Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

BỔ SUNG VITAMIN C VÀO THỨC ĂN ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ THEO DÕI KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG TRÊN HEO CON GIAI ĐOẠN 28 – 63 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.97 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TRẦN VĂN TÂN

BỔ SUNG VITAMIN C VÀO THỨC ĂN ĐỂ TĂNG CƯỜNG
SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ THEO DÕI KHẢ NĂNG TĂNG
TRỌNG TRÊN HEO CON GIAI ĐOẠN 28 – 63 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. ĐỖ VẠN THỬ

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Văn Tân
Tên đề tài: “ Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và
theo dõi khả năng tăng trọng trên heo con giai đoạn 28 – 63 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của Khoa Chăn nuôi – Thú y, bộ môn và
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn với các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng
chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày…………….
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Đỗ Vạn Thử


ii


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng
dục để con có được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Thầy Đỗ Vạn Thử đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình
thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Ban giám đốc trại chăn nuôi Hưng Việt cùng các cô chú, anh chị cán bộ công
nhân viên của trại đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn tập thể lớp DH06TY cùng các anh chị, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.
Sinh viên: Trần Văn Tân.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian khảo sát từ ngày 10/01/2011 đến ngày 10/03/2011 tại trại chăn
nuôi Hưng Việt, thí nghiệm được tiến hành trên 192 heo con cai sữa, chia làm hai
đợt thí nghiệm, mỗi đợt 96 con với 2 lô: lô 1 (lô đối chứng) không bổ sung vitamin
C, lô 2 (lô thí nghiệm) bổ sung 150 ppm vitamin C, mỗi lô thí nghiệm 48 con heo
tại trại chăn nuôi Hưng Việt, kết quả thí nghiệm cho thấy:
Trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở lô 1 là 8,08 kg/con, trọng lượng

bình quân lô 2 là 8,11 kg/con. Qua xử lý thống kê thì sự khác biệt là không có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Trọng lượng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm ở lô 1 là 20,77 kg/con, của lô
2 là 21,12 kg/con. Qua xử lý thống kê thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Tăng trọng tuyệt đối của lô 1 là 362,41 g/con/ngày, của lô 2 là 371,73
g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình lô 1 (không bổ sung vit.C) là 676,30
g/con/ngày thấp hơn lô 2 (có bổ sung vit.C) là 680,11 g/con/ngày.
Hệ số chuyển biến thức ăn của lô 1 là 1,88 và lô 2 là 1,85.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở lô 1 là 5,22 % còn lô 2 là 3,94 %.
Tỷ lệ ngày con bị bệnh khác của heo ở lô 1 là 1,68 % còn lô 2 là 1,13 %.
Tỷ lệ nuôi sống của 2 đợt TN đều là 98,96 %.
Số tiền lời lô 2 so với lô 1 là 2.162.712 đồng. Như vậy việc bổ sung vitamin
C vào khẩu phần thức ăn heo cai sữa đã góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... ii
Lời cảm tạ . ............................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ..................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt.... .................................................................................... viii
Danh sách các bảng ... ................................................................................................ ix
Danh sách các hình. .................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề ... ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu.. ............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT ........................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lí. ..............................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử của trại chăn nuôi Hưng Việt .....................................................................3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ...... ..................................................................................................3
2.1.4 Nhiệm vụ của trại . ..................................................................................................5
2.1.5 Bố trí chuồng trại.. ..................................................................................................5
2.1.6 Cơ cấu đàn ..............................................................................................................5
2.1.7 Giống và công tác giống heo .................................................................................6
2.1.8 Chuồng trại .. ...........................................................................................................6
2.1.9 Thức ăn .. .................................................................................................................9
2.1.10 Nước uống ...........................................................................................................10
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ..........................................................10
2.2.1 Đối với nái đẻ và nái nuôi con ..............................................................................10

v


2.2.2 Đối với nái khô và nái mang thai ..........................................................................12
2.2.3 Heo con cai sữa đến 63 ngày tuổi .........................................................................12
2.2.4 Heo đực giống .......................................................................................................13
2.2.5 Heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi đến xuất chuồng.................................................13
2.2.6 Vệ sinh thú y..........................................................................................................14
2.2.7 Bệnh và điều trị .....................................................................................................15
2.2.8 Quy trình tiêm phòng ............................................................................................16
2.3 CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................................ 17

