Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.47 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TRÊN HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH TẤN
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TRẦN MINH TẤN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TRÊN HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: TRẦN MINH TẤN.
Tên khóa luận “Khảo sát tình hình bệnh và hiệu quả điều trị trên heo
sau cai sữa đến 56 ngày tuổi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và những ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Nguyễn Văn Phát

ii


LỜI CẢM TẠ
Cảm ơn cha mẹ đã tạo mọi điều kiện và là điểm tựa tinh thần cho con trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng
Hiệp cùng toàn thể cô chú, anh chị em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho

tôi trong quá trình thực tập.
Sinh viên
Trần Minh Tấn

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình bệnh và hiệu quả điều trị trên heo sau
cai sữa đến 56 ngày tuổi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp” được tiến hành
từ ngày 10/01/2011 đến ngày 24/04/2011 trên 1514 heo sau cai sữa. Qua thời gian
khảo sát, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả sau:
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cao hơn mức tối ưu cho sự phát triển của
heo. Nhiệt độ, ẩm độ giữa các tháng ít biến đổi nhưng biên độ dao động trong ngày
tương đối lớn. Nhiệt độ trung bình buổi sáng từ 24,19 – 25,76 0C, buổi trưa từ 32,07
– 34,12 0C, buổi chiều từ 30,39 – 33,19 0C. Ẩm độ trung bình buổi sáng từ 79,01 –
86,31 %, buổi trưa từ 58,82 – 66,38 %, buổi chiều từ 64,06 – 72,69 %.
Heo chủ yếu mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm khớp, viêm
da. Heo bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao (80,30 %), kế đến là viêm đường hô hấp (14,04
%), viêm da (4,17 %) và thấp nhất là viêm khớp (1,31 %). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
là 5,48 %, tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh đường hô hấp là 1,30 %, tỷ lệ ngày
con viêm khớp là 0,15 %, tỷ lệ ngày con viêm da là 0,43 %.
Kết quả mổ khám bệnh tích cho hướng nghi ngờ bệnh do Haemophilus
parasuis, Mycoplasma hyoneumoniae, E. coli, Streptococcus spp., Circovirus.
Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy có sự hiện diện của E. coli trên 5 mẫu
phân, Streptococcus spp. trên 5 mẫu phổi. E. coli còn nhạy cảm với norfloxacin,
colistin, gentamycin (60 %). Streptococcus spp. còn nhạy cảm với norfloxacin (80
%), tobramycin, cephalexin, doxycyclin (60 %). Kết quả xem tươi 5 mẫu phân tiêu
chảy có 2 mẫu dương tính với Blantidium coli.
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh tiêu chảy là 94,72 %, bệnh trên đường hô hấp là

82,95 %, bệnh viêm khớp là 92,86 % và bệnh viêm da là 92,11 %. Thời gian điều trị
khỏi bệnh tiêu chảy trung bình là 3,07 ngày, bệnh đường hô hấp là 4,25 ngày, bệnh
viêm khớp là 4,46 ngày, bệnh viêm da là 4,74 ngày.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................x
Danh sách biểu đồ ..................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Tổng quan về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp ..........................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................................3
2.1.3 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................3
2.1.4 Thiết kế chuồng nuôi heo sau cai sữa ................................................................3
2.1.5 Chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................................4
2.1.6 Vệ sinh thú y ......................................................................................................4

2.2 Đặc điểm sinh lý heo giai đoạn sau cai sữa ..........................................................6
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo sau cai sữa ...................................................6
2.2.2 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo sau cai sữa .....................................................6
2.3 Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa ............................................................7
2.3.1 Bệnh tiêu chảy ....................................................................................................7

