Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM TRANG ĐÀI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN
MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TẠI
THỊ XÃ BÀ RỊA – TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM TRANG ĐÀI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN
MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TẠI
THỊ XÃ BÀ RỊA – TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ MINH TRUNG
TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011




MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


PHẠM TRANG ĐÀI

SURVEYING THE PRESENT OF GREENTREES AND
PROPOSING METHODS TO DEVELOP
GREENTREES ON MAIN STREETS
IN BA RIA TOWN – BA RIA
VUNG TAU PROVINCE
Department of landscaping and environmental
horticulture
GRADUATION DISSERTATION

Advisor: LÊ MINH TRUNG, Ph.D
ĐINH QUANG DIỆP, Ph.D


Ho Chi Minh City
July, 2011

ii 


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cám ơn gia đình – là nguồn động viên, chia sẻ, cổ vũ và luôn sát
cánh bên tôi, giúp đỡ tôi để tôi có được như ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các quí thầy cô trong bộ môn Cảnh
Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt đối với thầy Lê Minh Trung, giảng viên môn bảo dưỡng cảnh quan, phó
phòng kỹ thuật Công ty Công Viên Cây Xanh thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy – người đã trực tiếp hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi
cũng xin cám ơn thầy Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình chỉnh sửa tên luận văn, nhắc nhở và đôn
đốc để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Qua đây tôi xin cám ơn Ban Giám Đốc – Phòng Quản lý cây xanh Công ty
Công Trình Đô Thị Bà Rịa đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu.
Cám ơn tập thể lớp DH07CH đã chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học
tập, sinh hoạt và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi người !

iii 


TÓM TẮT
Đề tài “ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH
TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU” đã được tiến hành tại thị xã
Bà Rịa. Thời gian thực hiện từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2011.
Với mục đích góp phần làm cho thị xã Bà Rịa có một môi trường xanh, sạch,
đẹp, bằng phương pháp khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng cây xanh
đường phố trên các tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa, từ đó đưa ra giải pháp phát
triển cây xanh trên các tuyến đường trên.
Kết quả thu được:
 Khảo sát được hiện trạng của 22 tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa và hiện
trạng cây xanh trên 22 tuyến đường đó.
 Đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây xanh trên 22 tuyến đường đó.
 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh trên 22 tuyến đường khảo sát.
 Lựa chọn loại cây trồng phù hợp trên các tuyến đường đó.
 Đưa ra một số mô hình bố trí cây xanh phù hợp với bề rộng vỉa hè và bề rộng
dải phân cách.

iv 


SUMMARY
The subject “SURVEYING THE PRESENT OF GREENTREES AND
PROPOSING METHODS TO DEVELOP GREENTREES ON MAIN STREETS
IN BA RIA TOWN – BA RIA VUNG TAU PROVINCE” was carried out in Ba
Ria town – Ba Ria Vung Tau province from February, 2010 to June, 2011.
With purpose to have a part in developing economy and developing green,
clean environment in Ba Ria town.
Some results of this study as following:
 Surveying the present of greentrees on 22 main streets in Ba Ria town, Ba
RiaVung Tau province.
 Evaluating the growing state of greentrees on 22 main streets.

 Proposing methods to develop greentrees on 22 streets.
 Choosing trees are suitable to standard of greentrees on streets.
 Asking suitable forms of greentrees to width of pavement.




MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

TRANG

Trang tựa (tiếng Việt)

ii

Trang tựa (tiếng Anh)................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
SUMMARY ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Lịch sử phát triển khoa học về cây xanh đô thị ...................................................3
2.2. Lợi ích của cây xanh đô thị ..................................................................................5
2.2.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh ..........................................................5
2.2.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ ........................................................................................5

2.2.1.2. Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí ...........................................................6
2.2.1.3. Lượng mưa và ẩm độ .....................................................................................7
2.2.2. Công dụng trong kĩ thuật học môi sinh .............................................................7
2.2.2.1. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất .............................................................8
2.2.2.2. Quản trị nước thải ..........................................................................................8
2.2.2.3. Hạn chế tiếng ồn.............................................................................................8
2.2.2.4. Hạn chế ô nhiễm không khí ...........................................................................9
2.2.2.5. Giảm sự chói sáng và phản chiếu.................................................................10
2.2.2.6. Kiểm soát giao thông ...................................................................................10
2.2.3. Công dụng kiến trúc và trang trí cảnh quan ....................................................11
2.2.4. Các công dụng khác ........................................................................................11

