Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở SA HUỲNH HUYỆN ĐỨC PHỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI Ở SA HUỲNH HUYỆN ĐỨC PHỔ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGÔ AN

Sinh viên thực hiện:
Tên: DƯƠNG MẠNH HÙNG
Lớp: DH07CH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU


LỊCH SINH THÁI Ở SA HUỲNH HUYỆN ĐỨC PHỔ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. NGÔ AN

Tên: DƯƠNG MẠNH HÙNG
Lớp: DH07CH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011.

ii


MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING
HO CHI MINH AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY


BACHELOR THESIS
Topics:

SURVEY OF THE STATUS AND POTENTIAL
ECO-TOURISM DEVELOPMENT IN
SA HUYNH DUC PHO DISTRICT

Instructors: Ngo An PhD


Student: DUONG MANH HUNG

Ho Chi Minh City
July, 2011

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những lời
động viên chia sẽ chân thành của nhiều người.
Đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến thầy
TS.Ngô An đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc khoa Môi Trường và Tài Nguyên,
trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành ở tỉnh Quảng Ngãi, huyện
Đức Phổ, xã Phổ Thạnh và xã Phổ Châu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi
hoàn hành tốt đề tài của mình khi nghiên cứu ở tại địa phương.
Cám ơn các bạn sinh viên lớp DH07CH, khoa Môi Trường Và Tài Nguyên,
trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng các bạn bè thân mến đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, họ là nguồn động viên
, điểm tựa vũng chắc đã hỗ trợ và tạo nghị lực cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Dương Mạnh Hùng

iv



TÓM TẮT
**** 0 ****
Đề tài nghiên cứu "Khảo sát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái ở Sa Huỳnh huyện Đức Phổ" được tiến hành tại Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh
và một phần của xã Phổ Châu huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, thời gian thực hiện
từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả thu được của đề tài là: Đề tài đã phân tích, đánh giá các giá trị của
các tài nguyên du lịch (bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn), luận văn đã tổng hợp các phân tích để chỉ ra điểm mạnh cũng như những
điểm yếu để phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh huyện Đức Phổ. Đồng thời,
luận văn cũng chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức khi phát triển du lịch sinh
thái mang lại cho Sa Huỳnh nói riêng và cho xã Phổ Thạnh, Phổ Châu nói chung.
Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Căn cứ vào sự phân bố của các tài nguyên du lịch; căn cứ vào các chủ
trương, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của xã Phổ Thạnh nói riêng và của
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi nói chung; căn cứ vào Luật du lịch và dựa trên cơ
sở hệ thống giao thông sẵn có luận văn đã đề xuất xây dựng các tuyến, điểm du lịch
ở Sa Huỳnh huyện Đức Phổ.
Đề tài hoàn chỉnh sẽ là một tài liệu khoa học sẽ góp phần nhỏ bé vào việc
phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh một cách bền vững, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương và bảo tồn tính đa dạng sinh thái ở đây.

v


SUMMARY
**** 0 ****

The study "Survey of the status and potential eco-tourism development in

Sa Huynh Duc Pho district, " was conducted in Sa Huynh Thanh Pho commune and
part of the social spectrum Chau Duc Pho district, Quang Ngai province, the time
implementation period from March to June 2011.
Results obtained by the subject is: Subject has analyzed, evaluated the
value of tourism resources (including natural tourism resources and tourism human
resources), has synthesized thesis analysis to indicate the strengths and weaknesses
to develop ecotourism in Sa Huynh Duc Pho district. Also, the thesis also points out
the opportunities and challenges in developing eco-tourism brings particular and Sa
Huynh Pho Thanh commune, Chau Pho particular. Propose some solutions to
develop sustainable eco-touri.
Based on the distribution of tourism resources, based on the guidelines and
master plan for tourism development in particular and the commune of Thanh Pho
Duc Pho district, Quang Ngai province in general, based on the Law and tourism
based on existing transportation systems thesis has proposed the construction of
routes, destinations in Sa Huynh Duc Pho district.
Topic will be a complete scientific literature will contribute little to the
development of ecological tourism in Sa Huynh in a sustainable manner, contribute
to economic development - local social diversity and conservation Ecological here.

