Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA VỊT ÔNG BÀ SUPER M TẠI TRẠI VỊT VIGOVA XÃ AN TÂY BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.17 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA VỊT ÔNG BÀ
SUPER M TẠI TRẠI VỊT VIGOVA - XÃ AN TÂY - BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: PHAN HUỲNH BÍCH THẢO
Lớp: DH06TY
Ngành: Bác sĩ thú y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHAN HUỲNH BÍCH THẢO

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA VỊT ÔNG BÀ
SUPER M TẠI TRẠI VỊT VIGOVA - XÃ AN TÂY - BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM MINH THUẬN



Tháng 8/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Họ tên sinh viên thực tập: PHAN HUỲNH BÍCH THẢO
Tên khóa luân tốt nghiệp: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của vịt ông bà Super M tại
trại vịt giống Vigova - xã An Tây - Bến Cát - Bình Dương.”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến đống
gớp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày…..tháng….năm 2011.
Thành Phố Hồ Chì Minh, ngày…..tháng.…năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS LÂM MINH THUẬN

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, những người thân trong gia đình, là
những người tiếp sức cho tôi cả vật chất và tinh thần, ưu tiên tất cả cho tôi để tôi hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập, hết lòng ủng hộ tôi suốt bao năm qua cho tôi có được như
ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình

giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Bày tỏ lòng kính yêu cô Lâm Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật cùng toàn thể các anh chị em ở trại vịt giống
Vigova đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tập thể lớp Bác sĩ thú y 32 đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những
khó khăn trong quá trình học tập và thời gian thực tập để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Vì khoảng thời gian thực tập quá ngắn từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/05/2011
nên bản thân vẫn còn thiếu sót nhiều trong công việc. Vậy rất mong những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Phan Huỳnh Bích Thảo

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của vịt ông bà CV Super M
tại trại vịt giống Vigova – xã An Tây – Bến Cát – Bình Dương” được tiến hành tại trại
vịt giống Vigova từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/05/2011. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu mẫu khối 1 yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên.
Kết quả thu được trong thời gian khảo sát các chỉ tiêu sinh sản trên 2 đàn vịt
Super M không có sự khác biệt về phương diện thống kê ở một số chỉ tiêu: khối lượng
vịt mái khi đẻ 50 %, tỷ lệ chết, tỷ lệ loại thải, tỷ lệ trứng có phôi, lượng thức ăn tiêu thụ
hằng ngày, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng.
Các chỉ tiêu có sự khác biệt về sự thống kê giữa 2 đàn: khối lượng vịt mái khi đẻ
5 % , tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng, tỷ lệ trứng chọn ấp, tỷ lệ ấp nở.

Ở đa số các chỉ tiêu sinh sản, đàn 2 đều cho kết quả tốt hơn đàn 1 như: khối
lượng vịt khi đẻ 5 %, 50 %, tuổi đẻ của vịt mái khi đẻ trứng đầu tiên, đẻ 5 %, đẻ 50 %
và đẻ cao nhất, tỷ lệ chết, tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng
chọn ấp, tỷ lệ ấp nở, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng. Điều này có thể do đàn 2 được
chọn lọc tốt hơn đàn 1.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh sách các bảng và sơ đồ ................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu tổng quan về trại vịt giống Vigova ................................................... 3
2.1.1 Lịch sử của trại ................................................................................................ 3
2.1.2 Vị trí địa lí ....................................................................................................... 3
2.1.3 Nguồn nước, thời tiết, khí hậu ........................................................................ 4
2.1.4 Tình hình tổ chức và sản xuất ......................................................................... 4
2.2 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 6
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm vịt Super M ................................................... 6
2.2.2 Lịch sử đàn vịt Super M tại trại vịt giống Vigova .......................................... 6
2.2.3 Chọn lọc .......................................................................................................... 7
2.2.4 Nhân giống thuần ........................................................................................... 8

2.2.5 Nhân giống thuần theo dòng .......................................................................... 8
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng .............................................. 10
2.2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về giống vịt CV Super M ........... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 21

v


3.1 Nội dung ........................................................................................................... 21
3.2 Thời gian và địa điểm....................................................................................... 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21
3.4 Qui trình quản lí chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................ 21
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................ 26
3.6 Phương pháp xử lí số liệu................................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29
4.1 Khối lượng vịt mái ........................................................................................... 29
4.2 Tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải ............................................................................... 30
4.2.1 Tỷ lệ chết ....................................................................................................... 31
4.2.2 Tỷ lệ loại thải ................................................................................................ 31
4.3 Tuổi đẻ ............................................................................................................. 32
4.4 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng ............................................................................ 33
4.4.1 Tỷ lệ đẻ .......................................................................................................... 34
4.4.2 Khối lượng trứng .......................................................................................... 35
4.5 Tỷ lệ trứng có phôi ........................................................................................... 36
4.6 Tỷ lệ trứng chọn ấp .......................................................................................... 38
4.7 Tỷ lệ ấp nở........................................................................................................ 39
4.8 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ........ 40
4.8.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày ................................................................ 42
4.8.2 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ................................................................ 42
4.9 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 43