2.3.1 Tổng quan về vitamin....................................................................................... 17
2.3.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 17
2.3.1.2 Phân loại vitamin........................................................................................... 17
2.3.1.3 Các trạng thái bệnh dinh dưỡng về vitamin .................................................. 18
2.3.1.4 Ảnh hưởng của vitamin lên hệ thống kháng thể ........................................... 19
2.3.2 Giới thiệu về vitamin C .................................................................................... 22
2.3.3 Đặc điểm sinh lý của heo cai sữa ..................................................................... 26
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của heo con cai
sữa ............................................................................................................................. 28
2.2.4.1 Yếu tố di truyền ............................................................................................. 28
2.2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh.......................................................................................... 29
2.2.5 Các bệnh thường gặp........................................................................................ 30
2.2.5.1 Bệnh tiêu chảy ............................................................................................... 30
2.2.5.2 Bệnh viêm khớp ............................................................................................ 33
2.2.5.3 Bệnh viêm phổi ............................................................................................. 33
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 35
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 35
3.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .......................................................... 35
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 35
3.2.2 Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 35
3.2.3 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 35

vi


3.2.4 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................................... 36
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ............................................................................... 37
3.3.1 Chỉ tiêu về tăng trọng ....................................................................................... 37
3.3.1.1 Tăng trọng ..................................................................................................... 37
3.3.1.2 Tăng trọng bình quân .................................................................................... 37

3.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn .............................................................................. 37
3.3.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình (g/con/ngày) ........................................... 37
3.3.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTĂ/kgTT) ..................................................... 37
3.3.3 Chỉ tiêu về sức sống ......................................................................................... 37
3.3.4 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 37
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................ 37
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 38
4.1 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm ........................................................ 38
4.2 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm........................................................... 40
4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ............................................................ 41
4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của heo trong các lô thí nghiệm .................................... 42
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn .................................................................................. 43
4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ...................................................... 44
4.7 Tỷ lệ ngày con bị bệnh khác của heo thí nghiệm ................................................ 47
4.8 Tỷ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm .................................................................... 48
4.9 Tổng kết toàn thí nghiệm các chỉ tiêu theo dõi ................................................... 49
4.10 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ....................................................................... 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 51
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 51
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................53
PHỤC LỤC ..................................................................................................................55

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
TN: Thí nghiệm
TĂ: Thức ăn

TLBQ: Trọng lượng bình quân
TTBQ: Tăng trọng bình quân
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
TĂTTTB: Thức ăn tiêu thụ trung bình
HSCBTĂ: Hệ số chuyển biến thức ăn
E.coli: Escherichia coli
ppm: Part per milion
CFU: Đơn vị khuẩn lạc
Vit.C: Vitamin C
TĂHH: Thức ăn hỗn hợp
HCl: Acid chlohydric

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo ở trại ....................................10
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt.....................................16
Bảng 2.3 Hàm lượng acid ascorbic trong tế bào bạch cầu và huyết thanh của người
khi không có và có bổ sung 2g vitamin C trong 5 ngày............................................ 21
Bảng 2.4 Sự phát triển của ống tiêu hóa tương quan với thời gian .......................... 27
Bảng 2.5 Độ pH ở những giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con................ 28
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 36
Bảng 3.2 Thành phần dưỡng chất các loại thức ăn cho heo con cai sữa ......................36
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm .............................................. 38
Bảng 4.2 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm ................................................. 40
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm .................................................. 41
Bảng 4.4 Số lượng thức ăn tiêu thụ của heo trong các lô thí nghiệm ....................... 43
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ........................................................................ 44
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................... 45

Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con bị bệnh khác ..................................................................... 47
Bảng 4.8 Tỷ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm .......................................................... 48
Bảng 4.9 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ................................................................... 49
Bảng 4.10 Tổng chi phí thức ăn................................................................................ 49
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm ....................................................... 50

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuồng heo cai sữa ..........................................................................................7
Hình 2.2 Chuồng nái mang thai và nái khô ....................................................................8
Hình 2.3 Chuồng heo thịt ................................................................................................9
Hình 2.4 Sơ đồ phân loại vitamin ............................................................................. 18
Hình 2.5 Cấu hình không gian của vitamin C .......................................................... 23

