Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L) TRÊN VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.07 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH
DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA
SAPPAN L) TRÊN VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HỮU PHÚ

Lớp

: DH06TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

NGUYỄN HỮU PHÚ

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH
DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA
SAPPAN L) TRÊN VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
BSTY. NGUYỄN TUẤN ĐẠT

Tháng 08/2011


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Hữu Phú
Tên luận văn: BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L) TRÊN
VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa …………ngày……….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG

i



LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ba mẹ đã sinh thành , nuôi dưỡng và dạy dỗ cho con, niềm
thương yêu và lòng biết ơn vô hạn trước những khó khăn vất vả mà ba mẹ đã hy
sinh để cho con có được ngày hôm nay . Xin cám ơn anh Hai và em út đã động viên
và tạo điều kiện rất nhiều trong cuộc sống và học tập.
Xin trân trọng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương, BSTY. Lê
Thị Hà , BSTY. Nguyễn Tuấn Đạt đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Chân thành biết ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Cơ Bản và Khoa Chăn Nuôi Thú Y và các phòng ban của trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
học tập.
Ths. Nguyễn Thanh Tùng, BSTY. Trần Thế Sơn, BSTY. Lê Tri Thức,
KSCN. Nguyễn Vũ Bằng, cùng các bạn: Thanh Phong, Tấn, Thành, Hưng, Nhung,
cùng các anh chị em và các bạn thú y 32 đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L) TRÊN
VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI” được tiến hành trong thời gian từ ngày
15/01/2011 đến hết ngày 15/06/2011.
Kết quả kháng sinh đồ của tinh dầu chiết xuất từ cây Tô mộc trên 2 loại vi

khuẩn E. coli có đường kính từ 7mm đến 12mm, cho thấy tinh dầu chiết xuất từ cây
Tô mộc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E. coli.
Sau khi kết thúc thí nghiệm chúng tôi ghi nhận tỷ lệ gà bệnh lô thí nghiệm I,
lô thí nghiệm II là 23,33%, tỷ lệ bệnh của lô đối chứng dương là 73,33%. Tỷ lệ
bệnh do E. coli của 3 đợt ở lô thí nghiệm I, lô thí nghiệm II và lô đối chứng dương
lần lượt là 23,33%, 20% và 66,66%.
Tỷ lệ gà chết giữa lô thí nghiệm I, lô thí nghiệm II là 20%, tỷ lệ chết chung
của lô đối chứng dương là 46,66%. Tỷ lệ chết do E. coli của 3 đợt ở lô thí nghiệm I,
lô thí nghiệm II và lô đối chứng dương lần lượt là 16,66%, 20% và 46,66%. Qua kết
quả này chúng tôi nhận thấy tinh dầu chiết xuất từ cây Tô mộc có khả năng phòng
bệnh do vi khuẩn E. coli.

iii


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ........................................................................ ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Tô Mộc ...................................................................................................................... 3

2.1.1 Mô tả cây ................................................................................................................ 3
2.1.2 Mô tả dược liệu ...................................................................................................... 4
2.1.3 Phân bố, thu hái và chế biến................................................................................... 4
2.1.4 Thành phần hóa học ............................................................................................... 4
2.1.5 Tác dụng dược lý.................................................................................................... 5
2.1.6 Công dụng .............................................................................................................. 7
2.2 Sơ lược về vi khuẩn E.coli ........................................................................................ 8
2.2.1. Đại cương .............................................................................................................. 8
2.2.2 Đặc điểm sinh học .................................................................................................. 8
2.2.2.1 Đặc điểm hình dạng và sự nhuộm màu ............................................................... 8
2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy ............................................................................................... 9

iv


2.2.2.3 Đặc tính sinh hoá................................................................................................. 9
2.2.2.4 Sức đề kháng ..................................................................................................... 10
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố ......................................................................... 10
2.2.3.1 Cấu trúc kháng nguyên...................................................................................... 10
2.2.3.2 Độc tố ................................................................................................................ 11
2.2.3.3 Tính chất gây bệnh ............................................................................................ 11
2.2.4 Truyền nhiễm học ................................................................................................ 12
2.2.4.1 Động vật cảm thụ .............................................................................................. 12
2.2.4.2 Chất chứa căn bệnh ........................................................................................... 13
2.2.4.3 Phương thức truyền lây ..................................................................................... 13
2.2.4.4 Đường xâm nhập ............................................................................................... 13
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh .................................................................................................. 14
2.2.6 Triệu chứng và bệnh tích...................................................................................... 14
2.2.6.1 Triệu chứng ....................................................................................................... 14
2.2.6.2 Bệnh tích ........................................................................................................... 15

