Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN MỘT SỐ TRỤC ĐẠI LỘ CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN

VÕ THỊ KIM HUỆ

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN MỘT SỐ
TRỤC ĐẠI LỘ CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI TỈNH BÌNH
DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ KIM HUỆ

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN MỘT SỐ
TRỤC ĐẠI LỘ CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI TỈNH BÌNH
DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GVHD: Th.S Phạm Minh Thịnh

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


 


Tên đề tài:

“QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN
MỘT SỐ TRỤC ĐẠI LỘ CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Xác nhận của bộ môn quản lý

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Xác nhận của BCN
Khoa Môi trường tài nguyên


 


LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh quan

và Kỹ thuật Hoa viên, quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Những người đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi được hoàn thành tốt chương trình học tại trường.
Các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên, đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Minh Thịnh, người đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình và truyền đạt nhiều kinh nghiệm hữu ích trong
suốt quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp.
Những anh chị khóa trên, những người bạn thân thiết, toàn bộ tập thể lớp
DH07TK cùng gia đình đã chia sẻ những khó khăn vui buồn trong suốt thời
gian học tại trường cũng như trong quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất nhưng
chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, tôi rất mong nhận được
sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn tốt nghiệp được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011.
Sinh Viên thực hiện: Võ Thị Kim Huệ

ii 
 


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN MỘT SỐ
TRỤC ĐẠI LỘ CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI TỈNH BÌNH DƯƠNG”, được thực hiện
tại Bình Dương từ ngày 15/03/2011 đến ngày 10/07/2011.

Mục tiêu của đề tài:
 Gia tăng diện tích mảng xanh.
 Cải thiện tiểu khí hậu trong đô thị.
 Kiểm soát giao thông.
 Tạo cảnh quan đẹp mắt, đặc trưng cho khu đô thị.
Kết quả thu được:
 Đánh giá hiện trạng các tuyến đường về cơ sở hạ tầng, tình hình cây
xanh.
 Đề xuất được bản thiết kế cho 5 tuyến đường, 3 vòng xoay.
 Đề xuất giải pháp quy trình chăm sóc và bảo dưỡng cho cảnh quan
đường phố.

iii 
 


SUMMARY
The topic focuses on “Plan And Design Landscape On Some Main Boulevards
At The New Urban City, Binh Duong Province”, carried out from 03/15/2011
until 07/10/2011 at Binh Duong province.
Topic target:
 Increase greenery area.
 Improve regional climate in the city.
 Control the traffic.
 Create eye-catching and typical landscape for the urban city.
The results as below:
 Assessing the current status of routes’ infrastructure, greenery status.
 Proposed the design for 5 routes, 3 traffic-circles.
 Suggest solutions to care and maintenance for streetscape.


iv 
 


MỤC LỤC
Trang

Lời tựa ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................iii
SUMMARY .................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. ix
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Một số cơ sở cho công tác quy hoạch và thiết kế cảnh quan đường phố trên
một số trục đường Thành phố mới tỉnh Bình Dương: .......................................... 3
2.1.1 Khái niệm lâm nghiệp đô thị: ....................................................................... 3
2.1.2 Sơ lược về lợi ích cây xanh trong môi trường đô thị: .................................. 4
2.1.3 Khái niệm Cây xanh đường phố: ................................................................. 6
2.1.4 Yêu cầu quy hoạch thiết kế dựa theo TCVN 4449 : 1987. Quy hoạch xây
dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế. Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Nghị
định 08/2005 về Quy hoạch Xây dựng: ................................................................ 6
2.2
Sơ lược về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên TP mới Bình Dương: ......... 8
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...... 10
3.1 Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................... 10
3.2 Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 10
3.3 Phương pháp thực hiện: ................................................................................ 11

3.3.1 Phương pháp Ngoại nghiệp: ....................................................................... 10
3.3.2 Phương pháp Nội nghiệp: ......................................................................... 10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 12
4.1 Đánh giá hiện trạng: ...................................................................................... 12
4.1.1 Thuận lợi: ................................................................................................... 12
4.1.2 Khó khăn: ................................................................................................... 14
4.2 Ý tưởng đề xuất: ............................................................................................ 16
4.2.1 Về bố cục không gian tổng thể và hình thức kiến trúc: ............................. 16


 