v


2.3.1.1 Nguyên nhân ...................................................................................................7
2.3.1.2 Cơ chế gây tiêu chảy .....................................................................................10
2.3.1.3 Một số bệnh gây tiêu chảy ............................................................................10
2.3.2 Bệnh viêm đường hô hấp .................................................................................12
2.3.2.1 Nguyên nhân .................................................................................................12
2.3.2.2 Một số bệnh trên đường hô hấp ....................................................................15
2.4 Một số bệnh khác trên heo sau cai sữa ................................................................17
2.4.1 Bệnh viêm khớp ...............................................................................................17
2.4.2 Bệnh viêm da....................................................................................................17
2.5 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan. .....................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................................19
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................19
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................19
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................19
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................19
3.4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................................19
3.4.1.1 Dụng cụ .........................................................................................................19
3.4.1.2 Phương pháp .................................................................................................19
3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi, công thức tính.............................................................19
3.4.2 Khảo sát tình hình bệnh....................................................................................20
3.4.2.1 Phương pháp .................................................................................................20

3.4.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi, công thức tính.............................................................20
3.4.3 Khảo sát bệnh tích đại thể ................................................................................20
3.4.3.1 Dụng cụ .........................................................................................................20
3.4.3.2 Phương pháp .................................................................................................20
3.4.4 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ..........................................................20
3.4.4.1 Dụng cụ .........................................................................................................20
3.4.4.2 Phương pháp .................................................................................................21
3.4.4.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................21

vi


3.4.5 Ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh .......................................................................21
3.4.5.1 Dụng cụ .........................................................................................................21
3.4.5.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................21
3.4.5.3 Chỉ tiêu theo dõi, công thức tính ...................................................................22
3.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................23
4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ......................................................................23
4.2 Tình hình bệnh trên heo sau cai sữa ....................................................................25
4.2.1 Tỷ lệ bệnh theo tuần tuổi..................................................................................25
4.2.2 Tỷ lệ ngày con bệnh theo tuần tuổi ..................................................................28
4.3 Khảo sát bệnh tích ...............................................................................................30
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ................................................32
4.5 Kết quả điều trị bệnh ...........................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................41
5.1 Kết luận ...............................................................................................................41
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................43
Phục lục .....................................................................................................................45


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FMD: Foot and Mouth Disease
IM: Intramuscular injection
IP: Intraperitonea

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Quy trình sử dụng vaccin .............................................................................5
Bảng 2.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo từng giai đoạn ..........................................8
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý tới bệnh đường hô hấp ............13
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi heo sau cai sữa .......................................23
Bảng 4.2 Tần số xuất hiện bệnh theo tuần tuổi .........................................................25
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con bệnh theo tuần tuổi............................................................28
Bảng 4.4 Kết quả mổ khám bệnh tích .......................................................................30
Bảng 4.5 Kết quả thử kháng sinh đồ với E. coli (n = 5) ...........................................33
Bảng 4.6 Kết quả thử kháng sinh đồ với Streptococcus spp. (n = 5) ........................33
Bảng 4.7 Kết quả điều trị khỏi bệnh tiêu chảy ..........................................................36
Bảng 4.8 Kết quả điều trị khỏi bệnh đường hô hấp ..................................................37
Bảng 4.9 Kết quả điều trị khỏi bệnh viêm khớp .......................................................39
Bảng 4.10 Kết quả điều trị khỏi bệnh viêm da..........................................................40

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 1.1 Vòng đời của Balantidium coli ...........................................................12
Hình 4.1 Hạch amygdale loét, xuất huyết ..........................................................31
Hình 4.2 Hạch bẹn sưng, xuất huyết ..................................................................31
Hình 4.3 Viêm ngoại tâm mạc, tích dịch bao tim ..............................................31
Hình 4.4 Viêm phổi dính sườn ...........................................................................31
Hình 4.5 Gan viêm phủ đầy fibrin .....................................................................32
Hình 4.6 Thận xuất huyết rải rác ........................................................................32
Hình 4.7 Hạch ruột sưng, xuất huyết .................................................................32
Hình 4.8 Xuất huyết dưới da ..............................................................................32
Hình 4.9 Balantidium coli ..................................................................................35
Hình 4.10 Heo tiêu chảy phân vàng ...................................................................37
Hình 4.11 Heo bị hô hấp lâu ngày, gầy còm, tóp hông ......................................38
Hình 4.12 Heo bị sưng khớp ..............................................................................39
Hình 4.13 Heo bị viêm da ..................................................................................40

