Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN NHẬP NỘI MỚI Ở ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------------------ooo0ooo-------------------

ĐOÀN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG HOA
ĐỒNG TIỀN NHẬP NỘI MỚI Ở ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------------------ooo0ooo-------------------

ĐOÀN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG HOA
ĐỒNG TIỀN NHẬP NỘI MỚI Ở ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

GVHD: TS. CAO QUỐC CHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đại học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo trong Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ
Thuật Hoa Viên, cùng các thầy cô Bộ môn khác của trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy TS. CAO QUỐC CHÁNH, là người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như
hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Ba và cô Tư, chủ vườn ươm
EC xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất và giúp đỡ cho tôi thực hiện và hoàn thành thí nghiệm này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn này, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các
bạn.

Đoàn Thị Hồng Nhung

Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

iii


TÓM TẮT

Đề tài “ nghiên cứu sự phát triển của các giống hoa đồng tiền nhập nội mới ở điều
kiện khí hậu TP.Hồ Chí Minh” được tiến hành khảo sát trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
và làm thí nghiệm tại tân định- xã Tân Thông Hội, huyện CỦ CHI, Thành Phố HỒ CHÍ
MINH từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011 để xác định ra giống hoa đồng tiền nào có
tính thích nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu Tp. Hồ Chí Minh làm cơ sở để phát triển
sản xuất.
Khảo sát và tiến hành làm thí nghiệm trồng thử nghiệm bốn giống hoa đồng tiền
được cung cấp bởi Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam. Các giống là giống nuôi
cấy mô, đã được lai tạo và đặt tên gọi theo Viện. Bốn giống là: ĐT02, ĐT03, ĐỎ,
VÀNG.
Kết quả đạt được là: giống đồng tiền ĐT02 và giống đồng tiền ĐỎ là hai giống
vượt trội trong thí nghiệm có khả năng thích nghi cao và cho chất lượng hoa tốt với khí
hậu thành phố Hồ Chí Minh.

iv


SUMMARY

Thread "studied the development of varieties of Gerbera new type climatic
conditions in Ho Chi Minh" was surveyed in the city. Ho Chi Minh and the experiment
in neo-Tan Thong Hoi, Cu Chi District, Ho Chi Minh City from May 02 to May 06 in

2011 to determine the Gerbera varieties and which are adapted, in accordance with
City climate conditions. Ho Chi Minh as the basis for the development of production.
Surveys and experiments conducted field trials of four varieties of Gerbera is
provided by the Fruit Tree Research Institute of the South. The seed is the same tissue
culture, has been created and name calling by the Institute. The four varieties are:
DT02, DT03, RED, YELLOW.
Results achieved were: Gerbera DT02 and Gerbera DO are the same remarkable
experiment is adaptable for high quality and good climate flowers Ho Chi Minh.

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
PHẦN TÓM TẮT .................................................................................................... ii
SUMMARY ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH SÁCH BẢNG SỐ, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH............................................................................ ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. NGUỒN GỐC CÂY HOA ĐỒNG TIỀN ......................................................... 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY HOA ĐỒNG TIỀN ..................... 4
2.3. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CÂY HOA ĐỒNG TIỀN .................................. 7
2.3.1. NHIỆT ĐỘ ..................................................................................................... 7
2.3.2. ÁNH SÁNG ................................................................................................... 7
2.3.3. ẨM ĐỘ........................................................................................................... 7
2.3.4. ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG .............................................................................. 7

2.4. KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN ....................................................... 8
2.5. KỸ THUẬT THU HÁI VÀ BẢO QUẢN HOA ĐỒNG TIỀN ...................... 10
2.6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH ............................................................................. 11
2.7. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ ................................................ 11
2.7.1. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG .................................................................................... 11
2.7.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ ...................................................................................... 13
2.8. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ............................................................................................................ 13

vi


2.8.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TRÊN THẾ GIỚI .......... 13
2.8.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TẠI VIỆT NAM ............ 13
2.8.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA KIỂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................. 14
2.8.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT
HOA Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 16
2.8.4.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ................................................ 16
2.8.4.2. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT HOA Ở VIỆT NAM ........................... 18
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC TIÊU...................................................................................................... 19
3.2. NỘI DUNG ..................................................................................................... 19
3.3. VẬT LIỆU ...................................................................................................... 20
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 20
3.4.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ....................................................................... 20
3.4.1 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG .................................. 21
3.5. CHỈ TIÊU THEO DÕI .................................................................................... 22
3.6. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẾM VÀ SỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................ 24
Chương 4: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA .................................................................................... 25
4.1.1. CÁC ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ..................................................................... 25
4.1.2. CÁC GIỐNG ĐỒNG TIỀN KHẢO SÁT .................................................... 27
4.2. KẾT QUẢ VỀ TRỒNG THỬ NGHIỆM ........................................................ 30
4.2.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG
HOA ĐỒNG TIỀN ................................................................................................ 30

