Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI THỰC VẬT BẢN ĐỊA TRONG TỰ NHIÊN ỨNG DỤNG LÀM CÂY CẢNH QUAN Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

TRƯƠNG CÔNG KHIÊM

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI THỰC VẬT BẢN ĐỊA
TRONG TỰ NHIÊN ỨNG DỤNG LÀM CÂY CẢNH QUAN
Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

TRƯƠNG CÔNG KHIÊM

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI THỰC VẬT BẢN ĐỊA
TRONG TỰ NHIÊN ỨNG DỤNG LÀM CÂY CẢNH QUAN
Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
Ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN HỢP


ThS. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

ii


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY IN HO CHI MINH CITY

TRUONG CONG KHIEM

SURVEY SOME TYPES OF NATIVE PLANTS
APPLICATIONS MADE LANDSCAPE PLANTS
IN SOME PROVINCES IN SOUTHEAST REGION

DEPARTMENT OF LANDSCAPING
AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE
GRADUATION DISSERTATION

Advisor: TRAN HOP Ph.D
PHAM MINH THINH M.S

Ho Chi Minh City
July, 2011

iii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chủng loại thực vật bản địa trong tự nhiên
ứng dụng làm cây cảnh quan ở một số tỉnh Đông Nam Bộ” được tiến hành tại Núi
Dinh thuộc Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Rừng Nam Cát Tiên thuộc
địa phận xã Tà Lài Huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai. Khu đô thị mới Bình Dương
Tỉnh Bình Dương. Và một số địa điểm ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh. Thời
gian thực hiện từ tháng 3/ 2011 đến tháng 7/ 2011.
Kết quả thu được:
1. Khảo sát được 45 loài cây, hoa có thể sử dụng làm cây hoa cảnh ứng dụng
trong cảnh quan
2. Mô tả được các đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển. Định danh
được các loại cây đã được khảo sát ( tên thường gọi, tên khoa học, họ cây).
3. Cung cấp được vị trí khảo sát cây.

iv


ABSTRACT
Performer: Truong Cong Khiem, Class 33 of Departmant of Landscaping and
Invironmental Horticulture, HCM Nong Lam University.
Research topic: “Survey some types of native plants made landscape plants in
some provinces in Southeast region”, conducted in Mt. Dinh, Ba Ria- Vung Tau.
Nam Cat Tien forest belongs to Ta Lai commune of Tan Phu district of Dong Nai;
New urban area in Binh Duong, Binh Duong Province; And some suburban
locations in Ho Chi Minh City. Implementation period from March to July 2011.
Results:
1. Studied information about 45 plants, flowers that can be used for made
landscape plants
2. Describe the morphological characteristics, growth, development and Identi_
fication of studied items (common names, scientific names, types) .

3. Studied position.

v


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô, Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Môn Cảnh
Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên - Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thạc sĩ Phạm Minh Thịnh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Hợp đã giúp đỡ, chỉ bảo rất nhiều để em có thể hoàn
thành luận văn này
Xin gửi lời cảm ơn thân tình đến bạn Trương Thị Thanh Tuyết, các anh em nhà
Sinh Viên 139/2 đã đồng hành trong các chuyến khảo sát và trong quá trình hoàn
thành luận văn. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn đến những người thân yêu và bạn
bè đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp phần
quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trương Công Khiêm

vi


MỤC LỤC

TRANG
Tóm tắt

i

Abstract

ii

Mục lục

iii

Danh sách các bảng

v

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ .............................3
2.1.1. Địa lý ...............................................................................................................3
2.1.2. Khí hậu ............................................................................................................3
2.1.3. Nhiệt độ ...........................................................................................................3
2.1.4. Gió ...................................................................................................................4
2.1.5. Ánh sáng..........................................................................................................4
2.2. Lợi ích của mảng xanh .......................................................................................4
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây xanh cây cảnh .....................................4
2.3.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài ..................................................................5
2.3.2. Công trình nghiên cứu trong nước ..................................................................6
2.3.3. Sự cần thiết cung cấp chính xác địa điểm khảo sát phục vụ cho quá trình thu

thập và nghiên cứu các giống cây bản địa sau này. .................................................7
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............8
3.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................8
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................8
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................11
4.1. Khảo sát một số chủng loại thực vật bản địa ...................................................11
4.1.1. Địa điểm khảo sát ..........................................................................................11
4.1.2. Thành phần và số lượng giống mới ở các điểm khảo sát ..............................11
vii


