Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM KHU DỊCH VỤ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

NGUYỄN THANH THU

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM KHU DỊCH VỤ
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN - HUYỆN
TÂN UYÊN - TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN
ThS. PHẠM MINH THỊNH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và động viên trong
suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
-

ThS. Phạm Minh Thịnh và KTS. Đỗ Ngọc Nhuận đã hướng dẫn tôi tận tình,

chu đáo.
-



Quản Lí khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thực hiện đồ án.
-

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn

thành tốt đồ án.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25/6/2011
Nguyễn Thanh Thu

ii


TÓM TẮT
Đồ án: “ THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM KHU DỊCH VỤ TRONG KHU
CÔNG NGHIÊP NAM TÂN UYÊN - HUYỆN TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG” đã
được tiến hành trong thời gian từ ngày 15/2 đến ngày 30/6/2011.
Kết quả thu được:
1. Hiện trạng mảng xanh của khu công nghiệp.
2. Đề xuất phương án phân khu chức năng cho công viên.
3. Thiết kế cảnh quan chi tiết từng phân khu: khu vui chơi dành cho trẻ em, khu
thưởng ngoạn, vườn thuốc nam, khu tái hiện làng Bắc Bộ, khu trưng bày gốm sứ
Bình Dương.
4. Đề xuất loại cây xanh – hoa – kiểng thích hợp sử dụng trong thiết kế.
5. Hoàn thành bản vẽ:
 Mặt bằng tổng thể.
 Mặt cắt.
 Phối cảnh tổng thể.

 Phối cảnh chi tiết từng khu chức năng.
 Một số tiểu cảnh.

iii


SUMMARY
Project: "DESIGN CENTER PARK SERVICE AREA IN PARK NAM TAN
UYEN INDUSTRIAL - TAN UYEN DISTRICT, BINH DUONG PROVINCE"
was conducted during the period from 15 / 2 until 06/30/2011.
The results were:
1. The status of the green industry.
2. Proposed plans for functional areas to park.
3. Landscape design details of each division: playground for children, the
enjoyment, medicinal garden, recreated village of the northern zone, the display area
of Binh Duong ceramics.
4. Proposed green plants - flowers - suitable for use in ornamental design.
5. complete the drawings:
• Master plan.
• Cross section.
• Overall Perspective.
• Perspective detail each functional area.
• A number of miniatures.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. vii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMARY ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Giới thiệu Khu công nghiệp Nam Tân Uyên ....................................................... 3
2.2. Vị trí địa lí ............................................................................................................ 3
2.3. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 4
2.4. Cơ sở hạ tầng:....................................................................................................... 8
2.6. Tổng quan khu dịch vụ trong KCN ...................................................................... 8
Chương 3 MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........10
3.1. Mục tiêu .............................................................................................................10
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................10
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10
3.3.1. Phương pháp tham khảo ..................................................................................10
3.3.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................11
3.3.3. Phương pháp thiết kế.......................................................................................11
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................13
4.1. Khảo sát hiện trạng............................................................................................13

v


4.3. Đề xuất phương án phân khu chức năng ............................................................14
4.3.1. Phương án 1.....................................................................................................14
4.3.2. Phương án 2.....................................................................................................14

4.4. Thuyết minh thiết kế ..........................................................................................18
4.4.1. Ý tưởng thiết kế...............................................................................................18
4.4.2. Các mục đích chính .........................................................................................19
4.4.3. Hệ thống sơ đồ cấu trúc...................................................................................19
4.4.4. Các qui tắc thiết kế ..........................................................................................19
4.5. Thuyết minh cụ thể các khu chức năng chính ....................................................20
4.5.1. Hồ cảnh ...........................................................................................................20
4.5.2. Khu tái hiện làng quê đồng bằng Bắc Bộ........................................................21
4.5.3. Khu trưng bày gốm sứ Bình Dương................................................................22
4.5.4. Vườn thuốc nam ..............................................................................................24
4.5.5. Khu vui chơi trẻ em .........................................................................................26
4.5.6. Khu thưởng ngoạn ...........................................................................................27
4.6 Danh mục các loại cây xanh, hoa kiểng được sử dụng trong thiết kế.................30
Chuơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................36
5.1. Kết luận ..............................................................................................................36
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 39
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 43
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 47

