Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐỆM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THÔNG THƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.74 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI − THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐỆM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN THÔNG THƯỜNG

Sinh viên thực tập

: NGUYỄN THỊ MỘNG THÙY

Lớp

: DH06DY

Chuyên ngành

: DƯỢC THÚ Y

Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2006 – 2011

Tháng 08/2011



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI − THÚ Y


ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐỆM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN THÔNG THƯỜNG

NGUYỄN THỊ MỘNG THÙY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ
thú y chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
ThS. LÊ MINH HỒNG ANH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ MỘNG THÙY
Tên luận văn: “Đánh giá giá trị đệm của một số nguyên liệu thức ăn thông
thường.”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp của Khoa ngày………………
Giáo viên hướng dẫn


TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

ii


LỜI CẢM ƠN
Năm năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM là khoảng thời gian
mà tôi đúc kết được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu nhất. Đó là nhờ sự tận
tình của các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cũng
như kiến thức thực tế.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Dinh dưỡng.
Cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn
TS. Dương Duy Đồng và ThS. Lê Minh Hồng Anh đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm tạ
Thầy cô Bộ môn Dinh dưỡng và cùng toàn thể nhân viên tại Bộ môn đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em thực hiện tốt đề tài này.
Xin cảm ơn
Tập thể các bạn lớp DH06DY và những người bạn thân yêu đã chia sẻ và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, xin cảm ơn cha mẹ kính yêu
Người đã và đang miệt mài dìu dắt con những bước đi trên đường đời.

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá giá trị đệm của một số nguyên liệu thức ăn
thông thường ở Việt Nam”, được tiến hành tại Bộ môn Dinh dưỡng trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM từ ngày 1/1/2011 đến 30/5/2011. Thí nghiệm được thực hiện
trên 15 nguyên liệu thức ăn và 11 sản phẩm acid hữu cơ thu thập ngẫu nhiên.
Kết quả thu được như sau:
(1) Nhóm nguyên liệu cung khoáng có giá trị ABC và BUF rất cao, chủ yếu là
bột sò và bột đá, kế tiếp là DCP và MCP. (2) Các thực liệu cung protein có nguồn
gốc động vật như bột thịt, bột cá có giá trị ABC và BUF cao hơn các thực liệu cung
protein có nguồn gốc thực vật như khô dầu đậu nành. (3) Nhóm thực liệu cung năng
lượng như bắp, khoai mì, cám gạo có ABC và BUF thấp. (4) Đa số các sản phẩm
chứa acid hữu cơ đều có giá trị ABC và BUF âm nên thường được bổ sung vào
thức ăn hỗn hợp giúp làm giảm giá trị ABC và BUF của khẩu phần.
Giá trị ABC và BUF của nguyên liệu phụ thuộc vào thành phần protein và
hàm lượng Ca, hàm lượng P của thực liệu.
Có thể xác định giá trị ABC, BUF của thức ăn hỗn hợp dựa trên giá trị ABC,
BUF của từng thực liệu thành phần, nhưng rất khó để đạt được kết quả chính xác.
Việc bổ sung sản phẩm chứa acid hữu cơ Formi – NDF vào thức ăn hỗn hợp
giúp làm giảm độ pH và giá trị ABC, BUF của thức ăn hỗn hợp đó. Thông qua kết
quả này để giúp xác định liều bổ sung sản phẩm acid hữu cơ Formi – NDF vào thức
ăn hỗn hợp vẫn chưa cho kết quả chính xác.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH.................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh lý trên heo......................................................................................3
2.1.1 Sự biến đổi về kích thước bộ máy tiêu hóa heo con ..........................................3
2.1.2 Sự biến đổi của giá trị pH đường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa của heo con .....4
2.2 Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trên heo ...............................................6
2.2.1 Sự tiêu hóa và hấp thu protein............................................................................6
2.2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu glucid .............................................................................6
2.2.3 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid................................................................................7
2.3 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ...............................................................................7
2.4 Acidifier (Sự acid hóa đường ruột) .......................................................................9
2.4.1 Một số acid hữu cơ thường dùng bổ sung vào trong thức ăn.............................9
2.4.2 Tác dụng của acid hữu cơ ................................................................................11

v


2.4.3 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ...............................................................12
2.4.4 Một số lưu ý khi sử dụng acid hữu cơ bổ sung vào thức ăn ............................16
2.5 Giá trị đệm...........................................................................................................17

