Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG ĐƯỜNG HÔ HẤPTRÊN CHÓ, PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ DỊCH MŨI CHÓ VÀ THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐỒ CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.78 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN CHÓ, PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ DỊCH MŨI CHÓ
VÀ THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐỒ CÁC
VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC

Sinh viên thực hiện: PHẠM HUY CƯỜNG
Lớp: DH06DY
Ngành: Thú Y chuyên ngành Dược
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*******************

PHẠM HUY CƯỜNG

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN CHÓ, PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ DỊCH MŨI CHÓ
VÀ THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐỒ CÁC
VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ thú y chuyên ngành Dược.
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
BSTY. NGÔ THỊ MINH HIỂN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Anh Phụng
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Huy Cường
Tên khóa luận: “Khảo sát biểu hiện lâm sàng đường hô hấp trên chó, phân
lập vi khuẩn gây bệnh từ dịch mũi chó và thực hiện kháng sinh đồ các vi khuẩn
phân lập được ”
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày
19/08/2011.
Ngày …..tháng…..năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Anh Phụng

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và

dạy dỗ con nên người, là chỗ dựa vững chắc giúp con vượt qua những khó khăn thử
thách để con có ngày hôm nay.
Xin chân thành càm ơn quý thầy, cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tạo điều kiện
vật chất, tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện khóa
luận.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Anh Phụng và BSTY. Ngô Thị
Minh Hiển đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu
giúp chúng tôi hoàn thành khóa luận.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi thực
hiện khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Dược Thú Y 32 những người đã hỗ trợ,
giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua.

Phạm Huy Cường

iii


TÓM TẮT
Qua khảo sát lâm sàng 2086 chó bệnh đem đến khám tại Trạm Chẩn Đoán
Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh, có 422 chó có
biểu hiện triệu chứng hô hấp. Phân lập vi khuẩn từ 70 dịch mũi chó bệnh trên môi
trường thạch máu, định danh vi khuẩn bằng môi trường chuyên biệt và theo bộ Bis
14 do Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất rồi thực hiện
kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được bằng đĩa giấy kháng sinh khuếch tán.
Kết quả thu được:
Tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng hô hấp là 20,23%. Trong đó bệnh ở chó ngoại
cao hơn chó nội. Tỉ lệ bệnh đường hô hấp theo độ tuổi 2 - ≤ 6 tháng có tỉ lệ bệnh
cao nhất (26,35%). Tỉ lệ bệnh ở chó đực cao hơn chó cái (21,98% so với 19,15%).

Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trong bệnh hô hấp là thay đổi tần số hô
hấp (67,77%), chảy nước mũi (60,66%), ho (57,81%), hắt hơi (27,49%), suy nhược
(13,26%).
Phân lập được 5 nhóm vi khuẩn: Staphylococcus spp., Klebsiella spp.,
Streptococcus spp., E. coli, Pseudomonas spp. Trong đó Staphylococcus spp. chiếm
tỉ lệ cao nhất (60%).
Các vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
Hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chó khá cao (83,18%). Trung bình
thời gian điều trị khỏi bệnh đường hô hấp là 7,45 ngày, trong đó có làm kháng sinh
đồ góp phần rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 5,69 ngày.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .....................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.....................................................................xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...........................................................................................................2
1.3 YÊU CẦU ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3

2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ ..................................3
2.1.1 Mũi .....................................................................................................................4
2.1.2 Yết hầu ...............................................................................................................4
2.1.3 Thanh quản .........................................................................................................4
2.1.4 Khí quản .............................................................................................................4
2.1.5 Phế quản .............................................................................................................4
2.1.6 Phổi ....................................................................................................................5
2.2 SINH LÝ HÔ HẤP CỦA CHÓ ............................................................................6
2.3 RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP ...................................................................6
2.3.1 Định nghĩa rối loạn hoạt động hô hấp ................................................................6

