BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
******************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀ X – QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN
BỆNH SỎI BÀNG QUANG TRÊN CHÓ
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
Lớp : DH06TY
Nghành : Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011
THÁNG 08/2011
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀ X – QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN
BỆNH SỎI BÀNG QUANG TRÊN CHÓ
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG
Tháng 8/2011
i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Tên đề tài: “Ứng dụng siêu âm, X – quang trong chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang
trên chó và hiệu quả điều trị “. Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và cá ý kiến nhận xét của hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp
Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày
tháng
Giáo viên hướng dẫn
Lê Quang Thông
ii
năm
LỜI CẢM ƠN
Con vô cùng biết ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ con cho đến
ngày hôm nay
Xin chân thành cám ơn đến
• TS. Lê Quang Thông đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
thực tập và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• ThS. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, các anh
chị, và bạn bè tại bệnh viện thú y Petcare đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như những
kinh nghiệm quí báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cám ơn bạn bè đã hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng siêu âm, X – quang trong chẩn đoán bệnh sỏi
bàng quang trên chó và hiệu quả điều trị” tại bệnh viện thú y Petcare thời gian từ
02/01/2011 đến 02/05/2011 với kết quả thu được như sau
Qua khảo sát 827 ca đến khám và điều trị có 78 ca có triệu chứng bất thường
trên đường tiết niệu, qua khám lâm sàn cùng với sự hỗ trợ của phương pháp chẩn đoán
hình ảnh siêu âm và X – quang phát hiện 11 ca bệnh sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ 14,1
%.
Các triệu chứng thường thấy thì triệu chứng tiểu đau đớn chiếm tỷ lệ 36,36 %,
tiểu ra máu 27,27 %, tiểu vắt 27,27 %, thiểu niệu là 9,1 %, ngoài ra kết hợp nhiều
triệu chứng chiếm khoảng 27,27 %.
Phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang trên chó bằng cách kết hợp X-quang và
siêu âm có độ chính xác tương đối cao.
Giống, lứa tuổi, giới tính có ảnh hưởng đến bệnh lý sỏi bàng quang trên chó.Tỷ
lệ chó đực (72,73 %) bị sỏi bàng quang cao hơn chó cái, nhóm chó giống ngoại có tỷ
lệ cao hơn nhóm chó nội (27,23 %). Chó ở độ tuổi khoảng 5 đến 10 tuổi tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất (45,45 %).
Số ca bệnh sỏi bàng quang được điều trị tại bệnh viện thú y Petcare là 8 ca
trong đó có 4 ca điều trị ngoại khoa tỷ lệ điều trị ngoại khoa thành công là 100 %, 4
ca điều trị nội khoa chỉ 2 ca điều trị thành công tỷ lệ là 50 %.
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................................... ..i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................xii
Chương 1:MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH .................................................................................................................................. 1
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................................... 1
Chương 2:TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 ĐẠI CƯƠNG SIÊU ÂM .......................................................................................................... 3
2.1.1 Định nghĩa siêu âm ................................................................................................................. 3
2.1.2 Sơ lược về máy siêu âm ........................................................................................................ 3
2.1.2.1 Nguyên lý cơ bản của máy siêu âm ................................................................................ 3
2.1.2.2 Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy siêu âm ..................................................................... 3
2.1.3 Các thuật ngữ trong siêu âm ................................................................................................. 4
2.1.3.1 Hình bờ ................................................................................................................................... 4
v
2.1.3.2 Hình cấu trúc......................................................................................................................... 4
2.1.3.4 Độ đàn hồi ............................................................................................................................. 4
2.1.3.5 Mật độ mô.............................................................................................................................. 5
2.1.4 Các hiện tượng thường gặp trong siêu âm........................................................................ 5
2.1.4.1 Bóng âm ................................................................................................................................. 5
2.1.4.2 Sự hồi âm mạnh ................................................................................................................... 5
2.1.4.3 Sự tăng âm ............................................................................................................................. 5
2.1.4.4 Sự giảm âm............................................................................................................................ 5
2.1.4.5 Hiện tượng dội lại ................................................................................................................ 6
2.1.5 Các bước tiến hành siêu âm.................................................................................................. 6
2.1.5.1 Chuẩn bị thú .......................................................................................................................... 6
2.1.5.2 Tư thế của chó trong siêu âm ........................................................................................... 6
2.1.5.3 Động tác quét đầu dò .......................................................................................................... 6
2.1.5.4 Động tác lia đầu dò ............................................................................................................. 6
2.1.6 Phương pháp siêu âm bàng quang ...................................................................................... 7
2.1.6.1 Mặt cắt ngang ....................................................................................................................... 7
2.1.6.3 Mặt cắt dọc ............................................................................................................................ 7
2.1.6.4 Hình ảnh siêu âm bình thường của bàng quang .......................................................... 7
2.2 SƠ LƯỢC VỀ X - QUANG .................................................................................................... 7