4.2.2 Về cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật: .................................................. 17
4.3 Thuyết minh thiết kế: .................................................................................... 17
4.3.1 Tuyến đường TX1A: .................................................................................. 17
4.3.2 Tuyến đường VX2: .................................................................................... 24
4.3.3 Tuyến đường TX1B: .................................................................................. 29
4.3.4 Tuyến đường NT8: ..................................................................................... 32
4.3.5 Tuyến đường TL4 ...................................................................................... 35
4.3.6 Vòng xoay trung tâm:................................................................................. 38
4.3.7 Vòng xoay 1: .............................................................................................. 43
4.3.8 Vòng xoay 2: .............................................................................................. 45
4.4 Đề xuất quy trình chăm sóc và bảo dưỡng mảng xanh đường phố: ............. 47
4.4.1 Cây bóng mát: ............................................................................................ 48
4.4.2 Cây bụi và hoa kiểng: ................................................................................. 49
4.4.3 Cây che phủ nền và và thảm cỏ:................................................................. 49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 51
5.1. Kết luận: ....................................................................................................... 51
5.2 Kiến nghị: ..................................................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 53
PHỤ LỤC

vi 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố mới tỉnh Bình Dương .......................... 8
Hình 4.1: Công viên trung tâm ........................................................................... 12
Hình 4.2: Các hạng mục chính............................................................................ 13
Hình 4.3: Mảng xanh đường phố ........................................................................ 13
Hình 4.4: Đường VX2 quanh vòng xoay trung tâm ........................................... 14
Hình 4.5: Đường A2 chưa trồng cây ................................................................... 14
Hình 4.6: Hình thức bố trí cây phổ biến trong thành phố. ................................. 15
Hình 4.7: Đề xuất thiết kế cảnh quan cho một số tuyến đường.......................... 16
Hình 4.8: Mặt bằng đường TX1A gói 01 ........................................................... 18
Hình 4.9: Mặt đứng đường TX1A gói 01 ........................................................... 18
Hình 4.10: Mặt bằng đường TX1A gói 02 ......................................................... 19
Hình 4.11: Mặt đứng đường TX1A gói 02 ......................................................... 19
Hình 4.12: Mặt bằng đường TX1A gói 03 ......................................................... 20
Hình 4.13: Mặt đứng đường TX1A gói 03 ......................................................... 20
Hình 4.14: Mặt bằng đường TX1A gói 04 .......................................................... 21
Hình 4.15: Mặt đứng đường TX1A gói 04 ......................................................... 21
Hình 4.16: Mặt bằng đường TX1A gói 05 ......................................................... 22
Hình 4.17: Mặt đứng đường TX1A gói 05 ......................................................... 22
Hình 4.18: Mặt bằng đường VX2 ....................................................................... 26
Hình 4.19: Mặt bằng đường VX2 gói 01 ............................................................ 26
Hình 4.20: Mặt bằng đường VX2 gói 02 ............................................................ 27

Hình 4.21: Mặt đứng đường VX2....................................................................... 27
Hình 4.22: Phối cảnh đường VX2 ...................................................................... 28
Hình 4.23: Mặt bằng đường TX1B ..................................................................... 30

vii 
 


Hình 4.24: Mặt đứng đường TX1B .................................................................... 30
Hình 4.25: Phối cảnh đường TX1B .................................................................... 31
Hình 4.26: Mặt bằng đường NT8 ....................................................................... 33
Hình 4.27: Mặt đứng đường NT8 ....................................................................... 33
Hình 4.28: Phối cảnh đường NT8 ....................................................................... 34
Hình 4.29: Mặt bằng đường TL4 ........................................................................ 36
Hình 4.30: Mặt đứng đường TL4 ....................................................................... 36
Hình 4.31: Phối cảnh đường TL4 ....................................................................... 37
Hình 4.32: Mặt bằng vòng xoay trung tâm ......................................................... 39
Hình 4.33: Mặt bằng phía trước trung tâm văn hóa............................................ 40
Hình 4.34: Mặt bằng phía sau trung tâm văn hóa ............................................... 41
Hình 4.35: Phối cảnh vòng xoay trung tâm ........................................................ 42
Hình 4.36: Phối cảnh vòng xoay 01................................................................... 44
Hình 4.37: Mặt bằng vòng xoay 02 .................................................................... 46
Hình 4.38: Phối cảnh vòng xoay 02.................................................................... 46
Hình 4.39: Phối cảnh ban đêm vòng xoay 02 ..................................................... 47

