Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

đánh giá sức sản xuất và theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn bò lai hướng sữa nuôi ở xã phù đổng – gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.4 KB, 66 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội. Mức sống của nhân
dân không ngừng được tăng lên. Vì vậy nhu cầu về thực phẩm của người dân
không chỉ dừng lại ở thịt, trứng, cá… mà còn thêm cả sữa. Để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng, từng bước thay thế sữa nhập ngoại, tăng thu nhập cho nông
dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn; ngày
26/10/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 167/2001/QĐ-TTg về
“Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời
kỳ 2001 - 2010”. Mục tiêu: Khai thác triệt để tiềm năng hiện có để phát triển
đàn bò sữa, tạo sản lượng sữa lớn cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập cho
nông dân, đưa chăn nuôi bò sữa thành một nghề trong sản xuất nông nghiệp
góp phần đẩy nhanh tỉ trọng chăn nuôi sớm đạt 30 – 35% so tổng giá trị
ngành nông nghiệp.
Quyết định của Chính phủ đã thúc đẩy phong trào chăn nuôi bò sữa
trong cả nước, từ 35.000 con năm 2000 tăng lên 114.000 con năm 2006. Bò
sữa được phát triển trong các nông hộ là chính, chiếm khoảng 95%; còn 5%
đàn bò sữa chăn nuôi tập trung tại các cơ sở của địa phương. Đàn bò được
nuôi tập trung ở hai vùng: Đông Nam Bộ chiếm 81,5% đàn bò miền Nam và
58,41% chăn nuôi đàn bò cả nước, đồng bằng sông Hồng chiếm 42,94% đàn
bò miền Bắc.
Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội là xã có nghề chăn nuôi bò sữa tại các
nông hộ tương đối phát triển. Với truyền thống chăn nuôi bò sữa từ năm 1991
nên đã tạo ra số lượng bò sữa tương đối lớn với sức sản xuất khá tốt, tuy
-1-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
nhiên hai năm qua đàn bò sữa ở Phù Đổng cũng như các địa phương khác
trong cả nước đã có sự biến động cả về số lượng và chất lượng. Do kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng của các nông hộ còn hạn chế, mặt khác điều kiện khí


hậu bất lợi đã làm cho tình hình dịch bệnh ở đàn bò ngày càng phức tạp. Vì
vậy để để đánh giá khả năng sản xuất của đàn bò lai hướng sữa và theo dõi
tình hình dịch bệnh chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sức sản xuất và
theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn bò lai hướng sữa nuôi ở xã Phù
Đổng – Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
+ Đánh giá sức sản xuất của đàn bò lai hướng sữa (F1, F2, F3) ở xã Phù
Đổng - Gia Lâm - Hà Nội.
+ Điều tra, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn bò lai hướng sữa tại xã
Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Số liệu phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, phản ánh
được tình hình thực tế.
+ Các số liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm Office Excel,
Minitab 14.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu ở xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 15/09/2006 – 15/01/2007.
-2-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA
2.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa ngày càng
tăng cao vì vậy đã thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa, số lượng đàn bò sữa tăng
nhanh. Chăn nuôi bò sữa trên thế giới được phân bố rộng khắp các châu. Tuy

nhiên trung tâm sản xuất sữa là vùng khí hậu ôn đới, đặc biệt ở Tây Bắc Âu,
Đông Âu, Nga, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia khác nhau nên sự phát triển chăn nuôi bò sữa cũng
khác nhau. Những nước có số lượng bò sữa lớn như: Ấn Độ: 35.900.000 con,
Braxin: 16.9045.000 con… nhưng năng suất sữa trung bình không cao, Ấn
Độ là 1.010 kg/con/chu kỳ, Braxin là 1.407 kg/con/chu kỳ. Một số nước có số
lượng bò sữa không nhiều như Nhật Bản có 971.000 con, Đài Loan có 110.00
con… nhưng năng suất sữa trung bình lại rất cao, Nhật Bản đạt 8.548
kg/con/chu kỳ, Đài Loan đạt 7.000 kg/con/chu kỳ. Mỹ vừa là nước có số
lượng bò sữa lớn 9.125.000 con, vừa có năng suất sữa trung bình cao đạt
8.227 kg/con/chu kỳ và vừa có sản lượng sữa cao nhất thế giới là: 71.000.000
tấn năm. Trong khi đó, Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới
nhưng sản lượng sữa chỉ đạt 8,66 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 3688
kg/chu kỳ 305 ngày (Hoàng Kim, 2003).
Trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa ngày một tăng
cao do thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng vì vậy sẽ hạn chế xuất
khẩu sữa tới các nước đang phát triển do các nước này thiếu ngoại tệ mạnh.
Vấn đề đặt ra với các nước đang phát triển là tự sản xuất sữa bằng cách tạo ra
-3-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
những giống bò sữa thích nghi với khí hậu từng vùng, nhân đàn, áp dụng cá
kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng,
quản lý và khai thác hợp lý nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sữa.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta ra đời tương đối muộn và chỉ mới thực
sự phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Cụ thể là bắt đầu vào những năm
1920 trong thời kỳ thuộc địa, khi thương nhân Pakistan và Ấn Độ đưa giống bò
sữa Zebu Ấn Độ (Red Sind, Ongle, Sahiwal và Thaparkar) vào Việt Nam.
Khoảng năm 1920 – 1923, bò sữa Red Sind được đưa vào Việt Nam
nuôi ở trại bò Lò Đúc, trại Mursen ở Ba Vì – Hà Tây và một số đồn điền ở

