Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA HEO CON TỪ 5 56 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI PHAN TẤN HẢI, BÌNH DƯƠNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*******

TRỊNH KIM HUY

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ TÌNH TRẠNG
SỨC KHỎE CỦA HEO CON TỪ 5 - 56 NGÀY TUỔI TẠI
TRẠI PHAN TẤN HẢI, BÌNH DƯƠNG.
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi (Chuyên ngành
Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)

Giáo viên hướng dẫn
Th.S. HỒ THỊ NGA
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: TRỊNH KIM HUY
Tên đề tài: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC
KHỎE CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH TỚI 56 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO
PHAN TẤN HẢI, THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG”
Đã hoàn thành luận văn đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét,đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa
ngày……… tháng…….. năm 2011



Giáo viên hướng dẫn

Th.S. HỒ THỊ NGA

ii


LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn cha mẹ
Người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ cho con nên người và có
được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập.
Xin nhớ mãi công ơn
Cô Th.S Hồ Thị Nga và cô PGS.TS Trần Thị Dân.
Đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt cuốn luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam.
Ban quản lý Trại chăn nuôi Phan Tấn Hải.
Cùng toàn thể anh, chị công nhân trong trại chăn nuôi Phan Tấn Hải đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp ở trại.
Chân thành cám ơn
Tập thể lớp DH07TA, những người thân và những bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.


SV . TRỊNH KIM HUY

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: “Khảo sát khả năng tăng trọng và tình trạng sức khỏe của heo con từ
5 - 56 ngày tuổi tại trại Phan Tấn Hải, Bình Dương” được thực hiện từ ngày
01/11/2010 đến ngày 12/02/2011. Trong thời gian khảo sát có 17 nái sinh với tổng
số là 151 heo con, đến khi chuyển thịt còn lại 148 con. Heo con được theo dõi từ sơ
sinh đến 56 ngày tuổi. Kết quả ghi nhận như sau:
Trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh là 1,69 kg.
Trọng lượng trung bình của heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi là 6,29 kg.
Trọng lượng trung bình chuyển thịt là 17,14 kg.
Tăng trọng tuyệt đối ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa và từ cai sữa đến
chuyển thịt lần lượt là 219,00 g/con/ngày và 306,54 g/con/ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con từ cai sữa đến chuyển thịt là 1,19
kgTA/kgTT.
Tỷ lệ heo con tiêu chảy trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa và từ cai sữa
đến 56 ngày tuổi lần lượt là 11,92% và 13,91%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa và từ cai sữa đến 56
ngày tuổi lần lượt là 1,38% và 1,37%.
Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp và tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp
5,96% và 0,73%.

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ ii
Lời cảm tạ.............................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận.................................................................................................. iv
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................... viii
Danh sách các bảng ............................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ......................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi ................................................................. 3
2.1.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 3
2.1.2 Vị trí địa lý .................................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu đàn ..................................................................................................... 3
2.2 Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc ................................................................... 4
2.2.1 Hệ thống chuồng trại ..................................................................................... 4
2.2.2 Nguồn nước ................................................................................................... 5
2.2.3 Thức ăn .......................................................................................................... 5
2.2.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc ............................................................................... 7
2.2.5 Qui trình vệ sinh và phòng bệnh ................................................................... 8
2.2.6 Bệnh và điều trị ............................................................................................. 9
2.3 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 10
2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con theo mẹ ................................................ 10
2.3.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con cai sữa .................................................. 11
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng ......................................................... 11
2.3.3.1 Dinh dưỡng .............................................................................................. 11


v


2.3.3.2 Yếu tố giống, loài ..................................................................................... 12
2.3.3.3 Yếu tố bệnh tật ......................................................................................... 12
2.4 Các bệnh thường gặp trên heo con ................................................................. 12
2.4.1 Tiêu chảy ..................................................................................................... 12
2.4.2 Hô hấp ......................................................................................................... 15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm..................................................................................... 19
3.2 Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 19
3.3 Nội dung khảo sát........................................................................................... 19
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 20
3.4.1 Chỉ tiêu tăng trọng ...................................................................................... 20
3.4.2 Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn ........................................................................ 21
3.4.3 Chỉ tiêu tình trạng sức khỏe ........................................................................ 22
3.5 Xử lý số liệu ................................................................................................... 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 23
4.1 Số nái và số heo con khảo sát ........................................................................ 23
4.2 Chỉ tiêu về tăng trọng ..................................................................................... 24
4.2.1 Trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh .............................................. 24
4.2.2 Trọng lượng trung bình của heo con cai sữa............................................... 25
4.2.3 Tỷ lệ heo con cai sữa ................................................................................... 28
4.2.4 Trong lượng lúc chuyển thịt ........................................................................ 29
4.2.5 Tăng trọng tuyệt đối .................................................................................... 30
4.3 Kết quả chuyển hóa thức ăn ........................................................................... 32
4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................ 32
4.3.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ........................................................................... 33
4.4 Tình hình bệnh trên heo khảo sát ................................................................... 34
4.4.1 Tỷ lệ tiêu chảy ............................................................................................. 34

4.4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................. 37
4.4.3 Tỷ lệ heo có triệu chứng bệnh hô hấp ......................................................... 39

vi


4.4.4 Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ........................................................................ 40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 44

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTC

: Chlortetracyline.

