Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG CÂY DỪA CẠN THÁI (CATHARANTHUS ROSEUS) TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

NGUYỄN HOÀNG DUY LƯU

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG
CÂY DỪA CẠN THÁI (CATHARANTHUS ROSEUS)
TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN
VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********
NGUYỄN HOÀNG DUY LƯU

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG
CÂY DỪA CẠN THÁI (CATHARANTHUS ROSEUS)
TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN
VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP. HỒ CHÍ MINH



Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : KS. NGUYỄN VĂN ĐẬM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi thành kính ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha
mẹ. Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình đã luôn yêu thương, giúp đỡ tôi trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên
Quý thầy cô Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Đậm đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các chú, các anh tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan
và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Sau cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp DH07CH đã luôn giúp đỡ tôi
trong học tập cũng như trong quá trình làm tiểu luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN HOÀNG DUY LƯU

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xử lý gieo ươm và theo dõi sinh trưởng cây dừa cạn thái
(Catharanthus roseus) tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên,
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành tại vườn ươm Bộ môn
Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, thời gian từ ngày 15/03/2011 đến ngày
15/06/2011.
Kết quả thu được:
- Giá thể gieo ươm có tỷ lệ tro trấu : xơ dừa là 2:1 là giá thể thích hợp cho sự
nảy mầm hạt giống cây dừa cạn thái và làm giảm đáng kể tỷ lệ hao hụt cây con.
- Giá thể trồng có tỷ lệ tro trấu : xơ dừa : trấu sống là 5:3:2 là giá thể thích
hợp cho sự sinh trưởng của cây dừa cạn thái tính đến giai đoạn cây được 2 tháng
tuổi. Với giá thể này, cây dừa cạn có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng tốt, phân
cành mạnh, ít sâu bệnh.
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa cạn.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................. i
Lời cảm ơn .............................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................. iv

Danh sách các chữ viết tắt .................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................. viii
Danh sách các hình ................................................................................ ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1 Khái niệm về ngành hoa thảo ......................................................... 3
2.2 Ngành sản xuất hoa kiểng trên thế giới và Việt Nam ..................... 4
2.2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới .................................. 4
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Việt Nam ................................... 4
2.3 Giới thiệu về cây dừa cạn ............................................................... 5
2.3.1 Nguồn gốc phân loại .................................................................... 5
2.3.2 Nguồn gốc xuất xứ ....................................................................... 5
2.3.3 Đặc điểm thực vật ........................................................................ 5
2.3.4 Phòng trừ sâu, bệnh ở cây dừa cạn .............................................. 8
2.3.4.1 Sâu ............................................................................................. 8
2.3.4.2 Bệnh .......................................................................................... 8
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 9
3.1 Mục tiêu .......................................................................................... 9
3.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................... 9
3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 9

iv


3.4 Điều kiện thí nghiệm ...................................................................... 10
3.4.1 Điều kiện khí hậu – thời tiết ...................................................... 10
3.4.2 Nguồn nước tưới ........................................................................ 10
3.5 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................... 10
3.5.1 Giống .......................................................................................... 10
3.5.2 Dụng cụ ...................................................................................... 11

3.5.3 Giá thể ........................................................................................ 11
3.5.4 Phân bón .................................................................................... 11
3.5.5 Thuốc bảo vệ thực vật ................................................................ 12
3.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 12
3.6.1 Phương pháp gieo ươm .............................................................. 12
3.6.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................ 12
3.6.3 Phương pháp theo dõi ................................................................ 14
3.6.4 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................. 15
3.6.5 Phương pháp tính toán xử lý ...................................................... 16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 17
4.1 Thí nghiệm 1 ................................................................................. 17
4.1.1 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ..................................................... 17
4.1.2 Tỷ lệ hao hụt cây con ................................................................. 18
4.2 Thí nghiệm 2 ................................................................................. 19
4.2.1 Chiều cao cây ............................................................................. 19
4.2.2 Số lá trên cây .............................................................................. 21
4.2.3 Số cành trên cây ......................................................................... 23
4.2.4 Tình hình sâu, bệnh .................................................................... 24
4.2.4.1 Sâu ........................................................................................... 24
4.2.4.2 Bệnh ........................................................................................ 25
4.3 Tóm tắt quy trình trồng và chăm sóc cây dừa cạn ........................ 26

v


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 29
5.1 Kết luận ......................................................................................... 29
5.2 Đề nghị .......................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 31
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 33


