Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

PHÂN LẬP ESCHERICHIA COLI VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN NÀY TRÊN GÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP ESCHERICHIA COLI VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH
GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN NÀY TRÊN GÀ

Sinh viên thực hiện : PHAN HUỲNH TRUNG
Lớp

: DH06TY

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHAN HUỲNH TRUNG

PHÂN LẬP ESCHERICHIA COLI VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH
GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN NÀY TRÊN GÀ


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Phan Huỳnh Trung
Tên luận văn: “Phân lập Escherichia coli và xác định đặc tính gây bệnh của vi
khuẩn này trên gà”. Đã hoàn thành yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…./…./2011.
Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

ii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ cho con, niềm

thương yêu và lòng biết ơn vô hạn trước những khó khăn vất vả mà ba mẹ đã hi sinh
để cho con có được ngày hôm nay.
Xin trân trọng biết ơn TS. Nguyễn Thị Phước Ninh, TS. Nguyễn Tất Toàn,
BSTY. Lê Thị Hà đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Bản, khoa Chăn Nuôi Thú Y và
các phòng ban của trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
Ban lãnh đạo Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, ThS. Nguyễn
Thị Thu Năm, BSTY. Nguyễn Phạm Huỳnh, BSTY. Lê Thị Tuyết Toan cùng tất cả
những anh chị, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Phân lập Escherichia coli và xác định đặc tính gây bệnh của vi
khuẩn này trên gà” được tiến hành từ ngày 15/01/2010 đến 20/05/2011 tại Bệnh
Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Phân lập trên 42 mẫu bệnh phẩm
(túi khí) trên những gà có bệnh tích điển hình và gà không có bệnh tích điển hình do
E. coli, được đem đến mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y, thử kháng sinh đồ của các
gốc E. coli phân lập được, xác định độc lực của các gốc E. coli phân lập được qua
phôi trứng gà 12 – 13 ngày tuổi, ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể trên gà sau khi
tiêm các gốc vi khuẩn E.coli phân lập được.
Kết quả ghi nhận tỷ lệ dương tính với E. coli là 54,76 % (23/42). Trong đó số
mẫu được phân lập từ gà có bệnh tích điển hình nghi ngờ do E.coli chiếm tỷ lệ cao

(88,89%) hơn số mẫu phân lập từ gà không có bệnh tích điển hình do E. coli
(29,17%).
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy tỷ lệ đề kháng với kháng sinh khá cao
ampicillin (56,52%), amoxicillin (56,52%), tetracycline (73,91%), trimethoprim/
sulfamethoxazone (60,86%), và khá nhạy cảm với norfloxacine (82,61%),
tobramycin (86,95%), colistin (60,86%), gentamycin (60,09%), neomycin
(60,86%).
Kết quả xác định độc lực của 10 gốc E. coli trên phôi trứng 12 – 13 ngày tuổi
thấy 3 gốc có độc lực cao, 5 gốc có độc lực trung bình và 2 gốc không có độc lực.
Tỷ lệ chết phôi trong khoảng từ 27 – 54 %
Kết quả xác định đặc tính gây bệnh trên gà con 1 ngày tuổi thì 3 gốc E. coli
có độc lực cao và 1 gốc có độc lực trung bình thí nghiệm đều gây chết với tỷ lệ cao
50 – 90 %..

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên ............................................................................................... ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn......................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các hình – sơ đồ ........................................................................................ ix
Danh các chữ viết tắt ................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 01
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 01
.......................................................................................................................................
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 02

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 03
2.1 Sơ lược về vi khuẩn E.coli .................................................................................. 03
2.1.1 Đại cương ......................................................................................................... 03
2.1.2 Đặc điểm sinh học ............................................................................................ 03
2.1.2.1 Đặc điểm hình dạng và sự nhuộm màu ......................................................... 04
2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy......................................................................................... 04
2.1.2.3 Đặc tính sinh hóa .......................................................................................... 04
2.1.2.4 Sức đề kháng ................................................................................................. 04
2.1.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố .................................................................... 05
2.1.3.1 Cấu trúc kháng nguyên.................................................................................. 05
2.1.3.2 Độc tố ............................................................................................................ 06
2.1.3.3. Tính chất gây bệnh ....................................................................................... 06
2.2. Bệnh do E.coli trên gà ........................................................................................ 07
2.2.1 Truyền nhiễm học ............................................................................................ 07
2.2.1.1 Động vật cảm thụ .......................................................................................... 07

v


2.2.1.2 Chất chứa căn bệnh ....................................................................................... 08
2.2.1.3 Phương thức truyền lây ................................................................................. 08
2.2.1.4 Đường xâm nhập ........................................................................................... 08
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................. 08
2.2.3 Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................. 09
2.2.3.1 Triệu chứng ................................................................................................... 09
2.2.3.2 Bệnh tích ....................................................................................................... 10
2.2.4 Chẩn đoán......................................................................................................... 10
2.2.5 Phòng và điều trị bệnh...................................................................................... 10
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................................... 11
2.3.1 Ngoài nước ....................................................................................................... 11

