Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.02 KB, 29 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ đã trở thành một kênh hình không thể
thiếu được trong môn địa lý. Trong việc học tập và giảng dạy địa lý, đặc biệt
là địa lý kinh tế vì phảI tiếp xúc, làm việc với nhiều số liệu và bảng thông kê.
Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến nhưng dữ kiện, số liệu nào đó, phải
đưa chúng lên biểu đồ.
Có thể nói biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa
lý. Chính vì vậy việc phân loại các dạng biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ, đặc
biệt là vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 đã trở thành
một yêu cầu không thể thiếu và rất cần thiết trong môn học địa lý.
Thực tế qua các bài kiểm tra của học sinh lớp 9 trong nhiều năm mà tôi
phụ trách, qua các kì thi tuyển sinh và thi HSG lớp 9, điểm bài thực hành vẽ
biểu đồ của học sinh thường thấp do kĩ năng thực hành địa lý của các em còn
yếu.
Trong đề thi HSG địa lý phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1.5-2.0 điểm.
Đây có thể coi là phần dễ kiếm điểm nhất và tốn thời gian ít nhất của bài thi.
Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không
chuẩn xác nên các học sinh những điểm số rất đáng tiếc.
Xuất phát từ những lí do trên, và trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc
toán học, khoa học thống kê,… và tham khảo các cuốn sách về địa lý, ý kiến
của các đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy
học nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: "Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý
và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9"
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
1
Sáng kiến kinh nghiệm
nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm vẽ biểu đồ nhanh chóng, chính xác và
hiệu quả.
B. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:


- Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý
- Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn
Đối tượng nghiên cứu là GV dạy địa lý và học sinh lớp 9
Mục đích: Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân loại các dạng biểu
đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ miền nhanh nhất, tốt nhất.
PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC
1. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý: " biểu về tình hình phát triển
dân số của nước ta qua các năm…"
- Thể hiện quy mô, độ lớn của môt đại lượng nào đó như ‘biểu đồ diện tích
gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm…’
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như "biểu đồ về mức
lương thực trên đầu người một năm của cả nước, ĐB S.Hồng và ĐB S.Cửu
Long…"
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có
cùng một đại lượng. Như ‘Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp’
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
2
Sáng kiến kinh nghiệm
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm
“Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế từ năm 1996 đến năm 2002
của nước ta”
2. Trong môn học địa lý, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể
thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc
thù của khoa học địa lý. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở
thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý.
Hiện nay việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng như việc cải tiến,
đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lý nói

riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên ở các trường THCS trong
huyện việc thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, quy tắc thể hiện biểu đồ vẫn
còn mập mờ chưa thống nhất rõ, trong khi các tài liệu tham khảo lại chưa thể
hiện nhất quán trong việc phân loại biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ nên gây
lúng túng cho giáo viên trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ ở trên lớp, giáo
viên còn phân vân về việc lựa chọn biểu đồ thích hợp.
Đối với học sinh lớp 9 phần kĩ năng vẽ biểu đồ còn yếu. Thường thì các
em không xác định được yêu cầu đề bài, không xác định được loại biểu đồ
thích hợp để chọn chính xác và kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ hình
tròn và biểu đồ miền nói riêng còn lúng túng không theo các bước cụ thể.
Bằng kinh nghiệm của bản thân qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu
đối tượng học sinh, tôi nhận thấy nguyên nhân của việc yếu kém về kĩ năng
vẽ biểu đồ trên là:
- Do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp, không đọc kĩ đề
bài, không tìm ra được các từ gợi mở để chọn dạng biểu đồ, không hiểu mỗi
loại biểu đồ biểu thị điều gì, không tuân thủ các bước và các quy tắc khi vẽ
biểu đồ.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
3
Sáng kiến kinh nghiệm
- Do tâm lý học sinh coi thường môn địa lý.
- Do học sinh còn lười học chưa dành thời gian thích đáng cho học tập
bộ môn.
II. ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 đặc biệt là học sinh dự HSG môn địa các cấp.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu 3 nội dung:
- Phân loại 7 dạng biểu đồ được thể hiện ở các tiểu chí: Yêu cầu thể hiện
và các dạng biểu đồ chủ yếu.

- Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn.
III. NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nội dung đề tài.
1.1. Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý
Hiện có rất nhiều dạng biểu đồ, chúng ta có thể thấy sự đa dạng đó trên rất
nhiều sách, báo nhất là các sách báo về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, để đáp
ứng yêu cẩu dạy học của các giáo viên phổ thông và yêu cầu rèn luyện kĩ
năng thể hiện biểu đồ của học sinh, tôI xin giới hạn và trình bày bảng hệ
thống biểu đồ với 7 loại gồm 20 dạng, dùng trong các trường học như sau:
a. Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển
Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
4
Sáng kiến kinh nghiệm
I. Thể hiện tiến
trình động thái
phát triển của các
hiện tượng theo
chuỗi thời gian
Biểu đồ
đường biểu
diễn(Đồ thị)
1. Biểu đồ một đường biểu diễn.
2. Biểu đồ nhiều đường biểu
diễn(có cùng một đại lượng).
3. Biểu đồ có nhiều đường biểu
diễn (có 2 đại lượng khác nhau).
4. Biểu đồ đường chỉ số phát triển.
II. Thể hiện quy
mô, khối lượng

của một đại lượng.
So sánh tương
quan về độ lớn
giữa 1 số đại
lượng
Biểu đồ hình
cột
1. Biểu đồ một dãy cột đơn.
2. Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm
(cùng một đại lượng).
3. Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (có
2 đại lượng).
4. Biểu đồ nhiều đối tượng trong
một thời điểm.
5. Biểu đồ thanh ngang.
III. Thể hiện động
tháI phát triển và
tương quan độ lớn
giữa các đại
lượng.
Biểu đồ kết
hợp
1. Biểu đồ cột và 2 đại lượng (có 2
đại
lượng khác nhau).
b. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu
Yêu cầu thể hiện
Loại biểu
đồ
Dạng biểu đồ chủ yếu

Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
5
Sáng kiến kinh nghiệm
IV. Thể hiện cơ
cấu thành phần
trong tổng thể. Và
quy mô của đối
tượng cần trình
bày.
Biểu đồ
hình tròn
1. Một biểu đồ hình tròn.
2. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước
bằng nhau).
3. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước
khác nhau).
4. Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn.
5. Biểu đồ hình vành khăn.
V. Thể hiện quy
mô và cơ cấu
thành phần trong
một hay nhiều
tổng thể.
Biểu đồ cột
chồng
1. Biểu đồ một cột chồng.
2. Biểu đồ 2-3… cột chồng (cùng
một đại lượng).
VI. Thể hiện đồng
thời cả hai mặt: cơ

cấu và động tháI
phát triển của đối
tượng qua nhiều
thời điểm.
Biểu đồ
miền
1. Biểu đồ ‘chồng nối tiếp’ (cùng
một đại lượng).
2. Biểu đồ ‘chồng từ gốc tọa độ’
(cùng một đại lượng).
VII. Chủ yếu dùng
để thể hiện cơ cấu
đối tượng
Biểu đồ 100
ô vuông
1. Biểu đồ một hay nhiều ô vuông
(cùng một đại lượng).
1.2. Biểu đồ hình tròn.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và
quy mô của đối tượng cần trình bày trực quan (qua kích thước các biểu đồ
hình tròn).
Biểu đồ hình tròn được thể hiện qua các tỉ lệ giá trị đại lượng tương đối (%)
và chỉ thực hiện được khi giá trị các thành phần cộng lại = 100%.
Như ta đã biết, biểu đồ cơ cấu có một số loại như: biểu đồ hình tròn, biểu đồ
miền, biểu đồ cột trồng, biểu đồ ô vuông; các loại biểu đồ trên có thể sử dụng
thay thế nhau, tùy theo đặc điểm của các số liệu và yêu cầu của đề bài:
- Nếu một tổng thể có tỉ lệ các thành phần là các đại lượng tương đối diễn ra

