Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ ĐẠT BẢO HỘ SAU KHI TIÊM PHÒNG VACCIN DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.18 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ `MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ ĐẠT BẢO HỘ SAU
KHI TIÊM PHÒNG VACCIN DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN,
HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VÕ THỊ NGỌC GIÀU
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN VÕ THỊ NGỌC GIÀU

KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ BẢO HỘ SAU KHI
TIÊM PHÒNG VACCIN DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN
THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG
Trang tựa
Tháng 7/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN VÕ THỊ NGỌC GIÀU
Tên luận văn: “ Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại tại một số quận, huyện thuộc TP.HCM”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y, trường đại học Nông
Lâm TP.HCM ngày

tháng

năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS.NGUYỄN VĂN KHANH

ii


LỜI CẢM TẠ
 Con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ông bà, cha mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ con nên người.
 Xin chân thành cảm ơn

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô trong Khoa Chăn nuôi – Thú y
Đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt
quãng đời sinh viên.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh
ThS. Huỳnh Thị Thu Hương và các anh chị trong Bộ Môn Siêu vi – Huyết thanh
Đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
và hoàn thành tốt luận văn này.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Tp.HCM, bác sỹ thú y Nguyễn Thị Lệ Hằng và
các anh chị trong trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Xin cám ơn các bạn học chung lớp Thú Y 32 đã cùng tôi chia sẽ những khó
khăn, vui buồn, vất vả trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc thực hiện
đề tài này
 Sau hết là tình cảm thân thương mà tôi muốn dành tặng những người bạn hữu
thân thuộc đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên tôi trong suốt một quãng thời
gian dài.
Nguyễn Võ Thị Ngọc Giàu

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng
vaccine dại tại một số quận, huyện thuộc Tp.HCM” được tiến hành tại Bộ môn Siêu
vi – Huyết thanh, trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều trị thuộc Chi Cục Thú Y
Tp.HCM từ tháng 01/2011 đến 06/2011. Thí nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật
ELISA (với bộ PLATELIA ® RABIES KIT) qua xét nghiệm 407 mẫu huyết thanh chó

đã tiêm phòng ở 9 quận, huyện thuộc Tp.HCM (Hóc Môn, Bình Tân, Gò Vấp, Phú
Nhuận, quận 3, quận 5, quận 6, quận 10, quận 12). Kết quả được ghi nhận như sau:
- Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ là 86%.
- Khu vực, tuổi, giống, giới tính và thời gian sau tiêm phòng là các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ chó được bảo hộ sau tiêm phòng.
- Tỷ lệ chó được bảo hộ ở khu vực nội thành là 88,89% và khu vực ngoại thành
là 76,09%.
- Tỷ lệ chó được bảo hộ theo lứa tuổi: cao nhất ở lứa tuổi lớn hơn 24 tháng tuổi
(89,4%), kế đến là lứa tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi (80%) và thấp nhất ở lứa tuổi nhỏ
hơn 6 tháng tuổi (66,7%).
- Tỷ lệ chó được bảo hộ theo giống: cao nhất ở chó ngoại là 90,12%, kế đến là
chó lai (84%) và thấp nhất là chó nội (82,7%).
- Tỷ lệ chó được bảo hộ theo giới tính: ở chó đực là 84,04% và trên chó cái là
88,14%.
- Tỷ lệ chó được bảo hộ theo thời gian sau tiêm phòng: cao nhất ở móc thời gian
nhỏ hơn 60 ngày sau tiêm phòng (90,38%), kế đến là móc thời gian từ 60 đến 120 ngày
sau tiêm phòng (84,47%) và thấp nhất ở móc thời gian lớn hơn 120 ngày sau tiêm
phòng (75%).
- Huyết thanh của chó có hàm lượng kháng thể chủ yếu ở mức bảo hộ trung bình
(0,5-4 IU/ml huyết thanh) (57,14%), tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể ở mức bảo hộ
cao (>4 IU/ml) chỉ chiếm 42,86%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................... ii
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................................... iii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC..................................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................................. xi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ....................................................................................................... xii
Chương I MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2

Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2

1.2.1 Mục đích ...................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương II TỔNG QUAN.........................................................................................................3
2.1 Giới thiệu về bệnh dại ............................................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm về bệnh dại ............................................................................................3
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh dại ..................................................................................3
2.2 Căn bệnh học .......................................................................................................... 4
2.2.1 Phân loại ...................................................................................................................4
2.2.2 Hình thái ...................................................................................................................5
2.2.3 Cấu trúc .....................................................................................................................6
2.2.4 Quá trình xâm nhập và nhân lên của virus dại .....................................................7
2.2.5 Kháng nguyên và tính chất miễn dịch học ...........................................................8
2.2.6 Sức đề kháng của virus ...........................................................................................9

v



2.2.7 Khả năng gây bệnh ................................................................................................10
2.2.8 Đặc điểm nuôi cấy .................................................................................................10
2.3 Dịch tễ học của bệnh dại ...................................................................................... 10
2.3.1 Phân bố địa lý.........................................................................................................10
2.3.2 Động vật cảm thụ...................................................................................................11
2.3.3 Chất chứa căn bệnh ...............................................................................................11
2.3.4 Phương thức truyền lây .........................................................................................12
2.4 Sinh bệnh học ....................................................................................................... 13
2.5 Triệu chứng........................................................................................................... 13
2.5.1 Triệu chứng dại trên chó .......................................................................................13
2.5.2 Triệu chứng dại trên người ...................................................................................15
2.6 Bệnh tích ............................................................................................................... 16
2.6.1 Bệnh tích đại thể ....................................................................................................16
2.6.2 Bệnh tích vi thể ......................................................................................................16
2.7 Chẩn đoán ............................................................................................................. 16
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ..............................................................................................16
2.7.2 Chẩn đoán phân biệt ..............................................................................................16
2.7.3 Chẩn đoán thí nghiệm ...........................................................................................17
2.8 Phòng bệnh ........................................................................................................... 20
2.8.1 Phòng bệnh bằng vệ sinh ......................................................................................20
2.8.2 Phòng bệnh bằng thuốc .........................................................................................21
2.9 Điều trị .................................................................................................................. 23
Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................25
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ........................................................................... 25
3.1.1 Thời gian .................................................................................................................25
3.1.2 Địa điểm lấy mẫu...................................................................................................25
3.1.3 Địa điểm xét nghiệm .............................................................................................25


vi


3.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.3 Nội dung thực hiện .............................................................................................. 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 26
3.4.1 Dụng cụ và hóa chất ..............................................................................................26
3.4.2 Phương pháp tiến hành ........................................................................................26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 33
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................................34
4.1 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại. ... 34
4.2 Tỷ lệ chó có hảm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo
khu vực nuôi ............................................................................................................... 36
4.3 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo
lứa tuổi. ....................................................................................................................... 38
4.4 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo
giống chó. ................................................................................................................... 40
4.5 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo
giới tính....................................................................................................................... 42
4.6 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo
thời gian sau tiêm phòng và sự phân bố các mức hàm lượng kháng thể.................... 42
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................45
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................47
PHỤ LỤC .................................................................................................................................49

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARN

Ribonucleic acid

BHK

Baby Hamster Kidney

CCTY

Chi Cục Thú Y

EBL

European Bat Lyssaviruses

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

IgG

Immunoglobulin Gamma

HEP

High Egg Passage

LEP


Low Egg Passage

OD

Optical Density

OIE

Office International des Epizooties
( World organisation for Animal Health )