2.2.7 Chẩn đoán............................................................................................................. 15
2.2.8 Phòng và trị bệnh ................................................................................................. 15
2.3 Các phương pháp chiết xuất dược liệu .................................................................... 16
2.4 Một số phương pháp đánh giá kháng sinh của thảo dược ....................................... 17
2.4.1 Phương pháp thử vi sinh vật ................................................................................ 17
2.4.1.1 Phương pháp khuyếch tán dùng môi trường thạch ........................................... 17
2.4.1.2 Phương pháp đo độ đục dùng môi trường lỏng ................................................ 19
2.4.2 Phương pháp thử trên động vật ............................................................................ 20
2.5 Một số công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................. 21
2.5.1 Công trình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 21
2.5.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 22
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 22
3.1.1 Thời gian .............................................................................................................. 22

v


3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 22
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.3.1 Nội dung 1 ............................................................................................................ 23
3.3.1.1 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 23
3.3.1.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 23
3.3.1.3 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 23
3.3.1.4 Thử kháng sinh đồ. ............................................................................................ 24
3.3.2 Nội dung 2 ............................................................................................................ 25
3.3.2.1 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 25
3.3.2.2 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 25
3.3.2.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 26

3.3.2.4 Cách tính các chỉ tiêu ........................................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 29
4.1 Kết quả kháng sinh đồ của tinh dầu chiết xuất từ cây Tô mộc ............................... 29
4.2 Tỷ lệ gà bệnh và tỷ lệ gà bệnh do vi khuẩn E. coli ................................................. 34
4.3 Tỷ lệ gà chết và tỷ lệ gà chết do vi khuẩn E. coli ................................................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 44
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 45
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 47

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E. coli

: Escherichia coli

IB

: Infectious Bronchitis

MHA

: Mueller – Hinton Agar

EMB

: Eosin Methylen Blue


MCK

: MacConkey

KIA

: Kligler Iron Agar

ATCC

: American Type Culture Collection

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Quy trình chủng ngừa phòng bệnh trên gà ......................................... 23
Bảng 3.2 Sơ đồ thử kháng sinh đồ ..................................................................... 24
Bảng 3.3 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của các loại kháng sinh............... 25
Bảng 3.4 Bố trí phòng bệnh bằng tinh dầu trên gà ............................................ 26
Bảng 3.5 Sơ đồ phân lập vi khuẩn E. coli ......................................................... 27
Bảng 4.1 Đường kính vòng vô khuẩn của tinh dầu với đường kính vòng vô
khuẩn của các kháng sinh trên vi khuẩn E. coli chuẩn (ATCC 25922) ............ 30
Bảng 4.2 Đường kính vòng vô khuẩn của tinh dầu với đường kính vòng vô
khuẩn của các kháng sinh trên vi khuẩn E. coli phân lập từ gà bệnh ................ 32
Bảng 4.3 Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của tinh dầu tô mộc với đường
kính trung bình vòng vô khuẩn của các kháng sinh trên 2 loại vi khuẩn E. coli33
Bảng 4.4 Tỷ lệ gà bệnh sau 7 ngày gây bệnh .................................................... 35