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Biến đổi nhiệt độ trong ngày giữa các tháng ................................. 24
Biều đồ 4.2 Tần số xuất hiện bệnh theo tuần tuổi ............................................. 26

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo Việt Nam không ngừng phát triển để cung cấp cho con
người một nguồn thực phẩm được cải thiện về số lượng và chất lượng. Năm 2009,
cả nước có hơn 27,6 triệu con heo, tăng hơn 2 lần so với năm 1990 chỉ có 12,2 triệu
con (Tổng Cục Thống Kê 2010). Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là mối lo hàng đầu, gây
thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi.
Trong giai đoạn từ sau cai sữa đến chuyển sang nuôi thịt, heo phải chịu hàng
loạt stress do xa mẹ, ghép bầy, chuyển chuồng, thay đổi thức ăn,… đã làm giảm sức
đề kháng của heo. Mặc dù công tác thú y ngày càng được chú trọng, nhưng giai
đoạn này tỷ lệ heo bệnh còn rất cao. Theo Trần Đình Bảo (2010) trong giai đoạn
này, tỷ lệ heo thở bụng 52,85 %, tỷ lệ heo tiêu chảy 55,82 %, tỷ lệ ho 7,96 %, tỷ lệ
viêm khớp 4,63 %, viêm da 0,48 %. Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn từ sau cai
sữa đến khi chuyển lên nuôi thịt, heo thường mắc các bệnh gây tiêu chảy, rối loạn
hô hấp và viêm khớp.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu bệnh và hiệu quả điều trị bệnh trên heo
trong giai đoạn này, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phát cùng
với sự chấp thuận của ban lãnh đạo Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình bệnh và hiệu quả điều trị trên
heo sau cai sữa đến 56 ngày tuổi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp”

1


1.2 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường gặp trên heo giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày
tuổi và ghi nhận kết quả điều trị của xí nghiệp, nhằm đưa ra biện pháp phòng và
điều trị bệnh tốt hơn.
1.3 Yêu cầu

Ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi.
Ghi nhận các bệnh thường gặp trong thời gian khảo sát.
Mổ khám ghi nhận bệnh tích đại thể một số heo.
Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trong một số ca bệnh.
Điều trị và ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích là 25 hecta được đặt ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội,
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Nhiệm vụ
Sản xuất heo giống, heo thịt, heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại
nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc nhằm cung cấp cho thị trường thành phố Hồ
Chí Minh và các vùng lân cận.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Theo số liệu phòng kỹ thuât, tổng đàn tính đến ngày 20/04/2011 (không tính
heo con theo mẹ) là 12265 con. Trong đó:
- Đực làm việc: 40 con
- Nái sinh sản: 2526 con
- Hậu bị:
+ Đực hậu bị: 76 con
+ Cái hậu bị:1508 con
- Heo con cai sữa: 3707 con
- Heo thịt: 4408 con
2.1.4 Thiết kế chuồng nuôi heo sau cai sữa

Các dãy chuồng được thiết kế theo kiểu 2 mái, lợp tole, bên dưới được đóng
một lớp bạt chống nóng, có hệ thống quạt để làm mát, thông thoáng chuồng trại.
Heo được nuôi trên sàn bằng nhựa, bên dưới là 2 tầng hầm: tầng trên chứa

