Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
Nội dung
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt
Phần I : Đặt vấn đề
Phần II : Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
Phần III : Kết luận và Kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THCS :
Trung học cơ sở
GV :
Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm
1
Trang
1
2
3
4
4
5
7
14
16
16
16
17
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
HS :
Học sinh
SGK :
Sách giáo khoa
SKKN :
Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm
2
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời điểm hiện nay, hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu của
sự phát triển toàn xã hội, khi đó tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ rất
thông dụng và được coi là ngôn ngữ quốc tế. Tiếng Anh đã và đang được sử
dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: Trong giao tiếp,
trong lĩnh vực tin học, điện tử viễn thông, trong khoa học và công nghệ. Tiếng
Anh là ngôn ngữ chính của 400 triệu người trên thế giới, nó được dùng như
ngôn ngữ thứ hai của 600 triệu người khác. Hơn 80% chương trình phần mềm
máy tính của thế giới được viết bằng tiếng Anh. Hơn 75% các hội thảo quốc
tế về các lĩnh vực khác nhau được nghe và nói bằng tiếng Anh v.v...Vì lý do
đó mà việc học và sử dụng tiếng Anh là nhu cầu cần thiết và quan trọng đối
với mỗi cá nhân.
Học sinh bậc trung học cơ sở (THCS) có độ tuổi 11 đến 14, đây là lứa
tuổi có khả năng tốt về trí nhớ trong học sinh ngữ, là lứa tuổi bản lề để tích
lũy khả năng tiếp thu ngoại ngữ của trẻ, đồng thời xây dựng khả năng và các
kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ ở lứa tuổi này là
nhiệm vụ thực sự quan trọng đối với giáo viên.
Chương trình học tiếng Anh của học sinh bậc THCS chiếm khoảng
10% thời lượng học tập, bao gồm 3 tiết mỗi tuần đối với học sinh lớp 6,7,8 và
2 tiết mỗi tuần với học sinh lớp 9. Đối với những học sinh này, việc dạy tiếng
Anh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên cao
hơn và ứng dụng vào cuộc sống.
Cụ thể :
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống
về tiếng Anh hiện đại, phù hợp với lứa tuổi.
Sáng kiến kinh nghiệm
3
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
- Trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản sử dụng tiếng Anh như
một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Xây dựng và tích lũy sự hiểu biết khái quát về văn hoá của một số
nước nói tiếng Anh trên thế giới và trong khu vực.
- Hình thành cho các em các kỹ năng học tiếng và phát triển tư duy, khả
năng này sẽ tác động đến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và đem lại cho học
sinh năng lực ngôn ngữ toàn diện hơn.
Để thực hiện được nhiệm vụ của cấp học, giáo viên dạy tiếng Anh cần
không ngừng học tập và nâng cao năng lực chuyên môn, nắm vững tâm lý học
sinh mà từ đó tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp, phát huy
tính tích cực sáng tạo của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em đóng góp kinh
nghiệm, những hiểu biết của mỗi cá nhân vào quá trình học và thực hành tối
đa những gì đã được học ở trên lớp.
Phương pháp chủ đạo trong dạy ngoại ngữ hiện nay ở trường phổ thông
là phương pháp giao tiếp, kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học
khác; trong đó nghe là một trong 4 kỹ năng được chú trọng phát triển trong
các phương pháp dạy ngoại ngữ mới. Kỹ năng nghe có tầm quan trọng đặc
biệt, người học không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không nghe được những
gì người khác nói với mình. Để luyện nghe có hiệu quả, người học phải được
rèn luyện và thực hành nghe nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ.
Càng nghe nhiều người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm thanh, hiểu được
ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát âm, trọng âm, tiết tấu và ngữ
điệu của tiếng anh.
Xuất phát từ đó tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về
”Dạy nghe cho học sinh bậc trung học cơ sở”
Sáng kiến kinh nghiệm
4
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Trong nhiều thập kỷ qua, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề
được đề cập và bàn luận rất sôi nổi của không chỉ các nhà quản lý và hoạch
định chiến lược giáo dục mà còn cả trong tập thể các giáo viên trực tiếp giảng
dạy học sinh ở các môn học và bậc học khác nhau.
Luật Giáo dục (số 38/2005/QH11) trong điều 24.2 ghi rõ : "Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho
học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là giúp
học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động.
1.2. Căn cứ vào quan điểm đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh
ở bậc trung học cơ sở
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển
tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận
biết và giải quyết vấn đề cho các em.