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay đất nước ngày càng phát triển, các mặt nhu cầu đời sống xã hội
ngày càng được nâng cao. Chính điều này cũng thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta
phát triển theo và chăn nuôi heo cũng phát triển từ đó. Hệ thống các trang trại của
nhà nước, của tư nhân và công ty nước ngoài mọc lên ngày càng nhiều với quy mô
lớn và kỹ thuật hiện đại. Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn
nuôi heo ngày càng được chú trọng hơn.
Ở nước ta, heo chính là con vật gần gũi nhất, từ xa xưa heo đã gắn liền với
người nông dân, là phương tiện chính cải thiện đời sống của người dân, và ngày nay

con heo càng có vai trò quan trọng hơn. Nó cung cấp lượng thịt nhiều nhất cho con
người so với các loài động vật khác.
Hiện nay các nhà khoa học, các công ty và các nhà chăn nuôi đang rất quan
tâm đến vấn đề là làm sao để duy trì và phát triển ngành chăn nuôi heo một cách
bền vững nhất. Và yếu tố rất quan trọng cần chú ý trong chăn nuôi heo là vấn đề
chăm sóc và dinh dưỡng, nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng cho thú, tránh các
bệnh thường gặp nguy hiểm gây tổn thất lớn như: tiêu chảy, hô hấp, còi cọc…Một
trong những biện pháp hiện nay hay dùng để phòng tránh các bệnh và kích thích
tăng trọng là bổ sung kháng sinh vào thức ăn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm
tuy nhiên nhược điểm là gây ra sự kháng thuốc, khi đó việc dùng thuốc điều trị cũng
như phòng ngừa dịch bệnh rất khó khăn. Ngoài ra việc lạm dụng kháng sinh còn
gây ra sự tồn dư kháng sinh trong quầy thịt, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu
dùng.
Ngoài ra ở giai đoạn heo cai sữa là giai đoạn heo chịu nhiều áp lực nhất, khó
khăn nhất. Heo phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài như: xa mẹ,

1


ghép bầy, thay đổi môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp là sự thay đổi thức ăn từ
sữa mẹ có nguồn dinh dưỡng cao sang thức ăn thô làm cho cơ thể không có khả
năng tổng hợp, phân tiết đủ enzyme tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá chưa phát triển
hoàn chỉnh. Chính vì vậy việc bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng
cho heo là điều cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Vạn Thử,
chúng tôi thực hiện đề tài:" Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề
kháng và theo dõi khả năng tăng trọng trên heo con giai đoạn 28 – 63 ngày
tuổi”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức
đề kháng và theo dõi khả năng tăng trọng trên heo cai sữa giai đoạn 28 – 63 ngày
tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận khả năng tăng trọng và chuyển biến thức ăn của heo cai sữa khi bổ
sung vitamin C.
Theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy.
Theo dõi tỷ lệ các bệnh khác.
Theo dõi tỷ lệ chết.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
2.1.1 Vị trí địa lí
Trại nằm trên đường Hùng Vương – khu phố 1 – phường Long Tâm – thị xã
Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm thị xã Bà Rịa khoảng 3 km. Xung
quanh có tường rào bảo vệ. Trại được xây dựng trên vùng đất cao tương đối bằng
phẳng và màu mỡ với tổng diện tích là 75.000 m2, trong đó:
Đường đi: 4.000 m2.
Nhà kho: 1.600 m2.
Chuồng trại: 2.900 m2.
Nhà ở và văn phòng: 800 m2.
Phần còn lại là diện tích đất trồng trọt và một số công trình của trại.
2.1.2 Lịch sử của trại chăn nuôi Hưng Việt
Trại chăn nuôi Hưng Việt là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào
ngày 11 tháng 6 năm 1990. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, trại đã và đang

từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất ngày càng được chú trọng để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phương thức sản xuất của trại là kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trại có tổng cộng 40 người phân theo trình độ gồm: 1 Thạc sĩ, 3 Đại học, 1
Trung cấp, còn lại là công nhân, bảo vệ và nhà bếp.