miền Đông Nam Bộ. Thời đó sản xuất sữa chỉ để phục vụ cho người Pháp ở
một số ít nơi chính là Hà Nội, Sài Gòn và Đà Lạt. Bò đực giống Ấn Độ Red
Sind phối với bò lai vàng Việt Nam tạo ra bò lai Sind, từ đó lan rộng ra khắp
các tỉnh, mở đầu cho việc cải tạo đàn bò ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng
cho sự lai tạo và phát triển đàn bò sữa sau này (ACI & VSF – CIDA, 2005).
Năm 1958 bò Jersey được nhập vào miền Nam, đưa về nuôi ở huyện
Bến Cát (Bình Dương), thông qua một số dự án do Úc tài trợ; nhiều nghiên
cứu về vấn đề dùng bò Zebu (Red Sind, Ongle, Sahiwal…) lai với bò vàng địa
phương để cải tạo tầm vóc, sau đó lai với bò ôn đới để cải thiện năng suất sữa
bò đã được thực hiện. Năm 1959 bò lang trắng đen Bắc Kinh nhập vào miền
Bắc được nuôi ở nông trường Ba Vì, ở đây đàn bò biểu hiện thích nghi kém,
trọng lượng sơ sinh là 31kg, sản lượng sữa/chu kỳ 1.947kg, tỷ lệ mỡ 3,36%.
Năm 1962, một số con được đưa về nuôi ở nông trường Mộc Châu (Sơn La),
tại đây đàn bò biểu hiện thích nghi tốt hơn, trong lượng sơ sinh đạt 35,9kg,
sản lượng sữa chu kỳ đạt 2.877 kg, bệnh ký sinh trong đường máu mắc ít và
nhẹ hơn. Năm 1963 ở miền Bắc đã dùng bò lang đen trắng Bắc Kinh lai với
bò vàng Việt Nam, đời con sinh ra được gọi là bò Hà - Việt; bò lai F1 Hà -
-4-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Việt có trọng lượng sơ sinh 20kg, sản lượng sữa chu kỳ 1.200kg, tỷ lệ mỡ
4,2% (Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Văn Thiện, Tô Du, 1978). Giữa những năm 1963
và 1968, một số nhà chăn nuôi ở miền Nam đã nhập bò HF từ Nhật Bản về lai
tạo với đàn bò sữa hiện có để gia tăng sản lượng sữa; Nguyễn Trí Thức (1974),
Phan Văn Xương (1972), Quảng Trọng Hùng (1974) cho thấy bò sữa lai HF có
số lượng đầu con và sản lượng sữa cao hơn các nhóm giống bò sữa lai ôn đới
khác. Như vật công cuộc tạo đàn bò sữa Việt Nam bằng tạp giao giữa bò vàng
Việt Nam, bò lai Zebu với bò ôn đới được bắt đầu từ cuối thập kỷ 60.
Năm 1970, Cuba tặng trên 1.000 con bò HF được nuôi tại Mộc Châu –
Sơn La và giúp xây dựng trung tâm tinh đông viên Moncada - Ba Vì – Hà
Tây. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu của một “chương trình” sản xuất

sữa và mở rộng các hoạt động của ngành sữa ra các tỉnh khác ngoài vùng sản
xuất sữa truyền thống. Năm 1976 khi chuyển 255 con bò sữa từ Mộc Châu
vào Đức Trọng (Lâm Đồng) để nuôi nhân đàn, là năm đánh dấu sự mở đầu
các hoạt động sản xuất sữa ở miền Trung (ACI & VSF – CIDA, 2005). Đàn
bò HF thuần chủng Cuba nuôi ở Mộc Châu nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
chăn nuôi bò sữa, có chuyên gia cuba hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật nên sản
lượng sữa chu kỳ đạt tới 3.900 - 4.215kg, còn ở Đức Trọng sản lượng sữa chu
kỳ đạt 3.318kg. Từ kết quả trên cho thấy nước ta có thể nuôi bò sữa cao sản
ôn đới ở các vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm
thấp dưới 21
0
C. Sau khi miền Nam giải phóng năm 1975, đàn bò sữa ở miền
Nam giảm sút nhanh chóng, quanh Sài Gòn chỉ còn 298 bò sữa, trong đó bò
vắt sữa 198 con với sản lượng rất thấp (Lê Đăng Đảnh, Vũ Văn Nội, 1977).
Trước trình hình đó, Bộ Nông nghiệp đề ra kế hoạch phát triển nhanh đàn bò
sữa ở miền Đông Nam Bộ, dựa trên đàn bò lai Sind có tầm vóc lớn, để lai tạo
với các giống bò sữa cao sản ôn đới (HF, Jersey, Brown Swiss…) (Nguyễn
Quốc Đạt, 1998) nhằm đẩy mạnh công cuộc tạo giống bò sữa ở miền Nam.
-5-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Giữa những năm 1970 và 1980, chăn nuôi bò sữa Việt Nam tập trung vào
một số ít các nông trường quốc doanh lớn tại Mộc Châu (Sơn La), Ba Vì (Hà
Tây), Phù Đổng(Hà Nội), Phụng Thượng (Ninh Bình), Đức Trọng (Lâm Đồng).
Từ năm 1980 – 2000, nhờ có chăn nuôi bò sữa ở nông hộ và áp dụng kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo mà đàn bò sữa trong giai đoạn này tăng cả về số lượng
và chất lượng. Bên cạnh đó là Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành Hà
Nội là Từ Liêm, Gia Lâm(ACI & VSF – CIDA, 2005). Tổng số đầu con năm
1993 là 11.150 con, so với năm 1978 tăng 14 lần. Đặc biệt ở Thành phố Hồ
Chí Minh phát triển rất nhanh, tốc độ tăng đàn nhanh từ 1978 – 1993, bình
quân mỗi năm tăng 60%. Từ số liệu trên cho thấy vai trò của con người, khoa

học kỹ thuật, công tác thụ tinh nhân tạo và các yếu tố kỹ thuật khác; đặc biệt
là chăn nuôi bò sữa ở nông hộ đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy
ngành bò sữa phát triển (Trần Trọng Thêm, 2000). Mặc dù thời gian này đàn
bò sữa tăng, nhưng sự phân bố chỉ tập trung ở một số ít vùng; đàn bò sữa
thuần chủ yếu nuôi ở Mộc Châu và Đức Trọng; đàn bò sữa lai được nuôi ở
các hộ gia đình tập trung chủ yếu ở phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội
và Hà Tây; sản lượng sữa tăng nhanh song còn xa mới đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ (Phùng Quốc Quảng và cộng sự, 2000). Từ năm 1986, do chuyển đổi
cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang hoạch toán kinh doanh theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các nông trường chăn nuôi bò sữa
gặp nhiều khó khăn, đàn bò sữa mất dần vị trí và giảm dần số lượng đáng kể,
đàn bò thuần HF liên tục giảm từ khoang 3.500 con năm 1985, đến năm 1990
còn 2.000 con. Trước thực tế trên đòi hỏi các nông trường, trung tâm phải
chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, cơ cấu và mục tiêu sản
xuất kinh doanh; hình thức chăn nuôi tập trung được chuyển sang chăn nuôi
theo cơ chế hộ gia đình. Trong hai năm (1995 – 1997) tình hình chăn nuôi bò
sữa ở Hà Nội và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chửng lại và có nhiều giảm
-6-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
xút do chất lượng đàn bò xấu, sản lượng sữa làm ra khó tiêu thụ, đầu vào cao
hơn đầu ra, giá cả thức ăn không ổn định (Nguyễn Văn Thưởng, 2000); nhưng
nguyên nhân quan trọng và cơ bản là do nó chưa có và không được phát triển
trên một nền tảng vững chắc nên ngay cả khi đã được phục hồi thì trong chăn
nuôi bò sữa vẫn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng (Paul pozg, Phùng Quốc
Quảng, 2000).
Quyết định số 167/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ đã dấy
lên phong trào phát triển chăn nuôi bò sữa rất rầm rộ trong cả nước. Quyết
định đã thúc đẩy chương trình chọn và nhân giống bò sữa, sản xuất bò lai HF
(HF x Lai Zebu) được coi là xương sống của chương trình, đồng thời nhập
nguồn gen bò sữa chất lượng cao từ các nước nhiệt đới để thoả mãn nhu cầu