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố .................................................... 6
Bảng 2.2: Kích thước dải cây xanh đường phố .................................................... 7
Bảng 4.1: Danh mục các loại cây sử dụng trên tuyến đường TX1A .................. 23
Bảng 4.2: Danh mục các loại cây sử dụng trên tuyến đường VX2 .................... 28
Bảng 4.3: Danh mục các loại cây sử dụng trên tuyến đường TX1B .................. 32
Bảng 4.4: Danh mục các loại cây sử dụng trên tuyến đường NT8 ..................... 34
Bảng 4.5: Danh mục các loại cây sử dụng trên tuyến đường TL4 ..................... 37
Bảng 4.6: Danh mục các loại cây sử dụng trong vòng xoay trung tâm .............. 42
Bảng 4.7: Danh mục các loại cây sử dụng trong vòng xoay 1 ........................... 44
Bảng 4.8: Danh mục các loại cây sử dụng trong vòng xoay 2 ........................... 47

ix 
 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 
 

Chương I:
 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, là một trong
những hạt nhân của “Tứ giác phát triển”, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là
tỉnh chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế văn hóa lớn của cả
nước, khoảng 30 km. Cùng với vị trí thuận lợi cho xây dựng các khu công

nghiệp: Nền đất tốt, có nhiều vùng đất trống, tương đối bằng phẳng, có quy mô
lớn, phân bố tập trung gần các trục giao thông quan trọng của quốc gia và có chi
phí đất đai, lao động thấp. Do đó, Bình Dương trở thành một trong những tỉnh
thành có tốc độ phát triển nhanh chóng và toàn diện nhất trong lĩnh vực công
nghiệp.
Nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và đô thị với diện tích 4.196 ha,
dự án Thành phố mới Bình Dương đã và đang xây dựng phát triển đồng bộ cơ sở
hạ tầng đô thị để tạo sự cân bằng trong phát triển bền vững nền kinh tế, thu hút
đầu tư. Đây được xem là công trình trọng điểm trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng
nguyện vọng của chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương.
Thành phố mới Bình Dương nằm ở vị trí trung tâm quan trọng nhất, sẽ là cửa ngõ
kết nối quốc tế và giao lưu thương mại, dịch vụ và trao đổi, chuyển giao công
nghệ ở trình độ khoa học tiên tiến nhất. Định hướng đóng vai trò quan trọng
trong việc quy hoạch các phân khu chức năng, cơ sở hạ tầng, các giải pháp phù
hợp với tiêu chuẩn và tầm nhìn quốc tế.
Về cơ sở hạ tầng của thành phố đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh, công viên
trung tâm, hồ nước đã hoàn thiện. Tuy nhiên kế hoạch xây dựng và phát triển
mảng xanh đường phố chưa được đồng bộ và nhận được sự quan tâm đúng mức.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

Đây là vấn đề cấp thiết và cần phải được triển khai cấp bách để theo kịp tốc độ
phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

“QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRÊN MỘT SỐ TRỤC ĐẠI LỘ
CHÍNH THÀNH PHỐ MỚI TỈNH BÌNH DƯƠNG” làm bài luận văn tốt nghiệp.

Với mong muốn cảnh quan đường phố hài hòa với kiến trúc của thành phố mới,
thân thiện cho người đi bộ và các phương tiện giao thông, làm sinh động và tạo
bản sắc riêng hấp dẫn cho thành phố. Thiết kế này sẽ mang tính khả thi, phù hợp
và đem lại hiệu quả cao.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

Chương II:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số cơ sở cho công tác quy hoạch và thiết kế cảnh quan đường phố
trên một số trục đường Thành phố mới tỉnh Bình Dương:
2.1.1

Khái niệm lâm nghiệp đô thị:

Lâm nghiệp đô thị là một ngành chuyên môn trong lâm nghiệp, liên quan đến
việc trồng, tạo lập, bảo quản, quản trị cây và quần thể cây trong khu vực thành
phố.
Về phương diện kỹ thuật chăm sóc, bảo quản, lâm nghiệp đô thị áp dụng ở cả
hai mức: Cá thể từng cây trong ngành trồng cây và quần thể cây trong kỹ thuật

dưỡng lâm truyền thống.
Về thành phần, trong phạm vi hẹp đối tượng hoạt động của lâm nghiệp đô thị
bao gồm cây trên đường phố, trong công viên, trong các khuôn viên. Trên phạm
vi rộng, lâm nghiệp đô thị liên quan đến các rừng vành đai xanh, các khu vực
nghỉ ngơi giải trí, các thắng cảnh ở nông thôn và ngoại thành.
Về khía cạnh thương mại, lâm nghiệp đô thị gắn liền với kỹ nghệ xanh, bao
gồm các cá nhân và tổ chức cung cấp cho xã hội các dịch vụ Tạo lập - Bảo quản
- Kỹ thuật thay thế và phát triển mảng xanh trên cơ sở kinh doanh.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

