Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ SUNG CHO QUY TRÌNH CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG MẢNG XANH TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN NÃO QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.22 KB, 49 trang )

Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

K’TIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ SUNG
CHO QUY TRÌNH CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG MẢNG XANH
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN NÃO
QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

K’TIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ SUNG


CHO QUY TRÌNH CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG MẢNG XANH
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN NÃO
QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : ThS. PHẠM VĂN HIẾU
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2006

ii


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY

The Esay Graduate

PROPSE SOME ADDITIONAL MEASURES FOR
THE CARE AND MAINTRNANCE OF GREENERY
ON THE ROADS TRAN NAO DISTRICT 2
HO CHI MINH CITY

Student: K’TIEP
Directing teacher: PHAM VAN HIEU M.A


iii


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

July/2011

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ sư
chuyên ngành Cảnh Quan – Kỹ Thuật Hoa Vên khoa Môi Trường và Tài Nguyên
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
 Phòng Công Viên Chiếu Sáng thuộc Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số
2
 Công ty Quản Lý Nhà Quận 2 Tp.Hồ Chí Minh.
Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn: Thạc sĩ Phạm Văn Hiếu, Công ty TNHH Một Thành Viên
Công Viên Cây Xanh Tp. HCM
Đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến một cách tận tình để chúng tôi thực
hiện thành công và hoàn chỉnh luận văn này.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan
–Kỹ Thuật Hoa Viên và tất cả quý thầy cô ở các khoa khác thuộc trường Đại Học
Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tế trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị, bạn bè đã tận tình giúp đỡ chúng tôi
trong việc khảo sát thu thập số liệu thực tế cũng như đóng góp ý kiến cho luận
văn này.

Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những người thân trong gia đình đã
động viên về tinh thần cũng như giúp đỡ về vật chất, tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

iv


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

TÓM TẮT
Đề tài “đề xuất một số giải pháp bổ sung cho quy trình chăm sóc và bảo dưỡng
mảng xanh trên tuyến đường Trần Não quận 2 thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện từ ngày 20/2/2011 đến 20/6/2011.Bao gồm:
Điều tra thống kê tất cả chủng loại cây, thảm cỏ, hố ga, hệ thống chiếu sáng tại đơn
vị nêu trên.
Tìm hiểu phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh tại nơi khảo sát.
Kết quả thu được:
Đánh giá nhận xét những ưu nhược điểm thực trạng chăm sóc mảng xanh tai tuyến
đường này.
Đề nghị bổ sung một số giải pháp vào quy trình chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh
tại đây.

v


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

SUMMARY
The thesis “propose some additional measures for the care and maintenance of

greenery on the roads Tran Nao District 2, Ho Chi Minh City”, from Febuary 20th,
2011 to June 20th, 2011
The cotains:
Statistical surveys of all types of trees, lawns, manholes, lighting systems at the unit
above.
Learn methods of care and maintenance of greenery at the survey.
The results:
Assessment reviews the advantages and disadvantages of the state disaster animal
care green route.
Suggest adding a number of solutions to the process of care and maintenance
bluegill here.

vi


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
SUMMARY .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
Chương 1ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................3
2.1.2 Địa hình.......................................................................................................3

2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng .................................................................................4
2.1.4 Khí hậu-thời tiết ..........................................................................................4
2.1.5 Cảnh quan môi trường ................................................................................5
2.1.6 Điều kiện kinh tế xã hội-dân sinh ...............................................................5
2.2 Tình hình phân loại mảng xanh .........................................................................6
2.2.1 Phân loại chung cho cây xanh ....................................................................6
2.2.2 Phân loại cỏ thường dùng để trang trí mảng xanh đô thị............................7
2.3 Lợi ích của mảng xanh ......................................................................................7
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu ..........................................................................7
2.3.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ ..............................................................................8
2.3.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí .................................................8
2.3.1.3 Lượng mưa và ẩm độ ...........................................................................8
2.3.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh .....................................................8
2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan kiến trúc .......................................................9
2.3.4 Các công dụng khác ....................................................................................9
2.4 Tình hình nghiên cứu trong công tác quản lý và chăm sóc mảng xanh tại