vi 


2.3. Khái niệm cây xanh đường phố và các tiêu chuẩn chọn cây xanh đường phố ..12
2.3.1. Khái niệm về cây xanh đường phố..................................................................12
2.3.2. Các tiêu chuẩn chọn cây xanh đường..............................................................12
2.4. Quy cách trồng cây xanh trên đường phố ..........................................................13
2.4.1. Khoảng cách trồng cây xanh đường phố .........................................................13
2.4.2. Tiêu chuẩn cây con trồng ở đường phố...........................................................13
2.4.3. Nguyên tắc trồng cây xanh đường phố ...........................................................14
2.5. Giới thiệu sơ lược về thị xã Bà Rịa ....................................................................15
2.5.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................15
2.5.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................15
2.5.1.2. Địa hình ........................................................................................................16
2.5.1.3. Khí hậu .........................................................................................................17
2.5.1.4. Tài nguyên nước...........................................................................................17
2.5.1.5. Tài nguyên rừng ...........................................................................................18
2.5.2. Điều kiện văn hóa – xã hội..............................................................................19

2.5.2.1. Đơn vị hành chính ........................................................................................19
2.5.2.2. Văn hóa ........................................................................................................19
2.5.3. Điều kiện kinh tế .............................................................................................19
2.5.3.1. Công nghiệp .................................................................................................19
2.5.3.2. Nông nghiệp .................................................................................................20
2.5.3.3. Dịch vụ .........................................................................................................20
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........22
3.1. Mục tiêu .............................................................................................................22
3.2. Nội dung .............................................................................................................22
3.3. Phương pháp thực hiện.......................................................................................22
3.3.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................22
3.3.2. Công tác ngoại nghiệp.....................................................................................23
3.3.3. Công tác nội nghiệp ........................................................................................23
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................23

vii 


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................24
4.1. Hiện trạng các tuyến đường chính và tình hình phát triển cây xanh đường phố
trên các tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa ............................................................24
4.1.1. Hiện trạng các tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa .......................................24
4.1.2. Hiện trạng tổng thể cây xanh đường phố tại thị xã Bà Rịa .............................26
4.1.3. Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa.................28
4.2. Giải pháp phát triển cây xanh đường phố trên các tuyến đường chính tại thị xã
Bà Rịa ........................................................................................................................37
4.2.1. Đối với các tuyến đường đã có cây xanh ........................................................37
4.2.2. Tuyến đường chưa có cây xanh hoàn chỉnh ....................................................40
4.2.2.1. Tuyến đường Trần Hưng Đạo ......................................................................40
4.2.2.2. Tuyến đường Quốc lộ 51 .............................................................................43

4.2.2.3. Tuyến đường Võ Văn Kiệt ...........................................................................45
4.2.2.4. Tuyến đường Phước Tân ..............................................................................47
4.3. Các ví dụ trên thực tế .........................................................................................49
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................52
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 56
  
 

viii 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Hiện trạng các tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa ................................. 25
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây xanh đường phố trên địa bàn thị xã Bà Rịa ......... 26
Bảng 4.3. Bảng phân bố cây xanh theo cấp chiều cao .............................................. 31
Bảng 4.4. Bảng phân bố cây xanh đường phố theo cấp đường kính ........................ 33
Bảng 4.5. Bảng phân loại cây xanh đường phố tại thị xã Bà Rịa ............................. 35

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ


TRANG

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện tình hình phân loại cây xanh đường phố theo cấp
chiều cao.................................................................................................................... 32
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện tình hình phân loại cây xanh đường phố
theo cấp cỡ đường kính. ............................................................................................ 34

ix 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Cổng chào thị xã Bà Rịa ........................................................................... 15
Hình 2.2.Vị trí thị xã Bà Rịa ..................................................................................... 16
Hình 2.3. Vị trí tiếp giáp của thị xã Bà Rịa với các huyện lân cận ........................... 16
Hình 4.1. Cây xanh bị xâm chiếm ............................................................................. 29
Hình 4.2. Cây xanh bị xâm chiếm ............................................................................. 29
Hình 4.3. Cây xanh bị xâm chiếm ............................................................................. 30
Hình 4.4. Cây xanh bị chết ........................................................................................ 30
Hình 4.5. Cây xanh bị chết ........................................................................................ 30
Hình 4.6. Cây xanh bị bọng ...................................................................................... 30
Hình 4.7. Cây xanh bị chết ........................................................................................ 31
Hình 4.8. Cây xanh bị chết ........................................................................................ 31
Hình 4.9. Tuyến đường Huỳnh Ngọc Hay (cải tạo cây tạp) ..................................... 38
Hình 4.10. Tuyến đường Bạch Đằng (cải tạo cây tạp)............................................. 38

