Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

13016129 PHAN TICH KHACH QUOC TE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.25 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề…………….......3
2. Tổng quan về tình hình
khách du lịch quốc tế đến Đà
Nẵng.......................................3
Chịu trách nhiệm
nội dung
TS. Hồ Kỳ Minh

3. Mục đích và mục tiêu
nghiên cứu..............................8
3.1. Mục đích nghiên cứu.......8
3.2. Mục tiêu nghiên cứu…....8

TS. Trương Sỹ Quý

4. Phương pháp khảo sát........9

ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy

5. Kết quả khảo sát...............10

ThS. Nguyễn Việt Quốc

5.1. Đặc điểm mẫu khảo
sát……………………….…10

Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
118 Lê Lợi – TP. Đà Nẵng
Điện thoại:


0511 3849140
Website: www.dised.danang.
gov.vn
Email:


5.2. Hành vi của du khách
quốc tế khi đến du lịch Đà
Nẵng…………………..…...12
5.3. Đánh giá của khách du
lịch đối với điểm đến Đà
Nẵng.....................................20
6. Nhận xét và một số khuyến
nghị.......................................29
6.1. Nhận xét..…………..…29
6.2. Một số khuyến nghị…...32
Tài liệu tham khảo….……...41
Phụ lục.................................42


2


PHÂN TÍCH HÀNH VI VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM
ĐẾN ĐÀ NẴNG
1. Đặt vấn đề
Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống
ngày càng cải thiện, con người càng có cơ hội và điều kiện
để thư giãn, nghỉ dưỡng, tìm hiểu và khám phá thế giới. Vì

vậy, hoạt động du lịch ngày càng phổ biến và được xem là
một nhu cầu tất yếu đối với con người. Trong thời gian
qua, số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng ngày
càng gia tăng, đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho
ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế thành phố nói chung.
Tuy nhiên, du khách quốc tế đến với Đà Nẵng chiếm tỷ
trọng khá khiêm tốn so với tổng số khách du lịch đến Đà
Nẵng. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành
du lịch thành phố thì việc mở rộng và khai thác thị trường
khách du lịch quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành
du lịch thành phố trong thời gian đến. Bên cạnh việc thu
hút khách, thành phố cần đa dạng và ngày càng nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ để có thể kéo dài thời
gian du khách lưu trú tại thành phố cũng như để mỗi du
khách luôn có được sự hài lòng cao nhất sau khi kết thúc
chuyến du lịch của họ. Góp phần trả lời câu hỏi này, Viện
Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đã tiến
hành khảo sát khách du lịch quốc tế về hành vi và đánh giá
của họ về điểm đến Đà Nẵng.
2. Tổng quan về tình hình khách du lịch quốc tế đến Đà
Nẵng
Những năm qua, thị trường khách du lịch quốc tế
đến Đà Nẵng có nhiều biến động. Vào năm 1999, khách du
3


lịch châu Âu chiếm tỷ trọng lớn với 53,37%, châu Mỹ
15,39%, châu Úc 3,85% và châu Á là 24,99%. Tuy nhiên,
cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng khá đồng bộ,
Thành phố đã tập trung mở rộng các loại hình vận tải, nhất

là mở thêm nhiều chuyến bay trực tiếp nối Đà Nẵng với
các trung tâm du lịch trong nước và quốc tế, dần dần đã
hình thành nên bốn nhóm khách quốc tế chủ yếu đến Đà
Nẵng, đó là: nhóm khách nối tour từ thành phố Hồ Chí
Minh hoặc Hà Nội, nhóm khách đường bộ Thái Lan, nhóm
khách sử dụng đường bay trực tiếp Singapore - Đà Nẵng và
nhóm khách sử dụng đường bay trực tiếp Quảng Châu - Đà
Nẵng. Vì thế, qua biểu đồ 1 có thể thấy sau năm 2005, thị
trường khách đã có sự chuyển biến tích cực, với sự tăng
trưởng của thị trường khách Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,
ASEAN… Như vậy, ngoài các thị trường truyền thống ở
khu vực châu Âu như Pháp, Anh, Đức hay thị trường châu
Mỹ như Bắc Mỹ… thị trường khách có sự chuyển dịch
sang khu vực châu Á với mức tỷ trọng là 53,35% trong
năm 2009. Việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc
biệt là tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây mà Đà Nẵng là
cửa ngõ mở ra Biển Đông và Thái Bình Dương là nhân tố
thuận lợi cho việc thu hút khách hay nối tour với các tuyến
du lịch của các nước trong vùng qua Thái Lan và Lào.
Khách du lịch đường bộ từ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng
qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bờ Y trong thời gian
qua rất sôi động nhờ khai thông các cầu qua sông Mêkông.
Năm 2008, các công ty du lịch ở Đà Nẵng đã đón và phục
vụ 30.900 lượt khách du lịch đường bộ từ Thái Lan, Lào,
tăng 35% so với năm 2007.
Bên cạnh đó, thị trường Tây Âu vẫn tương đối ổn
định qua các năm, nhưng sức cạnh tranh đối với thị trường
này rất cao do đây là thị trường truyền thống của du lịch
4