từ một đến ba thời điểm, ta sẽ sử dụng loại biểu đồ hình tròn để thể hiện.
- Nếu bảng số liệu cho thấy các đối tượng (có giá trị tuyệt đối hay tương đối)
diễn qua nhiều thời điểm (từ 4 thời điểm trở lên) nếu vẽ một dãy quá nhiều
biểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tối ưu mà cần chuyển sang vẽ biểu đồ
miền.
- Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ hoặc trong
tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần (ví như: cơ cấu giá trị tổng sản
lượng công nghiệp của toàn bộ 19 nhóm ngành công nghiệp nước ta) thì rất
khó vẽ trên biểu đồ hình tròn. Trường hợp này cần chuyển sang vẽ biểu đồ
cột chồng, bởi vì ta có thể vẽ chiều cao cột tùy theo nhu cầu thể hiện.
1.2. 1. Kỹ thuật thể hiện biểu đồ hình tròn.
a. Xử lý số liệu
Trước hết, muốn vẽ biểu đồ hình tròn cần phải biết xử lý một số trường hợp
tính toán như sau:
- Tính toán chuyển từ giá trị đại lượng tuyệt đối sang giá trị tỉ lệ cơ cấu (%).
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
7
Sáng kiến kinh nghiệm
- Tính quy đổi tỉ lệ (%) ra góc độ hình quạt trong biểu đồ hình tròn.
- Tính bán kính các biểu đồ hình tròn khi các tổng thể có giá trị đại lượng
tuyệt đối khác nhau.
Tùy theo đặc điểm của bảng số liệu ở đề bài mà ta cần phải xử lý bằng 1, 2
hay cả 3 phép tính trên.
b. Quy trình và một số quy tắc thể hiện biểu đồ hình tròn:
Bước 1: - Nghiên cứu đề bài của bài tập nhất là đặc điểm của chuỗi số liệu để
xác định lựa chọn biểu đồ hình tròn. Xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn? Vẽ
các hình tròn bằng nhau hay vẽ to nhỏ khác nhau?
Bước 2: - Thực hiện các phép tính khi cần thiết. (Cần chú ý phảI ghi vào bài
làm phép tính bán kính và bảng chuyển đổi giá trị đại lượng tuyệt đối sang
tương đối. Phần tính quy % ra độ góc hình quạt chỉ ghi ra nháp để dùng khi

vẽ bằng thước đo độ).
Bước 3: - Vạch đường tròn của biểu đồ. Cần sử dụng compa và kẻ đường
vòng tròn bằng nét mực thanh mảnh. Nên bố trí cho cân xứng so với trang
giấy. Trường hợp có tới 3 hình tròn to nhỏ khác nhau thì các tâm của hình
tròn đó cần đặt cùng trên một đường thẳng ngang.
Bước 4: - Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) trong biểu đồ, cần
áp dụng theo quy trình, quy tắc sau
+ Sử dụng thước đo độ để vẽ các góc hình quạt cho chính xác.
+ Trình tự thao tác tốt nhất là vẽ từ tia 12 giờ (trên mặt đồng hồ, vẽ thuận
chiều kim đồng hồ).
+ Vẽ lần lượt các thành phần như bảng số liệu sắp xếp. (Vẽ theo thứ tự từ trên
xuống hoặc từ trái sang phải của bảng số liệu).
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
8
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Vẽ xong thành phần thứ nhất, cần chú ý thể hiện ký hiệu (kẻ vạch hay nét
chấm) cho thành phần này, sau đó lại tiếp tục thao tác vẽ các thành phần còn
lại.
+ Khi kẻ vạch các hình quạt để phân biệt, nên lưu ý: các hình quạt có diện
tích lớn thì kẻ nét thưa, hình quạt nhỏ thì kẻ nét mau hoặc kẻ ô vuông như
vậy vừa tiết kiệm thời gian mà hình vẽ không gây cảm giác nặng nề…
Bước 5: - Bước hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ cần thực hiện đủ 4 động tác:
+ Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) cho từng thành phần lên hình quạt tương ứng
(chú ý không ghi số giá trị độ góc hình quạt).
+ Dưới mỗi biểu đồ, ghi năm… hoặc ngành hay vùng miền…
+ Lập bảng chú giải (vẽ ký hiệu các thành phần là hình quạt hay hình chữ
nhật nhỏ, đều nhau, có vạch đánh dấu như đã ghi chú trên biểu đồ).
+ Ghi tên biểu đồ ở trên hay dưới biểu đồ. Tên biểu đồ cần được viết rõ ràng.
Nội dung cần đủ ý và rõ chủ đề.
c. Ghi nhận xét và phân tích:

