Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

SO SÁNH HIỆU LỰC THUỐC HÓA HỌC TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN DO NẤM Cercospora sp. GÂY RA Ở CÂY HỒNG MÔN Anthurium Andreanum TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.55 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*********

HUỲNH NGỌC THỊNH

SO SÁNH HIỆU LỰC THUỐC HÓA HỌC TRỊ BỆNH ĐỐM
ĐEN DO NẤM Cercospora sp. GÂY RA Ở CÂY HỒNG
MÔN Anthurium Andreanum TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*********

HUỲNH NGỌC THỊNH

SO SÁNH HIỆU LỰC THUỐC HÓA HỌC TRỊ BỆNH ĐỐM
ĐEN DO NẤM Cercospora sp. GÂY RA Ở CÂY HỒNG
MÔN Anthurium Andreanum TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỔNG


Ngành: Cảnh Quan & Kĩ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : Th.S VÕ VĂN ĐÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6/2011

  i
 


 

LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn
Th.S Võ Văn Đông
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
Chân thành cảm tạ


Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường Tài Nguyên, Bộ Môn Cảnh Quan Và Kĩ Thuật Hoa Viên cùng toàn
thể quý thầy cô đã dìu dắt dạy dỗ tôi suốt thời gian theo học tại trường.



Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tiền đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
bố trí thí nghiệm.




Các bạn cùng lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện bài tiều luận này.
TPHCM 6/12/2011

Huỳnh Ngọc Thịnh

  ii
 


 

TÓM TẮT
Huỳnh Ngọc Thịnh – Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 6/2011
Tiểu luận: “Khảo nghiệm hiệu lực thuốc hóa học trị bệnh đốm đen ở cây hồng
môn Anthurium Andreanum tại thành phố Đà Lạt”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Võ Văn Đông
Bài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 20 tháng 2 đến 30 tháng 3 tại vườn
hồng môn trên thành phố Đà Lạt.
Khảo nghiệm hiệu lực phòng trị bệnh đốm đen trên cây hoa hồng môn. Hiệu
quả phòng trị bệnh đốm đen của 3 loại thuốc hóa học do nông dân sử dụng.
Khu vực thí nghiệm được phân vùng, cách ly. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm
thức, với 3 lần lặp lại được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong đó:
Nghiệm thức A: SCORE 250 EC
Nghiệm thức B: JIVON 6 WP
Nghiệm thức C: RIDOMIL 68 WP
Nghiệm thức D: Đối chứng, không dùng thuốc hóa học.

Chỉ tiêu theo dõi số vết bệnh/cây, số liệu được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Exell và MS Statgraphic.
Trong đó 3 loại thuốc hóa học dùng để thí nghiệm thì SCORE 250 EC có hiệu
lực mạnh nhất có hiệu lực thuốc đến 36.92%, khả năng phòng trị cao. Thuốc
RIDOMIL 68 WP đứng thứ nhì, có tác dụng tốt đối với bệnh đốm đen, thời gian
phòng bệnh cao, hiệu lực thuốc là 35.28%. Thuốc JIVON 6 WP có tác dụng yếu
nhất trong 3 loại thuốc, hiệu lực thuốc là 32.27%, tuy có tác dụng đối với bệnh đốm
đen nhưng lại không có hiệu lực lâu dài.

  iii
 


 

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
CHƯƠNG I ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.2.2 Nội dung ......................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 2
CHƯƠNG II .............................................................................................................. 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3
2.1 Phân loại thực vật .............................................................................................. 3

2.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý ................................................................................ 3
2.3 Yêu cầu ngoại cảnh ............................................................................................ 4
2.3.1 Nhiệt độ .......................................................................................................... 4
2.3.2 Độ ẩm.............................................................................................................. 4
2.3.3 Ánh sáng ......................................................................................................... 5
2.3.4 Dinh dưỡng ..................................................................................................... 5
2.3.5 Tỉa lá ............................................................................................................... 6
2.4 Kĩ thuật trồng, chăm sóc .................................................................................... 6
2.4.1 Kĩ thuật trồng: ................................................................................................. 6
2.4.2 Kĩ thuật chăm sóc: .......................................................................................... 6
2.4.3 Nhân giống...................................................................................................... 6
2.5 Bệnh cây ............................................................................................................ 7
2.5.1 Nấm và cơ chế gây bệnh ................................................................................. 7
2.5.1.1 Nấm.............................................................................................................. 7
  iv
 


 