4.2. Định danh các loài cây đã khảo sát ..................................................................11
4.2.1. Bảng danh mục thành phần loài ....................................................................11
4.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển......................14
4.2.2.1. Mã hóa các ký tự hình ảnh Mã hóa các ký tự hình ảnh .............................14
4.2.2.2. Nhóm cây thân đứng, gỗ nhỏ .....................................................................16
4.2.2.3. Nhóm dây leo, thân bò ...............................................................................19
4.2.2.4. Nhóm dương xỉ, ráng .................................................................................24
4.2.2.5. Nhóm cây bụi .............................................................................................28
4.2.2.6. Nhóm cỏ, cây thân thảo nhỏ.......................................................................33
4.2.2.7. Nhóm cây thủy canh...................................................................................38
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................42
5.1. Kết luận ............................................................................................................42
5.1.1. Thành phần loài cây đã khảo sát ...................................................................42
5.1.2. Dữ liệu về những loài đã được khảo sát........................................................42
5.2. Kiến Nghị .........................................................................................................42
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................44

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Thành phần loài của các chủng loại được khảo sát ...............................12
Bảng 4.2. Bảng mã hóa các ký tự hình ảnh.............................................................14

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, mức
sống của con người ngày một nâng cao. Việc đem thiên nhiên đến gần với cuộc
sống trở thành một xu hướng của thời hiện đại. Nhu cầu và thị hiếu đa dạng về
chủng loại cây hoa kiểng ở trong nước và trên thị trường quốc tế đang ngày càng trở
nên lớn hơn và cấp thiết hơn. Nhiều chủng loại cây mới được nhập nội vào Việt
Nam ồ ạt. Điều này chứng tỏ thị hiếu của người Việt Nam về cây hoa kiểng rất đa
dạng.
Những chủng loại hoa kiểng phổ biến được trồng lặp đi lặp lại sẽ tạo sự nhàm
chán cho người thiết kế và cả người thưởng thức. Để đáp ứng nhu cầu đó công nghệ
sinh học và lai tạo giống đã cho ra đời nhiều chủng loại cây mới, bên cạnh đó việc
bổ sung và du nhập các chủng loại cây hoa kiểng mới trên thế giới vào Việt Nam
cũng được tiến hành.
Tuy nhiên công nghệ sinh học và lai tạo giống cùng với việc nhập nội vẫn chưa
đáp ứng thỏa đáng được thị hiếu và thẩm mỹ của người tiêu dùng. Mặt khác việc du
nhập các chủng loại cây hoa kiểng ở nhiều vùng khác nhau vào khu vực Đông Nam

Bộ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhân giống chăm sóc và bảo dưỡng. Do
chưa thích nghi với điều kiện về thổ nhưỡng cũng như khí hậu.
Nghiên cứu về hoa cây cảnh trong nước mới chỉ tập trung tới các loại hoa cây cảnh
nhập nội, cây hoa cao cấp. Các đề tài chọn tạo, kỹ thuật thâm canh cũng chỉ mới
đầu tư nghiên cứu cho các loại cây đó. Các loại cây xanh hoa kiểng trên thị trường
chủ yếu do tư nhân mang giống từ nước ngoài về. Trong khi đó hướng nghiên cứu
khai thác các nguồn gen địa phương để tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo
giống hoa cây cảnh ở Việt nam hầu như còn bỏ ngỏ.
1


