Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH – PHẦN 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.14 KB, 20 trang )

SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC TRONG CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐÁNH GIÁ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH –
PHẦN 2

II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA SIÊU ÂM GẮNG SỨC
1. Chỉ định của siêu âm gắng sức:
- Bệnh nhân bị nghi ngờ bệnh ĐMV nhưng điện tim gắng sức cho kết quả không
rõ ràng như:
+ ST chênh xuống 1 mm nhưng không có cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân:
* THA có dấu hiẹu dày thất trái
* Bệnh nhân đang dùng Digitalis
* Bệnh nhân nữ
* Đánh giá sau nong động mạch vành
+ Không đánh giá được trên điện tâm đồ gắng sức:
* Bệnh nhân có block nhánh
* Hội chứng WPW
* Bệnh nhân mang máy tạo nhịp
- Đánh giá chức năng ĐMV sau NMCT
- Đánh giá mức độ tổn thương cơ tim sau nong ĐMV hoặc làm cầu nối chủ -
vành để theo dõi kết quả điều trị.
- Xác định vùng cơ tim còn sống trong thiểu năng vành mạn tính hay sau NMCT
cấp
- Đánh giá mức độ nguy cơ tai biến ĐMV ở những bệnh nhân mổ lớn
2. Chống chỉ định của siêu âm gắng sức:
2.1. Chống chỉ định của siêu âm gắng sức bằng thể lực và bằng Dobutamine:
- Nhồi máu cơ tim mới < 3 ngày
- Cơn đau thắt ngực không ổn định
- Suy tim cấp độ III - IV theo NYHA
- Rối loạn nhịp và dẫn truyền nặng
- Tình trạng tăng huyết áp nặng > 220/120 mm Hg
- Hẹp động mạch chủ nặng, hẹp đường ra thất trái.


2.2. Chống chỉ định của siêu âm gắng sức bằng Dipyridamole và Adenosine:
Ngoài những chống chỉ định chung như SAGS bằng thể lực và bằng Dobutamine,
còn một số chống chỉ định cho Dipyridamole và Adenosine:
- Tình trạng huyết áp thấp
- Block nhĩ - thất nặng
- Hội chứng yếu nút xoang
- Hội chứng WPW
- Hen phế quả hay bệnh suy hô hấp mạn tính
2.3. Chỉ định ngừng nghiệm pháp siêu âm gắng sức:
- Khi đạt tần số tim dự định [(220 – tuổi) x 0,85].
- Khi bệnh nhân không chịu đựng được và yêu cầu ngừng nghiệm pháp.
- Khi có dấu hiệu co thắt mạch (vã mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay
lạnh…)
- Xuất hiện đau thắt ngực rõ.
- HA tăng >220/110 mmHg
- Có dấu hiệu tụt huyết áp.
- Xuất hiện loạn nhịp và dẫn truyền nặng: NTT thất dày, nhịp nhanh trên
thất hoặc thất, cơn rung nhĩ, rung thất, nghẽn đường dẫn truyền….
- Đoạn ST chênh xuống > 2 mm.
- Xuất hiện rối loạn vận động thầnh thất mới.
III. GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM GẮNG SỨC TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐMV:
3.1. Giá trị của siêu âm gắng sức trong chẩn đoán bệnh ĐMV:
Chẩn đoán bệnh động mạch vành có nhiều phương pháp trong đó bao gồm lâm
sàng, điện tim lúc nghỉ, ĐTGS, SAGS, đánh giá tưới máu cơ tim bằng đồng vị
phóng xạ và chụp động mạch vành trong đó chụp ĐMV được coi là tiêu chuẩn
vàng. Mức độ chính xác của của SAGS được phản ánh bằng độ nhạy và độ đặc
hiệu của phương pháp so với chụp ĐMV, thông thường chẩn đoán hẹp ĐMV khi
ĐMV bị hẹp >50% khẩu kính động mạch, tuy nhiên cũng có tác giả coi hẹp ĐMV
khi có hẹp trên 70% đường kính động mạch. Mức độ chính xác của SAGS thay

