Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN KINH NGHIỆM vẽ BIỂU đồ cột CHỒNG CHO học SINH lớp 9 ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.05 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG CHO HỌC SINH
LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Môn Địa lí- tổ xã hội

Năm học: 2011- 2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG CHO
HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với bản đồ, biểu đồ đã trở thành một kênh hình không thể thiếu
trong môn địa lí, vì thế rèn kĩ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu cần thiết trong
việc học tập môn địa lí.
Hiện nay trong chương trình môn địa lí lớp 9 phần thực hành vẽ biểu
đồ đã chiếm một tỉ trọng đáng kể và là một trong những nội dung quan trọng
chiếm từ 25% đến 30% trọng số điểm của các bài kiểm tra học kì, bài thi học
sinh giỏi các cấp cũng như các kì thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao
đẳng.
Thực tế qua các kì thi chọn học sinh giỏi địa lí các cấp, các bài kiểm
tra, điểm thi bài thực hành của các em thường không cao.
Vẽ biểu đồ nói chung, biểu đồ hình cột chồng nói riêng không khó
nhưng làm thế nào để có được kĩ năng vẽ chính xác, vẽ nhanh hình thành kĩ


năng thì không phải dễ.
Qua nhiều năm dạy địa lí lớp 9 tôi nhận thấy các em học sinh thường
lúng túng và dễ mắc sai lầm trong khi vẽ biểu đồ hình cột chồng vì thế mà
nảy sinh ý tưởng tìm cách rèn kĩ năng vẽ dạng biểu đồ này.
Với mong muốn đực chia sẻ kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ biểu đồ nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi mạnh dạn giới thiệu cùng các bạn đồng
nghiệp về những kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột chồng cho học
sinh lớp 9 mà mình đã áp dụng cho học sinh trường THCS Trưng Vương và
đã gặt hái được những thành công nhất định.


Kinh nghiệm này chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế rất mong
được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận:
Việc đổi mới phương pháp dạy học được xác định rõ trong nghị quyết
trung ương 4 khóa VII( T1-1993) đã chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp dạy học
tất cả các cấp học, bậc học. Học kết hợp với hành, học tập với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp
dụng những phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Điều này được thể chế hóa trong luật giáo dục năm 2005 và trong các
văn bản, chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14( T41999) Luật giáo dục đã ghi:
“phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc đỉểm từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc sáng tạo, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”(Điều 28.2).
Định hướng đổi mới giáo dục được thể hiện rõ trong luật giáo
dục, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích

cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học,…”
Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới
hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Xuất phát từ đặc điểm môn Địa lí:


Cấu trúc chương trình địa lí lớp 9 hiện nay biểu đồ có một ý nghĩa rất
quan trọng, nó vừa là nguồn tri thức để học sinh phát hiện và khá phá đồng
thời việc rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cũn góp phần củng cố các kiến thức đã học
và rèn các kĩ năng tư duy khác như khả năng phân tích tổng hợp, khả năng
tính toán, khả năng phán đoán, sự khéo léo...các bài thực hành đã chiểm một
tỉ trọng khá lớn nhằm t¨ng tÝnh hµm dông, gi¶m tÝnh hµn l©m vì thế việc
rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cũng chính là thực hiện đổi mới phưng pháp giảng
dạy theo tinh thần định hướng nêu trên.
*Khái niệm về kĩ năng Địa lí:
- Kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động
nào đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng, kĩ
xảo thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được
một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức Địa lí.
- Muốn có kĩ năng, kĩ xảo, trước hết học sinh phải có kiến thức và
biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn.
- Kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo. đòi hỏi ở
học sinh kinh nghiệm và một mức độ sáng tạo nhất định trong hành
Kĩ năng hoàn thiện được hình thành sau khi đã có kĩ xảo. Kĩ năng hoàn thiện
động.
Để có được kĩ năng cần phải có một quá trình rèn luyện thường xuyên
do đó mà giáo viên cần chú ý bồi dưỡng cho học sinh qua nhiều tiết học.
II. Cơ sở thực tiễn:
Biểu đồ hình cột chồng là loại biểu đồ được dùng khá phổ biến trong

các tập bản đồ, trong các kênh hình trên sgk địa lí và là một trong những nội
dung của bài thực hành trong chương trình địa lí lớp 9, đồng thời cũng là một
trong các đề tài thực hành được đề cập đến trong cấu trúc đề thi HSG lớp 9
các cấp.