2.5.1 Định nghĩa giá trị đệm......................................................................................17
2.5.2 Ý nghĩa giá trị đệm ...........................................................................................18
2.5.3 Một số nghiên cứu về giá trị đệm.....................................................................19
2.6 Một số nguyên liệu thông thường sử dụng trong chăn nuôi ...............................20
2.6.1 Thức ăn cung năng lượng.................................................................................20
2.6.1.1 Bắp ................................................................................................................21
2.6.1.2 Cám gạo thường ............................................................................................21
2.6.1.3 Cám gạo trích ly ............................................................................................21
2.6.1.4 Khoai mì ........................................................................................................22
2.6.2 Thức ăn cung đạm ............................................................................................22
2.6.2.1 Bột cá ............................................................................................................22
2.6.2.2 Bột thịt xương ...............................................................................................23
2.6.2.3 Khô dầu đậu nành..........................................................................................23
2.6.3 Thức ăn cung vitamin và khoáng .....................................................................23
2.6.3.1 Bột sò và bột đá vôi.......................................................................................24
2.6.3.2 Hóa chất (DCP, MCP)...................................................................................24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................25
3.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ..............................................................................25
3.3 Thu thập, xử lý và bảo quản mẫu ........................................................................25
3.4 Nội dung thí nghiệm............................................................................................26
3.4.1 Thí nghiệm đánh giá các phương pháp đo giá trị đệm .....................................26
3.4.2 Thí nghiệm xác định giá trị đệm của nguyên liệu thức ăn ...............................27
3.4.3 Thí nghiệm xác định giá trị đệm thức ăn hỗn hợp có bổ sung sản phẩm acid
hữu cơ (Formi – NDF) ..............................................................................................30
3.4.4 Tính ABC, BUF ...............................................................................................32

vi



3.4.5 Xác định hệ số tương quan và phương trình)...................................................32
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................34
4.1 Đánh giá khác biệt giữa các phương pháp đo giá trị đệm ...................................34
4.2 Đánh giá giá trị đệm nguyên liệu thức ăn ...........................................................35
4.2.1 Đánh giá giá trị ABC, BUF của nhóm thực liệu cung năng lượng ..................36
4.2.2 So sánh kết quả ABC của thực liệu cung năng lượng trong thí nghiệm với các
kết quả nghiên cứu khác ............................................................................................38
4.2.3 Đánh giá giá trị ABC, BUF của nhóm thực liệu cung năng đạm ....................40
4.2.4 So sánh kết quả ABC của thực liệu cung đạm thí nghiệm với các kết quả
nghiên cứu khác ........................................................................................................43
4.2.5 Đánh giá giá trị ABC, BUF của nhóm thực liệu cung khoáng ........................46
4.2.6 So sánh kết quả ABC của thực liệu cung khoáng trong thí nghiệm với các kết
quả nghiên cứu khác..................................................................................................48
4.2.7 Đánh giá giá trị ABC, BUF của nhóm sản phẩm acid hữu cơ. ........................51
4.3 Tính toán giá trị đệm trong các công thức thức ăn cho heo ................................52
4.4 Đánh giá giá trị ABC, BUF của thức ăn hỗn hợp có bổ sung Formi – NDF liều
từ (0,1 - 1 %) .............................................................................................................54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................57
5.1 Kết luận ...............................................................................................................57
5.2 Đề nghị ................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
ABC


: Giá trị đệm (Acid binding capacity)

BUF

: Năng lực đệm (Buffering capacity)

Ctv

: Cộng tác viên

SD

: Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

SPACH

: Sản phẩm acid hữu cơ

X

: Trung bình

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Độ pH trên những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa. .4
Bảng 2.2 Giá trị năng lượng thuần của các acid hữu cơ và ngũ cốc (MJ/kg) cho heo
...................................................................................................................................11