vi


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... iv
TÓM TẮT.......................................................................................................................... v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC ẢNH ............................................................................................... xii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN................................................................................................. 4
2.1.Tổng quan về du lịch sinh thái ..................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch .................................................................................... 4
2.1.1.1. Định nghĩa về du lịch ............................................................................................ 4
2.1.1.2. Các loại hình du lịch ............................................................................................. 4
2.1.2. Du lịch sinh thái, tài nguyên và các đặc trưng của du lịch sinh thái........................ 5
2.1.2.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái ............................................................................. 5
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái .................................................................................. 6
2.1.2.3. Các đặc trưng của du lịch sinh thái ....................................................................... 6
2.2. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 6
2.2.1. Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới .......................... 6
2.2.2. Xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới ....................................................... 8
2.2.2.1. Khái niệm "phát triển bền vững" và "phát triển du lịch bền vững" ...................... 8
2.2.2.2. Xu thế phát triển của du lịch sinh thái trên thế giới ............................................. 9
2.2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ................................................... 9
2.2.3.1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam ................................................................... 9
2.2.3.2. Tiềm năng và triển vọng cho du lịch sinh thái Việt Nam ................................... 10
2.3. Tổng quan về phát triển du lịch ở huyện Đức Phổ ................................................... 12
2.3.1. Sơ lược về huyện Đức Phổ .................................................................................... 12
2.3.2. Tổng quan ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ .......................... 12
2.3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Đức Phổ ............................................................ 13
2.4. Định hướng phát triển du lịch chung của huyện Đức Phổ và KDL Sa ..................... 15
2.4.1. Một số dự báo và định hướng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi và huyện ............. 15
2.4.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh ......... 16
2.4.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ ...................... 17
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ............. 18
3.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 18

3.2. Nội dung ................................................................................................................... 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19

vii


3.3.1. Phương pháp điều tra thực địa (ngoại nghiệp) ....................................................... 19
3.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp ........................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 20
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ....................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ................................................... 20
4.1.1.1. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng............................................................................ 20
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................................... 26
4.1.2.1. Dân số ................................................................................................................. 26
4.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế ............................................................................................ 26
4.1.2.3. Đặc điểm về giáo dục - y tế - văn hóa - thể thao ................................................ 27
4.1.2.4. Môi trường xã hội ............................................................................................... 27
4.1.3. Tài nguyên biển và ven biển .................................................................................. 28
4.2. Khái quát hiện trạng ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ................................................... 28
4.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất đai ở Sa Huỳnh - Phổ Thạnh ............. 28
4.2.2. Quy hoạch phân khu chức năng ở Sa Huỳnh - Phổ Thạnh ................................... 30
4.2.3. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng ở Sa Huỳnh ....................................................... 31
4.2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải ................................................................................ 31
4.2.3.2. Hệ thống cấp thoát nước ..................................................................................... 32
4.2.3.3. Hệ thống cấp điện ............................................................................................... 32
4.2.3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông........................................................................... 32
4.2.4. Hiện trạng quản lý, tổ chức ở Sa Huỳnh ................................................................ 33
4.2.5. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch sinh thái Sa Huỳnh .................................. 33
4.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ........................ 36
4.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................................... 36

4.3.1.1. Tài nguyên về cảnh quan thiên nhiên ................................................................. 36
4.3.1.2. Tài nguyên sinh vật ............................................................................................. 51
4.3.1.3. Đa dạng về thực vật ............................................................................................ 51
4.3.1.4. Đa dạng về động vật ........................................................................................... 52
4.3.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................................ 53
4.3.2.1. Bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng ................................................................... 53
4.3.2.2. Di tích lịch sử văn hóa ........................................................................................ 56
4.3.2.3. Các di tích tôn giáo - tín ngưỡng ........................................................................ 56
4.3.2.4. Làng nghề truyền thống ...................................................................................... 61
4.3.2.5. Lễ hội truyền thống ............................................................................................. 61
4.3.2.6. Văn nghệ dân gian .............................................................................................. 64
4.4. Kết quả phỏng vấn xã hội học về hoạt động DLST ở Sa Huỳnh .............................. 64
4.4.1. Kết quả phỏng vấn du khách: ................................................................................ 64
4.4.2. Kết quả về bảng phỏng vấn nhân viên KDL Sa Huỳnh ......................................... 66
4.4.3. Kết quả bảng phỏng vấn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động ................ 67
4.5. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch sinh thái ở............ 68
4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .............................................. 68
4.5.2. Vạch ra một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Sa Huỳnh....................... 69
4.6. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ .......................... 73
4.6.1. Mục tiêu kinh tế ..................................................................................................... 73
4.6.2. Mục tiêu văn hoá - xã hội ...................................................................................... 73
4.6.3. Mục tiêu môi trường .............................................................................................. 74
4.6.4. Mục tiêu an ninh quốc phòng ................................................................................ 74

viii


4.7. Đề xuất phân vùng cảnh quan và phân vùng hoạt động du lịch sinh thái ở.............. 74
4.7.1. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái ....................... 74
4.7.2. Các nguyên tắc phân vùng hoạt động du lịch sinh thái ......................................... 75