Bảng 4.5 Tỷ lệ gà bệnh do E. coli sau 7 ngày gây bệnh.................................... 37
Bảng 4.6 Tỷ lệ gà chết sau 7 ngày gây bệnh ..................................................... 39
Bảng 4.7 Tỷ lệ gà chết do E. coli sau 7 ngày gây bệnh ..................................... 42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Cây và hoa Tô mộc ...........................................................................3
Hình 2.2 Dược liệu Tô mộc .............................................................................4
Hình 2.3 Cấu trúc của Hematoxilin, Brasilin và Hematein .............................5
Hình 2.4 Trực khuẩn E. coli bắt màu Gram (-) với độ phóng đại 1000 lần ....9
Hình 4.1 Đường kính vòng vô khuẩn trên vi khuẩn E. coli chuẩn ................31
Hình 4.2 Màng bao tim dày đục ....................................................................36
Hình 4.3 Xoang bao tim tích dịch vàng và viêm màng bao tim ....................41
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ gà bệnh ..............................................................................36
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ gà bệnh do vi khuẩn E. coli ..............................................38
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ gà chết ...............................................................................40
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ gà chết do vi khuẩn E. coli ...............................................43

ix


Chương 1
Mở Đầu
1.1 Đặt vấn đề
Vi khuẩn được liệt kê ở vị trí đầu tiên trong số các vi sinh vật gây bệnh cơ hội.
Đa số các kháng sinh hiện nay được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng do vi
khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi và không đúng cách các loại kháng sinh đã

tạo ra rất nhiều loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Không những thế việc sử dụng
nhiều kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn như: độc tính, quá mẫn
cảm, suy giảm miễn dịch và tồn dư trong mô…
Hơn nữa, các loại kháng sinh mới, kháng sinh phổ rộng có chi phí cao. Từ
những nhược điểm trên cho thấy phải cần thiết tìm kiếm các biện pháp khác điều trị
các bệnh do vi khuẩn.
Xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng các loại thuốc từ cây dược liệu
truyền thống. Các loại thuốc này có thể khắc phục được nhược điểm của kháng sinh.
Để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của thảo dược, được sự đồng ý của Bộ Môn Bệnh
Lý – Ký Sinh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
TP. HCM với sự hướng dẫn của PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài nghiên cứu: “BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L)
TRÊN VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI".

1


1.2 Mục tiêu
Đánh giá hiệu lực của tinh dầu chiết xuất từ cây Tô mộc trên vi khuẩn E. coli
trong phòng thí nghiệm và trên gà được gây bệnh với vi khuẩn E. coli.
1.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thử kháng sinh đồ trong phòng thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm phòng bệnh E. coli trên gà.

2


Chương 2
Tổng quan

2.1 Giới thiệu cây Tô mộc
Cây Tô mộc còn có tên là cây Gỗ vang, cây Vang nhuộm, cây Tô phượng
(do cây này mọc ở nước Tô Phượng, một nước cổ ở vùng hải đảo Trung Quốc).
Tên khoa học Caesalpinia sappan L.
Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Tô mộc (Lignum Caesalpinia sappan) là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang hay
cây Tô mộc. Vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng nên có tên (Tô là Tô Phượng, mộc là
gỗ) (Đỗ Tất Lợi, 2005).
2.1.1 Mô tả cây
Cây Tô mộc là một cây cao 7-10 m. Thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12
đôi, hay hơn 12 đôi lá chét, hơi dẹp ở phía dưới tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới
có lông. Hoa của cây Tô mộc có 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lồi ra,
nửa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng
ngược dày, dai, cứng, dài từ 7 – 10 cm, rộng từ 3,5 – 4 cm, trong có 3 – 4 hạt màu
nâu (Đỗ Tất Lợi, 2005).

3


2.1.2 Mô tả dược liệu
Dược liệu có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3cm đến 12cm, hay
những thanh nhỏ, dài 10cm hay hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến
đỏ nâu, có vết dao đẻo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang hơi bóng,
vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch
gỗ). Dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Các thanh được chẽ nhỏ có
màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng,
không mùi, vị hơi se (Dược Điển Việt Nam, 2009).