Để đạt được mục tiêu này, việc thay đổi phương pháp dạy học theo
hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích
các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình
dạy học là rất cần thiết. Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng
vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại
ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp
của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm
5
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
Phương pháp dạy học ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ
đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích
vừa là phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học này sẽ phát huy tốt nhất vai
trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị
cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học tập rèn luyện. Người học là chủ thể
nếu không biết cách tự học thì sẽ không thể nắm vững tiếng nước ngoài.
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ thầy thuyết trình,
phân tích ngôn ngữ, trò nghe và ghi chép thành phương pháp dạy học mới.
Trong đó thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh còn
học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập.
1.3. Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở bậc
trung học cơ sở
Bao gồm 4 giải pháp chính là :
- Mở bài gây không khí học tập.
- Thay đổi cách hiểu, tiến hành giới thiệu ngữ liệu mới.
- Thực hiện 3 bước dạy các kỹ năng.
- Tổ chức nhiều hình thức làm việc trên lớp.
Như vậy ta thấy hoạt động thực hiện 3 bước dạy các kỹ năng được xem
là một trong 4 giải pháp lớn để đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở
THCS.
2. Thực trạng của vấn đề.
Nghe kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng, phần nhiều học sinh rất sợ và
yếu về kỹ năng nghe.
Qua một số năm giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS, qua dự giờ các
đồng nghiệp cùng bộ môn, thăm dò học sinh và qua chính thực tiễn giảng dạy
của bản thân tôi nhận thấy một số nét khái quát về việc dạy bài nghe như sau.
2.1. Trước khi đổi mới SGK và phương pháp dạy học
Sáng kiến kinh nghiệm
6
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
Nếu là giờ dạy nghe thì giáo viên cho học sinh nghe băng hoặc đĩa,
đồng thời nhìn SGK sau đó làm các bài tập yêu cầu của SGK .
Phần lớn mọi cố gắng của người thầy để hoàn thành hết các mục có
sẵn trong SGK, làm cho học sinh cảm thấy học một giờ nghe như học một giờ
đọc.
2.2. Từ khi thay đổi SGK
Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh GV có thể
tiến hành các hoạt động nghe khác nhau
* Giúp HS nghe có hiệu quả.
Trong thực tế , nghe là một kỹ năng khó đối với HS THCS hiện nay. Để
khắc phục những khó khăn trong khi nghe GV có thể sử dụng những
biện pháp sau.
+ Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe, giải
thích các khái niệm nếu cần thiết.
+ Ra các câu hỏi giúp HS đoán trước nội dung sẽ nghe.
+ Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết
cho bài nghe.
+ Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.
+ Chia quá trình nghe thành từng bước: Nghe lần thứ nhất – nghe
ý chính, trả lời câu hỏi đại ý. Nghe lần thứ hai- nghe chi tiết hơn...
* Đoán trước điều sắp nghe.
Một trong những kỹ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được
điều sắp được nghe. Vì vậy khi cho HS luyện nghe GV nên cho HS đoán
những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định.
* Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài
nghe. Đây là thủ thuật áp dụng cho trước khi nghe, GV khai thác những gì HS
đã biết về nội dung nghe, những gì chưa rõ, những gì chưa biết sau đó liên hệ
với nội dung nghe
Sáng kiến kinh nghiệm
7
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
* Nghe lấy thông tin cần thiết
Khi tiến hành hoạt động nghe GV nhất thiết phải soạn ra các yêu cầu,
nhiệm vụ nghe tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan trọng để việc
nghe có mục đích cụ thể.
* Nghe để nắm bắt ý chính.
* Nghe để thực hiện các hoạt động tiếp theo.
3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
3.1. Quy trình tiến hành dạy bài nghe
3.1.1. Các hoạt động nghe
Nghe là kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống
như kỹ năng đọc, nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ, nhưng nghe thường khó
hơn đọc vì ngôn ngữ tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường
không được sắp xếp có trật tự như khi viết, ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ
thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Hơn nữa khi nghe người khác nói ta chỉ
nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do
đó khi dạy kỹ năng nghe, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho các kỹ
năng tiếp thụ, GV cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động luyện
nghe cho HS.
1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày.
Trong cuộc sống hàng ngày có 2 cách nghe chính
Nghe không tập trung: Là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí,
như khi nghe đài, truyền hình, trong khi người nghe vẫn có thể tiến
hành đồng thời một công việc khác.