Việt Nam. Thị trường Bắc Mỹ cho phép có thể khai thác
lượng khách du lịch lớn. Đặc biệt, khi quan hệ kinh tế,
thương mại, hàng không của Mỹ và Việt Nam được cải
thiện sẽ tạo nhiều cơ hội để khai thác khách từ thị trường
này.
Biểu đồ 1. Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng chia theo
thị trường
100%
80%
60%
40%
20%
0%
2001

2002

Châu Á

2003

2004

Châu Âu

2005

2007


Châu Mỹ

2008

2009

Châu Úc

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng
Với những nỗ lực tập trung phát triển để du lịch
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố,
trong những năm qua, kết quả thu được từ phát triển du
lịch là rất khả quan. Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm
đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước cũng như quốc
tế. Năm 2001 lượng du khách đến Đà Nẵng chỉ đạt 486.132
người nhưng đến năm 2010 con số này là 1.770.000, tăng
gấp 3,6 lần năm 2001. Tuy nhiên, tình hình thu hút và khai
thác khách du lịch đến Đà Nẵng cho thấy khách du lịch
quốc tế luôn chiếm tỷ trọng thấp với chưa đến 40% trong
tổng số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng trong suốt giai
đoạn 2001-2010. Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng
5


lượng khách du lịch quốc tế chỉ là 7,4%/năm so với tốc độ
tăng trung bình của khách du lịch đến Đà Nẵng hằng năm
đạt là 15,4%; trong đó năm 2001 có gần 40,04% là khách
quốc tế nhưng đến năm 2010, khách quốc tế chỉ còn chiếm
tỷ lệ 20,90%.
Lý giải cho điều này đó là, Đà Nẵng tuy đang là

điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước, nhưng chưa tạo dựng
được hình ảnh với thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó,
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những
tháng đầu năm 2009, cộng với dịch cúm A/H1N1 nên
ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng
nói riêng cũng bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch thế
giới.
Bảng 1. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn
2001-2010 (ĐVT: Người)
2001

2005

2006

2010

Khách
du lịch
quốc
tế

194.670

227.826

258.000

370.000


Khách
du lịch
nội địa

291.462

431.630

516.000

1.400.000

Tổng
lượt
khách

486.132

659.456

774.000

1.770.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng

6


Biểu đồ 2. Tỷ trọng khách du lịch đến Đà Nẵng giai

đoạn 2001-2010
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ trọng khách quốc tế

Tỷ trọng khách nội địa

Sự ổn định của thị trường khách du lịch nội địa là
nhân tố khá quan trọng trong tình hình hiện nay. Tuy
nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du
lịch thành phố thì việc mở rộng và khai thác thị trường
khách du lịch quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành
du lịch thành phố trong thời gian đến. Kết quả nghiên cứu
về hành vi và đánh giá của du khách quốc tế mà nhóm
nghiên cứu thực hiện sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết
cho các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường khách
này và cũng là cơ sở góp phần giúp các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch và ngành du lịch triển khai những giải
pháp hợp lý nhằm khai thác tốt hơn thị trường khách quốc

tế, để có thể thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến
với thành phố Đà Nẵng.

7


3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được mục đích
sau:
- Xác định thị trường du khách tiềm năng cần tập
trung khai thác.
- Xác định các điểm, khu du lịch mà khách du lịch
quốc tế ưa thích, lựa chọn tham quan khi đến Đà Nẵng để
từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ du khách của
các điểm đến này.
- Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch
quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng để từ đó đề xuất các giải
pháp gia tăng sự thỏa mãn của du khách bao gồm: cung cấp
thông tin đầy đủ, cập nhật về điểm đến Đà Nẵng; phát triển
các sản phẩm, loại hình du lịch, các dịch vụ giải trí, các
dịch vụ hỗ trợ…
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu nhằm mục
tiêu xác định các thông tin sau về du khách quốc tế:
- Đặc điểm của du khách quốc tế đến Đà Nẵng.
- Hành vi của du khách quốc tế khi đến du lịch Đà
Nẵng về các khía cạnh như: nguồn thông tin tìm kiếm, lý
do lựa chọn điểm đến, mức độ thường xuyên đi du lịch,
hình thức đi du lịch, thời gian lưu trú của du khách, các

