Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
************
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO CAI SỮA ĐẾN 120
NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y
Chuyên Ngành Dược
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
Tháng 6/2014
1
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tên luận văn: “TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO CAI SỮA ĐẾN
120 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN
LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI”
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM ngày tháng năm 2014.
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp em
xin chân thành cảm ơn đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ
em hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn ba mẹ đã sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ con khôn lớn như ngày
hôm nay.


Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo môi trường học tập, rèn luyện, tận
tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt những năm
học đại học.
Kính gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương
đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
Gia đình Bác Dũng cùng toàn thể công nhân viên tại trại heo Hoàng Dũng.
Cảm ơn đến những thành viên lớp DH09DY và chúc các bạn tìm được cho
mình công việc phù hợp và hạnh phúc luôn đến với các bạn.
Và cuối cùng, chúc cho gia đình, thầy cô, bạn bè và toàn thể trại heo Hoàng
Dũng luôn dồi dào sức khỏe.
Kính bút
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
3
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO CAI SỮA
ĐẾN 120 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI” tiến hành từ ngày 22/9/2013 đến
ngày 25/1/2014.
Qua quá trình theo dõi 160 con heo từ cai sữa 24 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi
tại trại heo Hoàng Dũng, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
Tỉ lệ heo có biểu hiện hô hấp khá cao (79,94%), trong đó tỉ lệ heo có triệu
chứng ho (71,25%), tỉ lệ heo có triệu chứng thở bụng (5,00%), tỉ lệ heo có triệu
chứng ho kết hợp thở bụng (3,13%).
Tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp khá cao, trong đó tỉ lệ ngày con có
triệu chứng ho (6,40%), tỉ lệ ngày con có triệu chứng thở bụng (3,50%), tỉ lệ ngày
con có triệu chứng ho kết hợp thể bụng (6,00%).
Tỉ lệ heo mắc các bệnh khác ngoài bệnh hô hấp trên heo theo dõi khá cao,

trong đó tỉ lệ heo mắc bệnh tiêu chảy (60,63%), tỉ lệ heo mắc bệnh (6,88%), tỉ lệ
heo mắc bệnh viêm da (11,25%).
Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh khá cao (92,29%), số ngày điều trị bệnh hô hấp trung
bình (4 ngày).
Tỉ lệ heo tái phát trung bình khá cao ( 28,92%).
Tỉ lệ chết của hai giai đoạn chiếm tỉ lệ khá cao (14,47%), trong thời gian theo
dõi có 8 con chết đều có biểu biện bệnh hô hấp.
Kết quả phân lập vi khuẩn từ phổi heo bệnh hô hấp cho thấy Streptococcus
spp và Pasteurella multocida chiếm tỉ lệ cao nhất (50,00%), thấp nhất là
Haemophilus parasuis chiếm tỉ lệ (25,00%).
Kết quả thử kháng sinh đồ từ vi khuẩn phân lập trên các mẫu phổi heo bệnh hô
hấp cho thấy ba vi khuẩn Streptococcus spp, Pasteurella multocida, Haemophilus
parasuis hầu hết có độ nhạy cảm cao với các kháng sinh gentamicin, norfloxacin,
amoxicillin, ampicillin, penicillin, spectinomycin, doxycycline, enrofloxacin.
4
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG xii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo 3
2.1.1 Vị trí 3
2.1.2 Lịch sử hình thành 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 3
2.1.4 Cơ cấu đàn 3
2.1.5 Giống 4
2.1.6 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 4
2.1.6.1 Chuồng trại 4
2.1.6.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng 6
2.1.7 Thức ăn 8
2.1.8 Nguồn nước 8
2.1.9 Vệ sinh thú y 9
2.1.10 Quy trình tiêm phòng 9
5
2.1.11 Thuốc sử dụng điều trị và phòng bệnh trong trại 9
2.2 Cơ sở lý luận 10
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo của hệ thống hô hấp trên heo 10
2.2.2 Đặc điểm hô hấp sinh lý bình thường của heo 10
2.2.3 Đặc điểm hô hấp sinh lý bệnh của heo 11
2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo 11
2.2.4.1 Dinh dưỡng 11
2.2.4.2 Môi trường 12
2.2.4.3 Chăm sóc quản lý 13
2.2.4.4 Yếu tố di truyền 13
2.2.4.5 Độ tuổi heo 13
2.3 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo cai sữa và heo thịt 14
2.3.1 Bệnh do virut 14
2.3.1.1 Hội chứng rối loạn sinh sản- hô hấp 14
2.3.1.2 Bệnh dịch tả heo 15
2.3.1.3 Bệnh cúm heo 17