đổi trong các nghiên cứu khác nhau, đó là do có sự khác nhau của nhóm bệnh
nhân nghiên cứu, tiêu chuẩn ĐMV được coi là hẹp, mức độ tổn thương một mạch
hoặc đa mạch của nhóm bệnh nhân, số bệnh nhân đạt được tần số tim dự tính khi
gắng sức, chất lượng hình ảnh siêu âm và kinh nghiệm của người làm siêu âm.
Ngoài độ nhạy và độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và âm tính cũng phản ánh
độ chính xác của phương pháp. Trong SAGS, một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
dự báo dương tính và âm tính đã được các nghiên cứu nêu lên.
Giá trị dự báo âm tính Giá trị dự báo dương tính
- Gắng sức chưa đến mức tối đa
- Đang điều trị thuốc giãn ĐMV
- Hẹp nhẹ ĐMV
- Hẹp động mạch mũ
- Chất lượng hình ảnh siêu âm kém
- Ghi hình siêu âm ở pha hồi phục
chậm
- Chẩn đoán quá mức, cảm tính
- Rối loạn vận động ở nền thành
sau
- Vận động bất thường của vách
liên thất (nghẽn nhánh trái, sau
phẫu thuật cầu nối chủ – vành)
- Bệnh cơ tim
- Phản ứng THA đối với gắng sức
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dự báo dương tính và âm tính
3.1.1. Siêu âm gắng sức bằng thể lực:
Giá trị của SAGS bằng gắng sức thể lực trong chẩn đoán bệnh ĐMV đã được nhiều nghiên c
ứu đề cập đến. Nh
pháp là 100% nhưng độ đặc hiệu chỉ có 75% với tiêu chuẩn hẹp ĐMV >75% khẩu
kính. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều bệnh nhân hẹp ĐMV từ 50% - 75% vẫn có
triệu chứng thiếu máu cơ tim. Lấy tiêu chuẩn hẹp >50% độ nhạy và độ đặc hiệu

của nhóm bệnh nhân của Sheikh là 81% và 92% và độ nhạy, độ đặc hiệu trong
nghiên cứu của Dominguez là 98% và 67%, cao hơn hẳn ĐTGS (35% và 67%).
Khả năng chẩn đoán của SAGS thể lực còn phụ thuộc vào tổn thương của bệnh
nhân là đa mạch hay một mạch, nghiên cứu của Marwick cho thấy độ nhạy ở bệnh
nhân hẹp đa mạch cao hơn hẹp 1 mạch (96% và 79%), cũng như vậy độ đặc hiệu
của hẹp đa mạch và 1 mạch trong nghiên cứu của Hecht là 90 và 78%. Theo các
tác giả những yếu tố ảnh hưởng đến âm tính giả trong SAGS thể lực là gắng sức
không đạt mức tối đa, hẹp 1 hay nhiều mạch, mức độ hẹp của ĐMV. Loại hình
gắng sức cũng có ảnh hưởng quan trọng đến độ chính xác của phương pháp. Độ
chính xác của SAGS bằng thảm lăn có thể giảm đi nếu thời gian từ khi gắng sức
tối đa đến khi ghi được hình ảnh siêu âm bị chậm chễ. Điều này thường xảy ra khi
bệnh nhân bị hẹp nhẹ ĐMV và hẹp một mạch. Hình ảnh siêu âm ghi ở pha gắng
sức tối đa của SAGS bằng xe đạp lực kế ở tư thế nằm hay ngồi có độ nhạy cao hơn
khi ghi hình ở pha sau gắng sức. Tuy vậy, có hai yếu tố ảnh hưởng đến độ chính
xác của gắng sức bằng xe đạp lực kế là mức độ gắng sức thấp hơn gắng sức bằng
thảm lăn và chất lượng hình ảnh siêu âm có khi không tốt do bệnh nhân cử động
nhiều trong khi gắng sức gây nhiễu.
Tác giả Loại gắng sức
(n)
Độ nhạy
SAGS
Độ đặc
hiệu
SAGS
Độ nhạy
ĐTGS
Độ đặc
hiệu
ĐTGS
Armstrong,

