Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.39 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HỨA HOÀNG MINH

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT QUY HOẠCH CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ
CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ
VŨNG TÀU.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HỨA HOÀNG MINH

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT QUY HOẠCH CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ
CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ
VŨNG TÀU.

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS. LÊ MINH TRUNG
Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2011

10


LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi công ơn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, luôn ở bên cạnh
tôi động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được thành quả như hôm
nay.
Xin chân trọng biết ơn thầy TS. Lê Minh Trung đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy em
trong suốt quá thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cũng như
trong cả quá trình học tập. .
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Bộ môn Cảnh quan và kĩ thuật hoa viên, ban chủ nhiệm
khoa Môi trường và Tài nguyên.
Các thầy cô đã giảng dạy lớp DH07CH suốt bốn năm học tại trường
Cùng các thầy cô trong Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên và toàn thể
các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Các anh chị và các bạn trong lớp DH07CH và ngoài lớp đã tận tình giúp đỡ,
động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến các anh chị và lãnh đạo Công ty cổ phần Cây
xanh đô thị TP. Vũng Tàu đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu và đóng góp ý kiến
cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Hứa Hoàng Minh

11


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT QUY HOẠCH CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU.” được thực hiện tại thành phố Vũng Tàu từ ngày
15/02/2011 đến ngày 11/07/2011.
Kết quả thu được:
Hiện trạng cây xanh, cơ sở hạ tầng trên 110 tuyến đường tại thành phố Vũng
Tàu, số lượng, chủng loại, chiều cao, đường kính trung bình của các loại cây…
Đánh giá hiện trạng các tuyến đường về cơ sở hạ tầng, tình hình cây xanh.
Đề xuất được phương án thiết kế cây xanh đơn giản cho 3 tuyến đường đã
quy hoạch.

12


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1:Bảng diện tích mảng xanh thành phố Vũng Tàu ............................................... 17
Bảng 4. 2.: Bảng số lượng từng loại cây xanh trồng và không trồng trên thảm cỏ.... Error!

Bookmark not defined.
Bảng 4. 3: Bảng số lượng cây xanh từng loại trên các tuyến đường:Error!


Bookmark

not defined.
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ cơ cấu mảng xanh thành phố Vũng TàuError!

Bookmark

not

defined.

13


DANH SÁCH CÁC ẢNH – MẨU THIẾT KẾ
Ảnh 4. 1: Hàng cây dầu rái trên đường Lê Quý Đôn ..... Error! Bookmark not
defined.
Ảnh 4. 2: Hàng so đo cam trên đường Ba Cu . Error! Bookmark not defined.
Ảnh 4. 3: Hàng dầu rái trên đường Trần Hưng Đạo. ...................................... 31
Ảnh 4. 4: Hàng me trồng đầu đường Lê Lợi ... Error! Bookmark not defined.
Ảnh 4. 5: Hàng viết trên đường Nguyễn Thái Học ........ Error! Bookmark not
defined.
Ảnh 4. 6: Sao đen và muồng hoàng yến được trồng xen kẽ trên đường 3.2
......................................................................... Error! Bookmark not defined.

14


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong lịch sử phát triển của đô thị thế giới nói chung và đô thị Việt Nam nói riêng
mảng xanh đô thị là một yếu tố quan trọng của việc phát triển đô thị bền vững. Cây
xanh trồng trong đô thị là một thành phần của mảng xanh đô thị, với nhiều chức
năng như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, điều hòa nhiệt độ không khí, kết hợp với
các yếu tố khác tạo cảnh quan hài hòa cho đô thị, giảm bớt tiếng ồn, điều hòa khí
hậu, cân bằng hệ sinh thái góp phần bảo vệ con người, vì vậy xanh hóa đô thị là một
vấn đề cần được quan tâm
Cây xanh không chỉ có vai trò về sinh thái và mỹ quan mà nó còn là nét đặc
trưng riêng cho từng đô thị, tạo sự hài hòa, cân bằng trong đô thị. Cây xanh có thể
trở thành nét riêng cho đô thị đó như khi nhắc đến thành phố hoa phượng là người
ta sẽ nghĩ ngay đến thành phố Hải Phòng hay cây xanh cũng trở thành tên của địa
nhanh như tên của Huyện Củ Chi, quận Gò Vấp của thành phố Hồ Chí Minh.Vì vậy
,việc quy hoạch, trồng, quản lý cây xanh đô thị là một việc rất quan trọng và cần
thiết Việc lập và điều chỉnh hệ thống cây xanh đường phố được thực hiện theo điều
20, 24 và 27 (mục 3, Chương 2) của Luật Xây Dựng năm 2003. và bộ xây dựng đã
ra thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị
và ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” ngày 05/01/2006.
Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Với 48,1 km bờ biển, Vũng Tàu là một bán đảo bao gồm 14 phường và một xã
Long Sơn, là đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm dầu
khí, là thành phố du lịch lâu đời. Trong những năm qua thành phố Vũng Tàu có tốc
độ đô thị hóa cao, nhiều tuyến đường được mở rộng và tạo mới, hệ thống cây xanh
đường phố được bảo tồn và trồng thêm, tuy vậy, một số tuyến đường vẫn chưa có
hệ thống cây xanh hoặc cây xanh chưa dồng bộ Vì vậy Tôi thực hiện đề tài " Khảo