PCR

Polymerase Chain Reaction

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UI/ml

International Unit

VERO

Vervet Monkey Origin

WHO


World Health Organization

WI

Wistar Institut

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.2 Xử lý khi bị chó cắn ....................................................................................... 24
Bảng 3.1 Phân bố mẫu ở từng khu vực ......................................................................... 27
Bảng 3.2 Nồng độ mẫu chuẩn trong xét nghiệm định lượng ........................................ 29
Bảng 3.3 Phân bố mẫu trong xét nghiệm định lượng ................................................... 30
Bảng 3.4 Điều kiện công nhận kết quả .......................................................................... 32
Bảng 3.5 Phân tích kết quả ............................................................................................ 32
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó được bảo hộ đối với bệnh dại. ........................................................ 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại theo khu vực nuôi ........ 36
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng theo lứa tuổi. ................................. 38
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng theo nguồn gốc giống chó............. 40
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ theo giới tính. ............................................................... 42
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ theo độ dài thời gian sau tiêm phòng và sự phân bố các
mức hàm lượng kháng thể. ............................................................................................. 43

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2.1 Hình thái virus dại ................................................................................... 5
Hình 2.2 Cấu trúc mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của virus dại .............................. 6
Hình 2.3 Các protein cấu trúc của virus dại ........................................................... 7
Hình 2.4 Hệ gen của virus dại ................................................................................ 7
Hình 2.5 Giai đoạn xâm nhập và nhân lên của virus dại ....................................... 8
Hình 2.6 Bản đồ dịch tễ bệnh dại trên thế giới .................................................... 11
Hình 2.7 Triệu chứng dại trên chó (hung dữ, điên cuồng)................................... 14
Hình 2.8 Triệu chứng dại trên chó (sùi bọt mép do hàm cứng không nuốt được nước
bọt) .......................................................................................................................14
Hình 2.9 Triệu chứng dại trên người ...................................................................15
Hình 2.10 Kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể dại. ................................... 20
Hình 2.11 Vaccin Rabigen mono .........................................................................21
Hình 2.12 Vaccin Rabisin-R của hãng Merial ..................................................... 22
Hình 2.13 Vaccin Verorab ...................................................................................23
Hình 3.1 Đường cong chuẩn để xác định mức hàm lượng kháng thể dại ............ 31

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 2.1 Vòng truyền lây bệnh dại ....................................................................12
Sơ đồ 2.2 Vòng truyền lây dại thành thị .............................................................. 12
Sơ đồ 2.3 Diễn biến thời gian ủ bệnh, bệnh, chết trên chó mắc bệnh dại ........... 13
Sơ đồ 2.4 Các bước của kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể ............................ 19

xi



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại ở một số quận, huyện thuộc Tp.HCM từ 2007 đến 2011. .............................. 35
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại theo khu vực nuôi trong giai đoạn 2009-2011 .............................................. 37
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại theo lứa tuổi trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 ............................................ 39
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại theo giống chó từ năm 2007 dến năm 2011 ................................................. 41
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin
dại theo giới tính trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 ................................... 43
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ theo độ dài thời gian sau
tiêm phòng từ 2009 đến 2011...............................................................................45

xii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được ghi nhận từ
thời cổ xưa. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính gây chết trên nhiều loài động
vật máu nóng và người. Năm 1885, Pasteur đã chế tạo thành công vaccin phòng bệnh
dại. Đến nay đã có rất nhiều loại vaccin các thế hệ ra đời, hiệu quả tốt và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới. Loài người tưởng như khống chế và loại trừ được căn bệnh chết
người này. Vậy mà đến nay bệnh dại vẫn có cơ hội tấn công và còn là nỗi bận tâm của
những người làm công tác phòng chống bệnh dại. Ở Việt Nam, ngày 25/4/2011, đã có
1 ca tử vong vì bệnh dại ở Phú Yên. Điều này đã nhắc nhở, thúc đẩy những người làm
công tác phòng chống bệnh dại cần phải quan tâm, đẩy mạnh chương trình phòng