4.7.3. Yêu cầu về sức chứa của một điểm du lịch ........................................................... 75
4.7.3.1. Hạ tầng ................................................................................................................ 75
4.7.3.2. Sinh thái .............................................................................................................. 76
4.7.3.3. Tâm lý ................................................................................................................. 76
4.7.3.4. Kinh tế................................................................................................................. 77
4.7.3.5. Xã hội .................................................................................................................. 77
4.7.3.6. Quản lý ................................................................................................................ 77
4.7.4. Đề xuất phân vùng cảnh quan và cây trồng ở KDL Sa Huỳnh huyện Đức ........... 78
4.7.5. Đề xuất phân vùng hoạt động du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh, huyện Đức .............. 78
4.8. Đề xuất các tuyến, điểm du lịch ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ................................. 79
4.8.1. Các loại hình du lịch có thể tổ chức khai thác ....................................................... 79
4.8.2. Nguyên tắc tổ chức các tuyến, điểm du lịch ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ........... 80
4.8.3. Đề xuất các điểm du lịch ở Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ ......................................... 80
4.8.3.1. Tuyến 1 ............................................................................................................... 80
4.8.3.2. Tuyến 2 ............................................................................................................... 82
4.8.3.3. Tuyến 3 ............................................................................................................... 83
4.8.3.4. Tuyến 4 ............................................................................................................... 83
4.8.3.5. Tuyến 5 ............................................................................................................... 83
4.9. Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST bền vững ở Sa Huỳnh ........................... 86
4.9.1. Về hệ thống tổ chức và đội ngũ nhân lực .............................................................. 86
4.9.2. Về vấn đề cộng đồng địa phương .......................................................................... 86
4.9.3. Về cơ sở hạ tầng..................................................................................................... 87
4.9.4. Về công tác bảo vệ và an ninh cho khách du lịch .................................................. 89
4.9.5. Về việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ................................................. 90
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 91
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 91
5.2. Kiến nghị................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 94
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 1


ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
UNWTO: United National World's Tourist Organization
Tổ chức du lịch thế giới.
IUOTO: International Union Official Travel Organization
Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành
WWF: World Wildlife Fund
Qu bảo vệ động vật hoang dã thế giới
GDP: Gross Domestic Product
tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
AICST :
(Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững)
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
WTTC: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

DLST: Du lịch sinh thái
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
Nhóm đất phù sa - FLUVISOLS (FL)
Nhóm đất cát ven biển - ERENOSOLS (AR)
Nhóm đất xám - ACRISSOLS (AC)
Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - LEPTOSOLS (LP)
CTCC: Công Trình Công Cộng
KTKT: Kinh Tế Kỹ Thuật
SWOT: Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Đe dọa (Strengths- WeaknessesOpportunities- Threats )


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế theo khu vực.................................................... 7
Bảng 2.2: Dự báo lượng khách du lịch quốc tế theo các khu vực trên thế giới. ................ 7
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ở Việt Nam (2000 - 2010). ........... 10
Bảng 2.4: Thống kê số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi (2000 - 2010). ................. 12
Bảng 2.5: Thu nhập du lịch của Quảng Ngãi. (2000 - 2010). ......................................... 13
Bảng 2.6: Số lượng khách du lịch đến Đức Phổ năm 2010. ............................................ 13
Bảng 4.4 : Dự báo khách du lịch đến Quảng Ngãi đến năm 2020. .................................. 15
Bảng 4.1 Bảng phân bố nhiệt độ TBNN (0C). .................................................................. 22
Bảng 4.2: Thống kê hiện trạng đất lâm nghiệp ở Phổ Thạnh........................................... 29
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu KTKT tính toán của đồ án theo quy mô dân số. .......................... 30

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng của khách quốc tế theo các năm ............................................... 1
Biểu đồ 2.1: Dự báo tầm nhìn du lịch năm 2020.. ............................................................. 8
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 so với năm 2009 .......................... 10
Biểu đồ 2.3: Dự báo lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2020. ............................... 11
Biểu đồ 2.4: Dự báo thu nhập của du lịch đến Việt Nam năm 2020. .............................. 11
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ đánh giá yếu tố thu hút khách du lịch sinh thái. ............................. 64
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của các hình thức thông tin. .................. Phụ Lục 1
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiên tình trạng khách du lịch quay lại Sa Huỳnh. .................... 65
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách khi đến với Sa Huỳnh. ... Phụ Lục 1
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện mức độ thu nhập của người dân Sa Huỳnh. ........ Phụ Lục 1
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện mong muốn tham gia vào các hoạt động du lịch. . Phụ Lục1
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện mức độ thu nhập của người dân Sa Huỳnh. ........ Phụ Lục 1
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện mong muốn tham gia vào các hoạt động du lịch. Phụ Lục 1


xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ huyện Đức Phổ (xem chi tiết phần Phụ Lục 1) ...................... Phụ Lục 1
Hình 2.1: Hình minh họa về du lịch sinh thái (Tổng Cục Du lịch Vệt Nam) .................... 5
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương, 2002) ............. Phụ Lục 1
Hình 2.3: Các vùng du lịch Việt Nam. (Theo Tổng cục du lịch Việt Nam). ...... Phụ Lục 1
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng ở Sa Huỳnh ................................................................ 29
Hình 4.2: Phân vùng chức năng ở Sa Huỳnh. (Nguồn: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh . Phụ Lục1
Hình 4.3: Bản đồ phân vùng cảnh quan ở Sa Huỳnh. ......................................... Phụ Lục 1
Hình 4.4: Bản đồ phân vùng hoạt động du lịch ở Sa Huỳnh. ............................. Phụ Lục 1
Hình 4.5: Sơ đồ các tuyến, điểm du lịch ở Sa Huỳnh ...................................................... 84
Hình 4.6: Mối liên hệ giữa du lịch Sa Huỳnh với các vùng khác. ................................... 85

DANH SÁCH CÁC ẢNH
Ảnh 2.2: Một Khu du lịch được đầu tư xây dựng.. .......... Error! Bookmark not defined.
Ảnh 4.1: Suối Cây Khế ở Đồng Vân. ............................................................................... 24
Ảnh 4.2: Đập Cây Khế ở Đồng Vân. ............................................................................... 25
Ảnh 4.3: Một con suối vào mùa khô ở La Vân Sa Huỳnh.. ............................................. 25
Ảnh 4.3: Một góc Đầm An Khê Sa Huỳnh - Phổ Thạnh.. ............................................... 26
Ảnh 4.5: Khu du lịch Sa Huỳnh trong sương sớm.. ......................................................... 34
Ảnh 4.6: Cát Sa Huỳnh trắng mịn với nước biển xanh biếc. ........................................... 35
Ảnh 4.7: Một cơ sở kinh doanh du lịch tự phát tại Châu Me.. ......................................... 35
Ảnh 4.9: Phong cảnh đường lên Đồng Vân. .................................................................... 37
Ảnh 4.10: Cánh đồng trong Sa Huỳnh. ............................................................................ 38
Ảnh 4.11: Góc hồ Cây Khế Đồng Vân.. .......................................................................... 38
Ảnh 4.12: Bên Suối Cây Sanh ĐồngVân.. ....................................................................... 39
Ảnh 4.13: Ngọn Hải Đăng Sa Huỳnh............................................................................... 39
Ảnh 4.14: Một đoạn Trường Lũy ở Quảng Ngãi ............................................................. 40

Ảnh 4.15: Một góc bãi biển trung tâm.. ........................................................................... 41
Ảnh 4.16: Một góc nhìn từ Đá Bia (Nắng lên Đá Bia).. .................................................. 41
Ảnh 4.16: Một góc nhỏ bên Thác Vực Lò. ...................................................................... 42

xii


Ảnh 4.17: Một góc nhỏ đầm nước mặn Sa Huỳnh........................................................... 43
Ảnh 4.17: Cầu Thạnh Đức. .............................................................................................. 43
Ảnh 4.18: Cửa biển Sa Huỳnh nhìn từ trên cao. .............................................................. 44
Ảnh 4.19: Một góc đồng muối Sa Huỳnh. ....................................................................... 44
Ảnh 4.20: Góc nhỏ cánh đồng La Vân ............................................................................. 45
Ảnh 4.21: Làng cá Sa Huỳnh nhìn từ trên cao.. ............................................................... 45
Ảnh 4.22: Một góc đầm An Khê. ..................................................................................... 46
Ảnh 4.23: Các nhà khảo cổ đang khai quật tại Gò Ma Vương. ....................................... 46
Ảnh 4.24: Ký tự của người Chăm khắc trên đá................................................................ 46
Ảnh 4.25: Gành Hóc Mó. ................................................................................................. 47
Ảnh 4.26: Một góc Bãi Con và Gềnh đá Bãi Con. ........................................................... 47
Ảnh 4.27: Phong cảnh Bù Nú. ......................................................................................... 48
Ảnh 4.28: Một góc gành Bù Nú ....................................................................................... 49
Ảnh 4.29: Một đoạn bãi cát Châu Me uốn cong bên thềm biển....................................... 49
Ảnh 4.30: Gành đá Châu Me nằm nghe biển hát. ............................................................ 49
Ảnh 4.34: Hoa san hô trên đá ở Sa Huỳnh. ...................................................................... 50
Ảnh 4.40: Một góc Linh Cổ Tự (Đề Thờ Cá Ông). ......................................................... 58
Ảnh: 4.41: Lăng Ông ở Thạnh Đức. ................................................................................ 58
Ảnh: 4.42: Một phần lăng Cô Thạnh Đức. ...................................................................... 58
Ảnh: 4.43: Dinh Bà nhìn từ bên kia cửa biển .................................................................. 59
Ảnh 4.44: Chùa Từ Phước Sa Huỳnh............................................................................... 59
Ảnh 4.45: Chùa Từ Hải Sa Huỳnh. .................................................................................. 60
Ảnh 4.46: Chùa Long Thiện tại thôn Long Thạnh. .......................................................... 60