15



sát, đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố thành phố Vũng Tàu và đề suất
thiết kế cây xanh đường phố cho một số tuyến đường đã quy hoạch ".

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Lịch sử phát triển và nhận thức khoa học về lâm nghiệp đô thị
2.1.1. Khái niệm về lâm nghiệp đô thị:
Lâm nghiệp đô thị là một ngành chuyên sâu của lâm nghiệp, có các mục tiêu
trồng, quản trị cây xanh nhằm làm cho sự hiện diện và đóng góp phần tiềm tàng của
chúng vào những phúc lợi về vật chất, xã hội và kinh tế của xã hội đô thị. Theo
nghĩa rộng, nó bao gồm một hệ thống quản trị đa bậc bao gồm lưu vực tích thủy
công cộng, nơi trú ẩn cho đời sống hoang dã, nơi nghỉ ngơi ngoài trời, thiết kế cảnh
quan, tái sử lý nước thải, chăm sóc cây xanh nói chung, và sản xuất nguyên liệu sợi
gỗ trong tương lai.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị trên thế giới:
Từ những sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh đã giữ vị trí quan
trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La
Mã xưa rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Họ đã sử dụng cây
xanh trong việc trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn tín
ngưỡng trong các đền thờ. Vườn thực vật được phát triển trong thời kì Trung cổ.
Khi thương mại và giao thông phát triển, cây trồng được chuyển đi từ nước này
sang nước khác và các vườn thực vật lớn, nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia.
Kiểng cổ, BonSai là các tác phẩm nghệ thuật có từ ngàn xưa trong các cung đình
hay trong nhân gian. Những thuật ngữ như vườn thượng uyển đã có từ thời phong
kiến phương Đông, phương Tây. Thuật ngữ “ nghệ nhân trồng cây ” được tìm thấy
đầu tiên trong sách “ Dodens ” năm 1578. Trong sách của William Lawson: “ A
new orchad and Graden ” viết năm 1618 trình bày cách chăm sóc cây như chúng ta
đã biết ngày nay ( Chế Đình Lý, 1997).


16


Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây,
bảo quản và kiến trúc cảnh quan (Landscape & architecture). Đến giữa thập kỉ 1960,
quan niệm cây xanh đô thị hay sự quản trị hệ thống rừng và cây xanh đô thị vẫn
chưa được thừa nhận. Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm cây xanh đô thị được giới
thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toronto(Canada) vào năm 1965 (
dẫn theo Jorgensen, 1970). Jorgensen đã đưa ra định nghĩa về Lâm nghiệp đô thị
như sau: “ Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản trị
các cây cá lẽ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử
dụng bởi quần thể cư dân đô thị…”
Cơ quan Lâm nghiệp của Hoa Kỳ (1970) đã đưa ra định nghĩa về Lâm
nghiệp Môi trường như sau: “ Lâm nghiệp môi trường bao gồm những khía cạnh
quản lý tài nguyên liên quan đến phục vụ lợi ích của con người, kết hợp các tài
nguyên đó với các giá trị hữu hình hay vô hình của thực vật rừng trong và xung
quanh đô thị”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân biệt ngành trồng cây (Arboriculture) và lâm
nghiệp đô thị nhưng hiến chương lâm nghiệp phối hợp (The cooperative forestry
Act) xem Lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là một hệ thống nhất, và đưa ra
định nghĩa về Lâm nghiệp đô thị (1978) như sau: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng,
tạo lập, bảo vệ, quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm
nhỏ hay các hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô thành phố và nông thôn
ngoại thành”.
Năm 1988, bên cạnh đua ra khái niệm “ Tổng thể rưng ”, Miller đưa ra các
định nghĩa phân biệt giữa Lâm nghiệp nông thôn và Lâm nghiệp đô thị, Lâm nghiệp
cộng đồng, Lâm nghiệp vành đai xám, kỹ nghệ xám, Lâm nghiệp tiện ích.
Ngày nay Lâm nghiệp đô thị đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, nó trở
thành một nhu cầu bức thiết của nhân loại trong xã hội công nghiệp hiện đại.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị ở Việt Nam

Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời.
Trong thời kỳ phong kiến, các cung điện, lăng tẩm và các vườn thượng uyển được

17


trồng cây xanh và một số cây vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các khu di tích.
Nhưng cây xanh đô thị thật sự chú trọng phát triển một cách khoa học khắp nơi
trong cả nước vào thời kì Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ở Nam Kỳ,
Bắc Kỳ, Trung Kỳ được hình thành.
Nhìn chung, bước đầu mới chỉ tập trung cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đông dân cư, khói bụi, tiếng ồn do công nghiệp và giao thông… là các vấn đề
thường gặp lớn ở Việt Nam. Mặc dù tốc độ đô thị hóa chậm hơn các nước trong
khu vực và trên thế giới nhưng đến năm 2000 cũng chỉ có khoảng 25% (đến năm
2010 ước tính cũng chỉ có khoảng 30%) dân số Việt Nam sống trong các đô thị, sự
hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉnh trang đô thị và xây dựng các
khu dân cư mới là điều tất yếu xảy ra, đạt yêu cầu gia tăng diện tích mảng xanh
nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái đô thị.
Năm 1994, ở TP. Hồ chí Minh rầm rộ lên các đề tài nghiên cứu khoa học,
giáo trình đào tạo công nhân chăm sóc và bảo quản cây xanh đô thị, bao gồm nhiều
nội dung như về vai trò của cây xanh đô thị đối với con người, nâng cao kỹ thuật
chăm sóc và bảo quản cây. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất tổng quát và
quy hoạch đô thị gắn với quá trình phát triển mảng xanh, kiến trúc phong cảnh,
nghiên cứu các loại cây trồng đô thị, chăm sóc và bảo quản… giữ gìn khoảng không
gian xanh hiện có, một chiến lược phát triển ổ định nhất quán trên cơ sở điều tra
nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng mảng xanh đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh và một số đô thị khác là những vấn đề cấp bách mà các đề tài nghiên cứu
trong nước quan tâm trong khoảng 20 năm nay.
Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý… đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy

hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến
trúc cảnh quan đô thị …. Phần lớn các nghiên cứu này đều xem cây xanh, mảng
xanh như một phần hữu cơ trong cấu thành kiến trúc đô thị, một bộ phận không thể
tách rời trong cảnh quan thiên nhiên .
2.2. Sơ lược về lợi ích cây xanh trong môi trường đô thị

18


Mảng xanh bao gồm cả cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với cư dân đô
thị trên nhiều phương diện. Tổng quát, có thể chia lợi ích của mảng xanh đô thị
thành 4 nhóm: cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị; giải quyết các vấn đề kỹ thuật học
môi sinh; thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị, kinh tế xã hội.
2.2.1 Cây xanh có vai trò cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị:
► Điều hòa nhiệt độ: cây xanh điều hòa nhiệt độ môi trường thông qua tác
động chi phối bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và truyền dẫn
bức xạ mặt trời. Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu
trúc tán. Ban đêm, tán cây mất nhiệt chậm hơn tạo ra một tấm màng chắn giưa nhiệt
độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ấm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn bên ngoài
chỗ trống. Sự khác biệt này có thể đạt 5 – 8oC (Federer,1970)
► Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí: Sự di chuyển của không
khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của con người. Tác động
này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu của cây xanh.
Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tỉnh trước và sau gió. Do đó,
ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như là một phương tiện kiểm soát
gió hiệu quả. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình
dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây xanh. Cây xanh còn có
tác dụng ngăn chặn gió, tốc độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10 – 20
lần chiều cao cây cao nhất sau hàng cây. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào
chiều cao, chiều rộng, khả năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây

xanh. Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió bão,
gió lạnh và trong các đai cách ly giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư
xung quanh.
► Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kì tuần hoàn nước: Cây xanh
ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi nước, làm giảm sự
bốc hơi của ẩm độ đất. Độ chênh lệch độ ẩm tương đối giữa sàn rừng, lớp không khí
sát mặt đất và trên tán cây biến động từ 5-6%. Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng
trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất.