2.1.2

Sơ lược về lợi ích cây xanh trong môi trường đô thị:

 Cải tạo vi khí hậu, cải tạo vệ sinh:
-

Cây xanh có tác dụng làm giảm và điều hòa ôn độ: Tàn cây làm giảm bức xạ
nhiệt của mặt trời bằng sự hấp thụ trong quá trình quang hợp; Phản xạ và
khuếch tán. Bức xạ nhiệt qua tàn cây chỉ còn lại từ 5–40 %.

-


Cây xanh làm tăng ẩm độ không khí do diện tích thoát hơi nước của cây
trung bình gấp 20 lần diện tích của nó che phủ.

-

Cây xanh làm tăng sức lưu thông khí trong trường hợp khí trời lặng gió,
không khí mát ở những nơi có cây tràn ra xung quanh tạo thành gió địa
phương với tốc độ 1m/giây. Cây xanh còn đưa gió mát từ ngoài vào thành
phố bằng những đường trồng cây tạo nên các ống dẫn gió.

-

Cây xanh điều hòa chế độ gió bằng cách trồng các giải cây phòng hộ.

-

Cây xanh có tác dụng giảm khí độc do quá trình quang hợp và tổng hợp chất
hữu cơ đã hấp thụ khí CO2, SO2, và một số khí độc khác, hơn nữa cây xanh
còn là nhân tố duy nhất trả lại dưỡng khí O2 cho khí quyển.

-

Tất cả các bộ phận của cây đều tiết ra chất phytocite có tác dụng hạn chế sự
phát triển của vi sinh vật, giảm mật độ vi trùng trong không khí. Màu xanh
dịu của cây làm tăng quá trình ức chế của bệnh thần kinh.

-

Cây xanh có tác dụng giảm bụi rất lớn. Bụi qua tàn cây bị giữ lại từ 30-50 %
bám vào lá và trở về đất theo nước mưa.


-

Cây xanh có tác dụng giảm tiếng ồn. Vỏ cây, tàn cây, thảm cỏ… đều có tác
dụng như một vật liệu xốp, tiếng động va vào bị tiêu hao năng lượng và do
đập phải nhiều máng theo hướng khác nhau nên tiếng ồn bị yếu dần.
Thường tiếng ồn va vào cây xanh sẽ giảm 30%. Đường phố có cây giảm 5–6
lần so với đường không trồng cây.

 Tác dụng nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân thành phố.
-

Cây xanh tạo nên không gian vui chơi, giải trí và đặc biệt vì cây là nguyên
liệu sống nên tạo cảnh muôn hình muôn vẻ cho đô thị. Cây còn biến đổi
hình dạng và màu sắc theo thời gian làm cảnh quan thêm đặc sắc, sinh động.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

-

Cây làm tăng vẻ đẹp của công trình kiến trúc: Những tính chất của cây xanh
như: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng thái theo
mùa của lá...), cùng với luống hoa, tượng, đài phun nước… làm tăng thêm
vẻ đẹp cho thành phố, tăng sắc thái cho công trình kiến trúc, làm dịu đường

nét kiến trúc xây dựng, che lấp những khuyết điểm công trình.

 Tác dụng kinh tế:
-

Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác
dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.

-

Cành khô và lá rụng tạo thành lớp mùn tăng độ phì của đất.

-

Cây xanh có thể mọc tốt ở những nơi công trình không xây dựng được trong
thành phố, tránh đất bỏ trống tránh lãng phí lại đem lại nguồn lợi lớn cho
thành phố.

 Một số tác dụng khác:
-

Cây xanh có tác dụng kiểm soát giao thông thông qua việc hình thành các
hàng giậu, đai cây… trên đường phố, hoa viên, công viên.