2.2.1 Lịch sử ngành X-quang ......................................................................................................... 7
2.2.2 Nguyên lý tạo tia X ................................................................................................................. 8
2.2.3 Tính chất của tia X .................................................................................................................. 8
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang .............................................. 8
2.2.5 X-quang hệ niệu .................................................................................................................... 10
vi
2.2.5.1 Chuẩn bị thú ........................................................................................................................ 10
2.2.5.2 Chụp vùng bụng không dùng hỗ trợ thuốc cản quang ............................................. 10
2.2.5.3 Chụp vùng bụng có sự hỗ trợ của chất cản quang .................................................... 10
2.2.6 Cách đọc phim X – quang................................................................................................... 10
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ ................................................................................................. 11
2.3.1 Cấu tạo hệ tiết niệu dưới của chó...................................................................................... 11
2.3.1.1 Niệu quản ............................................................................................................................. 11
2.3.1.2 Bàng quang .......................................................................................................................... 11
2.3.1.3 Niệu đạo ............................................................................................................................... 12
2.4.1.4 Thân nhiệt ............................................................................................................................ 12
2.3.1.5 Tần số hô hấp ...................................................................................................................... 12
2.3.1.6 Nhịp tim ............................................................................................................................... 12
2.3.2 Một vài chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu ở chó trưởng thành .................................. 13+
2.4 Bệnh lý sỏi bàng quang ........................................................................................................... 13
2.4.1 Nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang ........................................................................ 13
2.4.2 Phân loại sỏi ........................................................................................................................... 15
2.4.2.1 Sỏi Struvite .......................................................................................................................... 15
2.4.2.2 Sỏi Calcium Oxalate ......................................................................................................... 16
2.4.2.3 Sỏi Urate .............................................................................................................................. 16
2.4.2.4 Sỏi Cystine .......................................................................................................................... 17
2.4.2.5 Sỏi phức hợp ....................................................................................................................... 17
2.5 CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG BỆNH LÝ SỎI BÀNG QUANG
.............................................................................................................................................................. 18
2.5.1 Tiểu đau đớn ........................................................................................................................... 18
2.5.2 Tiểu ra máu ............................................................................................................................. 18
vii
2.5.3 Tiểu có mủ .............................................................................................................................. 18
2.5.4 Thiểu niệu................................................................................................................................ 19
2.5.5 Tiểu vắt .................................................................................................................................... 19
2.6 CHẨN ĐOÁN SỎI .................................................................................................................. 19
2.7 ĐIỀU TRỊ ................................................................................................................................... 19
2.7.1 Điều trị nội khoa .................................................................................................................... 20
2.7.2 Điều trị ngoại khoa ............................................................................................................... 20
2.7.3 Biện pháp ngăn ngừa sự hình thành sỏi .......................................................................... 20
2.8 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.................................................. 21
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................... 23
3.1THỜI GIAN ................................................................................................................................ 23
3.2 ĐỊA DIỂM .................................................................................................................................. 23
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................................... 23
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT ....................................................................................................... 23
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT................................................................................................ 23
3.6 CÁC DỤNG CỤ ....................................................................................................................... 23
3.6.1 Dụng cụ .................................................................................................................................... 23
3.6.2 Thiết bị, vật liệu ..................................................................................................................... 24
3.6.3 Dược phẩm.............................................................................................................................. 24
3.7 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................................................ 24
3.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................................. 24