2.3.1.4 Bệnh giả dại (Aujeszky) 18
2.3.1.5 Bệnh hô hấp trên heo do Coronavirus 19
2.3.2 Bệnh do vi khuẩn 19
2.3.2.1 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma 19
2.3.2.2 Bệnh tụ huyết trùng trên heo (Pasteurellosis) 20
2.3.2.3 Bệnh phó thương hàn 22
2.3.2.4 Bệnh do Streptococcus suis 24
2.3.2.5 Bệnh do Haemophilus parasuis (Glasser’s) 25
2.3.2.6 Bệnh do Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP) 26
2.3.2.7 Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm 29
2.3.2.8 Kí sinh trùng 30
2.4 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan 30
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33
6
3.1 Thời gian và địa điểm 33
3.2 Đối tượng khảo sát 33
3.3 Dụng cụ và vật liệu 33
3.4 Nội dung nghiên cứu 33
3.4.1 Nội dung 1 33
3.4.2 Nội dung 2 34
3.4.3 Nội dung 3 34
3.5 Phương pháp tiến hành 34
3.5.1 Theo dõi tại trại 34
3.5.2 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích trên heo 34
3.5.3 Cách lấy mẫu gởi bệnh phẩm 35
3.5.4 Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn 35
3.5.5 Theo dõi quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 35
3.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 35
3.5.7 Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37

4.1 Tình hình bệnh hô hấp trên heo trong trại và một số yếu tố ảnh hưởng 37
4.1.1 Kết quả theo dõi tỉ lệ heo có triệu chứng hô hấp 37
4.1.2 Kết quả theo dõi tỉ lệ heo có các triệu chứng hô hấp 38
4.1.3 Kết quả theo dõi tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp 39
4.1.4 Kết quả theo dõi các triệu chứng bệnh khác 40
4.2 Kết quả khảo sát triệu chứng, bệnh tích và phân lập vi khuẩn trên heo có bệnh
hô hấp 43
4.2.1 Kết quả xuất hiện các triệu chứng 43
4.2.2 Kết quả xuất hiện các dạng bệnh tích 45
4.2.3 Hình bệnh tích các ca mổ khám 49
4.3 Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ 50
4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn 50
4.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ 52
7
4.3.3 Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên heo tại trại 54
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 63
Phụ lục 1 63
Phụ lục 2 64
Phụ lục 3 66
Phụ lục 4 67
Phụ lục 5 69
Phụ lục 6 70
Phụ lục 7 72
Phụ lục 8 73
8
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PRDC Porcine Respiratory diease complex
PRRS Porcine Respiratory and Reproductive Syndrome
IPMA Immunoperoxidase Monolayer Assay
IFAT Immuno Fluoresent Antibody Test
ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay
PCR Polymerase Chain Reation
AND Acid Deoxyribonucleic
ARN Acid Ribonucleic
PK Pig Kidney
APP Actinobacillus pleuropneumoniae
NAD Nicotinamide adenine dinucleotide
SIV Swine influenza virus
9
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Chuồng heo mang thai 4
Hình 2.2: Chuồng heo nọc thí tình 4
Hình 2.3: Chuồng heo nái đẻ 5
Hình 2.4: Chuồng heo cai sữa 5
Hình 2.5: Chuồng heo nuôi thịt 5
Hình 4.1: Heo khó thở ngồi kiểu chó 45
Hình 4.2: Heo thở thể bụng 45
Hình 4.3: Heo chết tím tái 45
Hình 4.4: Heo gầy còm 45
Hình 4.5: Heo chảy máu mũi, miệng 49
Hình 4.6: Hạch bẹn sưng to 49
Hình 4.7: Tim nhão 49
Hình 4.8: Phổi nhục hóa 49
Hình 4.9: Phổi dính sườn 49
Hình 4.10: Phổi viêm hoại tử 49
Hình 4.11: Mô phổi bình thường 53