Nghe có tập trung: Là các hoạt động nghe có mục đích chủ đạo, muốn
nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy. Trong trường hợp này người
nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho mục
đích, nhu cầu của mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì.
Sáng kiến kinh nghiệm
8
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
Điều này giúp cho người nghe hướng được sự chú ý vào đúng nội dung
cần biết, do vậy sẽ nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả hơn.
2. Nghe trong môi trường học tiếng.
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập
trung và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau. Có các loại nghe
chính trong việc học ngoại ngữ như sau.
- Nghe ý chính
- Nghe để tìm ra những thông tin cần thiết
- Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó
- Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra
- Nghe chi tiết
3.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe
Để cho hoạt động nghe đạt được mục đích như mong muốn GV
cần thực hiện một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một bài nghe như sau
* Dẫn dắt trước khi nghe
Khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định hướng sự tập
trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe vì
vậy khi dạy nghe GV cũng cần tạo ra những chủ định để HS có được sự chuẩn
bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động như.
- Giới thiệu ngữ cảnh , tình huống.
- Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe.
- Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp
nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với nội dung cần thiết
phải nghe hiểu.
* Ra các yêu cầu , nhiệm vụ cho bài nghe
Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các yêu cầu,
nhiệm vụ do GV soạn ra cho HS thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm
9
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
* Tiến hành bài nghe theo 3 giai đoạn
3.1.3. Các bước tiến hành dạy bài nghe .
* Trước khi nghe ( Pre- listening )
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị là nhằm giúp cho
người học tập trung sự chú ý vào chủ đề sẽ được nghe, đặc biệt là đoán trước
những gì sắp được nghe. Các hoạt động trong giai đoạn này thường có liên hệ
đến kiến thức nền và các đơn vị kiến thức đã học.
Một số hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị gồm.
-Nghe GV thông báo thông tin tổng quát về đề tài sắp nghe.
- Đọc một số thông tin có liên quan đến đề tài nghe.
- Xem tranh liên quan đến đề tài nghe.
- Tham gia thảo luận về đề tài, tình huống cuả câu chuyên sắp nghe.
- Tham gia hoạt động hỏi và trả lời.
- Làm bài tập viết.
- Đọc hướng dẫn cho các hoạt động nghe tiếp theo.
- Suy nghĩ về cách thực hiện các hoạt động sắp đến.
* Trong khi nghe (while- listening )
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho
người học phát triển kỹ năng nghe, tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần
truyền đạt.
Một số hình thức thể hiện các hoạt động này có thể là.
- Đánh dấu các đề mục trong một danh sách hay trong một bức tranh.
- Chọn đúng tranh theo yêu cầu.
- Xếp thứ tự tranh theo diễn biến của một câu chuyện .
- Thực hiện các hành động.
- Theo dõi một lộ trình.
- Điền vào khung cho sẵn.
- Lập danh sách.
Sáng kiến kinh nghiệm
10
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
- Chọn lựa câu đúng sai
* Sau khi nghe (Post- listening )
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm: Kiểm tra xem người
học có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn
thành được các hoạt động trong giai đoạn “ Trong khi nghe “ hay không.
Tìm ra nguyên nhân làm cho người học không thể nghe được hoặc
không hiểu được một số phần nào đó trong bài nghe.
Giúp cho người học có cơ hội đánh giá thái độ và cách nói của người
nói qua bài được nghe.
Mở rộng đề tài của bài đã nghe và chuyển đổi những gì đã học thành
một dạng khác.
Một số hoạt động trong giai đoạn này gồm.
- Kiểm tra câu trả lời.
- Hoàn chỉnh một mẫu cho sẵn.
- Thực hiện việc sắp xếp.
- Viết tóm tắt.
- Thảo luận nhóm.
- Phiên dịch.
3.2. Tiến hành thực nghiệm
Một vài suy nghĩ của tôi về việc "Dạy nghe cho học sinh bậc trung học
cơ sở" đã được đưa ra bàn bạc trong phiên họp tổ chuyên môn và cùng các
đồng nghiệp tiến hành thực nghiệm đồng loạt ở các khối 6, 7, 8,9 ở hai năm
học trước và học kỳ I năm học này.
Trong khuôn khổ 1 sáng kiến kinh nghiệm tôi xin đưa ra một số tiết dạy
minh hoạ "Dạy nghe" với chương trình SGK tiếng Anh 8, 9.