Ảnh 4.49: Lễ hội cầu Ngư năm 2011 Sa Huỳnh. ............................................................. 63
Ảnh 4.50: Lễ xuất hành năm 2011 (cầu Ngư). ................................................................. 63
Ảnh 4.32: Bình minh Sa Huỳnh (Bữa tiệc của màu sắc) .................................... Phụ Lục 1
Ảnh 4.33: Đường xuống thủy cung (Cách trạm Hải Đăng 200m) ...................... Phụ Lục 1
Ảnh 4.35: Cua Huỳnh Đế.. .................................................................................. Phụ Lục 1
Ảnh 4.37: Miếu thôn Tân Diêm. ......................................................................... Phụ Lục 1
Ảnh 4.38: Miếu thôn La Vân .............................................................................. Phụ Lục 1
Ảnh 4.39: Miếu thôn Long Thạnh....................................................................... Phụ Lục 1
Ảnh 4.48: Thánh thất Cao Đài Sa Huỳnh. .......................................................... Phụ Lục 1

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch ngày nay là một trong những ngành công nghiệp không khói lớn
nhất thế giới. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới UNWTO, số lượng du
khách toàn cầu năm 2002 là 700 triệu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên đã làm cho du lịch suy giảm nặng nề, trong năm 2008 đã có
trên 913 triệu lượt khách du lịch. Nhưng đến năm 2009 đã suy giảm còn 880 triệu
lượt khách, đến năm 2010 du lịch thế đã cơ bản đã phục hồi và phát triển. Trong 6
tháng đầu năm 2010 tổng số du khách toàn cầu là 421 triệu lượt khách tăng 7% so
với cùng kỳ năm 2009 và thấp hơn 2% so với năm 2008. Đạt con số 935 triệu lượt
khách trong năm 2010, và theo dự báo của UNWTO thì đến năm 2020 thì tổng
lượng khách trên toàn cầu sẽ đạt 1.56 tỷ lượt khách. Vì vậy, có thể xem du lịch là
một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng của khách quốc tế theo các năm (Nguồn: UNWTO)

1



Du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, ngày
càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê của tổng cục
du lịch Việt Nam, số lượng du khách đến Việt Nam năm 2010 là: 5.049.855 lượt du
khách tăng 34,8% so với năm 2009.
Trong các loại hình du lịch, du lịch sinh thái là một loại hình thu hút được
rất nhiều du khách. Song một điều thật đáng tiếc ở Việt Nam, du lịch sinh thái phát
triển một cách tự phát cũng như là sử dụng chưa hết tiềm năng du lịch được thiên
nhiên ưu đãi. Vì vậy, đã vô tình góp phần vào việc huỷ hoại các hệ sinh thái, gây ô
nhiễm môi trường, và tách quyền lợi của người dân bản địa ra khỏi khu bảo tồn.
Hiện nay, ở Việt Nam thuật ngữ "du lịch sinh thái" đang bị lạm dụng hoặc sử dụng
một cách bừa bãi.
Theo đánh giá chung thì du lịch Quảng Ngãi chưa xứng đáng với những
tiềm năng, lợi thế; chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Chưa thật sự trở thành một
điểm đến có sức thu hút và lưu giữ khách trong và ngoài nước; đóng góp vào hoạt
động kinh tế - xã hội của Tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu đó là việc cơ sở hạ tầng chưa
được đầu tư để đáp ứng nhu cầu của du khách, các điểm du lịch chưa được đầu tư
xây dựng để thoả mãn nhu cầu tham quan nghĩ dưỡng của du khách.
Vì vậy, phát triển du lịch được xem là một hướng chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi sử dụng ngang tầm tiềm năng
du lịch ở tỉnh. Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh thì du lịch biển và du
lịch sinh thái được ưu tiên phát triển hàng đầu. Bên cạnh các khu lịch sinh thái đã
được đưa vào khai thác như Khu du lịch Sa Huỳnh [vừa kinh doanh vừa xây dựng],
Khu du lịch Thiên Đăng, Khu di tích lịch sử Sơn Mỹ, Khu tưởng niệm cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng,...
Nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, Sa Huỳnh (hay
còn gọi là Sa Hoàng nghĩa là cát vàng) nổi tiếng với bãi cát vàng óng ánh tuyệt đẹp.
Ở sát Quốc lộ 1A, có ga xe lửa nên thuận tiện cho du khách cả từ Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt hơn, từ lâu Sa Huỳnh đã được biết đến như là di chỉ
khảo cổ học về nền “Văn hóa Sa Huỳnh”, bắt đầu từ phát hiện của các nhà khoa học