Hình 4.12: Viêm phế quản phổi 53
10
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỉ lệ heo có triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi 37
Bảng 4.2. Tỉ lệ heo có các triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi 38
Bảng 4.3. Tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi 40
Bảng 4.4. Tỉ lệ các triệu chứng khác ngoài hô hấp trên heo theo dõi (n=160) 41
Bảng 4.5. Tỉ lệ xuất hiện các dạng triệu chứng của heo được mổ khám (n = 8) 43
Bảng 4.6. Tỉ lệ xuất hiện các dạng bệnh tích của heo được mổ khám (n = 8) 46
Bảng 4.7. Kết quả phân lập vi khuẩn 50
Bảng 4.8. Tỉ lệ vi khuẩn đường hô hấp nhạy cảm với kháng sinh 52
Bảng 4.9. Tỉ lệ con điều trị khỏi bệnh, tỉ lệ tái phát, tỉ lệ chết 54
11
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà nước ta chú trọng
phát triển mọi lĩnh vực và đẩy mạnh xu thế hội nhập đưa nền kinh tế nước ta hội
nhập với nền kinh tế thế giới. Từ xa xưa, nước ta là nước nông nghiệp, người dân
chủ yếu sống bằng nghề nông nên nhà nước luôn có những chính sách phát triển đặc
biệt, nền nông nghiệp được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật song song với
việc phát triển nền công nghiệp. Trong đó Ngành chăn nuôi Việt Nam được nhà
nước ta chú trọng và đặc biệt quan tâm.
Ngày nay chăn nuôi cung cấp một lượng lớn nguồn thức ăn dinh dưỡng cho
con người và nhất là chăn nuôi heo đang được các trang trại và hộ nông dân đầu tư
với quy mô và kỹ thuật cao cung cấp nguồn thịt heo chất lượng. Hiện nay với quy
mô chăn nuôi công nghiệp được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ công
nhân lành nghề, công tác thú y được chú trọng ngành chăn nuôi heo đã có những
bước tiến vượt trội. Cùng với sự phát triển đó, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện tại
các trại chăn nuôi. Bao gồm các bệnh gây ra trên đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,

…trong đó bệnh gây ra trên đường hô hấp hầu hết đều xảy ra tại các trại chiếm tỷ lệ
rất cao. Bệnh gây ra trên đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, do các loại vi khuẩn, vi rút, điều kiện thức
ăn chuồng trại tác động đến tình hình bệnh. Đặc biệt với điều kiện khí hậu thường
xuyên biến đổi như hiện nay làm cho hầu hết các heo trong trại đều có khả năng
mắc bệnh rất cao gây chết, hoặc chuyển sang thể mãn làm cho heo chậm lớn, tiêu
tốn nhiều chi phí điều trị gây thiệt hại về kinh tế cho các trang trại.
Với tình trạng trên, việc đánh giá tình hình bệnh hô hấp trên heo để tìm ra
nguyên nhân, đề ra phương pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp là việc làm cần
12
thiết và được quan tâm nhằm cải thiện tình hình bệnh, tiết kiệm được chi phí điều
trị, giảm được tỷ lệ heo nhiễm bệnh hô hấp, bảo vệ sức khỏe của heo, tăng sức đề
kháng của đàn heo khi gặp phải dịch bệnh. Từ đó làm giảm thiệt hại cho trại chăn
nuôi, góp phần nâng cao chất lượng heo thịt đến tay người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của
PGS. TS Lâm Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tình hình
bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công
nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai”.
1.2 Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi, xác định một số
nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
1.3 Yêu cầu
Ghi nhận heo có triệu chứng hô hấp.
Mổ khám, quan sát bệnh tích và lấy mẫu phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh
đồ.
13
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo

1 Vị trí:
Trại heo Hoàng Dũng thuộc ấp Bưng Môn, xã Long An, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai.
Cách trung tâm thị trấn Long Thành khoảng 5km, cách quốc lộ 51 khoảng
3km.
Xa khu dân cư, nằm trong vườn cao su nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi.
2 Lịch sử hình thành
Trại được thành lập vào tháng 2 năm 1999.
Diện tích: 1,4 hecta.
Gồm 5 khu: 1 khu nuôi nái mang thai, 1 khu nuôi nái đẻ, 1 khu heo cai sữa, 2
khu nuôi heo thịt.
3 Cơ cấu tổ chức: Gồm:
− 2 kỹ thuật trại
− 6 công nhân.
4 Cơ cấu đàn:
Tính đến ngày 10 tháng 1 năm 2014 tổng đàn của trại là 2410 con, gồm:
Nọc : 5
Nái khô, nái hậu bị chờ phối: 60
Nái mang thai: 131
Nái nuôi con: 46
Heo con theo mẹ: 285
Heo cai sữa: 483
Heo thịt: 1.400.
14
5 Giống:
Hiện trại heo Hoàng Dũng đang nuôi hai giống heo là Yorkshire, Landrace và
các con lai của chúng.
6 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
1 Chuồng trại:
Trại heo được thiết kế theo kiểu chuồng hở, lợp tole, gồm 5 khu được nối

thông với nhau, dễ dàng trong việc lùa heo từ trại này qua trại khác.
Trong mỗi trại đều có trang bị hệ thống quạt làm mát, đối với trại bầu và trại
đẻ có hệ thống phun nước làm mát vào mỗi buổi trưa khi thời tiết nắng nóng. Trong
mỗi ô chuồng đều có mỏ vịt để heo uống nước.
 Trại heo bầu
Gồm có 192 chuồng nuôi cũi chia làm 2 dãy với kích thước mỗi cũi: rộng
65cm, dài 2,2m, cao 9,5m. nền chuồng được làm bằng xi măng. Máng ăn được làm
bằng xi măng, sát nền chuồng và kéo dài đến hết dãy.
Có 4 chuồng heo nọc thí tình với kích thước mỗi chuồng: rộng 2,65m , dài
3,5m, cao 1,5m.
15