1987
Thảm lăn (123) 88 86
Ryan, 1988 Thảm lăn (64) 78 100 60 50
Crouse, 1991 Thảm lăn (228) 97 64 51 62
Marwick, 1992 Thảm lăn (150) 84 86 63 74
Pozzoli, 1991 Đạp xe (75) 71 96 55 81
Galanti, 1992 Đạp xe (53) 92 96 78 66
Mertes, 1991 Đạp xe (150) 87 80 58
Rayan, 1993 Đạp xe (309) 91 78 40 89
Bảng 4. So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của SAGS thể lực và ĐTGS.
3.1.2. Siêu âm gắng sức bằng Dobutamine:
Tác giả Năm n Độ nhậy
(%)
Độ đặc hiệu
(%)
Độ chính
xác (%)
Marcovitz 1992 141 96 66 89
Marwick 1993 97 85 82 84
Segar 1992 85 95 82 92
Sawada 1991 55 89 85 87
Mazeika 1992 50 78 93 84
Martin 1992 40 76 60 70
Berthe 1986 30 85 88 87
Cohen 1991 70 86 95 99
Leonard
Warren
1997 17 71 100 74
P. N. Sơn và cs. 1999 10 100 75 90
Bảng 5. So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của SAGSD của các nghiên cứu.

Các nghiên cứu cho thấy SAGSD là một phương pháp chẩn đoán bệnh
động mạch vành với độ chính xác cao hơn hẳn điện tim gắng sức, tương đương
với chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ. Việc bổ xung Atropin trong những trường
hợp không đạt được tần số tim dự tính đã làm tăng thêm độ chính xác của phương
pháp. Tổng kết 1000 trường hợp SAGSD tại Mayo Clinic, Patricia A. nhận xét
SAGSD có độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 65%, nếu tính riêng từng nhánh động mạch
vành chính thì độ nhạy và độ đặc hiệu của động mạch liên thất trước là 88% và
73%; động mạch vành phải - 96%, 51%; động mạch mũ - 69%, 87%. Sawada
thống kê trên 103 bệnh nhân được làm SAGSD thấy độ nhạy và độ đặc hiệu là
89% và 85%, độ nhạy cho hẹp 1 mạch là 81%, cho hẹp đa mạch là 100%. Nói
chung qua các thống kê cho thấy độ nhạy chung của phương pháp từ 70 - 85%, độ
đặc hiệu 80 - 100%, các tác giả cũng thấy rằng để tăng thêm độ chính xác cần phải
tăng tỷ lệ đạt tần số dự tính bằng cách bổ xung thêm Atropin.
Trong nghiên cứu của chúng tôi (1999), tỷ lệ SAGSD dương tính 40,9% (9/22),
âm tính 59,1%, độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 75% và độ chính xác 90%. Khả năng
chẩn đoán của SAGSD còn phụ thuộc vào mức độ hẹp, số lượng nhánh ĐMV và
vị trí các nhánh ĐMV bị hẹp. Đối với từng nhánh chính của ĐMV thì thấy độ
nhạy của động mạch vành phải cao nhất (72,2%), của động mạch mũ thấp nhất
(40%), độ đặc hiệu của cả 3 mạch đều trên 70%. Ho YL và Geleijnse ML thấy
rằng độ nhạy của động mạch mũ 64% và 55% thấp hơn so với động mạch vành
phải (81%, 76%) và động mạch liên thất trước (89%, 72%). Segar lại thấy rằng độ
nhạy đối với động mạch liên thất trước, động mạch vành phải và động mạch mũ là
gần tương đương (79%, 77%, 70%). Những nghiên cứu trên đều sử dụng tiêu
chuẩn hẹp ĐMV khi hẹp >50%. Ngược lại, với tiêu chuẩn hẹp ĐMV khi hẹp
>70%, thì độ nhạy trong nghiên cứu của các tác giả Philippine đối với ĐMV phải,
động mạch liên thất trước, động mạch mũ chỉ đạt 67%, 100%, 80% và độ đặc hiệu
lần lượt là 43%, 44% và 73%. Nguyên nhân của độ nhạy đối với động mạch mũ
thấp có thể là do vùng chi phối của động mạch này theo phân chia của Hội Siêu
âm Mỹ chỉ có 2 vùng, trong khi động mạch vành phải có 4 vùng và động mạch
liên thất trước có tới 10 vùng, vì vậy việc đánh giá tổn thương động mạch mũ khó