3.7.2 Chẩn đoán phi lâm sàng ...................................................................................................... 25
3.7.2.1 Siêu âm ................................................................................................................................. 25
3.7.2.2 X-quang ................................................................................................................................ 26
viii
3.7.3 Phẫu thuật ................................................................................................................................ 26
3.7.3.1 Chuẩn bị phẫu thuật .......................................................................................................... 26
3.7.3.2 Phẫu thuật ............................................................................................................................ 27
3.7.3.2.1 Chuẩn bị trước khi phẫu thuật .................................................................................... 27
3.7.3.2.2 Gây mê .............................................................................................................................. 27
3.7.3.2.3 Vị trí mổ ........................................................................................................................... 27
3.7.3.2.4 Phương pháp phẫu thuật ............................................................................................... 28
3.7.3.2.5 Chăm sóc hậu phẫu ........................................................................................................ 30
3.8 Xử lí số liệu ................................................................................................................................ 31
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 32
4.1 TỶ LỆ SỎI BÀNG QUANG ................................................................................................. 32
4.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀN TRÊN CHÓ BỊ SỎI BÀNG QUANG ......................... 33
4.3 KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BẰNG HÌNH ẢNH............................................................... 33
4.4 TỶ LỆ PHÁT HIỆN SỎI BÀNG QUANG THEO GIỐNG CHÓ.............................. 35
4.5.TỶ LỆ PHÁT HIỆ SỎI BÀNG QUANG THEO LỨA TUỔI ..................................... 36
4.6 TỶ LỆ PHÁT HIỆ SỎI BÀNG QUANG THEO GIỚI TÍNH ..................................... 36
4.7 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ................................................................................................. 37
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 40
5.1Kết luận ........................................................................................................................................ 40
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 44
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên chó bị sỏi bàng quang ..................... 33
Bảng 4.2 Kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh. ................................................................ 34
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo giống ........................................................ 35
Bảng 4.4 Tỷ lệ phát hiện sỏi bàng quang theo lứa tuổi……………………………….35
Bảng 4.5 Tỷ lệ phát hiện sỏi bàng quang theo giới tính………………………………36
bảng 4.6 Kết quả điều trị………………………………………………………………37
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo của máy siêu âm ....................................................................... 4
Hình 2.2 Cấu tạo niệu quản dưới chó đực ................................................................... 11
Hình 2.2 Sỏi trong bàng quang .................................................................................... 15
Hình 2.4 Sỏi Calcium oxalate dehyrate ....................................................................... 16
Hình 2.5 Sỏi Urate ....................................................................................................... 16
Hình 2.6 Sỏi Cystine .................................................................................................... 17
Hình 2.7 Các tinh thể sỏi ............................................................................................. 17
Hình 3.1 Hình siêu âm của chó có sỏi trong bàng quang ............................................ 25
Hình 3.2 Sỏi bàng quang được phát hiện qua phim X-quang...................................... 26
Hình 3.3 Thông tiểu trước khi phẫu thuật.................................................................... 27
Hình 3.4 Đặt khăn trùm phẫu thuật.............................................................................. 27
Hình 3.5 Vị trí mổ ở con đực ....................................................................................... 28
Hình 3.6 Thực hiện đường mổ ..................................................................................... 28
Hình 3.7 Bộc lộ bàng quang ........................................................................................ 29
Hình 3.8 Rút nước tiểu ra khỏi bàng quang ................................................................. 29
Hình 3.9 Kiểm tra sỏi ra khỏi bàng quang ................................................................... 29
Hình 3.10 May đóng bàng quang................................................................................. 30
Hình 3.11 Các viên sỏi bàng quang của một chó cái mười năm tuổi .......................... 30
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ phần trăm số ca sỏi bàng quang ...................................................... 32
xii
xiii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ 13 ngàn năm trước, con người thuần hóa loài chó hoang chỉ nhằm là công
cụ giúp con người đi săn, giữ nhà, chăn đàn gia súc, bảo vệ, canh thú dữ … nhưng
chúng ta nhận ra rằng loài chó không phải là công cụ mà còn là người thân, người bạn
trung thành. Hiện nay, chúng ta nuôi chó với nhiều mục đích khác nhau như huấn
luyện chúng dẫn đường, cứu hộ, quân cảnh hay chỉ nuôi làm thú cảnh... Vì vậy, chúng
trở nên gắn bó với cuộc sống của con người hơn.
Với cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức của người nuôi chó được nâng cao và
họ quan tâm chăm sóc tới sức khỏe của vật nuôi nhiều hơn.Tuy nhiên chủ nuôi vẫn
mắc phải một số sai lầm trong việc chăm sóc như nuôi nhốt, giới hạn việc đi vệ sinh,
khẩu phần ăn không phù hợp, lượng nước uống không đủ làm gia tăng nguy cơ bệnh
sỏi bàng quang. Mặc dù bệnh lý sỏi bàng quang chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó lại gây
nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với các
trang thiết bị hiện đại như siêu âm và X – quang thì việc chẩn đoán đoán bệnh trở nên
dễ dàng và chích xác hơn giúp cho các bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viên thú y Petcare dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Quang Thông, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ứng
dụng siêu âm, X – quang trong chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang trên chó và hiệu
quả điều trị”.
