BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CỦA BÃ ACTISO SỬ DỤNG LÀM
CHẤT BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH PHONG
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006-2011
Tháng 08/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************
NGUYỄN THANH PHONG
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CỦA BÃ ACTISO SỬ DỤNG LÀM
CHẤT BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
Tháng 08/2011
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thanh Phong.
Tên luận văn: “TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CỦA BÃ ACTISO SỬ DỤNG
LÀM CHẤT BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI”.
Đã hoàn thành luậjn văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm khoá luận ngày: 19/08/2011
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn các thầy cô trong khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình học tập và thực tập
tại trường.
Mãi khắc ghi công ơn thầy Dương Duy Đồng, người thầy đáng kính đã hết
lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn cô Hồ Thị Nga đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp tại phòng thực hành Sinh lý, Bộ môn Sinh lý sinh hoá,
Khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Con xin kính dâng ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc, xin cảm ơn ba mẹ đã sinh con ra
và dạy dỗ con nên người để con có được ngày hôm nay.
Xin cảm ơn chị Nguyễn Mai Phương, người chị luôn động viên và giúp đỡ đứa
em trong suốt thời gian đi học xa nhà.
Cảm ơn người vợ yêu quý Nguyễn Thị Huỳnh Duyên, cảm ơn em đã luôn sát
cánh chia sẻ, khích lệ anh trong suốt quá trình học tập tại trường đại học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 08 năm 2011
NGUYỄN THANH PHONG
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu khả năng của bã actiso sử dụng làm chất bổ
sung trong thức ăn chăn nuôi” được tiến hành tại trại thực tập chăn nuôi, khoa
Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, trong khoảng thời gian từ
ngày 01/03/2011 đến ngày 01/07/2011.
Thí nghiệm được tiến hành trên 60 gà Cobb, chia làm 3 lô, mỗi lô 20 gà, bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên.
Lô A0: không có bổ sung bã actiso trong thức ăn.
Lô A1: có bổ sung bã actiso trong thức ăn với tỉ lệ 1%.
Lô A2: có bổ sung bã actiso trong thức ăn với tỉ lệ 2%.
Kết quả thu được cho thấy bổ sung bã actiso trong thức ăn cho gà thí nghiệm ở
mức 1% giúp gà có khuynh hướng tăng trọng tốt hơn so với không bổ sung và bổ
sung ở mức 2%.
Bổ sung bã actiso trong thức ăn cho gà ở mức 1% giúp hệ số chuyển hoá thức
ăn thấp hơn so với không bổ sung và bổ sung ở mức 2%.
Bổ sung bã actiso trong thức ăn cho gà ở mức 2% lại làm cho tăng trọng có
khuynh hướng giảm và tiêu tốn nhiều thức ăn hơn.
Bổ sung bã actiso trong thức ăn cho gà ở mức 1% giúp gà có tỉ lệ sống cao hơn
so với không bổ sung và bổ sung ở mức 2%.