Biểu đồ hình cột chồng là một loại biểu đồ dùng để thể hiện cơ cấu của
một thành phần trong tổng thể và để so sánh quy mô khối lượng của các tổng
thể dó diễn biến theo thời gian.
Biểu đồ hình cột chồng thể hiện được dễ dàng một tổng thể gồm rất
nhiều thành phần hoặc trong tổng thể đó có một vài thành phần quá nhỏ.
Biểu đồ hình cột chồng có khả năng thể hiện tỉ lệ( %) các thành phần
cấu thành.
Biểu đồ hình cột chồng cũng có thể thể hiện theo số liệu tuyệt đối; tuy
nhiên các thành phần trong một tổng thể.
Biểu đồ này có nhiều ưu điểm để thể hiện kiên thức địa lí nhưng trong
quá trình vẽ học sinh thường gặp khó khăn, dễ mắc sai lầm trong thể hiện,
bản thân giáo viên, nhất là giáo viên dạy kiêm nhiệm cũng gặp khó khăn khi
hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ dạng này.
Từ những lí do nêu trên tôi xin giới thiệu kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ
dạng biểu đồ này hy vọng có thể giúp có thể phần nào giúp các em học sinh
và các thầy cô giao cải thiện đực các vướng mắc trong rèn kĩ năng vẽ dạng
biểu đồ này.
III. Những việc đã làm
Để có thể rèn được kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ hình cột
chồng nói riêng trước hết bản thân giáo viên không chỉ hiểu rõ đặc điểm, tác
dụng của biểu đồ, mà còn phải vẽ thành thạo từng loại biểu đồ, chỉ có như
vậy mới biết cách rèn kĩ năng cho học sinh.
Tùy theo năng lực nhận thức của đối tượng học sinh ở từng lớp, từng
vùng miền khác nhau mà có những kĩ thuật riêng, không nên áp đặt một

phương pháp cho mọi đối tượng ở mọi nơi.
Với đối tượng học sinh trường THCS Trưng Vương là học sinh vùng
ven thành phố, phần lớn các em có năng lực nhận thức ở mức độ trung bình


và khá, số lượng học sinh giỏi không nhiều( khoảng 15% tổng số học sinh
mỗi lớp), số lượng học sinh trên mỗi lớp không quá 30 em. Để rèn kĩ năng vẽ
biểu đồ hình cột chồng có hiệu quả tôi đã tiến hành như sau:
1- Khảo sát khả năng hiểu và thể hiện biểu đồ của từng lớp.
Cách thức khảo sát đực tiến hành như sau:
- Bước 1: giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ dân số nước ta qua các
năm trên Ât lát địa lí Việt nam.
- Bước 2: Cho học sinh nhận xét tình hình tăng dân số qua các năm.
- Bước 3: Cho học sinh nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị, số dân nông
thôn qua các năm.
- Bước 4: Cho học sinh nhận xét về cấu tạo của biểu đồ và nêu cách vẽ.
- Bước 5: Vận dụng: để học sinh dễ tiếp cận và tăng tính hấp dẫn cho phần
này giáo viên có thể yêu cầu học sinh cung cấp các thông tin về kết quả xếp
loại học lực của lớp mình các năm trước, sĩ số của lớp các năm trước sau dod
yêu cầu các em vẽ biểu đồ hình cột chồng thể hiện sự thay đổi sĩ số và học
lực của học sinh lớp em trong hai năm( thời gian vẽ biểu đồ là 7 phút)
- Lưu ý giáo viên cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính khách quan
của từng cá nhân.
- Bước 6: Chấm bài khảo sát: giáo viên chấm và phát hiện các lỗi học sinh
thường mắc, ghi lại thật tỉ mỉ đồng thời phải ghi rõ lỗi đó thuộc về học sinh
nào, chỉ có như vậy thì việc khắc phục lỗi mới đúng, trúng cho từng đố
tượng.
2. Kĩ thuật thể hiện và tiêu chí đánh giá biểu đồ cột chồng:
Muốn vẽ được mỗi loại biểu đồ người học phải biết được kĩ thuật thể
hiện và tiêu chí đánh giá biểu đồ đó chính vì vậy mà trước khi yêu cầu học

sinh vẽ biểu đồ cột chồng cần phải phổ biến đầy đủ nội dung này tới người
học.