2.1.3 Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước ta vì gỗ được dùng làm

thuốc nhuộm gỗ và làm thuốc với tên Tô mộc. Người ta dùng gỗ chẻ mỏng phơi khô
(Đỗ Tất Lợi, 2005).
Thu hoạch vào mùa thu, chặt những cây gỗ già, đẽo bỏ phần gỗ giác trắng,
lấy phần gỗ đỏ bên trong, cưa thành khúc và chẻ ra thành mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy
khô (Dược Điển Việt Nam, 2009).
2.1.4 Thành phần hóa học
Trong cây Tô mộc có tanin, axit galic, chất sappanin C 12 H 12 O 4 , chất brasilin
C 16 H 14 O 5 và tinh dầu.
Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng. Với kiềm cho màu đỏ, khi oxy hóa
sẽ cho braselein C 16 H 12 O 5 . Cấu tạo của chất brasilin và braselein gần giống chất

4


hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hóa) là chất màu lấy ở gỗ cây
Hematoxylon campechianum L. cùng họ.

Hình 2.3: Cấu trúc của Brasilin
2.1.5 Tác dụng dược lý
Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã nghiên cứu
thấy nước sắc Tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphylococcus
209P (vòng vô khuẩn 1,2cm), Salmonella typhi (0,4cm), Shiga flexneri (0,7cm),
Shigella sonnei (0,2cm), Shigella dysenteria shiga (1cm), và Bacillus subtilis (1cm).
Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tụy phá hủy.
Theo Gabor (1951) brasilein có tác dụng kháng histamin. Nếu tiêm trước
brasilein vào màng bụng chuột bạch thì có thể đề phòng hiện tượng thay đổi ở mắt
chuột bạch do tiêm dung dịch 1,5% histamin chlohydrat.
Theo Gabor và cs (1952), brasilin và brasilein đều có tác dụng làm mạnh và
kéo dài tác dụng của hoocmon thượng thận đối với mẫu ruột cô lập của chuột bạch
hoặc tử cung cô lập của thỏ và đối với huyết áp của thỏ.

Năm 1952, Gabor và cs còn báo cáo thí nghiệm trên sinh thiết (coupe
microscopique) tổ chức thận và nước của tổ chức thận thấy brasilin và brasilein có
tác dụng ức chế men histidin decarboxylase.

5


Tù Tá Hạ và Diêm Ứng Bổng (Trung Hoa y học tạp chí, 1994 – 1996 dẫn
liệu bởi Đỗ Tất Lợi, 2005) nghiên cứu toàn diện áp dụng dược lý của Tô mộc đã đi
đến kết luận sau:
• Kết luận thứ nhất:
Với lượng vừa thích hợp, Tô mộc có tác dụng làm tăng sự co bóp của tim
ếch cô lập. Áp lực tim lúc đầu càng yếu, tác dụng càng rõ.
Nước Tô mộc làm cho huyết quản ếch tăng lên (phương pháp Treudenberg).
Nếu bắt đầu dùng nước Tô mộc trước rồi mới dùng muối nitrit thì tác dụng giãn
mạch của muối nitrit sẽ không xuất hiện nữa.
Nước Tô mộc không có ảnh hưởng đối với hô hấp và huyết áp của chó bị gây
mê. Nếu phối hợp với histamin hoặc hoocmon thượng thận cũng không thấy tác
dụng hiệp đồng.
Đối với mẫu ruột thỏ cô lập, nước Tô mộc không có tác dụng, nhưng có thể
tăng mạnh tác dụng của hoocmon thượng thận đối với mẫu ruột.
Nước Tô mộc hơi có tác dụng ức chế đối với tử cung cô lập của chuột nhắt.
Nếu phối hợp Tô mộc với hoocmon thượng thận, tác dụng ức chế càng rõ.
• Kết luận thứ hai:
Nước Tô mộc không có tác dụng giảm nhẹ tính chất kích thích của dầu thông
khi bôi dầu thông lên bụng thỏ.
Thí nghiệm trên phế quản của chuột bạch, nước Tô mộc không có tác dụng
làm giảm mất tác dụng của histamin đã gây co bóp trên phế quản.
Tiêm nước Tô mộc vào tĩnh mạch của chó đã gây mê, dung tích của thận
không bị ảnh hưởng.