19


Cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất. Ngoài ra cây xanh
còn cung cấp oxi và giảm tích lũy khí cacbonic, cây xanh là nhà máy duy nhất lấy
khí CO2 và thải khí O2 thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Một số cây xanh
còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm trong lành môi trường, có lợi
cho sức khỏe của cư dân đô thị.
2.2.2. Cây xanh có tác dụng giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh:
► Hạn chế tiếng ồn: Cook (1978) cho biết rằng một đai cây rộng 30m cao
15m có thể làm giảm tiếng ồn trên xa lộ đến 10dB. Tuy nhiên, đai cây rộng như thế
không dễ thực hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Vị trí đai cây hết
sức quan trọng, nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là đặt gần khu vực cần bảo
vệ. Các nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn với tiếng ồn do xe cộ với
hàng cây bụi đặt sau 1 hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6m.
► Hạn chế ô nhiễm không khí: Các chất gây ô nhiễm không khí khá phong
phú gồm cả ba dạng khí rắn và lỏng, trong đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai
trò cây xanh trong việc ngăn chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn
chưa được biết đến nhiều. Đối với bụi, trung bình 1ha cây xanh đô thị có thể thanh
lọc 50 – 70 tấn /năm. Cây xanh ( cành, thân, lá, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm
(cát, bụi, tro,khói…) và sau đó được rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách

các hạt trong không khí bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như
vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra, cây xanh cũng thường che lấp các hơi,
khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp
thụ.
► Kiểm soát sự rửa trôi và sói mòn đất: Xói mòn đất là sự mất lớp đất
mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí, thường gây ra do sự bảo vệ đất không
thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực trước gió và
nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình. Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và sói
mòn do nước gây ra bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp
thụ nó thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.

20


► Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu: Thực vật, mảng xanh có thể dùng để
che chắn và làm diệu bớt ánh sáng, hiệu quả trước hết phụ thuộc vào kích thước và
mật độ cây xanh. Thực vật có thể ngăn hoặc lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày hay đêm.
ở những xa lộ, cây xanh còn có thể sử dụng để kiểm soát ngăn chặn ánh sáng trực
tiếp buổi sáng và buổi xế chiều. Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt
đúng chổ các cây, bụi cây xung quanh các sân, cửa sổ hoặc dọc đường phố để đảm
bảo tầm nhìn lái xe. Ánh sáng thứ cấp ( ánh sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát
bằng cách trồng cây che chắn nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu
hoặc sau khi chạm vào vật phản chiếu đi đến mắt người.
► Kiểm soát giao thông: Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông
đô thị thông qua việc hình thành các hàng giậu, đai cây… trên đường phố, hoa viên,
công viên. Mức độ và hiệu quả kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng
trống cho người qua lại mà phải đi theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn,
thẩm mỹ…phụ thuộc vào đặc tính của từng loại cây như chiều cao, tập tính phân
cành, độ mềm dẻo của cành, có gai hoặc không gai,… cũng như mật độ trồng, cấu
trúc tán cây…

2.2.3. Cây xanh là thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị:
Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ
yếu, đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có nhiều hình thức đa
dạng và màu sắc biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
chiều cao, vòm lá, thân cành, màu sắc, hoa. Do đó, kiến trúc cảnh quan trong đó có
cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không gian. Cây xanh,
mảng xanh bboos trí theo nhóm cũng có giá trị trang trí, làm trung tâm bố cục cho
một số kiến trúc cảnh quan. Việc bố trí độc lập hoặc phối kết nhiều nhóm cây còn
tạo ra các chức năng khác của mảng xanh như giới hạn không gian, chhe chắn tầm
nhìn, kiểm soát sự riêng tư.
2.2.4. Vai trò của cây xanh trong kinh tế - xã hội:
Nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kì nuôi dưỡng của một số
chủng loại cây xanh đô thị. Cây xanh đô thị là nơi cung cấp một số hạt giống của

21


một số loài cây khá quí hiếm của hệ thực vật bản địa cũng như nhập nội, là nơi vui
chơi giải trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Cây xanh được
sử dụng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tương niệm qua việc đặt tên cây
xanh cho một số địa danh.
2.3. Một số nguyên tắc trồng cây xanh đường phố.
Trên cơ sở các nguyên lý chung về thiết kế trồng cây đường phố, việc chọn
loài giống cây cần xem xét đến yếu tố sinh lý, sinh thái cây trồng. Theo thông tư 20
của Bộ xây dựng ngày 20/12/2005, một số tiêu chuẩn trồng cây trồng đường phố
như sau:
1. Các yêu cầu chung

a) Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc. Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay

thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn:
- Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao
tiêu chuẩn tối thiểu 6 cm.
- Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng.
2. Các loại cây bóng mát trong đô thị
- Loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ.
- Loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành trung bình.
- Loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn.
Căn cứ vào cách phân loại này, các địa phương quy định việc phân loại cây xanh
phù hợp với địa phương mình hoặc có thể tham khảo quy định phân loại cây trong
Phụ lục 1. Danh mục cây bóng mát tham khảo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
3. Trồng cây xanh đường phố
a) Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các
cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.