vii


4.2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN................................................................................... 34
4.2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG HOA CỦA CÁC GIỐNG HOA
ĐỒNG TIỀN .......................................................................................................... 37
4.2.4. MÔ TẢ, NHẬN XÉT CÁC GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN TRỒNG
THỬ NGHIỆM ...................................................................................................... 40
4.2.4.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA BỐN GIỐNG ĐỒNG
TIỀN TRỒNG THỬ NGHIỆM ............................................................................. 40
4.2.4.2. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BỐN GIỐNG ĐỒNG
TIỀN TRỒNG THỬ NGHIỆM ............................................................................. 40
4.2.5. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN . 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
5.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45
DANH SÁCH HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ........................................................ 47

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHKTNNMN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam
BỘ NN và PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
TB: Trung bình
NSKT: Ngày sau khi trồng

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 4.1: Tỉ lệ sống của cây đến khi ra hoa trong thí nghiệm .............................. 30
Bảng 4.2: Một số đặc trưng hình thái cơ bản của các giống đồng tiền .................. 31
Hình 4.3: Hình ảnh hoa của bốn giống hoa đồng tiền thử nghiệm ........................ 32
Hình 4.4: Hình dạng lá của bốn giống hoa đồng tiền thử nghiệm ......................... 33
Bảng 4.5: Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống hoa đồng
tiền .......................................................................................................................... 34
Bảng 4.6: Tổng số lá trung bình ghi nhận qua từng thời điểm là 30, 60, 90 ngày
sau khi trồng ........................................................................................................... 35
Hình 4.7: Biểu đồ về số lượng lá trung bình của các giống đồng tiền ................... 35
Bảng 4.8: Tổng số chồi trung bình ghi nhận qua từng thời điểm là 30, 60, 90 ngày
sau khi trồng ........................................................................................................... 36
Hình 4.9: Biểu đồ về số lượng chồi trung bình của các giống đồng tiền ............... 37
Bảng 4.10: Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống hoa đồng tiền ....... 38
Hình 4.11: Hình ảnh tổng quát của bốn giống hoa đồng tiền thử nghiệm ............. 39

x



DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Ảnh 1 Tổng quan hoa Đồng tiền .............................................................................. 3
Ảnh 2 Hoa Đồng tiền ............................................................................................. 13
Ảnh 3 Toàn bộ khu bố trí thí nghiệm ..................................................................... 23
Ảnh 4 Lá đồng tiền bị sâu bệnh hại ....................................................................... 42
Ảnh 5 Hoa bị hư hại so sâu bệnh tấn công............................................................. 42
Hình 1. Khu bố trí giống thử nghiệm ..................................................................... 47
Hình 2. Giống hoa đồng tiền ĐT02 và ĐT03 sau 30NSKT................................... 48
Hình 3. Giống hoa đồng tiền ĐỎ và VÀNG sau 30NSKT .................................... 48
Hình 4. Giống hoa đồng tiền ĐT02 và ĐT03 sau 60NSKT................................... 49
Hình 5. Giống hoa đồng tiền ĐỎ và VÀNG sau 60NSKT .................................... 49
Hình 6. Giống hoa đồng tiền ĐT02 và ĐT03 sau 90NSKT................................... 50
Hình 7. Giống hoa đồng tiền ĐỎ và VÀNG sau 90NSKT .................................... 50
Hình 8. Giống hoa đồng tiền ĐT02 và ĐT03 sau 120NSKT................................. 51
Hình 9. Giống hoa đồng tiền ĐỎ và VÀNG sau 120NSKT .................................. 51
Hình 10. Đất trồng thử nghiệm hoa đồng tiền ....................................................... 51
Hình 11. Phân trùng nước, bánh dầu thủy phân và phân NPK .............................. 52
Hình 12. Chất kích thích Atonik và Growmore ..................................................... 53
Hình 13. Thuốc trừ nấm Antracol .......................................................................... 53