3


phân và nước thải, tầng dưới để thoát chất thải ra hố xử lý. Thức ăn được cung cấp
tự động qua hệ thống băng tải từ silo đến các máng ăn ở mỗi ô chuồng.
2.1.5 Chăm sóc nuôi dưỡng
Trong 3 ngày đầu tập ăn cho heo với lượng ăn 200 g/ con/ ngày. Ba ngày tiếp
theo dần dần chuyển qua thức ăn số 6 với lượng ăn khoảng 300 g/ con/ ngày. Đến
ngày thứ 7 chỉnh máng ăn tự động cho heo ăn tự do.
Lượng thức ăn ăn vào bình quân:
+ Tuần 1: 300 g/ con/ ngày
+ Tuần 2: 500 g/ con/ ngày
+ Tuần 3: 600 g/ con/ ngày
+ Tuần 4: 700 g/ con/ ngày
Nước uống được cung cấp qua hệ thống ống dẫn ngầm tới từng dãy chuồng.
Trong dãy chuồng có 2 đường ống dẫn nước tới từng ô chuồng: một đường ống trực
tiếp từ hệ thống ống ngầm, một đường ống từ bồn 1000 m3 dùng để cho heo uống
thuốc khi cần thiết. Mỗi ô chuồng có 2 núm uống, heo được cho uống nước tự do.
2.1.6 Vệ sinh thú y
Trước khi vào trại, công nhân chăn nuôi được sát trùng, tắm rửa, thay đồ bảo
hộ lao động, mang ủng. Trước khi vào dãy phải rửa tay qua dung dịch Virkon và
giẫm qua hố sát trùng chứa dung dịch Bioxide. Giữa các lốc trong dãy chuồng đều
có đặt hố sát trùng và được thay thuốc sát trùng thường xuyên. Hàng tuần sát trùng
chuồng trại định kỳ vào ngày thứ 2 và thứ 5 bằng dung dịch Ioguard 1000, sát trùng
ô chuồng trống bằng dung dịch Bioxide.
Thuốc thú y được sử dụng tùy theo tình hình thực tế của trại bao gồm thuốc

bổ, chất điện giải, men tiêu hóa, kháng sinh, thuốc trị kí sinh trùng, thuốc sát
trùng… Khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cần chú ý do hệ vi sinh vật đường ruột và
hệ thống enzym tiêu hóa chưa ổn định nên heo con dễ bị xáo trộn tiêu hóa làm heo
con khó hấp thu tốt thức ăn dẫn đến còi cọc. Vì thế heo cần được bổ sung thêm các
vitamin, khoáng, và các men tiêu hóa để heo con sớm phát triển lại bình thường.

4


Bảng 2.1 Quy trình sử dụng vaccin
Loại heo

Tuần tuổi

Heo con theo mẹ

3

Mycoplasma

Respisure 1/ M - Pac

Heo cai sữa

5

Dịch tả

Coglapest


7

FMD

Aftopor 1/ 2

10

Dịch tả

Coglapest

11

FMD

Aftopor 1/ 2

12

Aujeszky

P. Bergonia/ Akipor

24

Dịch tả

Coglapest


26

FMD

Aftopor 2

27

Parvo - Lepto

Farrowsure B/ PPV

29

Aujeszky

P. Bergonia/ Akipor

31

Parvo - Lepto

Farrowsure B/ PPV

10

Dịch tả

Coglapest


11

FMD

Aftopor 1/ Decivac

6 tuần trước khi đẻ

Dịch tả

Coglapest

4 tuần trước khi đẻ

FMD

Aftopor 2

3 tuần trước khi đẻ

Aujeszky

P. Bergonia/ Akipor

1 lần/ năm

Dịch tả

Coglapest


2 lần/ năm

FMD

Aftopor 2

2 lần/ năm

Aujeszky

P. Bergonia/ Akipor

2 lần/ năm

Parvo - Lepto

Farrowsure B/ PPV

2 lần/ năm

Mycoplasma

Respisure 1/ M – Pac

Heo hậu bị

Heo thịt
Heo nái

Heo đực làm việc


Loại bệnh

Loại vaccin

Ghi chú
Aftopor 1: vaccin FMD 1 type O. Aftopor 2: vaccin FMD 2 type O và A.
Tất cả các vaccin đều chích 2 cc/ liều/ con bất kể lớn nhỏ, trọng lượng. Riêng
vaccin Farrowsure B có liều là 5 cc/ con.
Vaccin nhược độc là vaccin Colapest, P. Bergonia/ Akipor. Còn tất cả các
vaccin còn lại đều là vaccin vô hoạt.
Tất cả các loại vaccin đều tiêm bắp (IM).
(Theo phòng kỹ thuật Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp)