2


Pháp hồi đầu thế kỷ 20. Tại đây, hàng loạt mộ, chum và nhiều hiện vật tiêu biểu cho
nền văn hóa cổ xưa bị chìm khuất dưới lòng đất đã được phát hiện. Các nghiên cứu
từ kết quả khai quật kết luận dải đất từ Đèo Ngang đến Đồng Nai và lên khu vực
Tây Nguyên có sự hiện diện một nền văn hóa độc đáo của nhân loại được định danh
bằng khái niệm “Văn hóa Sa Huỳnh”. Từ đó, nơi đây luôn thu hút nhiều du khách
đến tham quan và nghiên cứu. Sa Huỳnh, cát vàng, biển xanh... Dưới góc nhìn của
người dân thôn Thạch By (Phổ Thạnh), Sa Huỳnh là một làng chài hình chiếc nôi
mà “thần biển” đã…bỏ quên bên dải cát vàng sau chuyến du hành dọc bờ biển xanh
màu ngọc bích.
Sa Huỳnh - Đức Phổ nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung còn lưu lại
nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Quảng Ngãi nằm trên trục giao thông huyết mạch
Bắc Nam nối liền hai vùng kinh tế lớn của Việt Nam: Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ
với Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ. Quảng Ngãi cũng là cửa ngõ ra biển Đông của
hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Cam Pu Chia thông qua
quốc lộ 24. Mặt khác, Quảng Ngãi còn là vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung
nói riêng và của cả nước nói chung với các khu kinh tế trọng điểm,...
Nhằm góp phần đánh giá về thực trạng sử dụng các tiềm năng du lịch và
thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Đức Phổ nói chung và khu du lịchkinh tế-văn hoá Sa Huỳnh nói riêng. Tôi dã quyết định chọn viết luận văn thực hiện
đề tài: "Khảo sát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh,
huyện Đức Phổ".
Hình 1.1: Bản đồ huyện Đức Phổ (xem chi tiết phần Phụ Lục 1)

3


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về du lịch sinh thái
2.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1.1. Định nghĩa về du lịch
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc
tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) thì du lịch là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn,
tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), du lịch được xác định là một
ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Theo Luật du lịch của Việt Nam ngày 14/06/2005 thì du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người,ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
2.1.1.2. Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch hiện nay rất đa dạng, phong phú và được phân bố theo
đặc điểm của tài nguyên du lịch, nhu cầu, sở thích của du khách, phương tiện vận
chuyển hành khách, cơ sở lưu trú. Nhìn chung, các loại hình du lịch có thể được
phân loại theo hai cách: phân loại tổng quát hay phân loại cụ thể.
* Phân loại tổng quát: Theo cách phân loại này thì du lịch được phân làm hai
loại hình là: Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
* Phân loại cụ thể: Theo cách này thì du lịch được chia theo nhiều loại, như:
căn cứ theo phạm vi lãnh thổ (du lịch quốc tế và du lịch nội địa); căn cứ theo nhu

4


cầu đi du lịch của du khách (du lịch nghĩ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ
ngơi, giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ),...

2.1.2. Du lịch sinh thái, tài nguyên và các đặc trưng của du lịch sinh thái
2.1.2.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái

Hình 2.1: Hình minh họa về du lịch sinh thái (Tổng Cục Du lịch Vệt Nam)
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và đang được nhìn nhận ở
nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay, việc đưa ra một khái niệm chung về du lịch sinh
thái còn là một đề tài tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu.
Định nghĩa du lịch sinh thái tương đối hoàn chỉnh được Hector Lascurain
đưa ra và năm 1987: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu tự nhiên còn ít bị
thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan,... với ý thức trân
trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá". (Lê Đức Nhuận,
2000).
Định nghĩa về du lịch sinh thái của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế thì du
lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn
được môi trường và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương.
Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về xây dựng chiến lược phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999 đã đưa ra

5


định nghĩa về du lịch sinh thái của Việt Nam: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương" (Nguyễn Khởi, 1991).
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì du lịch sinh thái là hình thức du
lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của
cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du

lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các tài
sản giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái đó.
Sơ đồ cấu trúc về du lịch sinh thái:
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái (xem chi tiết Phụ Lục 1)
2.1.2.3. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và các giá trị văn
hóa truyền thống đặc trưng ở vùng nhiệt đới đó. Đây là loại hình du lịch được quản
lý theo những nguyên tắc của sự phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái có tính giáo dục, diễn giải cao về môi trường nhằm nâng
cao hiểu biết, cảm nhận về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.
Du lịch sinh thái góp phần hỗ trợ cho sự bảo tồn các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái.
Thu hút sự tham gia và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
2.2. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Từ thập niên 2000-2010 đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của
ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng cao, tuy có suy giảm sau cuộc khủng hoảng