Hình 4.11. Tuyến đường Hoàng Diệu ....................................................................... 38
Hình 4.12. Tuyến đường Cách mạng Tháng Tám trồng Sao đen ............................. 39
Hình 4.13. Tuyến đường Lê Thành Duy ................................................................... 39
Hình 4.14. Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu .......................................................... 39
Hình 4.15. Tuyến đường Cách mạng Tháng Tám .................................................... 40
Hình 4.16. Tuyến đường 27/4 ................................................................................... 40
Hình 4.17. Tuyến đường Trần Hưng Đạo ................................................................. 40
Hình 4.18. Mặt bằng tuyến đường Trần Hưng Đạo .................................................. 41
Hình 4.19. Mặt đứng tuyến đường Trần Hưng Đạo.................................................. 42
Hình 4.20. Phối cảnh tuyến đường Trần Hưng Đạo ................................................. 42
Hình 4.21 và hình 4.22. Tuyến đường Quốc lộ 51 ................................................... 43
Hình 4.23. Mặt bằng tuyến đường Quốc lộ 51 ......................................................... 44
Hình 4.24. Mặt đứng tuyến đường Quốc lộ 51 ......................................................... 44




Hình 4.25. Phối cảnh tuyến đường Quốc lộ 51 ......................................................... 45
Hình 4.26 và hình 4.27. Tuyến đường Võ Văn Kiệt ................................................. 45
Hình 4.28. Mặt bằng tuyến đường Võ Văn Kiệt ....................................................... 46
Hình 4.29. Mặt đứng tuyến đường Võ Văn Kiệt ...................................................... 46
Hình 4.30. Phối cảnh tuyến đường Võ Văn Kiệt ...................................................... 47
Hình 4.31 và hình 4.32. Tuyến đường Phước Tân .................................................... 47
Hình 4.33. Mặt bằng tuyến đường Phước Tân .......................................................... 48
Hình 4.34. Mặt đứng tuyến đường Phước Tân ......................................................... 48
Hình 4.35. Phối cảnh tuyến đường Phước Tân ......................................................... 49
Hình 4.36 và hình 4.37. Vỉa hè từ 3m – 5m: trồng Bằng Lăng, Bàng Đài loan ....... 49
Hình 4.38; hình 4.39 và hình 4.40. Vỉa hè trên 5m: Trồng Dầu rái, Sao đen ........... 50
Hình 4.41 và hình 4.42. Dải phân cách rộng 2m: Trồng Chuỗi ngọc, Dền kiểng, cỏ,
Hoàng nam. ............................................................................................................... 51

Hình 4.43 và hình 4.44. Dải phân cách rộng trên 2m: Trồng Dầu rái, Sao đen........ 51

xi 


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, cùng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh là sự mọc lên ngày càng nhiều các
công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Tình trạng xây dựng không đúng với
quy hoạch, trái phép và tùy tiện đã dẫn đến tình trạng môi trường bị ảnh hưởng
nặng nề, nhiều khu vực đã đến mức báo động: đất dành cho xây dựng được ưu tiên,
đất dành cho cây xanh bị thu hẹp, không đáp ứng được tiến trình đô thị hóa; chất
lượng nguồn nước bị suy giảm mạnh, không khí ở nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm
trọng…gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân.
Việc phát triển cây xanh đường phố hiện nay trở thành mối quan tâm hàng
đầu của các tổ chức quản lý và của từng cá nhân. Nó đóng vai trò chiến lược trong
việc hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng vẻ mỹ quan, phục vụ cho các nhu cầu về
giao thông đi lại của người dân. Tuy nhiên, việc bố trí cây xanh sao cho phù hợp với
mỹ quan đô thị không phải là một công việc dễ dàng. Theo ông Nguyễn Hồng
Quang- Cục trưởng cục kĩ thuật hạ tầng đô thị- vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra
như: “ Nhiều đô thị chưa làm tốt công tác điều tra, đánh số cây, danh mục, hồ sơ
quản lý, chưa đánh giá được sự phát triển của cây. Việc phân cấp quản lý chưa được
quy định cụ thể, thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền cơ sở đến các đơn vị trực

tiếp quản lý và người dân...”.  Do đó, việc lựa chọn cây xanh sao cho phù hợp với
cảnh quan đô thị cũng như phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình của từng địa
phương đang là công việc cấp thiết hàng đầu nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa thiên
nhiên và nhân tạo, nhằm tạo một cảnh quan đô thị trong lành, thẩm mỹ và bền vững
trong thời đại mới. 