giống bò sữa trong nước; bên cạnh việc nâng cao số lượng và chất lượng đàn
bò giống, cũng có kế hoạch tăng cường các dịch vị (thụ tinh nhân tạo, khuyến
nông, thú y) và cải thiện công nghiệp chế biến sữa, sản xuất thức ăn tinh, sản
xuất thức ăn xanh, tăng cường hệ thống thu mua sữa; hỗ trợ kinh phí mua
giống, ưu đãi trong vay vốn để nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa.
Bảng 2.1. Số lượng bò, sản lượng sữa, tốc độ tăng trưởng hàng năm
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng đàn bò
(con)
41200 55800 80000 95800 104120
Tốc độ tăng đàn
(%)
17,71 35,44 43,37 19,75 8,68
Tổng sản lượng
sữa (tấn)
64703 78453 126000 151314 197679
Tốc độ tăng sản
lượng sữa (%)
2574 2125 6060 2009 3064
(Nguồn: Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)
-7-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Nhờ đó tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng nhanh(Bảng 2.1), tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 của đàn bò sữa là 26,7%, sản lượng
sữa là 33%, tốc độ tăng sản lượng sữa cao hơn tốc độ tăng của đàn bò do năng
xuất, chất lượng của đàn bò sữa được nâng lên rõ rệt (Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Năng suất sữa trên chu kỳ (kg)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Bò lai HF 3.100 3.200 3.300 3.350 3.500
Bò lai HF thuần 3.900 4.200 4.400 4.500 4.600


(Nguồn: Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)
Theo đánh giá của Akey (2004) mức tăng trưởng sản xuất sữa Việt
Nam cao nhất thế giới khoảng 10% năm 2004. Tuy nhiên mức sản xuất so với
thế giới còn rất khiêm tốn, năm 2004 tổng sản lượng sữa chiếm 0,03% tổng
sản lượng sữa trên thế giới (AIC & VSF – CICD, 2005) và sau một thời gian
phát triển mạnh, xu hướng phát triển đang có dấu hiệu chững lại.
2.1.3. Sự phát triển của bò lai hướng sữa ở Việt Nam
Những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu tạo
đàn bò lai hướng sữa bằng tạp giao giữa bò vàng Việt Nam, bò lai Zebu với
bò sữa ôn đới. Từ đó đến năm 1980 do chiến tranh, do cơ chế tập trung bao
cấp nên đàn bò hướng sữa không được phát triển. Sau năm 1980, nhờ cơ chế
khoán hộ, đàn bò lai hướng sữa bắt đầu phát triển ở vùng phụ cận Thành phố
Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 do chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất từ tập
trung bao cấp sang hoạch toán kinh doanh, đàn bò lai hướng sữa được phát
triển nhanh ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, nhưng ở Hà Nội và
vùng phụ cận phải sau “khoán mười” (1989) đến năm 1991 mới phát triển.
-8-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Bảng 2.3. Tình hình phát triển đàn bò lai hướng sữa
Năm Số lượng (con)
Sản lượng sữa trung
bình/chu kỳ (kg)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
9.000
9.300
11.500
13.600
15.000
17.200
20.500
23.050
25.650
27.800
33.000
38.000
40.500
72.000
79.950
90.600
2.100
2.200
2.200
2.250
2.300

1.330
2.500
2.700
2.880
3.000
3.300
3.100
3.200
3.350
3.350
3.500
(Nguồn:Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)
Từ quyết định 167/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày
26/10/2001 thì đàn bò lai hướng sữa mới phát triển mạnh khắp các vùng sinh
thái của cả nước. Tính đến ngày 31/07/2005 cả nước có tổng đàn bò sữa
107.045 con, trong đó:
Bò lai 1/2 máu HF: 25.862 con (24,16%).
Bò lai 3/4 máu HF: 27.948 con (26,11%).
Bò lai 7/8 máu HF: 21.907 con (20,46%).
-9-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Bò lai trên 7/8 máu HF: 14.591 con (13,92%).
Bò Jersey: 274 con (0,25%).
Bò HF thuần: 16.163 con (15,10%).
Đàn bò lai hướng sữa với tỷ lệ máu HF khác nhau có 90.608 con chiếm
84,65%, đàn bò sữa thuần có 16.473 con chiếm 15,35% (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Cơ cấu đàn bò lai hướng sữa theo vùng (con)
Miền, vùng 1/2 HF 3/4 HF >3/4 HF
Miền Bắc 10.231 6.061 2.963
+ Tây Bắc Bộ

+ Đông Bắc Bộ
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Bắc Trung Bộ
3.471
328
4.533
1.599
83
588
5.110
280
16
58
2.798
91
Miền Nam 15.631 21.887 33.835
+ Duyên hải miền Trung
+ Tây Nguyên
+ Đông Nam Bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
2.880
96
10.732
1.923
456
56
19.016
2.359
211
23