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoa là một loại sản phẩm vừa có giá trị hàng hóa vừa có giá trị tinh thần. Xã hội
ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về
hoa tươi của người dân ngày càng tăng cao.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loài hoa được mọi người ưa chuộng như hoa
hồng, hoa cúc,… không bởi vì sắc đẹp, hương thơm những lợi ích tinh thần do chúng
mang lại mà còn là vì hiệu quả kinh tế nữa. Một trong số đó có hoa đồng tiền ngày nay
cũng rất được yêu thích với hai lí do trên.
Hoa đồng tiền ( còn gọi là cúc đồng tiền ) tên khoa học là Gerbera jamesonii, thuộc
chi Gerbera, họ Cúc ( Asteraceae), bộ Asterales. Về mặt thương mại, nó đứng hàng
thứ năm trong số các loại hoa được cắt cành để bán trên thế giới ( sau hoa hồng, cẩm
chướng, cúc đại đóa và tulip ).
Hoa đồng tiền là cây thân thảo sống lâu năm, có hoa quanh năm, màu sắc phong
phú có thể là trắng, vàng, da cam, đỏ hay hồng , dễ trồng, dễ chăm sóc và cho năng
suất cao. Hoa này rất được người tiêu dùng ưa chuộng, do vậy những năm vừa qua diện
tích hoa Đồng tiền không ngừng tăng cao và ngày càng được mở rộng.
Hoa đồng tiền là loài hoa phổ biến trên thế giới với nhiều mục đích sử dụng đa
dạng như: hoa cắt cành, hoa bán chậu, hoa trồng cảnh, hoa trang trí thảm cỏ sân
vườn,…
Cây hoa đồng tiền được nhập vào trồng ở VIỆT NAM từ đầu thế kỹ XX và hiện
nay đang được trồng ở nhiều nơi, được trồng sản xuất hàng hóa chủ yếu ở các tỉnh phía
bắc có mùa đông lạnh và các tỉnh vùng cao phía nam.

1


Các giống hoa đồng tiền người trồng nhập về từ nhiều nguồn khác cho nên năng
suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy, công tác
nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống, tuyển chọn giống hoa đồng tiền thích nghi với
điều kiện khí hậu nước ta có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Thành phố HCM vừa là thị trường tiêu thụ hoa lớn đồng thời còn là vùng sản xuất
hoa tập trung lớn của cả nước. Một nơi giàu tiềm năng trong việc phát triển sản xuất và
tiêu thụ hoa , nơi đây sẽ mang lại nhiều lợi ích từ hoa cho cộng đồng.

Thành phố HCM là một thành phố phát triển, nhu cầu hoa của người dân khá cao,
tuy nhiên giống và thương phẩm hoa đồng tiền phải nhập lại từ nước ngoài hoặc một số
tỉnh và thành phố lân cận cho nên giá thành thường cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như vậy, để giúp người sản xuất và người yêu hoa
có thêm các chủng loại hoa mới nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu sự
phát triển của các giống hoa đồng tiền nhập nội mới ở điều kiện khí hậu thành phố
Hồ Chí Minh ”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc cây hoa đồng tiền
Cây hoa đồng tiền còn gọi là cúc đồng tiền tên khoa học là Gerbera jamesonii,
thuộc chi Gerbera, họ Cúc Asteraceae, bộ Asterales. Một cách tổng quan như sau:
Giới: thực vật
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Phân họ: Mutisioideae
Tông: Mutisieae
Chi: Gerbera
Tên khoa học là: Gerbera jamesonii
Tên tiếng anh: Gerbera

Ảnh 1 Tổng quan hoa Đồng Tiền

Tên tiếng việt: hoa Đồng tiền.
Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Châu Phi, vào thế kỹ 19 nhập vào nước Anh và

hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia như: Hà Lan, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,…Hiện nay
có rất nhiều giống khác nhau, chúng dao động mạnh về hình dạng và khích thước hoa,
màu sắc có thể là trắng, vàng, da cam, đỏ, hay hồng.
Chi Gerbera rất phổ biến có khoảng hơn 30 loài, chúng được trồng với nhiều mục
đích sử dụng như trang trí sân vườn, hay được cắt để cắm, các giống trồng hiện nay
chủ yếu là các giồng lai ghép chéo giữa Gerbera jamesonii và một số loài khác ở Nam