1


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Bà Rịa là một thị xã thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (trước kia thuộc huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Nai). Ngày nay, Bà Rịa có thể được coi là trung tâm hành
chính mới của tỉnh này,vì nhiều cơ quan, giao dịch hành chính của tỉnh được
chuyển từ thành phố Vũng Tàu về đây.  Thị xã Bà Rịa là một đầu mối giao thông
buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và
những ngành công nghiệp. Hầu hết các tuyến giao thông đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đều chạy qua thị xã Bà Rịa như: Quốc lộ 51, 55, 56 hiện nay và sau này là tuyến
đường cao tốc Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Vũng Tàu –
Biên Hòa, do vậy thị xã có thể phát triển dịch vụ vận tải bến xe, buôn bán. Vấn đề
đô thị hóa ở thị xã Bà Rịa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển khu dân cư, giao tiếp xã hội và dịch vụ
công cộng. Từ năm 2001 đến nay, dân cư tập trung về đây sinh sống, làm ăn đông
đúc, nhiều công trình nhà ở, xây dựng dân dụng mọc lên, điều này đòi hỏi cần xây
dựng đường sá để thông thương với các tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu giao thông đi
lại là những điều kiện cần thiết phát triển đô thị. Do đó, việc phát triển cây xanh
đường phố cho thị xã Bà Rịa hết sức quan trọng, vừa tăng tỉ lệ diện tích cây xanh,
vừa góp phần cải thiện bảo vệ môi trường đô thị. Tuy nhiên, việc trồng cây cho phù

hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình của thị xã chưa được chú trọng, ý thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường còn kém, việc chăm sóc và bảo dưỡng cây
xanh đường phố cũng chưa được quan tâm đúng mức. Vì những lí do trên nên
chúng tôi đã tiến hành đề tài “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát
triển cây xanh đường phố trên một số tuyến đường chính tại thị xã Bà Rịa –
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” nhằm góp phần vào công tác điều tra, bảo dưỡng, chăm
sóc và đề ra một số giải pháp nhằm làm cho cây xanh đường phố ở thị xã thêm
phong phú và đa dạng hơn, góp phần tạo một môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo vẻ mỹ
quan đô thị cho quê hương mình và bảo vệ sức khỏe cho mọi người../
 

2


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử phát triển khoa học về cây xanh đô thị
Từ những thời kì sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh giữ một vai
trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung
Hoa và La Mã xưa rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Họ sử
dụng cây xanh trong việc trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn
tín ngưỡng trong các đền thờ. Vườn thực vật được phát triển trong thời kì Trung cổ.
Khi thương mại và giao thông phát triển, cây trồng được chuyển đi từ nước này
sang nước khác và các vườn thực vật lớn nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia.
Kiểng cổ, bonsai là các tác phẩm nghệ thuật đã có từ ngàn xưa trong các cung đình
hay trong dân gian. Những thuật ngữ như Vườn thượng uyển đã có từ thời phong

kiến phương Đông, phương Tây, thuật ngữ “nghệ nhân trồng cây = arborist” được
tìm thấy đầu iên trong sách “Dodens” của James Lyte năm 1578. Trong sách của
William Lawson: “A new Orchard and Garden” viết năm 1618 trình bày các chỉ dẫn
chi tiết về chăm sóc cây như chúng ta biết đến ngày nay (Chế Đình Lý, 1997).
Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây,
bảo quản và kiến trúc cảnh quan (landscape architecture). Đến giữa thập kỷ 1960,
quan niệm lâm nghiệp đô thị (urban forestry) hay sự quản lý hệ thống rừng và cây
xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận. Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm lâm
nghiệp đô thị được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toroto, vào
năm 1965 (theo Jorgensen, 1970). Jorgensen đã đưa ra định nghĩa lâm nghiệp đô thị
ở Canada như sau: “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay
quản trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh
hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị...”.

3


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Năm 1970, cơ quan lâm nghiệp Hoa kỳ đã đưa ra định nghĩa về lâm nghiệp
môi trường (environment forestry): “Lâm nghiệp môi trường bao gồm những khía
cạnh quản lý tài nguyên liên quan đến việc phục vụ lợi ích của con người, kết hợp
với các tài nguyên đó với các giá trị hữu hình hay vô hình của thực vật trong và
xung quanh khu vực đô thị. Các thực vật tạo rừng như vậy bao gồm một phạm vi
rộng rãi các hoàn cảnh rừng: phân bố từ môi trường công viên đô thị đến các vành
đai xanh và rừng gỗ trên các khu vực nông thôn...”.
Năm 1972, hiệp hội các nhà Lâm nghiệp Hoa Kỳ lập ra một nhóm hoạt động
về lâm nghiệp đô thị và nhóm này đã cung cấp định nghĩa về lâm nghiệp đô thị như