31.509
2.092
Cả nước 25.862 27.948 36.798
( Nguồn: Viện Chăn nuôi, 2005 )
Tình hình chăn nuôi bò lai hướng sữa ở các địa phương được thể hiện
ở bảng 2.4. Đàn bò phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam chiếm tới 78,75%
tổng số đàn bò lai hướng sữa của cả nước. Các tỉnh phía Nam nuôi tập trung ở
vùng Đông Nam Bộ chiếm 85,85% đàn bò lai hướng sữa của miền Nam. Còn
ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm tỷ lệ là 21,25%. Các tỉnh phía Bắc nuôi tập
trung ở đồng bằng sông Hồng chiếm 66,17% đàn bò lai hướng sữa của miền
Bắc. Trong đó, cơ cấu đàn bò lai hướng sữa là: đàn bò sữa 1/2 máu HF chiếm
-10-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
tỷ lệ 28,54%; đàn bò lai 3/4 máu HF chiếm 30,85%; đàn bò lai hướng sữa 7/8
máu HF trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 40,61%.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÒ SỮA VÀ BÒ LAI HƯỚNG SỮA
2.2.1. Bò Holstein Frisian thuần(HF)
Trên thế giới có rất nhiều giống bò sữa, nhưng phổ biến nhất vẫn là
giống bò Holstein Frieian (HF). Bò có nguồn gốc từ vùng Fulixion của Hà
Lan nên bò này còn được gọi là bò sữa Hà Lan. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới
nhưng đã được lai tạo thành những dòng khác nhau có thể nuôi thích nghi
được ở các vùng nhiệt đới. Bò HF có màu lang trắng đen, tầm vóc lớn (khối
lượng con cái từ 450 - 750kg/con). Bò cái có dáng thanh, thân hình nêm, bầu
vú phát triển, sinh sản tốt, khả năng sản suất sữa rất cao. Tại Pháp, năng suất
sữa trung bình khoảng 20kg/con/ngày, có con đạt 9.000kg/chu kỳ. Một số bò
HF thuần được nuôi tại Đức Trọng - Lâm Đồng có khả năng sản suất trên
5.000kg/chu kỳ. Tại Việt Nam hiện có nhiều loại tinh bò HF đã và đang được
sử dụng như tinh bò HF từ Cuba, Pháp, Canada, Mỹ, Nhật
2.2.2. Bò Lai Holstein Friesian F1 (1/2 HF)
Bò lai F1 được tạo bằng cách lai giữa bò đực HF thuần với bò với bò

cái Lai Sind. Bò F1 thường có màu đen tuyền, đôi khi đen xám và nâu đen.
Bò có tầm vóc lớn, bò cái trưởng thành có trọng lượng từ 350 - 500 kg. Bò có
bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi Việt
Nam. Năng suất trung bình khoảng 8 - 9 kg/ngày, năng suất một chu kỳ bình
quân 2.700 kg. Cá biệt có một số bò HF F1 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh
có sản lượng sữa trên 4.000 kg/chu kỳ.
-11-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
2.2.3. Bò lai hướng sữa F2 (3/4 HF)
Bò lai lai hướng sữa F1 được tiếp tục lai với bò đực Holstein Frisien để
tạo ra bò lai hướng sữa F2. Bò F2 thường có màu lang trắng đen. Bò có tầm
vóc lớn, bò cái trưởng thành có khối lượng khoảng 400 - 500kg. Bò lai hướng
sữa F2 có bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi
Việt Nam. Năng suất sữa của bò này trung bình khoảng 10 - 12 kg/ngày, có
thể đạt 15 kg/con/ngày.
2.2.4. Bò lai hướng sữa F3 (7/8 HF)
Bò F3 được tạo ra bằng cách cho bò đực HF thuần phối với bò lai
hướng sữa F2. Bò lai F3 thường có màu lang trắng đen. Bò cái trưởng thành
có trọng lượng từ 400 - 550 kg. Bò có bầu vú phát triển, bò thích nghi kém
hơn bò lai hướng sữa F1 và lai hướng sữa F2 nhưng nếu được chăm sóc nuôi
dưỡng tốt thì vẫn cho năng suất cao. Năng suất sữa trung bình khoảng 13 -
14kg/ngày.
2.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ LAI HƯỚNG SỮA
Quá trình sinh sản là một hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là một quá trình
chọn lọc hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Sinh vật muốn
duy trì, ổn định và phát triển nòi giống cần phải có quá trình sinh sản.
Trong chăn nuôi, sinh sản không những duy trì nòi giống, mà còn để
tạo ra sản phẩm. Con người đã lợi dụng quá trình sinh sản của vật nuôi để
khai thác sản phẩm (sữa, trứng, con giống…) phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vì
vậy, sinh sản là một trong những tính trạng được chú ý cải tạo, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Một số chỉ tiêu chính đánh giá khả năng sinh sản của bò sữa như sau:
-12-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
2.3.1. Tuổi phối giống lần đầu
Thành thục về tính thường diễn ra sớm hơn thành thục về thể vóc, bò
sữa có thể thành thục về tính khi khối lượng cơ thể đạt 30 – 40% khối lượng
của gia súc trưởng thành. Tuổi phối giống lần đầu quá sớm sẽ ảnh hưởng đến
khối lượng bê sơ sinh, kìm hãm sự phát triển thể vóc nói chung và tuyến vú
nói riêng, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa và sản lượng sữa của
cả đời bò, thậm chí còn ảnh hưởng đến tuổi sử dụng của bò cái sinh sản. Chỉ
phối giống cho bò hậu bị khi chúng đạt 65 – 70% khối lượng cơ thể trưởng
thành, chỉ tiêu này do người chăn nuôi bò sữa quyết định.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa ở
Ba Vì thì tuổi phối giống lần đầu khá cao của bò F1 là 26,4 tháng, F2 là 27,4
tháng. Nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cộng sự (2001) trên đàn bê lai hướng
sữa F2, F3 trong nông hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi khá ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Ba Vì cho thấy kết quả: ở thành phố Hồ Chí Minh tuổi phối
giống lần đầu của bò F2 và F3 từ 14,8 đến 15,8 tháng, ở Ba Vì từ 16,6 đến
18,6 tháng. Như vậy, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường
ảnh hưởng đến tuổi phối giống lần đầu của bò sữa.
2.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chi tiêu đánh giá khả năng sinh sản
của gia súc cái, là thước đo sức tái xuất của từng cá thể. Tuổi đẻ lứa đầu càng
ngắn thì con vật càng sớm tạo ra sản phẩm cho xã hội, tuổi đẻ lứa đầu quá
muộn sẽ có nhiều trường hợp đẻ khó gây thiệt hai cho ngành chăn nuôi.
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền và ngoại cảnh như chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng bê, khí hậu và khả năng sinh trưởng và phát dục của
giống… Vì vậy nó là tính trạng phản ánh đặc điểm sinh lý sinh sản của từng
giống, cũng như đặc điểm của môi trường sống và quá trình chọn lọc. Vì thời