2.5.1.2 Sự xâm nhiễm và lan truyền của nấm.......................................................... 7
2.5.1.2.a Giai đoạn tiếp xúc và xâm nhập................................................................ 8
2.5.1.2.b Giai đoạn ủ bệnh (tiềm dục) ..................................................................... 8
2.5.1.2.c Giai đoạn phát triển bệnh .......................................................................... 9
2.4.1.3 Sự lan truyền của nấm ................................................................................. 9
2.5.2 Chẩn đoán do nấm trên cây hồng môn ........................................................... 9
2.5.4 Tính chất của 3 loại thuốc hóa học làm thí nghiệm ......................................14
CHƯƠNG III ...........................................................................................................17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..............................................17
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................17

3.1.1 Thời gian thực hiện .......................................................................................17
3.1.2 Địa điểm........................................................................................................17
3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu................................................................................17
3.3 Đối tượng điều tra ............................................................................................17
3.4 Dụng cụ nghiên cứu .........................................................................................18
3.5 Nội dung và phương pháp thí nghiệm .............................................................18
3.5.1 Nội dung .......................................................................................................18
3.5.2 Phương pháp thí nghiệm ...............................................................................18
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................19
CHƯƠNG IV ...........................................................................................................20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................20
4.1 Hiệu lực thuốc sau khi phun lần 1 ...................................................................20
4.4 Hiệu lực thuốc sau khi phun lần 2 ...................................................................23
CHƯƠNG V.............................................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................29
4.1 Kết luận ............................................................................................................29
4.2 Đề nghị .............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31
PHỤ LỤC .................................................................................................................32
 v
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên cây thuốc lá ......................................... 9
Hình 2: Vết bệnh thể hiện ở mặt trước lá cây hồng môn .........................................10
Hình 3: Vết bệnh thể hiện ở mặt sau lá cây hồng môn. ...........................................11

Hình 4: Cuống bào tử và bào tử của Cercospora beticola ......................................12
Hình 5: Vết bệnh trên lá cây hồng môn ..................................................................26
Hình 6: Vết bệnh trên hoa .......................................................................................27
Hình 7: Dấu hiệu cây bị bệnh nấm đen ...................................................................28

  vi
 


 

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Nhiệt độ tháng 3 .......................................................................................17
Biểu đồ 2 Sự ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với 4 nghiệm thức sau 6 ngày. ......22
Biểu đồ 3 Sự ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với 4 nghiệm thức sau 4 ngày .......24

  vii
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Số lượng vết bệnh tại 4 nghiệm thức sau lần phun 1 ................................20
Bảng 4.2 Tỷ lệ (%) triệu chứng nấm sau khi phun thuốc lần 1 ................................20
Bảng 4.3 Hiệu lực thuốc của mỗi nghiệm thức trong lần phun 1 ............................22
Bảng 4.4 Số lượng vết bệnh tại 4 nghiệm thức sau lần phun 2 ................................23
Bảng 4.5 Tỷ lệ (%) triệu chứng nấm sau khi phun thuốc lần 2 ................................23
Bảng 4.6 Hiệu lực thuốc ứng với mỗi nghiệm thức trong lần phun 2 .....................25

Bảng 4.7 Hiệu lực của mỗi loại thuốc sau 2 lần phun ..............................................25

 viii
 


 

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Hoa hồng môn là cây hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như
hình dáng của hoa. Hoa hồng môn được trồng trong chậu dùng trang trí trong nhà,
công viên, vườn hoa hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại. Sản xuất
hoa hồng môn cắt cành đã đem lại một nguồn lợi lớn đối với một số nơi trên thế
giới như: Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…
Với độ cao trên 1500m, điều kiện thời tiết khí hậu lý tưởng cho việc trồng hoa,
đặc biệt là các loài hoa có gốc Á nhiệt đới (nhiệt độ trung bình từ 18-25oC, độ ẩm
trung bình từ 80 – 90%). Nghề trồng hoa ở Đà Lạt được xem là thế mạnh và nổi
tiếng của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa
phương.
Ngành sản xuất hoa ở Đà Lạt đã phát triển từ lâu, tập trung thành nhiều vùng
chuyên canh sản xuất, với những giống hoa truyền thống như hoa hồng, lay ơn, cẩm
chướng, cúc… Trong đó có hồng môn Anthurium Andreanum là giống hoa được
phát triển và trồng cách đây 10 năm.
Từ năm 2005 đến nay việc trồng hồng môn tại Đà Lạt phát triển khá mạnh. Vì
hồng môn là loài cây thuộc họ ráy Araceae nên rất dễ tách chiết, cây con rất mau ra
rễ và dễ trồng. Tuy nhiên, gần đây bệnh đốm đen do nấm trên hoa đã lây lan với
diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoa sau khi thu hoạch, ảnh hưởng lớn
về kinh tế và tạo tâm lý lo ngại của người nông dân khi phát triển loài hoa này. Từ

những vấn đề trên, tôi tiến hành tiểu luận: “So sánh hiệu lực thuốc hóa học trị
bệnh đốm đen do nấm Cercospora sp. ở cây hồng môn Anthurium Andreanum
tại thành phố Đà Lạt”.