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Đô-la Mỹ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NSG

Ngày sau gieo

NST

Ngày sau trồng

RCBD

Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design)


NT

Nghiệm thức

Rep

Lần lặp lại (Replication)

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis Of Variance)

DMRT

Trắc nghiệm đa biên độ Duncan
(Duncan’s Multiple Range Test)

GTTB

Giá trị trung bình

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thí nghiệm về cây dừa cạn ...... 12

Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 ..................................................... 13
Bảng 3.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2 ..................................................... 13
Bảng 4.1 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây dừa cạn ......................................... 17
Bảng 4.2 Tỷ lệ hao hụt cây con ......................................................................... 18
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)
và tốc độ tăng trưởng (cm/7 ngày) của cây dừa cạn .......................... 19
Bảng 4.4 Động thái ra lá (lá/cây)
và tốc độ ra lá (lá/7 ngày) của cây dừa cạn ....................................... 21
Bảng 4.5 Động thái phân cành (cành/cây)
và tốc độ phân cành (cành/7 ngày) của cây dừa cạn ......................... 23
Bảng 4.6 Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa cạn ............... 26

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Đặc điểm thực vật của cây dừa cạn (thân, cành, lá, hoa, quả…) ......... 7
Hình 3.1 Hoa dừa cạn giống Tropic Bright Red ............................................... 10
Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm 2 .............................................................................. 14
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nảy mầm hạt giống
và tỷ lệ hao hụt cây con ở các nghiệm thức ....................................... 18
Hình 4.2 Chiều cao cây dừa cạn ở các nghiệm thức (30 NST) ......................... 21
Hình 4.3 Số cành trên cây dừa cạn ở các nghiệm thức (30 NST) ..................... 24
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mắc bệnh héo rũ
và thối nhũn ở các nghiệm thức ......................................................... 26
Hình 4.5 Sự sinh trưởng của cây dừa cạn từ lúc gieo hạt

đến giai đoạn 2 tháng tuổi ................................................................. 28

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay thực vật nói chung, hoa kiểng nói riêng đã đóng vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống con người. Hoa kiểng không những là biểu tượng cho
cái đẹp, sự thanh cao mà một số loài còn được sử dụng như là một phương thuốc
chữa bệnh. Mỗi loài hoa, cây cảnh đều có ý nghĩa và công dụng riêng làm cho thế
giới thực vật phong phú, đa dạng hơn.
Trước đây hoa kiểng chỉ được trồng chủ yếu để thể hiện sự sung túc, nhàn
hạ, thanh lịch của các bậc thượng lưu nhưng ngày nay nhu cầu hoa kiểng càng trở
nên phổ biến hơn do đời sống vật chất trong những năm gần đây không ngừng được
cải thiện và thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng được nâng cao. Hoa kiểng
được trồng ở đường phố, khu đô thị, công viên, được trang trí trong nhà, các văn
phòng, làm quà tặng trong các dịp lễ, tết.
Bên cạnh những giống hoa kiểng đã có trong nước hiện nay như: mai, đào,
cúc… các trung tâm, nhà vườn đã tiến hành nghiên cứu, lai tạo, nhập nội cho ra
nhiều giống mới đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc như: hướng dương,
hoa tulip, hoa hồng, dừa cạn… Dừa cạn trước đây chỉ là một giống hoa dân dã,
thông thường chỉ có màu trắng tuyền, hồng nhạt nhưng ngày nay đã được lai tạo
cho ra nhiều giống mới (thường gọi là dừa cạn thái) với nhiều màu sắc sặc sỡ hơn
như: hoa cà, đỏ, đỏ tươi, cam đỏ, tím hồng, rượu chát, hồng dâu… được trồng để
trang trí trong nhà, văn phòng rất đẹp. Ngoài ra dừa cạn còn được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh. Cho nên cây dừa cạn thái được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
hiện nay.