Việc bổ sung bã actiso trong thức ăn cho gà ở mức 1% và 2% chưa thấy được
tác dụng cải thiện chức năng gan thông qua các chỉ tiêu AST, ALT và bilirubin.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các bảng biểu ............................................................................................ xi
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục đích – Yêu cầu..........................................................................................2
1.2.1. Mục đích ....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Giới thiệu về cây Actiso ...................................................................................3
2.1.1. Ðặc điểm thực vật ......................................................................................3
2.1.2. Ðịa lý phân bố ............................................................................................4
2.1.3. Bộ phận dùng .............................................................................................4
2.1.4. Thành phần hóa học ...................................................................................4
2.1.5. Tác dụng dược lý .......................................................................................5
2.1.6. Quy trình sản xuất cao actiso .....................................................................5
2.1.7. Sản lượng actiso hàng năm ........................................................................6
2.1.8. Thành phần dinh dưỡng lá actiso ...............................................................8
2.2. Giới thiệu giống gà Cobb và một số giống gà chuyên thịt khác ......................8
2.2.1. Gà Cobb .....................................................................................................8
v
2.2.2. Gà Arbor Acres ..........................................................................................8
2.2.3. Gà Hubbard ................................................................................................9
2.2.4. Gà Ross 208 ...............................................................................................9
2.3. Quy trình nuôi gà thịt thương phẩm .................................................................9
2.3.1.Con giống ....................................................................................................9
2.3.2. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị vật tư chăn nuôi ............................9
2.3.2.1. Chuồng trại ..........................................................................................9
2.3.2.2. Trang thiết bị vật tư chăn nuôi ..........................................................10
2.3.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng .........................................................................11
2.3.4. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................11
2.4. Giải phẫu học gan gà ......................................................................................12
2.5. Sơ lược về chức năng gan các chỉ tiêu đánh giá chức năng gan ....................13
2.5.1. Tổng quan về gan.....................................................................................13
2.5.2. Một vài chỉ tiêu xét nghiệm theo dõi chức năng gan ...............................13
2.5.2.1. Alanin aminotransferase huyết thanh (ALT) ....................................13
2.5.2.2. Aspartate aminotransferase huyết thanh (AST) ................................14
2.5.2.3. Bilirubin ............................................................................................14
2.6. Những nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan ...........................................15
2.6.1. Các yếu tố gây bệnh .................................................................................15
2.6.1.1. Yếu tố bên ngoài ...............................................................................15
2.6.1.2. Yếu tố bên trong ................................................................................15
2.6.2. Đường xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ..............................................17
2.6.2.1. Đường tĩnh mạch cửa ........................................................................17
2.6.2.2. Đường ống dẫn mật ...........................................................................17
2.6.2.3. Đường tuần hoàn ...............................................................................17
2.6.2.4. Đường bạch huyết .............................................................................17
2.7. Suy gan ...........................................................................................................17
2.7.1. Suy gan cấp tính .......................................................................................17
2.7.1.1. Nguyên nhân .....................................................................................17
vi
2.7.1.2. Biểu hiện ...........................................................................................17
2.7.2. Suy gan mạn tính .....................................................................................18
2.7.2.1. Nguyên nhân .....................................................................................18
2.7.2.2. Biểu hiện ...........................................................................................18
2.8. Rối loạn chức năng khi suy gan .....................................................................19
2.8.1. Rối loạn chức năng chuyển hoá ...............................................................19
2.8.1.1. Rối loạn chuyển hoá protid ...............................................................19
2.8.1.2. Rối loạn chuyển hoá lipid .................................................................19
2.8.1.3. Rối loạn chuyển hoá glucid...............................................................20
2.8.1.4. Rối loạn chuyển hoá nước muối .......................................................20
2.8.2. Rối loạn chức phận cấu tạo và bài tiết mật ..............................................20
2.8.2.1. Chuyển hoá sắc tố mật ......................................................................20
2.8.2.2. Rối loạn chuyển hoá sắc tố mật ........................................................21
2.8.3. Rối loạn chức năng chống độc.................................................................22
2.8.4. Rối loạn tuần hoàn gan và chức phận tạo máu ........................................22
2.8.4.1. Đặc điểm tuần hoàn gan ....................................................................22
2.8.4.2. Rối loạn tuần hoàn gan......................................................................23