2.3.2 Trong nước ....................................................................................................... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 13
3.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 13
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 13
3.4.1 Phân lập vi khuẩn E.coli trên gà bệnh và thử kháng sinh đồ các gốc E.coli
phân lập được ............................................................................................................ 13
3.4.1.1 Phân lập vi khuẩn E.coli trên gà bệnh .......................................................... 14
3.4.1.2 Thử kháng sinh đồ ......................................................................................... 15
3.4.2 Xác định độc lực của các gốc E.coli phân lập được qua phôi trứng gà ........... 17
3.4.3 Ghi nhận đặc tính gây bệnh trên gà con 1 ngày tuổi của các gốc E.coli có độc
lực .............................................................................................................................. 19
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................ 23
4.1 Kết quả phân lập các gốc E.coli trên gà khảo sát và thử kháng sinh đồ ............. 23
4.1.1 Tỷ lệ dương tính với E.coli .............................................................................. 23
4.1.2 Kết quả kháng sinh đồ của các gốc vi khuẩn E.coli phân lập được ................. 26

vi


4.2 Xác định độc lực của các gốc E.coli phân lập được qua phôi trứng gà .............. 30
4.2.1 Ghi nhận số phôi chết 2 ngày sau khi tiêm ...................................................... 30
4.2.2 Phân lập lại vi khuẩn E.coli từ những trứng đã chết sau khi tiêm truyền huyễn
dịch vi khuẩn ............................................................................................................. 31
4.3 Điểm triệu chứng và bệnh tích trên gà được gây bệnh từ 3 gốc E.coli có độc lực
cao và 1 gốc có độc lực trung bình ........................................................................... 32
4.3.1 Số gà con chết sau khi tiêm huyễn dịch vi khuẩn ............................................ 32
4.3.2 Triệu chứng lâm sàng của gà con trong thời gian theo dõi .............................. 32
4.3.3 Bệnh tích đại thể và vi thể ................................................................................ 34

4.3.4 Phân lập lại vi khuẩn E.coli trên gà con thí nghiệm ........................................ 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 38
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 38

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bố trí lấy mẫu .......................................................................................... 14
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 17
Bảng 3.3 Cách cho điểm triệu chứng lâm sàng trên gà thí nghiệm (theo Antão và
ctv, 2008). .................................................................................................................. 21
Bảng 3.4 Cách cho điểm bệnh tích đại thể đặc trưng do E.coli trên gà thực nghiệm
(theo Antão và ctv, 2008). ......................................................................................... 22
Bảng 4.1 Tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E.coli ......................................................... 23
Bảng 4.2 Kết quả kháng sinh đồ của E.coli (n = 23) ................................................ 26
Bảng 4.3 Kết quả kháng sinh đồ của 16 gốc E.coli phân lập được trên gà có triệu
chứng và bệnh tích điển hình .................................................................................... 28
Bảng 4.4 Kết quả kháng sinh đồ của 7 gốc E.coli phân lập được trên gà có không có
triệu chứng và bệnh tích điển hình. ........................................................................... 29
Bảng 4.5 Kết quả sau 2 ngày tiêm phôi trứng ........................................................... 30
Bảng 4.6 Kết quả gây bệnh và chết trên gà thí nghiệm ............................................ 32
Bảng 4.7 Điểm triệu chứng gà sau khi tiêm vi khuẩn E.coli .................................... 33
Bảng 4.8 Điểm trung bình triệu chứng của gà trong thời gian theo dõi ................... 33
Bảng 4.9 Bệnh tích đại thể trên gà con 1 ngày tuổi sau khi tiêm truyền vi khuẩn
E.coli ......................................................................................................................... 34