FMD

: Foot and Mouth Disease (LMLM : lở mồm long móng).

HSCHTĂ

: hệ số chuyển hóa thức ăn.

LTĂTT


: lượng thức ăn tiêu thụ.

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp trên heo).

TB

: trung bình.

TLTBSS

: trọng lượng trung bình sơ sinh.

TLTBCS

: trọng lượng trung bình cai sữa.

TLTBCT

: trọng lượng trung bình chuyển thịt.

TTTĐCS

: tăng trọng tuyệt đối cai sữa.

TTTĐCT

: tăng trọng tuyệt đối chuyển thịt.


TLTC

: tỷ lệ tiêu chảy.

TLNCTC

: tỷ lệ ngày con tiêu chảy.

TLBHH

: tỷ lệ heo có triệu chứng bệnh hô hấp.

TLNCBHH : tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại chăn nuôi Phan Tấn Hải. ................................. 3
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn ........................................ .5
Bảng 2.3 Qui trình cho ăn và định mức thức ăn. ................................................... 6
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của heo con được khảo sát. ... 6
Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng heo con................................................................. 9
Bảng 2.6 Qui trình tiêm phòng cho heo nái bầu. ................................................... 9
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý............................................ 17
Bảng 3.1 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi ..... .20
Bảng 4.1 Số nái và số heo con khảo sát............................................................... 23
Bảng 4.2 Trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh........................................ 24
Bảng 4.3 Trọng lượng heo con cai sữa chưa hiệu chỉnh. .................................... 26

Bảng 4.4 Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh. ........................................................... 27
Bảng 4.5 Tỷ lệ cai sữa. ........................................................................................ 28
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình lúc chuyển thịt. .............................................. 29
Bảng 4.7 Kết quả tăng trọng tuyệt đối của heo sơ sinh ..................................... .30
Bảng 4.8 Kết quả tăng trọng tuyệt đối heo cai sữa ............................................. .31
Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn sơ sinh đến cai sữa ......................... .32
Bảng 4.10 Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn cai sữa đến chuyển thịt ................. 33
Bảng 4.11 Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................. .34
Bảng 4.12 Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa ............. .35
Bảng 4.13 Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi .... .36
Bảng 4.14 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa ................ .37
Bảng 4.15 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi ....... .38
Bảng 4.16 Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp ........................................................ .39
Bảng 4.17 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp ............................................... .40

ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa và các
ngành nghề khác. Nền kinh tế nước ta được định hướng phát triển theo hướng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa để cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó nhu cầu lương
thực thực phẩm của con người không ngừng tăng cao cả về số lượng và chất lượng.
Chính vì vậy ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển về số lượng và
chất lượng để đáp ứng nhu cầu trên, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo. Để đạt được
mục tiêu đó thì ngành chăn nuôi heo phải áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ
thuật, công tác giống, dinh dưỡng, chăm sóc, thú y… nhằm năng cao năng suất và

hiệu quả cho người chăn nuôi. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng
trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Việc chọn lựa thức ăn dinh
dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo sẽ góp phần rút ngắn tuổi cai
sữa heo con, giúp heo con tăng trưởng tốt sau khi cai sữa và sẽ rút ngắn thời gian
nuôi hơn.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn Sinh Lý – Sinh
Hóa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
và được sự đồng ý của Trại chăn nuôi heo Phan Tấn Hải, thuộc Công ty Cổ phần
Greenfeed và sự hướng dẫn của ThS. Hồ Thị Nga và PGS. TS. Trần Thị Dân, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng tăng trọng và tình trạng sức khỏe
của heo con từ 5 – 56 ngày tuổi tại trại Phan Tấn Hải, Bình Dương”

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Mục đích
Đánh giá khả năng tăng trọng và tình trạng sức khoẻ của heo con từ sơ sinh
đến 56 ngày tuổi để làm cơ sở cho những biện pháp nhằm cải thiện năng suất của
trại và tình trạng sức khỏe của heo con.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế chuyên ngành.
Yêu cầu
Ghi nhận các thông tin heo nái như: ngày phối, ngày đẻ, số con trên ổ, lứa đẻ
tuổi nái.
Khảo sát khả năng tăng trọng của heo con trong suốt thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của các loại thức
ăn sử dụng.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của heo trong thời gian thí nghiệm thông qua
các chỉ tiêu về bệnh như: tiêu chảy, ho, thở thể bụng.