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN: Khu công nghiệp
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
TP.Hồ Chí Minh: Thành Phố Hồ Chí Minh

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vị trí địa lý KCN Nam Tân Uyên ..................................................................... 4 
Hình 2.2 Mặt bằng qui hoạch KCN .................................................................................. 5 
Hình 2.3 Hệ thống đường giao thông ............................................................................... 6 
Hình 2.4 Hệ thống điện....................................................................................................... 6 
Hình 2.5 Nhà máy cấp nước sạch ...................................................................................... 7 
Hình 2.6 Nhà máy xử lý nước thải .................................................................................... 7 
Hình 2.7 Bưu điện trung tâm KCN ................................................................................... 8 
Hình 4.1 Mặt bằng phân khu phương án 1 .................................................................... 15 
Hình 4.2 Mặt bằng phân khu phương án 2 (Chọn) ...................................................... 16 
Hình 4.3 Sơ đồ giao thông và các công trình kiến trúc ............................................... 17 
Hình 4.4 Mặt bằng tổng thể.............................................................................................. 17 
Hình: 4.5 Mặt cắt hướng Đông ....................................................................................... 18 
Hình 4.6 Phối cảnh tổng thể công viên ........................................................................... 20 
Hình 4.7 Phối cảnh khu tái hiện làng quê đồng bằng Bắc Bộ ..................................... 22 
Hình 4.8 Phối cảnh khu trưng bày gốm sứ ..................................................................... 24 
Hình 4.9 Phối cảnh vườn thuốc nam ............................................................................... 25 
Hình 4.10 Phối cảnh khu vui chơi trẻ em ....................................................................... 27 
Hình 4.11 Phối cảnh khu thưởng ngoạn ......................................................................... 28 
Hình 4.12 Tiểu cảnh “Vạn tuế tam đa”........................................................................... 28 
Hình 4.13 Tiểu cảnh ao làng ............................................................................................ 29 
Hình 4.14 Tiểu cảnh cầu đi dạo ....................................................................................... 29 
Hình 4.15 Tiểu cảnh cổng chính...................................................................................... 30 

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất ........................................................................................... 16 
Bảng 4.2 Danh mục cây .................................................................................................... 30 

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí
của mình trên thị trường thế giới bằng việc phát triển kinh tế của nước nhà ngày một
cao, đưa đất nước ngày một phát triển bền vững. Một trong những chiến lược phát
triển kinh tế là đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy hàng loạt
các khu công nghiệp được xây dựng từ Bắc tới Nam như khu công nghiệp Quế Võ,
Đà Nẵng, khu chế xuất Tân Thuận,…
Bình Dương đang trong thời kỳ phát triển để trở thành một thành phố mới phát
triển về mọi mặt, năng động trong cả nước. Hiện Bình Dương có trên 28 khu công
nghiệp đang hoạt động tiêu biểu có khu công nghiệp Nam Tân Uyên tại Huyện
Tân Uyên.
Khả năng phát triển của khu công nghiệp Nam Tân Uyên rất lớn do nằm gần
trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, có sẵn nguồn
điện nước, nguyên liệu tại chỗ, đất đai rộng, nhân lực có tính năng động cao.
Khu công nghiệp thu hút lớn các nhà đầu tư, nhân công lao động từ nơi khác
đến.
Tuy nhiên với tổng diện tích KCN là 331,97 ha nhưng đất cây xanh chiếm 33,31
ha, chủ yếu là các loại cây trồng đô thị và thảm cỏ.
Vì vậy thiết kế công viên trung tâm trong khu công nghiệp là việc làm cần thiết
để đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần ngày càng cao của người dân địa phương và
công nhân đang làm việc tại KCN đồng thời cải thiện môi trường trong địa bàn

huyện Tân Uyên nói chung và cải thiện môi trường làm việc cho công nhân trong
KCN nói riêng.