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ
Hình 4.1 Khuẩn lạc E.coli có màu tím ánh kim trên môi trường EMB .................... 23
Hình 4.2 Phản ứng IMViC (++--), KIA (vàng/vàng) ................................................ 25
Hình 4.3 Kết quả kháng sinh đồ ................................................................................ 27
Hình 4.4 Phôi gà xuất huyết chết do vi khuẩn E.coli ................................................ 31
Hình 4.5 Màng bao tim dày, casein bao phủ ............................................................. 35
Hình 4.6 Phổi viêm ................................................................................................... 35
Hình 4.7 Viêm phổi lan rộng..................................................................................... 36
Hình 4.8 Gan xuất huyết, sung huyết nặng ............................................................... 37
Hình 4.10 Lách sung huyết ....................................................................................... 37
Hình 4.9 Tim xuất huyết nhiều ................................................................................. 37
Sơ đồ 3.1 Phân lập vi khuẩn E.coli ........................................................................... 15
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tăng sinh vi khuẩn E. coli ............................................................... 17
Sơ đồ 3.3 Cách pha huyễn dịch vi khuẩn E.coli (500 CFU/1 ml) ............................ 18

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHI: Brain Heart infusion Broth
BGA: Brilliant Green Agar
EMB: Eosin Methylen Blue
EPEC: Enteropathogenic E. coli
ETEC: Enterotoxigenic E. coli
EIEC: Enteroinvasie E. coli
VTEC: Verotoxigenic E. coli
IMViC: Indol, Methyl Red, Voges – Proskauer, Simon’s Citrate
NA: Nutrient agar

SLT: Shiga Like Toxin
MCK: Mac Con Key
KIA: Kligler iron agar
LPS: Lipopolysaccharide
ĐC: Lô đối chứng

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang được phát
triển mạnh mẽ do những lợi thế như tốc độ quay vòng vốn nhanh, ổn định và đem
lại lợi nhuận cao cho nhà chăn nuôi.
Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển trong bối cảnh hội
nhập quốc tế nên chịu sự cạnh tranh rất lớn: cạnh tranh giá bán, chất lượng sản
phẩm, trình độ chăn nuôi,… đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Việc phát triển đàn một cách nhanh chóng đã làm tăng nguy cơ lây lan dịch
bệnh, và thậm chí phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho nhà
chăn nuôi. Trong số đó phải kể đến Colibacillosis trên gia cầm là một trong những
bệnh nhiễm trùng do Escherichia coli gây ra. E. coli là nguyên nhân gây viêm túi
khí, viêm rốn ở gà con, nhiễm trùng huyết, và thường hay kết hợp với nhiều bệnh
khác làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn nhất là kết hợp với Mycoplasma
gallisepticum gây viêm khớp, sưng phù đầu, viêm màng bụng,…. Gây thiệt hại về
kinh tế của người chăn nuôi, chậm xuất chuồng
Việc quan sát tỷ lệ nhiễm bệnh là cần thiết để có thể đánh giá mức độ nhiễm
E. coli, giúp cung cấp thông tin phòng, chống bệnh cho hộ gia đình, nhà nước ra
chính sách, nhà khoa học nghiên cứu.
Hiểu rõ tác hại của nó, được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y

trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, anh chị trong
Bệnh Viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm và dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn
Thị Phước Ninh và thầy Nguyễn Tất Toàn chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân lập
Escherichia coli và xác định đặc tính gây bệnh của vi khuẩn này trên gà.”
1.2 Mục đích và yêu cầu
Mục đích

1


Phân lập được vi khuẩn E. coli trên gà và xác định được đặc tính gây bệnh
của vi khuẩn này, làm cơ sở cho công tác chẩn đoán và phòng trị bệnh có hiệu quả.
Yêu cầu
Phân lập được các gốc E. coli trên gà có bệnh tích điển hình và bệnh tích
không điển hình do E. coli.
Xác định độc lực của các gốc E. coli phân lập được qua phôi trứng gà 12 –
13 ngày tuổi và gà con 1 ngày tuổi.
Ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể trên gà sau khi tiêm các gốc vi khuẩn
E. coli phân lập được.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về vi khuẩn E. coli
2.1.1 Đại cương
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), vi khuẩn Escherichia
coli (E. coli) thuộc:
Lớp: Schyzomycetes

