Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT GIÁ TRỊ KIỂU HÌNH VÀ HỆ SỐ DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN HEO YORKSHIRE TẠI DNTN CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.24 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ KIỂU HÌNH VÀ HỆ SỐ DI TRUYỀN
MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN HEO
YORKSHIRE TẠI DNTN CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Sinh viên thực hiện :

NGUYỄN QUỐC TUẤN

Lớp:

DHO7CN

Ngành:

Chăn Nuôi

Niên khoá:

2007 - 2011

Tháng 8 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN QUỐC TUẤN

KHẢO SÁT GIÁ TRỊ KIỂU HÌNH VÀ HỆ SỐ DI TRUYỀN
MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN HEO
YORKSHIRE TẠI DNTN CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS TRỊNH CÔNG THÀNH
ThS. NGUYỄN NGỌC CÔN

Tháng 8 năm 2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Tuấn
Tên luận văn: “Khảo sát giá trị kiểu hình và hệ số di truyền một số tính
trạng sinh trưởng của đàn heo Yorkshire tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp, ngày……..
tháng……..năm……..

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS Trịnh Công Thành

ii


LỜI CẢM ƠN
XIN ĐƯỢC BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN
Thầy PSG.TS Trịnh Công Thành đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo
cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn Di Truyền Giống.
Cùng toàn thể Quý Thầy, Cô khoa chăn nuôi Thú Y.
Cám ơn Gia Đình đã cho con khả năng và điều kiện để thực hiện ước mơ.
Ban Giám Đốc DNTN chăn nuôi Hưng Việt cùng toàn thể cô, chú công nhân
viên tại Trại đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại.
CẢM ƠN
Toàn thể các bạn lớp DH07CN và những bạn bè thân yêu đã chia sẻ và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Nguyễn Quốc Tuấn

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu : “Khảo sát giá trị kiểu hình và hệ số di truyền một số
tính trạng sinh trưởng của đàn heo Yorkshire tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt”
được thực hiện trong thời gian từ 01/01/2011 đến ngày 01/05/2011. Số liệu được
thu thập từ 1.365 heo nuôi sinh trưởng thuần Yorkshire, là thế hệ sau của 10 nọc

cha: 1747, 8501, 8529, 9369, 9387, 9437, 9463, 9481, 9485, 9487 được phân tích
qua các chỉ tiêu ngày tuổi đạt 90 kg và dày mỡ lưng lúc 90 kg theo phương pháp
Canada. Kết quả khảo sát cho thấy:
Trung bình chỉ tiêu ngày tuổi đạt 90 kg trong năm 2010 là 165,6 ± 18,0 ngày
tuổi và dày mỡ lưng lúc 90 kg là 11,61 ± 2,05 mm.
Hệ số di truyền của ngày tuổi đạt 90 kg là 0,42 và của dày mỡ lưng lúc 90
kg là 0,51.
Từ hệ số di truyền có được, đáp ứng chọn lọc của thế hệ sau của những hậu
bị, chọn từ đàn heo sinh trưởng được khảo sát đối với ngày tuổi đạt 90 kg được dự
đoán là 8,2 ngày và dày mỡ lưng lúc 90 kg là 0,54 mm.
Bốn gia đình (1 nọc, 5 nái) có SLI tốt nhất tương ứng với 4 nọc là: 9487,
8501, 9485, 8529.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ, sơ đồ .................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................3
2.1.1 Hệ số di truyền ...................................................................................................3
2.1.2 Ước lượng hệ số di truyền ..................................................................................4
2.1.2.1 Phương pháp hồi quy ......................................................................................4
2.1.2.2 Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) ...............................................4
2.1.2.3 Phương pháp tương đồng tối đa được giới hạn (REML) ................................5
2.1.2.4 Phương pháp chọn mẫu Gibbs (Gibbs Sampling)...........................................6
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng và dày mỡ lưng .........................................6
2.2.1 Yếu tố di truyền ..................................................................................................6
2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh...............................................................................................8
2.2.2.1 Dinh dưỡng .....................................................................................................8
2.2.2.2 Bệnh vật nuôi ..................................................................................................9
2.2.2.3 Quản lý, chăm sóc ...........................................................................................9
2.3 Đáp ứng chọn lọc ................................................................................................10