vii


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

2.5 Một số phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh đang được áp dụng
tại Đường Trần Não – Quận 2 ...............................................................................10
2.5.1 Biện pháp cắt tỉa, tạo hình cho cây ...........................................................10
2.5.2 Mé nhánh, đi tàn .......................................................................................10
2.5.3 Trồng dặm, cải tạo và thay thế..................................................................11
2.5.4 Làm đất làm cỏ dại, vun gốc cho cây .......................................................12
2.5.5 Làm cọc chống cho cây ............................................................................13
2.5.6 Tưới nước..................................................................................................13

2.5.7 Bón phân cho cây trồng ............................................................................14
2.5.8 Sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu ...............................................16
Chương 3 MỤC TIÊU_NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........17
3.1 Mục tiêu ...........................................................................................................17
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................17
3.2.1 Điều tra và thu thập các số liệu về cây xanh ............................................17
3.2.2 Chỉ tiêu về hình thái phân loại của cây .....................................................17
3.2.3 Chỉ tiêu về phẩm chất của cây ..................................................................17
3.2.4 Chỉ tiêu về công dụng của cây ..................................................................18
3.2.5 Tìm hiểu khái quát những nguồn vật liệu khác ........................................18
3.2.6 Điều tra về những phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh tại
đương Trần Não Q2 thành phố Hồ Chí Minh ....................................................18
3.2.7 Phương pháp tổng hợp số liệu cho từng cây.............................................18
3.2.8 Quy trình định mức chăm sóc và bão dưỡng mảng xanh .........................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................18
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ......................................................18
3.3.2 phương pháp đánh giá phẩm chất về sinh trưởng và phát triển của cây
trồng ...................................................................................................................19
3.3.3 Phương pháp phân loại về công dụng của cây..........................................19
3.3.4 Phương pháp điều tra và thu thập những biện pháp chăm sóc và bảo
dưỡng mảng xanh ở tuyến đường Trần Não quận 2 Tp.Hồ Chí Minh ..............19

viii


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

3.3.5 Phương pháp tổng hợp số liệu ..................................................................20
3.3.6 Phương pháp thiết lập quy trình và định mức chăm sóc cây xanh ...........20
3.4 Giới hạn nghiên cứu đề tài ..............................................................................20

Chương 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN ...........................................22
4.1 Bảng kết quả điều tra thu thập số liệu tại đường Trần Não_Q2 ......................22
4.2 Bảng Quy trình bảo dưỡng mảng xanh đường Trần Não_Q2 .........................24
4.3 Nhận xét: .........................................................................................................25
4.4 Đề nghị bảng quy trình định mức chăm sóc và bảo dưỡng cây các loại cây
xanh cho tuyến đường Trần Não Q2 .....................................................................29
4.5 Đề nghị bảng quy trình định mức chăm sóc và bảo dưỡng cây các loại áp
dụng nhóm cây trang trí tại tuyến đường Trần Não Q2 .......................................30
4.6 Bảng danh sách các loại cây xanh trên tuyến đường Trần Não Q2 ................31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................32
5.1 Kết luận ...........................................................................................................32
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38

ix


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Mã hóa các biện pháp cần tác động được nghiên cứu trong đề tài............ 21 
Bảng 4.1: Thống kê thành phần loài cây tại đường Trần Não_Q2 ............................. 22 
Bảng 4.2: Thống kê theo nhóm cây tại đường Trấn Não_Q2 (m2) ............................. 23 

x



Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1:Hiện trạng dãy phân cách tuyến đường Trần Não Q2 ....................................3
Hình 2: Tình hình giao thông và phát triển mảng xanh ở dãy phân cách Trần Não
Q2 ................................................................................................................................6
Hình 3:Công nhân chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh đường Trần Não Q2 .........12
Hình 4: Công nhân nhặt rác ......................................................................................13
Hình 5: Tưới nước bằng xe bồn................................................................................14
Hình 6: Cành cây khô chết .......................................................................................25
Hình 7: Cây già không được thay thế .......................................................................26
Hình 8: Cỏ lá gừng sau khi cắt tỉa ............................................................................27
Hình 9: Đèn chiếu sáng ............................................................................................27
Hình 10 :Hố ga được bố trí sát lề đường .................................................................28
Hình 11: Cây xanh dãy phân cách đường Trường Chinh.........................................35
Hình 12: Tiểu cảnh đường xa lộ Hà Nội .................................................................36