2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trại chăn nuôi heo Phan Tấn Hải được thành lập và đưa vào hoạt động vào
năm 2003 do ông Phan Tấn Hải làm chủ. Đến năm 2007, trại được công ty cổ phần
Greenfeed thuê lại và hoạt động cho đến nay.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại nằm trên khu đất rộng 25.560m2, tương đối bằng phẳng ở ấp Hòa Lân,
xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trại nằm khá xa khu dân cư, cách quốc lộ 13 2km về phía Đông, phía Bắc và
phía Nam tiếp giáp với cánh đồng ruộng.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo trại Phan Tấn Hải được thống kê tính đến tháng 12/2010
được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại chăn nuôi Phan Tấn Hải
Loại heo

Số lượng

Nọc

02

Nái


94

Hậu bị cái

40

Heo con theo mẹ

151

Heo con cai sữa

256

Heo thịt

648

Tổng

1191

3


2.2 QUI TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
2.2.1 Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại ở trại gồm 4 dãy chuồng: chuồng nái khô và nái mang
thai, chuồng nái đẻ và nuôi con, chuồng heo con cai sữa và chuồng heo thịt. Tất cả
các dãy chuồng được thiết kế theo kiểu mái đôi lợp tôn. Trại được cách ly với bên

ngoài bằng hệ thống tường rào bao quanh, có các hố sát trùng ở đầu mỗi dãy
chuồng và ở cổng ra vào. Trại còn có một cổng riêng biệt để xuất bán heo thịt.
Chuồng nái khô và nái mang thai
Gồm 4 dãy ô chuồng, được thiết kế theo kiểu lồng. Mỗi cá thể được nuôi
trong một lồng riêng biệt, mỗi lồng dài 220cm, rộng 65cm, máng ăn được được bố
trí chạy dài suốt theo từng dãy lồng.
Nền chuồng bằng bê tông được đánh nhám để heo khỏi bị trượt ngã. Nền
chuồng có độ nghiêng 5% theo chiều từ đầu đến đuôi của heo để khỏi đọng nước,
không làm hư móng chân heo và để thoát nước dễ dàng trong quá trình tắm rửa.
Chuồng nái đẻ và nuôi con
Gồm 4 dãy ô chuồng chạy dọc theo chiều dài của chuồng, các dãy ô chuồng
được đặt nằm trên hệ thống đà bằng bê tông cách mặt nền 60cm. Mỗi dãy gồm 8 ô
chuồng, mỗi ô chuồng gồm 2 phần:
+ Phần heo mẹ ở giữa có kích thước 220x65cm, cao 120cm, phía dưới được lót
bởi hai tấm đan bằng bê tông (mỗi tấm có kích thước 100x50cm). Trong đó có một
núm uống tự động và một máng ăn bằng inox.
+ Phần heo con nằm ở hai bên heo mẹ, mỗi bên dài 220cm, rộng 60cm và cao
60cm, được lót bằng vỉ sắt.
Chuồng heo con cai sữa
Tất cả các heo được nuôi trong những ô chuồng bằng sắt, sàn được lót bằng
các tấm đan bê tông và vỉ sắt cách mặt đất 60cm. Gồm 3 dãy ô chuồng, mỗi dãy ô
chuồng gồm nhiều ô nhỏ nối lưng vào nhau. Các ô ngăn với nhau bằng những vỉ sắt
có các song dọc cách nhau 5cm, cao 80cm. Mỗi ô có kích thước 150x200cm, trong
đó có một núm uống tự động và giữa 2 ô chuồng có một máng ăn tự động bằng inox

4


Chuồng heo thịt.
Chuồng gồm 2 dãy song song và chia làm nhiều ô chuồng nhỏ. Mỗi ô có kích

thước 4x4m, sàn làm bằng bê tông được đánh nhám. Trong mỗi ô chuồng có môt
máng ăn tự động bằng inox, hai núm uống tự động và một hố làm mát có kích thước
dài 4000cm, rộng 50cm và sâu 20cm.
2.2.2 Nguồn nước
Trại sử dụng nguồn nước giếng khoan. Nước được bơm lên bồn qua bơm, từ
đó theo hệ thống ống dẫn nước được cung cấp cho toàn trại: sinh hoạt, heo uống…
2.2.3 Thức ăn
Trại sử dụng thức ăn của công ty Greenfeed, tùy theo lứa tuổi khác nhau mà
thức ăn có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Thành phần dinh dưỡng và qui trình
cho ăn được trình bày qua bảng 2.2 và 2.3.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
Loại

9014

9024

9034

9044

9054

9104

Đạm (%)

21

20


19

14

16

17

Xơ (%)

5

5

5

9

6

6

Năng lượng (kcal/g)

3200

3250

3150


2950

3100

3000

Canxi (%)

0,7-1,2

0,8-1,3

0,8-1,2

0,8-1,2

0,8-1,2

0,8-1,2

Phospho (%)

0,5

0,65

0,6

0,6


0,6

0,6

Ẩm độ (%)

14

14

14

14

14

14

NaCl (%)

0,2-0,5

0,2-0,5

0,2-0,8

0,3-1

0,3-1


0,2-0,8

Colistin (mg/kg)