điểm tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch và dịch vụ hỗ
trợ, chi tiêu của du khách.
- Đánh giá của du khách về điểm đến Đà Nẵng như:
phong cảnh thiên nhiên, môi trường, dịch vụ và con
người...
8


- Mức độ hài lòng chung của du khách sau khi đến
Đà Nẵng.
- Mức độ trung thành của du khách đối với điểm đến
Đà Nẵng.
4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Khảo sát bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Đối tượng nghiên cứu: Khách du lịch quốc tế đến
thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu
thuận tiện.
- Phạm vi khảo sát: Chủ yếu tập trung vào các đối
tượng khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch và lưu
trú tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố như
sân bay quốc tế Đà Nẵng, Viện Cổ Chàm, khu danh thắng
Ngũ Hành Sơn, khách sạn Furama, Green Plaza và nhiều
địa điểm khác trên địa bàn thành phố. Thời gian thực hiện
khảo sát là vào tháng 3 và tháng 12 năm 2010.
- Công cụ thu thập dữ liệu: Nhằm khảo sát hành vi,
cũng như đánh giá của khách du lịch đối với điểm đến Đà
Nẵng, nhóm nghiên cứu đã thiết kế bảng hỏi để thu thập
các loại dữ liệu sau:

(1) Đặc điểm về du khách quốc tế đến Đà Nẵng
gồm: quốc tịch của du khách, giới tính, độ tuổi của du
khách;
(2) Hành vi của du khách khi đến Đà Nẵng, trong đó
bao gồm nhiều vấn đề như: mức độ thường xuyên đi du
lịch, lý do lựa chọn điểm đến Đà Nẵng, cách tiếp cận
nguồn thông tin để tìm kiếm điểm đến Đà Nẵng, hình thức
9


đi du lịch đến Đà Nẵng, các hoạt động mà khách du lịch
tham gia, các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng, thời gian
lưu trú của khách du lịch, chi tiêu của khách du lịch;
(3) Đánh giá của khách du lịch đối với điểm đến Đà
Nẵng bao gồm: đánh giá của du khách về các yếu tố khi
lựa chọn điểm du lịch, đánh giá về các điểm đến/khu du
lịch ở Đà Nẵng, cảm nhận của khách du lịch sau khi đến
Đà Nẵng, mức độ hài lòng của du khách sau khi đến Đà
Nẵng, mức độ trung thành của du khách. Các yếu tố trong
phần đánh giá của du khách phần lớn được đo lường thông
qua thang đo Likert (5 lựa chọn).
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Nhóm nghiên cứu
sử dụng các phương pháp thống kê đối với từng nhóm chỉ
tiêu thu được từ cuộc khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0.
5. Kết quả khảo sát
5.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Trong số 523 mẫu phiếu khảo sát dành cho khách
quốc tế thu được, loại trừ 17 phiếu không có thông tin về
phần giới tính thì có 257 du khách là nữ giới, chiếm tỷ lệ
50,8%; 249 du khách là nam, chiếm tỷ lệ 49,2%. Trong đó,

du khách đến từ các quốc gia phát triển như châu Âu, Bắc
Mỹ chiếm tỷ trọng lớn: 61,6%, du khách đến từ châu Úc,
Đông Bắc Á và các nước Đông Nam Á chỉ chiếm tỷ trọng
lần lượt là 11,1%; 11,5% và 12,3%.

10


Biểu đồ 3. Tỷ trọng du khách quốc tế đến Đà Nẵng
Các nước
khác; 3,50%
Châu Úc;
11,10%

Đông Bắc Á;
11,50%
Đông Nam
Á; 12,30%

Bắc Mỹ;
20,00%

Châu Âu;
41,60%

Khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chủ yếu là từ 25
đến 45 tuổi (33,3%), xếp sau đấy là đối tượng du khách từ
46 đến 60 tuổi (28,8%), trên 60 tuổi (23,5%) và dưới 25
tuổi (14,3%). Kết quả khảo sát trên đã cho thấy, du khách
quốc tế đến với Đà Nẵng đa số là du khách trẻ và trung

niên nhưng vẫn không có sự khác biệt rõ ràng giữa các
nhóm tuổi.
Trong nhóm du khách trẻ (dưới 45 tuổi), các du
khách đến từ các nước Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất,
với 72,6%, tiếp đến là các du khách đến từ các nước Đông
Bắc Á và châu Úc với tỷ lệ lần lượt là 53,5% và 53,6%.
Ngược lại, đối với châu Âu và Bắc Mỹ, du khách trên 45
tuổi lại chiếm tỷ lệ cao hơn, tương ứng là 59,6% và 58,4%.
Đặc biệt, nhóm du khách trên 60 tuổi đến từ châu Âu
chiếm đến 31%.