xi


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước về phát triển

kinh tế, văn hóa và xã hội.
Vì vậy việc xây dựng mảng xanh là một trong những giải pháp cấp bách đã góp
phần quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Với sự phát triển nhanh về kinh tế,
khoa học kĩ thuật cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng một cách phong phú và đa
dạng đã làm cho môi trường sống đô thị bị ảnh hưởng nặng về ô nhiễm không khí,
nguồn nước và tiếng ồn. Do đó vai trò của mảng xanh đô thị cụ thể là cây xanh
được dùng trong việc thiết kế tạo cảnh quan cho công trình kiến trúc xây dựng, khu
du lịch, các tuyến giao thông...góp phần cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu.
Tuy nhiên việc thiết kế mảng xanh không chỉ để tạo cảnh quan, mang lại không
gian tươi mát mà còn phải chú trọng nét đặc trưng cho từng khu vực cụ thể, để từ đó
nói lên ý nghĩa cách chọn loài cây nhằm phát huy cao nhất giá trị thẩm mỹ của công
trình, đặc biệt khi có nhiều khu công nghiệp được hình thành sẽ có lực lượng lao
động ngày càng tăng thêm, dẫn đến chất lượng môi trường sống sẽ ngay càng xuống
cấp.
Có thể nói cây xanh là lá phổi của nhân loại, là thành phần không thể thiếu trong
môi trường đô thị cũng như trong các công trình kiến trúc, không có cây xanh thì
con người không thể tồn tại. Mảng xanh góp phần cải thiện chất lượng môi trường,
tạo vẻ mỹ quan cho các con đường, công trình xây dựng mà hơn hết là làm giảm
tiếng ồn trong lưu thông và duy trì lá phổi của nhân loại. Việc nghiên cứu và đề
xuất giải pháp bố trí mảng xanh thích hợp cho các tuyến đường là việc hết sức cụ
thể và thiết thực trong tình hình hiện nay của thành phố.
Là một phần của thành phố Hồ Chí Minh, Quận 2 không nằm ngoài xu hướng
phát triển chung của thành phố với rất nhiều dự án đã và đang được xây dựng như:

1


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Dự án Khu 1443 ha Phường Thạnh Mỹ Lợi, Dự án Khu Trung tâm Y tế Quận.2, Dự
án nhà ở Khu 10 ha Bình Trưng Đông, Dự án Khu đô thị mới An Phú - An Khánh,

Dự án Khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái, nằm ngay trục xa lộ vành đai, nối từ
cầu Phú Mỹ Quận 7 qua Quận 2…
Tuyến đường Trần Não là trục chính của Quận 2 nối từ xa lộ Hà Nội đến Lương
Đình Của và mảng xanh trên tuyến đường này đã và đang từng ngày phải đối mặt
với sự phát triển của thành phố nói chung và địa bàn Quận 2 nói riêng. Việc chăm
sóc và bảo dưỡng làm sao mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trên
tuyến đường này là vấn đề cần quan tâm. Từ những lý do nêu trên chúng tôi đã chọn
và thực hiện đề tài “Đề xuất một số giải pháp bổ sung cho quy trình chăm sóc và
bảo dưỡng mảng xanh trên tuyến đường Trần Não Quận 2 TP.Hồ Chí Minh”.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp thêm những mặt còn
thiếu sót trong quy trình chăm sóc và bảo dưỡng cảnh quan mảng xanh trên tuyến
đường Trần Não. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm
sóc và bảo dưỡng trên tuyến đường này và có thể áp dụng cho một số tuyến đường
tương tự trong thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp
một số khó khăn về tài liệu tham khảo những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm
thực tế và thời gian thực hiên. Chính vì thế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế, rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn đồng nghiệp để cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.