khăn hơn.
3.1.3. Siêu âm gắng sức với Dipyridamole và Adenosine:
Độ nhạy Độ đặc hiệu Tác giả n
Dobutamine Dipyridamol
e
Dobutamine Dipyridamole
Martin TW. 40 76 56 60 67
Salustri A. 46 79 82 78 89
Marwick T. 97 85 58 82 87
Beleslin BD. 136 82 74 77 94
OstojicM. 150 75 71 79 89
Bảng 6. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của SAGS Dipyridamole và Dobutamine
Dipyridamole và Adenosine được sử dụng nhiều trong SAGS ở các nước châu Âu, nh
ìn chung
Dipyridamole thấp hơn so với phương pháp sử dụng Dobutamine, nhưng nếu với
mục đích tiên lượng bệnh thì cả hai phương pháp tỏ ra có giá trị tương đương.
Người ta thấy rằng với liều dược chất thấp (0,56 mg/Kg với Dipyridamole) thì độ
chính xác của nghiệm pháp cũng thấp. Gần đây nhiều nghiên cứu sử dụng
Dipyridamole và Adenosine liều cao cho thấy mức độ chính xác của phương pháp
cũng tăng lên. Một nghiên cứu sử dụng SAGS bằng Dipyridamole với liều 0,84
mg/Kg cho 1295 bệnh nhân tại Italia thấy độ nhạy là 85%, độ đặc hiệu là 93% và
độ chính xác 89%, phương pháp tỏ ra an toàn như khi sử dụng liều thấp. Việc lựa
chọn dược chất cho SAGS tuỳ thuộc vào từng trung tâm, sự thành thạo của thày
thuốc, giá thành và tác dụng phụ của nghiệm pháp.
3.2. Giá trị của siêu âm gắng sức trong đánh giá tiên lượng:
3.2.1. SAGS trong tiên lượng bệnh ĐMV:
Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh ĐMV như những phương pháp khác, SAGS
còn cho phép đánh giá tiên lượng bệnh, tiên đoán những biến cố tim mạch và nguy
cơ tử vong cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân sau NMCT, sau nong hoặc
làm cầu nối ĐMV. Nghiên cứu của Syed MA. sử dụng SAGS thể lực cho 1020