11


5.2. Hành vi của du khách quốc tế khi đến du lịch Đà
Nẵng
5.2.1. Cách tiếp cận nguồn thông tin về điểm đến Đà
Nẵng
Bên cạnh việc tiếp cận các điểm đến du lịch từ các
nguồn thông tin truyền thống như tạp chí, sách hướng dẫn
du lịch, brochure (lữ hành, khách sạn). Với sự phát triển
của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, du
khách sẽ có nhiều phương tiện lựa chọn để có thể tiếp cận
được các điểm đến. Trong số các nguồn thông tin về điểm
đến Đà Nẵng mà khách hàng tìm hiểu để đi du lịch, kết quả
khảo sát cho thấy rằng các nguồn thông tin quan trọng đối
với họ là:
- Từ internet: Mức độ quan trọng trung bình của
nguồn này được du khách đánh giá là 3,81, trong đó có tới
66,5% đánh giá với mức 4 điểm trở lên và mức 5 điểm là

mức được nhiều du khách đánh giá nhất đối với nguồn này
(34,9%).
- Từ sách hướng dẫn du lịch: Mức độ quan trọng
trung bình của nguồn này được du khách đánh giá là 3,77,
trong đó có tới 65,9% đánh giá với mức 4 điểm trở lên và
mức 4 điểm là mức được nhiều du khách đánh giá nhất
(42,7%).
- Từ bạn bè/đồng nghiệp/người thân: Mức độ quan
trọng trung bình của nguồn này được du khách đánh giá là
3,7, trong đó có tới 61% đánh giá với mức 4 điểm trở lên
và mức 4 điểm là mức được nhiều du khách đánh giá nhất
(36,7%).
Các nguồn thông tin từ tạp chí, truyền hình, tư vấn
của các hãng lữ hành và brochure (lữ hành, khách sạn) ít
12


quan trọng hơn đối với du khách. Mức độ quan tâm của du
khách thể hiện ở mức điểm trung bình khá thấp lần lượt là
tạp chí: 2,99; truyền hình: 3,02; tư vấn của các hãng lữ
hành: 3,29 và brochure (lữ hành, khách sạn): 3,32.
Bảng 2. Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin
TT

Nguồn thông
tin

Điểm
trung
bình


Lựa chọn
nhiều
nhất

Độ
lệch
chuẩn

1

Internet

3,81

5

1,173

2

Brochure (lữ
hành, khách sạn)

3,32

4

1,110


3

Tư vấn của các
hãng lữ hành

3,29

4

1,173

4

Bạn bè/đồng
nghiệp/người
thân

3,70

4

1,042

5

Tạp chí

2,99

3


1,148

6

Truyền hình

3,02

3

1,253

7

Sách hướng dẫn
du lịch

3,77

4

0,973

8

Khác

3,43


5

1,424

Tuy nhiên, có những sự khác biệt giữa các nhóm du
khách đối với cách tiếp cận nguồn thông tin du lịch. Đối
với các du khách Bắc Mỹ thì nguồn thông tin từ internet
được họ đánh giá là nguồn thông tin quan trọng nhất (với
mức điểm đánh giá khá cao 4,16), sau đó là tham khảo
thông tin điểm đến từ bạn bè/đồng nghiệp/người thân
(3,74) và từ sách hướng dẫn du lịch (3,7). Đối với du khách
13


Úc, họ lại đặc biệt coi trọng nguồn thông tin từ bạn
bè/đồng nghiệp/người thân (bảng 14).
5.2.2. Lý do chọn điểm đến Đà Nẵng
Bảng 3. Lý do du khách lựa chọn điểm đến Đà Nẵng
Tần
suất

Tỷ lệ
(%)