v


2.5 Sơ lược về DNTN chăn nuôi Hưng Việt .............................................................11
2.5.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................11
2.5.2 Lịch sử hình thành ............................................................................................11
2.5.3 Hoạt động sản xuất ...........................................................................................11
2.5.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất ......................................................................12
2.5.5 Cơ cấu đàn ........................................................................................................13
2.5.6 Công tác giống .................................................................................................13
2.5.7 Hệ thống chuồng trại và thức ăn ......................................................................15
2.5.7.1 Hệ thống chuồng trại .....................................................................................15
2.5.7.2 Thức ăn..........................................................................................................17
2.5.7.3 Nguồn nước sử dụng .....................................................................................17

2.5.8 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo ..............................................18
2.5.8.1 Quy trình tiêm phòng ....................................................................................18
2.5.8.2 Quy trình vệ sinh thú y ..................................................................................18
2.5.9 Chăm sóc và nuôi dưỡng heo sinh trưởng ........................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện..........................................................................21
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................21
3.3 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................21
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát ...........................................................................................21
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi.........................................................................................21
3.4.1.1 Trọng lượng tích lũy .....................................................................................21
3.4.1.2 Dày mỡ lưng (mm) ........................................................................................21
3.4.2 Các chỉ tiêu tính toán........................................................................................22
3.4.2.1 Tuổi đạt trọng lượng 90 kg (T90) .................................................................22
3.4.2.2 Dày mỡ lưng lúc 90 kg (DML90) .................................................................22
3.4.2.3 Hệ số di truyền ..............................................................................................23
3.4.2.4 Chỉ số chọn lọc SLI .......................................................................................24
3.4.2.5 Đáp ứng chọn lọc ..........................................................................................24

vi


3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................25
4.1 Cấu trúc số liệu khảo sát .....................................................................................25
4.2 Thành tích sinh trưởng thế hệ sau của các nọc cha .............................................25
4.2.1 Ngày tuổi đạt 90 kg ..........................................................................................25
4.2.2 Dày mỡ lưng lúc 90 kg .....................................................................................27
4.2.3 Chỉ số chọn lọc SLI ..........................................................................................28
4.3 Hệ số di truyền của tính trạng ngày tuổi đạt 90 kg và dày mỡ lưng tại 90 kg ....29

4.4 Kết quả ghép phối ...............................................................................................32
4.4.1 Nọc 1747 ..........................................................................................................32
4.4.2 Nọc 9481 ..........................................................................................................32
4.4.3 Nọc 8501 ..........................................................................................................33
4.4.4 Nọc 8529 ..........................................................................................................34
4.4.5 Nọc 9369 ..........................................................................................................35
4.4.6 Nọc 9387 ..........................................................................................................36
4.4.7 Nọc 9437 ..........................................................................................................37
4.4.8 Nọc 9463 ..........................................................................................................38
4.4.9 Nọc 9485 ..........................................................................................................39
4.4.10 Nọc 9487 ........................................................................................................40
4.4.11 Những gia đình có SLI cao nhất ....................................................................41
4.5 Đáp ứng chọn lọc ................................................................................................41
4.5.1 Dự kiến đáp ứng chọn lọc cho tính trạng ngày tuổi đạt 90 kg .........................42
4.5.2 Dự kiến đáp ứng chọn lọc cho tính trạng dày mỡ lưng lúc 90 kg....................42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................43
5.1 Kết luận ...............................................................................................................43
5.2 Đề nghị ................................................................................................................43
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................44
Phụ lục .......................................................................................................................46

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
n

: Số con khảo sát

X


: Giá trị trung bình

SD

: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

SLI

: Sire Line Index (chỉ số dòng đực)

df

: Degree of free (độ tự do)