Bảng 2.3 Tác động của các acid hữu cơ lên gia cầm ................................................12
Bảng 2.4 Hằng số điện ly pK của acid hữu cơ ..........................................................15
Bảng 2.5 Khả năng tiêu diệt vi sinh vật của các acid hữu cơ. ..................................16
Bảng 2.6 Giá trị đệm của một số nguyên liệu thức ăn ..............................................17
Bảng 2.7 Giá trị đệm khuyến cáo trong thức ăn heo và gà .......................................18
Bảng 3.1 Các phương pháp đo giá trị đệm ................................................................26
Bảng 3.2 Mẫu nguyên liệu dùng trong thí nghiệm ...................................................29
Bảng 3.3 Công thức thức ăn mẫu của heo theo từng giai đoạn ................................30
Bảng 3.4 Thành phần trong công thức thức ăn hỗn hợp ...........................................31
Bảng 4.1 Giá trị đệm ở mức pH 5 (ABC - 5) của các phương pháp đo giá trị đệm .34
Bảng 4.2 Giá trị ABC của nhóm thực liệu cung năng lượng ....................................36
Bảng 4.3 Giá trị BUF của nhóm thực liệu cung năng lượng ....................................36
Bảng 4.4: Thành phần hóa học của thực liệu cung năng lượng ................................36
Bảng 4.5 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của bắp ...............................38
Bảng 4.6 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của cám gạo .......................39
Bảng 4.7 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của khoai mì.......................39
Bảng 4.8 Giá trị ABC của nhóm thực liệu cung đạm ...............................................40
Bảng 4.9 Giá trị BUF của nhóm thực liệu cung đạm ................................................41
Bảng 4.10 Thành phần hóa học của thực liệu cung đạm ..........................................41
Bảng 4.11 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của bột cá .........................44
Bảng 4.12 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của bột thịt xương ............45
Bảng 4.13 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của khô dầu đậu nành ......46
Bảng 4.14 Giá trị ABC của nhóm thực liệu cung khoáng ........................................46
Bảng 4.15 Giá trị BUF của nhóm thực liệu cung khoáng .........................................47

ix


Bảng 4.16 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của bột sò .........................48
Bảng 4.17 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của bột đá .........................49

Bảng 4.18 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của DCP ...........................49
Bảng 4.19 So sánh kết quả ABC - 5, ABC - 4, ABC - 3 của MCP ..........................50
Bảng 4.20 Giá trị ABC của nhóm sản phẩm acid hữu cơ .........................................51
Bảng 4.21 Giá trị BUF của nhóm sản phẩm acid hữu cơ .........................................51
Bảng 4.22 Giá trị ABC, BUF của các công thức thức ăn mẫu cho heo trong bảng 3.3
...................................................................................................................................53
Bảng 4.23 Kết quả ABC, BUF ở mức pH 5 của thức ăn hỗn hợp có bổ sung 0,1 - 1
% Formi - NDF .........................................................................................................54

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Sự phát triển enzyme tiêu hóa heo con sau cai sữa ....................................5
Sơ đồ 2.2 Giá trị pH trong hệ thống tiêu hóa heo con ................................................8
Sơ đồ 2.3 pH ở các vị trí khác nhau trong dạ dày heo ..............................................13
Sơ đồ 2.4 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột ..................13
Sơ đồ 2.5 Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của acid hữu cơ ...............................................14
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Máy đo pH HANNA - HI 2251 và hệ thống chuẩn độ .............................27

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của vật nuôi có liên quan đến giá trị
pH (pH value) đường tiêu hóa (dạ dày - ruột) và thức ăn cung cấp cho động vật nuôi
(Levic, 2005). Trong đó, pH thấp ở dạ dày là điều kiện tối ưu cho việc ức chế vi
sinh có hại, đồng thời kích thích enzyme tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên, pH dạ
dày có thể tăng do một vài nguyên nhân sau: (1) dạ dày ở thú non tiết rất ít acid
chlohydric (HCl), (2) thức ăn cung cấp cho thú có tính kiềm cao...
Trong hơn 25 năm qua, nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung acid hữu cơ
có tác động giảm pH thức ăn, góp phần tăng acid hóa dạ dày cho thú. Đồng thời
trong thời gian này, nhiều nghiên cứu B - value (giá trị đệm) là lượng (mililit - ml)
HCl 1,0 N được dùng để hạ thấp pH của 10% dung dịch thực liệu xuống dưới 5, đã
xác định được giá trị đệm của một số nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi
(Boulduan, 1988). Việc xác định giá trị đệm của từng thực liệu thức ăn trong chăn
nuôi sẽ góp phần tăng hiệu quả trong việc lựa chọn thực liệu để tổ hợp khẩu phần
phù hợp với nhu cầu phát triển của thú; đồng thời nhờ kết quả giá trị đệm của từng
thực liệu thành phần, có thể giúp dự đoán giá trị đệm của khẩu phần thức ăn.
Mặc khác, giá trị đệm của thực liệu còn ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp
thu dưỡng chất của thú, đặc biệt là trên thú non, vì giai đoạn này khả năng tiết acid
HCl rất hạn chế, nên khi cung thức ăn có giá trị đệm thấp nghĩa là thú chỉ tiết lượng
acid HCl ít cũng đủ để hạ thấp pH dạ dày, từ đó ức chế được vi sinh vật có hại,
đồng thời cải thiện tiêu hóa, và tăng trọng.