4.9.1 Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng .................................................................. 43
4.9.2 Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng giống ........................................................ 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UNDP: United Nations Development Program (Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc)
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc)
CV: Cherry – Valley

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Hệ thống giống 4 cấp............................................................................... 7
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng tối thiểu trong các loại thức ăn cho vịt ........... 11
Bảng 3.1 Chế độ chiếu sáng bằng bóng đèn cho đàn vịt ở trại Vigova ................. 24
Bảng 3.2 Thời điểm tiêm phòng bệnh dịch tả vịt và cúm gia cầm cho đàn vịt
ở trại Vigova........................................................................................................... 26
Bảng 4.1 Khối lượng vịt mái khi đẻ 5 % và 50 % ................................................ .29
Bảng 4.2 Bảng tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải qua các tuần khảo sát......................... .30
Bảng 4.3 Tuổi đẻ của vịt mái khi đẻ trứng đầu tiên, đẻ 5 %, đẻ 50 % và đẻ
cao nhất ................................................................................................................. 32
Bảng 4.4 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng trung bình qua các tuần khảo sát ............ .33

Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng có phôi qua các tuần khảo sát ............................................. .36
Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng chọn ấp qua các tuần khảo sát ............................................ .38
Bảng 4.7 Tỷ lệ ấp nở qua các tuần khảo sát ......................................................... .39
Bảng 4.8 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả
trứng qua các tuần khảo sát .................................................................................... 41
Bảng 4.9 Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng và chi phí thức ăn cho 10 quả
trứng giống ............................................................................................................ .43

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam nói chung và chăn nuôi thủy cầm nói riêng là
nghề sản xuất truyền thống lâu đời và có vị trí quan trọng trong hệ thống chăn nuôi của
nước ta, đặc biệt là trong kinh tế hộ gia đình của người nông dân Việt Nam. Thịt gia
cầm thơm ngon và giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, đáp ứng
được thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác nhu cầu về con giống và sản phẩm trứng,
thịt của người tiêu dùng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tăng tính
ngon miệng trong bữa ăn hàng ngày.
Vịt là loài thủy cầm có sức chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và bệnh tật
cao, khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phẩm từ vịt như: thịt, trứng, lông đều có giá trị
kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội. Do đó, trong những năm qua, nghề chăn
nuôi thủy cầm ở nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng
và quy mô chăn nuôi. Mặc dù, chất lượng trứng và thịt của các giống nội như vịt cỏ, vịt
Bầu, vịt Kỳ Lừa và một số giống vịt khác là tương đối tốt nhưng năng suất thịt và trứng
lại chưa cao. Chính vì thế, nhà nước ta đã cho nhập thêm một số giống vịt có năng suất
thịt và trứng cao như: Supper M 1 , Supper M 2 , Khaki Campbell, CV 2000 Layer... Các
giống vịt này có năng suất trứng và thịt cao, đồng thời có khả năng thích nghi tốt với

điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Ngoài ra, chúng còn làm hài lòng thị hiếu người chăn
nuôi cũng như người tiêu dùng. Khi lai giữa các giống này với nhau và với các giống
nội thì tạo ra thế hệ con lai cho năng suất cao, thích nghi tốt và đem lại hiệu quả kinh tế
lớn.
Để có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sản xuất của giống vịt CV Super M
nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của vịt
ông bà Super M tại trại vịt giống Vigova - xã An Tây - Bến Cát - Bình Dương.”

1


1.2 Mục đich và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nhằm đánh giá khả năng sinh sản của vịt ông bà Super M góp phần làm cơ sở
dữ liệu cho công tác giống, phục vụ sản xuất và kinh doanh của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi thu thập một số chỉ tiêu về sức sinh sản của vịt ông bà Super.M nuôi
tại trại vịt giống Vigova.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quan về trại vịt giống Vigova
2.1.1 Lịch sử của trại
Trại vịt giống Vigova thuộc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật chăn nuôi (Viện Chăn Nuôi - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) đóng
tại địa chỉ 94/1056 Dương Quảng Hàm (Đường 26/3 cũ), phường 6 (phường 17 cũ), Gò
Vấp, Tp Hồ Chí Minh. Từ năm 2004 đến nay, trại vịt giống Vigova chuyển địa điểm

