hầu hết các DTTS và dân tộc Kinh - dân tộc chiếm đa số.
Đây là một nghiên cứu rất quý báu cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính
sách trong việc giảm nghèo, giảm khoảng cách nghèo. Khi nghiên cứu tài liệu này, tác
giả đã học hỏi đƣợc về thực trạng nghèo đói ở các dân tộc Việt Nam, những so sánh
giữa các dân tộc. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu luận án, cách tiếp cận,
đối tƣợng, quy mô nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu cần phải đƣợc thiết lập và
thực hiện theo một cách khác, hƣớng nghiên cứu khác.
ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam (2013) [1], những tổ chức
làm việc lâu năm hỗ trợ ngƣời nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam đã cùng với các
cán bộ địa phƣơng tiến hành một nghiên cứu về vai trò của các yếu tố xã hội và chiến
lƣợc sinh kế đối với mô hình giảm nghèo thành công tại các cộng đồng dân tộc thiểu
số, cụ thể thực hiện nghiên cứu tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông về Mô hình
giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam. Mục tiêu
của nghiên cứu là muốn đóng góp một số khuyến nghị cho thảo luận chính sách ở cấp
quốc gia và cấp địa phƣơng nhằm nhân rộng các mô hình giảm nghèo thành công tại

các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận
“điểm sáng” (“positive deviance”) trong phân tích các “mô hình giảm nghèo”, nhằm
tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng DTTS điển hình có
kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác
trong cùng bối cảnh. Kết quả khảo sát cho thấy, các “mô hình giảm nghèo” tại các
vùng miền núi DTTS mang đặc trƣng thôn bản rõ rệt. Thực tế không có “mô hình


×