UNIT 3 : AT HOME
CLASS 8
LESSON 14. LISTEN (P30)
Sáng kiến kinh nghiệm
11
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
1. Pre- listening.
Yêu cầu HS quan sát tranh trang 30 và hỏi các câu hỏi gợi mở.
What is this?
What are these? Để ôn lại vốn từ cho HS
T: What is it?
S: It is a pan.
T: What is she going to cook?
T: What does she need?
HS thảo luận xem người trong băng định nấu món gì, cần nguyên liệu
gì và viết vào vở.
GV ghi những dự đoán cần thiết lên bảng.
2. While- listening.
- Nghe lần 1: HS nghe băng và trả lời câu hỏi
What is she going to to cook?
Đáp án: She is going to cook Chinese fried rice.
- Nghe lần 2: Nghe và chọn tranh
HS trao đổi thông tin nghe được với bạn bên cạnh.
-Ghi đáp án lên bảng:
a. fried rice
b. pan
c. garlic and green pepper
d. ham and peas
3. Post- listening
HS làm việc theo cặp tập hỏi và trả lời về cách làm món cơm rang
Dương Châu Trung Quốc.
- How can Lan cook Chinese fried rice?
- How much oil can she put in?
- What can she do with the garlic?
- When can she put the ham and the peas in?
Sáng kiến kinh nghiệm
12
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
- When can she put the rice and salt in?
- How much salt can she put in?
UNIT 5: THE MEDIA
CLASS 9
LESSON 28 . LISTEN (P43)
1. Pre- listening.
- Dạy từ vựng
a telegraph
documentaries = newsreels
viable
journalism
- GV giới thiệu nội dung bài nghe.
“ Chau, a student, was given an assignment about the inventions of the
media. She needs some information to finish her assignment. She is
asking her father for some information.”
- GV yêu cầu HS đọc bảng biểu ( Trang 43) và đoán xem các thông tin
còn thiếu (a/b/c/d) là thông tin gì ( thời gian hay là phát minh?)
Ví dụ
(a) là thông tin về thời gian.
(b) là tên của 2 hình thức thông tin.
2. While- listening
- GV yêu cầu HS nghe băng và điền thông tin thiếu
- GV có thể bật băng 2-3 lần.
- Đáp án:
a, the late 19th century
b, radio and newsreel
c, in the 1950s
d, the Internet
- HS so sánh kết quả với bạn
- GV yêu cầu 4 HS ghi kết quả lên bảng.
- HS xem câu trả lời , cho nhận xét.
Sáng kiến kinh nghiệm
13
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
- GV bật lại băng nếu cần.
3. Post- listening.
- Answer questions
a, When and where was the first newspaper appeared?
b, When was the telegraph invented?
c, What two new forms of news media appeared in the early 20th
century?
d, When did television become popular?
e, What became a major force in journalism in the mid- and late 1990s?
3.3. Kết quả đạt được
Trên đây là một số hình thức "Dạy bài nghe " mà tôi đã áp dụng với
học sinh lớp 8,9 và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn áp dụng cho học
sinh các lớp 6,7,8,9. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ nêu
một số những thủ thuật tiêu biểu, có lựa chọn.
Qua thử nghiệm chúng tôi nhận thấy từ khi áp dụng các quy trình dạy
nghe theo 3 bước các em bộc lộ rõ sự thích thú với các giờ học tiếng Anh, các
em tỏ ra hứng thú hơn, vui vẻ hơn, nhanh nhẹn hơn trong giờ học. Chất lượng
học tập của các em cũng được nâng lên rõ rệt, các em nghe tốt hơn, phát âm
chính xác hơn, vận dụng vào các bài tập tốt.
Kết quả chất lượng môn tiếng Anh bậc trung học cơ sở tại trường
THCS Văn Lang - Việt Trì - Phú Thọ hai năm 2009-2010 ; 2010-2011 và học
kỳ I năm học 2011-2012
Sáng kiến kinh nghiệm
14
T Nhc Ha Ngoi Ng
Khi lp
Nm hc
Nm hc
Hc k I
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012
% Khỏ
% Gii
% Khỏ
% Gii
% Khỏ
% Gii
Khi lp 6
51,3
29,5
53,7
34,2
54,6
35,2
Khi lp 7
49,8
31,2
52,9
36,4
54,1
36,8
Khi lp 8
50,4
30,7
53,2
35,9
52,6
38,7
Khi lp 9
48,7
32,6
52,8
36,1
54,5
36,9
Qua kết quả hai năm học 2009 - 2010; 2010 - 2011 và
học kỳ I năm học 2011 - 2012 thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi ở
tất cả các khối đều tng lên, tỷ lệ học sinh trung bình và
yếu giảm đi. Điều đó chứng tỏ cùng với các biện pháp cải tiến
phơng pháp dạy học ngoại ngữ trong trờng, sự cải tiến phơng
pháp dạy nghe cho học sinh đã đem lại kết quả khả quan.