1


Hiện tại khu công nghiệp Nam Tân Uyên có trên 100 nhà máy đang hoạt động
sản xuất, theo đó là một lực lượng công nhân từ khắp mọi miền đang làm việc, học
tập và sinh sống tại đây.
Trong tương lai khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã có phương án xây dựng khu
dịch vụ trong KCN bao gồm các khu chức năng: trạm y tế, ngân hàng giao dịch, hội
trường nhà văn hóa, cơ quan công an, nhà nghỉ chuyên gia, triển lãm trưng bày sản
phẩm, ban quản lí dự án (hiện hữu), bưu điện (hiện hữu), sân tenis và khuôn viên
cây xanh.
Thế nhưng, khuôn viên cây xanh trong dự án còn đơn giản chỉ gồm hồ nước,
chòi nghỉ và đồi cảnh. Như thế khuôn viên không đáp ứng được nhu cầu giải trí về
mặt tinh thần ngày một cao của người dân địa phương và công nhân trong khu công
nghiệp.
Thấy được nhu cầu cấp thiết đó chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế công viên trung
tâm khu dịch vụ trong khu công nghiệp Nam Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh
Bình Dương”. Đây là một đề tài nghiên cứu mới, phức tạp và nhạy cảm. Trong
khuôn khổ một luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được ý kiến chỉ bảo của thầy cô và các bạn để luận văn này hoàn chỉnh hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, Bình Dương là vùng đất chiến
trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến
Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên,
vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền, An Tây và Phú An).
Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam với
những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội
về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên nằm trên địa bàn xã Khánh Bình, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh có nền kinh tế năng động nhất trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tháng 5/2010 UBND tỉnh Bình
Dương đã phê duyệt quy hoạch KCN Nam Tân Uyên mở rộng (288,52 ha) sau KCN
Nam Tân Uyên hiện hữu, đây là cơ hội phát triển nền công nghiệp tại huyện Tân
Uyên trong tương lai.
2.2. Vị trí địa lí
Có nhiều tuyến giao thông quan trọng của vùng đi qua, gần vành đai 3 và 4 của
TP.HCM; tuyến giao thông nhánh số 2 của đường Hồ Chí Minh (trục chính Bắc
Nam của tỉnh Bình Dương), và trục đường ĐT746. Đó là những trục giao thông
chính để KCN phát triển.
 KCN Nam Tân Uyên cách:
 Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh: 30 km.
 Tân Cảng Sài Gòn: 28 km.
 Cảng Sài Gòn : 31km.
 Sân bay Tân Sơn Nhất: 30 km.

3


 ICD Sóng Thần: 14 km.
 Trung tâm tỉnh Bình Dương: 10 km.
 Cảng Container Thạnh Phước: 05 km.

 Gần các đô thị lớn như: TP.HCM, thị xã Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nhơn
Trạch,…

Hình 2.1: Vị trí địa lý KCN Nam Tân Uyên
2.3. Điều kiện tự nhiên
Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên được phát triển từ vườn cây cao su cho năng
suất thấp do đã qua nhiều năm khai thác và đến thời kỳ thanh lý. Nền đất bằng
phẳng.
- Độ cao trung bình của đất : 38m so với mặt nước biển.
- Không có động đất hay tác động của thiên tai như : bão tố hay lũ lụt.
- Độ ẩm trung bình hàng năm : 84% .
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27,30C .
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1,864 mm.
- Độ nén của đất : 1,6 ~ 2 kg/cm2.

4


Khu dịch vụ
Hình 2.2: Mặt bằng qui hoạch KCN
2.4. Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống điện 110/222 KV x 40 MVA.
Hệ thống chiếu sáng nội bộ khu công nghiệp được thiết kế ngầm.
Hệ thống nước sạch: Nhà máy nước Uyên Hưng với công suất 12.000 m3/ngày,
nhà máy nước của khu công nghiệp với công suất 17.000 m3/ngày.
Nhà máy xử lý nước thải với công suất 12.000 m3/ngày.
Bưu điện và hệ thống viễn thông với tổng đài 2.600 số.
Hệ thống đường nhựa nội bộ với tải trọng H30, có đường nhựa rộng đến 16 m.