Sau khi tiếp thu người học có phần nào thắc mắc, chưa hiểu thì hỏi lại
để giáo viên giải đáp.
Bước tiếp theo là kiểm tra lại nội dung này nếu học sinh nắm chưa
chắc yêu cầu học sinh học lại khi nào thuộc thì tiến hành vẽ biểu đồ.
a. Kĩ thuật thể hiện biểu đồ cột chồng
Nếu giáo viên chỉ giảng giải hay thuyết trình về kĩ thuật thể hiện biểu
đồ thì có phần trừu tượng, học sinh khó tiếp thu chính vì vậy mà khi nói đến
bước nào thì giáo viên nên kết hợp minh họa luôn trên hình vẽ và yêu cầu
học sinh làm ngay, cần dành thời gian cho học sinh tự thể hiện và giáo viên
phải giám sát được việc thể hiện đó của học sinh trên giấy.
Quá trình thể hiện biểu đồ cột chồng phải tuân thủ quy trình và các
quy tắc của biểu đồ hình cột nói chung tuy nhiên cũng có một số kĩ thuật áp
dụng riêng cho loại biểu đồ này như sau:
Bước 1: để vẽ được biểu đồ cột chồng , trước hết ta cần dựng một hệ trục tọa
độ vuông góc như khi vẽ biểu đồ hình cột; nếu có 2 hoặc 3 cột cần chú ý để
các cột có khoảng cách vừa phải để dễ quan sát, phân biệt. các cột cũng cần
có chiều ngang cần thiết để thể hiện các thành phần bên trong.
Bước 2: Nếu tổng thể có giá trị tuyệt đối khác nhau ta phải vẽ các cột có diện
tích khác nhau:
*- trường hợp 1: Với biểu đồ đã quy đổi thành tỉ lệ (%) thì chiều cao các cột
đều bằng 100% do vậy phải vẽ chiều rộng các cột rộng hẹp khác nhau ( tính
theo quy tắc diện tích hình chữ nhật)
*- Trường hợp 2: Biểu đồ thể hiện bằng số liwwuj tuyệt đối thì các cột có
chiều caco khác nhau còn bề rộng các cột phải bằng nhau:
+ Thành phần đầu tiên được chồng từ gốc tọa độ.
+ Căn cứ vào thứ tự của bảng số liệu, chồng nối tiếp các các thành phần còn

lại.


Bước 3: Thể hiện chính xác cơ cấu thành phần các cột . cần có kí hiệu cho
từng thành phần và ghi chú số liệu mỗi thành phần,( nếu khuôn khoornhor ta
có thể ghi ở bên phải biểu đồ).
Bước 4: Chú ý ghi các phần chú giải và tên biểu đồ.
Bước 5: Nhận xét;
- Chú ý phân tích so sánh tỷ lệ cơ cấu của các thành phần theo chiều
dọc( giữa các thành phần với nhau) và chiều ngang( động thái theo thời gian
của từng thành phần).
- So sánh động thái phát triển về quy mô, khối lượng của đối tượng theo thòi
gian hoặc theo không gian.
b. Tiêu chí đánh giá biểu đồ cột chồng:
Học sinh cần nắm chắc tiêu chí đánh giá biểu đồ để có khả năng tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Sau khi vẽ biểu đồ giáo viên nên để học sinh tự đánh giá bài làm của
mình theo các tiêu chí này. Các tiêu chí đánh giá gồm:
- Chọn đúng loại biểu đồ.
- Vẽ đúng các quy tắc về hệ trục tọa độ.
- Vẽ biểu đồ:
+ Chính xác theo số liệu.
+ Có kí hiệu phân biệt các thành phần.
+ Có ghi số liệu cho từng thành phần và tổng thể.
- Có bảng chú giải biểu đồ.
- Dưới từng cột ghi năm...( nếu diễn biến theo thời gian)
- Ghi đầy đủ tên biểu đồ
- Viết và vẽ đẹp.
3- Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng.