v


2.3.2 Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp .....................................................6
2.3.3 Một số vi khuẩn gây rối loạn hoạt động hô hấp thường có trong dịch mũi của
chó ...............................................................................................................................7
2.3.3.1 Escherichia coli...............................................................................................7
2.3.3.2 Staphylococcus ................................................................................................8
2.3.3.3 Pasteurella multocida .....................................................................................9
2.3.3.4 Pseudomonas.................................................................................................10
2.3.3.5 Streptococcus ................................................................................................10
2.3.3.6 Klebsiella.......................................................................................................11
2.4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ .........12
2.4.1 Bệnh truyền nhiễm ...........................................................................................12
2.4.1.1 Bệnh Carré ....................................................................................................12
2.4.1.2 Bệnh ho cũi chó.............................................................................................12
2.4.2 Bệnh nội khoa ..................................................................................................13
2.4.2.1 Bệnh ở đường hô hấp trên .............................................................................13
2.4.2.2 Bệnh viêm mũi ..............................................................................................13

2.4.2.3 Bệnh viêm thanh quản, khí quản ...................................................................14
2.4.2.4 Bệnh chảy máu mũi.......................................................................................14
2.4.3 Bệnh ở đường hô hấp dưới ...............................................................................15
2.4.3.1 Viêm phế quản ..............................................................................................15
2.4.3.2 Bệnh viêm phổi .............................................................................................15
2.4.3.3 Bệnh viêm màng phổi ...................................................................................16
2.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
CHÓ ..........................................................................................................................16
2.5.1 Phòng bệnh .......................................................................................................16
2.5.2 Điều trị .............................................................................................................17
2.6 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ
HẤP TRÊN CHÓ ......................................................................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................19

vi


3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................19
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................19
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................19
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................19
3.3 VẬT LIỆU ..........................................................................................................19
3.3.1 Thiết bị và dụng cụ...........................................................................................19
3.3.2 Hóa chất, môi trường dùng để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .........19
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................20
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................21
3.5.1 Khám lâm sàng .................................................................................................21
3.5.1.1 Đăng ký hỏi bệnh ..........................................................................................21
3.5.1.2 Chẩn đoán bệnh .............................................................................................21
3.5.2 Xét nghiệm mẫu dịch mũi ................................................................................21

3.5.2.1 Cách lấy mẫu dịch mũi..................................................................................21
3.5.2.2 Phân lập, định danh vi khuẩn từ dịch mũi chó ..............................................22
3.5.2.3 Thực hiện kháng sinh đồ ...............................................................................25
3.5.2.4 Đánh giá hiệu quả điều trị .............................................................................26
3.6 NHỮNG CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................................26
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................28
4.1 TÌNH HÌNH CHÓ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP ................28
4.1.1 Tỉ lệ chó có biểu hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp ....................................28
4.1.2 Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính..........29
4.1.2.1 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính ...............................29
4.1.2.2 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ...............................................31
4.1.2.3 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giới tính ..................................................32
4.2 CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TRÊN CHÓ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP ..33
4.2.1 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ..............................33
4.2.2 Tỉ lệ chó có triệu chứng hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác ...................36

vii


4.3 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ CÁC VI KHUẨN
TRONG DỊCH MŨI CHÓ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP ............................................38
4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch mũi chó bệnh đường hô hấp ................38
4.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ một số vi khuẩn phân lập được .............................40
4.3.2.1 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus spp.................40
4.3.2.2 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli......................................41
4.3.2.3 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Streptococcus spp. ..................42
4.3.2.4 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Pseudomonas spp. ..................43
4.3.2.5 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Klebsiella spp. ........................44
4.4 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ .........................44

4.4.1 Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh đường hô hấp trên chó ................................................44
4.4.2 Thời gian điều trị khỏi bệnh đường hô hấp ......................................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................49
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................49
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC .................................................................................................................54

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KSĐ

: Kháng sinh đồ.

TLCBBĐHH : Tỉ lệ chó bị bệnh đường hô hấp.
G, T, GT

:Giống, Tuổi, Giới tính.