1.2 MỤC ĐÍCH
- Ứng dụng kĩ thuật siêu âm và X – quang trong chẩn đoán sỏi bàng quang.
-Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi bàng quang.
1.3 YÊU CẦU
Ghi nhận tỷ lệ bệnh sỏi bàng quang trên chó được đưa đến khám và điều trị tại
Bệnh viện thú y Petcare.
1
Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh sỏi bàng quang.
Ghi nhận hiệu quả của phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh của siêu âm và X –
quang.
Theo dõi kết quả điều trị.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẠI CƯƠNG SIÊU ÂM
2.1.1 Định nghĩa siêu âm
Sóng âm là hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao
động của các phần tử vật chất bé xung quanh vị trí cân bằng của nó.
Đơn vị đo lường của sóng âm là Hz (Hertz); 1 Hz là một chu kì trong một giây.
Người ta biểu thị tần số cao bằng 1 kHz = 1.000 Hx, 1MHz =1 mega Hertz = 1 triệu
chấn động trong 1 giây. Trong ghi hình siêu âm y học biến thiên từ 1MHz đến 15
MHz. Tần số biểu thị số chu kỳ chấn động trong một giây ( Võ Tấn Đức và Nguyễn
Quang Thái Dương, 2004)
2.1.2 Sơ lược về máy siêu âm
2.1.2.1 Nguyên lý cơ bản của máy siêu âm
Đầu dò của máy sẽ phóng ra một chùm sóng âm có tần số cao đi vào cơ thể.
Trên đường đi của mình, sóng âm sẽ chạm vào các đường ranh giới giữa các loại
mô khác nhau (ví dụ như giữa dịch và mô mềm, giữa mô mềm và xương).
Một số sóng âm sẽ dội ngược trở lại đầu dò, số còn lại sẽ tiếp tục tiến vào sâu hơn
nữa cho đến khi chúng gặp các đường ranh giới khác nằm sâu hơn và bị dội ngược trở
lại đầu dò.
Những sóng dội ngược này sẽ được đầu dò ghi nhận và chuyển vào máy vi tính.
Dựa vào 2 thông số là vận tốc của sóng âm truyền đi trong mô (1,540 m/s) và thời
gian mà mỗi sóng dội lại quay về đầu dò, máy vi tính sẽ tính toán ra khoảng cách giữa
đầu dò đến đường ranh giới của mô hoặc cơ quan mà từ đó sóng âm bị dội lại.
Máy sẽ hiển thị những thông tin này lên màn hình tùy theo từng chế độ: các chế độ
một chiều như A-mode, B-mode, M-mode hoặc chế độ 2 chiều với thời gian thực.
2.1.2.2 Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy siêu âm
Hiện nay thiết bị siêu âm thuộc về các thiết bị chẩn đoán phức tạp, tuy nhiên thì
chúng cũng dựa vào các thành phần cơ bản: đầu dò (transducer), bộ xử lí và hiển thị
kết quả thu được.
3
Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo của máy siêu âm
2.1.3 Các thuật ngữ trong siêu âm
2.1.3.1 Hình bờ
Có thể là liên kết bề mặt giới hạn giữ hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác nhau
như giữa gan và thận phải, lách và thận trái, giữa khối u đặc với nhu mô bình thường.
Hoặc là giới hạn của một cấu trúc bình thường và bệnh lý như thành bàng quang,
thành túi mật, tim, u nang .
2.1.3.2 Hình cấu trúc
Hình cấu trúc được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc có hồi âm đồng
nhất (nhu mô phủ tạng đặc) hoặc không đồng nhất (nhu mô bệnh lý phủ tạng đặc);
cũng có thể là cấu trúc lỏng rỗng có hồi âm bình thường (bàng quang, túi mật) hoặc
bệnh lý (u nang, ổ máu tụ, thận ứ nước). Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu trúc
choáng chỗ .
2.1.3.4 Độ đàn hồi
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998) độ hồi âm, đôi khi gọi tắt là echo, phản
ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại sóng siêu âm.