Sau khi tiêm 0,1ml vaccine thương hàn vào tĩnh mạch của thỏ để gây sốt, sau
đó tiêm vào màng bụng 5ml dung dịch 20% Tô mộc, nhiệt độ không giảm.
Tiêm vào bụng chuột nhắt 1ml dung dịch 100% Tô mộc, không làm mất tác
dụng cong đuôi do tiêm mocphin vào chuột 1mg/10g thể trọng chuột. Đối với thỏ
hầu như có tác dụng đối kháng với tác dụng trấn tĩnh do tiêm dung dịch morphine
vào dưới da (5 mg/kg thể trọng).

6


0,2ml dung dịch 20% Tô mộc có thể khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô
lập (phương pháp Straub) đã bị đình lại do tiêm nước sắc 20% vị thuốc chỉ xác.
• Kết luận thứ ba:
Dùng nước Tô mộc cho thỏ, chuột bạch, chuột nhắt uống hoặc tiêm tĩnh
mạch hay dưới da hoặc thụt điều gây ngủ, lượng lớn có thể gây mê và có thể chết.
Nước tô mộc có tác dụng đối kháng với tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh do
strychnine hoặc côcain gây ra.
Nước Tô mộc có khả năng khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập
(phương pháp Straub) đã bị cloralhytdrat hoặc quinin clohydrat, pilocacpin, eserin
salixylat làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.
Tiêm nước sắt Tô mộc dưới da hoặc vào bụng con chó có thể gây nôn mửa
và đi tả (Đỗ Tất Lợi, 2005).
2.1.6 Công dụng
Tính vị theo đông y: vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì. Có
tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết, chửa đẻ
xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng.
Nhân dân dùng Tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường
hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt.
Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.
Một số vùng nhân dân dùng Tô mộc nấu với nước uống thay chè (Đỗ Tất

Lợi, 2005).

7


2.2 Sơ lược về vi khuẩn E. coli
2.2.1 Đại cương
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc:
Lớp : Schgzomycetes
Bộ : Eubacteriales
Họ : Enterobacteriaceae
Tộc : Escherichiae
Giống : Escherichia
Loài : Escherichia coli
Escherichia coli được gọi tắt là E. coli còn có tên là Bacterium coli commue
được ông Escherich phát hiện năm 1883 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em.
E. coli là trực khuẩn ruột già , vi khuẩn này có mặt thường xuyên trong ruột
của động vật, ở phần cuối của ruột non hay ruột già , ít khi ở dạ dày hay phần trước
của ruột non của các loài động vật như : ngựa, bò, dê, lợn, chó, mèo, gia cầm và
người.
Ngoài tự nhiên vi khuẩn này sống

vài tuần đến vài tháng trong bụi phân

,

nước, không khí.
Những thú non có cảm nhiễm đặc biệt với vi khuẩn

E. coli (Nguyễn Vĩnh


Phước, 1977).
2.2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.2.1 Đặc điểm hình dạng và sự nhuộm màu
E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, gram âm, bắt màu hồng, kích thước 2 – 3
µm x 0,5 µm hai đầu tròn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, di động,
không hình thành nha bào, có giáp mô thỉnh thoảng thấy bắt màu lưỡng cực ở hai
đầu (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

8


Hình 2.4: Trực khuẩn E.coli bắt màu Gram (-) với độ phóng đại 1000 lần
2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ nghi , nhiệt độ thích hợp 37oC,
pH=7,4. Mọc tốt trên môi trường dinh dưỡng thông thường, chịu được nhiệt độ biến
thiên từ 4 – 45oC. Trên môi trường thạch dinh dưỡng tạo khuẩn lạc tròn ướt , màu
trắng đục hơi lồi , để lâu có dạng khô rìa hơi nhăn . Trên thạch máu có chủng gây
dung huyết alpha hoặc bêta và có chủng không gây dung huyết . Trên thạch gelatin
không gây tan chảy . Môi trường canh dinh dưỡng : làm đục đều môi trường , sau
lắng xuống đáy , màu tro nhạt đôi khi có màu xám , có mùi trứng thối . Trên môi
trường chuyên biệt: môi trường Eosin methylen blue (EMB): tạo khuẩn lạc tím ánh
kim; môi trường MacConkey (MCK): tạo khóm đỏ hồng ; môi trường Kligler iron
agar (KIA): lên men đường glucose và lactose

(vàng/vàng), sinh gas, không sinh

H 2 S ; môi trường Brilliant green agar (BGA): tạo khóm xanh lá mạ.