5


2.2 Đặc điểm sinh lý heo giai đoạn sau cai sữa
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo sau cai sữa
Trong thời gian theo mẹ, heo con đã quen với sự tiêu hóa và hấp thu sữa, từ
đó làm gia tăng nhóm lợi khuẩn Lactobacillus spp. có trong dạ dày và đường tiêu
hóa. Nhóm vi khuẩn này sử dụng một số đường lactose của sữa để sản sinh ra acid
làm giảm pH dạ dày. Sự acid hóa này nhằm làm cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, ngăn
cản sự phát triển của các loài vi sinh vật có hại. Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo
thay đổi đột ngột, heo chuyển sang ăn thức ăn khô và khó tiêu hóa hơn làm tăng pH
đường tiêu hóa. Do đó, nhóm vi khuẩn có lợi giảm số lượng và nhóm vi khuẩn có
hại phát triển nhanh chóng. Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gia tăng về số
lượng, lấn át các vi khuẩn có lợi và gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột. Từ
đó gây bệnh tiêu chảy và các bệnh khác. Cuối cùng ảnh hưởng tăng trọng và sức
khỏe heo con.

Mặt khác, màng nhày ruột non có những thay đổi khi cai sữa ở 3 – 4 tuần
tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75
% trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm
dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa. Mào ruột lại sâu hơn bình thường. Mào ruột là
nơi mà các tế bào của chúng sẽ di chuyển lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào
ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzym tiêu hóa
(lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp
thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Việc giảm chiều dài của nhung mao và
hình dạng chưa trưởng thành của tế bào ruột có thể giúp giải thích tại sao heo sau
cai sữa lại tăng nhạy cảm đối với bệnh do E. coli (Trần Thị Dân, 2004).
2.2.2 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo sau cai sữa
Hô hấp là tiến trình trao đổi các chất khí giữa không khí và mô bào. Phổi là
cơ quan chủ yếu đảm nhận chức năng trao đổi khí. Vận chuyển không khí ra vào
phổi được gọi là thông khí phổi. Chênh lệch áp suất không khí và phế nang để xác
định không khí vận chuyển ra vào phế nang được hay không. Hô hấp của phổi được
chia làm 2 kì: hít vào và thở ra. Trong động tác hít vào các cơ hô hấp co lại (tốn

6


năng lượng) làm cho lồng ngực dãn nở, nhờ vậy tạo ra áp lực âm trong phế nang có
tác dụng đưa không khí vào phổi. Sau đó lồng ngực thụ động xẹp xuống đẩy chất
khí ra ngoài (Văn Đình Hoa, 2007).
Hệ thống hô hấp còn các chức năng khác: giúp máu tĩnh mạch về tim (bơm
không khí), cân bằng axít – bazơ bằng cách loại thải chất tạo ra axít carbonic, loại
bỏ hơi nóng và nước ra khỏi cơ thể bằng cách làm ấm, bão hòa không khí và bốc
hơi nước trong giai đoạn thở ra, thoát hơi nóng lúc thở ra nhờ vào bốc hơi nước, tạo
âm thanh để trao đổi, biến đổi một số chất khi chảy qua mạch máu phổi (Trần Thị
Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.3 Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa

2.3.1 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với đặc điểm gia
tăng lượng phân thải ra hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần
thải phân. Hậu quả của tiêu chảy là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện
tích và ngộ độc do độc tố của vi khuẩn gây tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược
rất nhanh, nhất là thú nhỏ tuổi gầy ốm, sức chịu đựng kém.
2.3.1.1 Nguyên nhân
Do thức ăn nước uống
Thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa, do đó heo con giảm
khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường
ruột. Hậu quả là heo bị tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2004). Do khẩu phần có nhiều chất
xơ, cơ thể không tiêu hóa được, chất xơ kích thích tăng nhu động ruột và hấp thu
nhiều nước làm phân trở nên lỏng hơn. Ngoài ra thức ăn kém phẩm chất như bị lên
men, thức ăn khó tiêu, hoặc lẫn các chất kích thích, các chất độc như thuốc sát
trùng, thức ăn quá mặn hoặc tỷ lệ đạm quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu
chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).
Nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, nhiễm bẩn, có nhiều
NH 3 +, NO 3 -, SO 4 2- và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi cho đường tiêu hóa.