22


b) Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m
nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa
phương.
c) Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường
cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có
hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không
gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
d) Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân
loại cây (tham khảo Phụ lục 1) hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu
vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố,
tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều

rộng hè phố dưới 5m.
e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m
căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1);
f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh
liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ
một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km.
Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở
lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.
g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây
bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại
cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách
khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo
để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây
leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ
các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành
mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.

23


i) Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao
nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột
đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp
nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.
m) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành
lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày

17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực
về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
4. Ô đất trồng cây xanh đường phố
a) Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với
cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
b) Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công
cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố
nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây
và tạo hình thức trang trí.
c) Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm
xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
5. Nghiệm thu cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị có hạng mục cây xanh phải thực
hiện trồng cây phù hợp với tiến độ xây dựng công trình. Khi nghiệm thu công trình
phải bao gồm hạng mục cây xanh theo thiết kế đã được phê duyệt.
2.4. Các tiêu chuẩn cây trồng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005
“Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết
kế” ngày 05/01/2006.
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh.
- Cây thân đẹp, dáng đẹp.

24


- Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi.
- Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng
lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp.
- Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi.
- Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.

- Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.
b) Về phối kết nên:
- Nhiều loại cây, loại hoa.
- Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa.
- Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù
điêu và công trình kiến trúc.
- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt

nước, cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, lại vừa có tính
tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.
2.5 Giới thiệu sơ nét về thành phố Vũng Tàu
2.5.1 Điều kiện tự nhiên:
2.5.1.1 Vị trí địa lý.
Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thành phố có
tổng diện tích tự nhiên là 14.964,53 ha chiếm 7,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 120 km về phía Đông, có 16 phường và 1 xã trực
thuộc
Thành phố Vũng Tàu có 3 mặt tiếp giáp với biển với tồng chiều dài bờ biển là
48,1km: phí Đông, Nam giáp biể Đông; phía Tây giáp vịnh Gành Rái; phía Bắc giáp
thị xã Bà Rịa qua song Cỏ May, một phần huyện Long Thành, huyện Long Điền.
2.5.1.2 Địa hình
Thành phố Vũng Tàu có địa hình khá đa dạng được chia thành các dạng đặc trưng
sau:
Địa hình núi cao: bao gồm khu bán đảo Vũng Tàu và đảo Long Sơn
Dãy cồn cát tự nhiên: nằm dọc theo bán đảo.

25


Đất đầm lầy, trũng: khu Bàu Sen, Cửa lấp. Bến Đình.

2.5.1.3 Khí hậu:
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, thành phố Vũng Tàu có khí hậu
biển đặc trưng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, kinh tế, xã hội.
2.5.2 Tài nguyên thiên nhiên:
2.5.2.1 Tài nguyên đất:
Theo kết quả phân loại đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu có 6 nhóm
đất chính: Đất phèn, đất cát, đất tầng mỏng, đất xám, đất nhân tác, đất sông suối.
2.5.2.2 Tài nguyên nước.
Sông Dinh là một trong những con sông quan trọng nhất của thành phố cũng như
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 35 km có khả năng cung cấp nước ngọt sinh hoạt, tưới
tiêu với khối lượng lớn lưu lượng từ 20.000 – 24.000 m3/ ngày đêm.
Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tại thành phố thuộc loại nhạt và có một số khu
vực bị nhiễm phèn. Một số giếng có dấu hiệu bị nhiễm phèn.
2.5.2.3 Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 1908,42 ha. Đa số các khu vực đều
là rừng phòng hộ, rừng mang tính chất ngập mặn có tác dụng trong việc điều hòa
khí hậu, ô nhiễm cho thành phố.
2.5.2.4 Tài nguyên biển.
Đường bờ biển của thành phố Vũng Tàu dài 48,1 km, với dốc thoải từ 3 – 80, Bãi
biển cát trắng, song thay đổi theo mùa, là cửa ngõ đường thủy quan trọng của khu
vực Nam Bộ hướng ra biển Đông và thế giới, thuận lợi cho việc phát triển cảng
hàng không và cảng quốc tế. Thành phố có nhiều bải biển đẹp thuận lợi cho phát
triển du lịch.
2.5.3 Điều kiện kinh tế
Kinh tế Vũng Tàu với mũi nhọn là công nghiệp dịch vụ thăm dò và khảo sát dầu khí
ở thềm lục địa phía nam. Ngoài ra, kinh tế địa phương tập trung vào đánh bắt, chế
biến hải sản, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch và nghỉ mát. GDP năm 2005 đạt 31580
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 14,5%/năm.