2


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1: Hiện trạng dãy phân cách tuyến đường Trần Não - Q2

Đường Trần Não nối dài từ xa lộ Hà Nội đến sông Sài Gòn đi qua đại lộ Đông
Tây
Quận 2 phía bắc giáp với các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, phía đông giáp quận 9,
phía tây giáp quận 1, quận4 và Bình Thạnh, phía nam giáp với quận 7.
Diện tích : 49,74 km2
Tổng chiều dài 3,3 km trong đó 0,8 km chiều dài đoạn đường có mảng xanh.
2.1.2 Địa hình
Đường Trần Não thuộc Quân 2 thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất giồng và
đồng trũng, có nhiều kênh rạch.
Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên cho quận.

3


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Ở Quận 2 loại đất chủ yếu là đất phèn trung bình và phèn nhiều
2.1.4 Khí hậu-thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung thuộc vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo
cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của thời tiết khí hậu ở Thành phố Hồ
Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nhưng do
gần biển, khí hậu thành phố mang tính chất hải dương, điều hòa hơn các tỉnh lân
cận.
Nhiệt độ: Thành phố có số giờ nắng trung bình từ 6-8 giờ/ngày nên thường xuyên
nhận được một nhiệt năng cao trung bình 368,5 cal/cm2/ngày, đủ cho cây trồng phát
triển quanh năm. Nhiệt dộ trung bình hằng năm 27oC, nóng nhất vào tháng 4
(28,8oC) và mát nhất vào tháng 12 và tháng 1 (25,7oC). Hằng năm có tới 334 ngày
nhiệt độ trung bình từ 25oC-28oc, chỉ có 8 ngày nóng tới 30oC hoặc hơn 30oC. Thời
tiết trung bình ngày càng cao nhưng do gần biển nên không khí có phần dịu mát.
Biên độ nhiệt năm tuy không cao nhưng biên độ ngày chênh nhau khá lớn, nhất là

những lúc có biển động thời tiết hoặc về đêm.
Gió: Hướng thay đổi theo mùa, chủ yếu là hướng tây – tây nam và bắc – đông
bắc. Gió tây – tây nam thổi trong mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10. Gió bắc – đông
bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2. Gió tín phong nam đông nam thổi từ tháng 3 đến
tháng 5. Gió mạnh nhất vào tháng 8 và yếu nhất vào tháng 12. Ngoài ra còn gió đất
và gió biển thổi hàng ngày, góp phần điều hòa cho khí hậu thành phố. Tuy nằm
trong khu vực bão nhiệt đới Thái Bình Dương nhưng thành phố ít bị ảnh hưởng, trừ
một vài cơn bão cuối mùa (tháng 11 – 12). Những cơn dông nhiệt mùa hè có gió
xoáy tới 20m/s, có lúc tới 36m/s.
Mưa: lượng mưa bình quân hằng năm là 1949mm phân bố không đều cả trong
không gian và thời gian. Hơn 90% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11
mùa mưa.Lượng mưa cao nhất của thành phố là vào tháng 9 (trung bình khoảng
320mm, có năm 500mm)và tháng 6 (khoảng 310mm).Mưa thấp nhất vào tháng 2
(45mm). Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày và bình thường mưa dưới

4


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
dạng mưa dông nhiệt đới kèm theo sấm chớp vào chiều tối. Về không gian, lượng
mưa có xu thế tăng dần từ tây nam lên đông bắc, ở Cần Giờ, Nhà Bè, nam Bình
Chánh, mưa từ 1200 – 1500mm, trong khi ở nội thành và các quận Thủ Đức, quận 9
và các huyện Hóc Môn, Củ Chi mưa từ 1800 – 1900mm.Độ ẩm không khí ở thành
phố Hố Chí Minh tương đối cao khoảng 76% và biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ
ẩm không khí khoảng 81%, mùa khô độ ẩm giảm đi còn khoảng 70%.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực không khí khá cao, số giờ chiếu sáng
trong ngày lớn nên lượng bốc hơi nước hằng năm rất lớn. Mùa mưa do nhiệt độ
không khí giảm nên lượng bốc hơi thấp đặc biệt vào thời gian nữa và cuối mùa mưa
khoảng tháng 8-10 lượng bốc hơi chỉ khoảng 70-100mm/tháng. Mùa khô độ ẩm
không khí thấp hơn nhiệt độ không khí cao hơn nên lượng bốc hơi lớn đạt từ 100150mm/tháng.