Bộ: Eubacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Tộc: Escherichiae
Giống: Escherichia
Loài: Escherichia coli
Escherichia coli được gọi tắt là E. coli còn có tên là Bacterium coli commue
được ông Escherich phát hiện năm 1885 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em.
E. coli là trực khuẩn ruột già, vi khuẩn này có mặt trong ruột hầu hết động
vật, ở phần cuối ruột non hay ruột già, ít khi có ở dạ dày hay phần trước ruột non
của các loài động vật như: chó, mèo, heo, bò, ngựa, gia cầm và người.
Vi khuẩn thường theo phân ra ngoài nên ta thường thấy vi khuẩn trong đất,
nước, không khí. Trong tự nhiên vi khuẩn sống được vài tuần đến vài tháng.
Động vật non cảm nhiễm đặc biệt với E. coli.
2.1.2 Đặc điểm sinh học
2.1.2.1 Đặc điểm hình dạng và sự nhuộm màu
E. coli là trực khuẩn Gram âm, bắt màu hồng, kích thước 1 – 3 µm x 0,5 µm
hai đầu tròn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn di động, không hình thành

3


nha bào, có giáp mô thỉnh thoảng thấy bắt màu lưỡng cực ở hai đầu (theo Nguyễn
Vĩnh Phước, 1997).
2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1997. Vi khuẩn E. coli nuôi cấy thích hợp ở nhiệt
độ 370C, pH = 7,4, hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Mọc tốt trên môi trường dinh
dưỡng thông thường và chịu được sự biến thiên nhiệt độ từ 4 – 450C. Môi trường
thạch dinh dưỡng tạo khuẩn lạc tròn ướt, màu trắng đục hơi lồi, để lâu có dạng khô
rìa hơi nhăn. Trên thạch máu có chủng dung huyết α, β và có chủng không gây dung
huyết. Trên thạch gelatin không tan chảy. Môi trường canh dinh dưỡng, làm đục

đều môi trường, sau lắng xuống đáy, có màu tro nhạt đôi khi có màu xám, có mùi
trứng thối. Trên môi trường chuyên biệt: Môi trường Eosin methylen blue (EMB):
tạo khuẩn lạc màu tím ánh kim. Môi trường Mac Con key (MCK): tạo khóm đỏ
hồng. Môi trường Kligler iron agar (KIA): lên men đường glucose và lactose
(vàng/vàng), sinh hơi, không sinh H 2 S. Môi trường Brilliant green agar (BGA): tạo
khóm xanh lá mạ.
2.1.2.3 Đặc tính sinh hóa
Lên men sinh hơi: Glucose, lactose, manitol, galactose
Lên men không sinh hơi: maltose, arabinose.
Lên men hay không lên men: saccarose.
Không lên men: dextrin, glycogen, salisin amidon, ít khi lên men inulin,
pectin.
Phản ứng IMViC: ++-- (indol+, methylred+, voges proskauer-, citrate-).
2.1.2.4 Sức đề kháng
E. coli bị diệt ở nhiệt độ 550C/ 1giờ, 600C/ 15-30 phút, 95 % bị diệt ở nhiệt
độ đông lạnh trong 2 giờ. Trong tự nhiên có thể tồn tại từ vài tuần đến 1 tháng,
chủng độc lực cao có thể tồn tại trên 4 tháng.
Vi khuẩn này dễ dàng bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: acid
fenic, HgCl 2 , formalin trong 5 phút. Có khả năng chịu đựng được các yếu tố lý hóa

4


cao hơn các vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella (theo Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
2.1.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
2.1.3.1 Cấu trúc kháng nguyên
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), cấu trúc kháng nguyên
của vi khuẩn E. coli phức tạp, gồm 4 loại: O, H, K và F.
Kháng nguyên thân O (Ohn)