 1
 


 

1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu
Tìm ra phương pháp phòng trị tốt nhất bệnh đốm đen trên cây hồng môn tại
thành phố Đà Lạt
1.2.2 Nội dung
Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen trên cây hồng môn của 3 loại thuốc
phòng trừ bệnh tại Đà Lạt.
1.2.3 Giới hạn nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu được thực hiện từ ngày 20 tháng 2 năm 2011 đến ngày 31 tháng
3 năm 2011
Địa điểm: Trang trại hoa hồng môn của ông Tiền - Phường 7 - Đà Lạt

 2
 


 

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1 Phân loại thực vật
Tên khoa học: Anthurium Andreanum
Tên phổ thông: Hồng môn, Vỹ hoa đỏ, Buồm đỏ.
Tên thương mại: Anthurium.
Họ: Araceae
Nguồn gốc xuất xứ: Colombia.
Hồng Môn là một chi lớn trong khoảng 600-800 loài, thuộc họ Araceae (họ
ráy). Hoa hồng môn còn có tên khác là vỹ hoa hoặc hoa buồm.
Theo danh sách 1901 loài TROPICOS, hoa hồng môn là một trong những chi
lớn nhất và phức tạp nhất họ này. Nhiều loài chưa được mô tả rõ ràng và nhiều loài
mới được phát hiện hằng năm. Loài cây này sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm
ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Một số sống trong các môi trường bán khô hạn như như
các sống ở Panama, Colombia, Brazil và Ecuador.
Theo hệ thống phân loại thế giới do tác giả phân loại thực vật Heinrich Wilhelm
Schott thì Anthurium Andreanum thuộc:

Giới (Kingdom): Plantae
Nhóm (Order): Alismatales
Họ (Family): Araceae
Tông (Tribe): Anthurieae
Loài (Genus): Anthurium

2.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Hồng môn phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là thường xanh,
bụi hoặc leo bám.

 3
 



 

Thân cây ngắn mọc dài ra với chiều dài từ 15 đến 30 cm. Các lá đơn có nhiều
hình dạng như bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, tròn, hoặc tù ở đỉnh. Các lá có thể
xòe rộng hoặc bó vào thân. Một số loài lá có chiều dài đến 100 cm (như môn
angamarcanum ). Bề mặt trên của lá có thể bị xỉ, hoặc hoàn toàn bóng. Trên mặt lá
nổi gân chân vịt màu xanh nhạt.
Mo rời, phẳng nhiều hay ít hoặc lõm, ít khi có bẹ ở gốc, có màu lục hoặc các
màu khác. Bông mo hình trụ, có chiều dài thay đổi, thường mỏng lại ở đỉnh, mang
hoa không cuống, đều lưỡng tính. Hoa có 4 lá đài lợp, các lá đài ngoài khá phát
triển; 4 nhị; bầu có 1 hoặc 2 ô, phía trên có đầu nhụy không cuống. Quả mọng, có
một hoặc hai hạt, có phôi nhũ bột.
Nhiều loài môn có thể được trồng như cây trồng trong nhà, hoặc ngoài trời ở
vùng khí hậu ôn hòa. Hồng môn phát triển mạnh trong đất ẩm với chất hữu cơ
cao. Trong vùng có khí hậu ôn hòa hồng môn có thể được trồng trong chậu đất.
2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
2.3.1 Nhiệt độ
Hầu hết hồng môn thích nghi ở nhiệt độ từ 18-300C, nhiệt độ lý tưởng 18260C.
2.3.2 Độ ẩm
Thông thường độ ẩm của giá thể luôn duy trì ở mức độ cao hơn độ ẩm của
không khí, từ 60-70% độ ẩm tương đối của không khí và khoảng 70-80% độ ẩm
của giá thể là điều kiện tốt cho hồng môn.
Cây hồng môn là loại cây chịu ẩm, nhưng không chịu úng. Vì vậy trồng loại
cây hoa này cần chú ý đến lượng nước cung cấp cho cây. Khi cây thiếu nước, lá cây
sẽ khô, thô nhám, chất lượng hoa giảm, cụ thể như kích thước hoa giảm, cành hoa
ngắn. Khi cây dư nước, rễ cây dễ bị úng, lá to ra, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây.
Cây hồng môn là loại cây dễ trồng. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý đến giá
thể trồng của chúng. Ta có thể trồng nhiều loại giá thể khác nhau, nhưng các loại
giá thể đó phải giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh.