Trong vùng có hai hướng gió chính (Đông Nam-Tây Tây Nam)lần lượt xen kẽ
nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu thế,tốc độ gió là
6,8m/s.
2.1.5 Cảnh quan môi trường
Cảnh quan tại tuyến đường Trần Não Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và cả thành phố nói chung, với chiều hướng phát triển kinh tế như hiện nay đã nảy
sinh những vấn đề về môi trường.
Các công trình xây dựng, khói bụi giao thông, ý thức bảo vệ cảnh quan của người
dân còn thấp tạo nên những yếu tố bất lợi về môi trường.
2.1.6 Điều kiện kinh tế xã hội-dân sinh
Với những yếu tố vị trí địa lý, địa hình,thổ nhưỡng… thuận lợi và nguồn lực con
người dồi dào, đã và đang biến đổi bề mặt chung của thành phố.
Cuộc sống của người dân được nâng lên tầm cao mới, chính vì vậy nhu cầu về
cuộc sống xanh sạch trong lành và thẩm mỹ được nâng cao hơn nữa để đáp ứng một
cách tốt nhất.

5


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

2.2 Tình hình phân loại mảng xanh
2.2.1 Phân loại chung cho cây xanh
Theo một số tài liệu nghiên cứu về cây xanh đô thị của Sở Giao Thông Công
Chánh thì chủ yếu dựa trên các số liệu thu thập từ các chỉ tiêu của cây xanh như:
đường kính thân tại vị trí 1,3m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành
(Hdc), tuổi cây (A). Hoặc có thể phân loại theo chiều cao của cây như: cây loại 1
(h<6m), cây loại 2 (6Theo hệ thống phân chia của Trần Hợp (1998) chia cây thành nhóm theo công
dụng: cây bóng mát, cây thân gỗ làm cảnh, cây thân leo…

Theo Landscape plans nhà xuất bản Orthor Book (1989) phân loại theo 14 dạng ,
2 tiêu chuẩn là công dụng: cây bóng mát, cây làm tường che, cây làm rào,cây trang
trí…và theo hình dạng: cây tán xòe cao từ 4-12m, cây tán bầu dục, tán hình chóp,
tán hình dẹp 7-12m.
Theo Gene W Grey phân loại:tán dạng hình chóp (pyramid), hình tròn (round),
hình trứng (oval), hình lọng (umbrella)…

Hình 2: Tình hình giao thông và phát triển mảng xanh ở
dãy phân cách Trần Não - Q2

6


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
2.2.2 Phân loại cỏ thường dùng để trang trí mảng xanh đô thị
Cỏ lá gừng
Cỏ nhung nhật
Cỏ lông heo
Cỏ đậu
Cỏ xuyến chĩ
Cỏ golf
Cỏ rét
Cỏ mật
Cỏ vetiver
Cỏ may Mỹ …

2.3 Lợi ích của mảng xanh
Từ lâu con người và cây xanh có mối quan hệ hỗ tương, cây xanh cung cấp cho
chúng ta khí O2 để thở và hấp thụ khí CO2 do quá trình hoạt động của chúng ta thải
ra. Cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho chúng sống bằng cách lọc

tất cả bụi có hại cho phổi chúng ta.
Những năm gần đây, các nghiên cứu về lâm nghiệp đô thị cho thấy rằng cây xanh
đô thị có giá trị gấp nhiều lần không những vật chất hữu hình mà còn vật chất vô
hình so với chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ.
Tác dụng của cây xanh đối với môi trường có thể tóm tắt trong 4 nhóm công
dụng: cải thiện khí hậu, công dụng kỹ thuật học môi sinh, trang trí mỹ quan kiến
trúc và các công dụng khác (cung cấp gỗ củi,trái giống hoa quả,tao ra các khu vực
vui chơi giải trí,khu dạo mát, thư giãn và còn được dùng như một chỉ dẫn về các
biến cố lịch sữ, kĩ niệm, những ẩn dụ văn học…).
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu
Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt độ
không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ. Ở ngoài trời chúng ta chỉ có thể
dùng cây xanh, tạo ra một tiểu khí hậu một cách hiệu quả để tạo ra sự tiện nghi cho
chúng ta.