26



Đối với cơ cấu kinh tế do thành phố quản lý, ngành du lịch luôn chiếm tỷ trọng cao,
sau đó đến ngành khai thác và chế biến thủy hải sản và cuối cùng là công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp.
2.5.4 Điều kiện xã hội.
2.5.4.1 Dân số:
Dân số toàn thành phố hiện có 265400 người (năm 2008), trong đó nam chiếm
49,17%, nữ chiếm 50,83% và thành thị chiếm 94,82%, nông thôn chiếm 5,18%, mật
độ dân số trung bình 1.774 người/km2
2.5.4.2 Dân tộc – Tôn giáo.
Về dân tộc, hầu hết dân số thành phố Vũng TÀu đều là người Kinh (chiếm tỷ lệ
98,3%). Phần lớn người dân không có tôn giáo .

27


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu
Khảo sát, đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố Vũng Tàu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống cây xanh đường phố, đồng thời khuyến khích
mọi thành phần xã hội tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành
phố phù hợp với định hướng phát triển và quy hoạch thành phố Vũng Tàu.
Tăng tỷ lệ, diện tích cây xanh trên phố và đặc biệt là ở một số tuyến đường
mới quy hoạch, tạo nên nét riêng cho thành phố Vũng Tàu.
Tạo cơ sở cho việc bảo dưỡng, quản lý, khai thác sử dụng trong tương lai.
3.2 Nội dung đề tài:
Tham khảo, thu thập tư liệu về quy hoạch và các định hướng phát triển đô thị

của thành phố Vũng Tàu.
Điều tra, khảo sát hiện trạng cây xanh toàn thành phố
Đánh giá hiện trạng các tuyến đường đã khảo sát
Đề xuất các giải pháp cải tạo thay thế và thiết kế mới cho các tuyến đường đã
khảo sát.
3.3 Phạm vi đề tài:
Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Vũng Tàu. Nội dung đề tài bao gồm
điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường tại 16
phường và 1 xã và thiết kế cây xanh cho một số tuyến đường của thành phố đã được
quy hoạch lộ giới mà hiện tại chưa có cây xanh.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
Khảo sát bản đồ của khu vực nghiên cứu. Phiếu khảo sát ( phụ lục 1)
Việc điều tra, khảo sát hiện trạng được thực hiện trên tất cả các tuyến đường
:

28


- Số lượng loài cây có trên tuyến đường, và số lượng mỗi loài
- Chiều cao trung bình của các cây
- Tình trạng cây xanh trên đường phố
- Đường kính tán trung bình của cây và đường kính trung bình thân cây tại
chiều cao 1,3 m của cây xanh
- Tình trạng vỉa hè, lòng đường hiện trạng của tuyến đường.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp – xử lí số liệu:
Sau khi kiểm kê ngoại nghiệp, tài liệu thu thập được về hiện trạng cây xanh
trên các tuyến đường được sắp xếp lại theo thứ tự abc theo tên đường phố và tiến
hành các công việc sau đây:
+ Kiểm tra lại bản đồ và thực địa từng tuyến đường

+ Tra danh mục, định danh và phân loại cây theo họ thực vật.
+ Đối chiếu và kiểm tra các đoạn đường phố. Nếu thiếu sẽ tiến hành kiểm
kê bổ sung.
3.4.3. Đánh giá hiện trạng cây xanh các tuyến đường đã khảo sát.
Dựa vào kết quả khảo sát thực địa, hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường, hiện
trạng vỉa hè lòng đường của các tuyến đường khảo sát, căn cứ các quy định, quy
cách trồng cây, tiêu chuẩn cây trồng theo thông tư 20 của Bộ xây dựng ngày
20/12/2005 và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” ngày 05/01/2006. Từ đó đưa
ra những nhận định, và đánh giá hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường khảo sát.
3.4.4. Đề xuất thiết kế cây xanh đường phố cho các tuyến đường khảo sát:
Dựa vào các tiêu chuẩn đề ra đối với cây xanh đường phố của Công ty Công
viên Cây xanh: về chủng loại, kích cỡ, cảnh quan, an toàn,… đưa ra các đề xuất
thiết kế cây xanh đường phố cho các tuyến đường đã được quy hoạch lộ giới.