hoạt động đến địa chỉ xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với cơ sở được Nhà
nước đầu tư quy mô lớn hơn, trang thiết bị hiện đại hơn.
Ra đời cách đây 23 năm, với qui mô biên chế 16 cán bộ công nhân viên và số
vốn lưu động ban đầu 160 triệu đồng, song trại vịt giống Vigova đã làm chủ được công
nghệ cao về giống vật nuôi trở thành cơ sở sản xuất giống vịt lớn có uy tín của vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Trong hơn 10 năm qua, trại vịt giống Vigova đã đầu tư công sức, áp dụng thành
công công nghệ dòng, tạo ra được một số dòng vịt thuần cao sản hướng thịt, để từ đó tổ
hợp dòng tạo vịt giống bố mẹ và thương phẩm cung cấp cho sản xuất đại trà. Trại vịt
giống Vigova trở thành địa chỉ quen thuộc và độc quyền cung cấp 70 % tổng đàn vịt
bố mẹ có ưu thế lai cao cho toàn vùng Nam Bộ để sản xuất giống thương phẩm chất
lượng cao. Sản phẩm mới nhất mà trại đang cung cấp là vịt giống CV Super M gốc.
2.1.2 Vị trí địa lí
Trại vịt giống Vigova tọa lạc ấp Rạch Bắp, xã An Tây, huyện Bến Cát, Bình
Dương, nằm cách đường Nguyễn Chí Thanh 100m với diện tích 5,6 ha. Đây là nơi yên
tĩnh thích hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, có giao thông thuận lợi từ trục lộ vào
trại.

3


2.1.3 Nguồn nước, thời tiết, khí hậu
2.1.3.1 Nguồn nước
Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan làm nguồn nước uống, rửa sân và mực
thủy triều nước sông Sài Gòn cho vào hệ thống ao để vịt bơi lội.
2.1.3.2 Thời tiết và khí hậu
Trại chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu miền Nam Việt Nam có hai mùa rõ
rệt: mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, thời tiết khô nóng, nhiệt độ trung bình 29 – 30
C , ẩm độ trung bình 70 – 80 % và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt


0

độ trung bình từ 26 – 29 0C, ẩm độ trung bình 80 – 90 %.
2.1.4 Tình hình tổ chức và sản xuất
2.1.4.1 Cơ cấu lao động
Trại trưởng:

1 người

Trại phó kiêm bác sĩ thú y:

1 người

Kỹ sư chăn nuôi:

1 người

Công nhân kỹ thuật:

1 người

Công nhân:

7 người

Bảo vệ:

1 người

2.1.4.2 Cơ sở vật chất

Phòng hành chính
Khu sinh hoạt tập thể
Kho thuốc thú y
Kho vật tư
Kho chọn lọc và bảo quản trứng
Kho dự trữ thức ăn, kho trấu
Nhà sát trùng khi ra vào khu chăn nuôi
Chuồng vịt đẻ gồm 6 chuồng, vịt hậu bị 5 chuồng, vịt con 2 chuồng
Máy bơm nước, máy phát điện, máy sát trùng

4


2.1.4.3 Cơ cấu chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Trại có 13 chuồng gồm 2 chuồng vịt con, 5 chuồng vịt hậu bị và 6 chuồng vịt
đẻ. Trong đó có hai chuồng xây dựng theo thiết kế hiện đại để sử dụng nuôi vịt cá thể.
Diện tích chuồng vịt vịt đẻ khoảng 360 m2 . Nền chuồng là nền đất, trải thêm 20 – 30
cm cát, bên trên có sử dụng trấu làm chất độn chuồng đảm bảo sự khô ráo của nền
chuồng. Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, ba mặt được xây tường bê
tông, hai mặt bên được xây hoàn toàn, mặt trước xây cao 1m có khung lưới bên trên.
Mặt trước bố trí nhiều cửa ra vào làm tăng độ thông thoáng và thuận tiện cho việc cung
cấp thức ăn cho vịt, thu gom trứng đem về kho bảo quản. Mặt sau của khu chuồng
không xây kín mà sử dụng cột bê tông theo từng gian. Mặt sau tiếp giáp với sân chơi,
sân chơi được lát gạch tàu giúp việc rửa sân dễ dàng hơn và giảm đi đáng kể lượng
nhiệt hấp thu xuống nền sân. Ở cuối sân có bố trí những máng uống bằng inox cung
cấp nước sạch cho vịt. Sau sân chơi là hệ thống ao bơi, lấy nước theo mực nước thủy
triều sông Sài Gòn. Trong chuồng được lắp đặt hệ thống bóng đèn sợi đốt trong với
công suất 100 W, mỗi gian bố trí ba bóng. Ở chuồng vịt đẻ được bố trí thêm máng ăn
bằng inox và ổ đẻ theo tỉ lệ 5 mái:1ổ đẻ. Cứ hai dãy chuồng được bố trí một máy bơm
sử dụng cho việc rửa sân. Đầu dãy chuồng có kho chứa dụng cụ chăn nuôi.. Đầu mỗi

dãy chuồng đều có chậu nước sát trùng để công nhân và khách tham quan sát trùng
giày, ủng trước khi vào chuồng nuôi.
2.1.4.4 Tình hình sản xuất
• Nhiệm vụ sản xuất
Trại sản xuất và cung cấp con giống cho các cơ sở giống cấp I, lưu giữ giống
gốc dòng vịt Super M, ngoài ra trại cung cấp thêm vịt thương phẩm, vịt thịt và một ít
trứng thương phẩm đáp ứng nhu cầu người chăn nuôi và người tiêu dùng.