 4
 


 

Khi cây đã giữ ẩm tốt thì khoảng 2-3 ngày ta tưới 1 lần.
Khi ta trồng cây trong chậu thì khi tưới, ta chủ yếu là tưới để giữ ẩm, vì chất
dinh dưỡng trong giá thể của cây đã bị cây hấp thụ hết vì bộ rễ của cây bị gom lại,
nếu tưới một lúc thì cây sẽ rút nước nhanh và rễ cây không thể hấp thụ đủ lượng
nước cần. Nếu trồng ở máng thì rễ cây sẽ tủa đi để hút nước.
2.3.3 Ánh sáng
Ánh sáng không chỉ tạo điều kiện cho cây quang hợp mà còn quyết định phẩm
chất, màu sắc của hoa. Cây hồng môn là loại cây không chịu ánh sáng trực tiếp.
Trong suốt mùa sinh trưởng, hồng môn cần 50-70% ánh sáng trực tiếp với độ chiếu
sáng dưới 20000 lux. Ánh sáng tán xạ khoảng 30%.
2.3.4 Dinh dưỡng
Hồng môn cần nhiều chất dinh dưỡng để cây sống và ra hoa, đồng thơi chúng
sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong chu kì sống. Tuy nhiên tùy vào giai đoạn phát
triển của cây mà cần chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với cây con cần lượng đạm và lân cao, kali cũng cần nhưng rất ít.
+ Đối với cây trưởng thành thì lượng N-P-K bằng nhau. (Kali giúp cho
lá,cành, hoa cứng, làm tăng độ đậm của hoa).
Giá thể của cây thường là chất giữ ẩm, và dinh dưỡng trong đó thì ít (giá thể
phải tơi xốp, trồng theo tỉ lệ 2 phần đất + 1 phần trấu hun), cây gần như hấp thụ hết
trong khoảng từ 2-3 tháng.
Vì vậy chúng ta phải tăng cường bón phân qua lá (phun phân hóa học) cho
cây. Với kiểu bón phân này, cây gần như hấp thụ được dinh dưỡng một cách tuyệt
đối. Phun phân qua lá 1-2 lần tuần ( tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây).
Một điểm cần phải chú ý, là đối với các loại thuốc hóa học trên thị trường thì

mỗi loại cây thì có một nồng độ sử dụng khác nhau. Chúng ta cần pha thuốc theo
công thức áp dụng cho rau ( liều lượng có thể ít hơn, nhưng không được hơn).
Ngoài ra, ta phải thường xuyên bón phân hữu cơ quanh gốc 1 năm 3-4 lần
(như phân Organic), khi bón phân hữu cơ, sau khi tưới nước, phân sẽ rữa ra, rễ cây
sẽ ăn dần dần.
 5
 


 

2.3.5 Tỉa lá
Để cây ra hoa, và chất lượng hoa tốt thì chúng ta cần phải chăm tỉa lá. Hồng
môn là loại cây thuộc họ ráy, do đó, trong chu kì sinh trưởng của chúng, chúng tạo
lá thường xuyên. Việc tỉa lá là việc vô cùng quan trọng, xem như chúng ta phân chia
dinh dưỡng trên cây và làm thế nào lá không cạnh tranh dinh dưỡng với hoa.
Đối với cây trưởng thành thì 1 gốc, chúng ta sẽ giữ từ 3-5 lá. Đối với cây con
cần giữ 5 lá.
2.4 Kĩ thuật trồng, chăm sóc
2.4.1 Kĩ thuật trồng:
Sử dụng cây giống tách thân để trồng, mỗi cây giống phải đảm bảo có từ 1-2
rễ. Khi trồng thì không bón lót phân, chỉ tưới nước từ 1-2 lần/ngày, khi cây mới
trồng để cây vào nơi râm mát để cây không bị héo.
2.4.2 Kĩ thuật chăm sóc:
-Tưới cây 2-3 lần/ tuần tùy theo trời nắng hay mưa.
-Giai đoạn cây con, thì chỉ tưới nước để cây luôn đủ độ ẩm và phát triển đủ
lượng rễ cần thiết.
-Khi cây từ 50-60 ngày thì mới bắt đầu phun phân qua lá cho cây.
-Làm giàn che cho cây, cột cao 2.5-3m, sử dụng lưới đen 70%.
2.4.3 Nhân giống

