PHÒNG GD & ÑT THỊ XÃ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ
LỚP 9 - NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi: ĐỊA LÝ
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)
ĐỀ:
Câu 1. (2,0 điểm)
Dựa vào bảng 1 và kiến thức đã học, hãy:
a- Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của Thành phố Hồ Chí
Minh.
b- Nêu đặc điểm chế độ nhiệt và mưa của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của trạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ
(
0
C)
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
Lượng
mưa
(mm)
13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,0 266,7 116,5 48,3
Câu 2. (2,5 điểm)
Biểu đồ: Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km
2
)
Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự
thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
I Đồng bằng sông Hồng
II Trung du và miền núi Bắc bộ
III Bắc Trung bộ
IV Duyên hải Nam Trung bộ
V Tây Nguyên
VI Đông Nam bộ
VII Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 3. (3,0 điểm)
Bảng 2. Một số tiêu chí về sản xuất lúa ở nước ta, thời kỳ 1980 – 2005
Năm
Tiêu chí
1980 1990 2005
Diện tích (ngàn ha) 5600 6043 7329
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 20,8 31,8 48,9
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 19,2 35,8
Sản lượng lúa bình quân (kg/người) 217 291 431
Dựa vào bảng 2 và kiến thức đã học:
a- Phân tích các thành tựu trong sản xuất lúa của nước ta, thời kỳ 1980-2005.
b- Nêu các vùng sản xuất lúa quan trọng của nước ta.
Câu 4: (2,5 điểm)
Bảng 3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, thời kỳ 1995 – 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Ngành
1995 2000 2005
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 70,2 67,7 57,6
Công nghiệp và Xây dựng 11,4 12,1 16,7
Dịch vụ 18,4 20,2 25,7
a- Dựa vào bảng 3, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Bến Tre, thời kỳ 1995 – 2005.
b- Nhận xét cơ cấu sản xuất của tỉnh Bến Tre.
– Hết –
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.
HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN ĐỊA LÝ
Kỳ thi chọn HSG cấp Thị Xã – Năm học 2008-2009
Nội dung Điểm
Câu 1. 2,0
a- Tính nhiệt độ trung bình năm: 27,0
0
C ; Tổng lượng mưa năm: 1.930,9mm 0,5
b- Đặc điểm chế độ nhiệt và mưa của TPHCM và vùng lân cận:
-Nhiệt độ trung bình năm cao (>27
0
C), biên độ nhiệt năm nhỏ (3,2
0
C)
nhiệt độ quanh năm cao, thể hiện tính chất khí hậu cận xích đạo.
0,75
-Lượng mưa cả năm cao, có mùa mưa kéo dài (tháng 5 – 11), chiếm >90%
lượng mưa cả năm; mùa khô (tháng 12 – 4) rất gay gắt.
0,75
Câu 2. 2,5
+ Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng:
-Vùng đông dân nhất là ở đồng bằng: ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB…
-Vùng dân cư thưa thớt là ở miền núi: Tây nguyên, BTB…
0,5
+ Sự thay đổi mật độ dân số:
-Các vùng đều có sự gia tăng mật độ dân số, chứng tỏ dân số ngày càng
tăng.
0,5
-Các vùng có mật độ dân số tăng cao nhất là ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB,
DHNTB chủ yếu do phát triển của công nghiệp hóa.
0,5
-Các vùng núi (TD-MNBB, BTB, Tây nguyên): mật độ dân số tăng chậm
hơn chủ yếu do CN-DV còn kém phát triển.
0,5
-Sự phân bố dân cư giữa các vùng cần được điều chỉnh cho ngày càng hợp
lý hơn.
0,5
Câu 3: 3,0
a- Phân tích các thành tựu:
-Phân tích sự gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng bình quân
đầu người qua các năm (có số liệu cụ thể)
1,0
-Nguyên nhân chủ yếu: áp dụng giống mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ. 1,0
-Kết luận: Lúa là cây lương thực chính; sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn để xuất khẩu.
0,5
b- Các vùng sản xuất lúa quan trọng:
-Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất: ĐBSCL và ĐBSH.
-Các đồng bằng ven biển miền Trung.
0,5
Câu 4: 2,5
a- Vẽ biểu đồ:
Thể hiện 1 trong 2 dạng biểu đồ:
-Hình tròn: mỗi hình tròn thể hiện cơ cấu TSP/năm.
-Hình cột: mỗi cột (hoặc 1 nhóm 3 cột) thể hiện cơ cấu TSP/năm.
* Yêu cầu:
-Nội dung: thể hiện đủ số liệu, đúng tỉ lệ; ký hiệu và chú thích phù hợp.
-Hình thức: thẩm mỹ, sạch sẽ.
0,75
0,25
b- Nhận xét:
-NN, LN, TS chiếm tỉ trọng lớn/cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh; CN-XD,
DV chiếm tỉ trọng nhỏ Kinh tế chủ yếu của tỉnh là NN; CN có quy mô nhỏ.
0,75
-Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh: giảm tỉ trọng khu vực
NN, LN, TS; tăng tỉ trọng khu vực CN-XD và DV.
0,75
* Lưu ý:
-Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt
rõ ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa cụ thể, hợp lý.
-Giám khảo được vận dụng, thống nhất cho điểm chi tiết trong từng ý, nhưng
không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu.
--- // ---