1


Nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện từ khá lâu bởi nhiều tác giả trên
thế giới như Boulduan (1988), Makkink (2011), Levic (2005) và Lawor (2005),
nhưng ở Việt Nam, đây vẫn còn là vấn đề nghiên cứu rất mới, rất hiếm tài liệu đề
cập đến.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của bộ môn Dinh dưỡng trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng và Th.S Lê

Minh Hồng Anh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá giá trị đệm của một số
nguyên liệu thức ăn thông thường”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Việc xác định giá trị đệm của từng thực liệu sẽ góp phần tăng hiệu quả trong
việc lựa chọn thực liệu để tổ hợp khẩu phần phù hợp với nhu cầu phát triển của thú.
Nhờ vào kết quả giá trị đệm của từng thực liệu thành phần có thể dự đoán
được giá trị đệm của khẩu phần thức ăn.
Trên cơ sở đó có thể xác định được liều bổ sung các sản phẩm acid hữu cơ
cân đối và phù hợp vào trong khẩu phần thức ăn cho heo.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập và xử lý các mẫu nguyên liệu, mẫu thức ăn có trên thị trường.
- Thí nghiệm chọn phương pháp đo giá trị đệm phù hợp với thực tiễn phòng
thí nghiệm.
- Đo pH và xác định giá trị đệm của các nguyên liệu thức ăn thông thường.
- Đo pH và xác định giá trị đệm của thức ăn có bổ sung các sản phẩm acid
hữu cơ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý trên heo
Tiêu hóa là quá trình phân giải những chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành
những chất đơn giản nhất để có thể hấp thu được. Các chất dinh dưỡng được hấp
thu qua thành ống tiêu hóa vào máu và trở thành nguyên liệu để xây dựng cơ thể, dự
trữ và cung cấp năng lượng cho mọi quá trình sống, đồng thời những chất cặn bã
được thải ra ngoài (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Ngoài việc thực hiện tiêu
hóa và hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, hệ tiêu hóa còn duy trì chức năng là hàng

rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của những chất đại phân tử, cũng như những tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm (Đào Trọng Đạt và ctv, 1995). Đối với thú non, quá
trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trong giai đoạn này rất biến đổi do tác động
của các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể thú.
2.1.1 Sự biến đổi về kích thước bộ máy tiêu hóa heo con
Theo Trần Văn Cừ và ctv (1985), bộ máy tiêu hóa heo con phát triển rất
nhanh. Ở 10 ngày tuổi, dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ sinh, và đạt tới
dung tích 200ml vào 20 ngày tuổi; ở 40 ngày tuổi thì dung tích dạ dày tăng 7 lần và
vào 3 tháng tuổi thì dung tích dạ dày đạt đến 6 lít. Ruột già ở heo sơ sinh có dung
tích 40 - 50 ml, khi đạt 20 ngày tuổi tăng lên 100ml và sau đó tăng rất nhanh về cả
trọng lượng và chiều dài.
Bộ máy tiêu hóa của heo con theo mẹ chưa phát triển hoàn toàn, nguồn dinh
dưỡng chính của heo trong giai đoạn này từ sữa mẹ, nên dễ tiêu hóa. Chuyển qua
giai đoạn sau cai sữa, nguồn thức ăn cho heo con lúc này thay đổi về chất lượng và
thành phần dinh dưỡng, vì thế bộ máy tiêu hóa của heo con phải phát triển nhanh về
kích thước, dung tích và thay đổi về sinh lý để có thể tiêu hóa sử dụng nhiều chất
dinh dưỡng hơn.

3


2.1.2 Sự biến đổi của giá trị pH đường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa của heo con
Trên heo sau cai sữa, cùng với sự phát triển nhanh về kích thước của bộ máy
tiêu hóa, thì yếu tố pH trong đường tiêu hóa cũng có sự biến đổi khá lớn; do vậy
ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trên heo sau cai sữa.
Bảng 2.1 Độ pH trên những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa.
Ngày sau cai sữa

0


3

6

9

Dạ dày (Stomach)

3,8

6,4

6,1

6,6

Tá tràng (Duodenum)

5,8

6,5

6,2

6,4

Ruột non trên (Jejunum)

6,8


7,3

7,3

7,0

Ruột non dưới (Ileum)