sau: “Lâm nghiệp đô thị là một ngành chuyên sâu của lâm nghiệp, có các mục tiêu
trồng và quản trị cây xanh nhằm làm cho sự hiện diện và đóng góp phần tiềm tàng
của chúng vào những phúc lợi về vật chất, xã hội và kinh tế của xã hội đô thị. Trong
nghĩa rộng, lâm nghiệp đô thị bao gồm một hệ thống quản trị đa bậc, gồm lưu vực
tích thủy công cộng, nơi trú ẩn cho đời sống hoang dã, các nơi nghỉ ngơi ngoài trời,
thiết kế cảnh quan, tái xử lý rác thải (recycling of municipal wastes), chăm sóc cây
nói chung, và sản xuất nguyên liệu sợi gỗ tương lai...” Miller (1988).
Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây (arboriculture) và lâm
nghiệp đô thị nhưng trong Hiến chương lâm nghiệp phối hợp (The Cooperative
Forestry Act) năm 1978 xem lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống
nhất, đã định nghĩa lâm nghiệp đô thị như sau: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng,
tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm
nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông
thôn ngoại thành.”
Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô
thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi
trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại. Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự
thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang
trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây
xanh đô thị đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự - chuyên ngành lâm

4


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

nghiệp đô thị. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa
học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống

tiêu chuẩn cây trồng, các kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý.
2.2. Lợi ích của cây xanh đô thị
Tổng quát có 4 nhóm công dụng chính:
 Cải thiện các điều kiện khí hậu
 Công dụng về kỹ thuật học môi sinh
 Công dụng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan
 Các công dụng khác
2.2.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh
Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời,
nhiệt độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ.
2.2.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ
Khi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển địa cầu, một phần phản chiếu qua lớp
mây che phủ, một phần bị phân tán và hấp thụ bởi các hạt phân tử trong khí quyển,
một phần nữa bị hấp thụ bởi các hạt dạng khí như khí cacbonic, hơi nước và ozone.
Phần còn lại gần một nữa thâm nhập vào bề mặt quả đất.
Do đô thị được xây dựng bằng các vật liệu hấp thu nhiệt nhiều. Moll (1991)
gọi đó là những ốc đảo nhiệt. Trong những ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thụ
bởi các bề mặt ở đô thị: nhựa đường, bê tông, kính, mái ngói và các bề mặt khác.
Tất cả các bề mặt này cách ly rất yếu, chúng hấp thu nhiệt nhưng cũng mất nhiệt
nhanh hơn thực vật và đất.
Như vậy, thường xuyên có một chênh lệch nhiệt độ giữa các bề mặt này và
không khí chung quanh. Số nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu, làm tăng nhiệt
độ không khí chung quanh và làm giảm ẩm độ tương đối.
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm
soát bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ của lá, cách phân
cành của cây.

5



Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí mùa hè
thông qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hòa không khí tự
nhiên.
Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày
nếu đất cung cấp đủ ẩm độ. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa
không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500 kcl/giờ, chạy 20 giờ/ngày
Nhiệt độ ở thành phố thường cao hơn vùng ngoại ô từ 3 – 50C (Moll, 1991)
hoặc 0.5 – 1.50C (Federer, 1970).
Trong rừng, vào ngày bình thường, nhiệt độ không khí giản và ẩm độ tương
đối tăng dưới tán cây.
2.2.1.2. Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí
Có thể nhận biết hai loại gió:
 Gió luồng (streams of air): thổi từng luồng, chồng lên nhau.
 Gió xoáy (turbulent airflow): khối không khí chuyển động cùng một
hướng nhưng thay đổi ngẫu nhiên.
Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng,
và lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi theo kích thước loài, hình dạng,
mật độ lá và sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
Sự ngăn chặn bao gồm việc bố trí cây nhằm giảm tốc độ gió và gia tăng sự
chịu đựng đối với luồng gió. Cây xanh và kết hợp với các kiến trúc khác, có thể
thay đổi luồng gió trong khuôn viên ngoại thất và chung quanh nhà ở.
Chặn thẳng góc hướng gió để ngăn gió, có thể giảm gió từ 2 đến 5 lần chiều
cao của cây cao nhất phía trước hàng cây và đối với khoảng cách 30 – 40 lần ở phía
dưới gió.
Sự giảm gió tối đa xảy ra trong khoảng cách dưới gió từ 10 – 20 lần chiều
cao cây cao nhất. Ở đây, tốc độ gió giảm xuống gần 50%.

Mức độ bảo vệ gió tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự
xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió.