2.2.2.3 Đặc tính sinh hoá

E. coli lên men sinh hơi: glucose, lactose, manitol, galactose…; lên men
không sinh hơi: maltose, arabinose; lên men hay không lên men: saccharose; không
lên men: dextrin, glycogen, salisin amidon , ít khi có lên men : inulin, pectin; phản
ứng IMViC: +(-)+--(indol+ hoặc indol-, methylred+, vogesproskauer-, citrate-).

9


2.2.2.4 Sức đề kháng
E. coli bị diệt ở nhiệt độ 55oC/1 giờ, 60oC/15-30 phút, 95% bị diệt ở nhiệt độ
đông lạnh trong 2 giờ.
Có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến 1 tháng, chủng độc có thể
tồn tại 4 tháng.
Bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường : acid fenic, HgCl2, Có khả năng
chịu đựng đ ược các yếu tố lý hoá cao hơn các vi khuẩn khác như

Salmonella,

Shigella (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
2.2.3.1 Cấu trúc kháng nguyên
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên

(2001), cấu trúc kháng ng uyên

của vi khuẩn E. coli phức tạp, gồm 4 loại: O, H, K và F.
Kháng nguyên O (Ohnehauch)
Kháng nguyên O có bản chất là lipopolysaccharide

(LPS), có trên 160 loại


phân bố trong vách tế bào, những kháng nguyên này bền với nhiệt độ và cồn, không
bị huỷ ở 100-120oC/2 giờ, các chất cồn , acid HCl 1N chịu được 20 giờ, bị diệt bởi
formol.
Kháng nguyên thân O được chia làm 4 nhóm: O I, O II, O III, O IV.
E. coli gây bệnh ở gia cầm có cả ở 4 nhóm lớn gồm: nhóm O I gồm 018, 015,
nhóm O II gồm 018, 020, 086, nhóm O III gồm 01, nhóm O IV gồm 0121, 0138,
0149, 0151:K88 (B). Phổ biến nhất là 078:K80 (B), 02:K1(L).
Trên gà bệnh do E. coli thường thấy các type : O I, O II, O78, O35.
Kháng nguyên K (Kapsule)
Có bản chất là polysacharide , có hơn 100 loại, chịu nhiệt kém, bị phá huỷ ở
100oC/1 giờ, có khi đến 121oC/2 giờ (Phạm Hồng Sơn, 2008).
Kháng nguyên K gồm

4 nhóm kháng nguyên : A, B, L và M các kháng

nguyên này có khả năng ngưng kết huyết thanh của kháng nguyên O.
Type A: rất chịu nhiệt, không bị huỷ ở 100oC trong 1 giờ, tính kháng nguyên
khả năng ngưng kết, kết tủa đều giữ nguyên.

10


Type B (B1 -> B6): tương đối chịu nhiệt khi đun sôi ở 100oC trong 1 giờ vẫn
giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa khác với kháng nguyên L, kháng nguyên
này thường thấy trong E. coli gây bệnh đường ruột.
Type L: không chịu nhiệt, bị huỷ ở 100oC trong 1 giờ, mất khả năng ngưng
kết, kết tủa và tính kháng nguyên.
Type M: chưa được rõ.
Kháng nguyên H (Hauch)