3


Trong đó, riêng tổ chăn nuôi heo có 17 người gồm có:
Quản lý chung: 1 người.
Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 4 người.
Heo con sau cai sữa: 2 người.
Nái khô, chửa, nái hậu bị và đực làm việc: 4 người.
Heo thịt: 6 người.
Mô hình hoạt động sản xuất của trại chăn nuôi Hưng Việt là chăn nuôi kết hợp
trồng trọt nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sử dụng toàn
bộ chất thải chăn nuôi đã qua xử lý để phục vụ trồng trọt, và sản phẩm của trồng trọt
lại được sử dụng phục vụ cho chăn nuôi.

4


Chăn nuôi: Trại cung cấp heo thịt cho những lò mổ địa phương và cho các
vùng lân cận. Đây là nguồn thu nhập chính của trại, toàn bộ heo con cai sữa được giữ
lại, chuyển sang nuôi thịt. Ngoài ra trại còn cung cấp heo giống, tinh heo,... cho các
hộ chăn nuôi địa phương. Ở trại nuôi khoảng 20 bò sữa giống Holstein Friesian,
nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ voi được trồng ở trại, bê cái sinh ra được giữ lại làm
giống, còn bê đực thì bán loại. Sản phẩm sữa được sử dụng để nuôi heo con, nuôi bê

và cung cấp cho quán bán các sản phẩm có sữa bò.
Trồng trọt: Chủ yếu là trồng ớt để tăng thêm thu nhập và tận dụng tốt nguồn
chất thải từ chăn nuôi, ngoài ra trại còn trồng thêm rau muống để cho heo ăn, trồng cỏ
voi để phục vụ cho nuôi bò sữa.
2.1.4 Nhiệm vụ của trại
Cung cấp thịt heo cho thị trường tiêu thụ.
Cung cấp tinh dịch và con giống cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh và các tỉnh
lân cận.
Cung cấp các loại rau củ quả cho thị trường tiêu thụ.
2.1.5 Bố trí chuồng trại
Diện tích chuồng trại chiếm 2.900 m2, các dãy chuồng được bố trí như sau:
Dãy A1 và B1 là chuồng nái đẻ và nuôi con.
Dãy A2.1 và A2.2 là chuồng nuôi heo cai sữa.
Dãy A3 và B3 là chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái mang thai.
Dãy A4 là chuồng nuôi heo đực làm việc.
Dãy A5.1, A5.2, A6, B6, B2 nuôi heo thịt.
2.1.6 Cơ cấu đàn
Theo ghi nhận ngày 10/03/2011, trại có tổng đàn 1776 con, cơ cấu đàn heo tại
trại như sau:
Nái sinh sản: 215 con.
Nái hậu bị: 72 con.
Đực làm việc: 21 con.
Heo con theo mẹ: 356 con.

5


Heo con cai sữa: 510 con.
Heo thịt: 602 con.
2.1.7 Giống và công tác giống heo

Đàn heo nái trước đây của trại gồm hai nhóm giống Yorkshire, Landrace. Trại
đã tiến hành cho lai tạo và chọn lọc để tạo ra đàn nái sinh sản, đa số là nái giống
Yorkshire có nguồn gốc từ Mỹ, Yorkshire lai Landrace CP ( có nguồn gốc từ France
Hybrid CP), Yorkshire cũ ( có nguồn gốc từ các trại chăn nuôi heo ở TP. Hồ Chí
Minh), Duroc lai Pietrain. Trại có lập gia phả giống đầy đủ để thuận tiện cho công tác
lai giống. Trại không ngừng lỗ lực để tìm ra công thức lai phù hợp với điều kiện kinh
tế của trại nhằm cung cấp sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng. Hiện nay, trại đang phát triển giống Yorkshire có nguồn gốc từ Mỹ để cải
thiện đàn giống của trại.
2.1.8 Chuồng trại
* Chuồng nái đẻ và nái nuôi con
Được thiết kế dạng chuồng kín, để đảm bảo nhu cầu sinh lý của heo con theo
mẹ và heo mẹ. Đồng thời lắp hệ thống phun sương ở đầu chuồng, và hệ thống quạt
hút ở cuối chuồng nuôi để làm mát cho heo, giảm bớt khí độc ở chuồng nuôi. Ở mỗi ô
chuồng có đèn sưởi ấm cho heo con. Mỗi chuồng nái đẻ được phân chia làm hai dãy,
mỗi dãy có 16 ô cho nái đẻ và nuôi con (chuồng được thiết kế dạng chuồng lồng, sàn
sắt) với kích thước 2,2 x 1,85 m.
* Chuồng nuôi heo cai sữa
Được chia làm hai dãy có vách ngăn bằng tường cách biệt hoàn toàn, chuồng
được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp ngói, chiều dài 60 m, rộng 12 m.. Bên trong mỗi
dãy có 11 ô, mỗi ô chuồng có kích thước 4 x 2,5 m, chiều cao 0,8 m, riêng ô cuối
cùng dành cho heo cai sữa sớm và heo còi, lối đi cặp vách ngoài có máng ăn. Xung
quanh chuồng và nóc chuồng được che bằng bạt kín. Đầu chuồng có hệ thống phun
sương và cuối chuồng có hệ thống quạt hút để điều hòa nhiệt độ bên trong chuồng
cho thích hợp. Ở đầu chuồng được lắp máng ăn bán tự động có lỗ điều chỉnh thức ăn