120

120

150

-

-

100

Flofenicol (mg/kg)

100

100

100

-

-

-


CTC (mg/kg)

-

-

-

-

400

-

Enramycin (mg/kg)

-

-

10

-

10

-

Thành phần


5


Bảng 2.3 Qui trình cho ăn và định mức thức ăn
Loại heo

Định mức
(kg/ngày)

Loại thức ăn

Số lần cho
ăn

Nọc

2,5 – 3

9044

2

Nái khô và nái bầu

2,5 – 3

9044

2


Nái đẻ nuôi con

5,5 – 6.5

9054

4

Heo con theo mẹ

Tự do

9014

-

Heo con cai sữa

Tự do

9024

-

Heo hậu bị cái

Tự do

9104


-

Tự do

9034

-

Tự do

9104

-

Heo thịt từ 20-30 kg
Từ 30 kg – xuất chuồng

Riêng đối với nhóm heo khảo sát thì tùy theo lứa tuổi mà sử dụng thức ăn
của Mikiwean với ba loại thức ăn là Precoce, Granito và thức ăn chuyền sản xuất từ
MKW 10%. Thành phần dinh dưỡng của ba loại thức ăn được trình bày qua bảng
2.4.
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn của heo con được khảo sát
Loại

9919

9929

Đạm (%)

Béo (%)
Xơ (%)
Khoáng tổng số (%)
Vitamin A (UI/kg)
Vitamin D3 (UI/kg)
Vitamin E (UI/kg)
6 – phytase (FTU/kg)
Endo – 1,4 – beta – xylanase (FXU/kg)

20
10
2
6
15000
200
150
600
6120

18
6
2,5
5,5
15000
2000
200
600
6120

Endo – 1,4 – beta – glunacase (BGU/kg)


2550

2550

Lysine (%)
Sunfate đồng, Pentahydrat đồng (mg/kg)

-

1,4
150

Thành phần

6

9945

Chưa công
bố thành
phần dinh
dưỡng


2.2.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Nái khô và nái bầu
Được cho ăn 2 lần/ngày, lần thứ nhất vào lúc 06 giờ 30 phút buổi sáng, lần
thứ hai vào lúc 15 giờ chiều.
Hằng ngày công nhân cho heo ăn, cào thu dọn phân đóng vào bao tập trung

ra bên ngoài, kiểm tra tình hình sức khỏe của đàn heo, kiểm tra phát hiện động dục,
ép heo lên giống, đánh dấu và phối giống.
Đối với nái khô đang chờ phối giống thì tiêm 5 ml AD 3 E để kích thích lên
giống.
Đối với nái bầu trước khi đẻ một tuần thì được vệ sinh sạch sẽ và được
chuyển lên chuồng nái đẻ.
Nái đẻ và nuôi con
Ở chuồng đẻ, công nhân được phân công trực đêm để theo dõi những heo
sinh vào ban đêm. Khi thấy dấu hiệu sắp sinh: ăn ít hoặc bỏ ăn, kêu, phá chuồng, đi
phân, đi tiểu nhiều lần, bầu vú căng lúc nặn thì có sữa tiết ra… thì vệ sinh sạch sẽ
vùng âm hộ, bầu vú, cắt lông đuôi. Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như dây cột
rốn, pen, kéo, kềm bấm răng, bột lăn Mistrans, lồng úm heo con… Khi heo con
được sinh ra phải nhanh chóng lau sạch màng bao quanh thân, móc sạch nhớt trong
mũi miệng đảm bảo cho heo con thở được. Cho heo con vào bột Mistrans để làm
ấm và để heo con mau khô hơn, cột, cắt và sát trùng rốn cho heo, cắt đuôi, bấm răng
và bỏ vào lồng úm.
Nái sau khi sinh thì tiêm 5 ml oxytocin để giúp tử cung co bóp đẩy hết nhau
thai ra ngoài và tiêm 20 ml amoxycillin LA để phòng viêm nhiễm. Đối với những
nái bị viêm nhiễm thì ta vẫn dùng hai loại thuốc trên để điều trị.
Nếu sau khi sinh nái có dấu hiệu mệt mỏi hoặc bỏ ăn thì tiêm thuốc bổ Bio
Metasal và truyền dịch glucose 5% cho heo mẹ.
Nái nuôi con cho ăn 4 lần/ngày. Lần đầu vào lúc 06 giờ 30 phút, lần hai lúc
10 giờ, lần ba lúc 15 giờ và lần cuối lúc 20 giờ. Trước khi cai sữa 3 ngày thì giảm
dần lượng thức ăn của heo nái và trong ngày cai sữa thì cho heo mẹ nhịn ăn.