1



Chính vì cây dừa cạn thái có lợi ích thiết thực và được ưa chuộng nhiều nên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xử lý gieo ươm và theo dõi sinh trưởng cây
dừa cạn thái (Catharanthus roseus) tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ
Thuật Hoa Viên, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về ngành hoa thảo
Ngành hoa thảo (floriculture hay flower farming) là một bộ phận của ngành
làm vườn (horticulture) bao gồm trồng hoa và cây kiểng quy mô vườn gia đình và
quy mô công nghiệp.
Ngành trồng hoa có các bộ phận cấu thành như sau:
- Trồng hoa cắt cành (cut flower).
- Trồng hoa trong chậu (pot flower).
- Trồng cây xanh trang trí và cây che phủ đất (foliage and bedding plants).
Có hai phương pháp trồng hoa chính:
- Phương pháp truyền thống: Cây hoa thảo được trồng chủ yếu ở ngoài đồng
hay trong chậu.
- Trồng hoa theo công nghệ hiện đại: Cây hoa thảo được trồng trong nhà
kính, nhà lưới.
Ngành trồng hoa kiểng cần có sự liên kết với các ngành nghề khác (công
nghệ, thương mại, tiếp thị, giao thông vận tải…) để phát triển.
Ngành hoa kiểng là một bộ phận của sản xuất nông – lâm – thương nghiệp,
việc phát triển hoa kiểng cho phép xóa dần thế độc canh tạo nên sự năng động cho
từng địa bàn, từng nông hộ. Một số đặc điểm chính của ngành hoa kiểng nước ta:

- Sản xuất hoa kiểng yêu cầu kỹ thuật cao và mang tính nghệ thuật.
- Hoa kiểng rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh.
- Chu kỳ sản xuất của hoa kiểng dài ngắn khác nhau đối với từng loại cây
nên thích hợp với nhiều đối tượng đầu tư.

3


- Sản xuất hoa kiểng là ngành có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động, mọi
tư liệu sản xuất, kể cả không gian (vườn, ao, sân…) để sản xuất. Có thể tận dụng
các điều kiện sản xuất để phát triển mà ít làm thay đổi cơ cấu, diện tích sử dụng đất.
- Sản xuất hoa kiểng cần có sự lưu thông phân phối kịp thời. Việc xuất khẩu
cần phải đồng bộ, xử lý vận chuyển cần phải nhanh chóng kịp thời.
2.2 Ngành sản xuất hoa kiểng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới
Sản xuất hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành
một ngành thương mại mang lợi nhuận cao. Mỗi năm trên thế giới tiêu thụ một số
lượng hoa kiểng có giá trị trên 100 tỷ USD, với mức tăng bình quân là 10 %.
Giá trị nhập khẩu của hoa kiểng ngày càng tăng: năm 1990 giá trị nhập khẩu
đạt 6,8 tỷ USD, tăng 36 %. Các nước nhập khẩu hoa kiểng nhiều là Đức, Anh,
Pháp, Mỹ.
Một số nước nổi tiếng về sản xuất hoa như: hoa Hồng ở Bungary, hoa Anh
Đào ở Nhật Bản, hoa Tulip ở Hà Lan… Trong đó sản xuất hoa của Hà Lan rất
phong phú, Hà Lan là nước cung cấp hoa nhiều nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây, thị trường hoa kiểng trên thế giới đã dần dịch
chuyển về châu Á, đặc biệt ở một số nước như Đài Loan, Thái Lan… đã sản xuất và
cung cấp nhiều giống hoa mới, lạ, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao
của người tiêu dùng.
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ ngàn xưa, từng dân tộc, từng thời đại con người đã biết chơi

hoa, dùng hoa để biểu lộ tâm tư tình cảm của mình. Nhưng sang thế kỷ XX thì nghề
trồng hoa mới trở thành nghề có thu nhập kinh tế.
Nghề trồng hoa phát triển cùng với sự phát triển của các khu đô thị, thành
phố trong cả nước. Tuy nhiên, trồng hoa ở nước ta không tập trung mà phát triển rãi
rác ở từng vùng. Có nhiều vùng trồng hoa nổi tiếng như Đà Lạt và quanh các vùng
đô thị lớn như Nhật Tân (Hà Nội), Gò Vấp (Tp. HCM), Cái Mơn (Bến Tre).