Để khám phá thêm một điểm đến mới

241

46,08


Để được thăm danh lam thắng cảnh của
Đà Nẵng đã biết nhưng chưa từng đến

166

31,74

Để thăm lại điểm du lịch đã từng đến và
yêu thích nhưng chưa khám phá hết

65

12,43

Muốn tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa
miền Trung Việt Nam

171

32,70

Để thăm người thân ở đây

34

6,50

Công tác/công vụ

31


5,93

Tìm kiếm cơ hội đầu tư

16

3,06

Bởi hành trình chuyến du lịch thiết kế có
điểm đến là Đà Nẵng

125

23,90

Chỉ quá cảnh Đà Nẵng chốc lát để đi Hội
An/Huế/Tây Nguyên

178

34,03

Khác

21

4,02

Tổng số người trả lời


523 100,00

Lý do

Trong những nguyên nhân lựa chọn điểm đến Đà
Nẵng, các du khách quốc tế hầu hết đều lựa chọn Đà Nẵng
14


là một địa điểm để khám phá và trải nghiệm, bao gồm 3 lý
do cụ thể sau: để khám phá thêm một điểm đến mới
(46,08%), để được thăm danh lam thắng cảnh của Đà
Nẵng đã biết nhưng chưa từng đến (31,74%), muốn tìm
hiểu và trải nghiệm về văn hóa miền Trung Việt Nam
(32,7%).
Các lý do khác như: để thăm lại điểm du lịch đã
từng đến và yêu thích nhưng chưa khám phá hết, để thăm
người thân ở đây, công tác/công vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư
chiếm tỷ lệ khá thấp. Đặc biệt, du khách đến Đà Nẵng để
thăm lại điểm du lịch đã từng đến và yêu thích nhưng chưa
khám phá hết cũng chỉ chiếm 12,43%.
Tuy nhiên, vẫn có một số lượng không nhỏ các du
khách đến với Đà Nẵng chỉ vì quá cảnh chốc lát để đi Hội
An/Huế/Tây Nguyên (34,03%), hay bởi vì hành trình
chuyến du lịch thiết kế có điểm đến là Đà Nẵng (23,9%).
Đối với từng nhóm du khách, có những sự khác biệt
về lý do đến Đà Nẵng du lịch:
- Tỷ lệ du khách Đông Nam Á đến Đà Nẵng để
được thăm những danh lam thắng cảnh đã biết nhưng chưa

từng đến cao hơn hẳn so với các nhóm khác với tỷ lệ 46%.
- Bên cạnh đó phần lớn du khách Đông Nam Á đều
lựa chọn Đà Nẵng làm địa điểm du lịch chính, họ không
đến Đà Nẵng chỉ vì quá cảnh chốc lát để đi Hội
An/Huế/Tây Nguyên, hay bởi vì hành trình chuyến du lịch
thiết kế có điểm đến là Đà Nẵng. Trong khi đó tỷ lệ lượng
du khách từ các quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc đến
Đà Nẵng chỉ để quá cảnh đi Hội An/Huế/Tây Nguyên là
khá lớn (bảng 15).

15


5.2.3. Mức độ thường xuyên khi đi du lịch
Phần lớn những du khách được khảo sát đều là
những người thường xuyên đi du lịch với 21,5% du khách
được hỏi là đi du lịch 2-3 năm/lần và 48,4% là đi du lịch
hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các du khách quốc tế đều là
lần đầu tiên đến với Đà Nẵng, tỷ lệ này chiếm gần 85%
tổng số du khách được hỏi.
5.2.4. Hình thức đi du lịch Đà Nẵng
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn du khách đều
lựa chọn tour du lịch cho chuyến đi của mình. Trong 498
du khách trả lời câu hỏi này thì đã có 347 du khách lựa
chọn đi du lịch theo tour, cao hơn gấp 2 lần so với 178 du
khách lựa chọn hình thức tự đi du lịch.
Tuy nhiên, dù đi theo hình thức nào thì việc tổ chức
đi du lịch cùng gia đình, bạn bè vẫn được hầu hết khách du
lịch quốc tế lựa chọn trong cuộc hành trình của mình. Cụ
thể, du lịch theo bạn bè và gia đình chiếm tỷ trọng lớn,

80,1% đối với du lịch theo tour và 72,5% đối với hình thức
tự đi. Các du khách Bắc Mỹ và châu Úc thường ưa thích đi
du lịch với gia đình trong khi đó du khách Đông Bắc Á,
Đông Nam Á và châu Âu thường thích đi du lịch cùng bạn
bè hơn (bảng 17).
Du khách đi du lịch một mình chiếm tỷ lệ thấp, lần
lượt chỉ là 19,9% (theo tour) và 27,5% (tự đi).