7


Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh thì được lau khô, cột, cắt và sát trùng rốn, cắt đuôi, bấm

răng và được cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Ngày thứ 3: tiến hành chích sắt (2ml/con), bấm số tai và cho uống Vicox để
ngừa cầu trùng.
Ngày thứ 5: thiến heo đực và tiêm 1 ml Tenaline/heo để phòng ngừa viêm
nhiễm.
Ngày thứ 7 và 21: tiêm vaccine Mycoplasma cho heo, liều 1 ml/heo
Ngày thứ 10: tiến hành chích sắt lần hai
Ngày thứ 14: tiêm vaccine PRRS cho heo, liều 2 ml/heo
Heo con theo mẹ tập ăn sớm lúc 5 – 7 ngày tuổi.
Heo con cai sữa
Sau khi cai sữa heo được giữ lại chuồng đẻ 6 – 7 ngày và vẫn cho ăn thức ăn
tập ăn để tránh cho heo không bị stress do xa mẹ. Sau đó heo được chuyển sang
chuồng cai sữa, chuồng cai sữa được che chắn kỹ để tránh gió lùa và được sởi ấm
cho heo để phòng tránh các bệnh về hô hấp và tiêu chảy.
2.2.5 Qui trình vệ sinh và phòng bệnh
Trại có cổng lớn dành cho xe và cổng nhỏ dành cho người và xe máy. Trước
khi ra vào trại người và xe được phun thuốc sát trùng toàn bộ.
Hàng tuần phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 2 lần/tuần vào ngày thứ 3 và thứ
7 với thuốc sát trùng Omnicide. Sau khi bán hoặc chuyển heo chuồng được chà rửa,
phun thuốc sát trùng, quét vôi và để trống ít nhất 3 ngày sau đó mới cho heo vào.
Nước thải rửa chuồng được xử lý bằng hệ thống biogas nhằm tạo ra gas và
giảm mầm bệnh trong chất thải
Qui trình tiêm phòng: tùy theo lứa tuổi và giai đoạn sinh lý khác nhau mà qui
trình tiêm phòng khác nhau. Qui trình tiêm phòng ở trại được trình bày qua các
bảng sau:

8


Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng heo con

Ngày tuổi
(ngày)

Tên bệnh

Loại vaccine

Liều lượng
(ml/con)

7

Mycoplasma 1

Mycopac

1

14

PRRS

Ingelvac prrs + diluent

2

21

Mycoplasma 2


Mycopac

1

35

Dịch tả 1

Coglapest

1

49

LMLM

FMD

2

63

Dịch tả 2

Coglapest

1

Bảng 2.6 Qui trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Ngày mang

thai (ngày )

Tên bệnh

Loại vaccine

Liều lượng
(ml/con)

77

Dịch tả

Coglapets

2

84

PRRS

Ingelvac prrs + diluent

2

91

Khô thai

Pocilils parvo


5

91

Gỉa dại

Begonia

2

2.2.6 Bệnh và điều trị
Bệnh của heo được theo dõi hằng ngày và có biện pháp can thiệp kịp thời
nếu có cá thể nào bị bệnh.
Các loại thuốc được trại sử dụng để điều trị cho heo con khi bị một số bệnh
thường gặp .
Điều trị tiêu chảy.
+ Octacin – EN 1% dùng cho heo con từ 10 ngày tuổi trở xuống
+ Octacin – EN 5%: 1 ml/10 kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 – 5 ngày
+ Apsure: 1 ml/10 kg thể trọng. Dùng liên tục 3 – 5 ngày
Điều trị hô hấp.
+ Malbovitryl: 1 ml/10 kg thể trọng. Dùng liên tục 3 – 5 ngày

9


Thành phần: Malbofloxacin, Carbinol.
+ Bio – ColinS: 1 ml/10 kg thể trọng. Dùng liên tục 3 – 5 ngày
Thành phần: Lincomycin HCl.
+ Bio – Genta – amox: 1 ml/10 kg thể trọng. Dùng liên tục 3- 5 ngày

Thành phần: Gentamycin, Amoxxicilin.
Viêm khớp: Bio – Peni – strepto: 1 ml/25 kg thể trọng.
Các nhóm thuốc bổ trợ: vitamin C, B – complex, vitamin AD 3 E…
2.3. CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo sơ sinh
Ở giai đoạn bào thai, hoạt động của sự sống và trao đổi chất phụ thuộc hoàn
toàn vào nguồn cung cấp dưỡng chất qua đường tuần hoàn của thú mẹ. Khi được
sinh ra mối quan hệ biến dưỡng giữa thú con và thú mẹ chấm dứt đột ngột, heo con
phải sống và tiếp xúc với nhiệt độ môi trường xung quanh hoàn toàn mới lạ. Để
thích nghi với đời sống độc lập, heo con phải tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho
chính mình, chúng phải phụ thuộc vào bộ máy tiêu hóa của chính mình để tiêu hóa
và hấp thụ thức ăn. Thức ăn chính trong giai đoạn này là nguồn sữa mẹ, một loại
thức ăn quen miệng và dễ tiêu hóa cho heo con, là nguồn dưỡng chất tối ưu cho sự
sinh trưởng và tăng trọng tốt của heo con.
Khi mới sinh ra, heo con có sức đề kháng yếu, khả năng chống lại bệnh tật
còn yếu nhưng sức đề kháng này sẽ tăng lên khi heo con hấp thu các kháng thể có
trong sữa đầu (IgG) của heo mẹ. Các thành phần albumin, globulin, beta –
lactoglobulin, anpha – lactoglobulin có trong sữa đầu sẽ thấm qua thành ruột vào
mạch máu.
Như vậy sữa đầu quan trọng trong sự phòng bệnh tự nhiên của heo con,
kháng thể của heo con bắt đầu hoạt động có hiệu quả từ lúc 4 – 5 tuần tuổi và sức
kháng bệnh có lẽ thấp vào khoảng 3 tuần tuổi (trích Quản lý heo con từ sơ sinh đến
cai sữa. Cẩm nang chăn nuôi heo, 1996).
Trong giai đoạn theo mẹ, heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh, do đó nhu
cầu dinh dưỡng của heo con ở giai đoạn này đòi hỏi rất cao. Trong khi đó sản lượng