-13-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
gian mang thai của bò ít biến đổi nên tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối
giống lần đầu có chửa. Tuổi đẻ lứa đầu của giống bò lai có khuynh hướng tăng
dần theo sự gia tăng tỷ lệ máu bò ôn đới. Theo Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị
Thơm (2004) thì tuổi đẻ lứa đầu của bò lai F1, F2, F3 Hà Ấn vào khoảng 27 – 28
tháng. Mai Thị Thơm (2004) nghiên cứu trên đàn bò lai (lai Sind x HF) ở xã
Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của bò F1 là
31,6 tháng và của F2 là 30,3 tháng. Trong khi đó, Nguyễn Quốc Đạt (1998)
nghiên cứu trên đàn bò lai (HF x Lai Sind) nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh cho
biết tuổi đẻ lứa đầu của bò lai F1, F2, F3 lần lượt là 26,8; 27,17 và 26,8 tháng.
Như vậy tỷ lệ máu HF trong con lai không ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa đầu, kết
quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy: tuổi đẻ lứa đầu cảu con lai (lai Sind x
HF) muộn hơn so với bố mẹ chúng và có khoảng biến thiên khá rộng.
2.3.3. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
khả năng sinh sản. Độ dài thời gian mang thai là một hằng số sinh lý và không
thể rút ngắn được. Cho nên khoảng cách lứa đẻ chủ yếu do thời gian có chửa
lại sau khi đẻ quyết định.
Bò mang thai thường ổn định trong khoảng 270 – 285 ngày, thông
thường chu kỳ khai thác sữa đúng khoa học là 10 tháng, thời gian cạn sữa là 2
tháng, do vậy khoảng cách lứa đẻ lý tưởng là 12 tháng. Tuy nhiên theo nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, 2004) trong thực tế do nhiều
nguyên nhân như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt phẩm giống, thời
gian động dục trở lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống, văt sữa, cạn sữa… làm
cho khoảng cách lứa đẻ thường kéo dài 390 – 420 ngày hoặc hơn. Khoảng
cách lứa đẻ dài ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản
lượng sữa và số bê con sinh ra trong một đời gia súc.
Nguyễn Xuân Trạch (2003) nghiên cứu trên đàn bò lai HF nuôi tại Phù
-14-

Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Đổng thì khoảng cách lứa đẻ ngắn nhất ở bò F1 là 475,6 ngày, sau đến bì F2
là 480,3 ngày và dài nhất là bò F2 là 497,8 ngày. Mai Thị Thơm (2004)
nghiên cứu trên bò lai (HF x lai Sind) ở Vĩnh Thịnh cho biết khoảng cách
giữa hai lứa đẻ ở bò F1 là 466,27 ngày, ở bò F2 là 492,23 ngày; khoảng cách
lứa đẻ ở bò F1 ngắn hơn ở bò F2 và sự khác nhau giữa chúng có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Như vậy khi lai cấp tiến giữa bò ôn đới với bò nhiệt đới thì
khoảng cách lứa đẻ tăng theo tỷ lệ máu bò ôn đới trong con lai. Mặt khác,
cùng một giống nhưng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm kéo dài
khoảng cách lứa đẻ.
2.3.4. Hệ số phối giống
Hệ số phối giống là một chỉ tiêu kỹ thuật khá quan trọng trong chăn nuôi
bò sữa, phụ thuộc vào chất lượng của từng phẩm giống, điều kiện khí hậu, thời
tiết, kỹ thuật, nuôi dưỡng, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, phẩm chất tinh dịch …
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt (1998) trên đàn bò lai (HF x
lai Sind) ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết hệ số phối giống của con lai có
khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bò ôn đới. Hệ số phối giống
thấp nhất ở bò F1 là 1,68; sau đó đến bò F2 là 1,94 và cao nhất ở F3 là 2,07.
Như vậy sự khác biệt giữa các phẩm giống là khá rõ rệt. Mai Thị Thơm
(2004) nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa ở Vĩnh Thịnh cho kết quả phù
hợp với khuynh hướng trên nhưng cao hơn, hệ số phối giống của F1 là 2,13
và F2 là 2,37; giữa chúng có sự sai khác (P<0,05).
Theo Balain và Raheja (1999) nghiên cứu trên bò sữa lai giữa bò sữa ôn
đới với bò Zezu ở Ấn Độ nhận thấy hệ số phối giống tăng dần theo sản lượng
sữa chu kỳ (từ 2,32 ± 0,14 đến 2,63 ± 0,19), giảm dần theo lứa sữa (từ 2,74 ±
0,11 ở lứa 1 xuống 2,27 ± 0,13 ở lứa 5). Hệ số phối ở con lai ba giống (2,04 ±
1,19 – 2,39 ± 0,18) cao hơn con lai hai giống (2,11 ± 0,14 – 2,19 ± 0,13), ở bê tơ
(1,40 ± 0,16 – 1,57 ± 0,13) thấp hơn ở bò sữa (2,11 ± 0,14 – 2,4 ± 0,12).
-15-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA

2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA
Trong chăn nuôi bò sữa sản phẩm thu được sẽ quyết định mức thu nhập
của người chăn nuôi bò sữa. Sản phẩm thu được ở đây chính là sữa và bê. Sữa
rạo ra lợi nhuận tức thì, thu nhập từ sữa chiếm phần lớn tổng thu bán sản
phẩm. Do vậy sữa được người chăn nuôi bò sữa quan tâm hàng đầu. Sức sản
sữa được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
2.4.1. Thời gian cho sữa
Thời gian cho sữa trong chu kỳ tiết sữa là chỉ tiêu thể hiện sức sản xuất
dẻo dai của gia súc hướng sữa. Thời gian cho sữa thực tế cùng với năng xuất
sữa/ngày quyết định sản lượng sữa. Chu kỳ cho sữa chuẩn của bò sữa là 300 –
305 ngày, nhưng biến động trong khoảng rất lớn 100-1000 ngày, bởi vì chỉ tiêu
này phụ thuộc nhiều vào giống, môi trường, trong đó các yếu tố ảnh trực tiếp
nhất là đặc điểm sinh vật của cá thể, thức ăn thời gian có chửa lại sau khi đẻ…
Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) nghiên cứu trên đàn bò lai HF ở Hà
Nội cũng cho thấy thời gian cho sữa dài nhất ở bò F2 là 326,8 ngày, sau đó bò
F3 là 320,9 ngày, ngắn nhất ở bò F1 là 303,7 ngày. Nguyễn Quốc Đạt (1998)
nghiên cứu đàn bò lai hướng sữa (HF x Lai Sind) nuôi ở Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng thời gian cho sữa dài nhất ở bò F2 là 307,54 ngày, sau đến bò
F1 là 306,02 ngày, còn ngắn nhất ở bò F2 là 302,40 ngày.
Khan (1986) nghiên cứu đàn bò lai HF và jersey với bò Sahiwal và Red
Sind ở Pakisan cho biết hệ số di truyền và thời gian cho sữa từ 0,2 – 0,6.
Tajane và Rai (1989) khi nghiên cứu về đàn bò lai HF với Sahiwal ở Ấn Độ
lại cho rằng hệ số di truyền về thời gian cho sữa chỉ bằng 0,01 – 0,16 tuỳ
thuộc vào tỷ lệ máu HF trong con lai. Như vậy thời gian cho sữa của bò sữa
có hệ số di truyền biến động lớn, các nhân tố bên ngoài (chăm sóc, dinh
dưỡng, khí hậu, quản lý…) ảnh hưởng lớn đến thời gian cho sữa.
-16-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
2.4.2. Sản lượng sữa
Sản lượng sữa là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng sản xuất