3


Phi là Gerbera viridifolia. Giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera
hybrida.
Cây hoa đồng tiền được nhập vào trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỹ XX và được phát
triển đến ngày nay ban đầu chủ yếu là các giống hoa đồng tiền đơn, hoa nhỏ. Hoa
đồng tiền kép chỉ được du nhập vào nước ta vài năm gần đây.
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền
Cây hoa đồng tiền là loại cây thân thảo sống lâu năm.
Rễ thuộc dạng rễ chùm, ăn ngang và nổi phía trên mặt luống, rễ thường vươn dài
tương ứng với diện tích tỏa ra.
Thân cây có lông và cây cao khoảng 50–60cm, thân ngầm không phân cành mà chỉ
đẻ nhánh.
Lá mọc chụm sát đất, có cuống dài, hình dáng lá thay đổi tùy theo giống và sự phát
triển của cây, từ hình trứng thuôn đến hình trứng thuôn dài. Lá dài từ 15-25cm, phân
thùy hình lông chim nông hoặc sâu, mặt lưng phiến lá có lớp lông nhung.
Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự
đơn dạng đầu, hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc
vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoặc tâm hoa,
rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở
theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một, màu sắc đa dạng có thể là vàng,
cam, đỏ, trắng, tím, hồng….Hoa mộc đơn độc trên đỉnh một cuống hoa dài và thẳng

khoảng 20-40cm. Nở hoa quanh năm nhiều nhất là vào mùa hè và thu gồm hai loại là
hoa đồng tiền đơn và hoa đồng tiền kép.
Hoa đồng tiền đơn: hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh xếp xen kẽ, mỏng và yếu
hơn hoa kép.

4


Hoa đồng tiền kép: hoa to, có nhiều tầng cánh xếp sát vào nhau tạo thành nhiều
vòng rất đẹp, màu sắc hoa rất đa dạng.
Ngoài hai loại chủ yếu trên còn có dạng hoa đồng tiền nữa kép.

Đơn

Nữa kép

Kép

Quả đồng tiền thuộc loại quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt rất nhỏ.
Cây hoa đồng tiền có thể nhân giống bẳng nhiều phương pháp như: bằng hạt, tách
chồi và nuôi cấy mô.
Nguồn gen:
-Từ 1997 VIỆT NAM đã nhập nội trên 20 giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan,
trong đó giống của Hà Lan cho chất lượng cao nhất với nhiều màu khác nhau.
(Magarita, Atlas, Debora, Guadra, Orinoco, Red Bull, Lilabella, Sarinah, Samson,
Margarita, Mandolin, Moonira, Golden Serena, Tambre, Popov, Maroussia, Jaska,
Magnum, Janet, Amarou, Oilila, Miss Rebecca, Rosalin, Marathon. Marmara, Pleasure,
Ilcarus,…
Hoa đồng tiền (Gerbera jamosonii Bolus et Hook., họ Asteraceae) là giống hoa
được trồng khá phổ biến tại Đà Lạt trước 1975 với mục đích cắt cành, có nhiều màu


5


khác nhau (vàng, cam, đỏ, hồng,…). Năm 1980 Đà Lạt có nhập thêm một số giống
cánh kép từ Hà Nội. Từ 1997 đã nhập nội trên 20 giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài
Loan, trong đó giống của Hà Lan cho chất lượng cao nhất với nhiều màu khác nhau.
Giống hoa: Magarita, Atlas, Debora, Guadra, Orinoco, Red Bull, Lilabella, Sarinah,
Samson, Margarita, Mandolin, Moonira, Golden Serena, Tambre, Popov, Maroussia,
Jaska, Magnum, Janet, Amarou, Oilila, Miss Rebecca, Rosalin, Marathon. Marmara,
Pleasure, Ilcarus, Duella, Essandre, Ave Maria, Thalassa, Viva,...
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống đồng tiền khác nhau đang được
trồng ngoài sản xuất. Sau đây là một số giống phổ biến:
Giống thanh tú giai nhân (F123): có nguồn gốc từ Hà Lan. Hoa kép màu cánh sen.
Nhị màu xanh, đường kính hoa từ 12-15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đó
đến các cánh nhỏ hơn, hơi uống cong vào phía trong. Cuống hoa dài 45-50cm, lá dài,
màu xanh đậm. Năng xuất trung bình đạt 50-60 bông/cây/năm.
Giống thảo nguyên nhiệt đới (F125): có nguồn gốc từ Hà Lan. Cánh hoa màu đỏ
tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhị màu trắng. Cánh hoa bao gồm 3 lớp, đường
kính hoa từ 11-12cm, lá ngắn, cây sinh trưởng phát triển khỏe, rất sai hoa từ 55-60
bông/cây/năm.
Giống kim hoa sơn (F160): có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có màu đỏ nhung
đen, có rất nhiều lớp cánh sếp xít vào nhau, nhị màu xanh. Cuống dài 50-55cm, lá hoi
dài, sinh trưởng khỏe. Năng suất trung bình từ 50-55 bông/cây/năm.
Ngoài các giống chính kể trên còn rất nhiều các loại giống với rất nhiều dạng màu
sắc khác nhau, tạo nên một tập đoàn giống hoa đồng tiền hết sức phong phú đa dạng.