16


Bảng 4. Các hình thức đi du lịch tại Đà Nẵng
Tự đi

Theo tour
Tần
suất

Tỷ lệ
%

Tần
suất

Tỷ lệ
%

- Một mình

69


19,9

49

27,5

- Gia đình

132

38,0

65

36,5

- Bạn bè

146

42,1

64

36,0

Tổng số du
khách trả lời


347

100,0

178

100,0

5.2.5. Các dịch vụ du lịch được du khách sử dụng
Bảng 5. Các dịch vụ du lịch du khách sử dụng
Tần suất

Tỷ lệ

Tham quan

455

87,16%

Tham gia các lễ hội

125

23,95%

Tham gia các hoạt động
vui chơi, giải trí

154


Khác

50

9,58%

Tổng số

522

100,00%

29,50%

Kết quả khảo sát cho thấy, khách du lịch quốc tế đến
Đà Nẵng với mục đích tham quan là chủ yếu, chiếm tỷ
trọng 87,16%. Du khách tham gia vào các hoạt động vui
chơi, giải trí chiếm 29,5%; tham gia các lễ hội chiếm
23,95%. Nhìn chung các hoạt động vui chơi giải trí và lễ
hội trên địa bàn thành phố vẫn chưa thực sự thu hút được
sự quan tâm của du khách quốc tế và chưa phải là động lực
17


chính để thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến với
Đà Nẵng.
Kết quả phân tích theo từng nhóm du khách cho
thấy, bên cạnh hoạt động tham quan thuần túy, du khách
châu Úc rất ưa thích tham gia vào các hoạt động vui chơi,

giải trí và lễ hội. Tiếp theo có thể kể đến là các du khách
đến từ Đông Nam Á và Bắc Mỹ (bảng 18).
5.2.6. Các dịch vụ mà du khách sử dụng
Du khách quốc tế đến với Đà Nẵng được hỏi phần
lớn đều sử dụng dịch vụ thưởng thức đặc sản ẩm thực
(54,6%); tiếp đến là các dịch vụ mua sắm (42,91%); dịch
vụ vận chuyển (31,03%) cũng nhận được sự quan tâm đáng
kể của du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng.
Các dịch vụ về ngân hàng, viễn thông, y tế chỉ được
một số ít du khách sử dụng khi đến với thành phố Đà
Nẵng. Đặc biệt, chỉ có 3,07% du khách được khảo sát đã sử
dụng vụ dịch vụ y tế.
Bảng 6. Các dịch vụ du khách quốc tế sử dụng
Tần suất
Tỷ lệ
Thưởng thức đặc sản ẩm thực
285
54,60%
Mua sắm
224
42,91%
Vận chuyển
162
31,03%
Ngân hàng
48
9,20%
Viễn thông
48
9,20%

Y tế
16
3,07%
Khác
23
4,41%
522
100,00%
Tổng

18


Kết quả khảo sát theo từng nhóm du khách cho thấy,
du khách Đông Bắc Á ưa thích thưởng thức đặc sản ẩm
thực hơn cả (40,2% đã sử dụng dịch vụ này). Dịch vụ mua
sắm có 32,5% du khách Úc sử dụng khi đến Đà Nẵng
(bảng 19).
5.2.7. Thời gian lưu trú của du khách
Phần lớn các du khách quốc tế được hỏi đều lưu trú
ngắn ngày khi đến với thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ du khách
lưu trú chỉ dưới một ngày tại Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá cao
45,3%; từ 1 đến 2 ngày chiếm 24,4%; từ 3 đến 5 ngày
chiếm 24,2%.
Bảng 7. Thời gian lưu trú của du khách quốc tế
Thời gian

Tần suất

Tỷ lệ (%)


- Dưới 1 ngày

219

45,3

- 1-2 ngày

118

24,4

- 3-5 ngày

117

24,2

- Khác

29

6,0

483

100,0

Tổng số du khách trả lời


Theo kết quả phân tích đối với từng nhóm quốc gia,
du khách Đông Bắc Á có thời gian lưu trú dài ngày hơn các
quốc gia còn lại, tiếp theo là du khách Bắc Mỹ và Đông
Nam Á. 59,2% du khách Đông Bắc Á có thời gian lưu trú
từ 3 đến 5 ngày và tỷ lệ này của du khách Bắc Mỹ, Đông
Nam Á lần lượt là 24,5%; 23,7%.
5.2.8. Chi tiêu của khách du lịch
Với thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu của phần lớn du
khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng chỉ ở mức khá thấp.
92,3% du khách chỉ chi tiêu dưới mức 2000 USD/người.
19