2.8.4.3. Rối loạn chức phận cấu tạo máu .......................................................23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................24
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................24
3.3. Vật liệu và thiết bị dùng trong thí nghiệm......................................................24
3.3.1. Vật liệu .....................................................................................................24
3.3.1.1. Bã actiso ............................................................................................24
3.3.1.2. Gà thí nghiệm . ..................................................................................25
3.3.1.3. Mẫu máu ...........................................................................................25
3.3.1.4. Huyết thanh .......................................................................................25
3.3.1.5. Hóa chất ............................................................................................25
3.3.2. Thiết bị - dụng cụ .....................................................................................25
vii
3.3.3. Điều kiện chuồng trại...............................................................................25
3.3.3.1. Chuồng trại ........................................................................................25
3.3.3.2. Dụng cụ .............................................................................................27
3.3.3.3. Thức ăn..............................................................................................27
3.3.4. Quy trình vệ sinh phòng bệnh ..................................................................28
3.3.4.1. Vệ sinh ..............................................................................................28
3.3.4.2. Phòng bệnh ........................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................28
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................28
3.4.2. Nguyên lý và phương pháp xét nghiệm ...................................................29
3.4.2.1. Định lượng ALT ...............................................................................29
3.4.2.2. Định lượng AST ................................................................................29
3.4.2.3. Định lượng bilirubin .........................................................................30
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................31
4.1. Trọng lượng bình quân của gà tại các thời điểm ............................................31
4.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn ...............................................................................32
4.3. Tỷ lệ nuôi sống ...............................................................................................33
4.4. Các chỉ tiêu sinh hóa.......................................................................................34
4.4.1. AST huyết thanh ......................................................................................34
4.4.2. ALT huyết thanh ......................................................................................35
4.4.3. Bilirubin ...................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................40
5.1. Kết luận ..........................................................................................................40
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 41
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT
Alanine aminotransferase
ADH
Antidiuretic Hormon (Kích thích tố kháng lợi tiểu)
AST
Aspartate aminotransferase
BMD
Bacitracin methylene disalicylate
D-Bi
Direct Bilirubin (Bilirurin trực tiếp hay bilirubin kết hợp)
DDGS
Dried Distillers Grains with Solubles
EBV
Epstein Barr Virus
GOT
Glutamate oxaloacetate transferase
GPT
Glutamate pyruvate aminotransferase
I-Bi
Indirect Bilirubin (Bilirubin gián tiếp hay bilirubin tự do)
LDH
Lactate dehydrogenase
MDH
Malate dehydrogenase
NAD
Nicotinamide adenine dinucleotide
SC
Sous cutanus (Tiêm dưới da)
TĂ
Thức ăn
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT
Tăng trọng
UI
Unit international (Tương ứng với 25mg mẫu chuẩn quốc tế)
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cây Actiso ................................................................................................ 3
Hình 2.2: Cánh đồng trồng cây Actiso .................................................................... 7
Hình 3.1: Trại nuôi gà thí nghiệm .......................................................................... 26
Hình 3.2: Chuồng nuôi gà thí nghiệm .................................................................... 26
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng lá Actiso ........................................................... 8
Bảng 3.1: Thành phần và liều lượng pha trộn thức ăn trong thí nghiệm ............... 27
Bảng 3.2: Quy trình chủng ngừa vaccine cho gà thí nghiệm ................................. 28
Bảng 3.3: Bố trí 3 lô nuôi gà thí nghiệm ................................................................ 29
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của gà tại các thời điểm (Kg) .......................... 31
Bảng 4.2: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các giai đoạn (kgTĂ/kgTT) .......... 32
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm theo tuần tuổi (%) .......................... 34
Bảng 4.4: AST bình quân của các lô thí nghiệm tại các thời điểm (IU/L) ............ 35
Bảng 4.5: ALT bình quân của các lô thí nghiệm tại các thời điểm (IU/L) ............ 36
Bảng 4.6: Bilirubin trực tiếp bình quân của các lô tại các thời điểm (mg/dL) ...... 36
Bảng 4.7: Bilirubin tổng số bình quân của các lô tại các thời điểm (mg/dL) ........ 37
Bảng 4.8: Bilirubin gián tiếp bình quân của các lô tại các thời điểm (mg/dL) ...... 37
xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết xuất cao Actiso .................................................................... 6
Sơ đố 2.2: Sơ đồ chuyển hoá sắc tố mật ở gan và ruột .......................................... 20
xii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Actiso là một loại cây dược thảo có nguồn gốc từ châu Âu và đã được người
Pháp đem vào trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20. Actiso có nhiều tác dụng có lợi
cho sức khỏe con người như lợi mật, thông mật, lợi tiểu, giải độc gan, phục hồi
chức năng gan, hạ cholesterol máu,…với những công dụng đó, actiso ngày càng
được con người sử dụng phổ biến, diện tích và sản lượng actiso không ngừng tăng
lên.
Trong quá trình sản xuất thành phẩm, tách chiết cao actiso thì phần bã actiso
thường bị bỏ đi như là phế phẩm công nghiệp.