7,5

7,8

7,8

8,1

(Nguồn: Makkink và ctv, 1994)
Bảng 2.1 cho thấy, giá trị pH thấp ở dạ dày ngay khi cai sữa, sau đó pH tăng
dần theo thời gian (sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày) và giá trị pH tăng dần theo chiều của
hệ thống tiêu hóa.
Độ pH thấp trong dạ dày rất quan trọng đối với thể trạng của heo cai sữa
sớm. Độ pH trong dạ dày heo cai sữa sớm thường cao hơn so với heo không cai sữa
và heo lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, heo con khoảng 25 ngày tuổi trong dịch vị
thiếu HCl và trước 1 tháng tuổi không có HCl tự do, vì lượng HCl tiết ra quá ít và
nhanh kết hợp với dịch nhầy, đây là hiện tượng “thiểu HCl” trong dịch vị nên việc
duy trì pH thấp trong dạ dày bị thất bại, do vậy vi sinh vật gây bệnh có điều kiện
phát triển, từ đó gây tiêu chảy trên heo con sau cai sữa; đồng thời giảm tiết HCl dạ
dày dẫn đến thiếu yếu tố hoạt hóa enzyme tiêu hóa và kết quả giảm tiêu hóa thức ăn
bột đường và đạm (Kemin, 1997 trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 1996).
Harmon (1999) trích dẫn bởi Trần Thị Dân (1996) cho rằng khả năng tiết

dịch vị của heo con tăng dần theo tuần tuổi. Lipase cao lúc mới sinh cho đến 5 tuần
tuổi và sau đó ổn định. Amylase, protease, maltase tăng dần theo tuổi, nhưng mức
độ tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thành phần thức ăn.

4


Sơ đồ 2.1 Sự phát triển enzyme tiêu hóa heo con sau cai sữa
(Nguồn: ADM Alliance Nutrition, 2010)
Sơ đồ 2.1 cho thấy enzyme amylase, maltase và protease tăng theo ngày tuổi,
enzyme lipase tăng đến khi cai sữa sau đó giảm theo ngày tuổi. Đây là điểm cần lưu
ý khi bổ sung thức ăn cho heo con.
Theo Chang (1993) trích dẫn bởi Trần Thị Dân (1996), dạ dày heo có pH cao
sẽ không thích hợp cho tiêu hóa protein. Có 4 enzyme tiêu hóa protein là rennin
chymosin ở pH 3,5, pepsin ở pH 2, proteinase ở pH 3, và gelatinase ở pH 7.
Khi thức ăn vào trong dạ dày của heo pH trong dạ dày lập tức nâng từ 2 lên 3
- 5, làm ức chế phần lớn enzyme kể trên. Sự gia tăng pH trong dạ dày liên quan đến
tuổi heo sau cai sữa, thức ăn đặc hay lỏng và thành phần thức ăn. Khi pH trong dạ
dày không thích hợp cho các enzyme tiêu hóa protein hoạt động thì các protein đó
sẽ đi qua dạ dày xuống ruột, các lông nhung của ruột sẽ bị dị ứng với kháng nguyên
(protein) gây tiêu chảy. Tác động này gây hại đến sức khỏe cho heo hơn là việc làm
mất chất dinh dưỡng đã được cung cấp.
Giai đoạn theo mẹ, hệ tiêu hóa của heo con đã quen với việc tiêu hóa và hấp
thu sữa mẹ nên làm gia tăng dòng vi khuẩn có lợi Lactobacillus spp. Trong dạ dày
và đường ruột, nhóm này sử dụng đường lactose trong sữa để sản sinh acid lactic, là
nguyên nhân giảm pH trong dạ dày. Sự acid hóa này nhằm thức đẩy quá trình tiêu
hóa, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại cho heo con.

5



Heo sau khi cai sữa do thay đổi thức ăn mới, khó tiêu hóa hơn nên dạ dày
của heo sau cai sữa phải tiết nhiều HCl để tiêu hóa thức ăn mới khó tiêu này. Vì vậy
pH của đường tiêu hóa tăng dần lên, nhóm vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng giảm số
lượng và sau đó lại sinh sôi và phát triển của các dòng vi khuẩn có hại khác trong
đường ruột. Nếu những vi khuẩn có hại này có cơ hội thuận lợi, chúng sẽ tăng
nhanh về số lượng, lấn áp các nhóm vi khuẩn có lợi và gây nên hiện tượng loạn
khuẩn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy và các bệnh khác, và cuối cùng là ảnh hưởng
đến khả năng tăng trọng của heo con.
Theo Kidder và ctv (1996) trích dẫn bởi Trần Thị Dân (1996), màng nhầy
ruột non cũng có nhiều thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi. So với trước
khi cai sữa nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ và tình trạng này vẫn tiếp tục
giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau khi cai sữa, vì vậy heo cần có thời gian ít nhất là 5
tuần để khôi phục lại hệ thống lông nhung đường ruột, đây cũng là nguyên nhân heo
con dễ bị tiêu chảy trong giai đoạn sau cai sữa.
2.2 Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trên heo
2.2.1 Sự tiêu hóa và hấp thu protein
Theo Lê Hải (1981) trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng (2006), heo con mới
sinh đồng hóa tốt protein của sữa. Trong sữa đầu có chất ức chế trysin bảo vệ
protein khỏi bị phân hủy, điều này giúp cho heo con hấp thu tốt các
immunoglobulin dưới dạng các phân tử nguyên vẹn. Trong dạ dày heo con, những
ngày đầu có một lượng nhỏ pepsin liên kết với HCl, ở ruột có lượng nhỏ trypsin và
chymotrysin, vì vậy heo con đồng hóa protein có nguồn gốc động vật và thực vật kém
hơn nhiều so với protein sữa. Theo Taylor (1959) trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng
(2006), pepsinogen được sinh ra ở dạ dày, sau đó được hoạt hóa thành pepsin ở dạng
hoạt động trong điều kiện pH dạ dày thấp hơn 5, pepsin hoạt động tối ưu ở pH 2,0 - 3,5;
do đó khi hàm lượng HCl trong dạ dày thấp thường dẫn đến khả năng tiêu hóa protein bị
hạn chế.
2.2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu glucid