6



2.3 Điều kiện ngoại cảnh cây hoa đồng tiền
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoa đồng
tiền, nhiệt độ tối ưu là 16-250C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 80C hoặc trên 350C thì cây sẽ
sinh trưởng và phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt dẫn đến chất lượng hoa kém.
2.3.2 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Đa số các giống
đồng tiền hiện nay đều ưa khí hậu mát mẽ không chịu được ánh sáng trực xạ cường độ
cao vì vậy trong mùa nắng nóng trồng đồng tiền bằng cách dùng lưới đen che để giảm
bớt cường độ ánh sáng giúp đồng tiền sinh trưởng tốt.
2.3.3 Ẩm độ
Đồng tiền không chịu được úng nhưng cây có bộ lá to tiêu hao nhiều nước do vậy
cũng kém chịu hạn. thích hợp với độ ẩm đất là 60-75% và độ ẩm không khí là 55-65%.
Vào thời kỳ thu hoạch cần giảm nước tưới để giảm độ ẩm đất tránh đọng nước trên các
vết cắt gây thối cây và lây nhiễm sâu bệnh.
2.3.4 Đất và dinh dưỡng
Hoa đồng tiền thích hợp với đất tươi xốp có độ thông thoáng cao, thoát nước,,
nhiều mùn, độ pH từ 6-7.
Hoa đồng tiền cho hoa quanh năm vì vậy cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn từ các loại
phân hữu cơ như phân chuồng và phân vi sinh,…, phân vô cơ (đạm, lân, kali) và phân
vi lượng,…nhất là giai đoạn khi cây ra hoa.

7


2.4 Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền
Có hai cách nhân giống cây hoa đồng tiền là hữu tính (gieo hạt) và vô tính (tách
chồi và nuôi cấy mô).
Hữu tính:
Trồng bằng cây con được gieo từ hạt, được ươm trong vỉ xốp, túi nylon hay khay

ươm đến khi có 4-5 lá thật, cây có bộ rễ cân đối là trồng được. Phương pháp này
thường lâu cho hoa. Hạt dồng tiền ưa sáng vì vậy khi gieo hạt phải đưa ra ánh sáng.
Thời gian gieo thích hợp trong nhà vườn là từ tháng 01 đến tháng 02, gieo ngoài trời là
vào tháng 03 sau đó đến vụ trồng vào chậu và đem vào nhà lưới.
Vô tính:
- Trồng bằng cây tách bụi : Thực hiện khi cây đã được trồng trên 1-2 năm. Cây hoa
mẹ khi được bới lên rũ sạch đất, cắt bỏ 2/3 lá già và rễ sau đó tách từng thân nhỏ rồi
đem trồng. Chú ý sau khi cắt có thể nhúng vết cắt vào dung dịch IBA để tăng khả năng
tái sinh của cây sau 30-40 ngày sẽ ra hoa. Việc tách cây thường thực hiện vào tháng 02
hoặc tháng 04, lúc này khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Trồng bằng cây con được nhân giống bằng nuôi cấy mô: cây được ươm trong vĩ
xốp đến khi có 4-5 lá thật thì đem đi trồng. Phương pháp này được dùng thông dụng
nhất như là một phương pháp chủ yếu nhân giống hoa đồng tiền hiện nay vì cho số
lượng cây lớn, sạch bệnh, cây trồng từ nuôi cấy mô sẽ sinh trưỡng phát triển tốt, sản
lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt.
Trước khi trồng ta sẽ chuẩn bị đất trồng: đất ươi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn,
làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi nếu trồng trên đất chua.
Chuẩn bị giàn che cho cây đồng tiền phù hợp với điều kiện ngoại cảnh của cây vì
cây không chịu được ánh sáng trực xạ, mưa nhiều, sương muối,…