sữa của bò sữa vì nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa.
Sản lượng sữa còn là chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá phẩm giống con
vật. Do đó sản lượng sữa là tính trạng được các nhà chăn nuôi rất quan tâm.
Tính trạng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (di truyền, điều chăn sóc, nuôi
dưỡng, quản lý…), cho nên sản lượng sữa của từng giống, từng cá thể, từng
chu kỳ và ở môi trường sống khác nhau đều khác nhau.
Bò HF nuôi ở Cuba có sản lượng sữa bình quân đạt 4099kg, ở Mộc
Châu đạt 3766kg, còn ở Lâm Đồng là 3315kg(Trần Công Thành, 2000).
Nguyễn Quốc Đạt (1998) nghiên cứu trên đàn bò lai HF ở thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy kết quả: sản lượng sữa thực tế của bò F1 là 3.671kg,
còn bò F3 là 3.457kg; Nguyễn Xuân Trạch (2003) theo dõi trên đàn bò lai HF
nuôi ở Phù Đổng cho biết sản lượng sữa của bò F1 là 3.615kg, còn bò F2 là
3.757kg, còn bò F3 là 3.610kg (sản lượng sữa 305 ngày).
Như vậy, thông qua các tác giả nghiên cứu trên đàn bò lai HF đều cho
rằng sự gia tăng sản lượng sữa theo sự gia tăng máu HF trong con lai. Tuy
nhiên, sản lượng sữa còn phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và thời gian
khai thác sữa.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Thưởng (2000) bò F1(1/2 máu HF) là
thích hợp nhất, sau đó là bò F2 (3/4 máu HF). Lê Xuân Cương (2000) thông
báo, kết quả nghiên cứu khoa học là dùng bò F1 có 50% và F2 có 75% máu
HF để sản xuất sữa là tốt nhất, không nên tiếp tục lai thêm máu bò HF quá
cao vì bò lai F3, F4 rất khó nuôi trong điều kiện nuôi gia đình hiện nay. Tuy
nhiên, Lê Việt Anh (1995) lại cho rằng thì bò F1, F2, F3 và cả HF đều cho
sữa tốt, nhưng mức độ nuôi dưỡng phải thay đổi tuỳ theo phẩm giống.
-17-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
2.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ
SỨC SẢN XUẤT SỮA
Khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố như giống, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý

chúng. Mỗi yếu tố khác nhau có sự ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh
sản và sức sản xuất của bò sữa.
2.5.1. Giống
Các giống khác nhau có khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa khác nhau.
Khả năng sinh sản của bò có hệ số di truyền rất thấp, theo Nguyễn Văn
Thiện (1995) hệ số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò h
2
= 0,1.
Cho nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu do ngoại cảnh chi phối. Những
giống có khả năng thích nghi cao với khí hậu, chống đỡ bệnh tật tốt trong một
môi trường cụ thể sẽ có khả năng sinh sản cao hơn.
Giống có ảnh hưởng lớn đến năng xuất và chất lượng sữa. Tuy vậy hệ
số di truyền về năng xuất sữa lại tương đối thấp, theo Panda và Sudhu (1983)
hệ số di truyền về sản lượng sữa bò lai HF và Jersey với bò Hariana và
Bengal h
2
= 0,07 ± 0,06 - 0,49 ± 0,43, cho nên sản lượng sữa chịu ảnh hưởng
rất nhiều của yếu tố bên ngoài. Chất lượng sữa có hệ số di truyền cao.
Giống chuyên môn hoá theo hướng sữa có năng suất sữa cao, thường tỷ lệ
mỡ và protein sữa thấp; giống kiêm dụng có năng suất sữa thấp, nhưng tỷ lệ mỡ
và protein sữa cao; con lai giữa bò chuyên sữa với bò kiêm dụng có năng suất
sữa, tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa ở mức trung bình giữa hai giống bố và mẹ.
2.5.2. Dinh dưỡng
Mức độ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng tới khả năng
sinh sản, năng suất và chất lượng sữa. Nuôi dưỡng thấp sẽ kìm hãm sinh
trưởng của bò cái tơ làm chậm thời gian đưa vào sử dụng và giảm khả năng
-18-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
sinh sản về sau, đồng thời kèm theo sự kém phát triển của bầu vú, vì thế sau
này năng suất sữa thấp.

Đối với những bò trưởng thành, mức độ dinh dưỡng thấp dẫn đến kéo
dài thời gian phục hồi sau đẻ, làm bò gầy yếu dễ bị bệnh tật, làm giảm khả
năng sinh sản; thiếu năng lượng bò phải huy động năng lượng dự trữ trong cơ
thể để sản xuất sữa, cho nên khẩu phần thiếu năng lượng trong thời gian dài
làm năng suất sữa và sức khoẻ của bò giảm sút; ngược lại nếu dinh dưỡng quá
nhiều, nhất là gluxit sẽ làm cho bò quá béo, buồng trứng bị tích luỹ mỡ nên
giảm hoạt động chức năng sinh sản; thiếu thức ăn thô trong khẩu phần ăn
cũng làm giảm năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa. Mức protein trong khẩu phần ăn
không hợp lý ảnh hưởng xấu đến sự tiết sữa, thiếu protein thường dẫn đến hàm
lượng chất khô, mỡ, protein và các thành phần trong sữa giảm; đồng thời thiếu
protein làm cho chu kỳ sinh dục không đồng đều, tế bào trứng hình thành
không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau. Các loại khoáng trong
khẩu phần thức ăn rất quan trọng; thiếu phốt pho làm cho trứng nhỏ lại và noãn
bào ít đi, động đực thất thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thiếu Ca
(canxi) và P có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sữa vì đây là các
nguyên tố có thành phần ổn định trong sữa và trong xương của bò.
Trong khi đó, loại hình thức ăn cũng rất quan trọng. Thức ăn kiềm tính
phù hợp cho sự phát triển của hợp tử và bào thai, thức ăn toan tính làm giảm
tỷ lệ thụ thai và không thích hợp cho hình thành hợp tử.
Như vậy, trong quá trình nuôi dưỡng cần căn cứ nhu cầu dinh dưỡng
của từng giai đoạn để tính toán đưa ra khẩu phần ăn sao cho đầy đủ, cân bằng
các chất dinh dưỡng và loại hình thức ăn phù hợp.
2.5.3. Môi trường
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời,
-19-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
áp xuất khí quyển, lượng mưa đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức
sản xuất sữa, sinh sản của bò. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích
thích thần kinh điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzym và các hoóc
môn khác, gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của