4


Ngày nay, nhờ có nền khoa học kỹ thuật phát triển và đã mở rộng quan hệ thị
trường với các nước trên thế giới nên ngành sản xuất hoa ở Việt Nam đã có vị trí
như các ngành nghề phát triển khác trong nền kinh tế quốc dân.
2.3 Giới thiệu về cây dừa cạn
2.3.1 Nguồn gốc phân loại
Ngành

:

Magnoliophyta

Lớp

:

Magnoliopsida

Bộ

:


Gentianales

Họ

:

Apocynaceae

Tên khoa học

:

Catharanthus roseus

Tên tiếng Anh

:

Vinca, Madagascar periwinkle

Tên tiếng Việt

:

Dừa cạn, Hải đằng, Trường xuân hoa

2.3.2 Nguồn gốc xuất xứ
Cây dừa cạn xuất xứ từ Madagascar, phổ biến ở miền Nam Carolina (châu
Âu), được giới thiệu cho nhiều nước như là cây thuốc chữa bệnh (cây dừa cạn có vị

hơi đắng, tính mát, có tác dụng bình can, giáng hỏa và trấn tĩnh an thần, dùng chữa
áp huyết cao). Hiện nay dừa cạn được trồng ở nhiều vùng như Trung Quốc, Nam
Mỹ, châu Á.
2.3.3 Đặc điểm thực vật
+ Dừa cạn là cây thân thảo, cao khoảng 20 – 80 cm tùy loài, có nhựa trắng,
vỏ cây màu nâu đỏ hay màu xanh trắng tùy vào màu của hoa, có khả năng tự phân
nhánh từ các nách lá thật, cành nhánh nhiều, cành đứng, thân gỗ ở phía gốc, phần
mềm ở phía ngọn, mọc thành bụi dày, có bộ rễ rất phát triển.
+ Lá đơn, mọc đối, xanh bóng, có dạng hình ôvan hay thuôn dài, dài 3 – 8
cm, rộng 1,2 – 5 cm, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, mép nguyên không có
răng cưa.
+ Hoa mọc thành cặp ở nách lá, hoa gồm 5 cánh mỏng, tiểu nhụy gắn với
phần trên của ống vành, tâm bì rời noãn sào. Hoa mọc đơn hoặc 2 – 3 cái ở nách lá
phía gần ngọn thân, ở đầu cành. Hoa hình tròn phẳng, đường kính 2 – 2,5 cm, gồm

5


5 cánh mỏng mịn, hợp thành mùi hương hơi hắt. Hoa dừa cạn có nhiều màu sắc:
trắng, hồng, tím hồng, hồng dâu, đỏ, đỏ tươi, rượu chát… hoa nở rộ vào tháng 6 – 8,
những tháng khác cũng có hoa.
+ Quả là một cặp quả đại dài 2 – 4 cm, rộng 3 mm, chứa 12 – 20 hạt nhỏ màu
nâu nhạt, hình trứng, quả mọc thẳng đứng, hơi ngả sang 2 bên, vỏ có vạch dọc, đầu
tù.
+ Cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ưa ánh sáng, gây giống bằng hạt, giâm
cành hoặc từ cây invitro, chịu mọc trên cát ven biển. Cây chịu hạn tốt, rất cần nắng
nên trồng ở bồn hoa trên ban công khá thích hợp, nếu ở vị trí thiếu ánh nắng thì cây
phát triển chậm, không ra hoa và suy nhược dần.
+ Cây sợ ngập úng, thích hợp đất tơi xốp, thông thoáng, pH từ 5,5 – 5,8. Ít
sâu bệnh, tuy nhiên vẫn bị một số bệnh như: bệnh tàn lụi, bệnh thối mục cành non