Kháng nguyên thân O có bản chất là Lipopolysaccharide (LPS), có trên 160
loại phân bố trong vách tế bào, những kháng nguyên này bền với nhiệt độ và cồn.
không bị hủy ở nhiệt độ 100 - 1200C/ 2 giờ, các chất cồn, acid HCl 1 N chịu được
20 giờ, bị diệt bởi formon.
Kháng nguyên O được chia làm 4 nhóm: OI, OII, OIII, OIV.
E. coli gây bệnh trên gà thường là 4 nhóm lớn gồm: nhóm OI (O18, O15),
nhóm OII (O18, O20, O86), nhóm OIII (O1), nhóm OIV (O121, O138, O149, O151
K88 (B)). Phổ biến nhất là O78 K80 (B), O2 K1 (L).
Trên gà bệnh do E. coli thường thấy các type: OI, OII, O78, O35.
Kháng nguyên giáp mô K
Có bản chất là polysaccharide, có hơn 100 loại, chịu nhiệt kém bị phá hủy ở
1000C/ 1 giờ, có khi đến 1210C/ 2 giờ.
Kháng nguyên K gồm 4 kháng nguyên: A, B, L và M các kháng nguyên này
có khả năng ngưng kết huyết thanh của kháng nguyên O.
Nhiệm vụ của kháng nguyên này: hỗ trợ phản ứng ngưng kết cùng với kháng
nguyên O trong cấu trúc kháng nguyên, tạo thành hàng rào bảo vệ giúp kháng
nguyên chống lại các tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào.
Typ A: rất chịu nhiệt, không bị hủy ở 1000C trong 1 giờ, tính kháng nguyên
khả năng liên kết, kết tủa đều giữ nguyên.
Typ B (B1 - B6): tương đối chịu nhiệt khi đun sôi ở 1000C trong 1 giờ vẫn
giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa khác với kháng nguyên L, kháng nguyên
này thường thấy trong vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột.

5


Typ L: không chịu nhiệt bị hủy ở 1000C trong 1 giờ, mất khả năng ngưng
kết, kết tủa và tính kháng nguyên.
Typ M: chưa được rõ.
Kháng nguyên lông bám F (Focsman)

Là kháng nguyên tiêm mao, bản chất là protein kết dính vào tế bào thành
ruột, có dạng hình sợi giúp kết dính vi khuẩn vào nhung mao ruột.
Kháng nguyên H (Hauch)
Bản chất là protein, có 60 loại, chịu nhiệt thấp, 1000C/2 giờ thì mất tính chất
kháng nguyên, phần lớn E. coli có chung type kháng nguyên này.
2.1.3.2 Độc tố
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), vi khuẩn E. coli sinh các
độc tố sau:
Nội độc tố (endotoxin): được sinh ra khi vi khuẩn bị tiêu diệt.
Ngoại độc tố (exotoxin)
Là độc tố mà vi khuẩn E. coli tiết ra bao gồm: enterotoxigenic E. coli
(ETEC), enteropathogenic E. coli (EPEC), enteroinvasive E. coli (EIEC),….
Ngoại độc tố làm tan huyết, loại độc tố này hướng mạch máu, gây nên hiện
tượng phù thủng.
Ngoài ra, E. coli còn tiết một số độc tố khác như: cytotoxin, haemolysin.
2.1.3.3. Tính chất gây bệnh
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), ngày nay người ta chia E.
coli gây bệnh ra làm nhiều nhóm và tùy thuộc vào độc lực của chúng.
Gồm có 3 nhóm chính:
E. coli độc tố ruột: enterotoxigenic E. coli (ETEC) E. coli gây bệnh tích ở
ruột: enteropathogenic E. coli (EPEC). E. coli xâm lấn ruột: enteroinvasive E. coli
(EIEC).
Và một số nhóm khác như: Vasotoxin E. coli hay verotoxin (VTEC). Avian
panthogenic E. coli (APEC).
Enterotoxigenic E. coli (ETEC)

6


Đây là độc tố được nói đến nhiều nhất và nó được xem là nguyên nhân gây

tiêu chảy thông thường trên thú non (độc tố đường ruột), có 2 loại:
LT (heat labile enterotoxin): độc tố đường ruột không chịu nhiệt, gây tiêu
chảy, mất nước, gây độc đối với tế bào thần kinh. Trọng khối phân tử MW: 91,5
Kda chia làm 2 phần LTa và LTb, có tính chất kháng nguyên.
ST (heat stable enterotoxin): là độc tố đường ruột chịu nhiệt, gây tiêu chảy,
gồm St a/1 và ST b/2 , không có tính chất kháng nguyên.
Những động vật mang độc tố ETEC sản xuất LT và ST sẽ gây tiêu chảy trầm
trọng và kéo dài hơn những thú mà E. coli chỉ tạo được LT hay ST. Khả năng sinh
enterotoxin cũng có thể thay đổi nếu cấy chuyển nhiều, một số dòng sẽ mất khả
năng sinh enterotoxin.
Enteropathogenic E. coli (EPEC)
Bao gồm một số type huyết thanh cổ điển, cơ chế gây bệnh chưa rõ.
Enteroinvasive E. coli (EIEC)
Gồm nhiều type huyết thanh gây bệnh với những triệu chứng bệnh giống với
Shigella, E. coli xâm lấn màng niêm ruột gây đi tiêu rặn, phân có lẫn máu khó phân
biệt với lỵ, viêm trực tràng.
Vasotoxin E. coli hay Verotoxin (VTEC)
Có trọng khối phân tử 70 Kda có tính chất kháng nguyên.
Avian panthogenic E. coli (APEC)
Biểu hiện chính là tích dịch túi khí, có nhiều thanh dịch, gây bệnh đường ruột
gia cầm và thường kết hợp với yếu tố ngoại cảnh và nhân tố mở đường. độc tố
APEC phân lập được hầu như thuộc serotype: O1, O2, O78, và yếu tố độc lực gắn
liền với chủng F (Fibriae: lông mềm) với giáp mô K1 chịu nhiệt và dung huyết.
2.2. Bệnh do E. coli trên gà
2.2.1 Truyền nhiễm học
2.2.1.1 Động vật cảm thụ
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), con non của các loài động vật hữu nhũ,
gia cầm, chim, thú hoang dã đều có thể mắc bệnh.