6


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Hiệu quả chắn gió tùy thuộc vào chiều cao và độ thông gió. Việc chọn loài là
rất quan trọng trong hiệu quả chắn gió. Cây lá kim với lá dày, thì tốt nhất đối với
hướng Bắc và hướng Tây nơi đòi hỏi bảo vệ đối với gió mùa Đông. Cây lá rộng
thích hợp đối với phía Nam và phía Đông để chống lại gió nóng, khô trong mùa hè.
Cây xanh có thể cho sự bảo vệ gió có hiệu quả ở các xa lộ.
2.2.1.3. Lượng mưa và ẩm độ
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi
nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán rừng, ẩm độ thường cao
hơn và tốc độ bốc hơi thường thấp hơn.
Cây xanh cũng rất quan trọng trong chu kỳ nước. Chúng ngăn lượng mưa và
làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu, giảm xói
mòn và rửa trôi đất.
Các loại cây lá kim thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn các loại cây lá rộng.
Khoảng 60% lượng mưa rơi xuống đất khi rơi qua tán cây lá kim trong khi 80%
nước mưa xuống đất khi qua tán cây lá rộng. Lý do là cây lá kim có cấu trúc lá phân
tán nước lên bề mặt nhiều hơn.
Sự phân cành, hình thái vỏ cây cũng có ảnh hưởng đến sự ngăn xói mòn. Vỏ
cây xù xì làm chậm sự di chuyển của nước. Hiệu quả chống xói mòn cũng tùy thuộc
vào đặc điểm của vòm tán cây che phủ và địa hình.
2.2.2. Công dụng trong kĩ thuật học môi sinh

Trong những năm gần đây, bên cạnh công dụng thẩm mỹ, người ta còn sử
dụng cây xanh vào mục đích kĩ thuật học môi sinh như: kiểm soát sự rửa trôi và xói
mòn đất, giảm thiểu ô nhiễm không khí, hạn chế tiếng ồn và quản lý khu tích thủy,
kiểm soát giao thông, và giảm sự chói sáng và phản chiếu.
Robinette (1972) đã liệt kê các đặc trưng của thực vật và tác dụng của chúng
giúp giải quyết các vấn đề môi sinh như:
 các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn,
 các cành cây di chuyển và rung động có tác dụng hấp thụ và ngăn chặn
cây xanh,

7


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

 các lông tơ trên lá giữ, hứng các hạt ô nhiễm,
 các khí khổng trong lá để trao đổi khí,
 hoa và lá có cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi,
 lá và cành cây làm chậm tốc độ gió,
 lá và cành cây làm giảm tốc độ mưa,
 hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất,
 mật độ lá dày ngăn ánh sáng,
 lá thưa lọc được ánh sáng,
 các cành có gai ngăn được sự di chuyển của con người.
Các công dụng kĩ thuật học môi sinh bao gồm:
2.2.2.1. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí
thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp.

Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ
đất trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích tụ chất hữu cơ.
2.2.2.2. Quản trị nước thải
Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp xử lý
đã được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống thải tưới đất.
Hệ thống thải tưới đất làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn và duy trì chu kỳ
nước, cho phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng.
Sepper (1971) đề nghị sử dụng một hệ thống sinh học (đất và thực vật)như lá
một bộ lọc sống để làm sạch nước trong đất. Cây xanh là một thành phần cần thiết
của hệ thống lọc sinh học và cung cấp một khả năng đổi mới và sự duy trì hệ thống
lâu dài.Hệ thống lọc sinh học phù hợp cho các thành phố nhỏ và vùng ngoại ô vì có
sẵn đất trống.
2.2.2.3. Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi. Âm thanh đươc đo
bằng decibel (dB) , biến đổi từ 0 – 120 dB.
Sự lan truyền tiếng ồn ra bên ngoài là do:

8


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

 tính chất của nguồn âm thanh (ví dụ, tần số, thành phần, vị trí, nguồn là
tuyến hay điểm…);
 đặc điểm của địa hình và thực vật trên đó âm thanh đi qua;
 trạng thái của khí quyển như tốc độ, hướng gió và tình trạng nhiệt độ.
Một số kết quả nghiên cứu về tiếng ồn:
 Giảm tiếng ồn do xe chạy tốc độ cao và xe vận tải trong vùng ngoại ô sẽ