8


Cách trồng và chăm sóc:
Thời vụ trồng: vụ xuân tháng 3,4 và vụ thu tháng 8,10.
Đồng tiền phải được trồng nổi, cổ rể cao ngang bằng so với bề mặt đất vì trồng sâu
cây phát triển chậm, bị bệnh nghẹt rễ hay bị thối thân.
Sau khi trồng xong nên tưới nước. Đồng tiền không ưa ẩm quá, 2-3 ngày tưới một
lần tùy theo điều kiện thời tiết.
Tỉa lá: trong suốt quá trình sinh trưởng, mổi tháng định kỳ cắt bỏ lá già. Hạn chế

sinh trưởng quá mạnh giúp cây chuyển sang giai đoạn ra hoa, đồng thời còn làm cho
vườn thông thoáng hơn, đầy đủ ánh sáng và giảm được sâu bệnh.
Để đảm bảo cho một nụ phát dục bình thường, ra hoa tốt cần phải có 5 lá công năng
cung cấp dinh dưỡng. Trung bình một cây trong một mùa ra hoa có 3-4 nhánh, cần 1520 lá công năng.
Ngắt bỏ lá già trước hết là loại bỏ những lá sâu bệnh, lá vàng, căn cứ vào số lá và
số nụ trên cây mà quyết định xem số lá cần để lại và số lá cắt bỏ. Cũng có thể loại bỏ
những nụ già yếu, nụ xấu, hoặc quá nhiều nụ giữ nụ tốt, những nụ để lại cũng cần có
mức độ phát triển khác nhau làm cho ra hoa theo thứ tự, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho
thị trường.
Bón phân: cây đồng tiền ra hoa quanh năm vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho
cây là rất quan trọng.
- Phân hữu cơ có thể bón là các loại phân chuồng như heo, bò, gà,….khoảng 6
tháng bón 1 lần khoảng 4-6m3/1000m2.
- Phân vô cơ có thể bón chủ yếu là NPK ( 15-5-20), DAP, urea…khoảng 15 ngày
bón 1 lần khoảng 50kg/1000m2.

9


- Phân bón lá và các chế phẩm kích thích sinh trưởng (Atonic, Growmore, E200…)
phun cách khoảng 10 ngày 1 lần để kích thích ra hoa đồng loạt.
2.5 Kỹ thuật thu hái và bảo quản hoa đồng tiền
Một trong những khâu rất quan trọng góp phần quyết định đến chất lượng, thời gian
sử dụng và cuối cùng là hiệu quả kinh tế của cây hoa đồng tiền là các công đoạn thu
hái và bảo quản.
Kết quả nghiên cứu sau đây của Bộ môn Hoa và Cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau
quả sẽ giúp người trồng hoa, tiêu thụ hoa đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.
Thu hái
Thời gian thu hái hoa có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa khi cắm bình do đó
thời điểm thu hái tốt nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh hoa ngoài mở phẳng

ra, cây lấy hoa đang ở tình trạng sinh trưởng mạnh. Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát, lúc này cuống hoa đang chứa nhiều nước, tươi được lâu.
Tránh cắt hoa vào buổi trưa, lúc cây đang bị héo là lúc các cuống hoa thiếu nước
hoặc ban đêm lúc hoa đang ở trạng thái nửa khép. Thu hái nhẹ nhàng bằng cách cầm
gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa (phần tiếp xúc giữa bông
và thân cây) rồi cắm ngay vào xô nước sạch hoặc xô nước dinh dưỡng bảo quản đã
được pha sẵn để cuống hoa hút no nước, tăng thêm độ cứng của hoa rồi đem ngay về
nơi sơ chế, đóng gói.
Sơ chế, xử lý
Trước khi xử lý, hoa cần được phân loại ngay theo tiêu chuẩn phân cấp (cấp 1, 2, 3)
với các tiêu chí như: sự cân đối giữa hoa, cành và lá; hình dáng, màu sắc; tình trạng
khuyết tật và sâu bệnh. Tùy theo từng giống mà phân cấp theo chiều dài cành và kích
thước đường kính hoa.