6


rơi xuống. Mỗi ô có 2 núm uống tự động đặt ở gần góc của ô chuồng, núm dưới cách

sàn chuồng 0,2 m, núm trên cách 0,4 m, luôn đảm bảo nước sạch cho heo uống.
Hình 2.1: Chuồng heo cai sữa
* Chuồng nái mang thai và nái khô
Được thiết kế dạng chuồng hở, chia làm 3 dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô cá
thể, kích thước mỗi ô 2 m x 0,8 m. Ở chuồng nái mang thai có hệ thống sân chơi để
heo nái vận động giúp cho việc đẻ sau này được dễ dàng. Còn ở ô chuồng nái khô thì
không có hệ thống sân chơi. Ở dãy chuồng nái khô thì có một lối đi ở phía trước và
một lối đi phía sau. Lối phía trước là để cho heo ăn và lùa heo nọc tiếp xúc để phát
hiện lên giống, còn lối phía sau giúp công nhân thuận tiện trong việc phát hiện heo
lên giống và phối giống. Mỗi dãy được lắp hệ thống quạt ở giữa và cuối chuồng,
phun sương ở phía trên. Cuối chuồng có ô cá thể riêng dành cho đực thí tình nhằm
kích thích nái nhanh động dục trở lại, đồng thời giúp kỹ thuật viên gieo tinh phát hiện
heo lên giống kịp thời để phối giống đúng thời điểm.

Hình 2.2: Chuồng nái mang thai và nái khô
* Chuồng heo đực giống

7


Dạng chuồng hở, mái lợp ngói, được thiết kế với quạt lùa cùng hệ thống phun
sương, 2 bên có thêm mái che nắng để giảm bớt nhiệt độ khi nắng chiếu trực tiếp vào
chuồng, diện tích chuồng 4 m2/con, có sân chơi. Mỗi ngăn đều có máng ăn và núm
uống riêng biệt.
* Chuồng heo thịt
Dạng chuồng sàn bằng đà xi măng, mái lợp tôn có lớp bạt cách nhiệt, chuồng
kín, ở cuối dãy chuồng được lắp đặt hệ thống quạt hút. Mỗi chuồng chia làm 2 dãy,
sau mỗi ô chuồng có hồ nước tắm. Mỗi ô chuồng có 1 máng ăn và 1 núm uống riêng
biệt. Mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô nuôi 10 con. Cuối chuồng có ô dành riêng cho heo bệnh.


Hình 2.3: Chuồng heo thịt
2.1.9 Thức ăn
Phần lớn thức ăn của trại cho các loại heo chủ yếu do trại tự trộn, nguyên liệu
được trại mua về, công thức trộn có thể thay đổi tùy mùa vụ và giá thành của từng
loại nguyên liệu nhưng luôn luôn đảm bảo đầy đủ, cân bằng dưỡng chất cho heo.

8


Nái nuôi con sử dụng cám số 6, nái khô và nái mang thai đến 21 ngày tuổi sử
dụng cám số 10. Đối với heo thịt từ giai đoạn 63 ngày tuổi đến khi xuất chuồng sử
dụng cám C, cám D, cám 6 và cám 7. Riêng thức ăn cho heo con theo mẹ và thức ăn
heo con cai sữa giai đoạn đầu được mua từ công ty Cargill. Heo con 7 – 10 ngày tuổi
bắt đầu tập ăn bằng cám viên đỏ và vàng dành cho heo con tập ăn của công ty Cargill
Việt Nam.