7


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
2.3.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị và nhờ vào khả
năng kiểm soát bức xạ mặt trời cuả chúng. Lá cây ngăn chặn phản chiếu, hấp thụ và
truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng phù thuộc vào mật độ lá của loài
cây,dạng lá và cách phân cành của cây.
Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí vào mùa hè
thông qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hòa không khí tự
nhiên. Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu
đất cung cấp đủ độ ẩm. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa không
khí trung bình mỗi máy có công suất 2500kcl/giờ, chạy 20 giờ/ngày
2.3.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí

Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi theo kích thước loài, hình dạng,
mật độ lá, sự lưu trữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
2.3.1.3 Lượng mưa và ẩm độ
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm
giảm bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc độ
bốc hơi thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày
và ẩm hơn suốt thời gian ban đêm.
Cây xanh cũng rất quan trọng trong chu kì nước. Chúng ngăn lượng mưa và làm
chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu, giảm xói mòn
và rửa trôi đất.
2.3.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh
Các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn
Các cành cây rung động có tác dụng hấp thụ, ngăn chặn âm thanh
Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm
Các khí khổng trên lá để trao đổi khí
Hoa và lá có cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi
Lá và cành cây làm giảm tốc độ gió

8


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Lá và cành cây làm giảm cường độ mưa
Hệ rể phân bố rộng làm giảm xói mòn đất
Mật độ lá dày ngăn ánh sáng
Lá thưa lọc được ánh sáng
Các cành có gai ngăn chặn được sự di chuyển không mong muốn của con người
2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan kiến trúc
Thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét một cách kĩ

lưỡng trong thiết kế kiến trúc. Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc, chúng
có thể được dùng như các thành phần kiến trúc, chúng có thể được dùng như các
thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức
năng: giớ hạn, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự thu hút tầm nhìn…
2.3.4 Các công dụng khác
Sau chu kì nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ có
giá trị kinh tế cao. Cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuôc sống lao động
và sinh hoạt văn hóa của con người.

2.4 Tình hình nghiên cứu trong công tác quản lý và chăm sóc mảng xanh
tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, năng động nhất nước ta hiện nay,
là một trung tâm kinh tế, văn hóa kĩ thuật bậc nhất nước. Đó cũng là điều kiện tiên
quyết tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông,
khu dân cư, khu dịch vụ…dẫn đến cuộc sống của các thành phần dân cư đầy đủ
hơn. Chính vì thế nhu cầu về vai trò của cây xanh và công dụng của chúng càng
được chú trọng hơn.
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố không những
đứng đầu trong việc xây dựng mảng xanh mà còn đi đầu trong công tác chăm sóc và
bảo dưỡng nhằm duy trì và phát triển mảng xanh ngày càng phong phú và đa dạng
hơn nửa. Một mảng xanh đẹp phải đáp ứng được hai tiêu chuẩn: hài hòa với công
trình kiến trúc đồng thời phải phát triển khỏe mạnh không bị sâu hại. Vì vậy công
tác chăm sóc sau khi trồng là vô cùng cần thiết.