Cụ thể, có đến 70,8% du khách được khảo sát chi tiêu dưới
mức 500 USD; 15% chi tiêu từ 500 - dưới 1000 USD; 6,5%
chi tiêu từ 1000 - dưới 2000 USD. Số lượng du khách chi
tiêu trên 2000 USD chiếm tỷ lệ thấp chỉ 7,6%. Đặc biệt các
du khách Đông Bắc Á chi tiêu trên 500 USD chiếm tỷ
trọng khá lớn. Bên cạnh đó, chi tiêu của nhóm du khách
Bắc Mỹ và Đông Nam Á cũng ở mức khá.
Bảng 8. Chi tiêu của du khách quốc tế
Tần suất

Tỷ lệ (%)

- Dưới 500 USD

325


70,8

- Từ 500 - dưới 1000 USD

69

15,0

- Từ 1000 - dưới 2000 USD

30

6,5

- Từ 2000 dưới 4000 USD

22

4,8

- Từ 4000 USD trở lên

13

2,8

Tổng số du khách trả lời

459


100,0

Chi tiêu

5.3. Đánh giá của khách du lịch đối với điểm đến Đà
Nẵng
Để tiến hành phân tích dữ liệu phần này, vì các biến
số được hình thành trên cơ sở đo lường bởi nhiều câu hỏi
cùng một thang đo được cộng gộp nên để thực hiện phân
tích kết quả, chúng tôi đã xác định hệ số Alpha Cronbach.
Điều kiện là hệ số Alpha Cronbach phải lớn hơn 0,7 được
ứng dụng trong các hiện tượng kinh tế - xã hội nhằm kiểm
tra tính thống nhất của các câu hỏi. Đồng thời, kiểm tra
phân phối chuẩn của các biến số bằng hệ số Skewness và
Kurtosis (các hệ số của các biến số phải xấp xỉ zero). Kết
quả cho thấy, các kiểm tra thỏa mãn điều kiện (dữ liệu về
các yếu tố quan tâm khi chọn điểm đến có hệ số Alpha
Cronbach là 0,803; dữ liệu về các yếu tố đánh giá của du
20


khách về điểm đến Đà Nẵng có hệ số Alpha Cronbach là
0,916) và do đó các dữ liệu cho phép thực hiện phân tích,
đo lường các yếu tố đánh giá của du khách.
5.3.1. Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi lựa
chọn điểm đến
Kết quả phân tích mức độ quan tâm trung bình của
du khách đối với việc lựa chọn một điểm đến du lịch là như
sau:
Bảng 9. Các yếu tố du khách quốc tế quan tâm khi

lựa chọn điểm đến
TT

Yếu tố quan tâm

Điểm Lựa chọn
Độ lệch
trung
nhiều
chuẩn
bình
nhất

1

Phong cảnh thiên
nhiên

4,24

5

0,823

2

Môi trường sinh thái

3,81


4

1,003

3

Các di tích lịch sử và
di sản văn hóa

4,06

4

0,899

4

Làng nghề thủ công
mỹ nghệ

3,44

3

1,069

5

Lễ hội dân gian


3,05

3

1,148

6

Các dịch vụ giải trí

3,14

3

1,148

7

Các cơ sở lưu trú

3,40

4

1,195

8

Các nhà hàng và các
món ăn đặc sản


3,90

4

0,937

21


Cơ hội mua sắm

3,17

3

1,211

10 Gía cả và các loại phí
dịch vụ

3,75

4

0,984

11 Sự thân thiện của
người dân


4,15

4

0,899

12 An ninh trật tự xã hội

3,89

5

1,137

13 Chất lượng dịch vụ
liên quan

3,76

4

1,035

9

Theo kết quả khảo sát, các yếu tố như phong cảnh
thiên nhiên; sự thân thiện của người dân địa phương; các
di tích lịch sử và di sản văn hóa được du khách quốc tế rất
quan tâm khi lựa chọn điểm đến cho cuộc hành trình của
mình.

Trong đó, phong cảnh thiên nhiên là yếu tố được du
khách quan tâm nhất với mức điểm trung bình du khách
quốc tế lựa chọn là mức 4,24, với 83,2% đánh giá trên 4
điểm. Tiếp đó là sự thân thiện của người dân địa phương
với mức điểm trung bình là 4,15, trong đó có 81,7% đánh
giá trên 4 điểm; các di tích lịch sử và di sản văn hóa 4,06,
trong đó có 76,5% đánh giá trên 4 điểm. Đồng thời, độ lệch
chuẩn của các yếu tố trên khá thấp thể hiện sự đồng nhất
trong việc đánh giá của các du khách.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát còn cho thấy rằng các
yếu tố như: lễ hội dân gian; các dịch vụ giải trí; cơ hội
mua sắm; các cơ sở lưu trú và làng nghề thủ công mỹ nghệ
hầu như ít nhận được sự quan tâm của du khách quốc tế với
mức lựa chọn trung bình của du khách khá thấp, đều dưới
mức 3,5 (bảng 9).
22