5


• Con giống
Trại tự chủ động về con giống phục vụ cho sản xuất và công tác bảo tồn giống
gốc. Con giống được nuôi từ vịt sơ sinh một ngày tuổi. Vịt nuôi đến hết bảy tuần tuổi
thì được chọn lọc những con đạt tiêu chuẩn giống lên làm vịt hậu bị.
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm vịt Super M
Giống vịt CV Super M là giống siêu thịt của công ty Cherry – Valley, Vương
quốc Anh, tạo ra từ năm 1976, là giống vịt siêu thịt có lông màu trắng tuyền, thân hình
chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc vàng pha xanh. Cổ to,
dài vừa phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa phải,
màu vàng hoặc phớt xanh, dáng đi chậm chạp. Đây là giống vịt nổi tiếng nhất hiện nay
trên thế giới về khả năng cho thịt và có khả năng thích nghi cao với các điều kiện tự nhiên.
Vịt siêu thịt CV Super M được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một
số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thích hợp với chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.
Theo tài liệu của hãng tại Anh cho biết: vịt dòng ông bà đẻ 170 – 180 quả trứng/40
tuần đẻ, vịt bố mẹ có năng suất trứng đạt 200 quả/40 tuần đẻ. Riêng dòng cao sản nuôi 42
ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2 – 2,6 kg cho
l kg tăng trọng. Khối lượng mới nở 54 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 3,2 –
3,8 kg/con, con mái nặng 3,2 – 3,5 kg/con tuỳ theo dòng chọn lọc. Ðến 40 tuần tuổi

đẻ 200 quả. Khối lượng trứng 79 - 82 g/quả.
2.2.2 Lịch sử đàn vịt Super M tại trại vịt giống Vigova
Được tổ chức Liên Hợp Quốc UNDP – FAO tài trợ, Trung tâm nghiên cứu và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi (Thành phố Hồ Chí Minh) thuộc Viện Chăn
Nuôi – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã nhập 1 đợt vịt bố mẹ CV Super
M vào tháng 11/1989 và 2 đợt ông bà CV Super M từ hãng vịt giống Cherry – Valley
của Anh. Đợt 1 vịt được nhập về Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên vào tháng
09/1990, sau đó chuyển về Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn

6


nuôi. Đợt 2 vịt được nhập thẳng về Trung tâm và nuôi tại trại vịt giống Vigova vào
tháng 8/1991 do Hội viên Hội chăn nuôi vịt Vigova đã đóng góp tài chính nhập khẩu
trực tiếp giống vịt Super M 2 từ Anh Quốc về.
Sau khi chọn lọc, nhân thuần qua 12 thế hệ, đã xây dựng được hệ thống giống 4
cấp:

Sơ đồ 2.1 Hệ thống giống 4 cấp
(Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc gia)

2.2.3 Chọn lọc
Việc chọn vịt tốt để lại gây giống là một trong những công việc cần thiết của
người làm công tác giống. Chọn lọc là sự tác động vào đàn vịt làm thay đổi đặc tính di
truyền của đàn qua việc lựa chọn những cá thể trống và mái có đặc tính tốt để giữ lại
làm giống, loại bỏ những cá thể không đạt các chỉ tiêu chọn giống.

7



Muốn đảm bảo được sự chọn lọc có hiệu quả thì phải chọn lọc vịt giống theo
điều kiện môi trường mà ta sẽ nuôi dưỡng chúng hay nuôi dưỡng con của chúng.
2.2.4 Nhân giống thuần
Nhân giống là một bước tiếp theo của chọn lọc và cải tiến di truyền. Nhân giống
sẽ phát huy hiệu quả của chọn lọc. Trong công tác giống vịt, chọn lọc, chọn phối là một
quá trình tiếp diễn không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhân giống thuần chủng là một phương pháp cho giao phối giữa vịt trống và
những vịt mái của cùng một dòng, giống.
Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo nên tính ổn định đồng nhất về tầm
vóc và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống.
Yêu cầu của nhân giống thuần chủng là duy trì và nâng cao được những đặc tính
tốt của giống, loại bỏ được những đặc tính xấu.
Nhân giống thuần chủng là phương pháp làm tăng số lượng đàn gia súc, gia
cầm. Trong thực tế chăn nuôi, một số giống vịt quí hiếm lâu nay đã không được quan
tâm nên chúng giảm dần và đi đến mất hẳn, cũng có những giống chỉ còn một số lượng
ít ở những vùng hẻo lánh, dễ mai một. Chính vì thế, phương pháp bảo tồn quỹ gen là
để góp phần vào việc bảo vệ các giống thuần chủng quí hiếm.
2.2.5 Nhân giống thuần theo dòng
Dòng thuần là một nhóm vịt thuộc một dòng nhất định tồn tại trong quá trình
nhân thuần để tạo đồng hợp tử của các nhóm gen tác động lên tính trạng nào đó. Dòng
thuần có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ dòng hạt nhân, tạo nhóm gen thuần để lai
tạo những tổ hợp lai cao sản. Chính vì lí do trên, muốn duy trì dòng vịt thuần phải thiết
lập hệ thống gia đình từ 20 – 40 gia đình, mỗi gia đình có 1 trống và 5 mái.
Nhân giống thuần theo dòng là nhân giống giữa những vật nuôi có mức độ
huyết thống gần gũi nhất định, kết hợp với việc chọn lọc các tính trạng nhằm không
ngừng nâng cao các tính trạng mong muốn lên trên trung bình của quần thể.