Qui trình nhân giống và trồng:
Môi trường cơ bản là môi trường gồm có: Khoáng đa lượng ½ MS, vi lượng
Heller, vitamin MS, 2 mg/l casein, pH = 5.8.
Môi trường tạo và nhân callus: Môi trường sử dụng là môi trường S có bổ
sung 30 g/l succose, 1.5 mg/l BA, 1 mg/l 2,4-D và 8 g/l agar.
Môi trường tái sinh chồi: các callus được cấy trên môi trường MS không có
chất kích thích sinh trưởng.
Môi trường tạo rễ: là môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l -napthaleneacetic
acid (NAA), 20 g/l sucrose và 1 g/l than hoạt tính.

 6
 


 

Bên cạnh đó, các nghiên cứu quá trình nhân giống từ hạt nhằm lai tạo và chọn
lọc giống cũng được thực hiện. Hạt được cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l
sucrose, 8 g/l agar và 1 mg/l indole-3-acetic acid (IAA).
Cây trong ống nghiệm khi đạt chiều cao 5-7 cm, có 3-5 lá với bộ rễ tốt sẽ được
rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng
Daconil 0.5 %). Sau đó, cây được trồng trong dớn, xơ dừa hoặc hỗn hợp gồm 60%
vỏ trấu và 40% tro trấu. Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm sau 2 tháng là 100%. Cây ra
hoa sau 12 tháng.
2.5 Bệnh cây
Hồng môn là loại cây dễ mắc các bệnh do nấm. Thời điểm dễ bị ảnh hưởng
nhất là lúc thời tiết giao thời, trời nắng chuyển sang mưa, từ mưa chuyển sang nắng
đột ngột, lúc này độ ẩm không khí tăng cao, là điều kiện tốt để cho các loại nấm
phát tán và lan rộng nhanh chóng.
2.5.1 Nấm và cơ chế gây bệnh

2.5.1.1 Nấm
Nấm là loài sinh vật có kích thước bé nhỏ (đơn vị đo là micromet µm).
Tế bào nấm có nhân thật (hạch nhân và màng nhân).
Chúng là cơ thể dị dưỡng, sống ký sinh, và có khả năng đồng hóa.
Cơ quan sinh trưởng là sợi nấm (Hyphae) hầu hết có cấu tạo dạng sợi không di
chuyển, nhiều sợi nấm hợp thành tản nấm (Mycelium), chỉ trừ một vài loài nấm cổ
sinh có dạng nguyên bào (Plasmodium).
Nấm sinh sản bằng bào tử.
2.5.1.2 Sự xâm nhiễm và lan truyền của nấm
Quá trình xâm nhiễm gây bệnh của nấm vào cây trồng bao gồm các giai đoạn
kế tiếp nhau như sau:
- Giai đoạn tiếp xúc và xâm nhập của mầm bệnh (Bào tử nấm)
- Giai đoạn tiềm dục của bệnh (giai đoạn ủ bệnh)
- Giai đoạn phát triển bệnh

 7
 


 

2.5.1.2.a Giai đoạn tiếp xúc và xâm nhập
Đây là giai đoạn đầu tiên kể từ khi bào tử nấm tiếp xúc được trên bề mặt cây
trồng. Trước tiên bào tử nấm tiến hành nẩy mầm khi có nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp. Nấm có thể xâm nhập vào các bộ phận của cây để thiết lập quan hệ ký sinh với
cây ký chủ ngoài như qua các lỗ thở tự nhiên (thủy khổng, khí khổng, các vết
thương cơ giới), nấm còn có thể chủ động xâm nhập trực tiếp qua các lớp cutin, và
biểu bì của lá qua men thủy phân.
Trong trường hợp này điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng nẩy mầm của bào tử và sự xâm nhập của chúng vào cây trồng. Ẩm độ có tác