SS

: Sum of Square

MS

: Mean of Square

T90

: Ngày tuổi đạt 90 kg

DML90

: Dày mỡ lưng lúc 90 kg


Min

: Giá trị nhỏ nhất

Max

: Giá trị lớn nhất

F TN

: Giá trị F tính được trong phân tích phương sai

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân tích ANOVA ..........................................................................5
Bảng 2.2 So sánh một vài chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thịt giữa các giống heo
Duroc, Landrace, Yorkshire. ...................................................................................7
Bảng 2.3 So sánh các chỉ tiêu về sinh trưởng, chất lượng thịt giữa giới tính đực
thiến và giới tính cái. ...............................................................................................7
Bảng 2.4 Thiệt hại trong quá trình chăn nuôi khi heo bị mắc bệnh viêm phổi địa
phương (EP) ............................................................................................................9
Bảng 2.5 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng giữa hệ thống cùng vào cùng ra và hệ
thống nuôi gối đầu .................................................................................................10
Bảng 2.6 Cơ cấu đàn của Trại tính đến ngày 03/07/2011 .....................................13
Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp do trại sản xuất ...17
Bảng 2.8 Quy trình tiêm phòng của Trại Chăn Nuôi Hưng Việt ............................18
Bảng 4.1 Cấu trúc số liệu khảo sát ........................................................................25

Bảng 4.2 Kết quả chỉ tiêu ngày tuổi đạt 90 kg của đời sau các nọc cha ...............26
Bảng 4.3 Kết quả chỉ tiêu dày mỡ lưng lúc 90 kg của đời sau các nọc cha ..........27
Bảng 4.4 Kết quả trung bình chỉ số chọn lọc SLI của đời sau các nọc cha ..........29
Bảng 4.5 Bảng ANOVA tính trạng ngày tuổi đạt 90 kg .......................................30
Bảng 4.6 Bảng ANOVA tính trạng dày mỡ lưng lúc 90 kg ..................................30
Bảng 4.7 Tổ hợp giữa nọc 1747 và các nái ...........................................................32
Bảng 4.8 Tổ hợp giữa nọc 9481 và các nái ...........................................................32
Bảng 4.9 Tổ hợp giữa nọc 8529 với các nái cho thế hệ sau có SLI cao nhất .......33
Bảng 4.10 Tổ hợp phối giữa nọc 8529 và các nái cho SLI cao nhất .....................34
Bảng 4.11 Tổ hợp giữa nọc 9369 và các nái cho SLI cao nhất .............................35
Bảng 4.12 Tổ hợp phối giữa nọc 9387 với các nái cho SLI cao nhất ...................36
Bảng 4.13 Tổ hợp giữa nọc 9437 và các nái tạo thế hệ sau có SLI cao nhất ........37
Bảng 4.14 Tổ hợp giữa nọc 9463 với các nái cho thế hệ sau có SLI cao nhất .....38
Bảng 4.15 Tổ hợp giữa nọc 9485 và các nái cho SLI cao nhất .............................39

ix


Bảng 4.16 Tổ hợp giữa nọc 9487 và các nái tạo thế hệ sau có SLI cao nhất ........40
Bảng 4.17 Những tổ hợp giữa nọc và nái cho SLI cao nhất .................................41
Bảng 4.18 Bảng theo dõi số hậu bị được tuyển của mỗi nọc ................................41
Bảng 4.19 Hiệu số chọn lọc của tính trạng ngày tuổi đạt 90 kg (ngày tuổi) .........42
Bảng 4.20 Hiệu số chọn lọc của tính trạng dày mỡ lưng lúc 90 kg (mm) ............42

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ về trọng lượng của heo dưới tác động của hai mức thức ăn. .....8
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Trại .................................................12