Trước bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung, gia cầm nói riêng, thách thức chi phí
thức ăn ngày một gia tăng, đòi hỏi những nhà chăn nuôi, những nhà sản xuất, những
nhà dinh dưỡng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi phải nghiên cứu tìm ra những giải
pháp sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Và một trong những giải
pháp đó là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền ở Việt Nam. Vậy có thể tận dụng
bã actiso bổ sung vào thức ăn chăn nuôi hay không? Việc bổ sung bã actiso trong
thức ăn chăn nuôi có những lợi ích gì? Bổ sung với liều lượng bao nhiêu là thích
hợp?
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của khoa Chăn nuôi – Thú y
và dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Dương Duy Đồng chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài : “Tìm hiểu khả năng của bã actiso sử dụng làm chất bổ sung trong thức
ăn chăn nuôi”.
1
1.2. Mục đích – Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng của bã actiso sử dụng làm chất bổ sung trong thức ăn chăn
nuôi gà công nghiệp nuôi thịt thương phẩm.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các mức bổ sung 0; 1% và 2% bã actiso trong thức ăn tác động đến
tăng trọng, tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ sống của gà và các chỉ tiêu sinh hoá ALT, AST và
bilirubin.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây Actiso
2.1.1. Ðặc điểm thực vật
Tên khoa học: Cynara scolymus L.
Họ Cúc: Asteraceae
Actiso là cây cao 1 – 2m, có lông trắng ở lá và thân. Lá to, có lông ở mặt dưới,
phiến lá khía sâu có gai. Cụm hoa hình đấu, màu tím nhạt. Các lá bắc dày, đầu
nhọn, ôm lấy cụm hoa.
3
2.1.2. Ðịa lý phân bố
Actiso là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào
trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt
(Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc).
Ðến nay Actiso được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như
Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
2.1.3. Bộ phận dùng
Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm
thuốc. Hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.
2.1.4. Thành phần hóa học
Acid hữu cơ bao gồm:
Cynarin (acid 1- 3 Dicafeoyl-quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân
(Acid
Cafeic,
acid
Clorogenic
(acid
3
caffeoyl-quinic),
Neoclorogenic...).
Acid Alcol.
Acid Phenol.
Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin) bao gồm:
Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid).
Scolymozid (Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).
Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.
4
acid
Mặt khác, các thành phần hoạt chất phân bố phụ thuộc vào từng bộ phận của
cây, cụ thể là:
• Hoa: Có chất đạm 3%. Chất bột đường 10 - 16% (chủ yếu là Inulin) và một
lượng nhỏ các polyphenol như: Cynarin - Acid cafeic, Chlorogenic và các
acid alcol - Tanin - Cynarosid, Colimosid.
• Lá: Các polyphenol như: Cynarin - Acid cafeic, Chlorogenic và các acid
alcol như Acid malic, lactic, succinic, fumaric, glyceric, glycolic citric, a
hydroxy metylacril. Các flavonoid (dẫn xuất glucosyl và rhamosyl của
Luteol), Tanin, Cynarosid, Colimosid. Các enzym như: Imulinaz, Cynaraz,
Oxidase, Peroxidase, Oxigenase, Catalase. Các sinh tố, các muối hữu cơ của
muối khoáng Na, Ca, Mg, K. v.v... trong đó K+ chiếm tỷ lệ cao.
2.1.5. Tác dụng dược lý
Lợi mật, thông mật, trợ tiêu hóa.
Antioxidant, giải độc gan, phục hồi chức năng gan mật.
Hạ Cholesterol trong máu, ngừa xơ vữa động mạch.
Lợi tiểu, trị phù thủng, sỏi tiết niệu.
Kháng khuẩn, kháng viêm.
2.1.6. Quy trình sản xuất cao actiso
Hoạt chất chủ yếu tập trung ở lá nên người ta thường sử dụng lá để chiết xuất
cao. Hoa, thân, rễ, cụm hoa, cuống lá thường dùng làm trà, làm thức ăn nhưng phần
lớn hầu như không được sử dụng do có quá ít hoạt chất. Phần bã Actiso thu được
sau khi chiết xuất cao thì hoàn toàn bỏ đi, chưa được tái sử dụng.