Người ta phân biệt độ hồi âm thành ba mức độ: hồi âm dày (hồi âm cao,
hyperechoic) cho hình ảnh sáng trên hình siêu âm (hồi âm của xương, chủ mô...), hồi
âm kém (hồi âm thấp, hypoechoic) cho hình ảnh tối trên hình siêu âm (hồi âm của mô,
của dịch mủ...), hồi âm trống (không có hồi âm sonolucent) cho hình ảnh đen trên hình
siêu âm (hồi âm dịch).
Độ hồi âm trên máy siêu âm phản ánh độ sáng hay tối của hình quan sát được.
Trên máy siêu âm đều có thang độ xám chuẩn, nhờ vậy ta có thể ước lượng được sự
thay đổi nếu có ( trích dẫn bởi Nguyễn Huyền Trân, 2010)
4
2.1.3.5 Mật độ mô
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998) căn cứ vào độ hồi âm ta có thể ước
lượng được tổn thương ở dạng đặc hay lỏng. Gồm 3 loại: tính chất đặc (hồi âm bên
trong đồng nhất hoặc không đồng nhất), tính chất dịch (nang), tính chất hỗn hợp, có
phần đặc-có phần dịch.
Trên thực tế khi bản chất mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém - gần như trống (ví
dụ: hạch lymphoma) hay ngược lại là chất dịch mủ nhưng độ hồi âm lại rất dày (ví dụ:
áp xe gan do vi trùng). Do đó cần dựa thêm vào nhiều yếu tố khác để xác định được
dạng tổn thương.
2.1.4 Các hiện tượng thường gặp trong siêu âm
2.1.4.1 Bóng âm
Ta sẽ thấy hiện tượng bóng âm (hay còn gọi là hiện tượng bóng lưng) mỗi khi một
chùm tia siêu âm bị một cấu trúc phản xạ chặn lại. Trên ảnh siêu âm vách phản xạ
được biểu hiện bởi một sóng phản hồi rất đậm kèm theo sau đó là một vệt hình nón
của bóng âm mà trong vệt bóng âm không một hình ảnh nào còn thấy rõ được.
2.1.4.2 Sự hồi âm mạnh
Mô xương, vôi có độ cản âm rất lớn nên khi gặp loại mô này hầu hết sóng siêu âm
đều bị phản xạ ngược trở lại. Trên ảnh siêu âm, mô này cho hình ảnh có độ hồi âm rất
dày (rất sáng) ví dụ như sỏi.
2.1.4.3 Sự tăng âm
Tăng âm là hiện tượng chùm tia siêu âm đi qua môi trường có độ cản âm thấp (ví
dụ nhu nang) thì phần sau sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn chung quanh
(Nguyễn Thu Liên và cộng sự 1998).
2.1.4.4 Sự giảm âm
Giảm âm xảy ra khi chùm tia siêu âm gặp vùng mô có độ cản âm lớn, năng lượng
chùm tia siêu âm sẽ bị giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ nhận được ít sóng âm hơn.
Ta thường gặp hiện tượng này trong trường hợp gan nhiễm mỡ (Nguyễn Phước Bảo
Quân, 2002).
5
2.1.4.5 Hiện tượng dội lại
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân
cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và
độ hồi âm giảm dần (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).
2.1.5 Các bước tiến hành siêu âm
2.1.5.1 Chuẩn bị thú
Để dễ dàng cho việc siêu âm, cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực
hiện thao tác. Cho thú uống nước (khoảng dưới 0,5 lít) trước khi siêu âm khoảng 30
phút đến 1 giờ để tạo được lượng nước tiểu vừa đủ trong bàng quang. Tiếp theo là cạo
lông vùng bụng và bôi gel dẫn âm.
2.1.5.2 Tư thế của chó trong siêu âm
Tư thế nằm ngửa: tư thế này được xem là chuẩn mực cho siêu âm bụng phù hợp
với tình trạng sinh lý cơ thể, cho phép sự giãn cơ và làm dẹt lại khoang bụng, từ tư thế
này có thể bộc lộ hầu hết các phủ tạng trong ổ bụng. Ở tư thế nghiêng phải và nghiêng
trái: lúc này mặt phẳng vành của cơ thể vuông góc với mặt giường. Trong một số
trường hợp cần thiết phải khám ở tư thế đứng.