Hiện nay, các biện pháp đó vẫn đang đợc Tổ Nhạc Họa Ngoại Ngữ áp dụng tại các khối của Trờng THCS Văn
Lang và đem lại kết quả tốt.
4. Hiu qu ca SKKN.
4.1. Hiu qu.
Quỏ trỡnh thc nghim trờn cú s tham gia ca t chuyờn mụn, cú s
giỏm sỏt ca Ban giỏm hiu trng THCS Vn Lang v c ỏnh giỏ nh
sỏng kin kinh nghim ỏp dng vo ging dy, ó c nhúm Ngoi ng
ca trng THCS Vn Lang ỏp dng vo cỏc gi dy c th cho cỏc khi lp
v thu c kt qu kh quan hai nm hc 2009 - 2010; 2010 - 2011 v hc
k I nm hc 2011 - 2012.
Sỏng kin kinh nghim
15
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
Các bước dạy bài nghe trên đã gây được hứng thú học tập bộ môn, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khiến các em hăng say học
tập, chất lượng học tập môn tiếng Anh được nâng lên.
4.2. Ý nghĩa
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp các giáo viên tiếng Anh cấp THCS nói
riêng và bậc học khác nói chung nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng
của việc dạy các kỹ năng theo 3 giai đoạn đối với môn tiếng Anh. Từ đó mỗi
giáo viên nhận thức đúng hơn về quan điểm đổi mới phương pháp dạy học
của Đảng và Nhà nước, nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong
hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và trong từng bài giảng cụ thể để góp
phần tạo nguồn lực thích ứng với yêu cầu của xã hội, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4.3. Cách sử dụng SKKN.
- Thực hiện đúng quy trình đã nêu trong sáng kiến.
a. Dẫn dắt trước khi nghe.
b. Ra các yêu cầu , nhiệm vụ cho bài nghe.
c. Các bước tiến hành dạy nghe.
+ Trước khi nghe
+ Trong khi nghe
+ Sau khi nghe
- Tiến hành thực nghiệm.
4.5. Đề xuất hướng phát triển SKKN.
- Phương pháp dạy bài nghe cho học sinh bậc trung học cơ sở có thể áp
dụng cho cả 4 khối 6, 7, 8, 9.
- Kinh nghiệm này có tác dụng tích cực và thực thi được không chỉ với
môn tiếng Anh ở THCS mà cả THPT, bậc tiểu học, không chỉ ở riêng khu vực
thành phố mà cả ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Sáng kiến kinh nghiệm
16
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh đối với SGK mới đòi hỏi phải
đổi mới phần dạy các kỹ năng . Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học
là giúp học sinh hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động.
Hướng dẫn học sinh cách học nghe để các em hăng hái học . Học sinh
phát âm tốt hơn, kỹ năng nghe nói tốt hơn và sử dụng chuẩn xác hơn góp
phần nâng cao chất lượng học tập.
2. Kiến nghị.
- Với Sở Giáo dục và Đào tạo : Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng giáo
viên tiếng Anh sau Đại học tại chức.
- Với Phòng Giáo dục và Đào tạo Việt Trì
+ Tăng cường các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tăng cường trang thiết bị, tài liệu nghe ngoài SGK cho bộ môn tiếng
Anh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về "Cách dạy bài
nghe cho học sinh THCS". Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng song
cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà chuyên
môn và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và phong
phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Việt Trì, ngày 12 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI VIẾT
Chử Thị Khánh Vân
Sáng kiến kinh nghiệm
17
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tứ Anh, Sổ tay người dạy Tiếng Anh, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Nguyễn Hạnh Dung, Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông,
Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh trung học cơ
sở - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn tiếng Anh Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kỳ III; Nhà xuất bản Giáo dục.
Sáng kiến kinh nghiệm
18
Tổ Nhạc – Họa – Ngoại Ngữ
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Sáng kiến kinh nghiệm
19