9


Bảng 2.1 Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo ở trại
Thực liệu

Cám C

Cám D

Cám 6

Cám 7


Cám 10

Hèm bắp

-

120

144

264

160

Bắp

446

394

240

40

171



40


-

78

274

200

Dầu

12

28

20

14

-

Đậu nành

224

148

100

60


17

Cọ

-

-

40

40

46

Bánh dầu phộng

-

28

28

28

-

Bột cá

64


24

20

20

24

DCP

4,8

5

3

-

7

Bột sò

4,8

14

14

6


10

Cám

-

27

102

93

154

Muối

-

4

4

4

4

795,6

792


793

843

793

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại Hưng Việt, ngày 15 tháng 3 năm 2011)
2.1.10 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý
chlorine và được đưa lên bồn chứa lớn (20 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất, nước
được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động cho mỗi ô chuồng
suốt ngày đêm.
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.2.1 Đối với nái đẻ và nái nuôi con
* Đối với nái
• Thức ăn:
Heo nái trước khi đẻ 1 tuần cho ăn mức từ 1,4 – 1,7 kg/ngày, ngày ăn 2 lần.
Sau khi sinh cho nái ăn cám số 6 của trại tự trộn với mức 1 kg/ngày, sau đó tăng dần
đến ngày thứ 5 thì có thể cho ăn tự do. Trong giai đoạn này nái ăn nhiều nhất có thể
đạt 6 kg/ngày, những ngày còn lại từ 2,5 – 3,8 kg/ngày.

10


• Chăm sóc
Nái được chuyển đến chuồng nái đẻ 1 tuần trước khi sinh, tắm rửa nái sạch sẽ,
tắm nhiều lần trong ngày tùy thuộc nhiệt độ bên trong chuồng nuôi.
Nếu thấy nái có biểu hiện sắp sinh thì chuẩn bị các dụng cụ như: đèn úm, khăn

lau, cồn Iod, vaselin.... Thường xuyên theo dõi nái lúc sinh đẻ để kịp thời can thiệp
cho những ca đẻ khó. Sau khi nái sinh xong tiêm 4 ml Oxytoxin (chứa 40 UI) để tống
hết nhau ra ngoài, đếm số nhau, kiểm tra kỹ còn nhau hay không để tránh tình trạng
sót nhau và con. Tiêm kháng sinh Duphaben Strep B.P liều 1 ml/10 kg thể trọng để
ngăn ngừa sự nhiễm trùng tử cung, trong vòng 3 ngày nái được rửa tử cung ngày 2
lần bằng thuốc tím 0,1 %, theo dõi dịch hậu sản để kịp thời điều trị nếu nái có biểu
hiện viêm nhiễm. Bên cạnh đó, lượng thức ăn của nái cũng được theo dõi kỹ, đo thân
nhiệt của những nái không ăn hoặc ăn ít. Nái sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít điều trị như sau:
Analgin + Vitamin C + Vimexysone
Hoặc: Analgin + Vitamin C + Tylo D.C Forte (Sài Gòn Vet).
Nái sinh khó, sốt cao, yếu sức trong và sau khi đẻ được tiêm truyền Glucose 5
% có bổ sung Analgin, Vitamin C, Oxytetra hoặc Calcium B12, tiêm bắp
Vimexysone. Nái nuôi con không tắm, chỉ xịt rửa chuồng, máng ăn và làm mát khi
heo con đã lớn nhưng hạn chế không làm ướt heo con.
Ghi vào sổ theo dõi: số heo sơ sinh còn sống, heo chết, heo còi, heo bị bệnh
khác.
* Heo con theo mẹ
Khi mới sinh được lau chùi sạch sẽ nhất là vùng mũi, miệng để hỗ trợ hô hấp
cho heo con, nhúng bột Mistral, cắt rốn, bấm tai, bấm răng, cân trọng lượng sơ sinh
toàn ổ.
Tùy số lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy, loại con dị tật và những
con quá yếu hay quá nhỏ.
Heo con được giữ ấm bằng bao bố sạch và đèn úm.
Bấm tai và cắt đuôi sau khi đẻ 1 ngày.
Heo được 3 ngày tuổi thì chích sắt lần 1 với liều 1 ml/con.