TLKB

: Tỉ lệ khỏi bệnh.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 4.1 Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp.............................................28
Bảng 4.2 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính ...........................29
Bảng 4.3 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp .......................33
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó có triệu chứng hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác ............36
Bảng 4.5 Các vi khuẩn phân lập được trong dịch mũi chó bệnh đường hô hấp.......38
Bảng 4.6 Các vi khuẩn phân lập được trong dịch mũi chó bệnh đường hô hấp.......40
Bảng 4.7 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli. (n=5) .......................41
Bảng 4.8 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Streptococcus spp. (n = 4) ..42
Bảng 4.9 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Pseudomonas spp. (n=5) ....43
Bảng 4.10 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Klebsiella spp. ( n=14) .....44
Bảng 4.11 Kết quả điều trị khỏi bệnh ở chó có làm KSĐ và không làm KSĐ ........45
Bảng 4.12 Thời gian điều trị bệnh đường hô hấp có hiệu quả .................................46

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp của chó nhìn ngang ..............................................3
Hình 2.2 Hình dạng và cấu trúc của phổi ...................................................................5
Hình 2.3 Vi Khuẩn E. coli nhuộm Gram ....................................................................8
Hình 2.4 Vi khuẩn Staphylococcus spp trên mội trường thạch máu ..........................9
Hình 2.5 Vi khuẩn Streptococcus nhuộm Gram ......................................................11
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân lập vi khuẩn ...........................................................................23
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ định danh cầu khuẩn Gram (+) ......................................................24
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ định danh vi khuẩn Gram (-) ..........................................................25
Hình 4.1 Chó chảy nước mũi................................................................................... 36
Hình 4.2 Chó bị ói mửa ........................................................................................... 37
Hình 4.3 Chó bị viêm mắt ........................................................................................ 37


xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ chó có triệu chứng đường hô hấp so với bệnh khác .....................28
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống...............................................30
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi .......................................31
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ chó bệnh đưòng hô hấp theo giới tính ..........................................32
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ................34
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ các vi khuẩn phân lập được trong dịch mũi chó bệnh hô hấp ....399
Biểu đồ 4.7 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên chó có hoặc không làm KSĐ.......455
Biểu đồ 4.8 Thời gian điều trị có hiệu quả bệnh đường hô hấp trên chó ...............477

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, chó đã là vật nuôi gần gũi với con người. Chó được nuôi với nhiều
mục đích khác nhau như giữ nhà, kéo xe, làm cảnh, hỗ trợ cảnh sát chống tội phạm,
trong phim ảnh. Hơn nữa, chó là loài vật khôn ngoan, luôn được chủ nuôi yêu quí
chăm sóc như thành viên trong gia đình. Thực tế cho thấy, vấn đề nuôi dưỡng chăm
sóc chó đang được gia chủ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là việc phòng trị các bệnh
truyền nhiễm.
Trong số những bệnh truyền nhiễm trên chó thì bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp xuất hiện rất phổ biến. Bệnh trên hệ thống hô hấp xảy ra trên chó mọi lứa tuổi,
mọi giống chó đều có thể mắc bệnh, nhất là trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm ở
nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển...
Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine, thì

bệnh nhiễm khuẩn trên đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn
chó, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh, có thể gây tử vong nếu không phát
hiện và điều trị kịp thời.
Trước tình hình thực tiễn như trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề
tài “Khảo sát biểu hiện lâm sàng đường hô hấp trên chó, phân lập vi khuẩn gây
bệnh từ dịch mũi chó và thực hiện kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được “
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Anh Phụng và BSTY. Ngô Thị Minh Hiển cùng với
sự giúp đỡ của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành
Phố Hồ Chí Minh.

1


1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu bệnh đường hô hấp trên chó đem đến khám tại Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh, phân lập vi khuẩn
trong dịch mũi chó bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trị thích hợp.
1.3 YÊU CẦU
Khảo sát và phân loại chó bệnh được đưa đến khám tại Trạm có triệu chứng
bệnh đường hô hấp theo giống (chó nội, chó ngoại), tuổi, giới tính.
Ghi nhận những triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên chó có dấu hiệu bệnh
đường hô hấp.
Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ các vi khuẩn có trong dịch mũi của
những chó bệnh đường hô hấp nặng.
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chó được đưa tới khám và
điều trị tại Trạm.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ
Hệ thống hô hấp có chức năng chính là cung cấp khí O 2 cho các tế bào trong
cơ thể và thải ra ngoài khí CO 2 thông qua tế bào hồng cầu của hệ thống tuần hoàn.
Ngoài ra, hệ thống hô hấp còn tham gia việc điều hòa thân nhiệt, hấp thu một số
chất bay hơi, tham gia quá trình phát âm của thú, tham gia vào việc giúp đỡ cơ quan
khứu giác nhận biết mùi không khí.
Về cấu trúc tổng quát, hệ thống hô hấp bao gồm xoang và các ống dẫn. Từ
trước ra sau có: mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi (Đỗ Vạn Thử và
Phan Quang Bá, 2004).

Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp của chó nhìn ngang
http://www. WashingtonStateUniversity.htm.

3


2.1.1 Mũi
Gồm lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi. Trong hốc mũi có nhiều cơ quan cảm giác
có khả năng phản ứng với các hóa chất trong không khí tạo cảm giác về mùi. Niêm
mạc mũi có tế bào bài tiết chất nhờn và hệ thống lông rung có chức năng giữ và đưa
ra ngoài các chất bẩn có trong không khí, đồng thời còn sưởi ấm không khí nhờ hệ
thống mao mạch (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2004).
2.1.2 Yết hầu
Là đoạn ống giữa họng và khí quản để không khí qua lại và cũng là bộ phận
thông với miệng và tai.
2.1.3 Thanh quản
Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và thực quản, dưới xương thiệt cốt.

Ngoài chức năng hô hấp còn là cơ quan chính để phát âm, bảo vệ đường hô hấp
không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn đặc biệt gọi là sụn tiểu
thiệt. Phần trước của niêm mạc thanh quản nằm ở sụn tiểu thiệt, là nơi rất nhạy cảm,
khi có vật lạ rơi vào nó sẽ tạo phản xạ tức thì để đẩy vật ấy ra khỏi đường hô hấp
(Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2004).
2.1.4 Khí quản
Là ống dẫn khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba phế quản.
Cấu trúc chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép lại với nhau. Niêm
mạc khí quản có rất nhiều tuyến tiết dịch nhày, nhưng không nhạy cảm bằng niêm
mạc thanh quản (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2004).
2.1.5 Phế quản
Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một lá phổi tương
ứng. Khi đi vào trong phổi nó tiếp tục phân chia ra nhiều nhánh nhỏ tạo thành một
hệ thống ống nhiều cỡ ngày càng nhỏ dần và tận cùng ở các phế nang. Sự phân chia
theo từng cấp độ như sau: Phế quản gốc, tiểu phế quản tiểu thùy hay phế quản trong
phổi, tiểu phế quản, tiểu phế quản tận cùng, tiểu phế quản hô hấp, tiểu ống phế
nang, túi phế nang (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2004).

4


2.1.6 Phổi
Gồm hai lá phải và trái, chiếm gần trọn vẹn xoang ngực. Thông thường, dung
tích của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. Mặt ngoài của mỗi lá phổi lồi lên theo
hình dạng của thành bên xoang ngực. Mặt trong có các chỗ lồi lõm ứng với cấu tạo
các cơ quan khác như: chỗ lõm của tim, của thực quản, của động mạch chủ và ngay
cả với một số tĩnh mạch lớn. Phổi trái gồm 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành
cách mô. Phổi phải gồm 3 thùy như phổi trái và thùy thứ tư gọi là thùy giữa hay
thùy Azygot.


Hình 2.2 Hình dạng và cấu trúc của phổi
http://www. WashingtonStateUniversity.htm.
Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang, phế nang là nơi trao đổi khí chính, mặt
trong là một lớp mô bì đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết, và mạng lưới
mạch máu dày đặc, vì vậy phổi có tính đàn hồi rất cao.
Mặt ngoài của phổi có một lớp mô liên kết mỏng bao phủ đó chính là lá tạng
của phế mạc. Phổi bình thường có màu hồng sáng hay đỏ nhạt, nếu có tụ máu sẽ
chuyển thành màu đỏ sậm hay đen.
Các phế nang liên kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế
nang. Các tiểu ống phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy. Các tiểu thùy liên kết
lại thành thùy phổi. Các thùy phổi tạo nên lá phổi (phải hay trái). Xen kẽ với các tổ
chức của phổi như trên, còn có một mạng lưới dày đặc các mạch máu được phân