29


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quát về hiện trạng mảng xanh thành phố Vũng Tàu.
a. Mảng xanh công viên:
Là toàn bộ cây xanh được trồng trong công viên. Đây là công viên mở gồm có hoa
kiểng và thảm cỏ. Có 11 công viên với diện tích trồng cây là 14,33 ha chiếm 0,42%
diện tích mảng xanh thành phố.
b. Mảng xanh khuôn viên
Loại mảng xanh này có 12,6 ha gồm toàn bộ diện tích cây xanh được tạo nên bởi
cây thân gỗ, thảm cỏ, hoa kiểng trồng tập trung và phân tán trong các công sở, khu
văn hóa, đình chùa...

c. Cây xanh đường phố
Bao gồm cây xanh được trồng dọc theo các lề đường, vỉa hè, giải phân cách, vòng
xoay. Tổng diện tích cây xanh đường phố là 22,56 ha chiếm 0,67% diện tích mảng
xanh thành phố.
d. Rừng tập trung
Với tổng diện tích 1.908,42 ha chiếm 56,33% diện tích mảng xanh thành phố.trong
đó rừng tự nhiện trên đất phèn ven biển xã đảo Long Sơn 1.048,42 ha, rừng trồng
ven biển, Núi Lớn, Núi Nhỏ: 860 ha
e. Cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm
Phần lớn diện tích tích cây công nghiệp và cây ăn trái lâu năm tập trung tại ở ngoại
thành và xã Long Sơn với 1.510 ha chiếm 43,11% diện tích mảng xanh thành phố
Bảng 4.1:Bảng diện tích mảng xanh thành phố Vũng Tàu
STT

Loại mảng xanh

Diện tích (ha)

Tỉ lệ %

1

Mảng xanh công viên

14,33

0,42

2


Mảng xanh khuôn viên

12,60

0,37

30


3

Cây xanh đường phố

22,56

0,67

4

Rừng tập trung

1908,42

56,33

5

Cây công nghiệp, cây ăn trái lâu năm

1430


42,21

3387,91

100

Tổng diện tích mảng xanh

(Nguồn: Phòng quản lý đô thị thành phố Vũng Tàu)

0.42
42.21

M?ng xanh công viên

12.6
22.56

M?ng xanh khuôn viên
Cây xanh đư?ng ph?

56.33

R?ng t?p trung
cây công nghi?p, cây ăn
trái lâu năm

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ cơ cấu mảng xanh thành phố Vũng Tàu
4.2. Hiện trạng đường phố của thành phố thành phố Vũng Tàu

4.2.1 Hiện trạng cây xanh đường phố của thành phố thành phố Vũng Tàu:
Qua điều tra thực tế và tài liệu thống kê cho thấy thành phố Vũng Tàu hiện
có 110 con đường, nhưng có đến 40 con đường chưa có cây xanh hoặc cây xanh do
người dân trồng trước nhà. Hiện trạng thành phố Vũng Tàu có 16322 cây, trong đó
có 11206 cây loại 1 có độ cao dưới 6m, cây loại 2 có độ cao từ 6m đến 12m là 4722
cây, cây loại 3 có độ cao hơn 12m là 394 cây
Tổng diện tích cây xanh đường phố là 22,56 ha, bình quân tính trên đầu người là
0,89m2/người, bình quân theo km đường là 0,19ha/1 km đường bộ. Cây xanh
đường phố phân bố không đồng đều, đa số tập trung tại các tuyến đường nội thành.
Riêng khu vực ngoại thành chỉ có 1 số khu dân cư và khu vực đã được triễn khai
quy hoạch chi tiết thì mảng cây xanh đường phố được bố trí đúng quy hoạch . Riêng
phướng 12 và Long Sơn, cây xanh đường phố chỉ được trồng theo các tuyến đường
chính.

31


Về chủng loại cây trồng trên đường phố Vũng Tàu rất đa dạng. Tổng cộng có 68
lòai thuộc 31 họ: Abietaceae, Anacardiaceae, Annonaceae, Apocynaceae,
Aracaceae,

bignoniaceae,

Bombacaceae,

Caesalpiniaceae,

Casuarina,

Combretaceae, Cupressaceae, Dipterocarpaceae, Elaeocarpaceae, Euphorbiaceae,

Fabaceae, Ficus, Lauraceae, Leptospomoideae, Lyrthraceae, magnoliaceae,
Meliaceae,