Tiến hành siêu âm ở tư thế thú đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tùy trường hợp.
Tuy nhiên tư thế nằm ngửa là tư thế được sử dụng phổ biến và thích hợp cho hầu hết
trường hợp siêu âm (Trích dẫn Võ Thị Bích Châu, 2009).
2.1.5.3 Động tác quét đầu dò
Được liên tưởng như động tác sử dụng chiếc quạt tay
Khi chiếc quạt chuyển động nhờ lắc cổ tay thì mặt phẳng của chiếc quạt sẽ làm nên
hình khối dạng kim tự tháp. Tương tự như vậy, thay vì giữ đầu dò cố định ở một vị trí
và ta sẽ chỉ nhận được thông tin trên một mặt phẳng cắt của đầu dò, việc quét đầu dò
giúp nhận được lượng thông tin từ nhiều mặt cắt. Nhờ đó có thể thăm dò không những
toàn bộ khối thể tích mô trong khoảng thời gian ngắn mà còn nhận được thông tin về
mối liên hệ trong không gian ba chiều của các thành phần trong cơ quan đang thăm dò
(Nguyễn Huyền Trân, 2010).
2.1.5.4 Động tác lia đầu dò
Nhược điểm của phần lớn thiết bị siêu âm ngày nay là chỉ tạo trường khảo sát nhỏ
và giới hạn, để khắc phục nhược điểm này, ngoài động tác quét người ta có thể dùng
6
động tác lia đầu dò sang hai bên mặt cắt (nghĩa là hướng chuyển động của đầu dò lúc
này vuông góc với hướng chuyển động của động tác quét) để mở rộng diện khảo sát
đối với đầu dò dạng rẽ quạt và cong, còn đối với đầu dò thẳng thì di chuyển trượt đầu
dò sang hai phía (Nguyễn Huyền Trân 2010).
2.1.6 Phương pháp siêu âm bàng quang
Trong siêu âm bàng quang cần chú ý các mặt cắt sau đây:
2.1.6.1 Mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang của bàng quang là cấu trúc dịch không hồi âm
Có dạng hình vuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạng hình tròn (khi
mặt cắt gần với đỉnh bàng quang)
Thành bên tương ứng với bó cơ thắt lưng chậu
2.1.6.3 Mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc của bàng quang có dạng hơi giống hình tam giác. Đỉnh tam giác trên
hình siêu âm ứng với đỉnh bàng quang.
2.1.6.4 Hình ảnh siêu âm bình thường của bàng quang
Thành bàng quang có ba lớp hồi âm riêng biệt:
• Lớp trong cùng có hồi âm tăng. Lớp này rất mỏng tương ứng với mặt phẳng
phân cách giữa bề mặt niêm mạc và môi trường nước tiểu trong lòng bàng
quang
• Lớp giữa hơi giảm hồi âm so với lớp trong cùng.
• Lớp ngoài cùng có hồi âm tăng.
Khi bàng quang căng đầy nước tiểu thì không có hồi âm. Khi bàng quang xẹp các
nếp gấp trên thành bàng quang sẽ xuất hiện làm bề dày thành bàng quang tăng
(Nguyễn Huyền Trân 2010).
2.2 SƠ LƯỢC VỀ X - QUANG
2.2.1 Lịch sử ngành X-quang
Tia X được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào 8/11/1895 khi ông
cho tay vào tấm chiếu của ánh sáng huỳnh quang từ ống Crookes, với phát minh này
ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901, cho đến nay đã có được những bước
tiến dài trong lĩnh vực chuẩn đoán và điều trị y học.
7
Phim X quang đầu tiên là tấm kính tráng nhũ tương muối bạc, sau nhiều năm được
thay thế bằng phim tráng nhũ tương 2 mặt cảm thụ tia X.
Trong những thập kỷ 1910 – 1920, Bucky – Potter đã cải thiện chất lượng hình ảnh
nhờ xóa nhòa được tia khuyếch tán bằng lưới chống mờ. Coolidge, Bowers tạo ra
bóng có dương cực quay, tăng tuổi thọ của bóng.
Ngày nay nhờ kỷ thuật số hóa đã mở cho hình ảnh X – quang một hướng mới, X –
quang số hóa. Phim thường chuyển thành phim in bằng tia Laser là tiền đề cho môn
chẩn đoán hình ảnh hiện đại ra đời (Trần Thị Hoàng Yến, 2008).