hay chồi non do côn trùng phá hoại hoặc nấm bệnh trên lá.
Dừa cạn được trồng phổ biến làm hoa nền hiện nay vẫn là các giống truyền
thống với các màu như trắng, tím, hồng nhạt dạng thân đứng, với nguồn giống được
lấy từ hạt của những cây dừa cạn đã có sẵn trong nước và cùng với thời gian trồng
khá lâu nên các giống dừa cạn hiện nay đã có hiện tượng thoái hóa giống, làm cho
thân cây vươn cao hơn, ít hoa, hoa nhỏ, màu sắc hoa nhạt hơn. Đối với các giống
mới nhập nội phong phú hơn về màu sắc, cho nhiều hoa, có dạng thân rũ, được
trồng dưới dạng hoa treo đã làm phong phú thêm về chủng loại hoa dừa cạn và cũng
được ưa chuộng hơn.
 Tác dụng dược lý của cây dừa cạn
+ Cây dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng bình can, giáng hỏa và
trấn tĩnh an thần, dùng chữa áp huyết cao.
+ Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn nhiều chất như
alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào, có tác
dụng tốt trong chữa các ung thư về máu.
+ Dừa cạn, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái
tháo đường, thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, ít nước tiểu và trong

6


bế kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm hoa đại (bông
sứ), cỏ mần trầu và lá lạc tiên, mỗi thứ khoảng 20 g sắc nước uống liên tục trong
nhiều tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có
nguyên nhân vẫn rất tốt.

Hình 2.1 Đặc điểm thực vật của cây dừa cạn (thân, cành, lá, hoa, quả…)

7



2.3.4 Phòng trừ sâu, bệnh ở cây dừa cạn
2.3.4.1 Sâu
Dừa cạn ít bị sâu, tuy nhiên cũng bị sâu xanh ăn lá (Heliothis armigera Hb.)
cắn phá.
Phòng trừ bằng cách sử dụng Confidor, với nồng độ 5 – 7 ml pha cho bình 8
lít, thời gian cách ly 7 – 10 ngày. Tùy vào mật độ phát triển của sâu mà tăng hay
giảm nồng độ thuốc.
2.3.4.2 Bệnh
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây dừa cạn thường bị một số bệnh
như: bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora), bệnh héo rũ (Fusarium sp.).
Phòng trừ bệnh héo rũ bằng cách phun Metaxyl 25WP, pha 10 g cho bình 8
lít, phun khi thấy bệnh mới xuất hiện.
Phòng trừ bệnh thối nhũn bằng cách phun Starner, pha 10 g cho bình 8 lít,
phun khi thấy bệnh mới xuất hiện.

8


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Tiến hành thí nghiệm với các giá thể có tỷ lệ các thành phần khác nhau trong
gieo ươm hạt giống và trồng, chăm sóc cây dừa cạn thái đến giai đoạn cây được 2
tháng tuổi (30 NST) nhằm tìm ra các giá thể có tỷ lệ các thành phần đạt hiệu quả
nhất đối với sự nảy mầm của hạt giống và sự sinh trưởng của cây dừa cạn, rút ra
được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa cạn.
3.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian: Từ 15/03/2011 đến 15/06/2011.

- Địa điểm: Trồng tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên,
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Gieo ươm hạt giống cây dừa cạn thái và bố trí thí nghiệm – nghiệm thức về
giá thể gieo ươm.
- Sang chậu cây con ở giai đoạn 30 NSG và bố trí thí nghiệm – nghiệm thức
về giá thể trồng.
- Chăm sóc và theo dõi sinh trưởng cây dừa cạn đến giai đoạn cây được 2
tháng tuổi (30 NST).
- Thu thập số liệu – xử lý số liệu.
- Viết bài báo cáo.