Nội dung nhận xét của biểu đồ cơ cấu gồm 2 phần.
- Nhận xét:
+ So sánh tỷ trọng giá trị các thành phần trong một tổng thể.
+ So sánh tỷ trọng của từng thành phần qua các thời điểm.
+ Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị
trí của các thành phần trong cơ cấu qua thời gian.
- Phân tích:
Tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng trên.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
9
Sáng kiến kinh nghiệm
1.2.2. Tóm tắt tiêu chí đánh giá chung về thể hiện biểu đồ hình tròn.
1. Chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất.
2. Vẽ chính xác theo số liệu đã qua xử lý.
+ Đúng kích thước bán kính các hình tròn.
+ Đúng độ góc các hình quạt.
+ Vẽ lần lượt và đúng thứ tự các góc trên biểu đồ.
3. Thể hiện cơ cấu:
+ Có ghi chú tỉ lệ (%) trên các góc hình quạt.
+ Vạch ký hiệu phân biệt các thành phần.
4. Dưới các biểu đồ ghi thời điểm… hoặc vùng miền hay đối tượng.
5. Ghi đầy đủ tên của biểu đồ.
6. Có bảng chú giải.
7. Vẽ và viết đẹp, rõ.
1.2.3. Kỹ thuật thể hiện các dạng biểu đồ hình tròn
a. Dạng biểu đồ một hình tròn
Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tỷ lệ giá trị cơ cấu các thành phần của
một tổng thể trong 1 thời điểm.
- Kỹ thuật vẽ dạng biểu đồ một hình tròn phảI thực hiện qua bước xử lý số
liệu để đảm bảo có những dữ kiện cần thiết như:

* Giá trị tỷ lệ cơ cấu thành phần là số tương đối.
* Tính quy đổi tỷ lệ % ra số độ góc trong hình tròn.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
10
Sáng kiến kinh nghiệm
- Quá trình tiến hành thể hiện một biểu đồ hình tròn cần tuân thủ quy trình,
các quy tắc và đáp ứng được những tiêu chí đánh giá chung trong việc thể
hiện biểu đồ hình tròn được nêu ở phần trên.
Bài tập ứng dụng
Dựa vào số liệu và cơ cấu vốn đất ở nước ta năm 2000 dưới đây:
- Đất nông nghiệp: 28,4%
- Đất lâm nghiệp: 35,1%
- Đất chuyên dùng và thổ cư: 6.0%
- Đất chưa sử dụng: 30,5%
1. Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2000.
2. Nhận xét về cơ cấu vốn đất trên.
Bài giải:
1. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2000
2. Nhận xét:
- Diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế 28,5% đang có chiều hướng giảm đi
do phát triển đất thổ cư và chuyên dùng ở các vùng đồng bằng.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
11
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đất lâm nghiệp hiện có 35,1% chưa thực tương ứng với đặc điểm địa hình
nước ta 3/4 là đồi núi. Nếu không có kế hoạch bảo vệ đất thì diện tích đất
rừng sẽ bị thu hẹp do diện tích đất trồng rừng mới không đủ bù đắp được diện
tích rừng bị phá.
- Diện tích đất rừng chuyên dùng và thổ cư hiện chưa nhiều (6,0%) nhưng sẽ

tăng lên nhanh chóng do nu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đất chưa sử dụng có diện tích còn lớn (30,5%) và đang có xu hướng giảm
đi trước phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
b. Dạng 2-3 biểu đồ hình tròn bằng nhau
- Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện giá trị tương đối của từng thành phần
trong một tổng thể diễn biến qua hai hay ba thời điểm.
- Trong điều kiện bảng thống kê của bài tập thực hành chỉ đưa ra cơ cấu là số
liệu tương đối (%) ta sẽ phảI chọn vẽ 2-3 biểu đồ hình tròn có kích thước
bằng nhau (vì rõ ràng là không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước khác
nhau).
- Bên cạnh việc tuân thủ các quy trình, quy tắc chung, khi thể hiện dạng biểu
đồ này cần lưu ý thêm một số kỹ thuật sau:
* Các biểu đồ đều vẽ dàn hàng ngang trang giấy, nếu vẽ 3 biểu đồ thì cần tích
kích thước sao cho 3 hình cách đều nhau và vừa khổ giấy làm bài.
* Cả 2-3 biểu đồ phải có sự nhất quán về vạch ký hiệu, về thứ tự hình quạt và
có chung phần chú giải và tên biểu đồ.
Bài tập ứng dụng
Cho số liệu về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của nước ta như sau:
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
12
Sáng kiến kinh nghiệm
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta
năm 1985, 2000
2. Nhận xét về tình hình sử dụng đất hàng năm ở nước ta.
Diện tích đất nông nghiệp 1985 2000
Tổng số 100 100
Trong đó:
* Đất trồng cây hàng năm 81,2 65,58
* Đất trồng cây lâu năm 11,6 23,34
* Đất trồng cỏ chăn nuôi 4,7 5,33