chống dại hơn nữa.
Ở nước ta, bệnh dại xảy ra chủ yếu ở loài chó (97%). Thành phố Hồ Chí Minh
là thành phố lớn, tập trung đông dân cư và nhu cầu nuôi thú cưng làm bạn trong nhà
ngày càng tăng. Năm 2010 tổng đàn chó ở TP.HCM là 242.434 con so với năm 2009 là
237.331 con (theo Chi Cục Thú Y TP.HCM). Sự gia tăng này cũng đồng nghĩa với việc
tăng nguy cơ lây một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, trong đó có bệnh
dại. Vì vậy việc tiêm phòng bệnh dại và kiểm tra khả năng sinh kháng thể bảo hộ sau
khi tiêm phòng là vấn đề cần được quan tâm ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói
chung để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh và xây dựng chương trình phòng
chống bệnh dại có hiệu quả hơn. Từ đó tiến tới xóa bỏ bệnh dại trên khu vực Tp.HCM
và trên cả nước.

1


Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả trong công tác tiêm phòng bệnh dại
trên chó, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh và ThS. Huỳnh Thị Thu
Hương cùng sự chấp thuận của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi
Cục Thú Y TP.HCM, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin dại tại
một số quận, huyện thuộc TP.HCM ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra tình hình tiêm phòng bệnh dại tại một số quận, huyện thuộc TP.HCM và
khảo sát tỷ lệ chó có hàm lượng kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng nhằm tạo cơ
sở dữ liệu cho công tác phòng chống bệnh dại tại TP.HCM, dần dần xóa bỏ bệnh dại
trên khu vực Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập mẫu huyết thanh chó đã tiêm phòng dại đưa về phòng thí nghiệm thực hiện
kỹ thuật ELISA để xác định hàm lượng kháng thể.

Số liệu thu nhận được được xử lý để khảo sát tỷ lệ chó được bảo hộ theo một số yếu
tố như khu vực, giống, tuổi, giới tính, loại vaccin, thời gian sau tiêm phòng...

2


Chương II
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về bệnh dại
2.1.1 Khái niệm về bệnh dại
Bệnh dại (Lyssa, Hydrophobia, La Rage, Rabies) là bệnh truyền nhiễm cấp tính
chung cho nhiều loài động vật và người do một rhabdovirus gây ra. Bệnh gây rối
loạn thần kinh bắt nguồn từ não và tủy sống, thể hiện về mặt lâm sàng bằng những
triệu chứng kích thích thái quá, hung dữ tấn công thú khác hoặc bại liệt. Bệnh truyền
chủ yếu qua vết cắn.
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh dại
Từ năm 500 đến năm 322 trước công nguyên, hai nhà triết học cổ Hy Lạp
Democrit và Aristot đã mô tả căn bệnh dại như một bệnh khủng khiếp gây nên cái
chết thê thảm cho người bệnh do chó truyền sang người qua vết cắn.
Một trăm năm sau công nguyên, Celse đã biết rằng độc tố đã được truyền từ chó
sang người và muốn tiêu diệt độc tố này cần phải đốt vết thương bằng que sắt nung
đỏ.
Hai trăm năm sau công nguyên, GaLien đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ
phần cơ thể bị cắn để ngăn ngừa sự phát bệnh dại.
Năm 1804, Zinke đã chứng minh được tính lây nhiễm trong nước dãi của chó
dại.
Năm 1813, Grunner đã tiêm nước bọt của chó dại cho động vật thí nghiệm để
chẩn đoán bệnh.
Năm 1821, Magendie và Breschet đã dùng nước bọt người bệnh dại để gây
nhiễm thực nghiệm cho chó.