5
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chiết xuất cao Actiso
(Nguồn Nguyễn Viết Kình, 2010)
2.1.7. Sản lượng actiso hàng năm
Sản lượng actiso toàn cầu vào năm 2005 vào khoảng 1.000.000 tấn.
Châu Mỹ trồng chủ yếu ở Argentina, sản lượng vào khoảng 100.000 tấn chiếm
10% sản lượng actiso toàn cầu. Ở châu Âu sản lượng chiếm khoảng 85% sản lượng
6
actiso toàn cầu, trong đó Italia khoảng 500.000 tấn (50%), Tây Ban Nha 300.000
tấn (30%), Pháp 50.000 tấn (0,5%).
Ở Việt Nam actiso được trồng rông rãi như ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào
Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hải Dương,… Trong đó đáng kể nhất là ở Đà Lạt diện
tích trồng actiso khoảng 90 ha, năng suất mỗi ha khoảng 40 – 50 tấn/ha trong đó lá
khoảng 24 tấn, rễ và thân 16 tấn, bông 6 tấn. Như vậy riêng phần lá actiso ở Đà Lạt
gần 2200 tấn.
Với khoảng 70kg lá actiso cho ra 1kg cao actiso thì lượng bã actiso thải ra vô
cùng lớn khoảng 2150 tấn.
7
2.1.8. Thành phần dinh dưỡng lá actiso
Mẫu lá actiso được đem từ Đà Lạt, Lâm Đồng về phân tích tại Bộ môn dinh
dưỡng, khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của lá actiso
Thành phần dinh dưỡng
Lá actiso
Vật chất khô (%)
91,21
Đạm (%)
11,67
Béo (%)
3,76
Xơ (%)
27,88
Khoáng tổng số (%)
11,69
Canxi (%)
0,12
Phospho (%)
0,18
2.2. Giới thiệu giống gà Cobb và một số giống gà chuyên thịt khác
2.2.1. Gà Cobb
Nguồn gốc: là giống gà thịt cao sản do hãng Cobb của Mỹ cung cấp.
Đặc điểm: lông trắng, mào răng cưa đỏ tươi. Đây là giống gà thịt dễ nuôi vì dễ
thích nghi với nhiều điều kiện môi trường hơn so với các giống gà thịt cao sản khác,
không đòi hỏi thức ăn có nhiều dưỡng chất cao.
Trọng lượng bình quân chung trống mái lúc 42 ngày tuổi là 2kg với tiêu tốn thức
ăn cho 1kg tăng trọng là khoảng 2,0 kg.
2.2.2. Gà Arbor Acres
Xuất xứ : do hãng Arbor Acres của Mỹ cung cấp (còn có tên gọi là AA).
Đặc điểm : lông trắng, chân và mở màu vàng. Để đạt được trọng lượng cơ thể 2
kg, gà AA chỉ cần 42 ngày ( gà trống), 49 ngày (gà mái) , mà tiêu tốn chưa đến 2
kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
8
2.2.3. Gà Hubbard
Xuất xứ : do Công ty Tyson Foods của Mỹ cung cấp.
Đặc điểm : lông trắng, mào đơn, dáng nghiêng, ức và đùi phát triển, mập mạp.
Khối lượng bình quân lúc 42 ngày tuổi đạt 1,95 kg.
Tiêu tốn thức ăn 1,9 kg thức ăn/kg tăng trọng.
2.2.4. Gà Ross 208
Xuất xứ : do Công ty BC Partners cung cấp, có nguồn gốc từ Hungari.
Đặc điểm : lông trắng, mào răng cưa đỏ tươi, chân và mỏ màu vàng.
Khối lượng lúc 49 ngày tuổi : gà trống nặng 2,3 kg, gà mái nặng 2,0 kg
Tiêu tốn thức ăn : 2,1 – 2,2 kg/kg tăng trọng.
2.3. Quy trình nuôi gà thịt thương phẩm
2.3.1. Con giống
Con giống phải có xuất xứ ở trại gà giống tin tưởng.