5


chia với nhiều cấp độ khác nhau và cũng tận cùng ở các phế nang (Đỗ Vạn Thử và
Phan Quang Bá, 2004).
2.2 SINH LÝ HÔ HẤP CỦA CHÓ
Tần số hô hấp chó từ 10 - 30 lần/phút. Chó khỏe thở thể ngực. Nhịp thở (tỉ lệ
thời gian hít vào và thở ra) 1:1,64 (Nguyễn Văn Phát, 2006). Hô hấp là quá trình
trao đổi chất khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh gồm: sự hấp thu, vận
chuyển và thải các chất khí. Tham gia quá trình này là O 2 , cần cho sự biến dưỡng
các chất ở mô và CO 2 là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất. Ngoài ra
còn tham gia bài tiết các sản phẩm bay hơi khác khỏi cơ thể như các thể keto, các
thể acid (Nguyễn Như Pho, 2000).
Hệ hô hấp chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó
giao cảm hưng phấn làm ức chế trung khu hô hấp. Thần kinh giao cảm hưng phấn
làm tăng hưng phấn cho trung khu hô hấp.
Trước khi vào phổi, không khí phải được làm sạch, làm ẩm và làm ấm lên,

nhờ niêm mạc đường dẫn khí được viền bởi biểu mô trụ già kép có lông rung, lớp
đệm liên kết có chứa một số tuyến tiết nước và tiết nhờn, cùng một mạng lưới mạch
máu dồi dào. Đường hô hấp còn có khả năng loại bỏ những yếu tố xâm nhiễm cơ
thể theo đường không khí (Lâm Thị Thu Hương, 2004).
2.3 RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
2.3.1 Định nghĩa rối loạn hoạt động hô hấp
Rối loạn hoạt động hô hấp là sự điều tiết trao đổi khí của bộ máy hô hấp như:
mũi, thanh quản, khí quản, phế quản lớn, phế quản nhỏ, phế nang bị biến đổi về mặt
hình thái. Sự tuần hoàn máu và trao đổi khí ở phổi bị trở ngại.
2.3.2 Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp
Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp là do vi sinh vật, quá trình
nhiễm trùng làm thay đổi tổ chức học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi chất
khí. Các yếu tố ngoại cảnh như sự thông thoáng của không khí, chất độc trong
chuồng nuôi, thức ăn (mốc, quá mịn) là những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho quá
trình nhiễm trùng.

6


Ngoài ra, các nguyên nhân từ quá trình bệnh lý khác của cơ thể cũng có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp. Thí dụ thiếu vitamin A, tổ chức biểu mô
đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh
đường hô hấp, hoặc nếu đã mắc bệnh, thường bệnh rất nặng. Bệnh của hệ thống tim
mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp (Nguyễn Như Pho, 2000).
2.3.3 Một số vi khuẩn gây rối loạn hoạt động hô hấp thường có trong dịch mũi
của chó
2.3.3.1 Escherichia coli
Được Escherich phát hiện năm 1883 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em, là
trực khuẩn Gram âm, hai đầu tròn, kích thước trung bình 0,5 x 1 - 3 µm, không bào
tử, tạo giáp mô mỏng, có lông xung quanh cơ thể, một số ít có lông bám.

- Đặc điểm nuôi cấy: hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp 37
C, pH 7,4. Trên môi trường thạch máu có chủng dung huyết β có chủng không.

0

Trên môi trường EMB tạo khuẩn lạc tím ánh kim, trên Mac Conkey tạo khuẩn lạc
hồng.
- Đặc điểm sinh hóa: lên men sinh hơi các loại đường lactose, glucose,
mannit, không lên men dextrin, glycogen. Phản ứng sinh hóa khác: indol+, MR+,
VP-, citrat-, H 2 S -, NO 3 +.
- Sức đề kháng: bị diệt ở nhiệt độ 60 0C trong 15 - 30 phút. Các chất sát trùng
như acid phenic, HgCl 2 diệt vi khuẩn trong 5 phút.
- Khả năng gây bệnh: Escherichia coli có sẵn trong cơ thể con vật nhưng chỉ
gây bệnh khi sức đề kháng cơ thể yếu, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém,
thiếu vệ sinh, thú bị cảm lạnh. Bệnh thường xảy ra ở thú non nhiều hơn ở thú trưởng
thành (Nguyễn Văn Hanh - Tô Minh Châu - Lê Anh Phụng, 1996).