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang đứng trước
nhiều thách thức như: năng suất chăn nuôi thấp, đầu ra chưa ổn định và tình hình
dịch bệnh chưa được kiểm soát. Do đó vấn đề cải tiến kĩ thuật là điều kiện tiên
quyết nhằm đem lại khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước cho nhà chăn
nuôi. Trong cải tiến kĩ thuật, công tác giống đóng vai trò quyết định trong nâng cao
thành tích chăn nuôi.
Mục tiêu khi tiến hành công tác giống là cải thiện năng suất của vật nuôi
nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. Hai tính trạng thường được quan tâm
trong công tác giống nhằm cải thiện năng suất sinh trưởng của đàn heo là dày mỡ
lưng và tuổi đạt 90 kg. Dày mỡ lưng giảm đồng nghĩa với việc giảm lượng thức ăn,
tăng tỉ lệ nạc và chất lượng thịt. Tuổi đạt 90 kg giảm tương đương với giảm tiêu tốn
thức ăn và tăng quay vòng lứa nuôi.
Hệ số di truyền là thông số di truyền thể hiện mức độ tương đối của các yếu
tố di truyền. Khi chọn các cá thể tốt làm thế hệ cha mẹ chúng ta chỉ có thể đo lường
thành tích của thú mà sự thành công trong việc thay đổi những đặc tính của thế hệ
sau được quyết định bởi giá trị gây giống. Hệ số di truyền giúp dự đoán hiệu quả
của việc di truyền tính chất của cha mẹ cho thế hệ sau.
Căn cứ những lập luận trên, cộng với quyết tâm xây dựng mô hình trại heo
giống hoàn chỉnh của DNTN chăn nuôi Hưng Việt và được sự hướng dẫn của
PGS.TS Trịnh Công Thành, ThS. Nguyễn Ngọc Côn, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Khảo sát giá trị kiểu hình và hệ số di truyền một số tính trạng sinh trưởng
của đàn heo Yorkshire tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt ”.


1


1.2 Mục đích
Đánh giá được thành tích kiểu hình của 2 tính trạng: ngày tuổi đạt 90 kg và
dày mỡ lưng lúc 90 kg của đàn heo thuần Yorkshire tại Trại Hưng Việt.
Xác định được hệ số di truyền của đàn heo thuần Yorkshire tại Trại Hưng
Việt về 2 tính trạng trên.
Ước lượng đáp ứng chọn lọc của đàn heo thuần Yorkshire tại Trại Hưng Việt
về 2 tính trạng trên.
So sánh và đưa ra đề nghị những tổ hợp phối nên duy trì, để thế hệ sau có
thành tích sinh trưởng tốt hơn.
1.3 Yêu cầu
Thu thập số liệu của của đàn heo về 2 tính trạng sinh trưởng: ngày tuổi đạt
90 kg và dày mỡ lưng lúc 90 kg của đàn heo thuần Yorkshire tại Trại Hưng Việt.
Xử lý thống kê số liệu thu được.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Hệ số di truyền
Định nghĩa
Mô hình di truyền cơ bản xác định rằng một quan sát kiểu hình, tức là số đo
một tính trạng nào đó, là kết quả của di truyền và ngoại cảnh:
P=G+E

với G = A + D + I


P=A+D+I+E
Trong đó : P: giá trị kiểu hình
G: giá trị kiểu gen
A: ảnh hưởng di truyền cộng hợp
D: ảnh hưởng di truyền tính trội
I: ảnh hưởng di truyền ức chế
E: ảnh hưởng ngoại cảnh
Dựa trên mô hình di truyền căn bản này, có thể tính một số thông số di
truyền. Một trong các thông số đó là hệ số di truyền và được xác định như như là tỉ
lệ giữa phương sai di truyền cộng hợp và phương sai giá trị kiểu hình (theo nghĩa
hẹp).

Hệ số di truyền cũng có thể được hiểu như là hệ số hồi quy của giá trị gây
giống theo kiểu hình.
b A,P = cov(A,P)/var(P) = cov(A, A + E)/var(P) = cov(A,A)/var(P) =

3

σ A2
= h2
σ P2


Hệ số di truyền đặc trưng cho một quần thể cụ thể nào đó, trong một điều
kiện ngoại cảnh và thời gian nhất định. Như vậy hệ số di truyền có thể thay đổi, như
khi chịu sự ảnh hưởng của sự chọn lọc sẽ làm giảm phương sai di truyền dẫn tới làm
giảm hệ số di truyền hoặc với điều kiện ngoại cảnh được đồng nhất theo thời gian
làm giảm phương sai ngoại cảnh và hệ số di truyền sẽ tăng.
2.1.2 Ước lượng hệ số di truyền

2.1.2.1 Phương pháp hồi quy
Sự giống nhau giữa con và cha mẹ: khi chúng ta biểu diễn các giá trị của thú
con theo các giá trị của thú cha, mẹ (theo 1 cha (mẹ) hoặc trung bình cha mẹ) chúng
ta có thể thực hiện phân tích hồi quy con trên cha - mẹ. Độ dốc của đồ thị cho thấy
mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt của thế hệ cha - mẹ ảnh hưởng đến thế hệ con.
Ví dụ: hồi quy của con trên 1 cha (mẹ) với Cov(O,P)=