9


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

2.5 Một số phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh đang được

áp dụng tại Đường Trần Não - Quận 2
2.5.1 Biện pháp cắt tỉa, tạo hình cho cây
Đây là phương thức tác động thường xuyên và cần thiết để duy trì sự cân bằng
cho cây tạo và vẽ mỹ quan. Ngày nay nhu cầu về thẩm mỹ càng cao do vậy tạo
dáng, tạo hình cho cây là một việc làm rất quan trọng. Chu kì cắt tỉa dài hay ngắn
tùy thuộc vào loài cây trồng cũng như mục đích công dụng của chúng. Ngoài ra
việc cắt tỉa cho cây còn có tác dụng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
hơn giảm thiểu được sâu hại, tránh ảnh hưởng đến những công trình khác như:
nhà, của, đường, điện…
Có hai kiểu cắt tỉa sau:
+ Tỉa huấn luyện (training): thực hiện khi cây còn nhỏ nhằm tạo cơ cấu
cành hợp lý giảm được công chăm sóc khi cây trưởng thành.
+ Tỉa bảo dưởng (maintenance): thực hiện khi cây đã trưởng thành nhằm
loại bỏ những cành nhánh khuyết tật, bị sâu bệnh…giúp tạo vẻ đẹp cho
cây.
Việc cắt tỉa, tạo hình cho cây xanh một cách thường xuyên và hợp lý, đúng kĩ
thuật không những có tác dụng tích cực trong hiện tại về mặt cảnh quan, sinh
trưởng và phát triển của cây mà còn có tác dụng và ý nghĩa lâu dài đến đời sống
của cây xanh cũng như trong công tác chăm sóc và bảo dưỡng cây sau này.
Do đó cần phải chú trọng vận dụng một cách triệt để những kiến thức cần thiết
cùng với những kinh nghiệm qua thực tế để áp dụng vào thực tiển nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh lãng phí thời gian cũng như công sức.
2.5.2 Mé nhánh, đi tàn
Thường được áp dụng đối với cây loại 3, đây là công việc không thường
xuyên thường đối với những cây cao và lớn, tán rộng thì mé nhánh đi tàn
1lần/năm. Tuy công việc này không thường xuyên nhưng cũng hết sức quan
trọng nếu không chú ý đến sẽ ảnh hưởng đến những công trình nhà của, điện
đường, thậm chí là con người.

10



Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Đối với những cây cao lớn thì việc làm này cũng gặp rất nhiều khó khăn do
vậy để tránh tình trạng trên chúng ta cần phải chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu
của cây như: cành, nhánh, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới
cành từ lúc cây còn nhỏ một cách hợp lý thì quá trình chăm sóc, bảo dưỡng sau
này sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
2.5.3 Trồng dặm, cải tạo và thay thế
Có thể nói hiện tượng trồng dặm và thay thế cây cũng rất phổ biến và là công
việc thường xuyên trong công tác chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh. Các cây sinh
trưởng không đều thậm chí là chết do những nguyên nhân sau:
+ Các cây khi xuất vườn ươm đem ra ngoài môi trường mới thường là chất
lượng và phẩm chất cây không hoàn toàn đồng đều do vậy khả năng chống chịu
thích nghi trong môi trường mới là khác nhau.
+ Cách thức trồng: vị trí trồng cây, cự ly trồng khác nhau do vây các điều kiện
về lập địa, nguồn nước, chế độ ánh sáng, nắng, gió…cũng không giống nhau.
+ Các cây bị ảnh hưởng bởi những hoạt động sống hàng ngày của con người
như: xây dựng, kinh doanh, buôn bán, rác thải sinh hoạt…
+ Ngoài ra còn có những nhân tố khách quan như: gió, bảo, sâu bệnh hại…làm
gãy đổ và chết cây.
Sau khi phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cây sinh trưởng và
phát triển không đều hay chết cây, chúng ta phải có những biện pháp thiết thực
và cụ thể, phải thường xuyên theo dõi, đánh giá về tình hình sinh trưởng của cây
đồng thời có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục ngay lập tức các các tác
nhân gây hại.
Điều cốt yếu nhất của trồng dặm và thay thế cây là việc quan sát, đánh giá
hiện trạng và xử lý kịp thời tránh lãng phí trong công tác chăm sóc cho cây, do
vậy phải thật chủ động loại bỏ những cây sinh trưởng kém để thay thế những cây
có phẩm chất tốt hơn, giúp duy trì được hệ thống cây xanh đồng thời cũng tiết

kiệm được công chăm sóc sau này.