bệnh nhân trong đó 54,3% đau ngực, 10,5% đã nong vành, 13,2% đã làm cầu nối,
sau 12 tháng thấy 17% bệnh nhân ở nhóm SAGS (+) có ít nhất 1 sự cố tim mạch
và 2,5% ở nhóm SAGS (-) (NMCT 2,6% so với 0,4%, nong vành 7% so với 1%,
cầu nối ĐMV 9% so với 1%). Ryan so sánh SAGS và ĐTGS ở những bệnh nhân
sau NMCT thấy rằng 80% bệnh nhân bị sự cố tim mạch có SAGS (+) ngược lại
chỉ có 55% số bệnh nhân có ĐTGS (+). Mazeika theo dõi những bệnh nhân bị
bệnh ĐMV mạn tính được làm làm SAGSD, sau 24 tháng NMCT xảy ra ở 32%
bệnh nhân có SAGS (+) và 8% ở bệnh nhân SAGS (-). Nghiên cứu của Senior
Roxy trên 121 bệnh nhân đã được chụp ĐMV và làm SAGSD, sau 15  9 tháng
theo dõi, có 41 sự cố tim mạch xảy ra trong đó tử vong 5, NMCT 2, đau thắt ngực
không ổn định 29 và suy tim 5. Những bệnh nhân có sự cố thì chỉ số vận động
thành khi nghỉ cũng như ở gắng sức tối đa đều thấp hơn nhóm bệnh nhân không có
sự cố, việc xuất hiện rối loạn vận động thành và chỉ số vận động thành là yếu tố
tiên lượng độc lập cho các sự cố tim mạch. Nghiên cứu trên 3156 được làm
SAGSD, theo dõi 9 năm thấy nhóm SAGSD (+) có 23% tử vong (trong đó 8% tử
vong do tim mạch, ngược lại chỉ có 8% bệnh nhân SAGSD (-) bị tử vong (1% do
nguyên nhân tim mạch). Như vậy SAGS (+), chỉ số vận động thành là yếu tố
nguy cơ độc lập của bệnh ĐMVvà tử vong ở bệnh nhân ĐMV.
3.2.2. SAGS trong đánh giá tình trạng cơ tim còn sống (Viable Myocardium):
Đánh giá tình trạng cơ tim còn sống (cơ tim choáng váng và cơ tim ng
ủ đông) ở bệnh nhân bị bệnh ĐMV, đặc biệt l
máu cơ tim là hai phương pháp có khả năng chẩn đoán được tình trạng này. SAGS
bằng Dobutamine với liều thấp đã được thực hiện với mục đích xác định vùng cơ
tim còn sống trong bệnh ĐMV. Nghiên cứu của Sklenar trên 21 bệnh nhân
NMCT thành trước thấy có tình trạng cải thiện co bóp với Dobutamine liều thấp,
những bệnh nhân này kiểm tra lại siêu âm sau khi được nong ĐMV một thời gian
thấy có sự hồi phục về co bóp. Cigarroa theo dõi 49 bệnh nhân bị hẹp nhiều nhánh
ĐMV và giảm chức năng thất trái, khi dùng liều thấp Dobutamine thấy có sự tăng
cường co bóp, 25 trong số những bệnh nhân sau nong ĐMV đã có hồi phục chức
năng thất trái. Nhìn chung độ nhạy của SAGSD đối với việc phát hiện vùng cơ tim