thức ăn. Do đó ở nước ta năng suất và chất lượng sữa thường giảm trong vụ
đông xuân do thiếu cỏ, khả năng sinh sản lại giảm vào mùa hè.
Sức sản xuất sữa của bò sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ và độ
ẩm môi trường. Ở bò, sản lượng sữa không ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ
từ 0 - 21
0
C, nhiệt độ thấp hơn -5
0
C và từ 26 - 27
0
C sản lượng sữa giảm từ từ,
khi nhiệt độ trên 27
0
C sản lượng sữa giảm rõ rệt; tỷ lệ mỡ sữa giảm trong
nhiệt độ môi trường từ 21 - 27
0
C, khi nhiệt độ tăng hơn 27
0
C tỷ lệ mỡ sữa có
xu hướng tăng. Độ ẩm môi trường tăng cao làm sản lượng sữa giảm rõ rệt,
một số thành phần của sữa như nitơ protein, palmetic và axits stearic có xu
hướng tăng; trong khi đó các thành phần khác như mỡ sữa, vật chất khô
không mỡ, nitơ tổng số, axít béo mạch ngắn và axít oleic có xu hướng giảm
thấp (Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, 2004).
Nhiệt độ môi trường thích hợp của bò sữa phụ thuộc vào giống và khả
năng chịu nóng và lạnh của con vật. Trong khi đó, nhiệt độ tối đa và tối thiểu
cho sức sản xuất ở mỗi giống bò cũng khác nhau. Sức sản xuất sữa của bò HF
giảm đi nhanh chóng ở nhiệt độ trên 21
0
C, bò Brown swiss và Jersey nhiệt độ

này khoảng 24 – 27
0
. Nhiệt độ thích hợp của bò Jersey khoảng 2
0
C. Trong khi
đó ở bò HF không ảnh hưởng nhiều thậm chí -13
0
C (Nguyễn Xuân Trạch,
Mai Thị Thơm, 2004).
2.5.4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Nhu cầu của bò sữa là rất cao trong quá trình khai thác và sử dụng
chúng. Vì vậy nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt để bò gầy yếu, sảy thai,
mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh sản khoa sẽ làm giảm khả năng sinh sản và sức
-20-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
sản xuất sữa. Không phát hiện động dục kịp thời, phối giống không đúng kỹ
thuật, phẩm chất tinh dịch kém… là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh sản của bò, kéo dài thời gian không có chửa sau đẻ, ảnh hưởng đến năng
suất sữa, làm giảm tổng sản lượng sữa.
Nếu vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa, làm tăng tỷ lệ
mỡ sót, dẫn đến ức chế tạo sữa. Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hưởng
đến năng suất sữa, đối với bò cao sản số lần vắt sữa quá ít sẽ làm tăng áp xuất
trong bầu vú và ức chế quá trình tạo sữa tiếp theo.
2.6. KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA
Như chúng ta đã biết, bò sữa là động vật máu nóng, vì thế chúng phải duy
trì nhiệt độ ổn định mặc dù nhiệt độ môi trường luôn thay đổi. Muốn vậy bò phải
được sự cân bằng giữa nhiệt sinh ra trong cơ thể và nhiệt thải ra môi trường.
2.6.1. Sản xuất nhiệt
Nhiệt sinh ra trong cơ thể bò sữa bao gồm nhiệt được giải phóng từ năng
lượng dùng để duy trì và sản xuất của cơ thể và toàn bộ năng lượng gia nhiệt.

Sản xuất nhiệt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sức sản xuất, chất
lượng thức ăn và môi trường sống của bò sữa. Cơ thể càng lớn nhu cầu năng
lượng càng nhiều, sinh nhiệt ra càng nhiều. Khả năng sản xuất cao, gia nhiệt
sản xuất tăng. Thức ăn chất lượng kém, khó tiêu hoá làm tăng gia nhiệt. Nhiệt
độ môi trường ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận vào, sức sản xuất và
điều hoà nhiệt ở bò có tác động lớn đến tốc độ và quá trình sản xuất nhiệt.
2.6.2. Thoát nhiệt
Nhiệt độ thoát ra của cơ thể thông qua các công thức: Bốc hơi nước,
dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. Bốc hơi nước qua da(đổ mồ hôi) và phổi(thở)
là con đường chủ yếu thoát nhiệt.
-21-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
Quá trình thải nhiệt ra khỏi cơ thể bò sữa phụ thuộc và các yếu tố:
Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, lưu thông gió của môi trường và diện tích bề
mặt da của cơ thể. Độ ẩm môi trường cao, cản trở bốc hơi nước của gia súc,
làm cho quá trình thải nhiệt gặp khó khăn. Nhiệt độ môi trường cao lại cản trở
thải nhiệt của cơ thể qua con đường dẫn nhiệt. Bức xạ nhiệt của môi trường
cao, lưu thông gió kém, làm cho quá trình thải nhiệt thông qua bức xạ nhiệt và
đối lưu kém. Bò gốc ôn đới khả năng thải nhiệt hạn chế hơn bò nhiệt đới
2.6.3. Stress nhiệt
Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn khả năng thải nhiệt vào môi
trường thì thân nhiệt tăng, bò xuất hiện stress nhiệt. Stress ở bò được hiểu là
trạng thái mà tại đó do tác động của nhiệt độ, độ ẩm… bắt đầu xuất hiện các
điều chỉnh ở mức độ mô bào và toàn cơ thể gia súc giúp nó tránh được các
chức năng sinh lý và làm cho gia súc thích nghi tốt với môi trường ngoài.
Nhiệt độ và độ ẩm có tầm quan trọng đặc biệt với khả năng thích nghi
của bò với các vùng khí hậu khác nhau. Cho nên người ta đã sử dụng chỉ số
nhiệt ẩm THI làm chỉ thị về stress nhiệt. Chỉ số nhiệt ẩm được tính theo công
thức sau:
Trong đó: W là nhiệt độ của nhiệt kế ướt tính bằng