Nên chọn gà con loại I để nuôi: trọng lượng đồng đều, nhanh nhẹn, linh hoạt (gõ
thử vào thành thùng thấy gà phản ứng nhanh nhạy), bộ lông khô và xốp (không xơ
xác, mất nước do ấp thiếu ẩm độ). Không nên chọn gà loại II để nuôi, đó là những
gà: lông ướt, bết, lòi rốn, hở rốn, lòng đỏ sờ thấy cứng (Lâm Thị Minh Thuận,
2004).
Vận chuyển gà con nên vận chuyển lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát), đảm
bảo thông thoáng, không chèn ép gà với số lượng quá chật chội.
2.3.2. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị vật tư chăn nuôi
2.3.2.1. Chuồng trại
Hiện nay, ở nước ta tồn tại 2 mô hình chuồng trại: chuồng kín và chuồng hở.
Chuồng kín: là loại chuồng hiện đại có trang bị đồng bộ hệ thống điều tiết nhiệt
độ môi trường, ánh sáng, độ thông thoáng, hệ thống máng ăn, máng uống.
Tùy theo vốn đầu tư mà mức độ đồng bộ của hệ thống càng cao.
9
Ưu điểm của chăn nuôi chuồng kín: Năng suất chăn nuôi cao, sử dụng nhân
công ít, tránh được các rủi ro về lan truyền dịch bệnh, chăn nuôi với mật độ lớn
(khi đã đầu tư cho chuồng kín, thông thường mỗi dãy chuồng có diện tích 1.000 m2,
có khả năng nuôi được 10.000-12.000 con gà thịt).
Nhược điểm của chăn nuôi chuồng kín: chi phí đầu tư rất cao, chi phí sản xuất
tăng cao, chịu các rủi ro về năng lượng.
Chuồng hở: đây là loại chuồng chịu tác động trao đổi nhiệt bên trong− ngoài,
thông thoáng, chống nóng một cách tự nhiên. Do đó kết cấu xây dựng chuồng trại
đòi hỏi người chăn nuôi phải quan tâm để phù hợp với điều kiện thời tiết của miền
Nam.
Ưu điểm: chi phí đầu tư và sản xuất thấp, phát huy các lợi thế lao động gia đình.
Nhược điểm: chịu rủi ro do thời tiết, dịch bệnh, năng suất chăn nuôi thiếu tính ổn
định.
Một số nguyên tắc trong vệ sinh chuồng trại có hiệu quả:
Tất cả cùng nhập – Tất cả cùng xuất.
Thời gian trống chuồng tối thiểu: 14 ngày.
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, trang thiết bị, vật tư trước khi nhập gà.
Định kỳ (2 lần/tuần) vệ sinh, sát trùng chuồng trại, trang thiết bị, vật tư trong
quá trình chăn nuôi.
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, trang thiết bị, vật tư sau khi xuất chuồng.
Thực hiện tất cả các nguyên tắc vệ sinh trước và sau khi nhập-xuất trại.
2.3.2.2. Trang thiết bị vật tư chăn nuôi
Trang thiết bị vật tư chăn nuôi bao gồm tất cả các vật dụng được sử dụng trong
chăn nuôi: máng ăn, máng uống, bể chứa nước,…
Cần chà, rửa sạch hệ thống máng nước, máng ăn, vật dụng chứa thức ăn, nước
uống bằng xà phòng. Sau đó ngâm thuốc sát trùng, ngày sau tiến hành rửa sạch
bằng nước thường, rồi đem phơi khô trước khi sử dụng.
10
Trong quá trình nuôi gà nên thường nhật rửa sạch bằng nước thường, để ráo
nước trước khi sử dụng.
2.3.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng
Trước khi gà con nhập trại 2-3 giờ, ta nên mở thiết bị sưởi và pha hỗn hợp nước
đường glucose + vitamin C + Electrolytes để đảm bảo ô úm và nước đủ nhiệt.