10


sữa của heo mẹ chỉ tăng dần và cao nhất vào lúc 3 – 4 tuần tuổi, sau đó giảm dần

(Trần Cừ, 1975).
Vì vậy việc tập ăn sớm cho heo con giai đoạn này là hết sức quan trọng, một
mặt giúp cho heo con quen dần với thức ăn thô, mặt khác việc cho ăn sớm sẽ kích
thích hệ tiêu hóa heo con phát triển sớm, làm tăng khả năng sản sinh các enzyme
tiêu hóa, HCl trong dạ dày. Thức ăn tập ăn heo sơ sinh phải hợp khẩu vị, dễ tiêu,
ngon miệng (kích thích heo con mau biết ăn và ăn nhiều), có tác dụng làm cho heo
con khi cai sữa 3 -4 tuần tuổi lớn nhanh, nặng cân…
Bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Giữa
lứa tuổi sơ sinh và lứa tuổi trưởng thành thì có sự khác biệt khá rõ về dung tích chứa
đựng thức ăn, về hệ enzyme tiêu hóa thức ăn.
Do đó bộ máy tiêu hóa phải được hoàn thiện nhanh về kích thước dung
lượng và hoạt động sinh lý để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
2.3.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con cai sữa
Trong giai đoạn theo mẹ, heo con đã quen thuộc với sự tiêu hóa hấp thu sữa.
Sau khi cai sữa sự thay đổi đột ngột về thức ăn, chất lượng thức ăn, chế độ ăn, môi
trường… đặc biệt là xa mẹ, heo con dễ bị stress và mẫn cảm với bệnh tật nhất là
bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Khi cai sữa khả năng tiêu hóa thức ăn và sức đề
kháng của heo con giảm đi rất nhiều, khả năng tiêu hóa rất hạn chế do tác động của
việc cai sữa đối với biểu mô ruột, các nhung mô ruột bị ngắn đi và tăng các hố nhỏ
trên bề mặt làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Ở ruột già thì
thiếu các vi sinh vật có lợi cần thiết cho việc tiêu hóa thành phần thức ăn chưa tiêu.
Việc tồn đọng thức ăn chưa tiêu trong ruột già làm cho các vi sinh vật có hại phát
triển gây tiêu chảy và chậm tăng trưởng ở heo con.
Do đó, cần giảm lượng thức ăn trong những ngày đầu rồi sau đó tăng dần đến
khi cho ăn tự do. Nên tiếp tục dùng thức ăn tập ăn trong vòng 10 – 14 ngày sau khi
cai sữa, sau đó chuyển dần sang thức ăn cai sữa (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 1997).
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trọng

11



2.3.3.1 Dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trọng của
heo con, dinh dưỡng có thể làm chậm tăng trọng trong trường hợp nuôi dưỡng thiếu
năng lượng hay một vài dưỡng chất thiết yếu.
Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào trọng lượng heo lúc cai sữa và khả năng
tăng trọng heo con sau giai đoạn đó. Thành phần thức ăn phải phù hợp với khả năng
tiêu hóa của heo cai sữa (mềm và dễ tiêu hóa). Giai đoạn này hoạt động của enzyme
tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho heo con.
2.3.3.2 Yếu tố giống, loài
Ngoài yếu tố dinh dưỡng ra thì công tác giống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng tăng trọng của heo con. Nếu ngay từ đầu chúng ta không chọn lựa được
những đàn heo cha mẹ có thành tích sinh sản cao, trọng lượng không lớn và những
con giống có hướng sản xuất không cao… thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tăng
trọng của heo con sau này.
Những con giống có hướng sản xuất cao thường là giống heo thịt, nước ta
thường nuôi ba giống heo ngoại có sức sản xuất cao là Landrace, Yorkshire, Duroc.
2.3.3.3 Yếu tố bệnh tật
Bệnh là một yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng
của heo con. Nếu chúng ta chăm sóc heo con không kỹ, hay do điều kiện thời tiết
bất lợi sẽ làm cho heo con dễ bị nhiễm bệnh. Từ đó làm cho heo con mất đi khả
năng chống chọi với bệnh tật và giảm sức ăn, nếu sức đề kháng tốt thì vượt qua
được, còn sức đề kháng không tốt thì heo nhiễm bệnh và sẽ làm cho heo con bị còi
cọc, chậm lớn, giảm tăng trọng.
2.4 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON
2.4.1 Tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một bệnh gây tổn thất rất nhiều cho heo con
trong thời kỳ theo mẹ, đồng thời làm giảm đi sức tăng trưởng của heo con trong giai