đạt được kết quả tốt nếu đai cây xanh rộng 20 – 30 m với mép đai bố trí
trong khoảng 16 – 20 m cách tâm của làn xe gần nhất. Hàng cây giữa nên
có chiều cao tối thiểu 14 m.
 Để giảm tiếng ồn do xe chạy tốc độ vừa trong nội đô, các đai cây cao và
cây bụi rộng 6 – 16 m có thể được dùng một cách hiệu quả với mép đai
cách tâm của làn xe gần nhất 5 – 16 m. Gần đường nên trồng 6 – 8 hàng
cây bụi tiếp theo là các hàng cây cao 5 – 10 m.
 Để có kết quả tối ưu, các cây xanh nên trồng gần nguồn gây ồn và đối
diện với vùng bảo vệ.
 Nên dùng các loài cây cao, có lá dày và có phân bố lá dạng đứng khi
dùng phối hợp với cây bụi. Ở nơi dùng cây cao bị hạn chế, sử dụng hỗn
hợp cây bụi ngắn và cỏ cao hay các cây che phủ tương tự.
 Cây cao và cây bụi nên trồng xen với nhau để tạo ra một tấm chắn dày,
liên tục. Khoảng cách trồng nên phù hợp với tập quán tự nhiên.
 Đai cây cao nên kéo dài ít nhất là bằng hai lần khoảng cách từ nguồn âm
thanh đến người nhận và khi dùng song song hai vách chắn dọc đường,
nên mở rộng khoảng cách dọc theo đường trên cả hai phía của diện tích
được bảo vệ.
2.2.2.4. Hạn chế ô nhiễm không khí
Các kiểu và kích thước các hạt khác nhau có trong xã hội công nghiệp (theo
Grey, 1978).
Cây xanh có khả năng:
 Lưu giữ các hạt bụi, hạt ô nhiễm trong khí quyển.

9


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài


 Thông qua quá trình quang hợp hấp thu CO2 và tạo ra O2 làm giảm nồng
độ ô nhiễm.
 Một vài thực vật có thể hấp thu chất ô nhiễm đặc biệt như HF, SO2,
NO2,…Chất được hấp thu ít là CO.
 Hấp thu ozone.
 Hấp thu mùi hôi.
Khi cây được trồng để giúp cho việc chống ô nhiễm không khí, cần tuân thủ
các hướng dẫn sau đây:
 cây trồng nên thẳng góc với hướng gió phổ biến,
 các cây trồng thưa nên được kết hợp với quần thụ mật độ dày,
 trồng cây nên tập trung chung quanh nguồn ô nhiễm.
2.2.2.5. Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng sơ cấp
và ánh sáng thứ cấp. Hiệu quả của nó tùy thuộc vào kích thước và mật độ.
Cây xanh có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày hay đêm. Cây xanh
còn có thể được dùng ở xa lộ để kiểm soát ánh sáng buổi sáng và ánh sáng buổi xế
chiều.
Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây, cây bụi
chung quanh các sàn, sân, cửa sổ hay dọc theo đường phố để bảo vệ tầm nhìn cho
lái xe.
Ánh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn nguồn
ánh sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hay sau khi nó đã chạm vào vật
phản chiếu và đi đến mắt người.
2.2.2.6. Kiểm soát giao thông
Vừa tăng thêm vẻ thẩm mỹ, cây và các cây bụi thấp có thể được dùng để
kiểm soát giao thông.Việc kiểm soát giao thông bao gồm không chỉ đối với giao
thông cơ giới mà còn đối với bộ hành.
Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi người đi
theo hướng đã định.


10


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Việc tìm lựa chọn loài cây nên được dựa trên sự xem xét sau đây:
 chiều cao cuối cùng cần thiết,
 khoảng cách hay mật độ cây cần thiết,
 cự ly cây khi trồng,
 đặc trưng của loài cây.
Robinette (1972) đã đề nghị lựa chọn loài cây dựa trên cơ sở thang điểm 10
với các đặc trưng sau: sự tạo gai và tập tính phân cành, chiều cao cây, khoảng cách
hay mật độ, chiều rộng đai cây.Hệ thống cho điểm tổng hợp là:
Hệ số kiểm soát giao thông

Mức hiệu quả

4 – 10

Tối thiểu, thấp nhất

10 – 20

Trung bình

20 – 30


Tốt

30 – 40

Rất tốt

Thí dụ: cây Rhamnus cartharica có điểm đặc trưng phân cành là 9, chiều cao là
10, mật độ là 6, bề rộng là 10. Tổng cộng là 35.
2.2.3. Công dụng kiến trúc và trang trí cảnh quan
 Cây xanh là một vật liệu trong các công trình kiến trúc.
 Đặc điểm của nó là một vật liệu sống, có thể thay đổi theo thời gian.
 Chức năng của nó là giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát
sự riêng tư, tạo sự thu hút tầm nhìn.
Thí dụ: các tường, trần xanh trong các ngoại thất, hoa viên.
2.2.4. Các công dụng khác
 Cung cấp gỗ, củi khi được đốn hạ để thay thế.
 Cung cấp hạt giống.
 Nơi trú ẩn của động vật hoang dã ở các đô thị.
 Nơi nghỉ ngơi giải trí, thư giãn cho người già và trẻ em.
 Chỉ dẫn những biến cố của lịch sử như Đồn cây Mai, chợ cây Gõ, hàng
Xanh.