Đông Nam Bộ là vùng có hệ thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài cây xanh
thân thảo, cây bụi có hoa đẹp, lá đẹp thích hợp dùng trong cảnh quan. Tại sao một
nguồn thực vật bản địa đẹp và gần gũi với chúng ta lại không được tận dụng và khai
thác? Vì là cây bản địa nên thích nghi với điều kiện sống, thổ nhưỡng và khí hậu.
Ngoài ra khi dùng thực vật bản địa trong cảnh quan sẽ rất tiết kiệm chi phí và thời
gian cho việc chăm sóc và nhân giống các chủng loại thực vật nhập nội.
Trong tình hình một số tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay với sự phát triển đô thị rất
nhanh, các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp… đang được xây dựng và cải
tạo. Việc xây dựng cảnh quan đẹp, một môi trường trong sạch và nâng cao diện tích
mảng xanh là một nhu cầu cần thiết. Trong đó việc trồng cây xanh và hoa kiểng là
một phần không thể thiếu trong quá trình tạo mảng xanh cảnh quan. Với các loài
cây bản địa sẽ tạo nên một sắc thái mới vừa mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc
với người thưởng thức. Tuy nhiên những giống cây này cần được trồng khảo
nghiệm, nghiên cứu để xác định tỷ lệ sống và thích nghi trong môi trường không
phải tự nhiên. Trước khi nhân giống đại trà, sản xuất thương mại và trồng rộng rãi
trong phạm vi Đông Nam Bộ cũng như cả nước.
Cung cấp đặc điểm sinh trưởng phát triển nhằm tạo cơ sở cho việc thiết kế và thi
công các loại cây này phù hợp để tạo cảnh quan đẹp và bền vững.
Ngoài ra địa điểm khảo sát cũng được xác định chính xác với định vị GPS nhằm

tạo nên sự thuận lợi và dễ dàng trong công tác thu cây để nhân giống và nghiên cứu
sâu hơn.
Vì nhận thấy nguồn cây bản địa của vùng Đông Nam Bộ thích hợp dùng làm cây
cảnh quan khá phong phú mà chưa được khai thác triệt để nên em đã chọn và thực
hiện đề tài: “ Khảo sát một số chủng loại thực vật bản địa trong tự nhiên ứng dụng
làm cây cảnh quan ở một số tỉnh Đông Nam Bộ”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
2.1.1 Địa lý
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố : Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
 Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia.
 Phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
 Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
2.1.2 Khí hậu
- Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt, mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11 dương lịch; mùa khô bắt đầu
từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 dương lịch năm sau. Khí hậu miền này ít biến
động nhiều trong năm.
- Lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm đến 2.700mm phân bố theo vùng và
theo vụ. Theo số liệu đo đếm gần 100 năm của trạm Tân Sơn Nhất:
 Lượng mưa bình quân năm : 1949 mm
 Lượng mưa cao nhất: 2718 mm (1908)
 Lượng mưa thấp nhất: 1329 mm (1958)
 Số ngày mưa bình quân năm: 159 ngày

2.1.3 Nhiệt độ
- Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, ít thay đổi giữa các tháng trong năm.
 Nhiệt độ bình quân năm: 26 °C
 Nhiệt độ cao nhất: 40 °C
 Nhiệt độ thấp nhất: 13,8 °C
3


2.1.4 Gió
Vùng này chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính
-

Gió Tây – Tây Nam ( gió mùa Tây Nam) thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, thuồng thổi mạnh nhất vào tháng 7 – 8 và gây ra mưa.

-

Gió Bắc – Đông Bắc (có gió mùa Đông Bắc) thổi vào mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4, thổi mạnh nhất vào tháng 2 – 3, làm tăng khối lượng bốc hơi.

2.1.5 Ánh sáng
- Số giờ nắng bình quân năm vào khoảng 2400 giờ có năm lên tới 2700 giờ. Trong
những tháng mùa mưa số giờ nắng giảm đi và tăng dần trong mùa khô.
- Lượng bốc hơi nước tương đối lớn
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm
được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất
thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ
không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
Khí hậu Đông Nam Bộ tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
2.2 Lợi ích của mảng xanh

- Cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt độ khi trời nắng, ngăn giữ lại khí độc từ các khu
công nghiệp, hạn chế xói lở khi trời mưa to và điều hòa độ ẩm không khí
- Giải quyết vấn đề môi sinh: hạn chế xói mòn đất, hạn chế tiếng ồn, thanh lọc
không khí
- Vai trò trong kiến trúc và xây dựng: cây xanh là một vật liệu đặc biệt của kiên
trúc, tăng giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc, cảnh quan.
- Ngoài ra còn cung cấp gỗ, hoa trái, dược liệu…
2.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây xanh, cây cảnh
Trong lịch sử, từ xa xưa con người đã biết thu thập những cây hoang dại có hoa
lá đẹp, có hương thơm, cây có trái ăn được,… đem về trồng để thưởng thức, nhìn
ngắm, thư giãn. Người Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã xưa đã sử dụng cây
xanh cho trang trí ngoại thất, xây dựng các vườn. Tuy nhiên các vườn đó chỉ dành
4