5



Hình 2.3: Hệ thống đường giao thông

Hình 2.4: Hệ thống điện

6


Hình 2.5: Nhà máy cấp nước sạch

Hình 2.6: Nhà máy xử lý nước thải

7


Hình 2.7: Bưu điện trung tâm KCN
2.5. Hiện trạng sử dụng đất
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên với tổng diện tích 331,97 ha.
Trong đó:
- Đất xây dựng các XNCN

: 228,98 ha.

- Đất trung tâm điều hành và dịch vụ

: 12,36 ha.

- Đất công trình đầu mối


: 3,43 ha.

- Đất cây xanh (cây xanh cách ly)

: 33,31 ha.

- Đất giao thông

: 53,89 ha.

2.6. Tổng quan khu dịch vụ trong KCN
Khu dịch vụ trong KCN được bố trí ở nơi có vị trí đẹp, thuận tiện cho việc quản
lí và điều hành giao dịch, giao giữa 2 trục chính Bắc Nam và trục ĐT746. Bao gồm
các khu:
 Cơ quan công an.
 Hội trường nhà văn hóa.
 Hải quan.
 Sân tenis.

8


 Trạm y tế.
 Nhà nghỉ chuyên gia.
 Ngân hàng giao dịch.
 Triển lãm trưng bày sản phẩm.
 Trung tâm đào tạo nghề.
 Nhà BQLDA (hiện hữu).
 Bưu điện (hiện hữu).
 Khuôn viên cây xanh.


9


Chương 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
Thiết kế công viên trung tâm mang nét đặc trưng riêng của khu công nghiệp
Nam Tân Uyên, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí,…cho công nhân đang làm việc
tại KCN và người dân địa phương. Công nhân có thể thư giãn, giải trí trong công
viên sau những ngày làm việc vất vả. Đồng thời cải tạo môi trường tại địa bàn nói
chung và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân nói riêng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát hiện trạng:
+ Xác định mặt bằng hiện trạng của khu đất thiết kế.
+ Khảo sát, đo đạc và chụp hình hiện trạng khu đất.
- Điều tra các loại cây xanh, hoa kiểng:
+ Điều tra ở các công viên, khu du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh như:
công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, khu du lịch Bình Quới,…
+ Công viên Thanh Lễ tại Bình Dương.
Từ đó chọn ra các loài cây phù hợp có thể đưa vào thiết kế.
- Xây dựng phuơng án thiết kế:
+ Phân khu chức năng của công viên.
+ Đề xuất phương án thiết kế (tối thiểu là 2 phương án).
+ Lựa chọn phương án và tiến hành thiết kế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp tham khảo
- Thu thập tài liệu có liên quan đến thiết kế.
- Xác định thành phần, loại đất của khu dịch vụ trong KCN.


10


- Xác định điều kiện, khí hậu, thuỷ văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu đất
thiết kế.
- Tham khảo tài liệu về các loại cây.
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên sách, báo, internet,…
3.3.2. Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Đo đạc diện tích khu đất.
+ Chụp hình hiện trạng và khu vực xung quanh.
+ Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây
xanh có trên mặt bằng hiện trạng.
+ Xác định diện tích mảng cỏ.
- Điều tra các loại cây xanh, hoa, cây cảnh trong thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương và địa bàn phù hợp với các điều kiện khí hậu của khu vực thiết kế.
3.3.3. Phương pháp thiết kế
- Nghiên cứu nhiệm vụ, đòi hỏi của công trình để có thề đưa ra những giải pháp
thiết kế hợp lí và tối ưu nhất.
- Khảo sát hiện trạng khu đất về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nắng, gió,…Tìm
hiểu các loài cây, hoa phù hợp để làm cơ sở cho thiết kế sau này.
- Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng giao thông
chính, từ đó hình thành sơ đồ ý tưởng.
- Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: giao thông phụ, mảng xanh, các
công trình kiến trúc từng khu.
- Tổng hợp các ý tưởng trên một mặt bằng tổng thể.
- Lựa chọn loại cây, hoa đưa vào bản vẽ hoàn tất mặt bằng cây xanh.
- Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt đứng, phối cảnh chi tiết, phối cảnh tổng thể
cho công viên.