3


Năm 1879, tại viện Lyon, Galtier đã thành công trong việc gây bệnh dại thực
nghiệm trên thỏ và thử nghiệm gây miễn dịch cho cừu bằng cách tiêm tĩnh mạch
nước bọt của con vật bị bệnh dại cho con vật lành.
Nhà bác học Louis Pasteur là người thành công nhất trong lịch sử phát hiện và
nghiên cứu bệnh dại, năm 1884, ông đã thành công khi nghiền não tủy của chó mắc
bệnh dại gây nhiễm dưới màng cứng não thỏ. Não thỏ dại là tác nhân mang hoạt tính
gây bệnh sinh học , được nghiền và tiêm truyền liên tiếp trên thỏ sau hơn 100 lần,
ông đã tạo ra một chủng virus biến đổi có ái tính thần kinh, bất hoạt một phần, có
thời gian ủ bệnh ngắn và cố định 6-7 ngày. Chủng này được ông sử dụng làm vacxin
vô hoạt. Năm 1885, lần đầu tiên Pasteur đã dùng vacxin não thỏ vô hoạt tiêm cho
cậu bé Joseph Meister 7 tuổi bị chó dại cắn và đã cứu sống được cậu bé này.
Nghiên cứu tính chất của virus dại, năm 1903, nhà khoa học Babes và Negri đã
phát hiện ra rằng khi nhân lên trong tế bào thần kinh ở động vật thực nghiệm, virus
dại thường kích thích tế bào tạo những hạt vùi hay còn được gọi là tiểu thể Negri.
Năm 1963, dưới kính hiển vi điện tử, Atanasiu cùng cộng sự đã nghiên cứu cấu
trúc, hình thái của virus dại trên động vật thí nghiệm và trên nuôi cấy tế bào.
Vào những năm 80, người ta đã sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng để chẩn
đoán các chủng virus dại gây bệnh ở người và động vật. Bằng kỹ thuật PCR người ta
đã có thêm nhiều hiểu biết về trật tự sắp xếp của các gen virus. Nhờ kỹ thuật sinh
học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ cho việc sản xuất các vacxin dại tái tổ hợp.
2.2 Căn bệnh học
2.2.1 Phân loại
Virus gây bệnh dại là một ARN virus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus.
Lúc đầu, giống Lyssavirus được chia thành 4 type huyết thanh dựa trên cơ sở mối
liên quan giữa kháng nguyên và huyết thanh học.
Huyết thanh type 1 (Serotype 1): là chủng virus thử thách chuẩn. Gồm phần lớn các

chủng “hoang dại” được phân lập từ loài động vật có vú sống trên cạn, dơi ăn côn trùng

4


ở Nam Mỹ, dơi hút máu người ỏ Mỹ La Tinh, kể cả các chủng virus cố định dùng trong
phòng thí nghiệm. Serotype này được chia thành nhiều biến chủng nhờ kháng thể đơn
dòng. Những kháng thể này cho phép phân biệt chủng hoang dã và chủng biến đổi.
Huyết thanh type 2 (serotype 2): chủng Lagos bat được phân lập từ dơi ở Nigeria,
Cộng hòa Nam Phi, Trung Phi và ở mèo Zimbabwe.
Huyết thanh type 3 (serotype 3): chủng Mokola, được phân lập từ chuột ở Nigeria,
Camorun, Cộng hòa Trung Phi và chó ở Zimbabwe.
Huyết thanh type 4 (serotype 4): chủng Duvenhage, được phân lập từ người ở Nam
Phi, dơi ở Nam Phi và Zimbabwe.
Tương ứng với 4 type huyết thanh trên có 4 kiểu gen đã được nghiên cứu về mặt di
truyền học.
Theo kết quả của những nghiên cứu gần đây, người ta đã phân lập thêm hai chủng
huyết thanh mới:
-

Huyết thanh type 5 (Serotype 5): European bat lyssavirus – 1(EBL-1), được
phân lập từ loài dơi Eptesicus serotinus

-

Huyết thanh type 6 (serotype 6): EBL-2, được phân lập từ dơi Myotis.

2.2.2 Hình thái
Virus dại có hình viên đạn, một đầu tròn, đầu kia dẹt với chiều dài trung bình từ
180 – 200 nm, đường kính từ 60 – 80 nm.