riêng cho các vua chúa, quan lại và quý tộc.Ngày nay kinh tế phát triển, đời sống
mở mang, con người cũng có thể đem thiên nhiên vào chính ngôi nhà, nơi làm việc,
sân vườn… của mình. Mặt khác vườn, công viên không chỉ là của riêng mà nó đã
trở thành khu vực công cộng, vui chơi giải trí cho tất cả mọi người như các công
viên, khu du lịch.
2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Việc phân loại cây trồng trong cảnh quan đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Cây
bản địa và cây hoang dại đã được đề cập và sử dụng trong nhiều phong cách vườn.
- Trong quyển Landscape plants các tác giả Nhà xuất bản Ortho book (1989) có gợi
ý phân loại cây xanh theo hai tiêu chuẩn: công dụng và hình dạng.
+ Phân loại theo công dụng: cây che bóng mát, cây làm tường che tầm nhìn, cây tạo
sự chú ý, cây làm hàng rào, cây che phủ nền, cây leo trên giàn.
+ Phân loại theo hình dạng: cây to, cây bụi, cây đa niên, cây hoa ngắn ngày, cỏ và
dây leo giàn.
-Theo Native And Adapted Landscape Plants an Earth-Wise Guide for Central

Texas Thực vật bản địa phát triển cần ít sự chăm sóc, phù hợp với môi trường địa
phương. Ngoài ra có những loài đã thích nghi với những khu vực đặc biệt như chịu
bóng, vùng đất nghèo dinh dưỡng…
-Trong quyển The Wild Garden của William Robinson ( 2009) đã phân loại ra 6
nhóm cây : Cây lưu niên, cây một năm, cây phủ nền, cây thân gỗ, cây sống phụ
thuộc và cỏ.
- Còn quyển Plants for Tropical Landscape: A Gardener’s Guide của Fred D. Rauch
anh Paul R. Weissich (2000), thì những cây vùng nhiệt đới được phân loại theo hình
dạng và mục đích sử dụng
+ Phân loại theo hình dạng: cây phủ nền, cây bụi, cây gỗ, cây dây leo và một số họ
cây đặc biệt như nhóm cây dương xỉ , cau, dừa, tre trúc…

5


+ Phân loại theo mục đích sử dụng: cây trồng trong nhà, cây ngoài hiên, cây làm
hàng rào, cây chắn gió, cây làm tường che chắn tầm nhìn, cây dùng cho vườn ở
vùng biển.
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước
- Trong quyển “ Cây xanh – Phát triển và quản lý trong môi trường đô thị”, tác giả
Chế Đình Lý phân chia cây xanh trong môi trường đô thị ra làm 8 nhóm hình dạng
và công dụng: Cây đại mộc ( cây bóng mát, cây dáng đặc biệt), cây rào che (nhóm
tre trúc và các họ khác), cây rào chắn ( có xén tỉa, không quy cách), cây dạng bụi
( có hoa, không có hoa), cây che phủ nền (có hoa, không có hoa), cỏ ( trang trí, làm
thảm cỏ), hoa ngắn ngày ( hoa thông thường, hoa cao cấp), dây leo ( có hoa, không
có hoa). Sự phân chia này chỉ đưa ra cho cho môi trường đô thị chưa cung cấp đầy
đủ cho sự nghiên cứu và sử dụng cây xanh hoa cảnh ở Việt Nam.
-Trong quyển “ Giáo trình kỹ thuật trổng hoa cây cảnh”, của tác giả Phạm Văn Duệ
( 2005), tác giả đã đưa ra một số kiểu phân loại hoa cây cảnh: Phân loại theo kiểu cỡ
cây (cây lớn và cây nhỡ, cây bụi, cây thân thảo, cây ký sinh, cây dây leo), phân loại