Chúng ta cần hiểu rằng kĩ năng không thể có được khi chỉ vẽ một đến
hai lần mà phải là một quá trình được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên,
vì thế giáo viên cần biết khai thác các bài tập, các bảng số liệu sẵn có trong
chương trình địa lí lớp 9 để giao học sinh làm bài tập.
Để có thể giúp học sinh vẽ đúng giáo viên cần hiểu được những khó
khăn và sai lầm phổ biến từ những năm học trước và phát hiện điểm yếu của
học sinh của năm học này trong thể hiện biểu đồ hình cột từ đó có biện pháp
khắc phục. để phát hiện được cần kiểm tra chấm bài tỉ mỉ và coi thi nghiêm
túc
Với học sinh lớp 9 ở trường THCS Trưng Vương các lỗi thường mắc
đó là:
- Chia khoảng cách và ghi số liệu trên hệ trục tọa độ chưa chính xác.
- Lúng túng trong thể hiện chồng nối tiếp từ thành phần thứ hai lên
trên cột biểu đồ .
* Biện pháp khắc phục như sau:
- Về lỗi chia khoảng các chưa chính xác: Yêu cầu học sinh chia các
khoảng cách đều nhau trên mỗi trục sau đó tập ghi số liệu tương ứng trên
mỗi trục xuất phát từ gốc tọa độ. Phần này giáo viên nên giao cho các học
sinh khà quan sát, kèm cặp sửa lỗi cho các học sinh trung bình và học sinh
yếu. nếu tất cả học sinh đều đã thể hiện đúng thì nên tổ chức thi chia và ghi
khoảng cách nhanh chinh xác với tên gọi" ai nhanh hơn" đồng thời chấm
điểm công khai. Mục đích của thao tác này là tạo cho học sinh có thao tác
nhanh, không ỷ nại vào bạn.
- Về lỗi thể hiện sai số liệu khi chồng nối tiếp các thành phần trên cùng
một cột, nguyên nhân là do học sinh chưa hiểu bản chất, cách khắc phục như
sau: để thuận lợi cho học sinh ta có thể hướng dẫn học sinh sau khi đã vẽ


thành phần thứ nhất sát gốc tọa độ thì cộng số liệu thứ nhất với số liệu của

thành phần thứ hai lại được bao nhiêu ta đo từ gốc tọa độ lên chồng nối tiếp
lên trên thành phần thứ nhất, các thành phần còn lại cũng tiến hành tương tự
như thành phần thứ hai. Phần này nên để học sinh làm đi làm lại nhiều lần,
nên phát huy vai trò của học sinh khá giỏi khuyến khích các em giảng giải ,
hướng dẫn bạn bên cạnh làm cho đúng.
- Sau khi đại đa số các em học sinh đã hiểu về cách thể hiện biểu đồ
cột chồng giáo viên tiến hành tổ chúc thi vẽ biểu đồ. Việc tổ chức thi phải
đảm bảo các yêu cầu sau: nghiêm túc, thời gian vừa đủ để có thể phân loại
được học sinh ( học sinh giỏi có thể hoàn thiện, học sinh khác có thể đạt
được mức trung bình trở lên) bất cứ bài kiểm tra nào cũng cần định lượng
thời gian thì học sinh mới cố gắng, hủ pháp hiệu quả là:
- Các bài thực hành của các lần sau luôn có yêu cầu cao hơn so với bài
thực hành trước cụ thể là: độ khó cao hơn, thời gian hoàn thành cho bài tập
ngắn hơn, biểu đồ đẹp và khoa học hơn.
Việc khống chế thời gian hoàn thành một biểu đồ có tác dụng rất lớn
trong việc thúc đẩy khả năng tự lực của từng học sinh vì học sinh nào cũng
phải cố gắng để hoàn thành với thời gian nhanh nhất. những học sinh hoàn
thành nhnh nhất được ưu tiên điểm cao hơn, cứ như điểm số sẽ bị trừ lùi dần
theo thời gian hoàn thành.
Tận dụng mọi cơ hội có thể để phát huy vai trò của học sinh khá giỏi
trong giúp đỡ học sinh yếu kém. Giáo viên có thể thưởng diểm cho học sinh
khá giỏi nếu giúp đỡ được một bạn học sinh yếu khắc phục sai lầm thì học
sinh khá giỏi sẽ được cộng điểm thưởng vào kết quả học tập của bản thân,
còn nếu không giúp đỡ được bạn nào tiến bộ có thể điểm số sẽ bị trừ .