11


Heo được 4 ngày tuổi: Uống Baycox 5 % ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.

Khi heo được 7 ngày tuổi thì chích ADE lần 1 với liều 1 ml/con.
Heo được 7 – 10 ngày tuổi chích sắt lần 2 với liều 1ml/con, tập ăn cho heo con
và thiến đực.
Trước khi cai sữa 1 ngày chích ADE lần 2 liều 1 ml/con.
Trong thời gian này không tắm cho heo con. Quan sát heo ngày 2 – 3 lần để
phát hiện heo tiêu chảy và các bất thường khác. Heo con tiêu chảy chích Ampi –
colistin (công ty thuốc Á Châu) với liều 1 – 1,5 ml/con, ngày 2 lần kết hợp với uống
Tycofer (Vemedim Việt Nam) 3 – 4 ml/con.
2.2.2 Đối với nái khô và nái mang thai
Tắm và xịt rửa chuồng 1 lần vào buổi sáng, buổi chiều được làm mát bằng hệ
thống phun sương khi trời nóng.
Thường xuyên theo dõi nái cai sữa để kiểm tra sự lên giống và phối giống
đúng lúc. Tiến hành cho heo nọc đi một vòng chuồng nái vào mỗi buổi chiều để phát
hiện sự lên giống.
Tuy nhiên, trong những ngày lên giống nái thường không ăn hoặc ăn rất ít.
Sau khi phối cho đến 21 ngày sau lượng thức ăn cho nái là 2,7 – 3 kg/ngày.
2.2.3 Heo con cai sữa đến 63 ngày tuổi
Thức ăn
Cho ăn tự do tùy vào sức ăn của heo con, và loại thức ăn được thay đổi dần
dần qua từng giai đoạn tùy thuộc vào thời kỳ phát triển của heo.
Giai đoạn 2 tuần đầu sau khi chuyển sang thì thức ăn là cám Cargill đỏ và
vàng với công thức pha trộn sau:
4 ngày đầu: pha trộn với tỷ lệ 2 cám đỏ : 1 cám vàng.
2 ngày tiếp theo: pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ : 1 cám vàng.
2 ngày tiếp theo: pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ : 2 cám vàng.
2 ngày tiếp theo: sử dụng cám vàng.
2 ngày kế tiếp: pha trộn với tỷ lệ 2 cám vàng : 1 cám C.
2 ngày kế tiếp: trộn với tỷ lệ 1 cám vàng : 1 cám C.

12



Ngày thứ 15 – 16: trộn với tỷ lệ 1 cám vàng : 2 cám C.
Sau đó cho ăn hoàn toàn bằng cám C đến 63 ngày tuổi.
Những con heo nào còi sẽ được tách nuôi riêng trong một ô khác và được cho
ăn sữa bò để kích thích chúng mau lớn.
Chăm sóc
Trong tuần đầu heo được bật đèn úm mỗi đêm đề phòng heo lạnh. Heo trong 2
tuần đầu không tắm mà chỉ vệ sinh sàn chuồng. Sau 2 tuần heo mới được tắm vào lúc
nắng ấm.
Giai đoạn đầu giảm quạt để heo khỏi lạnh dẫn đến dễ bị tiêu chảy, sau đó tăng
dần quạt.
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và can thiệp khi heo bệnh.
Những loại thuốc được dùng như: Ampi – Colistin, Duphaben Strep B.P, Penicilline,
Streptomycine,...
2.2.4 Heo đực giống
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào 7 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều. Lấy tinh heo chu kỳ
2 – 3 lần/tuần tùy vào tình trạng sức khỏe của heo. Đực giống được tắm rửa sạch và
làm mát khi trời nắng nóng.
2.2.5 Heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi đến xuất chuồng
Đối với heo nhỏ: khi mới nhập qua nuôi heo thịt thì trong vòng 1 tuần đầu khi
thời tiết lạnh nên hạn chế tắm heo, chỉ vệ sinh máng ăn và nền chuồng.
Đối với heo lớn: mỗi ngày vệ sinh nền chuồng và máng ăn lúc 7 giờ sáng, tắm
heo và vệ sinh chuồng trại lúc 10 giờ sáng hoặc 14 giờ chiều tùy theo lịch làm việc
của công nhân.
Lượng thức ăn:
Khi mới xuống ăn cám C trong 2 ngày rồi pha với cám D theo các tỷ lệ sau:
2 ngày đầu: (3 cám C : 1 cám D), 2 ngày kế tiếp: (2 cám C : 1 cám D), 2 ngày tiếp
theo: (1 cám C: 1 cám D), 2 ngày tiếp theo: (2 cám D : 1 cám C ), 2 ngày tiếp theo: (3
cám D : 1 cám C ) rồi chuyển sang cám D cho ăn đến khi heo được 3,5 tuần.