7



Trên gà: bệnh xảy ra ở giai đoạn từ 1 - 10 ngày tuổi, những con trưởng thành
mắc bệnh vào giai đoạn chuẩn bị đẻ.
Trên vịt thường xảy ra từ vài ngày đầu đến 8 tuần tuổi.
Trong phòng thí nghiệm chuột lang, chuột bạch và thỏ đều mẫn cảm khi tiêm
canh trùng dưới da gây viêm cục bộ, nếu tiêm liều lớn gây bại huyết và giết chết
con vật.
2.2.1.2 Chất chứa căn bệnh
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), trên gà vi khuẩn có trong
gan, lách, tủy xương, buồng trứng, túi khí,… ngoài ra vi khuẩn còn có trong con
khỏe mang trùng.
Trong tự nhiên vi khuẩn tồn tại khắp nơi: nền chuồng, thức ăn, nước uống.
Ngoài ra vi khuẩn còn hiện diện trong bụi nền chuồng, trong điều kiện khô vi
khuẩn tồn tại rất lâu.
2.2.1.3 Phương thức truyền lây
Trực tiếp
Nguồn bệnh chủ yếu từ những con bệnh và những con khỏe mang trùng bài
tiết mầm bệnh ra bên ngoài môi trường.
Ẩm độ cao, nuôi nhốt chật chội, sự thay đổi nhiệt độ với biên độ cao, làm
con vật giảm sức đề kháng cho nên dễ dàng lây nhiễm bệnh.
Gián tiếp
Phân gia cầm bệnh, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm bởi
chất bài xuất có E. coli, là nguồn lây bệnh chủ yếu.
Trong các cơ sở sản xuất, nguồn bệnh E. coli lan truyền gieo rắc khắp nơi do
các loài gặm nhắm.
Ngoài ra nguồn bệnh E. coli lây lan trong trại chăn nuôi còn do một số công
nhân không chấp hành tốt nội quy vệ sinh phòng bệnh.
2.2.1.4 Đường xâm nhập
Bệnh do E. coli lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có

chứa mầm bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, niêm mạc mắt.

8


Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp do gà bị nhiễm bệnh CRD (Chronic
Respirstory Disease) làm cho niêm mạc phế quản bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập
qua vết thương vào cơ thể.
Bệnh truyền lây qua trứng do cơ thể gà mẹ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn xâm
nhập quả vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc từ môi trường chuồng trại bị nhiễm
trùng.
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), bệnh xảy ra do sức đề kháng của gia súc
gia cầm kém (bởi sự thay đổi khẩu phần ăn, nhiệt độ, nồng độ bụi trong trại
stress,…) màng niêm ruột giảm chức năng bảo vệ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhiễm. Vi khuẩn E. coli gia tăng số lượng nhanh chóng tấn công vào hệ thống mạch
máu, hạch lâm ba, tủy xương gây nhiễm trùng huyết, viêm túi khí, viêm màng bao
tim, viêm cơ tim.
Nếu vi khuẩn xâm nhiễm từ đường hô hấp chúng sẽ định vị tại túi khí, sau đó
vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Vi khuẩn E. coli sau khi vào máu sẽ định vị ở những vùng khác nhau: khớp,
túi khí, màng hoạt dịch, màng bao tim, sau đó di chuyển đến gan, lách làm cho gan,
lách bị viêm, tạo những khối u ở gan, lách sưng to sậm màu.
2.2.3 Triệu chứng và bệnh tích
2.2.3.1 Triệu chứng
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi, số
lượng vi khuẩn trên cơ thể gà bệnh mà thời gian nung bệnh có thể từ vài ngày đến
vài tuần.
Thường có 2 thể bệnh:
Cấp tính: phần lớn bệnh xảy ra ở thể này, bệnh diễn biến nhanh, con vật sốt,

khát nước, bỏ ăn và chết.
Mãn tính: gà tiêu chảy mạnh, phân xanh, trắng, có lẫn máu, gà suy yếu và
chết.