1
VA chúng ta có công
2

thức:

Với việc tính được Cov(O,P) và VP chúng ta có thể suy ra được h 2
2.1.2.2 Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA)
Phương pháp phân tích phương sai nhằm phân chia một phương sai của một
biến số thành tổng của các phương sai thành phần, các thành phần nay là nguyên
nhân gây ra sự biến thiên của biến số đó. Phương pháp này đòi hỏi các cá thể phải
được phân thành các nhóm mà các thành viên có cùng mức quan hệ. Cấu trúc
thường được sứ dụng là các nhóm anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em ruột.
Khi nghiên cứu trường hợp anh em cùng cha khác mẹ, các thú con của cùng
một cha được coi là một nhóm và các thú con giữa các thú cha là những nhóm khác
nhau, với số liệu cân bằng ta có bảng phân tích như sau:

4


Bảng 2.1 Bảng phân tích ANOVA
Nguồn gốc biến thiên


df

SS

MS

EMS


2

Cha

s-1

SS s

MS s

w

dkσ

+ kσ2 d +

2
s

Mẹ/Cha


(d - 1)s

SS d

MS d

=σ2 w + kσ2 d

Quan sát/mẹ/cha

(k - 1)sd

SS w

MS w



sdk - 1

SST

Tổng cộng

2
w

s: số thú cha
d: số thú mẹ được phối với mỗi thú cha
k: số thú con quan sát trong mỗi thú mẹ

Dựa trên thành phần phương sai thu được, ta có các công thức tính hệ số di
truyền
h2 = 4* σ S2 / σ T2
h2 = 4* σ D2 / σ T2
h2 = 2 * ( σ S2 + σ D2 )/ σ T2
Nhưng trong thực tế số liệu không cân bằng nên các phương pháp tương tự
ANOVA đã được phát triển cho các số liệu không cân bằng. Đặc biệt là phương
pháp 3 của Henderson (1953) đã được sử dụng rộng rãi.
2.1.2.3 Phương pháp tương đồng tối đa được giới hạn (REML)
REML là phương pháp tương đồng tối đa có tính đến việc giảm độ tự do do
việc làm thích hợp các ảnh hưởng cố định. Patterson và Thompson (1971) đã miêu
tả phương pháp này. Phương pháp REML đòi hỏi Y có phân phối chuẩn đa biến
mặc dù nhiều tác giả đã chứng minh ML hay REML có thể ứng dụng trong trường
hợp Y không có phân phối chuẩn (Meyer, 1990)
Trong ML và REMl, mục tiêu là tìm tập hợp các thông số làm tối đa sự
tương đồng của số liệu. Sự tương đồng của số liệu cho một mô hình cho trước có
thể viết như một hàm số.

5


Có 3 nhóm phương pháp trong ước lượng REML:
• Phương pháp dùng đạo hàm bậc nhất của hàm tương đồng.
• Phương pháp dùng đạo hàm bậc nhất và bậc hai của hàm tương đồng.
• Phương pháp không dùng đạo hàm (DFREML).
2.1.2.4 Phương pháp chọn mẫu Gibbs (Gibbs Sampling)
Gibbs Sampling là một phần của thuật toán chuỗi Monte Carlo Markov.
Thuật toán được đặt theo tên nhà vật lý J.W.Gibbs. Phương pháp chọn mẫu Gibbs
(Magnabosco et al., 2000) đã được áp dụng trong công tác giống động vật (Wang et
al., 1994; Sorensen et al. 1994; Van Tassel and Van Vleck, 1996). Gibbs Sampling

đòi hỏi nhiều phép tính số nhưng tương đối dễ thực hiện khi so sánh với các thuật
toán dựa trên REML như DFREML.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng và dày mỡ lưng
2.2.1 Yếu tố di truyền
Đặc tính di truyền của mỗi loài, mỗi giống hầu như rất ít thay đổi khi so với
kiểu hình dưới tác dụng của ngoại cảnh.
Yếu tố về di truyền là cơ sở để có được sự khác biệt giữa các loài, giống,
dòng và ngay cả trong một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở để có sự khác
biệt giữa các cá thể về khả năng sinh trưởng và phát dục, (Phạm Trọng Nghĩa,
2008).
Giống: quyết định khả năng sinh trưởng của đàn heo. Hiện nay các giống heo
đã có sự cải thiện lớn về mặt di truyền, đạt năng suất cao và có sự chuyên biệt về
hướng sản xuất. Các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng rất khác nhau.