7


Hình 2.3 Vi Khuẩn E. coli nhuộm Gram
(Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị)
2.3.3.2 Staphylococcus
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae là những vi khuẩn Gram
dương, sắp xếp như chùm nho, đôi khi đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn. Vi khuẩn không
hình thành bào tử, không di động.
- Đặc điểm nuôi cấy: vi khuẩn yếm khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển là 30 - 37 0C, pH thích hợp 7 - 7,5.
- Đặc điểm sinh hóa: lên men không sinh hơi các loại đường glucose,
maltose, mannit, saccharose; không lên men inulin, raffinose, salicin. Phản ứng sinh

hóa khác: indol -, H 2 S -, MR +, khử nitrat thành nitrit.
- Sức đề kháng: vi khuẩn có sức đề kháng cao, kháng với sự khô hạn. Nhạy
cảm với penicillin, tuy nhiên có nhiều dòng đề kháng với penicillin do tạo
penicillinase phân giải penicillin.

8


Hình 2.4 Vi khuẩn Staphylococcus spp trên môi trường thạch máu
(Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị)
- Khả năng gây bệnh: thông thường vi khuẩn tồn tại trên hệ thống hô hấp, khi
sức đề kháng cơ thể yếu hay do nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh sẽ gây ra bệnh. Vi
khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và có thể đưa đến các hiện tượng nhiễm trùng
khác như viêm phổi, viêm thận cấp, viêm màng não, viêm tủy xương và các xoang
khác trong cơ thể (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.3.3.3 Pasteurella multocida
Bệnh do Pasteurella multocida gây ra đã có từ lâu nhưng mãi đến 1880
Pasteur mới phân lập căn bệnh. Pasteurella multocida là cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn,
kích thước thay đổi từ 0,2 - 0,4 x 0,6 - 2,5 µm, không di động, không sinh nha bào,
có giáp mô. Bắt màu Gram âm, có khả năng bắt màu lưỡng cực khi nhuộm bằng
phương pháp Wright hoặc Giemsa, đặc tính này không ổn định khi nuôi cấy trên
môi trường nhân tạo.
- Đặc điểm nuôi cấy: hiếu khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển
là 37 0C, pH 7,2 - 7,8. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn không gây dung huyết.
Trên môi trường MCK vi khuẩn không mọc. Trên môi trường thạch huyết thanh
khuẩn lạc có đặc tính là dung quang sắc cầu vòng khi chiếu ánh sáng nghiêng 450.

9



- Đặc điểm sinh hóa: vi khuẩn lên men đường glucose, không lên men đường
lactose. Phản ứng sinh hóa khác: không làm tan chảy gelatin, indol+, oxidase+,
urease-.
- Sức đề kháng: vi khuẩn bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, ánh sáng,
sự khô ráo và sức nóng, bị diệt ở 56 0C trong 15 phút.
- Khả năng gây bệnh: là loại vi khuẩn có trong hệ vi sinh vật đường hô hấp
của chó, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh. Trong phòng thí
nghiệm thỏ, chuột bạch, chuột lang rất nhạy cảm với vi khuẩn (Nguyễn Thị Phước
Ninh, 2005).
2.3.3.4 Pseudomonas
Vi khuẩn được Seliotle phân lập năm 1850, là trực khuẩn Gram âm, hai đầu
tròn, di động nhờ tiên mao, không bào tử, không giáp mô.
Đặc điểm nuôi cấy: hiếu khí, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 30- 37
C. Trên môi trường thạch máu gây dung huyết β. Khuẩn lạc có sắc tố xanh, mùi

0

trái cây thối. Trên môi trường canh đục đều có màu vàng sau đổi thành màu xanh.
Đặc điểm sinh hóa: không lên men đường. Phản ứmg sinh hóa khác:
oxidase+, indol-, MR-, VP-, H 2 S-, NO 3 +, citrat+.
Tính gây bệnh: gây bệnh mủ xanh ở người và động vật. Trong phòng thí
nghiệm vi khuẩn không có độc lực cao với động vật thí nghiệm (Carter, 1991).
2.3.3.5 Streptococcus
Streptococcus là vi khuẩn hình cầu, Gram dương, xếp thành đôi hay chuỗi
uốn khúc, dài hay ngắn tùy thuộc vào loài và điều kiện nuôi cấy, ít gặp dạng chuỗi
từ khuẩn lạc trên môi trường đặc. Kích thước 0,5 - 1µm, không di động, không bào
tử, một số ít có capsule.
Đặc tính nuôi cấy: Streptococcus là vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tùy nghi,
một số loài kị khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 37 0C.
Streptococcus là loại vi khuẩn tương đối khó nuôi cấy, môi trường nuôi cấy