0
C
D là nhiệt độ của kế khô tính bằng
0
C.
THI ≤ 70 là thích hợp với bò sữa, THI trong khoảng 75 – 78 bò sữa bị
stress nhiệt, THI > 78 bò sữa bị stress nghiêm trọng không còn khả năng duy
trì cơ thể, điều hoà nhiệt và không thể duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức độ bình
thường, THI > 98 bò sẽ chết.
-22-
THI = 0,72 (W + D) + 40,6
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
2.6.4. Khả năng thích nghi
Khả năng điều hoà nhiệt là một quá trình thích nghi tiến hoá, cho phép
gia súc giữ được thân nhiệt trong khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Thực tế
cho thấy năng suất sữa cao nhất chỉ đạt được ở vùng ôn đới, bò sữa năng suất
cao ở vùng ôn đới khi chuyển đến vùng nhiệt đới năng suất sữa bị giảm, điều
đó chứng tỏ sức sản xuất thực tế của bò là do kết quả của sự tương tác giữa
tiềm năng di truyền của con vật và các yếu tố môi trường.
Các yếu tố khí hậu và thời tiết nóng ẩm ảnh hưởng không thuận lợi đến
sức khoẻ và sức sản xuất thông qua hai con đường: ảnh hưởng trực tiếp của
nhiệt độ và độ ẩm lên cơ thể con vật, ảnh hưởng gián tiếp qua chất lượng thức
ăn và bệnh tật.
Trong điều kiện stress nhiệt ngoài những biến đổi sinh lý trên, người ta
còn thấy quá trình trao đổi chất: trao đổi muối khoáng, trao đổi nước, hoạt
động tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng. Quá trình bò bị stress nhiệt Na trong nước
tiểu tăng, tăng lượng lưu huỳnh ăn vào cơ thể làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, bổ sung
thêm Na và K cao hơn tiêu chuẩn thấy năng suất sữa tăng lên đáng kể. Khi
con vật bị stress nhiệt, tốc độ mất nước cao hơn dẫn đến lượng nước tiêu thụ
của bò tăng, lượng thức ăn ăn vào giảm. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng

quá trình tổng hợp Vitamin nhóm B, axít béo bay hơi trong dạ cỏ giảm làm
cho nhu động dạ cỏ và dạ múi khế giảm, làm tăng thời gian lưu thức ăn trong
đường tiêu hóa, các chất dinh dưỡng tăng lên đôi chút.
Đối với thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô ở các nước nhiệt đới nhiệt cũng
như Việt Nam thường có chất lượng không cao như ở các nước ôn đới. Thức
ăn thô giàu xơ, nghèo đạm và khoáng, tỷ lệ tiêu hoá thấp, nên bò không thu
được nhiều năng lượng từ thức ăn này.
Stress nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của gia súc, bò đẻ vào
-23-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
các tháng mùa hè gây viêm tử cung nhiều hơn đẻ vào các mùa khác, tỷ lệ sát
nhau cao hơn, và thời gian chửa ngắn hơn. Nguy hiểm hơn nữa, là các loại ký
sinh trùng, mầm bệnh thường phát triển mạnh vào mùa hè, đây cũng là những
nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc, mùa hè các bệnh truyền nhiễm
dễ phát sinh và lan truyền mạnh.
Mặt khác, các đáp ứng stress nhiệt phụ thuộc vào giống, thông thường
bò ôn đới mẫn cảm hơn bò nhiệt đới, bò HF mẫn cảm hơn bò Jersey, bò F2
mẫn cảm hơn bò F1. Bò F1 có ảnh hưởng stress nhiệt nhưng không lớn,
chứng tỏ khả năng thích nghi của bò F2 kém hơn bò F1 được nuôi tại các
vùng nhiệt đới.
2.7. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA
Hiện nay nước ta có khoảng 114.000 con bò sữa. Theo kế hoạch phát
triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 200.000 bò sữa
nhằm tăng lượng sữa cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, hạn chế việc nhập khẩu
sữa từ nước ngoài.
Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta đã có nhiều thành tựu về lai tạo một
số giống bò sữa cao sản nhập ngoại với bò nội và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới trong nuôi dưỡng, nâng cao phẩm giống đàn bò sữa, nâng cao sản lượng
và chất lượng sữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chúng ta còn
có nhiều khó khăn về mặt chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh. Bò

sữa thường có nguồn gốc từ các nước ôn đới nên khi nuôi trong điều kiện
nhiệt đới ở Việt Nam chúng rất dễ mẫn cảm với các bệnh, đặc biệt hay mắc
bệnh sản khoa, bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa và bệnh ký sinh trùng. Tình
hình dịch bệnh rất phức tạp gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi bò sữa.
2.7.1. Bệnh sản khoa
Bệnh sản khoa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các bệnh mà bò sữa hay
-24-
Báo cáo tốt nghiệp Trịnh Văn Điền – K47TYA
mắc. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh gay thiệt hại vô cùng to lớn. Bệnh
về sinh sản có thể làm cho bò mất khả năng sinh sản (như bệnh viêm tử cung),
mất khả năng cho sữa (nếu viêm vú nặng)…
2.7.1.1. Bệnh viêm vú
Bệnh viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú. Đây là bệnh phổ biến
nhất và gây tổn thất và chi phí tốn kém nhất trong các bệnh của bò sữa. Tổn
thất của bệnh lớn gấp hai lần so với bệnh vô sinh và các bệnh sản khoa .
Bệnh viêm vú làm giảm sản lượng và chất lượng sữa; chi phí điều trị
rất tốn kém. Thậm trí nhiều bò cái phải loại thải sớm, trước khi đạt tới năng
suất tối đa.
Nguyên nhân:
Trong thực tế, bệnh viêm vú thường do nhiễm khuẩn từ môi trường bên
ngoài. Mầm bệnh gây viêm vú chủ yếu thuộc 4 nhóm sau:
+ Liên cầu khuẩn: Đây là các vi khuẩn thường thấy nhất trong bệnh
viêm vú. Viêm vú do loại vi khuẩn này lây lan trong đàn chậm nhưng lại rất
khó loại trừ.
Các loại liên cầu khuẩn gồm 3 loài: Streptococcus agalactiae,
St.dysgalactiae, St.uberis.
- Strep.agalactiae: Là vi khuẩn gram (+), tác nhân gây bệnh duy nhất
cần đến mô tuyến vú để phát triển và nhân lên. Nó rất mẫn cảm với Penicillin
và bị khống chế một cách dễ dàng. Thông thường thì viêm nhiễm ở dạng
không có triệu chứng, đôi khi tái phát thành bệnh thể cấp tính. Thường bệnh

lây truyền do người vắt sữa.
- Strep.dysgalactiae và Strep.uberis: Có thể nhân lên và phát triển ở bên
ngoài mô tuyến vú. Vì vậy rất khó loại trừ chúng. Trong những điều kiện
-25-

×