Hình 2.1:Chuồng heo mang thai Hình 2.2: Chuồng heo nọc thí tình
 Trại heo đẻ
Gồm có 46 ô chuồng đẻ chia làm 2 dãy với kích thước mỗi chuồng: rộng
1,8m, dài 55cm, cao 2m. Chuồng được xây dựng theo kiểu sàn, nền chuồng làm
bằng xi măng có độ nghiêng, có rãnh ở giữa để thoát nước và phân.
Chuồng được làm bằng sắt, máng ăn bằng inox. Trại đẻ trang bị lồng úm trong
mỗi ô với kích thước: rộng 4,5m, dài 75cm, cao 50cm. Trong mỗi lồng úm được lót
một tấm vài bố và gắn 1 đèn 75w, cách sàn 50cm để sưởi ấm cho heo con. Phía
ngoài mỗi ô chuồng có lớp bạt kéo lại khi thời tiết lạnh, bên ngoài xung quang trại
có lớp lưới, nếu trời nắng nóng quá được kéo ra.

  Trại cai sữa
Gồm có tổng cộng là 44 ô chuồng chia làm 2 dãy, xây dựng theo kiểu sàn, với:
− 8 ô lớn với kích thước: rộng 2,5m, dài 3,5m, cao 70cm thường được nuôi khoảng
23 con/ô.
− 36 ô nhỏ với kích thước: rộng 2,5m, dài 2,5m, cao 70cm thường được nuôi khoảng
15 – 18 con/ô.
Nền chuồng được làm bằng xi măng có độ nghiêng vào rãnh ở giữa để nước

và phân thoát, giữa 2 ô chuồng có máng ăn tự động làm bằng inox. Sàn chuồng và
xung quanh chuồng được làm bằng sắt.
16

Hình 2.3: Chuồng heo nái đẻ Hình 2.4: Chuồng heo cai sữa
 Trại thịt
Gồm có 3 khu: mỗi khu gồm có
2 dãy, mật độ nuôi là 20 con/ô
chuồng. Mỗi chuồng đều gắn máng ăn
tự động và máng dài nối 2 chuồng lại
với nhau. Thành chuồng đối diện lối
đi 2 dãy đối diện được làm bằng sắt,
còn xung quanh chuồng làm bằng xi
măng.
− Khu 1: có 56 chuồng
− Khu 2: có 64 chuồng
Với kích thước mỗi chuồng: rộng 4m, dài 6m, cao 70cm. Riêng đối với 2 dãy
này được xây theo kiểu sàn, sàn chuồng được làm bằng những tấm đan đúc bằng xi
măng ghép lại với nhau nên nước dễ thoát và làm nền chuồng luôn khô ráo.
2 Chăm sóc và nuôi dưỡng
 Cái hậu bị và nái mang thai
Hậu bị mới mua về sẽ được nuôi riêng trong chuồng nuôi hậu bị, khi hậu bị
được 6 tháng tuổi trở lên được khoảng 90- 100kg, tiến hành tiêm vaccine theo lịch
tiêm phòng.
Tẩy giun xong chuyển heo xuống chuồng mang thai, khi nái mang thai được
11 tuần thì tiến hành tiêm vaccine theo lịch.
Khi nái khô chuyển lên chuồng mang thai, được phối giống và cũng tiến hành
tiêm vaccine theo lịch như nái mang thai.
Cho ăn 2 lần trên ngày (6h, 15h) cho ăn cám trộn theo khẩu phần của trại.
Tắm 1 ngày 1 lần vào lúc 9h.

Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ và dọn phân thường xuyên.
 Nái đẻ
Heo nái mang thai trước khi đẻ khoảng 3 - 7 ngày sẽ được tắm rửa sạch sẽ, cắt
lông đuôi gọn gàng và chuyển sang trại đẻ.
17
Hình 2.5: Chuồng heo nuôi thịt
Heo nái chưa đẻ cho ăn: 2 lần/ngày (6h, 3h), khoảng 1- 1,5kg/lần.
Heo nái đẻ cho ăn : 3 lần/ngày (6h, 10h, 3h), cho ăn tự do.
Heo nái chưa đẻ thì sẽ được tắm vào buổi trưa trời nắng nóng để tránh hiện
tượng stress và sốt heo.
Trước khi nái đẻ cần chuẩn bị: lồng úm để heo con, đèn úm, bao bố, bột
Mistral, kéo, cồn, dây cột rốn, thùng đựng nhau, vòi nước…
Theo dõi biểu hiện của nái sau khi đẻ để có hướng xử lý như truyền dịch,
chích kháng sinh.
 Heo con theo mẹ
Khi heo con mới đẻ ra sẽ được vuốt mũi hoặc dùng khăn lạch lớp nhầy và cho
heo vào lồng úm, rải bột Mistral lên để làm khô và sưởi ấm heo con. Khi heo con
khô sẽ được cắt rốn và để heo con bú.
Luôn giữ ấm cho heo con, bật đèn sưởi ấm vào mỗi buổi tối, chuồng nuôi phải
được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Được tiêm phòng bệnh theo đúng lịch, theo dõi bệnh hay xảy ra như tiêu chảy,
viêm khớp để điều trị.
Ghép heo con: heo đẻ xong 1-3 ngày phải tiến hành ghép heo cho đồng đều.
Heo con được cai sữa từ 24 – 27 ngày. Ngày cai sữa, heo mẹ sẽ được chuyển
sang chuồng nái khô chờ phối, để heo con lại chuồng cũ 2-3 ngày, cho uống
vitamine C, Electrolyte và cho ăn bình thường và được chuyển qua trại cai sữa, heo
sẽ được chuyển vào chiều mát.
 Cai sữa
Thời gian nuôi heo cai sữa được tính từ lúc mới sinh đến hết cai sữa là 2 tháng
sẽ được chuyển sang trại thịt.

Khi chuyển heo con vào ô chuồng heo cai sữa phải được xếp đồng đều về thể
trạng, vẫn tiếp tục cho ăn cám đổ thêm 10 ngày nữa rồi chuyển sang cám tự trộn của
trại cho đến 60 ngày tuổi. Cám được đổ đầy vào máng ăn tự động mỗi ngày và cho
ăn tự do.
18
Mỗi ngày tiến hành vệ sinh chuồng 2 lần, tránh nước bắn vào heo con. Đến tối
bật đèn úm sưởi ấm heo.
Heo được tiến hành tiêm phòng theo quy định, và thường xuyên theo dõi
những biểu hiện bất thường của heo để có hướng điều trị kịp thời.
 Heo thịt:
Khi heo cai sữa được 60 ngày tuổi sẽ được chuyển qua chuồng nuôi ở trại thịt,
và cho ăn cám tự trộn của trại qua 3 giai đoạn. Khi mới chuyển heo từ cai sữa
xuống sẽ tiếp tục cho heo ăn cám bên cai sữa 5 ngày rồi mới chuyển qua cám bên
trại thịt.
Heo được nuôi thêm 3, 5 đến 4 tháng nữa rồi xuất chuồng.
Heo cai sữa chuyển xuống vài ngày sẽ được tắm vào mỗi buổi trưa (9h), và
tiến hành xịt sàn chuồng, nền chuồng sạch sẽ.
Mỗi trại thịt đều có 2 quạt lớn.
Theo dõi các biểu hiện bất thường của heo như tiêu chảy, viêm khớp, viêm
phổi để điều trị kịp thời.
7 Thức ăn
Trại heo Hoàng Dũng có nhà máy trộn cám nên toàn bộ thức ăn trong trại đều
được tự trộn cho tất cả các loại heo. Riêng heo con theo mẹ trong giai đoạn tập ăn
thì cho ăn cám của công ty Cargill RED - 1012 và được cho ăn cho tới qua giai
đoạn qua cai sữa 10 ngày.
Các loại cám trong trại được trộn, phân loại và nhận biết bằng các màu sắc dây
cột khác nhau như: đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, hồng.
Đối với heo thịt, khi chuyển từ cai sữa qua thịt sẽ cho ăn cám của heo cai sữa
tiếp tục 5 ngày để heo quen, sau đó mới đổi lần lượt các thức ăn sử dụng cho heo
thịt để vỗ béo qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ cho ăn 1 tháng gồm: thịt-1, thịt-2,