đoạn lành bệnh. Bởi vì, tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động

12


ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong
ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và
ruột già chưa hấp thu được nước… tất cả được tống ra ngoài hậu môn với thể lỏng
hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện
tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật
suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm,
kém sức chịu đựng (theo Võ Văn Ninh, 2001).
Nguyên nhân
Do vi sinh vật: sự rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân để vi sinh vật có hại phát
triển gây tiêu chảy. Heo con cũng dễ nhiễm phải ký sinh trùng đường ruột như giun
đũa, giun tóc từ heo mẹ, từ nền chuồng… làm tổn thương màng nhầy ruột dẫn đến
tiêu chảy. Những heo con khi đã mắc bệnh tiêu chảy do virus thường nhiễm kế phát
thêm một loại vi khuẩn gây tiêu chảy nào đó trong ruột, thông thường là E.coli.
Ngoài ra các độc tố nấm men, nấm mốc có trong thức ăn cũng gây tiêu chảy (Đặng
Thị Ngọc Thắm, 2003).
Các vi sinh vật có thể gây bệnh tiêu chảy như: vi khuẩn E.coli, Salmonella,
Campylobacter, Clostridium, virus dịch tả heo, Coronavirus, Rotavirus và cầu
trùng.
Do heo mẹ: theo Hồ Văn Gía (1991), lúc mang thai nếu heo mẹ ăn thiếu
vitamin A thì heo con sinh ra cũng thiếu vitamin A làm cho niêm mạc ruột không
được bảo vệ nên dễ bị nhiễm các loại vi trùng Colibacillus và Salmonella gây tiêu
chảy.
Theo Đào Trọng Đạt (1964), nếu chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là hai
tháng cuối không hợp lý làm bào thai và heo con sau khi sinh giảm sức sống và sức
đề kháng là nhân tố làm bệnh dễ phát sinh, nhất là bệnh đường tiêu hóa.

Theo Võ Văn Ninh (1999), nái đẻ lứa đầu có thể có nhiều con không có sữa
(vú lép, tuyến sữa không phát triển hoặc kém phát triển, không có núm vú hoặc núm
vú không có lỗ tia) những điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của heo con,
đồng thời cũng ảnh hưởng tới trọng lượng bình quân sau khi cai sữa. Heo mẹ bị

13


nhiễm Parvovirus, Salmonella, xoắn khuẩn… trước khi sinh mặc dù đã điều trị và
khỏi triệu chứng nhưng heo mẹ vẫn còn mang mầm bệnh khi mang thai vì vi trùng
xâm nhập qua màng nhau gây xảy thai hoặc heo con đẻ ra có thể bị nhiễm các vi
sinh vật này.
Do công tác tiêm phòng cho heo mẹ không được thực hiện nghiêm ngặt và
đúng định kỳ, ở những nái không được tiêm phòng các vaccine cần thiết như: phó
thương hàn, dịch tả, viêm phổi… nên heo mẹ không có kháng thể bảo vệ và heo con
không nhận được kháng thể thụ động truyền qua sữa đầu dẫn đến nguy cơ nhiễm vi
sinh vật này và bệnh tiêu chảy heo con sẽ tăng.
Heo mẹ mắc hội chứng MMA (Mastitis, Metritis, Agalactia) heo con bú sữa
ở vú bị viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy.
Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo con được bú ít hoặc không được bú
sữa đầu nên sức đề kháng kém dễ phát sinh bệnh.
Do heo con: do đặc điểm sinh lý của heo con trong những ngày đầu chưa kịp
thích nghi với môi trường mới. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng và
cấu trúc, các men tiêu hóa còn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít
làm cho pH trong dịch tiêu hóa cao tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại đường tiêu
hóa pháy triển và gây bệnh (Kvanhixki, 1960 – dẫn liệu của Nguyễn Như Pho,
1995).
Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ
cung cấp 1 mg Fe mỗi ngày. Heo con lại dự trữ Fe ít (30mg), trong khi đó tốc độ
tăng trưởng của heo con rất nhanh nên lượng máu trong cơ thể cung tăng lên cho

phù hợp, sự thiếu sắt làm ngưng trệ quá trình thành lập Hemoglobin của hồng cầu
dẫn đến thiếu máu và sẽ gây tiêu chảy.
Theo Nicconxki (1983), trong quá trình phát triển heo con chỉ tổng hợp được
vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó dạ dày thường xuyên có sự thay đổi
đều đặn các tế bào biểu bì, nên khi thiếu vitamin A biểu mô niêm mạc xảy ra các
quá trình loạn dưỡng như rối loạn chức năng nhu động ruột, phân tiết và hấp thu
của dạ dày ruột.