* DT đất mặt nước dùng cho nông
nghiêp
2,5 5,75
Bài giải:
1. Vẽ biểu đồ:
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Biểu đồ cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 1985, năm 2000
1985
2000
2. Nhận xét: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp hàng năm như sau:
- Hầu hết đất nông nghiệp dùng để trồng cây hàng năm (cây lương thực thực
phẩm và cây công nghiệp hàng năm) tỷ lệ chiếm từ 65,5% đến 81,2%. Tuy
vậy diện tích trồng cây hàng năm đã giảm đi (chủ yếu là lúa) do phát triển
cây khác.
- Đất nông nghiệp dùng để trồng cây lâu năm không nhiều 11,6%-16,3% và
có tỷ lệ tăng tương đối nhanh (do sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi).
- Diện tích đất trồng cỏ để chăn nuôi tăng không đáng kể vì trong giai đoạn
trên ngành chăn nuôi gia súc lớn chưa phát triển.
- Diện tích mặt nước để nuôi thủy sản tăng khá vì lúc này phong trào VAC
đang phát triển.
c. Dạng 2-3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau.
Dạng 2-3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau được thực hiện khi:
- Bảng số liệu có đầy đủ giá trị cơ cấu (%) các thành phần và giá trị tổng thể.
- Các tổng thể phải thể hiện qua giá trị tuyệt đối, để có đủ số liệu tính toán
bán kính khác nhau giữa các hình tròn.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
14
Sáng kiến kinh nghiệm

- Có trường hợp câu hỏi cũng chỉ đưa ra các giá trị tương đối của các tổng
thể, nhưng cuối câu hỏi lại có ghi về mức độ phát triển, ví dụ: ‘Sau khi nêu
lời dẫn và cho bảng số liệu giá trị tương đối (%) về sản lượng công nghiệp
phân theo vùng ở nước ta năm 1992, 1999, câu hỏi nêu tiếp…
(… biết rằng sản lượng công nghiệp năm 1999 gấp 2,4 lần giá trị sản lượng
công nghiệp năm 1992…)
- Với bài tập trên ta lại có đủ dữ kiện để tính bán kính biểu đồ hình tròn năm
1999 =1,54 lần bán kính biểu đồ hình tròn năm 1992.
- Khi thể hiện 2-3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau ta phải tuân thủ
theo quy trình, quy tắc chung, đồng thời phải lưu ý một số điểm sau:
+ Tính chuyển từ đại đại lượng tuyệt đối sang đại lượng tương đối.
+ Tính bán kính các hình tròn.
+ Quy đổi tỷ lệ % thành góc các hình quạt trong biểu đồ.
- Nếu có 2-3 biểu đồ hình tròn thì khi thể hiện, chỉ vẽ có các bán kính là khác
nhau, còn tất cả các phần nhử thứ tự các hình quạt, phần vạch ký hiệu các
thành phần trong mỗi biểu đồ đều phải có một sự nhất quán giữa các biểu đồ,
đồng thời chỉ có một bảng chú giải chung và một tên chung cho 2-3 biểu đồ
đó.
- Dạng biểu đồ cũng còn có hai kiểu khác nhau đó là:
+ Kiểu có một đối tượng nhưng giá trị tổng thể thay đổi qua 2-3 thời
điểm.
+ Kiểu có 2-3 đối tượng (cùng một đại lượng) có giá trị tuyệt đối khác
nhau thể hiện trong một thời điểm.
Tôi sẽ nêu lên hai bài tập ứng dụng đối cả hai kiểu biểu đồ đó.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài tập ứng dụng
* Bài tập 1
Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
(Theo giá hiện hành)
Năm Tổng số N-L-Ngư CN-XD Dịch vụ
1990 41.955 16.258 9.513 16.190
2002 441.646 107.320 161.643 172.683
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP các năm 1990, 2000.
2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu từ 1990-2000 qua các số liệu đã
cho.
Bài giải
1. Xử lý số liệu:
- Tính cơ cấu GDP (%)
Năm Tổng số N-L-Ngư CN-XD Dịch vụ
1990 100 38.47 22.67 38.59
2002 100 24.30 36.60 39.10
- Tính bán kính 2 hình tròn:
Theo quy tắc tính ta có:
Bán kính vòng tròn 1990 = 1
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
16
Sáng kiến kinh nghiệm
Bán kình vòng tròn 2002 = 3,24
- Quy đổi % ra góc hình quạt của biểu đồ. (1% = 3,6%)
2. Vẽ biểu đồ Biểu đồ qui mô cơ cấu GDP của nước ta từ năm 1990
đến năm 2002