thịt-3 ( xem phụ lục 1).
8 Nguồn nước
Nước được bơm lên từ giếng, có hệ thống máy bơm tự động khi nước hết,
được dự trữ trong các bồn được xây trên cao phân phối cho các dãy chuồng của trại.
19
9 Vệ sinh thú y
Đây là khâu rất quan trọng và được chú ý trong hầu hết các trại chăn nuôi hiện
nay. Tại trại khâu vệ sinh được chú ý rất kỹ lưỡng theo quy định sau đây:
Cửa cổng của trại được xây dựng 2 hố vôi lớn để toàn bộ công nhân hoặc xe
vào trại đều được sát trùng đầu tiên bằng vôi. Khi các xe tải chở nguyên liệu thức ăn
hoặc xe vào cân heo đều được xịt sát trùng rất kĩ bằng nước sát trùng.
Đối với công nhân viên hoặc khách đều phải cách ly 1 ngày trước khi vào trại
hoặc tắm sạch trước khi vào trại làm việc hoặc tham quan. Tại các khu trại đều
được trang bị các hố vôi sát trùng.
Khi heo chuyển từ trại này qua trại khác chuồng đều được rửa sạch và xịt sát
trùng hoặc quét vôi trước 2 - 3 ngày để đảm bảo vệ sinh phòng bệnh và tránh lây lan
mầm bệnh.
Mỗi ngày vào buổi trưa mỗi trại đều xịt sạch phân dưới gầm chuồng
Thường xuyên quét dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh chuồng trại và xịt sát
trùng vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
Trại có xây dựng hầm Bioga và hệ thống xử lý nước thải, phân mỗi ngày sẽ
được cho xuống hầm Bioga để cung cấp ga cho việc nấu nướng sinh hoạt và chạy
máy phát điện.
10 Quy trình tiêm phòng
Vaccine được tiêm phòng theo đúng quy trình nhà trại đặt ra (xem phụ lục 2).
11 Thuốc sử dụng điều trị và phòng bệnh trong trại
Thuốc trại sử dụng các loại thuốc của các công ty lớn trong nước như: Bayer,
Vemedim, Biopharmacheme…và các loại thuốc ngoại nhập.
Bao gồm các loại kháng sinh như: amoxcixilin, lincomysin, spectinomycin,
enrofloxacin để phòng trị các bệnh nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

Thuốc trị kí sinh trùng: Ivermectin, Amitraz
Thuốc trợ sức, trợ lực: B-complex, Aminovital, Vitamine ADE
Thuốc hạ sốt, giảm đau: analgin C, Fluxinin meglumine
Các loại thuốc trị bệnh đường hô hấp: Camphor, Codein
20
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch: Glucose 5%, Nacl
Bổ sung canxi, chống bại liệt: Calphon
Ngoài thuốc hỗ trợ đường tiêm và uống, trại còn trộn các loại kháng sinh và
các chất hỗ trợ vào thức ăn của heo. Như trộn amoxicillin vào cám để ngừa và điều
trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, roxolin điều trị heo rối loạn tiêu hóa do kí sinh
trùng, …
2.2 Cơ sở lý luận
12 Đặc điểm cấu tạo của hệ thống hô hấp trên heo
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. hệ thống ống dẫn khí
do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang để
trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng ngực thì
chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế quản gốc
chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế nang tận
cùng. Phế nang là phần chấm dứt của tiểu phế tận cùng. Ngoại trừ xoang miệng và
vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết chất
nhầy. Tác dụng của của tế bào có lông rung là vây bắt và loại bỏ các vi sinh vật và
vật lạ xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
13 Đặc điểm hô hấp sinh lý bình thường của heo
Sự hô hấp là toàn bộ hiện tượng hấp thu, vận chuyển và loại thải các chất khí
mà chủ yếu là O
2
, CO
2
. Trong đó sự trao đổi O

2
và CO
2
giữa các tế bào với máu
trong các mao quản tạo thành hiện tượng hô hấp mô bào. Còn sự trao đổi khí O
2

CO
2
giữa máu với không khí bên ngoài ở phổi gọi là sự hô hấp phổi.
Hô hấp của phổi chia làm 2 kỳ: kỳ hít vào mang không khí từ ngoài vào phổi
và thở ra đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Hai kỳ hít vào và thở ra gọi là hiện tượng
thông khí bởi sự chênh lệch áp lực giữa các phế nang với không khí môi trường
xung quanh. Sự chênh lệch này được thực hiện nhờ lồng ngực dãn ra hay xẹp xuống
tương ứng với tăng hay giảm thể tích phổi. Có nhiều lực tham gia vào hiện tượng
thông khí phổi: áp lực bên trong phế nang, áp lực của dịch chất bên trong xoang
21
màng phổi, áp lực bên trong xoang màng phổi, chất giảm sức căng bề mặt ở phế
nang. Khi hít vào phổi tăng thể tích, áp lực phế nang trở nên âm, không khí sẽ tràn
vào phế nang. Khi thở ra, thể tích phổi xẹp xuống làm áp lực trong phế nang tăng
không khí sẽ thoát ra ngoài (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006). Mặt
khác, phổi còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nhờ những tế bào đại thực bào trong vách
phế nang. Những tế bào này có khả năng giữ lấy bụi, các sắc tố giải phóng ra từ
hồng cầu đã được thực bào và bắt giữ các vi khuẩn lọt vào phổi (Lâm Thị Thu
Hương, 2005).
14 Đặc điểm hô hấp sinh lý bệnh của heo
Sự biến đổi hình dạng của ngực và bụng tạo nên phương cách hô hấp. Phương
cách hô hấp thay đổi theo tình trạng nuôi dưỡng , vị trí thân mình, tình trạng của bộ
lông, tình trạng sinh lý và bệnh lý (Dương Nguyên Khang, 2006).
Thể hỗn hợp: gia súc bình thường thở thể này, lúc thú thở thành bụng và thành