9


Gà bị bệnh do E. coli có biểu hiện lông bị xù, khó thở, sưng phù đầu, sưng
mắt, sưng khớp, da mặt tái.
Ở gà con mới nở thì viêm rốn, lòng đỏ không tiêu.
Trong trường hợp kế phát bệnh trên đường hô hấp thì gà khò khè, chảy nước
mũi, sưng mặt,
2.2.3.2 Bệnh tích
Túi khí viêm dày lên, xuất hiện casein.
Viêm màng bao tim, màng bao quanh gan, làm cho các màng này dày lên.
Tích dịch màng bao tim, tích nước xoang bụng, túi khí.
Gan sưng dễ vở, có đốm hoại tử.
Niêm mạc dày lên, sung huyết, xuất huyết.
Khớp sưng, tích dịch.
Lách, thận sưng chuyển màu sậm hay nhạt hơn.
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000) trường hợp gà bị CRD kết hợp với
E. coli thì sẽ gây viêm túi khí nặng, fibrin hoặc fibrin mủ, viêm màng bao tim và
màng bao quanh gan, trên gà đẻ có casein bao phủ lên buồng trứng.
2.2.4 Chẩn đoán
Dựa trên đặc điểm dịch tễ, những biểu hiện lâm sàng, biến đổi bệnh tích và
xét nghiệm vi trùng.
Xét nghiệm bệnh phẩm gan, tim, lách, túi khí của gà mắc bệnh hoặc nghi
bệnh để tìm vi trùng.
2.2.5 Phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng
cách cung cấp đủ vitamin, khoáng chất.
Tiêm phòng các loại vacin đầy đủ, chuồng trại thông thoáng, được sát trùng
định kỳ và được thay chất độn chuồng thường xuyên.
Cách ly và điều trị ngay lập tức đối với những con gà mắc bệnh và gà nghi
nhiễm bệnh.

10


Chuồng trại được sát trùng, tiêu độc định kỳ, để trống chuồng một thời gian
thích hợp.
Điều trị
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), nếu muốn có kết quả điều trị cao điều
quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.
Trong quá trình điều trị phải cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn,
nước uống, cung cấp vitamin tăng sức đề kháng cho gia cầm. Để đạt kết quả tốt nhất
nên sử dụng kháng sinh đồ trong quá trình điều trị.
Hiện nay một số kháng sinh được khuyến cáo trong quá trình điều trị gồm:
cephalexin, gentamicin, norfloxacine,…. Dùng trong 3 - 4 ngày liên tục.
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1 Ngoài nước
Nabbut và Khatib (1978), đã đánh giá độc lực của 66 gốc E. coli thông qua
việc tiêm vào xoang niệu mô của phôi gà 12 ngày tuổi.
Abdul - Aziz và Sukhon (1996), đã tiến hành kiểm tra độc lực của chủng E.
coli J5 bằng cách tiêm vào tĩnh mạch gà 3 tuần tuổi và xoang niệu mô phôi 12 ngày
tuổi. Kết quả cho thấy chủng E. coli J5 không gây chết và phôi vẫn phát triển bình
thường, chứng tỏ chủng này rất có giá trị thử nghiệm như một loại vacin sống để tạo
miễn dịch cho gà chống lại sự cảm nhiễm từ các serotype khác của E. coli.
Wooley và ctv (2000), cho rằng có thể phân biệt E. coli không có độc lực

bằng cách cấy khoảng 100 CFU vào xoang niệu mô của phôi gà 12 ngày tuổi.
2.3.2 Trong nước
Nguyễn Văn Hạng (1988), khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn E. coli trên gia cầm ở
An Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm tương đối thấp kết quả phân lập từ gan là 23,96 % .
Võ Dư Doãn (2000), phân lập và giám định vi khuẩn E. coli trên một số gà
được mổ khám tại bệnh xá thú y Đại học nông lâm, TP.HCM cho thấy tỷ lệ nhiễm
E. coli khoảng 76 %.