11


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

 Gợi nhớ những kỉ niệm của quê hương.

 Cây xanh giúp tăng vẻ đẹp và sứa khỏe của con người.
2.3. Khái niệm cây xanh đường phố và các tiêu chuẩn chọn cây xanh đường
phố
2.3.1. Khái niệm về cây xanh đường phố
Theo Trần Viết Mỹ (2005): cây xanh đường phố gồm toàn bộ cây xanh được
trồng dọc theo các lề đường nội thành. Mục đích không phải để lấy gỗ mà để phục
vụ các mặt khác của đô thị như cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu, che bóng, tạo
cảnh quan hài hòa với các công trình kiến trúc khác. Cây đường phố còn gồm cả
cây trồng trên các tiểu đảo, vòng xoay, băng két.(Trích “bài giảng môn học Quy
hoạch Cảnh quan đô thị”).
2.3.2. Các tiêu chuẩn chọn cây xanh đường phố
Trồng cây đường phố không như nhiều người suy nghĩ đơn thuần là chọn các
loại dễ sống phát triển nhanh, phong trào trồng đại trà trước đây là kinh nghiệm
đáng quan tâm. Thực tế, cây trồng không những giữ vai trò quan trọng trong việc
tạo cảnh quan cho bóng mát mà còn phải bảo đảm an toàn, tránh các tác hại cho
người và các công trình chung quanh. Cây trồng đường phố phải hội đủ những điều
kiện như sau, theo kinh nghiệm của Công ty Công viên Cây xanh Tp.Hồ Chí Minh :
 Dáng cây có tán lá đẹp, hoa lá có màu sắc xinh tươi.
Ví dụ, các hàng Sao, Dầu thẳng tắp, trái phát tán quyện theo gió xoáy tròn
như chong chóng; các hàng cây có hoa đẹp đủ màu sắc như Bằng lăng, Sò đo cam,
Điệp, Phượng, ... là đạt yêu cầu.
 Hoa, lá, trái, mủ không gây độc hại.
Cây Bã đậu được dân trồng nhiều trên khắp các tuyến đường cho mủ độc làm
sưng mắt, nhức đầu, trái ăn nhiều bị rối loạn tiêu hóa. Cây Mã tiền (Strychnos
Nux – vomica) hạt rất độc ăn nhầm có thể gây chết người.
 Hệ thống rễ ăn ngang, lồi lõm hư hại mặt đường, nhà cửa công trình, dễ
ngã đổ.

12



Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

SVTH: Phạm Trang Đài

Cây Sọ khỉ có rễ lồi lõm làm hư hại mặt đường, đội nền hư hại nhà cửa công
trình.
 Thân cành nhánh không thuộc loại giòn, dễ gãy, trái không to, đủ để gây
nguy hiểm cho người đi đường, không thu hút ruồi muỗi.
Cây Bã đậu giòn, dễ gãy, tét nhánh khi có gió to. Cây ăn trái Dừa, Mít, trái
rụng có thể gây tai nạn.
 Lá thường xanh, không thuộc loại rụng lá toàn phần, kích thước không
quá nhỏ gây khó khăn cho việc dọn vệ sinh đô thị.
 Thích nghi, có khả năng chống chịu và phát triển tốt trong môi trường bị
ô nhiễm, đất đai nghèo dinh dưỡng, chu trình nước rối loạn.
 Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm.
Cây tăng trưởng nhanh như Sọ khỉ, Me tây dễ đổ ngã. Tăng trưởng quá chậm
thì khó tồn tại và ít phát huy tác dụng.
2.4. Quy cách trồng cây xanh trên đường phố
2.4.1. Khoảng cách trồng cây xanh đường phố
Xu hướng chung của mọi người là muốn trồng cây với cự ly gần để tạo ra
hiệu ứng về mặt thẩm mỹ tức thời.
Việc quyết định khoảng cách trồng trong cây đường phố phụ thuộc vào các
yếu tố:
 Các tiêu chuẩn qui định trong quy chế cây xanh đô thị của các thành phố.
 Kích thước trưởng thành của các loài cây đã chọn.
 Khoảng không gian qui định cho cây xanh tại địa điểm trồng cây, khi mà
loài cây chọn sẽ bị ảnh hưởng của không gian sinh trưởng đối với kích
thước trưởng thành của nó.
 Vị trí của cây trồng, nơi mà chủ nhà không muốn cây trồng ngay lối ra

vào cửa nhà mình.

13


×