dụng quyết định. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nảy mầm, tốc độ nảy
mầm và kiểu nảy mầm của bào tử nấm. Nhiều loài nấm ngoài độ ẩm, nhiệt độ còn
cần điều kiện pH môi trường, oxi, và ánh sáng thích hợp.
2.5.1.2.b Giai đoạn ủ bệnh (tiềm dục)
Là thời gian từ sau giai đoạn nấm xâm nhập đến khi xuất hiện triệu chứng ban
đầu của bệnh. Trong giai đoạn này nấm bệnh sinh trưởng phát triển tiềm tang ở bên
trong mô cây, gây ra những biến đổi sâu sắc và phá hủy tế bào cây bệnh. Ngược lại
cây trồng cũng có những phản ứng chống đối lại đối với những giống cây có gen
kháng bệnh. Các phản ứng của cây có thể là chủ động hoặc thụ đồng nhờ những đặc
điểm cấu tạo hình thái, thành phần hóa học hoặc có những phản ứng siêu nhạy, phản
ứng phản độc tố, phản ứng men hoặc phản ứng Phytoalexin dẫn đến thời kì tiềm dục
của bệnh có thể ngắn hay dài, nhanh hay chậm cùng với sự tác động của các yếu tố
ngoại cảnh khác.
Để ngăn chặn và làm khả năng xâm nhập của nấm, các yếu tố tạo hình thái
như bề mặt biểu bì, lớp sáp trên bề mặt biểu bì, số lượng và kích thước khí khổng,
độ mở khí khổng, lớp lông trên bề mặt… đều có khả năng xâm nhập qua bề mặt tế
bào ký chủ của tất cả các loại nấm gây bệnh trên cây.
Cơ chế bảo vệ của cây gồm nhiều phản ứng và những biến đổi của tế bào chủ
như: thay đổi độ pH tế bào, sản sinh Phytoalexin và các chất hóa học độc có tác
dụng có tác dụng kháng nấm như: Tanil,Phenol, Hydroquinol… các cơ chế bảo vệ
 8
 


 

chủ động của cây như phản ứng siêu nhạy, hiện tượng tự chết của mô tế bào nhằm
bao vây, cô lập các nấm ký sinh chuyên tính, như hiện tượng tạo lớp bần, lớp vỏ
bao… để cách biệt với nấm gây bệnh.
2.5.1.2.c Giai đoạn phát triển bệnh

Là giai đoạn tiếp sau giai đoạn tiềm dục, kể từ khi đã xác định rõ triệu chứng
bên ngoài, bệnh tiếp tục phát triển cho đến khi kết thúc. Đây là thời gian kéo dài để
nấm sinh sản hình thành các đợt bào tử mới, phát tán lây lan tạo tiền đề cho các đợt
tái xâm nhiễm tiếp theo là bệnh gia tăng, phát triển thành dịch trên đồng ruộng.
2.4.1.3 Sự lan truyền của nấm
Trong tự nhiên nấm được lan truyền bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự lan
truyền của nấm có thể thực hiện một cách chủ động hay thụ động tùy thuộc vào đặc
điểm sinh vật học của mỗi loại nấm và chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi
trường.
-Lan truyền chủ động: bào tử hữu tính từ quả thể dĩa, quả thể bầu tự phóng vào
không khí
-Lan truyền thụ động:
*Mưa và nước tưới làm bắn bào tử tung tóe (bào tử nấm Colletotrichum)
*Gió bão thổi bào tử nấm đi xa (bào tử nấm phấn trắng, rỉ sắt)
*Côn trùng mang truyền bào tử
*Các yếu tố lan truyền khác (tàn dư, đất, hạt giống, vật liệu làm giống, động
vật và con người)
2.5.2 Chẩn đoán do nấm trên cây hồng môn

Hình 1: Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên
cây thuốc lá

 9
 


 

Theo Vũ Triệu Mân, bệnh đốm mắt cua trên cây thuốc lá có những triệu chứng
như sau:

“Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ hình tròn, màu nâu, về sau phát triển to dần ra
(kích thước vết bệnh dao động từ 5 - 10mm). Khi đó, ở giữa vết bệnh biến thành
màu nâu xám, lồi lên rìa vết bệnh màu nâu, xung quanh vết bệnh có quầng màu
xanh vàng. Khi gặp điều kiện thời tiết ẩm ướt, ở giữa vết bệnh thường xuất hiện lớp
nấm mốc màu trắng xám. Còn trong điều kiện khô hanh, các vết bệnh cũ thường
rách, thủng lỗ chỗ trên lá bị bệnh.”
Nguyên nhân gây bệnh là nấm Cercospora nicotianae,bộ Moniliales, thuộc
lớp nấm bất toàn.