6


Bảng 2.2 So sánh một vài chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thịt giữa các giống heo
Duroc, Landrace, Yorkshire.
Giống

Duroc

Landrace

Yorkshire

Khối lượng 180 ngày tuổi (kg)

89,7 ± 2 ,1


86,7 ± 1,3

87,9 ± 1,3

ADG gđ:60 – 180 ngày (g/con)

594 ± 17

576 ± 9

569 ± 10

T80kg (ngày)

166,9 ± 3,3

171,6 ± 2,5

170,7 ± 2,2

DML80kg (mm)

15,1 ± 0,4

14,8 ± 0,4

14,8 ± 0,5

FCR gđ:60 – 180 ngày tuổi


3,23

3,05

3,09

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

73,4

73,6

72,3

Tỷ lệ thịt nạc (%)

52,2 ± 1,0

53,5 ± 0,5

52,9 ± 0,7

(Nguồn: Trần Văn Chính (2003))
Trong đó: ADG

: Tăng trọng trung bình/ ngày

T80kg


: tuổi đạt 80 kg.

DML80kg

: dày mỡ lưng lúc 80 kg.

FCR

: hệ số biến chuyển thức ăn.

Giới tính: giữa các giới tính khác nhau thì có khả năng tăng trọng khác nhau,
cao nhất là đực nguyên, kế tiếp là cái nguyên và đực thiến là thấp nhất. Việc tích lũy
mỡ nhiều nhất là heo đực thiến, tiếp là cái nguyên và đực nguyên là thấp nhất.
Bảng 2.3 So sánh các chỉ tiêu về sinh trưởng, chất lượng thịt giữa giới tính đực
thiến và giới tính cái.
Đực thiến

Cái

692,84

699,53

Tiêu thụ thức ăn (kg/ngày)

1,85

1,92

Hệ số biến chuyển thức ăn (kg/kg tăng trọng)


2,68

2,76

Dày mỡ lưng (mm)

12,83

11,78

Diện tích cơ thăn (cm2)

35,05

41,63

Tỷ lệ nạc (%)

61,97

64,30

Tỷ lệ mỡ (%)

19,17

16,84

Giới tính

Tăng trọng (g/con/ngày)

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Côn (2002))

7


2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
2.2.2.1 Dinh dưỡng
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ về trọng lượng của heo dưới tác động của hai mức thức ăn:
Cao = khẩu phần có mức ăn cao, Thấp = khẩu phần có mức ăn thấp.

Thí nghiệm của Mc.Meekan (1940), được trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa
(2008), đã chứng minh tác động của dinh dưỡng lên sự phát triển của heo.
Qua đồ thị chúng ta thấy:
- Nhóm thứ nhất ở giai đoạn đầu được nuôi dưỡng với khẩu phần cao và
được nuôi tiếp với khẩn phần cao có tốc độ sinh trưởng cao nhất, chúng đạt 90 kg ở
24 tuần tuổi.
- Nhóm nuôi với khẩu phần cao rồi lại nuôi với khẩu phần thấp (Cao - Thấp)
đạt trọng lượng 90 kg ở 32 tuần tuổi.
- Nhóm nuôi với khẩu phần thấp rồi lại nuôi với khẩu phần cao (Thấp - Cao)
đã đạt trọng lượng 90 kg ở 32 tuần tuổi.