ngực cùng hoạt động nhịp nhàng.
Thể thở ngực: lúc thở cơ liên sườn ở vùng ngực hoạt động rõ còn cơ hoành
hay thành bụng không hoạt động hay hoạt động rất ít. Thú thở thể này khi bị liệt cơ
hoành, bị thương ở cơ hoành, viêm phúc mạc, lá lách sưng, bàng quang căng,…
Thể thở bụng: thành bụng hoạt động rõ còn thành ngực không hoạt động hay
hoạt động yếu. Theo Nguyễn Văn Phát (2006), khi gia súc viêm màng phổi, tràng
dịch phổi, liệt cơ liên sườn, tích nước xoang ngực, sẽ thở thể bụng.
15 Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo
Phổi là cơ quan trao đổi khí, thường xuyên tiếp xúc với không khí nếu như có
sự tổn thương của phổi hay gặp các điều kiện bất lợi như: cai sữa, thay đổi khẩu
phần đột ngột, môi trường quá nóng hay quá lạnh, bụi thức ăn, nhiều khí độc (NH
3
,
H
2
S, CO
2
, ), cộng với mầm bệnh thì bệnh sẽ xảy ra.
1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động cơ thể và sức đề
kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế khẩu phần dinh dưỡng kém là một
trong những nguyên nhân chung cho nhiều bệnh trong đó có bệnh hô hấp. Theo
22
Nguyễn Như Pho (2008), khi thiếu vitamin A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát
triển không bình thường, giảm sức bền từ đó thú dễ mắc bệnh hô hấp. Vitamin C
cũng góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại mầm bệnh (Võ Văn
Ninh, 2003).
Sự mất cân đối Ca/P trong khẩu phần làm hệ xương lòng ngực biến dạng cũng
làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ngoài ra, khi thức ăn xay quá nhuyễn làm
tăng độ bụi nên heo dể bị hắc hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,

1997).
2 Môi trường.
 Nhiệt độ.
Theo Võ Văn Ninh (2003), heo có lớp mỡ dưới da dày, không có tuyến mồ hôi
(trừ vùng mõm) nên khả năng chống và điều hoà thân nhiệt kém. Nhiệt độ môi
trường cao làm tăng nhịp hô hấp rất nhanh dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi khí,
ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh lý heo.
Theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nhiệt độ cao làm Thyroxin
được tiết ra rất ít, thú biếng ăn, mất nước, máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da
kém, mất muối, thú thở nhanh, co giật, đau cơ. Khi nhiệt độ ở 40- 42
0
C thì chức
năng tế bào bị rối loạn không hồi phục được, gia súc bị cảm nóng, mệt mỏi tăng
nhịp tim.
Trường hợp nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu ngoại biên nên giảm sự truyền
nhiệt từ bên trong ra bên ngoài cơ thể, thú run cơ, rụng lông, sự hấp thu đạm và
tổng hợp Globulin giảm, từ đó giảm sức đề kháng heo dễ mắc bệnh hô hấp.
Nhiệt độ tối ưu của chuồng nuôi đối với các nhóm heo ( xem phụ lục 3).
 Ẩm độ.
Ẩm độ không khí giữ vai trò quan trọng trong cân bằng nhiệt cơ thể. Nên giữ
ẩm độ chuồng nuôi gia súc khoảng 50-70%. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ
không khí cao sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ thể qua quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị
cảm lạnh, dẫn tới việc dễ bị viêm phổi, viêm phế quản.
Ẩm độ không khí dưới 50% làm da và niêm mạc bị khô, nứt dể bị viêm phổi.
23
Đồng thời, lượng bụi trong không khí tăng cao do tăng quá trình phát tán bụi làm
vật nuôi dễ mắc bệnh hô hấp (Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Khi ẩm độ lớn hơn hoặc bằng 90%, sự phân huỷ các chất hữu cơ trên nền
chuồng và vách chuồng tăng. Các chất khí như NH
3