-

Cây xanh định hướng đi cho phương tiện giao thông và người đi bộ, không
hạn chế tầm nhìn…

-


Mức độ và hiệu quả kiểm soát giao thông phụ thuộc vào đặc tính của từng
loại cây như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành, có gai
hoặc không gai… cũng như mật độ trồng, cấu trúc tán cây…

-

Cây có tác dụng ngụy trang cho công trình, cầu đường và con người khi có
chiến tranh.

-

Cây hạn chế mức độ gây hại của bom đạn.

-

Lùm cây, rừng cây làm điểm phòng ngự hoặc căn cứ để tổ chức chiến đấu.

-

Cây có tác dụng chống cháy lan.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 


2.1.3

Khái niệm Cây xanh đường phố:

Cây xanh đường phố là một bộ phận của cây xanh công cộng. Là nhân tố nối
liền các loại hình cây xanh trong và ngoài thành phố tao thành một hệ thống
cây xanh thống nhất.
Cây xanh đường phố bao gồm: Tất cả các loại cây bóng mát, cây trang trí,
dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dãi phân cách, đảo giao
thông.
2.1.4

Yêu cầu quy hoạch thiết kế dựa theo TCVN 4449 : 1987. Quy hoạch

xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế. Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam. Nghị định 08/2005 về Quy hoạch Xây dựng:
Quy hoạch thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt, góp
phần cải thiện môi trường, phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa,
thể thao và mỹ quan đô thị.
Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố được xác định theo loại đô thị và được
quy định trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đất dành cho mảng xanh đô thị
Loại đô thị

Quy mô dân số (Người)

Tiêu chuẩn (m2/
Người)

Đặc biệt


Trên hoặc bằng 1.500.000

1,7 - 2,0

I và II

Trên hoặc bằng 250.000đến

1,9 - 2,2

III và IV

dưới 1.500.000
Trên hoặc bằng 50.000 đến

2,2 - 2,3

V

dưới 250.000
Trên hoặc bằng 4.000 đến

2,3 - 2,5

dưới 50.000


 



Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

Chú Thích: Diện tích đất cây xanh đường phố đựơc tính bằng 10% diện tích đường
đô thị.
 Hệ thống cây xanh đường phố phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi
trường, cảnh quan thiên nhiên, bố cục không gian kiến trúc, truyền thống tập quán
cộng đồng địa phương...
 Hệ thống cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí,
phân cách, chống bụi, chống ồn, chống nóng, ít sâu bệnh, không gây độc hại, nguy
hiểm cho khách bộ hành, an toàn cho giao thông, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan
đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng tới các
công trình hạ tầng đô thị (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường).
 Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường
mà bố trí cây trồng: (1) hàng trên vỉa hè, (2) hàng trên dải phân cách, (3) hàng rào
và cây bụi, (4) kiểu vườn hoa. Quy định về kích thước cho dải cây xanh đường
phố được quy định như sau:
Bảng 2.2: Kích thước dải cây xanh đường phố
Stt

Cách bố trí

Chiều rộng tối thiểu (m)

1

Cây trồng một hàng


2–4

2

Cây trồng hai hàng

5–6

3

Dải cây bụi và bãi cỏ

4

Vườn trước nhà 1 tầng

5

Vườn cây trước nhà nhiều tầng

1
4 + kết hợp cây bụi
6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa,
mảng cỏ


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính

Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 


Đối với đường phố, cây trồng phải giữ một khoảng cách nhất định đối với làn
đường xe chạy để tránh che tầm mắt người tham gia giao thông, không che
khuất biển chỉ dẫn trên đường phố và tránh gây thương tích, tránh va đập cho
cây. Ví dụ như: Cách điểm giao cắt đường khoảng 5m đến 8m; Cách bó vỉa từ
0,6m đến 1m. Khoảng cách tốt nhất giữa hai cây gần nhau tùy vào đặc điểm của
từng loại cây và thường cách xa hơn 3m.
2.2

Sơ lược về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Thành phố mới Bình
Dương:

Thành phố mới Bình Dương nằm trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một và các huyện
Tân Uyên, huyện Bến Cát. Tọa lạc phía Đông Bắc so với trung tâm thị xã Thủ
Dầu Một, cách trung tâm thị xã khoảng 5 km.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố mới tỉnh Bình Dương


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

Địa hình tương đối bằng phẳng.

Đất xám trên phù sa cổ phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công
nghiệp, cây ăn trái.
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1800mm-2000mm. Nhiệt
độ trung bình hằng năm là 26,5oC.