11


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
2.5.4 Làm đất, làm cỏ dại, vun gốc cho cây

Hình 3:Công nhân chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh đường Trần Não - Q2
Đây cũng là một việc làm cần thiết có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cây
sinh trưởng và phát triển tốt.
Làm đất: trước khi trồng cây thì đất đã được chuẩn bị rất kĩ đảm bảo đầy đủ hàm
lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên sau khi trồng cây một thời gian dài dưới tác dụng của
các yếu tố môi trường và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng xấu đến bề mặt
cũng như thành phần cơ giới của đất.
Do đó cần phải thường xuyên cải tạo và làm đất kịp thời như xới đất tăng độ tơi
xốp và thoáng khí. Song song với quá trình làm đất chúng ta cần bón phân, tưới
nước hoặc nếu đất xấu quá thì có thể thay đất.
Chu kì vun gốc và cải tạo đất ở mỗi loại cây cũng như từng giai đoạn phát trển là
không giống nhau, đối với cây còn nhỏ thì thường xuyên hơn những cây trưởng
thành tuy nhiên cũng tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà có thể nhiều hơn hay ít
hơn.
Làm cỏ dại: công việc làm cỏ dại được tiến hành song song với việc làm đất và
vun gốc cho cây. Đối với những cây con mới trồng thì việc làm cỏ dại nhiều hơn so
với những cây đã trưởng thành.

12


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh


Hình 4: Công nhân nhặt rác
2.5.5 Làm cọc chống cho cây
Cây mới trồng đòi hỏi phải có cọc chống đỡ để giúp cây đứng vững, nó ảnh
hưởng sâu sắc và lâu dài đến phẩm chất và hình thái bên ngoài của cây. Số cọc
chống đỡ thường là 3-4 cọc/cây và thay đổi tùy vào kích cỡ của từng cây đem trồng.
2.5.6 Tưới nước
Trên thực tế lượng nước cung cấp cho cây từ tự nhiên như nước mưa, mạch nước
ngầm là không đủ nhất là vào mùa khô thì nhu cầu về nước của cây xanh là rất cao,
vì vậy nhất thiết phải cung cấp nước tưới cho cây.
Đối với cây xanh thì không nhất thiết phải tưới thường xuyên hàng ngày cụ thể là
cây con từ 1-3 tuổi thì tưới 2 lần/tuần, còn các cây trưởng thành thì 1lần/tuân là
đủ.Chúng ta luôn luôn biết rằng nước là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống
của cây xanh.

13


Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Hình 5: Tưới nước bằng xe bồn
2.5.7 Bón phân cho cây trồng
Năng lượng cung cấp cho cây từ quá trình quang hợp cũng như dưỡng chất
cung cấp cho cây từ đất là không đủ đối với những cây đang trong thời kì sinh
trưởng và phát triển mạnh hay những cây đã trưởng thành. Trong khi đó cây vẫn
biểu hiện bình thường về sự phát triển của thân, tán nhưng cây sẽ ốm yêu, còi
cọc, tán lá sơ xác lá không còn xanh tươi. Do đó việc bón phân cho cây là rất cần
thiết, tránh tình trạng như trên kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây
xanh.
Việc bón phân cho cây phải đảm bảo một liều lượng hợp lý với một chu kì đều

đặn, thường nên bón luôn phiên các loại phân tránh tình trạng bón thúc, bón quá
liều lượng sẽ có tác động xấu đến cây trong hiện tại và về sau.
Các loại phân được sữ dụng phổ biến và rộng rãi trong công tác chăm sóc và
bảo dưỡng cây xanh hiện nay là:
Phân hữu cơ: đã được sữ dụng từ rất lâu, thường chứa đầy đủ các chất dinh
dưỡng như đạm, lân, kali, các yếu tố vi lượng giúp cây sinh trưởng và phát triển
tốt có khả năng cải tạo đất tốt. Các loại phân hữu cơ thường được dùng như: phân
chuồng, phân xanh, phân rác…
+ Ưu điểm: Có tác dụng tốt đến cây và không ảnh hưởng đến môi trường,
cải tạo đất, giá thành hợp lý.

14


×