còn sống đạt khoảng 81 – 87% và độ đặc hiệu từ 82 – 86%.
3.2.3. SAGS trong tiên lượng các cuộc mổ lớn:
Trong các phẫu thuật lớn đặc biệt là các phẫu thuật van ĐMC, mạch máu,
phẫu thuật ở người lớn tuổi, nguy cơ bệnh nhân có bệnh ĐMV là rất lớn, có thể
xảy ra các bến chứng nặng nề. Ước tính có khoảng 5% bệnh nhân bị tử vong và
NMCT sau các phẫu thuật mạch máu. Nguy cơ tăng lên khi bệnh nhân có các yếu
tố sau: trên 70 tuổi, tiền sử đái tháo đường, có đau ngực, có tiền sử bệnh ĐMV hay
NMCT. SAGS bằng Dobutamine hay Dipyridamole được sử dụng để xác định
nguy cơ có biến chứng tim mạch trong quá trình phẫu thuật. Tổng kết biến chứng
sau phẫu thuật tại trung tâm phẫu thuật lòng ngực – tim mạch Rotterdam cho thấy
trong 136 bệnh nhân phẫu thuật mạch máu được làm SAGSD, sau mổ 5 bệnh nhân
tử vong, 10 có biến cố tim mạch và tất cả những bệnh nhân có biến cố này đều có
SAGSD (+), ngược lại những bệnh nhân có SAGS (-) không có tai biến nào. Người
ta thấy rằng khoảng 20 – 30% bệnh nhân có SAGS (+) có biến cố tim mạch sau
mổ. Nếu bệnh nhân được sử trí bệnh ĐMV trước thì phẫu thuật trở nên an toàn,
Roman D. thấy rằng 13/23 bệnh nhân có SAGS (+) được làm cầu nối trước thì khi
phẫu thuật không xảy ra tai biến tim mạch, còn 10 bệnh nhân không sử trí gì trước
mổ thì khi mổ có 4 bị tai biến về tim. Lalka nhận thấy bệnh nhân phẫu thuật van
ĐMC có SAGS (+) thì tỷ lệ tai biến tim mạch cao (29%) so với bệnh nhân có
SAGS (-). SAGS (+) và tuổi bệnh nhân >70 là những yếu tố tiên đoán có giá trị
cho các biến chứng tim mạch sau các phẫu thuật lớn, nhất là các phẫu thuật mạch
máu.
3.3. So sánh siêu âm gắng sức với xạ tưới máu cơ tim trong chẩn đoán bệnh
ĐMV:
Những nghiên cứu gần đây cho thấy độ nhạy của xạ tưới máu c
ơ tim cao hơn SAGS (90%) nhưng đ
gây rối loạn co bóp. Độ đặc hiệu của xạ tưới máu cơ tim thấp hơn SAGS có thể do
những dương tính giả ở bệnh nhân phì đại thất trái, nghẽn nhánh, hoặc bệnh nhân
nữ…. So sánh toàn diện hai phương pháp được thể hiện trong bảng trên cho thấy
SAGS dễ áp dụng hơn, rẻ tiền hơn, có hiệu quả đối với bệnh nhân nữ, phì đại thất

trái, bệnh van tim, bệnh nhân có nghẽn nhánh trái… so với xạ tưới máu cơ tim.

Tiêu chuẩn SAGS Xạ tưới máu
cơ tim
Lựa chọn
Ứng dụng
Tính đa năng
Giá thành

++
++

-
-

SAGS
SAGS
Phân tích kết quả
Đào tạo
Chẩn đoán nhầm (Artifact)
Định lượng


+
(dùng cản âm)
-


+
(dùng

Sestamibi)
++

Như nhau
Như nhau
Xạ tưới máu cơ
tim
Giá trị chẩn đoán
Độ nhạy
Độ đặc hiệu
Giá trị tiên lượng

80 - 85%
85%
+

90%
70%
++

Xạ tưới máu cơ
tim
SAGS
Như nhau
Thói quen sử dụng ++ ++ Như nhau
Những bệnh nhân đặc biệt
Phụ nữ
Phì đại thất trái
Bệnh van tim
Nghẽn nhánh trái

Bệnh phổi – phế quản mạn
Đang điều trị thuốc giãn vành
Tổn thương đa mạch
Vị trí của tổn thương
Thiếu máu ở trong vùng
NMCT

++
++
++


+
+
++
+

+
+
-

++
++
++
++
++

SAGS
SAGS
SAGS

Như nhau
Xạ tưới máu cơ
tim
Xạ tưới máu cơ
tim
Xạ tưới máu cơ
tim
Như nhau
Xạ tưới máu cơ
tim
Bảng 7. So sánh ưu điểm và nhược điểm của SAGS và xạ tưới máu cơ tim