Bản chất là protein, có 60 loại, chịu nhiệt thấp, 100oC/2 giờ thì mất tính chất
kháng nguyên, phần lớn E. coli có chung type kháng nguyên này (Phạm Hồng Sơn,
2008).
Kháng nguyên lông bám F (Fimbriae)
Là kháng nguyên lông tơ , bản chất là protein kết dính vào tế bào thành ruột ,
có dạng hình sợi giúp kết dính vi khuẩn vào nhung mao ruột.
2.2.3.2 Độc tố
E. coli sinh các độc tố sau : ngoại độc tố (exotoxin): là độc tố mà vi khuẩn
E. coli tiết ra bao gồm: enterotoxigenic E. coli (ETEC), enteropathogenic E. coli
(EPEC), enteroinvasive E. coli (EIEC),…; ngoại độc tố làm tan huyết , loại độc tố
này hướng mạch máu, gây nên hiện tượng phù thũng . Ngoài ra, E. coli còn tiết một
số độc tố khác như: cytotoxin, haemolysin; nội độc tố (endotoxin): được sinh ra khi
vi khuẩn bị tiêu diệt (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.2.3.3 Tính chất gây bệnh
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), E. coli gây bệnh được
chia ra làm nhiều nhóm và tuỳ thuộc vào độc lực của chúng.
Gồm có 3 nhóm chính: E. coli độc tố ruột: enterotoxigenic E. coli (ETEC);
E. coli gây bệnh tích ở ruột: enteropathogenic E. coli (EPEC); E. coli xâm lấn ruột:
enteroinvasive E. coli (EIEC).
Và một số nhóm khác như: vasotoxin E. coli hay verotoxin (VTEC); avian
pathogenic E. coli (APEC).

11


Enterotoxigenic E.coli (ETEC)
Được nói đến nhiều nhất và nó được xem như là nguyên nhân gây tiêu chảy
thông thường trên thú non (độc tố đường ruột), có hai loại: LT (heat labile
enterotoxin): độc tố đường ruột không chịu nhiệt , gây tiêu chảy, mất nước, gây độc
tố đối với tế bào thần kinh. Trọng khối phân tử MW: 91,5 KDa chia làm 2 phần LTa

và LTb, có tính chất kháng nguyên ; ST (heat stable enterotoxin): là độc tố đường
ruột chịu nhiệt, gây tiêu chảy, gồm STa và STb, không có tính chất kháng nguyên.
Những động vật có mang ETEC sản xuất LT và ST sẽ gây tiêu chảy trầm
trọng và kéo dài hơn những thú mà E. coli chỉ tạo được LT hoặc ST. Khả năng sinh
enterotoxin cũng có thể thay đổi nếu cấy chuyển nhiều, một số dòng sẽ mất khả
năng sinh enterotoxin.
Enteropathogenic E. coli (EPEC)
Bao gồm một số type huyết thanh cổ điển, cơ chế gây bệnh chưa rõ.
Enteroinvasive E. coli (EIEC)
Gồm nhiều type huyết thanh gây bệnh với những triệu chứng bệnh giống
Shigella, E. coli xâm lấn màng niêm ruột gây đi tiêu rặn, phân có lẫn máu khó phân
biệt với lỵ trực tràng.
Vasotoxin E. coli hay Verotoxin (VTEC)
Có trọng khối phân tử 70 KDa có tính chất kháng nguyên.
Avian pathogenic E. coli (APEC)
Biểu hiện chính là tích dịch túi khí, có nhiều thanh dịch, gây bệnh đường
ruột gia cầm và thường kết hợp với yếu tố ngoại cảnh và nhân tố mở đường. APEC
phân lập được hầu như thuộc serotype: O2, O1, O78 và yếu tố độc lực gắn liền với
kháng nguyên F (fimbriae antigen – kháng nguyên lông tơ) với giáp mô K1 chịu
nhiệt và dung huyết.
2.2.4 Truyền nhiễm học
2.2.4.1 Động vật cảm thụ
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) con non của các loài động vật hữu nhũ, gia
cầm, chim, thú hoang dã đều có thể mắc bệnh.

12


Trên gà: bệnh thường xảy ra ở giai đoạn 1-10 ngày tuổi, gà giò và những con
trưởng thành ở giai đoạn chuẩn bị đẻ.