Hình 2: Vết bệnh thể hiện ở mặt trước lá cây hồng môn

  10
 


 

Hình 3: Vết bệnh thể hiện ở mặt sau lá cây hồng môn.
Sau khi nghiên cứu và so sánh vết bệnh đốm đen này trên cây hồng môn với
vết bệnh xuất hiện trên cây thuốc lá, có những điểm tương đồng về hình dáng và
hình thái gây bệnh, do đó bệnh đốm đen (đốm mắt cua) trên cây hồng môn do nấm
Cercospora sp. gây ra.
2.5.3 Nấm Cercospora sp.
a) Phân loại
Nấm Cercospora thuộc giới nấm thực (Nấm thường sản sinh sợi nấm, vách tế
bào cấu tạo chủ yếu từ polysacarit và kitin), Ngành Ascomycertes dạng sợi, Lớp
Deuteromycetes (nấm không có trạng thái hữu tính hoặc trạng thái hữu tính hiếm,
sản sinh các bào tử vô tính), Họ Dematiaceae.
(Tài liệu tham khảo : Agrios G.N. 2005. Plant pathology, 5th edition. Elsevier
Academic Press: San Diego, California.)

b) Đặc điểm
Cercospora cũng là một chi lớn trong họ Dematiaceae, được đại diện bởi trên
2000 loài (Ellis, 1971) nhưng số lớn xuất hiện rất nhiều và hầu như đồng dạng
(Webster,1980). Cercospora là nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cà chua, rau diếp,
khoai tây, bông vải, lúa, đậu phộng, ớt, đậu trứng cút (piegon pea -arhar), củ cải
  11
 


 

đường, thuốc lá… và nhiều cây trồng kinh tế quan trọng khác; C. personata là tác
nhân gây bệnh đốm gạch nâu ở đậu phộng (Arachis hypogea), C.gossypina gây
bệnh đốm lá trên bông vải (Gossypium herbaceum) và C. oryzae gây bệnh gạch nâu
trên lúa, C. apii gây bệnh trên người và có thể là nguyên nhân gây những vết lở loét
trầm trọng trên mặt trông rất kinh khủng. (Emmons và ctv, 1975). Hệ sợi nấm phát
triển mạnh, phân nhánh và có vách ngăn mỏng, sợi nấm nội bào, giác mút phân
nhánh tìm thấy ở C. personata; Hệ sợi nấm cả bên trong và bên ngoài tìm thấy ở
C.arachidicola.
Vào thời điểm hình thành bào tử đính, sợi nấm tập trung thành khối dày đặc
dạng quả cầu gọi là chất nền (stroma), chất nền phát triển bên dưới lớp biểu bì trong
những lổ hỗng dưới khí khẩu của lá; Bào tử đính phát triển trên vách ngăn những
cuống bào tử màu sậm, có những biến đổi rất lớn về kích thước của bào tử và cuống
bào tử; Bào tử dài, mảnh, hẹp, thon nhọn và chứa rất nhiều vách ngăn ngang . Sự
phát triển của những cuống bào tử ghép thành cụm sậm màu, cong gập như đầu gối,
thường chúng thò ra ngoài chất nền của tế bào lá cây chủ, sự phóng thích bào tử
khỏi cuống bào tử đính tạo vết sẹo nhỏ nơi nó gắn vào, bào tử phát tán hiệu quả nhờ
các giọt mưa, gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, mỗi bào tử nảy mầm và
tạo nên hệ sợi nấm mới.


Conidiophore = cọng mang túi bào tử
Hình 4. Cuống bào tử và bào tử của Cercospora beticola
(Sharma, 1998)
  12
 


 

c) Triệu chứng cơ bản của nấm Cercospora sp. tác động trên cây hoa hồng môn
Nhìn mặt sau của bông hồng môn sẽ thấy những vết lốm đốm, trong, chỗ bị
nấm thường bạc màu so với những phần khác của hoa. Sau khi thu hoạch, ở nhiệt
độ bình thường 20-250C, khoảng nửa ngày thì trên bông sẽ xuất hiện những điểm
lốm đốm màu đen và lan nhanh trên bề mặt bông.
Bệnh này do nấm Cercospora sp. gây ra. Bệnh này có thể phát sinh, phát triển
và gây hại ngay từ khi cây hoa còn nhỏ, nhưng thường gây hại nặng từ khi cây bước
vào giai đọan cây ra hoa trở đi. Bệnh thường phát sinh trên những lá già ở phía dưới
gốc trước, sau đó lan dần lên các lá phía trên khi các lá phía trên bắt đầu già, qua
quan sát thực tế vườn hoa cho thấy chúng ít gây hại cho những lá còn non mới ra ở
trên ngon.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu vàng sau đó lan rộng dần thành
những đốm hình tròn, đường kính cỡ một vài ly, cá biệt có khi tới 5, 6 ly, rìa vết
bệnh hơi gồ lên, giữa vết bệnh chuyển dần thành mầu xám trắng.Nếu gặp điều kiện
ẩm ướt trên vết bệnh sẽ mọc ra một lớp nấm mốc mầu đen. Trong trường hợp khô
hanh vết bệnh sẽ bị thủng rách, tạo ra những vết thủng lỗ trỗ trên lá. Nếu bị hại nặng
bệnh sẽ làm cho lá bị vàng và rụng sớm
Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, đây là nguồn bệnh ban đầu ở
các vụ sau. Bào tử nấm phát tán đi xa nhờ gió, mưa, không khí, bám dính lên trên lá
cây, khi gặp điều kiện thuận lợi (ẩm ướt, nhiệt độ khỏang 25-27o C) bào tử sẽ nẩy
mầm xâm nhập vào bên trong mô cây.