 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

Chương 3:

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Mục tiêu của đề tài:
Qua khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố của các tuyến
đường ở Thành phố mới tỉnh Bình Dương.
Từ bản đồ quy hoạch Thành phố mới đưa ra đề xuất thiết kế cảnh quan đường
phố cho một số trục đại lộ chính đáp ứng các mục tiêu đề ra sau đây:
 Gia tăng diện tích mảng xanh.
 Cải thiện tiểu khí hậu trong đô thị.
 Kiểm soát giao thông.
 Tạo cảnh quan đẹp, đặc trưng cho khu đô thị.
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 Tăng giá trị đời sống tinh thần của con người.
3.2 Nội dung:

 Khảo sát, đánh giá hiện trạng đường phố Thành phố mới Bình Dương.
 Tìm hiểu nét đặc trưng quen thuộc với người dân Bình Dương để đưa ra
một số ý tưởng thiết kế phù hợp với văn hóa địa phương và lựa chọn cây
trồng thích hợp cho thiết kế.
 Áp dụng nguyên tắc quy hoạch và thiết kế cây xanh đường phố đề xuất
một số phương án thiết kế một số trục đường chính của thành phố.

10 
 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

 Đề xuất phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh đường phố.
3.3 Phương pháp thực hiện:
3.3.1
-

Phương pháp Ngoại nghiệp:
Khảo sát vị trí, đánh giá hiện trạng mảng xanh đường phố tại Thành phố
mới Bình Dương.

-

Tiến hành khảo sát thực địa, chụp ảnh hiện trạng khu vực thiết kế.

-


Thu thập các bản đồ quy hoạch của thành phố.

-

Tìm hiểu một số loại cây đặc trưng và những loài cây phù hợp với điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.

-

Tìm hiểu về những nét đặc trưng của văn hóa địa phương.

3.3.2 Phương pháp Nội nghiệp:
Phân tích và tổng hợp những tài liệu có liên quan ở bên ngoài, các nguồn thông tin
trên sách báo và mạng internet. Từ đó đề xuất ra các giải pháp thiết kế, ý tưởng thiết
kế phù hợp.
Triển khai thiết kế bằng các phần mềm đồ họa sau:
 Sử dụng AutoCad 2007 để xây dựng các bản vẽ mặt bằng của khu vực thiết
kế.
 Sử dụng Sketchup 8 để xây dựng các bản vẽ từ Autocad xuất qua và các bản
vẽ phối cảnh.
 Sử dụng Artlantis 3 và Photoshop CS3 để xử lí hình ảnh sau cùng, hoàn thiện
các bản vẽ.

11 
 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 


Chương 4:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá hiện trạng:
4.1.1

Thuận lợi:

 Dự án Thành phố mới được quy hoạch theo tiêu chuẩn của Singapore, thiết kế
và xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới.
 Thành phố được quy hoạch theo kiểu mạng nhện: Có trung tâm thành phố ở
tâm điểm và các vành đai được nối liền với nhau bằng những tia hình nan
quạt, tạo thành một hệ thống liên tục. Mạng lưới cây xanh hình thành theo tia
và vành đai bao quanh. Mạng lưới này sẽ thông gió từ ngoài vào tận trung
tâm thành phố.
 Các khu chức năng của thành phố được bố trí hài hòa giữa tầng cao. Mật độ
xây dựng và khoảng lùi công trình sẽ tạo ra một đô thị hiện đại.

[[

Hình 4.1: Công viên trung tâm
(Nguồn: )

12 
 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương

 

 Theo quy hoạch chi tiết, các hạng mục chính đang dần hoàn thiện.

Hình 4.2: Các hạng mục chính
 Đã chú trọng đầu tư tới mảng xanh đường phố.

Hình 4.3: Mảng xanh đường phố

13 
 


Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trên một số trục đại lộ chính
Thành phố mới Tỉnh Bình Dương
 

4.1.1

Khó khăn:

Trung tâm văn hóa chưa triển khai xây dựng. Do đó vòng xoay trung tâm của
thành phố vẫn còn là bãi đất trống, việc bố trí cảnh quan tại vòng xoay vẫn
chưa được quan tâm đúng mức.

Hình 4.4: Đường VX2 quanh vòng xoay trung tâm
Cây xanh chỉ mới được chú trọng trong các khu công nghiệp và trên hầu hết
trên các trục đường giao thông mảng xanh còn khá ít và chưa hoàn thiện

.

Hình 4.5: Đường A2 chưa trồng cây

14 
 


×