, H
2
S, CO
2
tích tụ làm cho heo
mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh đường hô hấp.
 Khí NH
3
, H
2
S
Theo Nguyễn Hoa Lý Và Hồ Thị Kim Hoa (2004) trên heo nồng độ ammonia
(NH
3
) trên 10 ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho, 61
ppm giảm 5% lượng thức ăn được ăn vào, 50 - 100 ppm làm giảm tăng trọng hằng
ngày 12 - 30%. Nồng độ NH
3
ở mức 100 ppm có thể gây hắt hơi, chảy nước bọt, ăn
không ngon. Nồng độ NH
3
cao hơn 300 ppm gây ngứa mũi, miệng, heo tiếp xúc lâu
ngày có hiện tượng thở không đều, co giật.
Khi heo tiếp xúc với H
2
S ở nồng độ 20 ppm thì heo sẽ sợ ánh sáng, ăn không
ngon, có biểu hiện thần kinh. Khi heo tiếp xúc liên tục với H
2
S ở nồng độ 200 ppm
có thể sinh chứng thuỷ thủng ở phổi gây khó thở, bất tỉnh rồi chết.

3 Chăm sóc quản lý
Trong chăn nuôi quá trình chăm sóc quản lý cũng là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ của vật nuôi.
Các yếu tố ảnh hưởng trầm trọng đến bệnh trên đường hô hấp (xem phụ lục 4).
4 Yếu tố di truyền.
Theo Lundchein (1979), yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lên sự rối loạn các
hoạt động hô hấp. Những khảo sát trên heo thuần Hampshire và Yorkshire trong
cùng điều kiện môi trường chăm sóc, quản lý, cho thấy tỉ lệ viêm teo xoang mũi
truyền nhiễm nhiều hơn Landrace (trích dẫn Lê Văn Minh, 2002).
Theo Cù Hữu Phú và cộng sự (2005), heo nội nhiễm bệnh hô hấp ít hơn heo
ngoại.
5 Độ tuổi heo.
Các bệnh trên đường hô hấp và tác nhân gây bệnh theo độ tuổi heo (xem phụ
lục 5).
24
2.3 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo sau cai sữa và heo thịt
Trên heo, viêm phổi là một tình trạng phức hợp (PRDC = porcine respiratory
disease complex), là dấu hiệu hay hậu quả của nhiều bệnh khác nhau.
16 Bệnh do vi rút
1 Hội chứng rối loạn sinh sản – hô hấp (Porcine Respiratory and
Reproductive Syndrome = PRRS)
Là bệnh truyền nhiễm do virút gây sẩy thai, chậm lên giống, hô hấp khó khăn,
giảm sức đề kháng mở đường cho các căn bệnh khác. Bệnh phát đầu tiên ở Hoa Kỳ
(1987), sau đó đến Canada (1988), Hà Lan (1991), Pháp (1992), sau đó là ở Hàn
Quốc, Nhật Bản (theo Trần Thanh Phong, 1996). Ở Việt Nam được phát hiện năm
1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ.
 Căn bệnh:
Bệnh do virút thuộc giống Arterivirus, họ Togaviridae, có cấu trúc ARN có vỏ
bọc, kích thước 45 - 55 nm. Virus PRRS có hai chủng: chủng I gồm những virus
thuộc dòng Châu Âu (độc lực thấp) và chủng II gồm những virus thuộc dòng Bắc

Mĩ (độc lực cao).
Đường xâm nhập: qua đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, da bị tổn thương.
Cách lây lan: virus có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo,
theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, thụ tinh và dụng
cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng và có thể do một số loài chim hoang, côn trùng.
 Triệu chứng:
Trên heo nái: sốt 39 - 40
0
C, kém ăn xảy thai có thể nhiều giai đoạn, có thể
cương mạch hay xung huyết ở tai, mũi, đuôi. Tỉ lệ chết cao trên heo con mới sinh,
sự cho sữa bị ảnh hưởng và heo nái chậm lên giống trở lại.
Trên heo nọc: lờ đờ, sốt bỏ ăn, giảm hưng phấn, chất lượng tinh giảm.
Trên heo con theo mẹ: thuỷ thủng ở mí mắt, viêm màng tiếp hợp mắt, da tái
xanh, tiêu chảy phân lỏng màu đỏ hay xám, khó thở viêm màng não.
Trên heo cai sữa: gia tăng xáo trộn hô hấp và biến đổi màu da.
Trên heo thịt: bỏ ăn hoặc giảm ăn 50%, sốt, ho nhẹ, thường kế phát các bệnh
25

×