  13
 


 

2.5.4 Tính chất của 3 loại thuốc hóa học làm thí nghiệm
JIVON 6 WP
Mã ISO: ISO 1750.
Tên IUPAC: (1RS,2SR,5RS;1RS,2SR,5SR)-2-(4-chlorobenzyl)-5-isopropyl-1-(1H1,2,4-triazol-1-ylmethyl)cyclopentanol.
Tên

CAS:

2-[(4-chlorophenyl)methyl]-5-(1-methylethyl)-1-(1H-1,2,4-triazol-1-

ylmethyl) cyclopentanol.
Số CAS: 125225-28-7.
Công thức hóa học: C18H24ClN3O.
Phát âm tiếng Anh: īp-kǒn-a-zōl.
InChIKey: QTYCMDBMOLSEAM-UHFFFAOYSA-N.
InChI:

InChI=1S/C18H24ClN3O/c1-13(2)17-8-5-15(9-14-3-6-16(19)7-4-

14)18(17,23)10-22-12-20-11-21-22/h3-4,6-7,11-13,15,17,23H,5,8-10H2,1-2H3.
Cấu trúc hóa học:

  14

 


 

RIDOMIL 68WP
Mã ISO: ISO 1750.
Tên IUPAC: methyl N-(methoxyacetyl)-N-(2,6-xylyl)-DL-alaninate.
Tên CAS: methyl N-(2,6-dimethylphenyl)-N-(methoxyacetyl)-DL-alaninate.
Số CAS: 57837-19-1.
Công thức hóa học: C15H21NO4.
Ghi chú: đồng phân (−) của hóa chất này có tên ISO là Metalaxyl-M.
Phát âm tiếng Anh: mět-a-lǎks-ǐl.
InChIKey: ZQEIXNIJLIKNTD-UHFFFAOYSA-N.
InChI: InChI=1S/C15H21NO4/c1-10-7-6-8-11(2)14(10)16(13(17)9-194)12(3)15(18)20-5/h6-8.12H.9H2.1-5H3.
Tên gọi khác: Ridomil, Jiashuangling, Allegiance, Metalaxil, Metanaxin,
Metaxanin, Metasyl, Subdue, Apron
Khối lượng phân tử: 279.33154 g/mol.
Cấu trúc hóa học:

  15
 


 

Score 250 EC
Mã ISO: ISO 1750.
Tên


IUPAC:

3-chloro-4-[(2RS,4RS;2RS,4SR)-4-methyl-2-(1H-1,2,4-triazol-1-

ylmethyl)-1,3-dioxolan-2-yl]phenyl 4-chlorophenyl ether.
Tên CAS: 1-[2-[2-chloro-4-(4-chlorophenoxy) phenyl]-4-methyl-1.3 -dioxolan-2ylmethyl]-1H-1.2.4-triazole.
Số CAS: 119446-68-3.
Công thức hóa học: C19H17Cl2N3O3.
Phát âm tiếng Anh: dī-fē-nō-kǒn-a-zōl.
InChIKey: BQYJATMQXGBDHF-UHFFFAOYSA-N.
nChI: InChI=1S/C19H17Cl2N3O3/c1-13-9-25-19(27-13,10-24-12-22-11-23-24)177-6-16(8-18(17)21)26-15-4-2-14(20)3-5-15/h2-8,11-13H,9-10H2,1H3.
Tên gọi khác: Dividend, Dragon, Plover, Score
Khối lượng phân tử: 406.26258 g/mol.
Cấu trúc hóa học:

  16
 


×