7


Do chăm sóc và môi trường
Heo con không được làm quen với thức ăn sớm nên bộ máy tiêu hóa bị rối
loạn khi cai sữa heo. Do heo phải chịu hàng loạt yếu tố bất lợi như: tách mẹ, chuyển
đàn, nhập đàn, thay đổi thức ăn… heo con dễ bị strees dẫn đến cơ thể suy yếu, sức
đề kháng giảm. Môi trường thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, từ nắng
chuyển qua mưa sẽ làm heo con tiêu hao nhiều năng lượng. Nhiệt độ ban đêm
thường thấp, cơ thể chống lạnh bằng cách oxy hóa glycogen tạo ra năng lượng, nếu
lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm thấp sẽ gây bệnh tiêu chảy. Theo

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) khi ẩm độ khoảng 60 % - 70 % thì mức
nhiệt độ thích hợp cho heo là:
Bảng 2.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo từng giai đoạn
Trọng lượng (kg)
Nhiệt độ (0C)

<10

10 – 15

15 – 30

30 – 60

>60

26 – 30

22 – 26

18 – 22

16 – 20

14 – 20

Do bản thân heo con
Theo Trần Thị Dân (2004), trong sữa đầu, loại kháng thể chủ yếu là IgG. Sự
hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Kháng thể có thể
được phát hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sanh. Khoảng 48 giờ sau khi

sanh ruột không còn khả năng hấp thu kháng thể. Vì vậy heo con không được bú
đầy đủ sữa đầu trong thời gian này hệ miễn dịch sẽ kém phát triển dẫn đến giảm sức
đề kháng với bệnh.
Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ
cung cấp 1 mg mỗi ngày. Heo con lại dự trữ Fe ít (30 mg), vì màng nhau là hàng rào
hạn chế vận chuyển Fe từ mẹ sang bào thai. Trong khi đó tốc độ sinh trưởng của
heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp, sự thiếu
Fe sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobin của hồng cầu dẫn đến thiếu
máu và sẽ gây tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).

8


Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn
chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Thiếu dịch và enzym tiêu hóa: thiếu acid dạ dày (gặp trong vô toan dạ dày)
khiến thức ăn xuống ruột rất nhanh, thiếu enzym tuyến tụy (do tắc ống tụy hay viêm
tụy mãn tính), thiếu muối mật (như suy gan, tắc mật), thiếu dịch ruột ( khi viêm teo
niêm mạc ruột, cắt đoạn ruột quá dài), thiếu bẩm sinh một số enzym tiêu hóa. Tất
cả, khiến thức ăn không tiêu (phân “sống”), kích thích sự co bóp của ruột tống phân
ra ngoài (Văn Đình Hoa, 2007).
Do heo con mọc răng: theo Võ Văn Ninh (2007) ngày tuổi thứ 22, 23, 24 đại
đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ 3 hàm dưới nên cai sữa ngày thứ 21
thường có ảnh hưởng đến sức khỏe heo con vì làm tăng thêm stress. Tương tự ngày
tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa số 4 hàm trên nên cai sữa
ngày thứ 28 có thể làm tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng heo con bị
sốt, tiêu chảy trước và sau khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày.
Do vi sinh vật
Vi sinh vật luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy trên heo

con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy trên heo con. Bình
thường trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật cộng sinh có vai trò quan
trọng trong sự tiêu hóa, khi gặp điều kiện bất lợi cho heo con thì một số vi sinh vật
trở thành gây bệnh. Có 3 nhóm chính:
Vi khuẩn: gồm hai nhóm chính, đó là nhóm vi khuẩn thường trú trong ống
tiêu hóa như E. coli, Samonella spp., Klesbsiella spp., Proteus spp… nhóm vi khuẩn
tạp nhiễm đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như
Staphylococcus spp., Streptococcus spp., Clostridium spp…
Virus: người ta chứng minh được virus là một tác nhân gây tiêu chảy, thường
thấy là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…
Ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: tác động qua việc tranh chấp chất
dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo

9


điều kiện cho các tác nhân khác tấn công. Thường thấy là Isospora suis, Eimeria,
Balantidium coli…
2.3.1.2 Cơ chế gây tiêu chảy
Theo Văn Đình Hoa (2007) các nguyên nhân trên gây tiêu chảy theo các cơ
chế sau:
Cơ chế tăng tiết dịch
Đây là cơ chế hay gặp trong viêm ruột; nước được tiết ra từ niêm mạc ruột
tăng gấp nhiều lần mức bình thường. Đặc biệt là trong viêm ruột cấp do nhiễm
khuẩn, nhiễm độc gây mất nước cấp. Trong tiêu chảy mãn thì cơ chế tăng tiết dịch ít
quan trọng hơn.
Cơ chế tăng co bóp
Hậu quả làm thức ăn qua ruột nhanh mà không kịp tiêu hóa. Cơ chế này
thường gặp ở các trường hợp viêm ruột nhiễm khuẩn hoặc vô toan dạ dày, thiếu các
dịch tiêu hóa. Thức ăn ở dạng thô làm tăng áp lực thẩm thấu ở bụng với các dấu

hiệu sôi bụng, phân sống, lổn nhổn.
Cơ chế giảm hấp thu
Giảm hấp thu khiến lượng nước thải theo phân tăng lên. Cơ chế này thường
gặp trong viêm ruột do các nguyên nhân khác nhau như cắt đoạn ruột quá dài, rối
loạn cân bằng vi khuẩn. Thuốc tẩy loại tăng áp lực thẩm thấu (MgSO 4 ) cũng giảm
hấp thu theo cơ chế này.
2.3.1.3 Một số bệnh gây tiêu chảy
Tiêu chảy do Escherichia coli
Theo Trần Thanh Phong (1996), E. coli gây nhiều biểu hiện bệnh khác nhau
tùy theo lứa tuổi: bệnh bại huyết trên heo con sơ sinh 0 – 4 ngày tuổi, có thể kết hợp
với tiêu chảy; bệnh đường ruột liên quan tới tiêu chảy trên heo sơ sinh đến sau cai
sữa; bệnh thủy thũng trên heo cai sữa; bệnh viêm vú, viêm bàng quang… trên heo
nái. Trên heo sau cai sữa, bệnh xảy ra với các triệu chứng như: heo ăn ít, tiêu chảy
phân trắng, phân vàng nếu có kết hợp với virus, mất nước, xù lông, heo con gầy sút

10


rất nhanh. Trong trường hợp nặng, heo con mất phản ứng với các kích thích, run cơ,
co giật, có thể chết.
Mổ xác heo con gầy ốm, mất nước trầm trọng. Ruột sưng to, sung huyết, phù
nề, màng treo ruột sung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu, hạch ruột sung
huyết. Đặc biệt thủy thũng mô dưới da, ruột, dạ dày, phổi, thận, tim. Não thủy
thũng, nhũn não.
Tiêu chảy do Salmonella
Bệnh do vi trùng Salmonella spp. (nhất là Salmonella cholerae suis) gây ra
với đặc điểm bại huyết, gây viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây
viêm phổi (trên heo 10 – 16 tuần tuổi), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Có thể
gặp trên mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở heo 12 – 16 tuần tuổi. Ở thể cấp tính, heo
con thường sốt cao 40 – 41,5 0C, bỏ ăn, nằm tụm lại một chỗ. Heo ói mửa, tiêu chảy