2.2.2 Nguyên lý tạo tia X
Tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển động
có gia tốc đến va chạm với các nguyên tử. Lúc quỹ đạo của tia X thay đổi, một phần
động năng (là năng lượng của một vật thể có được khi chuyển động) của electron sẽ bị
mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra tia X. Chỉ
khoảng 1 % động năng được biến đổi thành năng lượng tia X trong suốt quá trình xảy
ra va chạm, 99% chuyển thành nhiệt năng.
2.2.3 Tính chất của tia X
Tia X có khả năng xuyên thấu vật chất (điều mà ánh sáng thường không thể có
được), khi đâm xuyên tia X bị suy giảm (Võ Thị Bích Châu, 2009). Độ suy giảm của
tia X tùy thuộc vào độ dày vật chất và số nguyên tử tạo nên vật chất. Độ dày của vật
càng dày thì khả năng xuyên thấu của tia X càng thấp.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang
Chất lượng hình ảnh dùng trong chẩn đoán y học phụ thuộc nhiều vào phương
pháp ghi hình, đặc điểm của thiết bị, người vận hành kỹ thuật… Ngoài ra chất lượng
hình ảnh còn phụ thuộc vào năm yếu tố sau: độ tương phản, hình mờ, hình nhiễu, ảnh
giả, hình biến dạng. Riêng hình ảnh X- quang có hai yếu tố quan trọng:
+ Độ tương phản là do sự khác nhau về độ đen giữa hai cấu trúc kế cận nhau,
nó phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và người quan sát. Ta biết rằng sau khi đi xuyên qua
cơ thể tia X bị hấp thụ và suy giảm một cách khác nhau, vì vậy sự tác động lên nhũ
tương trên phim cũng khác nhau; nơi nào không bị suy giảm sẽ tạo nên vùng đen, nơi
nào bị suy giảm nhiều tạo ra vùng trắng. Tương tự ta có những vùng xám nhiều hay ít
phụ thuộc vào hệ số hấp thụ, và xuất hiện thuật ngữ “nấc thang xám” ( grey scale).
8
Trong hình ảnh X – quang thường qui có bốn nấc thang cơ bản là đen của không khí,
xám sẫm của mỡ, xám nhạt của nước và mô mềm, trắng của xương. Độ tương phản
phụ thuộc các yếu tố như hiệu số điện thế, mAs, khoảng cách tiêu điểm phim (Trần
Thị Hoàng Yến, 2008)
- Ảnh hưởng của hiệu số điện thế: khi hiệu số điện thế càng cao thì bước
sóng càng ngắn lực xuyên thấu càng mạnh, độ tương phản tăng, phim có màu xám ở
nhiều mức độ. Ngược lại, bước sóng dài thì xuyên thấu yếu, màu xám giới hạn nhưng
nhiều màu đen trắng. Ngoài ra hiệu điện thế càng cao thì bức xạ khuyếch tán càng
nhiều nên dễ tạo ảnh quá đen, vì vậy chụp bộ phận dày trên 12 cm phải dùng màng
chống bức xạ khuyếch tán.
- Ảnh hưởng mAs: mAs là tích số nhân của cường độ dòng điện (mA)
với thời gian (s) phát xạ. Với mAs càng cao, lượng tia X phát ra càng nhiều, hình ảnh
càng tăng độ đen. Một trong 2 yếu tố cần thay đổi cho phù hợp nhưng số lượng mAs
không đổi.
- Ảnh hưởng của tiêu cự: tuân theo luật bình phương nghịch đảo:” Với
những yếu tố chụp hình không đổi, lượng bức xạ thay đổi nghịch đảo với bình phương
khoảng cách tiêu điểm phim”. Do tia X đi thẳng và tỏa ra trùm lên một diện tích nên
khoảng cách tiêu điểm phim càng tăng thì lượng tia tại vật giảm (Võ Thị Bích Châu,
2009)
+ Sự rõ nét của hình ảnh (sharpness) là sự phân biệt giữa các đường khác nhau
trên phim, độ rõ nét càng cao đường bờ càng rõ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như :
- Kích thước tiêu điểm phát tia, nếu càng nhỏ độ nét càng cao và ngược
lại.