10


Với các bông hoa loại 1 thì cành có chiều dài >50cm, đường kính bông hoa từ 1518cm; loại 2 dài từ 40-50cm, đường kính hoa từ 13-15cm; loại 3 dài <40cm, đường
kính hoa từ 10-13cm. Sau khi phân loại, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2-5cm, cắm
ngay vào nước sạch hoặc dung dịch dinh dưỡng đã được pha sẵn, cho vào kho mát ở
nhiệt độ 6-100C trong thời gian khoảng 24 giờ cho hoa hút no nước trước khi đưa ra
bao gói.
Bao gói: Hoa đồng tiền có kích thước to, cuống dài, dễ bị dập nát làm giảm phẩm
cấp do đó cần có cách bao gói đặc biệt. Nếu với thời gian bảo quản ngắn hoặc cự ly
vận chuyển gần thì nên áp dụng biện pháp xử lý bảo quản khô. Dùng các miếng nilon
trắng, trong có kích thước 15 x 6cm (hiện có bán sẵn ở ngoài thị trường) gấp thành
hình phễu có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính bông hoa đồng tiền rồi dùng
dập ghim để cố định hình phễu lại. Cắm cuống hoa theo chiều từ trên miệng phễu
xuống, kéo xuống cho tới khi bông hoa đã được bao kín trong miệng phễu nilon.
Trong quá trình bảo quản, vận chuyển phải giữ được đoạn gốc dài 3-6cm (có màu

nâu đỏ). Bó hoa bằng giấy báo thành từng bó khoảng 20 bông/bó sao cho các bông hoa
lệch so le với nhau nhằm tránh làm dập nát rồi xếp các bó hoa vào thùng carton dài 6070cm, rộng 40cm, trên nắp đục 50 lỗ có đường kính 2cm thành 5 hàng.
Bảo quản: Trong trường hợp không tiêu thụ ngay thì sử dụng dung dịch bảo quản
và đặt hoa trong kho lạnh ở nhiệt độ 1-20C có thể giữ được hoa tươi khoảng 2 tuần.
Cách làm như sau: Cắm để ngâm cuống hoa trong dung dịch Nitrrat bạc ở nồng độ
120mg/lít trong 10 phút, dùng dung dịch acid citric nồng độ 150mg/lít để điều chỉnh
pH của dung dịch trong phạm vi pH từ 3,5-3,7.
Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch bảo quản đơn giản, hiện đang có bán trên
thị trường như: HP-02 (pha 1-3cc HP-02 trong 1 lít nước sạch) hoặc dung dịch nước
đường glucoza, đường saccaroza pha với nồng độ 3-5% vừa dễ làm, vừa có tác dụng
cung cấp thêm dinh dưỡng cho hoa, giúp hoa tươi lâu hơn.

11


2.6 Phòng trừ sâu bệnh
Phải thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh.
- Côn trùng và sâu hại: rệp, nhện, bọ trĩ,…thường xuyên ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh,
nụ, hoa bị hại để tiêu hủy, làm cỏ vườn sạch sẽ hoặc dùng thuốc hóa học để phòng trừ
sâu hại.
- Bệnh hại: đốm lá do nấm gây ra, thối rễ, úng rễ, bệnh héo rũ do virus….phải tiêu
độc đất trước khi trồng để trừ nấm, giữ vệ sinh vườn và cây trồng. sử dụng thuốc hóa
học để trừ nấm bệnh.
2.7 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
2.7.1 Giá trị sử dụng
Hoa đồng tiền có nhiều chủng loại với nhiều màu sắc đa dạng phong phú, có thể
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng với nhiều sự lựa chọn và những mục đích sử dụng
khác nhau như trồng trong chậu làm cảnh trang trí trong thời gian dài, đặt trong phòng
làm việc để hút khí độc., trồng trong sân vườn, hoặc cắt cành để bán phục vụ nhu cầu
hoa tươi, là loại hoa lý tưởng cho việc kết bó, lẳng hoa, cắm hoa nghệ thuật,…ở Trung

Quốc hoa đồng tiền còn có tên là phu lang thường được dùng để trang trí xe hoa và
phòng cưới.

