Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.44 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ BÁ KÔNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ BÁ KÔNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Chính sách công
: 60.34.04.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNGDẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM QUÝ LONG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Quý Long, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác, các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn./.

Tác giả luận văn

NGÔ BÁ KÔNG


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của quý thầy cô giáo, các đồng
nghiệp, các cơ quan gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu, khoa Chính sách công, Phòng Quản lý đào tạo cùng
quý thầy cô giáo của Học viện Khoa học xã hội và Cơ sở Học viện Khoa học
Xã hội tại Thành phố Đà Nẵng.
- UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
tỉnh Quảng Nam,chi cục phát triển nông thôn tỉnh, liên minh HTX tỉnh Quảng

Nam, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Lộc, HTX Nông
nghiệp và Dịch vụ kinh doanh tổng hợp Duy Đại Sơn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Quý
Long đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua./.
Tác giả luận văn

NGÔ BÁ KÔNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................. 8
1.1. Một số khía cạnh lý luận liên quan đến chính sách phát triển kinh tế
trang trại ............................................................................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang
trại .................................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH QUẢNG NAM...................... 39
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và hệ thống chính sách
phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Nam ...................................................... 39
Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Quảng
Nam ................................................................................................................. 45
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở
tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 45
2.3. Một số nhận xét rút ra .............................................................................. 59

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở TỈNH QUẢNG NAM ...................................................... 64
3.1. Cơ sở xây dựng kiến nghị ........................................................................ 64
3.2. Một số giải pháp ....................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GMP

: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

HACCP

: Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá an toàn thực phẩm

NN& PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND

: Ủy ban nhân dân

VietGAP

: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Quảng Nam ............................ 42
Bảng 2.2. Quy mô diện tích của các trang trại ................................................ 53
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam từ 2012-2016 ........................ 59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở
Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại. Việc hình thành
các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất,
chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy sự
phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp. Những năm qua, nhiều hộ nông dân
trên cả nước đã phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ
gia đình, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mô hình
xây dựng kinh tế trang trại được nhiều người lựa chọn bởi tính phù hợp, nâng
cao được năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản, không những
giúp người nông dân nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được lao động tại
địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả
đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp
bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá
đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Phát
triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch,
tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn,
từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông
nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã
có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế trang
trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã

hình thành nhiều mô hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn

1


nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng
hợp...
Việc hình thành nhiều mô hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao, hồ,
đầm, bãi bồi ven sông… để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng
chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đồng thời, việc hình thành nhiều mô
hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mô hình trang trại sử dụng
ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thương
mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế lớn.
Để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển, Nhà nước
cũng đã ban hành nhiều chính sách để các trang trại phát triển có hiệu quả, như
chính sách về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, về khoa học, công nghệ
và môi trường, thị trường…Việc ban hành những chính sách này đã làm cho
các mô hình kinh tế trang trại ở nước ta tăng nhanh về số lượng với nhiều thành
phần kinh tế tham gia. Nhiều trang trại đã sản xuất và cung ứng giống tốt, làm
dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản xuất cho nông dân trong vùng, tạo nguồn cung
ổn định cho các cơ sở chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để
phục vụ xuất khẩu.
Tỉnh Quảng Nam là một trong các tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế trang trại trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục đó là: kinh tế trang
trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình, các trang trại có quy mô diện tích
dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập
trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại, các hộ
làm kinh tế trang trại không tập trung nên một số nơi có cơ sở hạ tầng chưa

đảm bảo… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, việc trang bị và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào

2


quá trình sản xuất chưa nhiều và hạn chế việc tìm hiểu thị trường đầu ra cho
sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm
làm ra có lúc khó tiêu thụ….
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc triển khai và thực hiện chính sách phát triển kinh tế
trang trại của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam, tôi đã chọn
đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh
Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp lớp cao học chuyên ngành Chính sách
công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trần Tú Khánh với đề tài “Chính
sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ
An” năm 2015. Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm: Quy hoạch phát triển
kinh tế trang trại, chính sách đất đai, tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trang
trại, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hợp tác liên kết, chính
sách về thị trường và chính sách bảo vệ môi trường.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển của tác giả Trần Đình Trân với đề
tài: “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi” năm 2011. Luận văn đã
phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi qua đó chỉ
rõ những tồn tại, hạn chế và những tiềm năng phát triển của kinh tế trang trại
của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời đề xuất những giải pháp để phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển của tác giả Lê Quốc Thái với đề
tài: “Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm
2013. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về loại hình trang trại trọt trên địa bàn

3


tỉnh Gia Lai, qua đó đưa ra những giải pháp để trang trại trồng trọt trên địa
bàn tỉnh phát triển trong thời gian tới.
- Đề tài “Kinh tế trang trại - khu vực Nam Bộ - thực trạng và giải
pháp” do TS. Trương Thị Minh Sâm chủ biên năm 2002. Trong đề tài này, tác
giả đã đề cập đến đặc điểm thực trạng về quy mô hoạt động của kinh tế trang
trại, song chưa đi sâu nghiên cứu về thực trạng áp dụng các chính sách của
nhà nước đối với kinh tế trang trại.
- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với kỷ yếu Hội thảo
“Kinh tế trang trại sau 01 năm thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP” đã
đánh giá các chủ trương chính sách và các mặt phát triển của kinh tế trang trại
sau hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế
trang trại.
- Tác giả Nguyễn Đình Hương với công trình nghiên cứu: “Thực trạng
và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, qua đó tác
giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn
nhân lực, về thị trường, về khoa học- công nghệ, về phát triển hạ tầng nông
thôn, về phát triển công nghệ chế biến và tăng cường sự quản lý của nhà nước
đối với kinh tế trang trại.
Nhìn chung, các tác giả đều tập trung phân tích thực trạng và giải pháp
phát triển kinh tế trang trại, chính sách phát triển kinh tế trang trại …chưa có
công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại cụ
thể để từ đó đưa ra giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, hoàn thiện việc thực hiện

chính sách phát triển kinh tế trang trại trong trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực

4


hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức
thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại Tỉnh Quảng Nam và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn trả lời các câu hỏi sau
Câu hỏi 1 : những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 2: thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở
Tỉnh Quảng Nam, có ưu điểm, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của các bất
cập, hạn chế như thế nào?
Câu hỏi 3: phương hướng, giải pháp hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện
chính sách phát triển kinh tế trang trại ở địa phương lả gì?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quyết định 2277- QĐ/UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh về kế
hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Quảng Nam
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành kinh tế học và
phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận về chu trình
chính sách từ khâu hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách

5


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×