6


Heo con đồng hóa đường sữa sau khi lactase của ruột non phân giải lactose
thành glucose. Lượng

- amylase và maltase trong ruột non tăng dần đến 5 tuần

tuổi, nhờ đó lúc này heo con có khả năng tiêu hóa được tinh bột và oligosaccharid.
Khác với heo trưởng thành, ở heo con mới sinh glucid (đường, tinh bột) chuyển hóa
không đáng kể thành acid lactic (Lê Hải, 1981 trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng,
2006).
2.2.3 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid
Sự hấp thu lipid dưới dạng acid béo tự do và monoglycerid theo quá trình
thẩm thấu vào mạch bạch huyết và được phân phối đi khắp cơ thể. Theo Frank và
ctv (1996) (trích dẫn Nguyễn Quế Hoàng, 2006) cho biết khả năng tiêu hóa chất béo
của heo con tăng dần theo lứa tuổi. Tính dễ tiêu hóa của lipid có thể tăng từ 69%
trong tuần lễ đầu tiên sau khi cai sữa lên 88% sau 4 tuần cai sữa. Sự bài xuất lipase
theo dịch tụy ở heo con tăng đến 3 - 4 tuần song song với bài xuất mật, thúc đẩy sự
phân giải và đồng hóa mỡ. Tỷ lệ đồng hóa mỡ ở heo con tỷ lệ nghịch với chiều dài
của các chuỗi acid béo. Các acid béo chưa bão hòa được hấp thu nhanh hơn so với
các acid béo đã bão hòa.
Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
Khi thú mới sinh, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa chưa có hoặc có rất ít. Nhờ
bú mẹ, liếm láp trên nền chuồng mà vi sinh vật từ bên ngoài đã đi vào đường tiêu
hóa heo con. Tại đây, những vi sinh vật không thích nghi với môi trường tiêu hóa sẽ
bị tiêu diệt và thải ra ngoài. Một số ít thích nghi được sẽ sinh sản, phát triển và tạo
thành hệ vi sinh vật đường ruột (Nguyễn Quế Hoàng, 2006).
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), hệ vi sinh vật đường ruột rất phong phú và
được chia làm 2 loại:

Loại vi sinh vật tùy nghi: thay đổi theo thức ăn, môi trường đường tiêu hóa,
sức đề kháng của cơ thể ... như nấm men, nấm mốc, Proteus, Salmonella, Klesialla,
E.Coli, Clostridium, Shigella... đa số các vi sinh vật này thích nghi với môi trường
pH trung tính đến kiềm.

7


Loại vi sinh vật bắt buộc: thích nghi với môi trường dạ dày - ruột của động
vật và trở thành vật định cư vĩnh viễn, gồm có Streptococus lactic, S. Faecium,
Lactobacillus acidophilus, L. Bulgaricus, Bacillus subtilis, Bifidobacterium,
Saccharomyces cerevisiae, S. Boularddi, Aspergillus niger, A.oryzae...
>7
Miệng