8



Nhiệm vụ của việc nhân giống theo dòng là phân chia giống thành các đơn vị
nhỏ làm cho giống phong phú hơn về tính trạng, tăng sức sống của giống và tránh hay
hạn chế được sự giao phối cận huyết, chuyển đặc tính tốt của cá thể thành đặc tính
chung của dòng.
Các bước tiến hành để tạo dòng:
-Để tạo dòng ta phải chọn lọc được trống đầu dòng đảm bảo có các tiêu chuẩn
cao hơn trung bình của giống. Con giống đầu dòng phải được kiểm tra qua đời con của
nó. Đồng thời chọn các con mái có tính trạng thích hợp để cho giao phối với trống đầu
dòng.
-Chọn phối theo đồng chất hay đồng huyết để cũng cố tính trạng mong muốn.
Đây cũng là quá trình kiểm tra con trống. Do đó, cần chia các con mái thành nhiều
nhóm nhỏ kèm theo con trống hoặc dùng nhiều trống với mái.
-Khi đã có những đời con chọn lọc từ nhóm hạt nhân thì tiếp tục theo dõi các chỉ
tiêu để chọn lọc qua các đời (thường từ 3 – 5 đời) nếu thấy đời con đã đạt tiêu chuẩn
mong muốn thì xem như dòng đó đã đạt.
-Dòng cũng phải có số lượng đủ lớn để không ảnh hưởng đến khả năng chọn
phối và không trở thành dòng đồng huyết. Mỗi dòng tồn tại từ 5 – 6 đời, sau đó lại
được chọn lọc để tìm các trống đầu dòng mới để tạo ra dòng mới.
Để nhân giống thuần chủng cần phải thực hiện thường xuyên công tác chọn
giống, nhân giống và cải thiện các điều kiện môi trường cũng như về công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng.
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
2.2.6.1 Con giống
Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sức sản xuất trứng của vịt.
Các giống khác nhau thì có thành tích sinh sản khác nhau. Vịt CV Super M có năng
suất trứng 180 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt Khaki Campbell có năng suất trứng 260

9



– 280 quả/mái/năm. Vịt CV2000 có năng suất trứng 260 – 300 quả/mái/năm (Theo
Trung tâm khuyến nông quốc gia).
Giữa các dòng trong cùng một giống như dòng trống và dòng mái cũng có khả
năng sản xuất khác nhau. Trong cùng một dòng, khả năng sản xuất cũng có sự sai biệt
giữa các cá thể.
Ngoài việc phải lựa chọn giống tốt với áp lực chọn lọc cao, phù hợp với mục
đích sản xuất, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi còn đầu tư nhiều cho
công tác chọn, lưu giữ giống thuần để đảm bảo chất lượng con giống theo hướng xây
dựng hệ thống giống 4 cấp theo mô hình hình tháp: đàn hạt nhân, đàn ông bà, đàn bố
mẹ, đàn thương phẩm.
2.2.6.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ thể động vật trong
tất cả các giai đoạn. Đối với gia cầm, giai đoạn đẻ trứng cần phải cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng để duy trì chất lượng trứng. Chế độ dinh dưỡng không cân đối sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất trứng. Thiếu chất dinh dưỡng, vịt sẽ không đủ nguyên
liệu để tạo trứng → trứng nhỏ, vỏ mỏng, sần sùi … Dư thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến
tình trạng mập mỡ, rối loạn chức năng sinh lí → vịt quay lông, giảm đẻ…thiếu vitamin
D sẽ dẫn đến giảm cacbonat canxi trong vỏ trứng. Do đó, thức ăn cho vịt đẻ phải đủ
chất lượng với lượng protein 18,5 – 19,5 % kết hợp với bổ sung đầy đủ canxi, phospho,
vitamin…để giúp vịt cho trứng đều, tỉ lệ đẻ cao, cho trứng bền, tốt, không dị dạng, dễ
bể. Cung cấp đủ nước uống sạch sẽ cho vịt. Vịt có thể giảm đẻ nếu các chất dinh dưỡng
được cung cấp kém phẩm chất hoặc trong thức ăn thiếu các chất tạo ra trứng, như
protein, các axit amin thiết yếu như lysin, methionine, tryptohan, vitamin D, E, Ca, P,
Mn, Zn. Do đó, tùy theo năng suất trứng, giai đoạn đẻ, thể trạng của đàn vịt, dòng vịt
mà ta điều chỉnh một khẩu phần thức ăn phù hợp (Bảng 2.1).