Kết quả phân tích này cho thấy nhu cầu hiện tại của
du khách khi đi du lịch mới chỉ tập trung vào hoạt động
tham quan, tìm hiểu điểm đến mà chưa có nhu cầu tham
gia nhiều vào các hoạt động du lịch; nhu cầu về sử dụng
dịch vụ vui chơi, giải trí...
5.3.2. Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng
Đến với Đà Nẵng, Viện cổ chàm, khu danh thắng
Ngũ Hành Sơn và bãi biển Non nước là ba địa điểm được
du khách quốc tế đánh giá khá cao so với nhiều điểm đến
du lịch khác trên địa bàn thành phố. Điều đó thể hiện thông
qua số điểm đánh giá của các du khách quốc tế đối với ba
địa điểm này lần lượt là 3,78; 3,77 và 3,73 với mức điểm

lựa chọn nhiều nhất là mức 4, tuy nhiên sự có sự khác biệt
trong các sự lựa chọn của các du khách (độ lệch chuẩn khá
cao).
Trong khi đó, các khu du lịch Sơn Trà và Bà Nà vẫn
chưa thu hút được nhiều sự chú ý của khách du lịch quốc
tế. Mức điểm trung bình của du khách đánh giá đối với
điểm này là khá thấp, lần lượt là 3,45 và 3,49, tuy nhiên
cũng có khác biệt giữa các du khách.
Bảng 10. Đánh giá của du khách quốc tế về các điểm
đến của Đà Nẵng
Điểm Lựa chọn
Độ
Điểm du lịch
trung
nhiều
lệch
bình
nhất
chuẩn
Ngũ Hành Sơn
3,77
4
1,020
Khu du lịch Sơn Trà
3,45
3
1,009
Viện cổ Chàm
3,78
4

0,942
Bà Nà
3,49
3
1,066
Bãi biển Non nước
3,73
4
1,047
23


5.3.3. Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng
Kết quả phân tích mức độ đánh giá trung bình của
du khách sau khi đến du lịch tại các điểm đến ở Đà Nẵng
như sau:
Bảng 11. Đánh giá của du khách quốc tế khi đến Đà
Nẵng
TT

Yếu tố đánh giá

Điểm
trung
bình

Lựa
chọn
nhiều
nhất


Độ
lệch
chuẩn

1

Phong cảnh thiên
nhiên đa dạng

3,88

4

0,895

2

Bãi biển đẹp

3,98

4

0,954

3

Môi trường sạch,
trong lành và an toàn


3,66

4

1,010

4

Các loại hình du lịch
đa dạng

3,42

3

0,920

5

Các di tích lịch sử,
văn hoá thú vị

3,76

4

0,902

6


Nghề thủ công mỹ
nghệ hấp dẫn

3,52

4

0,985

7

Lễ hội dân
gian/festival thu hút

3,10

3

1,156

8

Dịch vụ giải trí
phong phú

3,27

3


1,032

9

Dịch vụ lưu trú/nghỉ
dưỡng tiện lợi

3,83

4

0,947

24


10

Các món ăn đặc sản
ngon

3,86

4

0,932

11

Thực phẩm đảm bảo

an toàn

3,78

4

0,965

12

Mua sắm được nhiều
quà lưu niệm

3,45

4

1,168

13

Đường xá, phương
tiện đi lại thuận tiện

3,67

4

1,058


14

Giá cả và các loại
phí dịch vụ phù hợp

3,76

4

0,930

15

Các dịch vụ liên
quan (ngân hàng, y
tế, viễn thông…) sẵn


3,58

4

1,013

16

Hướng dẫn viên am
hiểu, ngoại ngữ tốt

3,76


4

1,028

17

Nhân viên tại các
khách sạn/nhà
hàng/điểm đến nhiệt
tình, trung thực

4,01

4

0,880

18

Người dân địa
phương thân thiện

3,99

4

0,927

Theo kết quả khảo sát, các yếu tố như nhân viên tại

các khách sạn/nhà hàng/điểm đến nhiệt tình, trung thực;
người dân địa phương thân thiện; bãi biển đẹp và phong
cảnh thiên nhiên đa dạng là bốn chỉ tiêu được các du khách
quốc tế tán thành sau khi đến Đà Nẵng. Trong đó:
- Nhân viên tại các khách sạn/nhà hàng/điểm đến
nhiệt tình, trung thực: Mức điểm trung bình mà du khách
25


×