theo cách trưng bày và mục đích sử dụng ( cây cắt hoa trưng bày, cây trưng bày cả
cây, cây cảnh kết hợp làm cây bóng mát), phân loại theo môi trường sống ( môi
trường đất cạn, môi trường ngập nước), phân loại theo thời gian thu hoa, phân loại
theo phân loại thực vật.
-Trong quyển “ Cây cảnh hoa Việt Nam”, của tác giả Trần Hợp (2000), tác giả phân
thành 6 nhóm cây chính: Nhóm cây leo, cây hàng rào, nhóm cây làm cảnh bằng
thân ( thân cột, thân rỗng, thân mọng nước), nhóm cây làm cảnh bằng lá ( cây lá
xanh ngành quyết thực vật, cây lá kim ngành thực vật hạt trần, cây lá rộng ngành
thực vật hạt kín), nhóm cây có hoa làm cảnh ( cây thân cỏ, cây thân gỗ), nhóm cây
có quả làm cảnh, nhóm cây ở nước, bờ nước làm cảnh.
-Trong quyển “ Cẩm nang lập vườn trong thành phố” của tác giả Phạm Cao Hoàn
(1998) phân chia cây xanh cây cảnh thành 6 nhóm: Dây leo và cây bám tường, cây
nhỏ, cây bụi cây thuốc, cây thường niên, cây củ, cây mọc dưới nước.
6


- Người ta còn dựa vào tác dụng thưởng thức mà chia ra loại cây cảnh để xem hoa,
loại cây để xem lá, loại xem quả, xem thân và loại để thưởng thức hương.
Có rất nhiều tài liệu về phân loại cây xanh cây cảnh và cách phân loại cũng khác
nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu và mục đích sử dụng. Nhưng tất cả đều nhằm
giúp cho việc nghiên cứu nghiên cứu, gây trồng, chăm sóc , bảo dưỡng được tiên
hành thuận lợi.
2.3.3 Sự cần thiết cung cấp chính xác địa điểm khảo sát phục vụ cho quá trình
thu thập và nghiên cứu các giống cây bản địa sau này.
Công tác nghiên cứu các chủng loại cây bản địa sẽ còn được tiếp diễn trong tương
lai, vì thế cung cấp đầy đủ và chính xác địa điểm cây phân bố sẽ dễ dàng, thận lợi
và giảm tối thiểu chi phí, thời gian, công sức cho việc tìm kiếm thu thập để nghiên
cứu và nhân giống.

7



Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu đề tài
- Khảo sát một số chủng loại thực vật bản địa vào làm cây cảnh quan, để tạo sự đa
dạng cho nguồn cây cảnh quan, việc chọn lựa và thiết kế của các kỹ sư cảnh quan.
- Xác định tên gọi phổ thông và tên khoa học cho những loài cây mới.
- Xác định vị trí trong tự nhiên của từng loài cây để thuận lợi cho quá trình thu thập
giống sau này.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các loài cây bản địa có thể ứng dụng làm cây cảnh quan
- Định danh các loài cây mới khảo sát
- Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các loài cây bản địa mới thu thập
- Ứng dụng của từng loài trong thiết kế cảnh quan
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực địa:
o Khảo sát các chủng loại cây có hình thái đẹp thích hợp làm cây cảnh quan.
Ghi lại bằng hình ảnh.
o

Bứng cả cây đem về trồng thử nghiêm hoặc cắt cành đối với những loài cây
có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

8


o Trồng đúng kỹ thuật, quan sát và ghi nhận quá trình sinh trưởng và phát triển


- Phương pháp so sánh hình thái để định danh
Phương pháp so sánh hình thái nghiên cứu các cấu tạo bên ngoài của thực vật,
so sánh các đặc điểm hình thái của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, giữa
các cá thể với nhau. Dựa vào sự giống và khác nhau của các bộ phận đó để sắp xếp
vào các bậc phân loại. Nhờ đó mà chúng ta biết được mối quan hệ gần gũi với các
taxon, có đủ những yếu tố chính để phân chia một tập hợp cá thể lớn thành những
nhóm cá thể nhỏ hơn. Khi phân loại cần tránh sự nhầm lẫn các đặc điểm thể hiện
9


mối quan hệ thân cận. Khi so sánh thì cần phải so sánh giữa các cơ quan tương ứng
( homologues) với nhau chứ không so sánh giữa các cơ quan tương tự ( analogues).
Phương pháp so sánh hình thái đòi hỏi người làm công tác phân loại sự nhận
thức đúng đắn sâu sắc, phân biệt chính xác khả năng sai khác trên đối tượng nghiên
cứu.
- Phương pháp tham khảo tài liệu:
o Xác định tên khoa học, tên thường gọi, họ và loài của cây được khảo sát.
o Tham khảo tài liệu về các loài cây.
o Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet...