- Khoảng cách giữa vật và phim, vật càng gần phim thì hình ảnh càng rõ
và ngược lại
- Sự cố định của vật cho hình ảnh rõ nét, nếu thú chuyển động trong lúc
chụp sẽ tạo hình mờ. Vì vậy thời gian chụp càng ngắn thì càng hạu chế được sự
chuyển động, hình ảnh càng rõ (Trần Thị Hoàng Yến, 2008)
9
2.2.5 X-quang hệ niệu
2.2.5.1 Chuẩn bị thú
Để chụp tốt thông thường thú sẽ được gây mê trước khi tiến hành chụp
2.2.5.2 Chụp vùng bụng không dùng hỗ trợ thuốc cản quang
Phim chụp X quang cho phép đánh giá vị trí, hình dáng, kích thước của hệ niệu.
Trên phim ta thấy được bóng thận khi lớp mỡ đủ dày. Nếu bàng quang không rỗng, có
thể thấy được một bóng mờ không đậm. Phân tích hình mờ do độ đậm Canxi trong
đường tiết niệu để chẩn đoán sỏi. Tuy nhiên cách chụp này gặp phải một số nhược
điểm như không thấy rõ hình dạng, bệnh lý và chức năng sinh lý, ảnh chụp X - quang
có thể bị chồng hình (Võ Thị Bảo Châu, 2009).
2.2.5.3 Chụp vùng bụng có sự hỗ trợ của chất cản quang
Để khắc phục nhược điểm của cách không chụp có sự hỗ trợ của chất cản quang
người ta tiến hành bằng cách dùng chất cản quang (UIV: urographie intra veineuse),
chất cản quang không hề làm chậm những thăm dò khác. Sau khi tiêm khoảng 20 phút
toàn bộ bể thận chứa đầy thuốc. Thú có thể được chuẩn bị trước khi chụp như thụt
tháo phân, thông tiểu… (Võ Thị Bảo Châu, 2009).
2.2.6 Cách đọc phim X – quang
Gồm hai giai đoạn
+ Phân tích hình ảnh là động tác quan sát, mô tả về tư thế thú bệnh, phương pháp
chụp, hình dáng, kích thước, vị trí chụp, tính chất của hình ảnh bình thường hay bất
thường khi so sánh với giải phẫu X - quang, tập hợp thành các triệu chứng, hội chứng.
+ Tổng hợp các dấu hiệu là giai đoạn tổng kết, đối chiếu các dấu hiệu nói trên
với triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác. Để hướng đến chẩn đoán gần đúng
với giải phẫu bệnh nhất (Trần Thị Hoàng Yến, 2008).
10
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
2.3.1 Cấu tạo hệ tiết niệu dưới của chó
Hình 2.2 Cấu tạo niệu quản dưới chó đực
< />2.3.1.1 Niệu quản
Niệu quản gồm 2 ống dẫn tiểu đi vào bàng quang, mỗi ống được chia làm hai phần
là phần bụng và phần chậu. Phần bụng bắt đầu từ tể thận chạy ra phía sau và song
song mạch máu lớn vùng thắt lưng. Các ống này đi vào khung xương chậu và hướng
hơi chếch đi xuống dưới để đổ vào cổ bàng quang gọi là phần chậu. (Phan Quang Bá,
2004).
2.3.1.2 Bàng quang
Bàng quang là một túi cơ, có kích thước thay đổi tùy thuộc vào lượng nước tiểu
đang chứa trong nó. Nếu bàng quang rỗng thì có hình quả lê và nằm hoàn toàn trong
xoang chậu. Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu có dạng hình bầu dục, phần sau nằm
cố định trong hố chậu. Phần trước tự do có thể lấn khối ruột đi vào xoang bụng. Cổ
bàng quang là phần cố định ở phía sau, liên hệ với ống thoát tiểu và hai ống dẫn tiểu.
Mặt lưng của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu. Mặt trên tiếp xúc với trực tràng và
đoạn xuống của kết tràng, đoạn cuối tiếp xúc với ống dẫn tinh và túi tinh nang của chó
đực; tiếp xúc với thân tử cung, âm đạo ở chó cái. Tam giác bàng quang là vùng được
giới hạn từ cổ bàng quang đến chỗ đi vào hai niệu quản. Bàng quang được cố định
nhờ ba dây chằng: dây chằng giữa và hai dây chằng bên. Dây chằng giữa nối phần
trước bàng quang đến cạnh trước xoang chậu và kéo dài đến tận rốn. Dây chằng bên
có vết tích của hai động mạch rốn khi còn là bào thai.
11