5


2.2.3 Cấu trúc
Virus dại là một RNA virus sợi đơn, có thành phần gồm 67% protein, 26% lipid,
4% RNA và 3% carbohydrat.
Cấu trúc của virus dại chia thành 2 phần: trung tâm là một ống hình trụ đặc
ribonucleoprotein được tạo bởi nucleocapside có chứa RNA cuốn lại theo hình xoắn,
trên đó có những đơn vị cấu trúc protein (dài 30Ao, rộng 55 A0) bám vào sợi RNA theo
chiều dài. Bên ngoài là vỏ bọc lipoprotein mang những gai bằng glycoprotein dài 7nm.

Virus dại gồm 5 protein cấu trúc:
Protein L (large) (180 kDal) chứa 2142 aa, là RNA polymerase phụ thuộc RNA,
hoạt động như một enzyme trong quá trình tổng hợp RNA.
Glycoprotein G (62-67 kDal) chứa 524 aa, trong đó có hai đoạn kỵ nước tạo khả
năng xuyên màng của virus. Protein G chịu trách nhiệm tiếp xúc và nhận biết để gắn
vào thụ thể, là kháng nguyên kích thích tạo kháng thể trung hòa virus khi gây nhiễm
bằng đường tiêm não và ngoại vi. Chuỗi này có 2 dạng khác nhau về mức độ glycosyl
hóa và cả 2 đều bị acyl hóa bởi acid palmitic.
Nucleoprotein N (54 kDal) chứa 450 aa, đóng vai trò cấu trúc chính trong quá trình
tạo vỏ cho RNA gen và bảo vệ bộ gen, điều hòa sự cân bằng giữa phiên mã và sao mã.

6


Phosphoprotein P (protein NS - nonstructural) (37 kDal) là một protein kỵ nước
chứa 297 aa, có vai trò điều hòa giúp RNA polymeraza trong quá trình polymer hóa.
Protein màng M (24 kDal) gồm 202 aa nằm ở trung gian giữa ribonucleocapsid và
màng virus, chịu trách nhiệm tạo hình thái và tiếp xúc qua lại với protein của tế bào.


Hệ gen của virus dại là một sợi RNA đơn âm, không phân nhánh, chứa 5 gen có
trật tự sắp xếp từ 3’ N-P-M-G-L-5’.

2.2.4 Quá trình xâm nhập và nhân lên của virus dại
Nhờ protein G với các cấu trúc gai bề mặt mà virus dại có thể gắn vào màng tế
bào chủ, sau đó virion dại thâm nhập tế bào theo cơ chế ẩm bào. Ngay sau khi virus lọt
vào bào tương, màng virus hòa tan với màng không bào lizosome và giải phóng RNA
vào bào tương.

7


Do hệ gen của virus dại là chuỗi RNA mang tính phân cực âm nên không thể
dịch mã trực tiếp thành protein virus bằng bộ máy tế bào mà cần phải có bước phiên
mã sơ bộ chủ động để tạo ra mRNA chuỗi dương bổ trợ ngay khi mã ribonucleocapside
được giải phóng vào tế bào chất. Bước này nhờ protein L đảm nhận.
Nhờ enzyme transcriptase ở gần đầu 3’ của hệ gen, quá trình tổng hợp RNA
được nhận biết và được bắt đầu từ đầu 3’ của hệ gen kéo dài về phía đầu 5’ tạo thành
các bản sao monocistron liên tục: đầu tiên một RNA nhỏ không vỏ, không đầu poly A,
sau đó là 5 mRNA mã hóa cho quá trình tổng hợp các protein N, P, M, G và L.
Trong quá trình lắp ráp, phức hợp N-P-L gói lấy RNA virus hình thành lõi virus
và protein M hình thành lớp bao xung quanh lõi, sau đó kết hợp với glycoprotein tạo
các virion hoàn chỉnh và rời khỏi tế bào bằng cách nảy chồi, lớp vỏ bọc lipid được kéo
theo ra từ màng tế bào.
2.2.5 Kháng nguyên và tính chất miễn dịch học
Virus dại có 1 kiểu kháng nguyên duy nhất. Tuy nhiên, các dòng virus phân lập
từ các loài khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau có các epitop trên nucleoprotein và
glycoprotein khác nhau.