10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát
4.1.1 Địa điểm khảo sát
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Núi Dinh thuộc huyện Tân Thành
- Tỉnh Đồng Nai: Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên thuộc xã Tà Lài huyện Tân Phú
- Tỉnh Bình Dương: Tại Thành Phố Mới Bình Dương

- Tại một số khu vực ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh.
4.1.2 Thành phần và số lượng giống mới ở các điểm khảo sát
Các chủng loại cây bản địa được khảo sát chủ yếu là các cây thuộc nhóm cây bụi,
cây thân thảo và dây leo. Là những loại cây có hình thái đẹp, một số loại cây khá
quen thuộc và mọc. Một số loại cây phân bố rộng khảo sát được tại nhiều địa điểm
khác nhau như: bòng bong, Mua lông, nhãn lồng…
4.2 Định danh các loài cây đã khảo sát
4.2.1 Bảng danh mục thành phần loài
Bảng 4.1. Thành phần loài của các chủng loại được khảo sát

1

Tên thông
thường
An điền sát

Hedyotis pressa Prierre ex Pit.

Rubiaceae

2

Bách bộ

Stemona tuberosa Lour.

Stemonaceace

3


Bìm chân cọp

Ipomoea pes-tigridis L.

Convolvulaceae.

4

Bòng bong dẻo

Lygodium (L.) Sw.

Schizaeaceae

5

Bòng bòng quý

Calotropis procera ( Ait.) R.Br.

Asclepiadaceae

6

Bụp giấm

Hibiscus subdariffla L.

Malvaceae


STT

Tên khoa học

11

Họ


Sphaerocaryum malaccense

Poaseae

7

Câu bản Mallacca

8

Cây bướm bạc

Mussaenda pubescens Ait.f.

Cây hoàn ngọc

Pseuderanthemum poilanei R.

trắng

Ben.


10

Cây rau mác

Monochoria hastata (L.) Solms.

11

Cây sừng trâu

12

Cây trái nổ

13

Chè long

14

Cỏ dùi trống

Eriocaulon sexangulare L.

Eriocaulaceae

15

Cỏ nến


Typha angustifolia L.

Typhaceae

16

Địa liền

Kaempferia galanga L.

Zingiberaceae

17

Gừng nhọn

Zingiber acuminatum Valeton.

Zingiberaceae

18

Hàng the

Alysicarpus vaginalis L.

Fabaceae

19


Hành đỏ

20

Hoàng thảo mũi

Scirpus mucronatus L.

Cyperaceae

21

Ké khuyết

Urena procumbens L.

Malvaceae.

22

Kèo nèo

Limnocharis flava ( L.) Buch.

Limnocharitaceae

23

Lạc tiên


Passiflora foetida L.

Passifloraceae

24

Mao thư gié

25

Mao thư tà

26

Mò đỏ

9

(Trin.) Pilg.

Strophanthus caudatus (Lour.)
Hook. & Arn.
Ruellia tuberosa L.
Aganosma acuminata (Roxb.) G.
Don.

Eleutherine bulbosa (Mill.)
Urban.


Rubiaceae
Acantaceae
Pontederiaceae
Apocynacaeae
Acanthaceae
Apocynaceae

Iridaceae

Fimbristylis subspicata Nees &
Mey.

Cyperaceae

Fimbristylis obtusata ( C.B.Cl.)
Ridl.
Clerodendrum paniculatum L.
12

Cyperaceae
Verbenaceae


27

Mua đa hùng

28

Mua lông


29

Ngọc nữ vòm

30

Nở ngày đất

Gomphrena celosiodes Mart.

Ráng bích họa

Woodwardia ungemmata ( Mak.)

một chồi

Nak.