9


3.4 Điều kiện thí nghiệm
3.4.1 Điều kiện khí hậu – thời tiết
Khí hậu nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Mùa nắng: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
3.4.2 Nguồn nước tưới
Nguồn nước được bơm từ hồ tự nhiên, xa khu công nghiệp.
3.5 Vật liệu thí nghiệm
3.5.1 Giống
Thí nghiệm được thực hiện với giống dừa cạn đứng Tropic Bright Red do
công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam (31/78 Phan Huy Ích, phường 15, quận
Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh) cung cấp.
Đặc điểm của giống Tropic Bright Red: hoa có màu đỏ, chấm ở giữa các
cánh hoa to màu trắng, cánh hoa hơi tròn.


Hình 3.1 Hoa dừa cạn giống Tropic Bright Red

10


3.5.2 Dụng cụ
+ Cuốc, xẻng… để trộn giá thể.
+ Khay ươm hạt giống loại 72 lỗ có sẵn trên thị trường.
+ Chậu trồng.
+ Bình xịt thuốc: bình 2 lít, bình 8 lít.
3.5.3 Giá thể
+ Giá thể gieo ươm hạt giống bao gồm: tro trấu, xơ dừa, phân trùng quế.
+ Giá thể trồng bao gồm: tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân bò ủ hoai, phân
lân vô cơ.
3.5.4 Phân bón
- Phân vô cơ: Dùng loại phân NPK (16-12-8), đây là loại phân phức hợp,
viên tròn nhỏ có màu tím. Tiến hành bón đều xung quanh chậu, cách xa gốc.
Thời điểm bón: Chia ra nhiều lần bón, lượng bón tùy vào giai đoạn sinh
trưởng và khả năng hấp thu của cây. Có thể chia ra các thời kỳ bón như sau:
+ Giai đoạn 7 ngày sau khi sang chậu: 2 g/chậu.
+ Giai đoạn 17 ngày sau khi sang chậu: 4 g/chậu.
+ Giai đoạn 30 ngày sau khi sang chậu: 4 g/chậu.
- Phân bón lá: Sử dụng phân bón lá Yogen, do công ty Phân Bón Miền Nam
sản xuất, có thành phần là 30% N – 10% P2O5 – 10% K2O và một số chất vi lượng
như Cu, Fe, Zn, Mn, B… Phun đều trên tất cả các nghiệm thức. Các giai đoạn phun
phân bón lá:
+ Giai đoạn 10 ngày sau khi sang chậu: 1 g/l.
+ Giai đoạn 20 ngày sau khi sang chậu: 1 g/l.
+ Giai đoạn 30 ngày sau khi sang chậu: 1 g/l.


11


3.5.5 Thuốc bảo vệ thực vật
 Việc phòng trừ sâu, bệnh hại đối với cây dừa cạn được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thí nghiệm về cây dừa cạn
Thuốc trừ
sâu, bệnh
a. Sâu

Loại thuốc

Nồng độ

Confidor

5 – 7 ml/8l

100SL
b. Bệnh

Metaxyl 25WP

Thời kỳ

Phòng trừ các

phun thuốc

loại sâu, bệnh


15 NST

Sâu xanh ăn lá

25 NST
10 g/8l

17 NST

Bệnh héo rũ

27 NST
Starner

10 g/8l

13 NST

Bệnh thối

28 NST

nhũn

3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Phương pháp gieo ươm
- Sử dụng giá thể gieo ươm là hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, phân trùng quế. Trộn
giá thể chia thành 3 nghiệm thức có tỷ lệ tro trấu : xơ dừa khác nhau lần lượt là 2:1,
1:1, 1:2 (tỷ lệ phân trùng quế ở các nghiệm thức là như nhau) để tiến hành Thí

nghiệm 1.
- Sử dụng giá thể trồng là hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân bò ủ hoai,
phân lân vô cơ. Trộn giá thể chia thành 4 nghiệm thức có tỷ lệ tro trấu : xơ dừa :
trấu sống khác nhau lần lượt là 5:3:2, 3:5:2, 3:2:5, 5:5:0 (tỷ lệ phân bò và phân lân ở
các nghiệm thức là như nhau) để tiến hành Thí nghiệm 2.
3.6.2 Bố trí thí nghiệm
 Thí nghiệm 1
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tro trấu : xơ dừa trong giá thể gieo ươm đối với
sự nảy mầm của hạt giống cây dừa cạn thái.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (kiểu
RCBD).
- Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (xem Bảng 3.2), 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm
thức là 1 khay gieo có 72 lỗ, mỗi lỗ gieo 1 hạt. Tổng cộng là 648 hạt.