Tá tràng

Không tràng

Hồi tràng

Kết tràng

Trực tràng

Ống thực quản
4 - 7: heo con

6 - 8,5


6-9

8-9

2 - 4,5: heo lớn
PH tối ưu = 2 (<4)
Hoạt động của vi khuẩn:
Tối thiểu ở pH = 3 – 4
Tối ưu ở pH = 6 – 8
Tối đa ở pH = 9 – 10
Sơ đồ 2.2 Giá trị pH trong hệ thống tiêu hóa heo con
(Nguồn: INVE Company, Hà Lan, 2004)
Sơ đồ 2.2 cho thấy tại mỗi vị trí khác nhau trong hệ thống tiêu hóa ở heo con
thì giá trị pH khác nhau.
Đào Trọng Đạt và ctv (1995) cho rằng sự cân bằng của quần thể vi sinh vật
trong đường tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của động vật chủ. Bình thường,
sự điều tiết của hệ sinh thái nội tại ngăn cản sự hình thành vi khuẩn gây bệnh trong
cơ thể. Nếu các nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ, các vi khuẩn gây
bệnh sẽ có điều kiện phát triển làm cho bệnh phát sinh. Các chủng E.Coli sinh độc
tố kết dính vào bề mặt biểu bì, các độc tố được tiết vào xoang ruột làm tăng cường
tiết dịch, do vậy các chất lỏng từ tá tràng đi xuống kết tràng sẽ vượt quá khả năng
hấp thu của nó gây ra tiêu chảy.

8


Mối liên hệ giữa vi sinh vật và giá trị pH đường tiêu hóa
pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh tổng
hợp của vi khuẩn. Sự ảnh hưởng này có thể xác định bởi 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất
là sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, đến hoạt lực

của enzyme. Nhân tố thứ hai là sự tác động gián tiếp môi trường đến tế bào. Trị số
pH điều chỉnh mức độ phân ly các thành phần môi trường, trị số pH ảnh hưởng rất
lớn đến vi sinh vật. Có những khoảng trị số pH vi sinh vật phát triển bình thường,
ngược lại có những khoảng trị số pH mà ở đó vi sinh vật không phát triển bình
thường hoặc chết dần (Nguyễn Quế Hoàng, 2006).
Vì vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung thêm các chế phẩm
sinh học như acid hữu cơ trong khẩu phần thức ăn sẽ góp phần hạ thấp pH dạ dày ruột, từ đó tạo điều kiện cho nhóm vi sinh vật có lợi phát triển, ức chế nhóm vi sinh
vật gây hại, kích hoạt một số enzyme tiêu hóa hoạt động tốt hơn, do vậy tăng khả
năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của heo con, đồng thời giảm pH đường ruột,
giảm tỉ lệ tiêu chảy.
2.4 Acidifier (Sự acid hóa đường ruột)
Acid hóa đường ruột là giải pháp bổ sung trực tiếp các acid hữu cơ vào thức
ăn vật nuôi. Các acid hữu cơ sẽ làm giảm pH trong đường tiêu hóa, cải thiện hệ vi
sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn gây hại và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Từ
đó làm cho acid có tác dụng như các chất kích thích tăng trưởng.
2.4.1 Một số acid hữu cơ thường dùng bổ sung vào trong thức ăn
Theo Adam (1999) trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng (2006), nhiều loại acid
hữu cơ như acid acetic, acid citric, acid fumaric, acid lactic và acid propionic là
thành phần có giá trị đặc biệt trong dinh dưỡng gia súc. Chúng mang lại nhiều lợi
ích về tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và cuối cùng là thành tích vật nuôi, các
acid này được xếp vào nhóm thành phần thức ăn và được gọi là dưỡng chất
(nutrient).
Acid lactic: sinh ra do quá trình len men đường lactose, được sử dụng trong
thức ăn của heo nhằm để ổn định khu hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi.

9


Trong môi trường đường tiêu hóa, acid lactic có tác dụng khống chế các vi khuẩn có
hại có hiệu quả hơn các loại acid hữu cơ khác, nhất là chủng vi khuẩn E.coli