Mimosoideae,

Moraceae,

Myrtaceae,

Myrtodieae,

Oxalidaceae,

Rhamnaceae, Rosaceae, Sapindaceae, Sapotaceae, Verbenaceae.
Cây xanh tại thành phố Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của gió biến mang nhiều muối
nên tán lá thường bị lệch về phía gió thổi, cây xanh trồng mới lại rất khó sống, thân
cây thường bị nứt nẻ.
4.2.2 Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường cụ thể.
Trên 38 tuyến đường: Phan Bội Châu, Trần Đồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Bội
Châu, Nguyễn Trường Tộ, Trần Quý Cáp, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đồ Chiểu, Mạc
Đỉnh Chi, Hùng Vương, Cô Giang, Ký Con, Bà Huyện Thanh Quan, Đòan Thị
Điểm, Cô Bắc, Triệu Việt Vương, Yên Bái, Nguyễn Kim, Bạch Đằng, Nguyễn
Trung Trực, Lê Văn Lộc, Ngô Quyền, Nơ Trang Long, Bến Nôm, Võ văn Tần,
Phạm Văn Dinh, Trần Anh Tông, Lưu Chí Hiếu, Bắc Sơn, Đống Đa, Tú Xương, Vi
Ba, Lê Quang Định, Hàn Thuyên, Lưu Hữu Phước, Tăng Bạt Hổ, Chí Linh, Hàn
Thuyên hiện tại chưa có hệ thống vỉa hè vì vậy chưa có hệ thống cây xanh, hoặc chỉ
có cây xanh do người dân tự trồng, phân bố rải rác ở mỗi tuyến đường, được công
ty cây xanh đường phố Vũng Tàu đưa vào hệ thống cây xanh không duy thường
xuyên.
 Đường Nam Kì Khởi Nghĩa: Với vỉa hè rộng trên 7m. Chủ yếu là các lọai cây

như bàng, sao đen được trồng một cách có quy họach đều đặn đồng nhất, có bồn
cỏ nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh, ở đọan cuối đường vẫn chưa được quy họach
trồng cây mà chủ yếu do người dân trồng cây lấy bóng mát nên không có sự
đồng đều, đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật.
 Đường Hoàng Hoa Thám: Là tuyến đường chính thông ra Bãi Sau, chính vì
vậy đã được thực hiện quy hoạch đường phố và vỉa hè. Vỉa hè rộng từ 5 – 7m,

32


với các lọai cây: tùng, lim xẹt dọc theo 2 bên vỉa hè khoảng cách phù hợp, đều
nhau, có bồn cỏ, khoảng cách trung bình 6 – 8m, cây phát triển xanh tốt.
 Đường Hạ Long: Với vỉa hè 2 bên rộng 5m, cây xanh đường phố chủ yếu là cây
dương được trồng trên vỉa hè, khoảng cách đều nhau là 6m, được trồng sole để
có tác dụng chắn gió biển. Đọan giữa của tuyến đường chưa có cây xanh. Hầu
hết các cây có tán lá không đều nghiêng hẳn về một bên do tác dụng của gió
biển.
 Đường Đinh Tiên Hòang: Cây xanh đường phố đa dạng: bằng lăng, viết…với
khoảng cách trung bình 5m. Vỉa hè rộng 3m, chiều cao cây dưới 3m, đường kính
tán 2m, chưa có bồn cỏ. Phần cuối đường do vỉa hè hẹp hơn ( dưới 2m) hiện
chưa có cây xanh.
 Đường Phan Chu Trinh: Với đa số là bằng lăng tím mang lại cảnh quan đẹp,
có kích thước phù hợp với vỉa hè rộng 3m, khỏang cách cây là 6m. Cây xanh
được trồng theo tuyến nhưng chỉ được trồng ở 1 bên vỉa hè.
 Đường Võ Thị Sáu: Vỉa hè rộng 6m có bồn cỏ, hiện đã được trồng mới dầu rái
trên cả tuyến đường.
 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh: Chủ yếu là cây bàng với mật độ thưa thớt, nằm sát
với công trình, nhà ở, chưa có quy hoạch trồng cây theo tiêu chuẩn, kỹ thuật.
 Đường Trương Công Định: Đa dạng với chủng lọai xà cừ, bàng, viết được
trồng trên thảm cỏ với khoảng cách không đều, nằm sát công trình xây dựng.

Đọan đường từ Trần Đồng đi Lê Hồng Phong, cây xanh đường phố không phù
hợp với quy hoạch do vỉa hè quá hẹp (3m) đối với cây lâu năm và khoảng cách
giữa các cây rất lớn (100m).
 Đường Nguyễn Du: Đa số là cây xà cừ trồng lâu năm có kích thước lớn trồng
cách đều 5m/cây, tán rộng nhưng lại không đảm bảo về kích thước vỉa hè.
 Đường Thống Nhất: Vỉa hè rộng trên 5m, cây trồng đa dạng: xà cừ, bàng, sao
đen. Nhưng không có sự đồng đều về kích thước, khoảng cách, chiều cao giữa
các cây, các cây lớn được trồng xen kẽ, kết hợp với cây cảnh và cây bụi.

33


×