Một giải pháp khác cũng khá hiệu quả trong rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột
chồng nói riêng và các biểu đồ nói chung đó là chia nhóm học tập và đánh
giá điểm theo mức độ tiến bộ của cả nhóm: cách thức làm hư sau:
- Giáo viên chia học sinh thành mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh bao gồm

cả học sinh giỏi, khá trung bình và yếu .
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm sau một khoảng thời gian nhất định
mỗi thành viên của nhóm đều phải biết thể hiện biểu đồ .
- Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên chọn các học sinh yếu nhất
của các nhóm thể hiện trên bảng dưới sự chứng kiến của cả lớp nếu các học
sinh này đạt điểm 5 trở lên coi như nhiệm vụ các nhóm hoàn thành , nếu
nhóm nào điểm cao sẽ được thưởng chung cho cả nhóm còn nếu điểm kém
cả nhóm bị phạt phải làm lại. với cách tính điểm như vậy không có một học
sinh nào còn biếng nhác vì có liên quan tới trách nhiệm tập thể.
*- Chấm và chữa bài.
Việc đánh giá bài thực hành chính xác rất quan trọng do đó cần phải
được chấm và chữa kịp thời, công bằng và khách quan.
- Với bài dễ nên để học sinh tự chấm theo tiêu chuẩn đáp án giáo viên
công bố công khai trước tập thể lớp, sau đó các em trao đổi bài cho bạn chấm
lại., tiếp theo giáo viên chọn một số bài tiêu biểu( bài có lỗi sai cho học sinh
quan sát, phát hiện lỗi sai và nêu cách sửa, cuối cùng là biểu đồ chuẩn chính
xác có thể là do học sinh hoặc giáo viên vẽ trước)
- Cách khác giáo viên cho các em tyrao đổi bài và chấm lẫn nhau và
chữa cho nhau dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên.
- Với bài khó giáo viên trực tiếp chấm và chữa cụ trể trên bài làm của
từng học sinh, khi trả bài giáo viên nên chọn lỗi sai phổ biến cho học sinh
quan sát , nêu lỗi sai và cách khắc phục, giáo viên công bố đáp án và trả bài.


Để việc rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hiệu quả giáo viên cần khéo léo tổ chức
làm các bài kiểm tra với các hình thức thi khác nhau nhằm tăng tính hấp dẫn
và hứng thú cho học sinh như có lúc thì vẽ trên giấy nhưng ũng có thể cho
các em thi xé và dán bằng giấy màu hoặc thi cắt dán hay xếp hình... các hình
thức thể hiện càng phong phú càng tốt.
Bên cạnh bài làm ở lớp các bài tập về nhà học sinh phải làm đày đủ,

giáo viên phải kiểm tra và chấm thường xuyên sau khi chấm luôn có hình
thức khen thưởng và động viên khích lệ kịp thời trước những tiến bộ của mỗi
học sinh cho dù đó là tiến bộ rất nhỏ, đặc biệt là với học sinh yếu kém . Với
những học sinh có năng lực nếu có biểu hiện chủ quan thì phải có hình thức
phạt nghiêm khắc nhưng không làm mất thể diện của các em.
Lưu ý trong quá trình tổ chức thi cố gắng phát hiện và có hình thức
phạt nghiêm khắc đối với những học sinh đi sao chép bài của bạn và những
học sinh cho bạn sao chép bài.
IV- Hiệu quả của SKKN:
- Kêt quả mà tôi tâm đắc nhất qua quá trình dạy các bài thực hành là:
Mọi giờ thực hành các em học sinh đều tham gia một cách tích cực, tự
giác.
Các giờ thực hành đều đảm bảo đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng không có
tình trạng cháy giáo án.
Qua kiểm tra phần vẽ biểu đồ cột chồng !00% số học sinh tham gia
đều có tiến bộ rõ rệt so với kết quả khảo sát trước khi thực hiện SKKN này.
Kết quả cụ thể qua bài kiểm tra thực hành vẽ biểu đồ cột chông như
sau