IV. TAI BIẾN VÀ TÁC DỤNG PHỤ:
4.1. Siêu âm gắng sức với Dobutamine:
Mertes tổng kết SAGSD trên 1118 bệnh nhân thấy không có tử vong,
NMCT cấp hoặc nhịp nhanh thất kéo dài, rối loạn nhịp gặp 35% trong đó rung nhĩ
0,6%, cuồng nhĩ 0,1%, nhịp nhanh trên thất 3,5%, ngoại tâm thu thất 15,3%, nhịp
nhanh thất cơn ngắn 3,5%, nhịp nút 2,5%, nghẽn nhĩ-thất cấp 2 là 0,6%. Ngoài ra
có khoảng 3% bệnh nhân có triệu chứng khác: đau đầu, buồn nôn, bồn chồn, run
rẩy và không chịu được. Kamaran nghiên cứu trên 474 bệnh nhân với liều
dobutamin trung bình 42 g/kg/phút, trong đó dùng thêm atropin ở 27 bệnh nhân
(6%) thấy không có bệnh nhân tử vong hoặc NMCT cấp, đau ngực là 27%, nhanh
thất kéo dài -1 bệnh nhân, cơn nhanh thất ngắn 2%, nhịp nhanh nhĩ 4%, 1 bị phù
phổi cấp, 1 bị hạ HA, ngoài ra các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, run rẩy thoáng
qua, các triệu chứng mất đi khi ngừng thuốc hay dùng nitrat. Nghiên cứu của Yeo
TC trên 75 bệnh nhân Đông Nam Á lớn tuổi, 81% được bổ xung Atropin để đạt
tần số qui định, thấy không có bệnh nhân tử vong hoặc NMCT cấp; đau ngực ở 11
bệnh nhân; hạ HA ở 3 bệnh nhân; 23 bệnh nhân có rối loạn nhịp trong đó 20 bị
ngoại tâm thu thất, 1 rung nhĩ, 1 nhịp nhanh thất nhưng không có rối loạn huyết
động và hết nhanh sau dùng Lidocain; các tác dụng phụ không quan trọng khác

ngoài tim gặp ở 6 bệnh nhân khác và không phải sử trí gì. Tác dụng phụ chủ yếu
của SAGSD qua các nghiên cứu là ngoại tâm thu thất, một số ít là rung nhĩ và nhịp
nhanh thất, số bệnh nhân bị tai biến tử vong hoặc NMCT là rất ít (1/3011 bệnh
nhân). Các tác dụng phụ khác như đau đầu, buồn nôn, run rảy hốt hoảng không
nguy hiểm không phải can thiệp điều trị.
4.2. Siêu âm gắng sức thể lực:
Khác với SAGSD, SAGS thể lực ít có biến chứng và tác dụng phụ. Biến
chứng nặng của SAGS thể lực rất hiếm, tương tự như ĐTGS như suy tim cấp gặp
ở 0,024%, NMCT cấp - 0,014% - 0,064%, rung thất - 0,073%.
4.3. Siêu âm bằng Dipyridamole và Adenosine:
Siêu âm bằng Dipyridamole và Adenosine cho thấy đây là phương pháp an
toàn, ít có tai biến. Ranhosky tổng kết 3911 bệnh nhân SAGS với liều 0,54 mg/Kg
thấy biến chứng nặng chiếm 0,26% trong đó NMCT 0,1%, co thắt phế quản
0,15%, các tác dụng phụ khác là đau ngực, chóng mặt và đau đầu. Picano thống kê
trên 10451 bệnh nhân gặp biến chứng nặng ở 0,07%. Nghiên cứu của Cerqueira sử
dụng Adenosine cho 9256 bệnh nhân, tỷ lệ biến chứng nặng <0,10%, nghẽn nhĩ -
thất độ 2 và 3 gặp khoảng 2 – 6%. Tác dụng phụ trong SAGS với Adenosine chủ
yếu là đau đầu (22 –35%), chóng mặt (2%), khó thở (13 – 62%), đỏ bừng mặt (29
– 61%), nghẽn nhĩ – thất độ 1 (10%). Chỉ có 6 – 8% bệnh nhân cần dùng thuốc
hoá giải.

×