8


Mặc dù tất cả các protein của virus đều có tính kháng nguyên nhưng chỉ có
protein G và N đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tạo kháng thể bảo vệ.
Khi bị nhiễm virus dại hoặc tiêm vaccin, kháng nguyên sẽ kích thích cơ thể sinh
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và
interferon.
Đáp ứng miễn dịch dịch thể: Protein G là kháng nguyên duy nhất tạo kháng thể
trung hòa virus một cách thường xuyên. Kháng thể trung hòa virus gồm IgG và IgM.
Ứng dụng trong thực tế, người ta dùng huyết thanh chống dại giàu kháng thể trung hòa
trong việc phòng vệ chống bệnh dại trên người; định hiệu giá kháng thể trung hòa để
đo mức bảo hộ trên thú.
Đáp ứng miễn dịch tế bào: protein G còn chia sẻ khả năng sinh miễn dịch tế bào
có liên quan đến tế bào T trợ giúp, tế bào T gây độc với protein N và M. Hơn nữa,
protein N ở phần lõi của virus có khả năng kích thích hình thành tế bào T hỗ trợ.
Virus dại sống hay vô hoạt kích thích cơ thể sản xuất interferon. Virus dại rất
nhạy cảm với interferon nên trên người sau khi nhiễm, người ta tiêm vaccin chống
bệnh dại để tăng sản xuất interferon.
2.2.6 Sức đề kháng của virus
Virus nhạy cảm với nhiều tác nhân vật lý. Chúng bị vô hoạt ở 50oC /15 phút,
80oC /2 phút, bởi ánh sáng và tia cực tím. Nếu để khô từ từ thì virus yếu đi và mất độc
lực trong 14 ngày. Virus sống được nhiều tuần trong tủ lạnh, nhiều tháng trong đông
lạnh.
Virus cũng có thể bị vô hoạt bởi các tác nhân hóa học như : nước Javel, xà
phòng, dung dịch formol 1%, HCl 5%, thuốc tím 1%. Ngược lại, virus được trữ trong
dung dịch glycerin 50%.
Trong nước bọt giữ ở phòng thí nghiệm virus còn độc lực sau 14 ngày. Virus có
thể được phát hiện trong tử thi thú chết vì bệnh dại trong 17 ngày.


9


2.2.7 Khả năng gây bệnh
Virus dại gây bệnh trên động vật máu nóng. Những thú máu lạnh thì đề kháng
ngay cả khi tiêm vào não.
Khả năng gây bệnh của virus có sự biến đổi trong những điều kiện tự nhiên.
Độc lực của virus liên hệ trực tiếp với số lượng virus gây nhiễm. Tuy nhiên, sự cường
độc hay nhược độc còn tùy thuộc vào loài thú. Ngoài ra, khả năng gây bệnh của virus
còn tùy thuộc vào ái lực của từng chủng virus đối với loài riêng biệt.
Trong những điều kiện thí nghiệm, nếu cấy liên tục trên thú, trên trứng, trên tế
bào có thể biến đổi tính gây bệnh của virus.
2.2.8 Đặc điểm nuôi cấy
Trên động vật thí nghiệm (in VIVO), người ta cấy virus vào não thú trưởng
thành hay thú mới sinh. Tuy nhiên, người ta thường dùng thú non vì trong sản xuất
vaccin sẽ không có chất gây viêm não và trong chẩn đoán bệnh sẽ cho hiệu giá virus
cao, thời gian nung bệnh ngắn giúp chẩn đoán nhanh hơn.
Trên trứng (in OVO), tiêm vào màng nhung niệu phôi gà 13 ngày, phôi chết sau
4 ngày, tìm thấy tiểu thể Negri trên não. Người ta cấy liên tục nhiều đời trên phôi trứng
gà hay trứng vịt để sản xuất vaccin (chủng FLURY, KELEV).
Trên tế bào, virus dại có thể nuôi cấy thích hợp trên những dòng tế bào nguyên
thủy, dòng tế bào KB, Vero, neuroblastome. Tuy nhiên, những bệnh lý tế bào khó có
thể phát hiện bằng cách xét nghiệm bệnh phẩm tươi, phải nhờ đến những kỹ thuật khác
như miễn dịch huỳnh quang (phát hiện những vùng có virus dại), nhuộm màu (phát
hiện thể Negri bắt màu eosin trong tế bào chất).
2.3 Dịch tễ học của bệnh dại
2.3.1 Phân bố địa lý
Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, trừ 3 nước Nhật, Úc và New Zealand. Hiện
nay, một số nước ở châu Âu và quần đảo Caribean cũng tuyên bố là không có bệnh
(theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).