O157:H7 (Jordan, 1999 trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng, 2006). Từ đó nó cũng có
tác dụng phòng ngừa bệnh tiêu chảy và tăng cường tiêu hóa hấp thu dưỡng chất
trong thức ăn. Ở các nước châu Âu, người ta sử dụng acid lactic bổ sung vào thức
ăn khởi đầu (prestarter) và thức ăn tập ăn (starter) cho heo con trong trường hợp cai
sữa sớm đã cho kết quả sinh trưởng rất tốt.
Acid kết tinh (fumaric, citric, succinic, malic): đây là những acid được sản
xuất bằng con đường công nghệ sinh học và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ
sung vào thức ăn rất tiện lợi. Các acid này tạo pH dạ dày và ruột thấp, vừa có tác
dụng tốt trong tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột heo con, khi lượng
acid HCl dịch vị tiết ra chưa nhiều, các acid này có vị chua nhẹ nên heo rất thích ăn,
đặc biệt nếu kết hợp thêm vị ngọt của đường để tạo ra vị chua ngọt thì càng hấp dẫn
đối với heo con tập ăn. Có nhiều thí nghiệm cho thấy acid fumaric trong thức ăn heo
con làm tăng khả năng tiêu hóa protein thô, năng lượng thô và phần lớn các acid
amin trong hồi tràng (Blank và ctv, 1999 trích dẫn bởi Nguyễn Quế Hoàng, 2006).
Acid formic, acid propionic và acid butyric: đây cũng là acid hữu cơ được
đưa vào thức ăn không phải chỉ với mục đích kích thích tiêu hóa, tăng trọng tích
lũy, mà còn có tác dụng bảo vệ thức ăn chống nhiễm khuẩn và chống nấm mốc.
Acid fomic tiêu diệt các vi khuẩn lên men thối trong đường ruột, còn acid propionic
ức chế nấm mốc độc hại trong thức ăn.
Acid hữu cơ ít dùng ở dạng đơn mà thường được dùng ở dạng hỗn hợp từ 2
đến 4 loại cùng với nhau để có tác dụng cho nhau (Vũ Duy Giảng, 2008).
Theo bảng 2.2 cho thấy các acid hữu cơ là nguồn cung năng lượng cho heo
con có thể sánh ngang với lúa mì hoặc luá mạch nên acid hữu cơ rất hữu dụng cho
heo (Phạm Thị Hà, 2000).

10


Bảng 2.2 Giá trị năng lượng thuần của các acid hữu cơ và ngũ cốc (MJ/kg) cho heo
STT


Thực liệu

Năng lượng thuần

1

Acid fumaric

8,9

2

Acid propionic

14,05

3

Acid citric

8,1

4

Acid formic

0,0

5


Acid lactic

14,45

6

Lúa mạch

9,46

7

Lúa mì

9,97
(Nguồn: Phạm Thị Hà, 2000)

2.4.2 Tác dụng của acid hữu cơ
Tác động của các acid hữu cơ như sau:
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường
ruột, tiêu diệt vi khuẩn bệnh.
- Hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng: hoạt hóa pepsinogen, hỗ
trợ tiêu hóa protein; tăng độ hòa tan chất khoáng, hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc
biệt là vi khoáng, kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và acid
mật, giúp lipid thức ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
- Tăng sự tái tạo lớp tế bào vi lông nhung (acid butyric): Na butyrate tăng
chiều dài lông nhung lên khoảng 30%.

11



Bảng 2.3 Tác động của các acid hữu cơ lên gia cầm
Nồng độ

Tác động

Fumaric acid

0,50 - 1,00

Cải thiện tăng trọng

Propionic acid

0,15 - 0,20

Cải thiện tăng trọng

Malic acid

0,50 - 2,00

Cải thiện tăng trọng

Sorbic acid

1,12

Nâng cao hiệu quả thức ăn


Tartaric acid

0,33

Cải thiện tăng trọng

Lactic acid

2,00

Cải thiện tăng trọng

Formic acid

0,50 - 1,00

Tạo pH đường tiêu hóa thấp, ức

Acid

chế hoạt động của Salmonella
Benzoic acid

0,20

Tác động lên sinh trưởng

Butyric acid


0,15

Cân bằng hệ vi sinh vật
(Nguồn: Avitech, 2001)

Bảng 2.3 cho thấy một số tác động của acid hữu cơ trên gia cầm với các mức
nồng độ khác nhau như cải thiện tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, ức chế
vi sinh vật có hại.
2.4.3 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ
Trong đường ruột tồn tại các nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh, số
lượng các nhóm này được duy trì ở trạng thái cân bằng (eubiosis); do những nguyên
nhân nào đó, số lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ
(dysbiosis), con vật bị rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh.
Vi khuẩn có ích sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn gây bệnh. Ví
dụ: pH thích hợp cho nhóm vi khuẩn lên men sinh acid lactic là 2 - 3, còn pH có lợi
cho vi khuẩn gây bệnh như E.coli là ≥ 4; Samonella là ≥ 3,5; Cl.perfringens là ≥ 6.

12


Sơ đồ 2.3 pH ở các vị trí khác nhau trong dạ dày heo
(Nguồn: INVE Company, Hà Lan, 2004)
Như vậy, bổ sung acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống < 3,5 sẽ ức chế
những vi khuẩn gây bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động.
Sơ đồ 2.4 cho thấy hầu hết các vi khuẩn gây hại đều sống ở pH lớn hơn 3,5.
Do đó, bổ sung acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống dưới 3,5 sẽ ức chế vi
khuẩn gây bệnh phát triển và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động

Sơ đồ 2.4 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột
(Nguồn: INVE Company, Hà Lan, 2004)

.

13


×