Ráng cốt rắn

Nephrolepis cordifolia

Davalliaceae

Drynaria delavayi Christ

Polypodiaceae

31

32

Ráng đuôi phụng
33
34
35

Delavay.
Ráng kiều dực

Melastoma saigonense ( Kuntze)
Merr.
Clerodendrum panduriforme
O.Ktze.

Rumohra adiantiformis (Forst.f.)
Ching.

Ráng Tây sơn

Dicranopteris dichotoma

lưỡng phân

(Thunb.) Bernh.

Ráng yểm dực
36

Melastoma affine D. Don.


dốc

Melastomataceae
Melastomataceae
Verbenaceae
Amaranthaceae
Blechnaceae

Davalliaceae
Gleicheniaceae

Tectaria devexa (Mett.) Copel.

Dryopteridaceae

37

Rau dệu bốn lá

Marsilea quadrifolia L.

Marsileaceae

38

Ráy leo

Pothos scandens L.


Araceae

39

Sơn linh mảnh

Sonerila tenera Royle

Melastomataceae

40

Sung cam

Ficus aurantiaca Griff.

Moraceae

41

Thài lài xanh

Murdannia nudiflora (L.) Brenan

Commelinaceae

42

Thành ngạnh


Cratoxylon ligustrinum

Hypericaceae

43

Thông đất

44

Tràng quả ba hoa

Lycopodiella cernua (L.) Pie.
Serm.
Desmodium triflorum (L.) DC.
13

Lycopodiaceae.
Fabaceae


Sagittaria sagittaefolium L.
Alismataceae
45 Từ cô
4.2.2 Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển
4.2.2.1 Mã hóa các ký tự hình ảnh
Để thuận lợi và dễ dàng trong việc nghiên cứu cũng như để có thể biết được một số
đặc điểm cơ bản của cây được cung cấp. Em đã đưa bảng mã hóa các ký tự hình ảnh
theo toptropicals.com.
Bảng 4.2. Bảng mã hóa các ký tự hình ảnh


Dữ liệu

Ký hiệu

A

B

Cây leo, bò
Phủ nền, mọc thấp
Dạng thân gỗ
Cây bụi nhỏ
Cây bụi lớn
Cây gỗ nhỏ từ 3 – 7 m
Cây sống ở nước
Cây có thể chịu ngập nước một thời
gian ngắn
Cây có khả năng xâm lấn
Cây ưa sáng
14


Cây trung gian
Cây chịu bóng
Nhu cầu nước nhiều
Nhu cầu nước trung bình
Nhu cầu nước ít
Nhu cầu nước rất ít
Phun sương hàng ngày, tưới 1 tuần 1 lần

Hoa màu đỏ
Hoa màu trắng
Hoa màu hồng
Hoa màu tía, xanh
Hoa màu vàng
Cây rụng lá hoặc bán rụng lá
Cây có trái hoặc bộ phận có thể ăn được
Cây có mùi thơm
Cây làm gia vị hoặc thảo mộc
15


Cây thu hút côn trùng, chim
Cây có lá đẹp

Cây làm dược liệu
Cây hoặc bộ phận cây có độc

4.2.2.2 Nhóm cây thân đứng, gỗ nhỏ
4.2.2.2.1 Bòng bòng quý
Tên khác : lá hen, bàng biển
Tên khoa hoc: Calotropis procera ( Ait.) R.Br.
Họ: Asclepiadaceae
Bụi trải rộng hoặc tiểu mộc cao đến 2,5 m
có sáp trắng tiết mủ trắng đục khi bị cắt
hoặc bị gãy. Lá đơn mọc đối chéo, màu
xanh xám, bề rộng đạt tới 15 cm. Phiến lá
hình bầu dục đến elip; chóp lá nhọn; đáy lá
hình tim mang hai thùy tròn; cuống lá
ngắn khoảng 0,7 cm bìa nguyên; gân

hình lông chim và nổi rõ ở mặt dưới;
cả hai mặt lá đều có sáp trắng và có
lông trắng. Phát hoa dạng tán trên các
cuông hoa mọc thành cụm ờ chót
nhánh hoặc nách lá. Hoa có sáp
trắng; cánh hoa 5, vành hoa trắng
đến tím nhạt, màu tím đậm ở phần chóp mặt trong và bộ nhụy đực cái, thường có
16


×