10


Ở Việt Nam, từ 1996-2000 có 2.692.239 người phải chích ngừa và 664 ca tử
vong (theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). Theo Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương,
giai đoạn 2001-2003, trung bình mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 30 ca tử vong do
bệnh dại, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã có 35 ca. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2011,
cả nước có 1 ca tử vong vì bệnh dại ở Phú Yên.
2.3.2 Động vật cảm thụ
Trong thiên nhiên tất cả động vật máu nóng đều cảm thụ với bệnh, bệnh chủ yếu
ở loài động vật có vú. Trong loài có vú thì loài ăn thịt thường mắc bệnh nhất.Tính cảm
thụ của bệnh cũng thay đổi theo tuổi. Chó nhỏ hơn 2 tuổi cảm thụ hơn chó lớn hơn 2
tuổi. Tuy nhiên, ngày nay dơi dần trở thành nguồn bệnh ở nhiều vùng khác nhau trên
thế giới.
2.3.3 Chất chứa căn bệnh
Chó bài virus qua nước bọt trong giai đoạn nung bệnh (có thể vài ngày đến 13
ngày trước khi bệnh nổ ra), sau đó tiếp tục thải virus ra ngoài cho đến lúc chết. Tuy
nhiên, chỉ có 65-75% chó dại bài tiết virus qua nước bọt.
Virus còn có nhiều ở não, hệ thống trung ương thần kinh và ngoại vi, phổi,
tuyến thượng thận, gai lưỡi, thành ruột, tế bào mầm của nang tóc, giác mạc…virus
hiếm khi có trong máu, nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt.

11


Ở dơi, virus có trong sữa, nước bọt, tuyến gian xương bả vai.
2.3.4 Phương thức truyền lây
Virus dại truyền lây trực tiếp qua vết cắn, vết cào, qua niêm mạc nguyên lành
như niêm mạc mắt hoặc do thú bệnh liếm trên vết thương, vết trầy xước trên da. Khả

năng phát bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vết cắn xuyên qua
quần áo trên người thì kém sinh dại hơn vết cắn qua da trần. Vị trí vết cắn ở càng gần
trung ương thần kinh (mặt, cổ) hay ở cơ quan sinh dục thì càng nguy hiểm. Nếu loài
thú cắn là loài thú ăn thịt như mèo, chó thì thời gian phát bệnh sẽ nhanh hơn vì trong
nước bọt của chúng có chứa enzym hyaluronidaze giúp virus dại lan tỏa tới hệ thần
kinh nhanh hơn.
Virus dại có thể truyền lây gián tiếp qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Ở
người, hiếm khi lây qua đường tiêu hóa do virus bị tiêu diệt khi nấu chín. Sự truyền lây
qua vết thương, vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus hiếm khi
xảy ra.

12


×