KẾT QUẢ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT
1
2

Lớp
9a
9b


Số hs
28
27

Giỏi
21,4%
22,2%

khá
28,6%
25,9%

TB
28,6%
29,7%

Yếu
17,8%
18,5%

Kém
3,6%
3,7%

Yếu
3,6%
3,7

Kém
0

0

KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT
1
2

Lớp
9a
9b

Số hs
28
27

Giỏi
35,7%
37,0%

khá
32,1%
29,6%

TB
28,6%
29,7%

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Để dạy một bài thực hành thành công theo tinh thần đổi mới, giáo viên
cần đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ và nhận thức của bản thân về lí
luận dạy học, về chuyên môn thông qua việc nghiên cứu kĩ tài liệu, đọc sách
báo thường xuyên, tích cực dự giờ để học hỏi thêm đồng nghiệp.
+ Nhiệt tình, có trách nhiệm với giờ dạy và bài dạy của mình.
+ Luôn khuyến khích, động viên học sinh học tập tốt.
+ Luôn khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin về môn học.
+ Tạo cơ hội cho mọi học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân trước
tập thể.
+ Bình tĩnh lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh. Gần gũi, chia sẻ
thông tin với học trò.
+ Nắm thật chắc năng lực của từng học sinh để giao việc vừa sức.
+ Giám sát chặt chẽ các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học.
+ Động viên, khích lệ học sinh đặt câu hỏi cho thầy hoặc dám tranh
luận với thầy.


+ Bài thực hành khó, sau khi chữa cần yêu cầu học sinh làm lại và giáo
viên chấm với yêu cầu cao hơn, học sinh nào vẫn còn sai phải yêu cầu làm
lại bằng được mới thôi.
+ Phát huy tối đa vai trò của học sinh khá, giỏi trong việc giúp bạn yếu
hơn mình cùng tiến bộ và sẵn sàng chia sẻ thông tin.
+ Không nên lúc nào cũng chọn học sinh khá, giỏi làm bài tập mẫu mà
tùy từng trường hợp nên chọn học sinh trung bình để bài tập đó vừa có chỗ
đúng, vừa có lỗi sai (phổ biến học sinh thường mắc) đây là cơ hội tốt nhất
sửa sai cho các em.
2. Kiến nghị.
Kinh nghiệm này tôi đã thực hiện tại trường THCS trưng Vương đã có

hiệu quả, dễ áp dụng, có thể áp dụng với nhiều đối tượng học sinh với những
điều kiện khác nhau. Rất mong được phổ biến rộng rãi để các bạn đồng
nghiệp cùng tham khảo.
Mong nhận được sự đóng góp cuả các bạn đồng nghiệp.
Việt Trì, ngày 4 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI TRÌNH BÀY

Nguyễn Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------


1- Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi NXB sự thật năm 2009.
2- SGK, SGV Địa lí 9 NXBGD năm 2011
3- SGK, SGV Địa lí 9 NXBGD năm 2010
4- Phương tiện dạy học địa lí ở trường THPT NXBGD năm 2008
5- Kĩ thuật vẽ biểu đồ địa lí NXB Hà Nội năm 2008
6- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì I, II, III cho GV do bộ GD ấn
hành 7- Đổi mới PPGD Địa Lí ở trường THCS- NXBGD- năm 2008
8- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và ngành GD về định hướng
phát triển giáo dục.
9- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Địa lí THCS –
NXBGD – năm 2011
-----------------------------------------------------

MỤC LỤC
Phần I- Đặt vấn đề:………………………………………….. ..... . trang 1



Phần II- Giải quyết vấn đề:…………………………………....... . .trang 2
I- Cơ sở lí luận. :……………………………………... ...... ..trang 2
II- Cơ sở thực tiễn ……………………………………. ........trang 3
III- Những việc đã làm............…………………………...... trang 4
1. Khảo sát khả năng hiểu và thể hiện biểu đồ của học sinh:..trang 5
2. Kĩ thuật thể hiện và tiêu chí đánh giá biểu đồ cột chồng:...trang 5
3. Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng

…. trang 7

IV-. Hiệu quả của SKKN..………………………………..... trang 10
Phần III Kết luận và kiến nghị………………………………..........trang 11
Phần IV- Tài liệu tham khảo....…………………………….............trang 13

----------------------------------------------------------------



×