13


Sau đó pha cám D với cám số 6 theo các tỷ lệ sau: 2 ngày đầu: (3 cám D : 1
cám 6), 2 ngày tiếp theo: (2 cám D : 1 cám 6), 2 ngày tiếp theo: (1 cám D : 1 cám 6),
2 ngày tiếp theo: ( 2 cám 6 : 1 cám D), 2 ngày tiếp: (3 cám 6 : 1 cám D), rồi chuyển
sang cám 6 cho ăn đến khi heo được 7,5 tuần.
Tiếp tục pha cám 6 với cám 7 theo các tỷ lệ sau:
2 ngày đầu: ( 3 cám 6 : 1 cám 7), 2 ngày kế tiếp: (2 cám 6 : 1 cám 7), 2 ngày kế tiếp:
(1 cám 6 : 1 cám 7), 2 ngày kế tiếp: ( 2 cám 7 : 1 cám 6), 2 ngày kế tiếp: ( 3 cám 7 : 1
cám 6), đến giai đoạn này thì chuyển qua ăn cám 7 đến khi xuất chuồng.
2.2.6 Vệ sinh thú y
Chuồng trại
Ở đầu mỗi chuồng bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào và
thuốc sát trùng được thay đổi mỗi ngày.
Dụng cụ trong mỗi ô chuồng chỉ có ô đó sử dụng, không đem qua lại giữa các
ô khác để tránh lây lan mầm bệnh.
Xe vào trại mua bán heo, bò, cung cấp nguyên liệu thức ăn phải được sát trùng
kĩ càng trước khi vào bên trong trại. Sau mỗi đợt bán, chuyển heo chuồng trại được
vệ sinh bằng xà phòng và phun xịt kỹ bằng vòi nước cao áp. Sau đó phun thuốc sát
trùng Farm Fluid hoặc Benkocid 1 lần/ngày trong 2 ngày và để trống chuồng 1 tuần
trước khi nhận heo mới. Ngoài ra, các dụng cụ trong chuồng cũng được rửa sạch,
ngâm thuốc sát trùng và phơi khô. Quét dọn xung quanh, nạo vét cống rãnh, đường
mương thoát nước định kỳ vào đầu mỗi tháng.
Công nhân và khách tham quan
Công nhân được khám sức khỏe định kỳ và mang trang bị bảo hộ lao động:
quần, áo, ủng,...không đi qua lại giữa các chuồng.
Khách tham quan trước khi vào cổng phải đi qua hố sát trùng chân và có thau
nước để sát trùng tay. Khách tham quan phải mặc áo blouse và mang ủng mới được

vào khu vực chăn nuôi.

14


Các loại thuốc sát trùng thông dụng: Farm Fluid, Benkocid, vôi,...với nồng độ
tùy thuộc hướng dẫn của từng loại thuốc và có sự luân phiên thay đổi thuốc thường
xuyên để tránh sự đề kháng của mầm bệnh.
2.2.7 Bệnh và điều trị
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp
nếu có cá thể nào bệnh.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh như: Ampi-Colistin,
Duphaben Strep B.P, Vimexysone, Tiamulin, Oxytetra, Tylo D.C Fort, Multibio,...
 Thuốc trợ lực, trợ sức, vitamin: vitamin C, B.Comp In, ADE, Calcium – B

12,...
 Thuốc sát trùng vết thương: xanh Methylen 0,5 %, cồn Iod,...
 Thuốc giảm đau hạ sốt – kháng viêm: Analgin – C, MD – Dexa,...

Việc điều trị do bộ phận thú y của trại trực tiếp thực hiện.

15


×