14


Do chăm sóc nuôi dưỡng: chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật là tiền
đề cho vi sinh vật phụ nhiễm dẫn đến viêm nhiễm.
Heo con không được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu ngoài thành phần dinh
dưỡng cao còn chứa kháng thể mẹ truyền qua giúp heo con phòng chống bệnh trong
3 – 4 tuần lễ đầu.
Do cắt, cột rốn không đúng kỹ thuật, vệ sinh rốn không tốt nên heo con bị
viêm rốn sẽ dễ bị tiêu chảy.
Việc úm heo con không đúng qui cách hoặc không úm, heo bị lạnh cũng dẫn
đến tiêu chảy. Việc vệ sinh chuồng trại kém bao gồm không sát trùng chuồng nái
trước khi sinh hoặc sát trùng không kỹ, cho nái ăn thức ăn kém chất lượng, bị chua,
ôi thối, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm mốc, nguồn nước uống không sạch cũng
là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy.
Việc thiết kế máng ăn cho heo mẹ không hợp lý, làm thức ăn rơi vãi, heo con
liếm láp thức ăn của heo mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.
Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh: ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn
nuôi và tạo mọi nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm
độ quá cao, quá lạnh, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém, nhốt heo quá chật,
kém vận động, không áp dụng đúng qui trình đỡ đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là
nguyên nhân gây tiêu chảy cho heo con. Theo Võ Văn Ninh (1985), khi có những

tác nhân bên ngoài tác động làm suy yếu sức chịu đựng của cơ thể là điều kiện phát
sinh bệnh.
2.4.2 Hô hấp
Quá trình hô hấp là quá trình trao đổi các chất khí giữa không khí và mô bào.
Không khí vận chuyển ra vào phổi gọi là thông khí phổi hay thở. Vận chuyển oxy
và cacbonic giữa phổi và tế bào gọi là trao đổi khí hay hô hấp phổi, trái lại hô hấp
mô bào nói đến tiến trình các phân tử hữu cơ được oxy hóa thành cacbonic, nước và
ATP mô bào (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).

15


Nguyên nhân đưa đến bệnh đường hô hấp
Do dinh dưỡng: khẩu phần dinh dưỡng kém là nguyên nhân chung cho rất
nhiều bệnh, trong đó có bệnh đường hô hấp. Theo Nguyễn Như Pho (2000), khi
thiếu vitamin A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm
sức bền từ đó thú dễ mắc bệnh. Sự mất cân đối canxi và phospho trong khẩu phần
làm hệ xương lồng ngực bị biến dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay
nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ hay bị hắt hơi, viêm phổi
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Do môi trường: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, tiểu khí hậu
chuồng nuôi... ảnh hưởng không nhỏ tới sức kkhỏe vật nuôi và nó còn là điều kiện
cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển.
Nhiệt độ: theo Võ Văn Ninh (2003), heo có lớp mỡ dưới da rất dày, không có
tuyến mồ hôi (trừ vùng mõm) nên khả năng chống nóng và điều hòa nhiệt kém.
Nhiệt độ môi trường cao làm tăng nhịp hô hấp rất nhanh, gây rối loạn chức năng
trao đổi khí, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh lý của heo.
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến 400C, gia súc giảm tiết dịch, mất nước
dẫn đến rối loạn acid - base, mất muối gây co giật đau khắp cơ, tim đập nhanh, trên

da có những điểm tụ huyết. Theo Nguyễn Hoa Lý (1998), nhiệt độ cao làm thyroxin
được tiết ra rất ít, thú biếng ăn, mất nước, máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da
kém, mất muối, thú thở nhanh, co giật, đau khắp cơ. Khi nhiệt độ ở 40 - 420C thì
chức năng tế bào bị rối loạn không hồi phục lại được, gia súc bị cảm nóng, mệt mỏi,
tăng nhịp tim, nếu không can thiệp hạ nhiệt kịp thời thì thú sẽ chết. Trường hợp
nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu ngoại vi nên làm giảm sự truyền nhiệt từ bên
trong ra bên ngoài cơ thể thú, thú rung cơ, dựng lông, sự hấp thụ đạm và tổng hợp
globulin giảm, từ đó giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh đường hô hấp, xù lông,
kém ăn, chậm lớn (trích dẫn bởi Lê Văn Thuận, 2005)
Ẩm độ: theo Nguyễn Hoa Lý (1998), ẩm độ chuồng nuôi gồm 10 - 15% từ
không khí bên ngoài đi vào, 20 - 25% từ mặt chuồng và 70% do sự bốc hơi nước

16


×