8


- Nhóm thứ tư (Thấp - Thấp) có tốc độ tăng trọng thấp nhất, các heo này đã
đạt 90 kg ở 40 tuần tuổi.
Như vậy, mức ăn cao làm cho sự tăng trọng cao, heo đạt trọng lượng chuẩn
sớm hơn và mức ăn thấp làm cho sự tăng trọng thấp, heo đạt trọng lượng chuẩn trễ

hơn. Điều này đã chứng minh được rằng khi có sự dinh dưỡng tốt, thú sẽ có tăng
trọng tốt (biểu hiện sự sinh trưởng tốt).
2.2.2.2 Bệnh vật nuôi
Là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quá trình chăn nuôi. Bệnh ở
thể cấp tính làm gia tăng tử số; còn ở thể mãn tính sẽ làm giảm khả năng tăng trọng,
tăng hệ số biến chuyển thức ăn, tăng tỷ lệ heo còi (heo thứ phẩm), tốn tiền thuốc
chữa trị và tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập.
Bảng 2.4 Thiệt hại trong quá trình chăn nuôi khi heo bị mắc bệnh viêm phổi địa
phương (EP)
Ảnh hưởng của EP

Đàn heo không mắc bệnh trong
quá trình nuôi từ 35 - 100 kg

Nhẹ

Vừa

Nặng

Rất nặng

0

5

10

15


20

Tử số(%)

2,5

0

+ 0,5

+ 1,0

+ 4,0

ADG(g)

750

- 19

- 37

- 56

- 75

FCR(kg)

2,75


+ 0,05

+ 0,1

+ 0,2

+ 0,3

0

1,04

2,15

3,65

5,71

Điểm tổn thương phổi

Tổn thất do EP (£)

(Nguồn: Burch D.G.S. (2007))
2.2.2.3 Quản lý, chăm sóc
Hệ thống quản lý chăn nuôi cũng là một yếu tố then chốt, việc chọn hệ thống
chăn nuôi hợp lý có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện hiệu quả chăn nuôi. Điển hình
hệ thống quản lý cùng vào cùng ra đang đem lại những tiến bộ so với hệ thống nuôi
gối đầu trước đây.

9



Bảng 2.5 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng giữa hệ thống cùng vào cùng ra và hệ
thống nuôi gối đầu
Chỉ tiêu theo dõi

Cùng vào cùng ra

Nuôi gối đầu

0,79 ± 0,005

0,70 ± 0,005

Tuổi đạt 104,5 kg (ngày)

172 ± 0,8

183 ± 1,1

Lượng ăn vào/ngày (kg)

2,39 ± 0,02

2,22 ± 0,02

FCR

3,03 ± 0,01


3,18 ± 0,01

ADG (kg)

(Nguồn: Scheidt và ctv (1995))
Chuồng trại giữ vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi vì là nơi tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giúp cho việc nuôi
dưỡng chăm sóc, phòng chống bệnh tật đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đáp ứng tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp nhằm cung cấp môi trường
không khí cần thiết, phù hợp với đặc điểm sinh lý và sản xuất của vật nuôi, giúp
nâng cao sức khỏe và sức sản xuất của chúng, Hồ Thị Kim Hoa (2009).
2.3 Đáp ứng chọn lọc
Sự cải thiện một chỉ tiêu chọn lọc nào đó của thế hệ sau so với trung bình của
thế hệ cha mẹ chúng được gọi là tiến bộ của sự chọn lọc hay đáp ứng chọn lọc
(Phạm Trọng Nghĩa, 2008).
Để tính được đáp ứng chọn lọc trong thực tế, chúng ta cho các thú được chọn
làm giống sinh sản và sinh ra thế hệ sau. Gọi trung bình về chỉ tiêu được chọn của
quần thể gốc mà từ đó cha mẹ được chọn là MA, trung bình về chỉ tiêu được chọn
của thế hệ sau là MB. Ta có công thức:
Đáp ứng chọn lọc / thế hệ: R = MB – MA
Trong công tác giống, người ta phải ước tính trước tiến bộ của sự chọn giống
trước khi việc phối giống thực hiện.
Ta có: R = h2*S
R: đáp ứng chọn lọc
S: hiệu số chọn lọc

10


Mỗi giới tính có mức quan trọng khác nhau trong việc đóng góp các gen cho

thế hệ sau. Do đó, tính hiệu số chọn lọc riêng cho mỗi giới tính, sau đó lấy trung
bình.
S = (S m + S f ) / 2
S m : hiệu số chọn lọc của thú đực
S f : hiệu số chọn lọc của thú cái
2.5 Sơ lược về DNTN chăn nuôi Hưng Việt
2.5.1 Vị trí địa lý

Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Hưng Việt ngụ tại đường Hùng Vương, khu
phố 1, phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trại được xây dựng
trên vùng đất tương đối bằng phẳng với tổng diện tích là 76.000 m2, trong đó:
Trong 2,6 hecta đất xây dựng
Đường đi: 4.000 m2.
Nhà kho: 1.600 m2.
Chuồng trại 3.500 m2.
Nhà ở và văn phòng: 800 m2.
Phần còn lại là 5,0 hecta diện tích đất trồng trọt.
2.5.2 Lịch sử hình thành
DNTN Chăn Nuôi Hưng Việt là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào
ngày 11/06/1990. Qua 21 năm hình thành và phát triển, trại đã và đang từng bước
hoàn thiện mô hình hoạt động, luôn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải
thiện năng lực sản xuất.
2.5.3 Hoạt động sản xuất
Mô hình sản xuất của trại là kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi.
- Chăn nuôi heo: là hướng sản xuất chính của Trại.
Cung cấp heo thịt thương phẩm.
Cung cấp hậu bị thuần Yorkshire.

11



Cung cấp tinh heo Yorkshire cho các hộ chăn nuôi địa phương.
- Chăn nuôi bò sữa: sản phẩm sữa được dùng để chế biến và bán ra thị trường,
dưới hình thức kinh doanh quán bán sữa, giúp nâng cao giá trị của sữa. Sữa còn được
dùng làm thức ăn cho heo con theo mẹ, heo cai sữa.
- Trồng trọt: trồng cỏ voi để nuôi đàn bò sữa, rau muống làm thức ăn xanh cho
đàn heo sinh sản. Kết hợp với luân canh trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày như
bắp, ớt ...nhằm làm tăng giá trị thu hoạch trên đơn vị diện tích.
2.5.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức của Trại được trình bày qua Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Trại

12


2.5.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của Trại tính đến ngày 03/07/2011 được trình bày qua Bảng
2.6.
Bảng 2.6 Cơ cấu đàn của Trại tính đến ngày 03/07/2011
Loại heo

Số lượng (con)

Nái sinh sản

200

Hậu bị cái

85


Đực làm việc

23

Heo con theo mẹ

141

Heo con cai sữa

532

Heo sinh trưởng

980

Tổng đàn

1.961

2.5.6 Công tác giống
Đàn heo của Trại có nguồn gốc từ Mỹ và các trại chăn nuôi ở Thành Phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trại đang tiến hành loại đi những cá thể lai, tiến tới
một trại heo giống thuần Yorkshire. Hiện nay, đàn nọc làm việc đã thuần Yorkshire
còn đàn nái sinh sản chủ yếu là Yorkshire thuần với một số ít nái lai.
Chọn hậu bị: heo hậu bị được chọn lọc từ đàn heo sinh trưởng, là những cá
thể thuần có lý lịch rõ ràng, khả năng sinh trưởng tốt và ngoại hình đẹp.
Khi heo đạt khoảng 150 ngày tuổi: 2 chỉ tiêu được đo lường để tiến hành
chọn giống là trọng lượng 150 ngày tuổi và dày mỡ lưng tại 150 ngày tuổi. Trại

đang áp dụng phương pháp cùng vào cùng ra nên mỗi 3 tuần sẽ có một chuồng nuôi
heo sinh trưởng đạt 12 tuần nuôi, lúc đó heo khoảng 150 ngày tuổi. Đo dày mỡ lưng
bằng máy siêu âm RENCO, diện tích cơ thăn bằng máy siêu âm Aloka SSD – 500.
Số liệu thu được sẽ tiến hành tính chỉ số chọn lọc và xếp hạng. Với số lượng heo
mỗi đợt nuôi là khoảng 200 con, trại chọn hậu bị với tỉ lệ: hậu bị đực tỷ lệ chọn lọc
dưới 5 %, hậu bị cái tỷ lệ chọn lọc là 20 – 40 % .

13


×