1990
2002
3. Nhận xét:
- Trong thời gian từ 1990-2002, GDP đã không ngừng tăng lên.
- Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành

nông-lâm-ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp-xây dựng
và dịch vụ.
Đó là sự thể hiện của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Nông-lâm-ngư nghiệp: năm 1990 chiếm tỷ trọng cao 38,47% đã giảm khá
nhanh, đến năm 2002 còn 24,30 thấp hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ. Sự
giảm tỷ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP là xu hướng tiến bộ, phản
ánh trình nước ta chuyển từ một nước nông nghiệp là chính thành một nước
công nghiệp.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
17
Sáng kiến kinh nghiệm
- Công nghiệp – xây dựng: tăng nhanh từ 22,67% năm 1990 lên 36,6% năm
2002. Do ngành công nghiệp – xây dựng dần dần thích ứng với cơ chế thị
trường và nhu cầu hiện đại hóa nền kinh tế nên ngành xây dựng tăng trưởng
nhanh.
- Dịch vụ: tỷ trọng còn thấp nhưng cũng không ngừng tăng, năm 2002 đã đạt
tỷ trọng là 39,1% cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra khảo sát, trao đổi.
- Tổng hợp tài liệu.
- Tổng kết kinh nghiệm và viết chuyên đề.
C. KẾT QUẢ.
Qua thực tế giảng dạy lớp 9 bằng phương pháp trên tôi thấy học sinh hiểu
bài, chất lượng học tập bộ môn được nâng cao đạt trên 90% từ trung bình trở
lên. Học sinh đã áp dụng một cách thành thục kỹ thuật vẽ biểu đò hình tròn
theo đúng trình tự các bước.
- Bước 1: Chọn đúng dạng biểu đồ thíh hợp, số lượng hình tròn cần vẽ.

- Bước 2: đã thực hiện các phép tính toán cần thiết: Sử lý số liệu, tính bán
kính.
- Bước 3: Vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng quy tắc
- Bước 4: Hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ như là ghi phần trưăm, chú giải, ghi
tên biểu đồ.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
18
Sáng kiến kinh nghiệm
- Bước 5: Nhận xét và giải thích biểu đồ.
Các giải pháp
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học và thực tế giảng
dạy tôi thấy:
- Người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, chuẩn bị kỹ bài bài giảng, phải
kiên trì, thường xuyên áp dụng phương pháp mỗi khi giảng dạy.
- Chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học, đồ dùng như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số
liệu thống kê…
- Người giáo viên cần phải có trách nhiệm, năng lực chuyên môn tốt.
- Giáo viên cần có tinh thần, thái độ tốt trong công việc bồi dưỡng và tự bỗi
dưỡng chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của nền giáo dục.
B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY.
1. bài tập ứng dụng.
Sau khi áp dụng chuyên đề này tôi đã thực hiện thành công trong việc hướng
dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng trình tự cụ thể như sau:
Bài 10. SGK địa lý lớp 9 trang 38.
Bài tập 1 cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây
(nghìn héc ta)
Các nhóm cây 1990 2002
Tổng số 9040,0 12831,4
Cây lương thực 6474,6 8320,3
Cây công nghiệp 1199,3 2337,3