Úm gà: từ 1 đến 3 ngày đầu gà con cần nhiệt độ sưởi ấm vào khoảng 350C, sau
đó giảm dần mỗi ngày 10C trong tuần đầu đến khoảng 270C là thích hợp. Cần quan
sát phản ứng của gà trong lồng úm để điều tiết nhiệt độ cho phù hợp. Nên dùng loại
đèn tròn (75W hoặc 100W) có chụp để sưởi ấm cho gà.
Sau khi úm có thể rút bớt bóng đèn đảm bảo tính thông thoáng, chủ yếu chiếu
sáng cho gà ăn thức ăn.
Theo Lâm Thị Minh Thuận (2004), nhiệt độ môi trường trong khoảng 20 – 250C
là khoảng nhiệt độ thích hợp cho trao đổi chất, sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt cân
bằng nên thân nhiệt gà ổn định.
Cho ăn: không nên cho gà ăn quá sớm, quá nhiều trong ngày đầu vì gà còn chứa
noãn ở xoang bụng cần được phân giải hết để tránh các bệnh về tiêu hóa (E.Coli,
thương hàn,…)
Gà ăn chế độ ăn tự do, bằng khay trong 3 ngày đầu, cho làm nhiều đợt (ít nhất 89 lần /ngày) để kích thích tính thèm ăn của gà, đồng thời hạn chế hiện tượng xuất
hiện phân gà trong khay. Sau 3 ngày, ta chuyển cho gà ăn trên máng, với độ cao phù
hợp. Số lượt cho ăn giảm dần còn khoảng 5-6 lượt/ ngày.
Cho uống: lúc gà mới về cho uống hỗn hợp vitamin C + glucose + electrolytes
để giảm stress cho gà. Sau đó trong 3 ngày đầu cho gà uống thêm kháng sinh để làm
sạch đường ruột cho gà. Ngoài ra bổ sung thêm multi-vitamin, electrolytes cũng như
vitamin C. Không nên pha chung vitamin với kháng sinh gây mất tác dụng.
2.3.4. Vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện cùng vào cùng ra, sát trùng chuồng trại trước và sau khi nuôi. Có
khoảng thời gian bỏ trống chuồng ít nhất 14 ngày giữa hai lần nuôi.
11
Hạn chế người lui vào trại, chỉ nên có công nhân, nhân viên thú y trực tiếp chăn
nuôi và quản lý.
Quét dọn vệ sinh hành lang quanh lồng nuôi, mỗi tuần thay vôi hố sát trùng,
phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại, phun thuốc sát trùng.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo quy trình của trại. Sử dụng một số
vitamin như A, D, E, C, các chất điện giải nhằm kích thích tăng trọng, tăng sức đề
kháng, giảm stress tăng khả năng phòng bệnh cho gà (Triệu Thị Phương, 2009).
2.4. Giải phẫu học gan gà
Gan là tuyến to nhất trong hệ thống các cơ quan tiêu hoá. Khối lượng của nó
theo các số liệu thống kê trên cơ sở các quan sát ở gà Leghorn là 1.89% khối lượng
cơ thể. Gan của gà nặng cân tương đối không to, có màu nâu thẫm. Gan chiếm phần
dưới khoang bụng, ở gà có hai thuỳ, thuỳ bên trái to hơn và lại chia làm hai. Màng
trơn bao ngoài giữ gan vào thành bụng. Thuỳ phải và thuỳ trái liên hệ với nhau bằng
các cầu nối hẹp. Chóp đỉnh của gan nằm ở giữa hai thuỳ gan. Gan tiết ra mật.
Túi mật liên hệ với thuỳ gan phải. Túi mật là nơi dự trữ mật. Từ thuỳ trái của
gan mật chảy vào khúc lượn của tá tràng qua ống dẫn mật. Từ thuỳ phải của gan
mật chảy ra ống dẫn mật đến túi mật rồi lại qua ống của túi đó chạy tới khúc lượn
của tá tràng. Ở gà và gà tây hai ống này có hai lỗ riêng biệt khác với ở ngỗng và vịt
hai ống này đều chỉ có một lỗ ở tá tràng. Mật cũng có thể chảy vào dạ dày cơ và làm
cho lớp sừng có màu xanh của mật (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
12