đòi hỏi cần nhiều chất dinh dưỡng như môi trường thạch máu, thạch huyết thanh.

10


Đặc điểm sinh hóa: lên men đường lactose, glucose nhưng không lên men
đường mannit, inulin. Phản ứng khác: catalase-, oxidase-, indol-, MR+, VP-, H 2 S+.
Sức đề kháng: đa số bị diệt ở 50 0C trong 30 - 60 phút.
Khả năng gây bệnh: Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây viêm
phổi, viêm màng phổi ở người và động vật. Đây là loại vi khuẩn thường có trong
đường hô hấp, khi sức đề kháng cơ thể suy yếu vi khuẩn có thể trở nên gây bệnh. Tỉ
lệ nhiễm bệnh ở động vật non cao hơn động vật trưởng thành. Bệnh do
Streptococcus pneumoniae thường xảy ra vào các tháng mùa đông và ít khi là yếu tố
mở đầu, thường kế phát theo các bệnh do virút ở đường hô hấp trên (Tô Minh Châu
- Trần Thị Bích Liên, 2001).

Hình 2.5 Vi khuẩn Streptococcus nhuộm Gram
(Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị)
2.3.3.6 Klebsiella
Klebsiella là trực khuẩn Gram âm, không di động, thuộc họ vi trùng đường
ruột. Klebsiella được tìm thấy từ sự nhiễm trùng, vi khuẩn có khả năng tiết độc tố
gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, gây thiếu máu và nhiễm độc máu có thể gây
chết thú.
Một số đặc tính sinh hóa: lên men đường glucose, lactose. Các phản ứng sinh
hóa khác: H 2 S-, gelatin-, MR-, VP+, urease+, khử nitrat thành nitrit, LDC-, Esculin+
(Nguyễn Thị Khánh Linh, 2004).

11



2.4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ
2.4.1 Bệnh truyền nhiễm
2.4.1.1 Bệnh Carré
Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây
nên với đặc điểm là gây chết cao trên thú ăn thịt, đặc biệt là chó. Trên chó non bệnh
thường lây rất mạnh với biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi mụn nước ở vùng
da ít lông,…Ở giai đoạn cuối, chó thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát của
vi khuẩn ký sinh ở đường hố hấp, tiêu hóa làm bệnh trầm trọng hơn.
Triệu chứng:
Thể cấp tính: sốt hai pha, sốt cao lần đầu tiên xuất hiện từ ngày thứ 3 đến
ngày thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong hai ngày, sau đó sốt giảm, vài ngày
sau xuất hiện đợt sốt thứ hai, kéo dài đến chết. Viêm đường hô hấp với các biểu
hiện hắt hơi, ho chảy nước mũi đục đôi khi có máu, khó thở, viêm kết mạc mắt.
Viêm dạ dày - ruột, ói, phân lỏng có máu. Da vùng bụng xuất hiện các mụn mủ là
triệu chứng đặc trưng của bệnh. Giai đoạn cuối xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi
xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, chảy nước bọt, nhai giả, hôn mê rồi chết.
Thể bán cấp tính: những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng, kéo
dài hai ba tuần, trước khi xuất hiện biểu hiện thần kinh.
Phòng bệnh: trên thực tế chỉ có biện pháp tiêm phòng vắc xin tiến hành đồng
thời với giữ vệ sinh là có hiệu quả.
Điều trị: việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển vi trùng phụ nhiễm,
cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh. Sử dụng thuốc
kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống co giật, chống khó thở. Trợ lực bằng vitamin C,
vitamin B-complex (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.1.2 Bệnh ho cũi chó
Đây là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên chó, bệnh xảy ra và lây
lan mạnh ở chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi.

12



×