Cây ăn quả 1366,1 2173,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu, diện tích gieo trồng các nhóm cây?
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
19
Sáng kiến kinh nghiệm
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện
tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây?
Bài giải:
- Bước 1: Chọn dạng biểu đồ thíh hợp là hình tròn.
Số lượng hình tròn cần vẽ 2 hình tròn
- Bước 2: Đã thực hiện các phép tính toán cần thiết:
Xử lý số liệu, tính bán kính.
Các nhóm cây
1990 2002
Cơ cấuDT % Góc ở tâm (độ) Cơ cấuDT % Góc ở tâm (độ)
Tổng số 100 360 100 360
Cây lương thực 71,6 258 64,8 233
Cây công nghiệp 13,3 48 18,2 66
Cây ăn quả 15,1 54 17,0 61
Tính bán kính. R
1990
=1
R
2002
=1,2
- Bước 3: Vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng quy tắc.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây

năm 1990 và năm 2002.
- Bước 4: Hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ như là ghi phần trăm, chú giải, ghi tên
biểu đồ.
- Bước 5: Nhận xét.
Về sự thay đổi quy mô diện tích và sự thay đổi các nhóm cây trồng từ năm
1990 đến năm 2002:
Cây lương thực: Quy mô diện tích tăng 18457 nghìn ha
Tỷ trọng diện tích giảm 6,8%
Cây công nghiệp: Quy mô diện tích tăng 1138 nghìn ha
Tỷ trọng diện tích tăng 4,9%.
Cây ăn quả: Quy mô diện tích tăng 806,7 nghìn ha
Tỷ trọng diện tích tăng 1,9%.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
21
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài.
+ Kết quả đầu năm 2011-2012:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
15% 35% 45% 5%
+ Kết quả sau khi thực hiện chuyên đề (Cuối kỳ II)
Giỏi Khá Trung bình Yếu
20% 40% 38% 2%
Học sinh yêu thích môn học hơn, biết sử dụng thành thạo các kỹ năng
địa lý, giải thích được các hiện tượng các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội
nước ta. Hình thành các thói quen sát sao, thu thập các thông tin, tài liệu về
địa lý. Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng nếp
sống văn minh của gia đình và xã hội.
3. Bài học kinh nghiệm và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhăm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Địa Lý, thực hiện

chuẩn kiến thức kỹ năng theo hướng dẫn của bộ GD & ĐT. Qua kinh nghiệm
giảng dạy của bản thân, tôI thấy rằng để làm được điều này trước tiên đòi hỏi
giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn viêc tìm hiểu bài của học sinh sao
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
22
Sáng kiến kinh nghiệm
cho có hiệu quả, hấp dẫn và dễ hiểu, và trong một số những phương pháp đó
là hướng dẫn học sinh "Phương pháp nhận biết và vữ biểu đồ địa lý".
Muốn có được kỹ năng này, giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm
chắc các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất.
+ Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu.
+ Kỹ năng vẽ biểu đồ.
+ Kỹ năng nhận xét biểu đồ.
Tiến tới tiếp tục hoàn chỉnh chuyên đề này và sang năm học 2012 - 2013 tôi
sẽ nghiên cứu tiếp kỹ thuật vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9.
4. Kiến nghị:
- Các cấp có liên quan cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học
được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn.
- Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Học sinh cần phải rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tìm tòi,
khám phá, có hứng thú say mê, chủ động, tự giác trong học tập.
- Để khuyến khích các em tích cực tham gia học tập đội tuyển, Sở Giáo Dục
nên có chính sách tuyển thẳng vào THPT những em đạt từ giải Ba cấp Tỉnh
trở lên.
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
23
Sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

24
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong phạm vi nôi dung của chuyên đề, tôi chỉ giới thiệu thêm một số cơ
sở để phân biệt và cách vẽ biểu đồ hình tròn chủ yếu ở bậc THCS nói chung
và ở lớp 9 nói riêng. Khi lên bậc THPT các em sẽ có dịp làm quen với các
biểu đồ mới như: biểu đồ miền ‘chồng gốc tọa độ’, biểu đồ hình ô vuông…
Tóm lại, thực hiện được một số phương pháp nhận biết và vẽ các dạng
biểu đồ trong việc dạy học môn Địa Lý trong nhà trường là hết sức cần thiết
và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học
truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tích cực, tự giác, tính
độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi
cách kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ
năng và khả năng vận dụng kiến thức. Từ nhận thức đó trong những năm qua,
tôI đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung theo chuyên đề đã
chọn này để giảng dạy môn Địa Lý tại trường THCS. Mặc dù vậy, đây mới
chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện
chuyên đề tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên
không thể nào tránh khỏi những thiếu sót nhất định – rất mong nhận được sự
góp ý của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh lãng, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thanh Hương
Nguyễn Thanh Tùng - GV trường tiểu học Thanh Lãng A - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
25

×