Trong phòng thí nghiệm : chuột lang , chuột bạch , và thỏ đều mẫn cảm khi
tiêm canh trùng dưới da gây viêm cục bộ , nếu tiêm liều lớn gây bại huyết và giết
chết con vật.
2.2.4.2 Chất chứa căn bệnh
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên

(2001), ở gà bệnh vi khuẩn có

trong gan , lách, tuỷ xương , não, buồng trứng , túi khí ...ngoài ra vi khuẩn còn có
trong con khoẻ mang trùng.
Trong tự nhiên vi khuẩn tồn tại khắp nơi

: nền chuồng , thức ăn và nước

uống...
Ngoài ra vi khuẩn còn hiện diện trong bụi nền chuồng . Vào những mùa khô
vi khuẩn tồn tại trong đất với thời gian rất dài.
2.2.4.3 Phương thức truyền lây
Trực tiếp
Nguồn bệnh chủ yếu từ những con bệnh và những con khoẻ mang trùng bài
mầm bệnh ra bên ngoài môi trường.
Ẩm độ cao , nuôi nhốt chật chội , sự thay đổi nhiệt độ với biên độ cao , làm
con vật giảm sức đề kháng cho nên dễ dàng lây nhiễm bệnh.
Gián tiếp
Phân gia cầm bệnh , thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm bởi
chất bài tiết có chứa E. coli, là nguồn lây bệnh chủ yếu.
Trong các trại chăn nuôi , E. coli được lan truyền gieo rắc khắp nơi do các
loài gậm nhấm.
Ngoài ra E. coli lây lan trong trại chăn nuôi còn do một số công nhân không
chấp hành tốt nội quy vệ sinh phòng bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

2.2.4.4 Đường xâm nhập
Bệnh do E. coli lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá do ăn phải thức ăn có
chứa mầm bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, niêm mạc mắt.

13


Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp do gà bị bệnh CRD (Chronic
Respiratory Disease) làm cho niêm mạc phế quản bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập
qua vết thương vào cơ thể.
Bệnh truyền lây qua trứng do gà mẹ bị bệnh. Vi khuẩn xâm nhập qua vỏ
trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc môi trường ở chuồng trại bị nhiễm trùng.
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh
Bệnh xảy ra do sức đề kháng của gia súc, gia cầm kém (bởi sự thay đổi khẩu
phần ăn , nhiệt độ, nồng độ, stress…) màng niêm ruột giảm chức năng bảo vệ tạo
điều kiện cho vi khuẩn xâm nhiễm . Vi khuẩn E.coli gia tăng số lượng nhanh chóng
tấn công vào hệ thống mạch máu , hạch lâm ba , tuỷ xương gây nhiễm trùng huyết ,
viêm túi khí, viêm màng bao tim, viêm cơ tim.
Nếu vi khuẩn xâm nhiễm từ đường hô hấp chúng sẽ định vị tại túi khí, sau đó
vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Vi khuẩn E. coli vào máu sẽ định vị ở những vùng khác nhau : khớp, túi khí,
màng hoạt dịch, màng bao tim, sau đó di chuyển đến gan , lách làm cho gan và lách
bị viêm , tạo những khối u ở gan , lách sưng to sậm màu

(Nguyễn Vĩnh Phước,

1977).
2.2.6 Triệu chứng và bệnh tích
2.2.6.1 Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh: kéo dài vài ngày đến 1 tuần tuỳ thuộc vào độc lực và số

vi khuẩn gây nhiễm, sức đề kháng, điều kiện chuồng trại, thức ăn, nước uống...
Thể cấp tính: phần lớn bệnh xảy ra ở thể này, bệnh tiến triển nhanh, thở khó,
nhắm mắt, lông xù, thân nhiệt tăng từ 1,5 – 2oC, con vật khát nước, bỏ ăn, suy
nhược, yếu nhanh rồi chết.
Thể mãn tính: gà tiêu chảy mạnh, phân có màu xám trắng lẫn chất nhờn đôi
khi có máu, khát nước và chết.
Gà bị bệnh do E. coli lông bị xù. Gà bệnh từ ngày thứ 15 đến 20 thì bắt đầu
biểu hiện triệu chứng khó thở. Bệnh thường có triệu chứng sưng khớp, sưng đầu,
sưng mắt, da mặt tái.

14


×