11


Mai Chí Cần (2002), khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn E. coli, Salmonella
và nấm phổi trên gà 1 ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm E. coli là 35,34 % (41/116) và kết quả
thử độc lực dựa trên chuột cho thấy tỷ gây chết chuột là 75 – 100 %.
Trương Ngọc Tuyết (2002), phân lập vi khuẩn E. coli từ gà bệnh 1 - 7 ngày
tuổi cho thấy dịch viêm là canh khuẩn nguyên thì type dung huyết (γ) gây chết
chuột 100 %, còn α và β không gây chết chuột.
Trần Đức Trung (2003), khảo sát tỷ lệ nhiễm E. coli và sự kháng thuốc trên
gà bệnh từ 2 – 10 tuần tuổi được mổ khám tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học
nông lâm Tp.HCM cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh chung là 69,44 % (50/72) và kết quả
tiêm chuột các chủng E. coli được phân lập đều có khả năng gây chết chuột, tỷ lệ
chết cao từ 75 – 100 %.
Võ Thị Hồng Điệp (2004), định type kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
được phân lập từ gà bệnh, sử dụng phương pháp tiêm truyền qua phôi trứng và
chuột bạch để đánh giá độc lực. Kết quả độc lực trên phôi trứng cho thấy số phôi
trứng chết có tỷ lệ biến động từ 66 – 88 % và gây chết chuột từ 14 – 20 %.
Hồ Thị Kim Cúc (2011), phân lập E. coli và xác định đặc tính gây bệnh của
vi khuẩn này trên gà, sử dụng phương pháp tiêm truyền qua phôi trứng và trên gà
con 1 ngày tuổi để đánh giá độc lực. Kết quả tỷ lệ nhiễm E. coli 52 %, tỷ lệ gây chết
phôi từ 30 – 70 %, tỷ lệ gây chết gà từ 50 – 90 %.


12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 15/01/2010 đến tháng 20/05/2011.
Địa điểm
Phòng vi sinh Bệnh Viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phôi trứng: 12 – 13 ngày tuổi.
Gà con: gà lương Phượng 1 ngày tuổi.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Phân lập vi khuẩn E. coli trên gà bệnh và thử kháng sinh đồ các gốc E. coli
phân lập được.
Xác định độc lực của các gốc E. coli phân lập được trên phôi trứng gà.
Ghi nhận đặc tính gây bệnh trên gà con 1 ngày tuổi của các gốc E. coli có
độc lực.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phân lập vi khuẩn E. coli trên gà bệnh và thử kháng sinh đồ các gốc
E. coli phân lập được
3.4.1.1 Phân lập vi khuẩn E. coli trên gà bệnh
Môi trường và hóa chất
Môi trường
Mac Con key (HiMedia, M082), Kliger Iron Agar (HiMedia, M078). Eosin
Methylen Blue (HiMedia, M022), Blood Agar (Merck, VM107855), Nutrient Agar
(Himedia, M001), Brain Heart infusion (titan biotech, TM362).
Hóa chất


13


Thuốc thử Kwovác NaOH 40 %, methyl red, α – napthol 5 %, crystal violet,
lugol iodine, fuchsin.
Cách lấy mẫu
Trên những gà có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do E. coli (gà nhắm mắt,
lông xù, suy nhược, da tái xanh, sưng đầu,…), và có bệnh tích nghi ngờ như túi khí
viêm dày đục, có fibrin, viêm phổi, viêm xoang bụng, xoang bụng tích casein, viêm
màng bao quanh gan có fibrin, viêm màng bao quanh tim có phủ casein, thận sưng.
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu túi khí để phân lập vi khuẩn.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành lấy mẫu túi khí trên những gà có triệu
chứng bệnh tích không điển hình do E. coli (gan hoại tử và sưng to, mảng peyer trên
ruột sưng và xuất huyết, fabricius sưng to và thủy thủng, sưng thận có tích nhiều
urat).
Bảng 3.1 Bố trí lấy mẫu
STT

1

2

Gà bệnh (con)
Có triệu chứng và bệnh tích nghi
ngờ do E. coli
Không có triệu chứng và bệnh
tích nghi ngờ do E. coli

Số lượng

mẫu
18

24

Sau khi lấy mẫu chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli theo quy trình
của Bệnh Viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm, Tp.HCM (sơ đồ 3.1, trang bên)

14


×