6


kinh tế toàn cầu năm 2009. Nhưng cũng đã phục hồi mạnh mẽ với sự tăng trưởng về
lượng khách du lịch là 8% so với năm 2009 và tăng trưởng từ 5 - 6%/năm. Theo
thống kê của tổ chức du lịch thế giới UNWTO, năm 2010, số khách du lịch quốc tế
trên phạm vi toàn thế giới là 935 triệu lượt. Đạt doanh thu 919 tỷ USD tương đương
7% tổng sản phẩm quốc dân thế giới.
Năm 2010, Châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới với 51% thị phần, đứng thứ ba là
Châu Mỹ với 16% thị phần, Châu Á Thái Bình Dương đứng vị trí thứ hai với 22%
thị phần., nhưng đây là khu vực dẫn đầu thế giới về sự tăng trưởng cũng như là khu
vực có sức phục hồi du lịch cao nhất sau khủng hoảng kinh tế với con số tăng

trưởng ấn tượng là 14% so với năm 2009 khu vực đã đón thêm 23 triệu lượt khách
thế giới. (Tổ chức du lịch thế giới).
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế theo khu vực.
Chỉ tiêu
Khu vực
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Đông Á - TBD
Châu Âu
Trung Đông

Lượt khách (triệu)
2008
2009
919
44.5
147.8
184.1
486.3
55.9

Tỷ lệ tăng trưởng
2009/2008

880
46.0
140.6
181.2
459.3

53

-4.2
+3.3
-4.9
-1.5
-5.6
-5.1

Thị phần %
2008
2009
100
3
20
22
51
4

100
5.2
16
20.6
52.2
6.0

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)
Bảng 2.2: Dự báo lượng khách du lịch quốc tế theo các khu vực trên thế giới.
Tầm nhìn du lịch năm 2020 của UNWTO: Dự báo Du lịch về nước,
trên toàn thế giới theo khu vực

Số lượng khách quốc tế theo khu vực tiếp nhận (triệu người)
Năm cơ
bản
Tổng
Châu Phi
Châu Mỹ
Đông Á/ Thái
Bình
Dương
Châu Âu
Trung Đông

Tăng trưởng
trung bình
hàng năm

Dự báo

Thị phần
(%)

1995
565.4
20.2
108.9
81.4

2010
1,006
47

190
195

2020
1,561
77
282
397

1995 - 2020
4.1
5.5
3.9
6.5

1995
100
3.6
19.3
14.4

2020
100
5.0
18.1
25.4

338.4
12.4


527
36

717
69

3.0
7.1

59.8
2.2

45.9
4.4

7


Nam Á
Liên khu vực
Du lịch xuyên
lục
địa dài ngày

4.2
464.1

11
791


19
1.183

6.2
3.8

0.7
82.1

1.2
75.8

101.3

216

378

5.4

17.9

24.2

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) 2000.
Biểu đồ 2.1: Dự báo tầm nhìn du lịch năm 2020. Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới).

Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thị phần du lịch của các nước Đông Nam Á

2.2.2. Xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

2.2.2.1. Khái niệm "phát triển bền vững" và "phát triển du lịch bền vững"
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự phát triển này đã mang
lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại, đồng thời cũng đặt môi trường thế giới
trước những thách thức to lớn, đó là hiện tượng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt,
môi trường bị ô nhiễm.
Trong bối cảnh đó, khái niệm "Phát triển bền vững" đã ra đời và nhận được
sự quan tâm hưởng ứng của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Phát triển bền vững lần đầu tiên được đề cập vào năm 1987 trong báo cáo
của Ủy ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới (Brundland
Commission, 1987). Khái niệm này cho rằng sự phát triển phải thỏa mãn nhu cầu
của con người không chỉ giai đoạn này mà còn cho cả tương lai, phát triển phải dựa
trên tính bền vững về sinh thái, xã hội và kinh tế. Ba yếu tố môi trường, kinh tế và

8


xã hội được ví như "ghế đẩu ba chân", nếu một trong ba chân bị gãy thì cả hệ thống
cũng sẽ bị đổ sụp.
2.2.2.2. Xu thế phát triển của du lịch sinh thái trên thế giới
Với bản chất và mục tiêu là đảm bảo cho việc tồn tại và mang lại lợi ích
cho cộng đồng địa phương - thông qua việc giúp họ quản lý một cách hiệu quả các
nguồn tài nguyên. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tiếp cận gần nhất với khái
niệm du lịch bền vững và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong du lịch.
Đặt biệt, du lịch sinh thái được coi là cơ hội cho các nước đang phát triển
giải quyết vấn đề đói nghèo mà không mất tự chủ, nhất là ở những nước có hệ sinh
thái đa dạng, sự đình trệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và không có thu
nhập từ xuất khẩu. Ví như, thu nhập từ du lịch của Việt Nam, thu nhập của ngành
đã tăng từ 1,350 tỷ đồng trong năm 1990 lên tới 70,000 tỷ đồng (3.747 tỷ USD)
trong năm 2009 (tăng trưởng trung bình 123%/năm) (Nguồn: theo Tổng Cục Du