10


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng tối thiểu trong các loại thức ăn cho vịt Super M

Chất dinh dưỡng

Đơn vị

Vịt con

Vịt hậu bị

Vịt đẻ giống

2890

2890

2700

tính
Năng lượng trao đổi

Kcal/kg
thức ăn

Protein thô

%

22

15,5


19,5

Lysin

%

1,1

0,7

1,0

Methionine

%

0,5

0,3

0,4

Methinonine + Cystine

%

0,8

0,55


0,68

Calcium

%

0,9

0,9

2,9

Phosphorus

%

0,55

0,4

0,45

Sodium

%

0,17

0,16


0,16

(Nguồn: Lương Tất Nhợ và Hoàng Văn Tiệu, 2001)

2.2.6.3 Tuổi của vịt
Tùy từng giống vịt, mà yếu tố tuổi chi phối năng suất trứng, thời điểm thành
thục để bắt đầu đẻ theo mức độ khác nhau. Thông thường, tuổi vịt càng cao thì năng
suất trứng càng giảm dần.
-Đối với vịt Super M: Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 161 ngày, khối lượng khi
vào đẻ 3,18 – 3,21 kg. Năng suất trứng 196 trứng/mái/40 tuần đẻ, khối lượng trứng
trung bình là 87,4g (Dương Xuân Tuyển, 2003).
-Vịt Khaki Campbell: Tuổi vịt bắt đầu đẻ 140 – 150 ngày, khối lượng vịt khi
vào đẻ đạt 1,6 – 1,8 kg/con. Năng suất trứng 250 – 280 quả/mái/năm, khối lượng trứng
trung bình 65 – 75 g/quả (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
-Vịt CV2000: Tuổi đẻ của vịt là 154 ngày, khối lượng khi vào đẻ 2 kg/con.
Năng suất trứng 285 quả/năm, khối lượng trứng trung bình 70 – 75 g/quả (Hội chăn
nuôi Việt Nam, 2002).

11


Đối với vịt CV Super M, khoảng 4 – 5 tuần từ khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên, vịt
thường đẻ không đều, trứng nhỏ, khoảng tuần đẻ 9 – 16 thì đạt năng suất cao nhất,
khoảng tuần đẻ 22 – 25 trở đi thì sản lượng trứng giảm dần. Khi nuôi chuyên trứng để
lấy giống thì người ta thường loại thải vịt sau một chu kì đẻ. Qua các chu kì thứ 2, 3 thì
năng suất trứng giảm theo một tỉ lệ nhất định tùy theo giống, dòng.
2.2.6.4 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi thì điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như yếu tố khí hậu (nhiệt
độ, ẩm độ, ánh sáng), độ thông thoáng hay việc thiếu ổ đẻ, tiếng ồn, yếu tố gây stress
cũng ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của vịt.

• Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng
và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho vịt đẻ: 18 – 24 0C (Hội chăn nuôi Việt
Nam, 2002). Đây là nhiệt độ tốt nhất cho năng suất trứng cao nhất và chuyển hóa thức
ăn. Nhiệt độ thấp hơn, vịt sẽ ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sinh nhiệt nhằm giữ thân
nhiệt của cơ thể. Do đó, ta không nên để nhiệt độ chuồng nuôi hạ quá thấp sẽ dẫn đến
tiêu tốn thức ăn nhiều hơn. Khi nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, bị stress nhiệt, vịt ăn ít
nên hàm lượng protein và canxi trong thức ăn phải tăng lên để đảm bảo nhu cầu tạo
trứng và nhu cầu duy trì cho cơ thể, lượng nước uống tăng nhiều lần, phân đôi khi
trắng đục, lỏng, năng suất trứng và chất lượng trứng giảm. Ngoài ra, khi nhiệt độ cao,
vịt thở nhiều để tăng thải nhiệt nên lượng khí CO 2 thải ra tăng mạnh dẫn đến thiếu
năng lượng tạo vỏ trứng → vỏ trứng mỏng dễ vỡ, giảm chất lượng trứng (Lâm Minh
Thuận, 2004). Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, ta khắc phục bằng cách tăng số lần
rửa sân trong ngày, và cho vịt tắm thường xuyên để vịt không bị stress nhiệt.
• Ảnh hưởng của ẩm độ
Độ ẩm thích hợp cho chuồng vịt đẻ là 60 – 80 %. Nếu ẩm độ chuồng nuôi cao
sẽ làm tăng quá trình phân hủy phân và chất độn chuồng dẫn đến hàm lượng NH 3 tăng
lên, tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm mốc gây bệnh cho vịt phát triển. Ngược lại,