12


Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1
Ký hiệu

Thành phần của giá thể

nghiệm thức

gieo ươm

NTA

Tro trấu, xơ dừa


2:1

NTB

Tro trấu, xơ dừa

1:1

NTC

Tro trấu, xơ dừa

1:2

Tỷ lệ tro trấu : xơ dừa

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1:
Rep I

NTA

NTB

NTC

Rep II

NTC

NTB


NTA

Rep III

NTB

NTA

NTC

 Thí nghiệm 2
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tro trấu : xơ dừa : trấu sống trong giá thể trồng
đối với sự sinh trưởng của cây dừa cạn thái đến giai đoạn cây được 2 tháng tuổi (30
NST).
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (kiểu
RCBD).
- Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (xem Bảng 3.3), 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm
thức gồm 10 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Tổng cộng là 120 cây.
Bảng 3.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2
Ký hiệu
nghiệm thức

Thành phần của giá thể trồng

Tỷ lệ tro trấu : xơ dừa :
trấu sống

NT1


Tro trấu, xơ dừa, trấu sống

5:3:2

NT2

Tro trấu, xơ dừa, trấu sống

3:5:2

NT3

Tro trấu, xơ dừa, trấu sống

3:2:5

NT4

Tro trấu, xơ dừa, trấu sống

5:5:0

13


- Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2:
0,5 m
Rep I

NT4


NT3

NT1

NT2

NT1

NT3

NT2

NT4

NT4

NT1

NT3

NT2

0,5 m
Rep II
0,5 m
Rep III

Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm 2
3.6.3 Phương pháp theo dõi

Chọn ngẫu nhiên 5 cây trên mỗi nghiệm thức để theo dõi, định kỳ theo dõi 7
ngày 1 lần. Mỗi lần ghi nhận khi có 50% số cây trồng trong mỗi nghiệm thức đạt
chỉ tiêu.

14


3.6.4 Các chỉ tiêu theo dõi
 Thí nghiệm 1
- Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống (%) =
(Số hạt giống nảy mầm / Tổng số hạt giống được gieo) * 100.
- Tỷ lệ hao hụt cây con (%) =
(Số cây con bị hao hụt / Số cây con được ghi nhận ở giai đoạn 7 NSG) * 100.
Trong đó:
+ Số cây con được ghi nhận ở giai đoạn 7 NSG (cây) = Số cây con được ghi
nhận sau khi hạt giống nảy mầm.
+ Số cây con bị hao hụt: được tính bằng số cây con được ghi nhận ở giai
đoạn 7 NSG trừ cho số cây con được ghi nhận ở giai đoạn 30 NSG (cây).
 Thí nghiệm 2
- Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng:
+ Chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng (cm).
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao: được tính bằng số liệu ghi nhận lần
sau trừ cho số liệu ghi nhận lần trước (cm/7 ngày).
- Số lá và tốc độ ra lá:
+ Số lá: đếm số lá trên một cây, tính các lá đã nở ra hoàn toàn và thấy
rõ cuống lá (lá/cây).
+ Tốc độ ra lá: được tính bằng số liệu ghi nhận lần sau trừ cho số liệu
ghi nhận lần trước (lá/7 ngày).
- Số cành và tốc độ ra cành:
+ Số cành: đếm số cành trên một cây (cành/cây).

+ Tốc độ ra cành: được tính bằng số liệu ghi nhận lần sau trừ cho số
liệu ghi nhận lần trước (cành/7 ngày).
- Tình hình sâu bệnh:
+ Tỷ lệ % sâu hại = (Số cây bị sâu hại / Tổng số cây theo dõi)*100.
+ Tỷ lệ % bệnh hại = (Số cây bị bệnh hại / Tổng số cây theo dõi)*100.
Theo dõi tình hình sâu bệnh 3 ngày/lần.

15


×