Ảnh 2 Hoa Đồng tiền

12


2.7.2 Giá trị kinh tế
Hoa đồng tiền cho năng suất cao, giá trị thương phẩm cao mà kỹ thuật trồng không
quá phức tạp, ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm, ít tốn công nên chi phí
trồng thấp mà hiệu quả kinh tế lại cao, đầu tư một lần có thể thu hoạch 4-5 năm.
Hiện tại hoa đồng tiền đang đứng hàng thứ năm trong số các loài hoa được cắt cành
để bán trên thế giới và tin rằng trong tương lai với tình hình kinh tế xã hội ngày càng
phát triển thì việc sản xuất và tiêu thụ hoa sẽ dễ dàng thuận lợi hơn từ đó nhu cầu về
hoa đồng tiền sẽ còn tăng mạnh mẽ.
2.8 Tình hình sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và VIỆT NAM
2.8.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới
Hiện nay công tác nghiên cứu và sản xuất hoa ở nước ngoài rất phát triển. Trình độ
tạo giống sản xuất của các nước Hà Lan, Mỹ, Đức…rất cao như công ty Forist của Hà
Lan là công ty dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất, tạo giống hoa đồng
tiền. Tuy nhiên trong việc sản xuất hoa một số hoa đồng tiền ở một số nước đang phát
triển vẫn có một số biểu hiện sau: tính chuyên nghiệp và quy mô sản xuất chưa cao;
tổng diện tích sản xuất lớn, sản lượng ít, chất lượng kém; trang thiết bị lạc hậu, hàm
lượng kỹ thuật cao ít; công tác chọn tạo giống mới chậm so với sản xuất; giá thành bao
gói cao.
2.8.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số tiến bộ khoa học công nghệ mới đã được áp dụng để phục vụ
phát triển sản xuất cây hoa đồng tiền. Về nghiên cứu tạo giống, chúng ta đã nhập nội
15 giống từ Hà Lan, trong đó chọn ra được hai giống tốt nhất đó là các giống Piton và

Sawanna. Về quy trình nhân giống, đã xây dựng quy trình nhân giống đồng tiền bằng
invitro và triễn khai sản xuất lớn tại Viện Nghiên Cứu Rau Quả, làm tăng hiệu quả kinh
tế lên gấp 2-3 lần so với quy trình sản xuất thông thường. Hiện nay, có 6 tỉnh thành ở

13


đồng bằng sông Hồng đang áp dụng. Về kết quả chuyển giao tiền bộ kỹ thuật, đã xây
dựng mô hình theo hệ thống tiến bộ khoa học bao gồm 0,3 ha tại Hưng Yên, 0,2 ha tại
Quảng Ninh và hệ thống trong nhà lưới tại các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Bắc
Ninh, Yên Bái cho năng suất gấp 11-12 lần so với trồng lúa.
Hiện nay, các giống hoa trồng ở nước ta phần lớn là những giống cũ (đã không còn
hợp thị hiếu), hoặc nhập từ nước ngoài (khó kiểm soát chất lượng). Đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến cho hoa Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
Gần đây, công tác chọn tạo, nhân giống các loại hoa mới, phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng trong và ngoài nước, đã bắt đầu được chú trọng. Theo nghiên cứu của
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa (Viện KHKTNNMN), công tác chọn tạo
giống mới các loại hoa cắt cành (cúc, hồng, đồng tiền, cẩm chướng, lay-ơn) đã hoàn
toàn có thể được tiến hành tại Việt Nam. Riêng tại Trung tâm này, đã tiến hành lai tạo
được vài giống rất có triển vọng, được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời nhằm đưa
vào sản xuất, như: giống hoa cúc C05.1 và C05.3, hoa đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu
dùng, tỷ lệ đồng đều cao, có khả năng thích ứng cao, kháng bệnh gỉ sắt tốt; giống đồng
tiền G04.6 có năng suất cao và ổn định, hoa đẹp (đỏ tươi với nhuỵ đen), phù hợp thị
hiếu người tiêu dùng, kháng được bệnh nấm cổ hoa, có khả năng thích ứng với điều
kiện sản xuất cao, giống đồng tiền G04.7 có màu vàng cam, nhụy đen và kháng được
nấm.
2.8.3 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thị trường thành phố Hồ chí Minh
TP.Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm,vừa là trung tâm văn hóa khoa học
kỹ thuật lớn nhất cả nước nên nhu cầu về hoa kiểng cũng rất lớn, trong đó Thủ Đức và

Gò Vấp là hai quận có diện tích trồng hoa khoảng 200ha. Ở TP.Hồ Chí Minh, kinh
doanh hoa kiểng thực sự là một nghề ngày càng phát triển, doanh thu ước tính khoảng
200-300 tỉ đồng/năm. Hoa kiểng của thành phố chủ yếu để phục vụ thị trường tại chỗ.

14


×