- Sưu tầm và chọn lựa những tiểu cảnh đẹp, đặc sắc, ghép phối cảnh để thể hiện
rõ ý tưởng.

11


- Sử dụng các phần mềm đồ họa hỗ trợ trong quá trình thiết kế: Autocad,
sketchup, photoshop, để hoàn thành bản vẽ.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát hiện trạng
Công viên thiết kế nằm tại vị trí trung tâm của khu dịch vụ, xung quanh là các
khu dịch vụ công cộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tác dụng của công
viên.
Địa hình bằng phẳng, cao, thoát nước tốt. Ít tốn kém trong việc xử lý nền.
Hướng gió chính là hướng Tây Nam.
Hiện tại công viên thiết kế vẫn chưa được tiến hành thi công còn là một khu đất
trống hoang sơ.

Ảnh 4.1: Khu đất thiết kế

13


4.2. Kết quả điều tra được một số loài cây thường được sử dụng trong KCN
Nam Tân Uyên

Quá trình điều tra đã tổng kết được trong KCN có tất cả 82 loài bao gồm 47 họ.
Danh sách những thực vật điều tra sẽ được nêu rõ trong phụ lục 1.
4.3. Đề xuất phương án phân khu chức năng
4.3.1. Phương án 1
Ưu điểm:
- Khu thưởng ngoạn nằm bên cạnh khu trẻ em do đó phụ huynh có thể vừa
ngắm cảnh vừa trông coi các em dễ dàng hơn.
- Giao thông rõ ràng, mạch lạc.
Nhược điểm:
- Khu trẻ em nằm gần khu nhà nghỉ chuyên gia, khi các em vui chơi gây ra
tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh cần thiết của khu nhà nghỉ.
- Vườn thuốc nam nằm gần khu thưởng ngoạn vì vậy trong quá trình chăm sóc
cây (bón phân,…) làm mất đi không khí trong lành và thư giãn của khu thưởng
ngoạn, đồng thời gặp khó khăn trong việc vận chuyển cây cối do không nằm gần
đường.
- Khu thưởng ngoạn nằm gần đường.
4.3.2. Phương án 2:
Ưu điểm:
- Giao thông mạch lạc, rõ ràng. Các cổng của công viên liên hệ giao thông của
các khu chức năng trong công viên với các khu dịch vụ công cộng của KCN.
- Khu trẻ em nằm cách xa khu nhà nghỉ tạo không gian yên tĩnh, nghỉ ngơi
thoải mái cho khu này.
- Vườn thuốc nam nằm gần đường dễ dàng vận chuyển cây cối và chăm sóc
cây, đồng thời nằm bên cạnh khu trẻ em giúp các em hiểu biết thêm về các loại
thuốc nam thông dụng, các em có thể vừa học vừa chơi.
- Khu thưởng ngoạn nằm bên cạnh hồ cảnh làm điểm nhấn cho công viên sau
hồ cảnh.

14



Nhược điểm:
Các loại hóa chất của thuốc trừ sâu, phân bón,… ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ em.

Hình 4.1: Mặt bằng phân khu phương án 1

15


Hình 4.2: Mặt bằng phân khu phương án 2 (Chọn)
Từ phương án chọn trên ta có cơ cấu sử dụng đất.
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất
Stt

Tên công trình

Dt (m2)

Tl (%)

1

Khu vui chơi trẻ em

3520

18,46


2

Vườn thuốc nam

2399

12,58

3

Khu thưởng ngoạn

1990

10,44

4

Khu vãn cảnh quanh hồ

797,3

4,18

5

Khu trưng bày gốm sứ Bình Dương

1920


10,07

6

Khu tái hiện làng quê đồng bằng Bắc Bộ

2657

13,94

7

Hồ cảnh

2177

11,42

8

Giao thông

3597,7

18,91

Tổng cộng

19058


100

16


×