phân vàng hôi thối, đau vùng bụng, đỏ ở vùng da mỏng, viêm khớp, viêm gan, viêm
phổi, đi đứng không vững, run rẩy.
Khi mổ khám thấy bệnh tích: hạch ruột tăng sinh, xuất huyết; lách sung
huyết triển dưỡng; thành ruột dày, có nhiều chỗ hoại tử, đôi khi có vết loét hình nút
ở van hồi manh tràng và thường xuất huyết, các vết loét liền với nhau thành từng
mảng; gan sưng, đôi khi có đốm hoại tử (Trần Thanh Phong, 1996).
Tiêu chảy do Clostridium perfringens
Clostridium perfringens type C là căn bệnh chính, thường phân lập được
nhiều nhất, gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết, suy sụp nhanh, tử số cao. Trường hợp
nhiễm Clostridium perfringen type A, với biểu hiện phân nhão, hiếm khi chết. Việc
phát triển bệnh chậm, thầm lặng dẫn đến giảm chỉ số biến chuyển thức ăn và tăng
trọng. Khi mổ xác thú thấy bệnh tích ruột viêm cấp tính hoại tử và xuất huyết có
định vị hay mở rộng nhiều vùng ruột, chất chứa trong ruột có màu đỏ, mảnh hoại tử
ở vùng không tràng có thể gặp khí thủng ở thành. Việc chẩn đoán chỉ có thể chắc
chắn khi dựa vào xét nghiệm phòng thí nghiệm đặc biệt: về mô học (bệnh tích hoại
tử, xuất huyết cùng với có vi trùng Gram dương lớn ở trong biểu mô ruột), về vi
trùng học (phân lập, định độc tố từ những chất chứa ở ruột).

11


Tiêu chảy do Balantidium coli
Đây là một bệnh chung giữa người và heo. B. coli là một nguyên sinh động
vật lớn, được bao phủ bởi lông mao giúp nó di chuyển. Có hai giai đoạn phát triển:
trophozoite và cyst. Bệnh lây chủ yếu qua đường phân – miệng mà chủ yếu là lây
qua nước bị ô nhiễm. B. coli có thể hiện diện thường xuyên trong cơ thể vật chủ mà
không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bất thường tiêu hóa xảy ra, các
ký sinh trùng này có thể nhân lên với số lượng lớn ăn mòn và viêm nhẹ màng nhầy
ruột. Tinh bột và thức ăn không tiêu hóa góp phần nhân lên của B. coli. Bệnh
thường xảy ra trên heo 4 – 12 tuần tuổi. Bệnh tích thường thấy là gây viêm loét,

hoại tử ruột. Khi mổ khám thú, có thể xác định bệnh bằng cách lấy mẫu phân ở
đoạn ruột già đem soi tươi trên kính hiển vi để tìm B. coli. Bệnh có thể được kiểm
soát bằng công tác vệ sinh quản lý: cùng vào cùng ra, tránh sử dụng nước ô nhiễm,
kiểm soát các bệnh đường ruột gây tiêu chảy như E. coli, Salmonella spp., kiết lỵ…
Thuốc được đề nghị để điều trị bệnh là tetracycline và metronidazole (Quinn P.J,
Carter M.E, Markey B.K and Carter G.P, 1998).

(The Australian Society for Parasitology,
/>Hình 1.1 Vòng đời của Balantidium coli
2.3.2 Bệnh viêm đường hô hấp
2.3.2.1 Nguyên nhân

12


Do dinh dưỡng
Thiếu vitamine A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình
thường, giảm sức bền từ đó thú dễ mắc bệnh. Sự mất cân đối Ca / P trong khẩu phần
làm hệ xương lồng ngực bị biến dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Quá
trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay quá nhuyễn
làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)
Do chăm sóc quản lý
Chăm sóc và quản lý ảnh hưởng tới bệnh đường hô hấp được trình bày ở
bảng sau:
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý tới bệnh đường hô hấp
Yếu tố

Độ cảm nhiễm với bệnh đường hô hấp


Mật độ gia súc

+++

Nhập đàn không rõ tình trạng sức
khỏe hoặc sức khỏe kém

+++

Cai sữa:

Quá sớm

++

Trung bình

+

Quá muộn

++

Thiếu kiểm tra tình trạng bệnh lý

++

Điều trị không đúng, không đầy đủ

++


Thiếu biện pháp phòng bệnh hay
++

phòng bệnh không đúng cách
Chăm sóc bệnh không tốt (cách ly,
xử lý bệnh)

+

Vệ sinh kém

++
(Trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010)

13


×