12


khi ẩm độ chuồng nuôi quá thấp sẽ làm tăng độ bụi trong chuồng nuôi. Do đó, vào
những ngày mưa, không có ánh nắng mặt trời, độ ẩm cao thì cần thêm chất độn vào
khu vực ổ đẻ và nền chuồng để chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.
Mặc dù vịt là loài chịu được độ ẩm cao nhưng do tập tính của vịt là uống nước
hay vung vẩy, phân vịt lỏng, dễ làm ẩm ướt chuồng, ướt chất độn phát sinh vi khuẩn,
nấm mốc, mà vịt dễ bị nhiễm nấm mốc nên ta phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh
chuồng trại (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003). Tóm lại, độ ẩm chuồng nuôi quá
cao hay quá thấp đều làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp cho vịt, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của vịt cũng như sức sản xuất trứng.
• Ảnh hưởng của ánh sáng
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến độ thành thục
sinh dục và năng suất sinh sản của vịt, chế độ ánh sáng không thích hợp cho vịt con, vịt
hậu bị và nhất là vịt đẻ có thể dẫn đén giảm sức đẻ đến 30 %. Vịt đẻ luôn giữ ổn định
17 h chiếu sáng/ngày, cường độ 5 W/m2 nền chuồng, một bóng 60 W cho 12 m2. Ban
ngày tốt trời dùng ánh sáng tự nhiên (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
Thời gian và cường độ chiếu sáng ổn định đảm bảo vịt đẻ đều, đúng giờ. Nếu
chế độ chiếu sáng thất thường, không đủ thời gian và cường độ vịt sẽ đẻ muộn, năng
suất và chất lượng trứng thấp, ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế (Lâm Minh
Thuận, 2004).
• Ảnh hưởng của độ thông thoáng
Độ thông thoáng chuồng nuôi rất quan trọng bởi vì phân vịt loãng, chất độn
chuồng ẩm gây ra độ ẩm cao, vịt sản sinh khí thải nhiều nên không khí phải lưu thông
mạnh để đẩy hết khí thải ra ngoài. Sự thông thoáng kém kết hợp với điều kiện vệ sinh
chuồng nuôi kém, chất độn chuồng ẩm ướt sẽ làm cho nồng độ các loại khí độc hại
như: H 2 S, NH 3 , CO 2 …tăng cao. Nồng độ các khí độc trong chuồng phải thấp dưới
mức qui định: H 2 S trong không khí < 7 ppm, NH 3 trong không khí < 34 ppm, CO 2
trong không khí < 2500 ppm. Ta nên tạo độ thông thoáng cho chuồng nuôi nhưng tránh

13


để bị gió lùa, tốc độ gió không vượt quá 0,3 m/s (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng,
2003). Do đó, khi thiết kế xây dựng chuồng nuôi nên lợi dụng hướng gió chính để giúp
chuồng nuôi được thông thoáng. Mặt khác, khu vực xung quanh chuồng nuôi cần phát
quang những cây rậm, thấp, cỏ, lấp những vũng nước tù đọng lâu ngày.
2.2.6.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
• Chất lượng của đàn vịt bố mẹ
Đàn vịt bố mẹ phải có chế độ dinh dưỡng thật cân đối để đảm bảo cho chất

lượng trứng tốt trong suốt chu kì đẻ. Vitamin, Ca, P, axit amin là những chất không thể
thiếu trong khẩu phần của vịt đẻ. Khi vịt không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để
duy trì và sản xuất, trứng đẻ ra sẽ bé, dị hình, mỏng vỏ hay sần sùi và chất dinh dưỡng
trong trứng cũng không đủ cho phôi phát triển, gây chết phôi. Nếu thiếu hụt chất dinh
dưỡng nào đó hoặc không cân đối các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến năng suất
trứng và tỉ lệ ấp nở. Thiếu vitamin A làm phôi ngừng phát triển, tỷ lệ chết phôi tăng.
Thiếu vitamin E thì phôi phát triển chậm, tỷ lệ trứng không phôi cao. Thiếu Ca, P làm
vỏ trứng dị hình, mỏng, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều…(Bùi Đức
Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003).
Tại trại vịt giống Vigova, đàn vịt được chọn lọc nghiêm ngặt từ đàn giống ban
đầu nhằm chọn ra những con mái, trống có chất lượng tốt nhất, phù hợp với mục đích
sản xuất. Đàn vịt được chọn qua 2 lần, lần 1 là khi vịt chuyển qua giai đoạn hậu bị (hết
7 tuần tuổi), lần 2 là khi vịt chuyển sang giai đoạn vịt đẻ (hết 21 tuần). Trong lần 1, 2 ta
đều chọn những vịt chất lượng nhất đàn theo chuẩn ngoại hình, tình trạng sức khỏe,
loại những con vịt nhẹ cân, vịt có lông đen, vịt gù lưng, vịt cánh tiên, vịt đầu to, vịt
chân cong…đảm bảo những cá thể được chọn sẽ khỏe mạnh và cho năng suất trứng
cao nhất.
Nếu đàn vịt bị bệnh mãn tính như bệnh thương hàn, bệnh hô hấp mãn tính …sẽ
cho tỉ lệ ấp nở thấp. Do đó, đàn vịt bố mẹ phải được tiêm phòng vaccin định kì, đầy đủ
để đảm bảo có sức đề kháng tốt nhất với bệnh tật.