lịch Việt Nam), của Kenya đạt 752 triệu USD, của Costa Rica đạt 2.283 tỷ USD vào
năm 2008 (Nguồn: UNWTO, 2009).
2.2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
2.2.3.1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam
Từ năm 2000 đến năm 2002, khách khách du lịch quốc tế tăng từ 2,14 triệu
lên đến 5.049.855 lượt khách. Khách nội địa (khách trong nước) cũng tăng từ 1 triệu
lượt vào năm 1990 lên tới 31 triệu lượt vào năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng thu
nhập hàng năm giai đoạn 2001-2009 đạt 16.6%, đóng góp 4,5% vào GDP. Việt
Nam là nước có tốc độ tăng trưởng du lịch vào loại cao nhất thế giới. Ngay cả khi
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009, ngành du lịch Việt Nam
vẫn tăng trưởng 8%. Năm 2010 doanh thu từ du lịch ở Việt Nam đạt 96.000 tỷ.
(Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam). Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch Việt
Nam vẫn còn không ít những khó khăn và hạn chế, đó là: phát triển du lịch chưa
tương xứng với tiềm năng du lịch, phát triển du lịch thiếu tính bền vững , ...

9


Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ở Việt Nam (2000 - 2010).
Năm

Thành phần khách
Kháh quốc tế
Khách nội địa

Tổng số khách
(lượt khách)

2000


13.340.000

2.140.100

11.200.000

2001

13.821.000

2.330.800

11.500.000

2002

14.600.000

2.628.200

12.000.000

2003

15.429.600

13.000.000

2004
2005

2006
2007
2008
2009
2010
05/2011

17.427.876
19.967.757
21.083.486
23.471.564
24.253.740
28.772.359
33.049.855

2.429.600
2.927.876
3.467.757
3.583.486
4.171.564
4.253.740
3.772.359
5.049.855
2.518.854

14.500.000
16.500.000
17.500.000
19.300.000
20.000.000

25.000.000
28.000.000

(Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam, 2011)
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 so với năm 2009

(Nguồn: vietnamtourism.gov.vn; gso.gov.vn Tổng Cục Du lịch Việt Nam).
2.2.3.2. Tiềm năng và triển vọng cho du lịch sinh thái Việt Nam
Việt Nam có vị trí nằm trải dài trên 15 vĩ tuyến, lịch sử phát triển địa hình
phức tạp, nằm giáp liền với lục địa và Biển Đông (với hơn 3200km đường biển).

10


Những điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam những điều kiện tự nhiên độc đáo,
cảnh quan tự nhiên đặc sắc, các hệ sinh thái điển hình có độ đa dạng cao.

Biểu đồ 2.3: Dự báo lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2020.
Biểu đồ 2.4: Dự báo thu nhập của du lịch đến Việt Nam năm 2020.

(Biểu đồ 2.3, 2.4, Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam, năm 2000).

11


2.3. Tổng quan về phát triển du lịch ở huyện Đức Phổ
2.3.1. Sơ lược về huyện Đức Phổ
Đức Phổ có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam chạy suốt chiều dài của Tây
Bắc của huyện và ở gần ngã ba Quốc lộ 24 và Quốc lộ 1A, có 2 cửa biển là Mỹ Á
và Sa Huỳnh là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề đánh bắt hải

sản. Sa Huỳnh với bãi tắm có cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử là một địa chỉ
du lịch trọng điểm của tỉnh.
Với vị trí đại lý như trên, Đức Phổ có điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa
với các địa phương trong vùng và cả nước, có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội nhanh và toàn diện, có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển của tỉnh.
2.3.2. Tổng quan ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ
2.3.2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi
Nằm giữa hai đầu đất nước với những lợi thế về di sản, bãi biển, các giá trị
sinh thái và đa dạng sinh học, Quảng Ngãi nói chung và Đức Phổ nói riêng hội đủ
các điều kiện để phát triển du lịch. Song trong khi các tỉnh trong khu vực đã thật sự
tạo dấu ấn riêng, thì Quảng Ngãi vẫn chưa trở thành một điểm đến của du khách.
Với vị trí về địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đa dạng và đặc sắc, hệ
thống hạ tầng đô thị phát triển. Tuy nhiên ngành du lịch của huyện Đức Phổ và của
tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch, tuy đã có những bước
phát triển nhưng chưa đáng kể.
Bảng 2.4: Thống kê số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi (2000 - 2010).
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Trong đó
Khách quốc tế
Khách nội địa


Tổng số khách
(lượt khách)
82.000
95.000
102.000
90.000
133.815
154.282
179.416
260.649
341.450

12

4.600
6.400
8.600
6.800
5.265
8.681
13.544
16.695
18.384

77.400
88.600
93.400
83.200
128.550
145.283

165.872
243.954
323.066


×