14


• Tỷ lệ trống/mái
Tỷ lệ trống mái phụ thuộc vào điều kiện nuôi, phương thức nuôi. Nếu tỉ lệ
trống/mái không thích hợp, trống hoặc mái ít hay nhiều thì tỉ lệ thụ tinh thấp dẫn đến tỉ
lệ ấp nở thấp. Ở trại Vigova, người ta nuôi theo tỉ lệ 1 trống/5 – 6 mái và đã đạt được
kết quả khả quan (Tài liệu tại trại vịt giống Vigova).
• Chất lượng trứng giống

Yếu tố quan trọng đầu tiên cần để ấp trứng có hiệu quả là trứng giống tốt. Chất
lượng trứng giống tốt cho tỉ lệ trứng có phôi cao.
-Trứng giống tốt phải là trứng của những đàn giống gia cầm đúng qui cách
phẩm cấp giống và được nuôi theo đúng quy trình nuôi giống. Những gia đình, trang
trại muốn có con giống gia cầm đảm bảo chất lượng phải mua giống từ các cơ sở giống
có uy tín.
-Trứng vịt ấp tốt nhất phải là trứng lấy từ đàn vịt giống bố mẹ khỏe mạnh, ngoại
hình đẹp, đã tiêm phòng vaccin đầy đủ, không mắc dịch bệnh và ở tuổi thành thục từ 6
– 8 tháng tuổi trở lên.
-Trọng lượng trứng phải đạt trung bình của giống (75 – 130 g/trứng đối với vịt
Super M) và hình dạng trứng phải đạt tiêu chuẩn. Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ,
không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, hình dáng trứng
cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó. Soi qua ánh sáng ở phần đầu to
của quả trứng thấy buồng khí nhỏ là trứng tốt, nếu buồng khí hơi to hoặc quá to là
trứng đã bị loãng do trứng đã để lâu ngày và để ở nơi có nhiệt độ cao, làm ảnh hưởng
sự phát triển của phôi, ảnh hưởng tỷ lệ nở vịt con sau này (Tài liệu tại trại vịt giống
Vigova).
• Vận chuyển và bảo quản trứng
Việc bao gói và vận chuyển đúng qui cách làm giảm dập vỏ, tăng tỷ lệ ấp nở.
Sau khi thu nhặt trứng từ chuồng, trứng được chuyển về kho, chọn lựa, xếp vào khay
nhựa theo từng đàn riêng biệt, rồi chuyển vào trong kho lạnh 1 tuần trước khi đưa về lò

15


ấp, nhiệt độ kho lạnh khoảng 18 – 24 0C nếu thời gian bảo quản 1 – 4 ngày, 15 – 17 0C
nếu thời gian bảo quản là 5 – 7 ngày, ẩm độ duy trì 75 – 80 %. Trứng giống bảo quản 3
– 5 ngày, tối đa 7 ngày trong kho lạnh phải đưa về lò ấp. Nếu để lâu hơn thì tỷ lệ chết
phôi trong quá trình ấp sẽ tăng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002). Khi vận chuyển về lò
ấp, trứng được xếp vào thùng lớn, gồm 4 lớp, các lớp này cách nhau bởi 1 lớp trấu dày

để hạn chế trứng vỡ, dập. Tại lò ấp, trứng được bảo quản hoặc ấp theo nhiệt độ, ẩm độ,
độ thông thoáng thích hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của phôi. Việc
bao gói và vận chuyển cần đúng qui cách, cẩn thận, kỹ lưỡng để giảm hao hụt trứng
giống, giảm dập vỡ, giảm chết phôi, tăng tỷ lệ ấp nở.


Các thông số kỹ thuật của chế độ ấp

 Nhiệt độ
Nhiệt độ để ấp trứng là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến khả
năng nở - phát triển, sức sống của phôi. Khi đưa trứng vào ấp, có thể phân trứng theo
khối lượng để đưa vào máy ấp đúng thời điểm, trứng có khối lượng trên 85 g đưa vào
máy trước, sau đó 4 – 5 h đến trứng có khối lượng 75 – 85 g, sau 2 – 5 h nữa mới đưa
trứng dưới 75g vào máy. Tùy theo loại máy ấp ở trại ấp sử dụng mà điều chỉnh nhiệt độ
cho phù hợp. Nhiệt độ phải đều trong máy ấp, tránh tình trạng nhiệt độ không đều, chỗ
quá nóng, chỗ lạnh sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ nở, chất lượng gia cầm con. Chỗ quá nóng sẽ
làm phôi chết hoặc phôi phát triển quá nhanh, chỗ lạnh sẽ làm phôi phát triển chậm, vịt
nở ra bị nặng bụng, tiêu chảy.
Đối với máy ấp đơn kỳ yêu cầu: Từ 1 – 7 ngày ấp: 37,4 – 37,8 0C. Từ 8 – 24
ngày ấp: 37,2 – 37,5 0C. Từ 25 – 28 ngày ấp: 37 – 37,4 0C.
Đối với máy ấp đa kỳ cố định: 37,3 – 37,4 0C (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân
Sơn, 2003).
 Ẩm độ
Độ ẩm không khí cần thiết để điều chỉnh sự thải nhiệt của trứng trong thời gian
ấp, nó tạo ra môi trường cân bằng cho quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra của phôi thai.

16



×