Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰTẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH VIET SIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.73 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

VŨ THÙY QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ - DU LỊCH VIET SIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

VŨ THÙY QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ - DU LỊCH VIET SIN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: MAI HOÀNG GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Công Tác
Đào Tạo Nhân Sự Tại Công Ty TNHH – Thương Mại – Dịch Vụ - Du Lịch Viet Sin”
do Vũ Thùy Quyên, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:

.

Mai Hoàng Giang
Giáo viên hướng dẫn,

__________________________
Ký tên, ngày

tháng

năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________


____________________________

Ký tên, ngày

Ký tên, ngày tháng

tháng

năm 2011

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành một cách tốt đẹp như ngày hôm
nay không chỉ là do sự nỗ lực của cá nhân tôi mà còn nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều người.
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến thầy của tôi – thầy Mai
Hoàng Giang, nguời đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận trong suốt quá trình
thực tập và thời gian làm khóa luận.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đối với Ban Giám Hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận
tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu trong suốt những năm
học đại học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH – Thương Mại – Dịch
Vụ - Du Lịch VIET SIN, đặc biệt là anh – NguyễnVĩnh Long, Trưởng Phòng Đào tạo,
các anh chị Phòng Nhân sự cùng toàn thể anh chị các phòng ban khác đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè trong thời gian qua đã không ngừng
động viên, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh viên
Vũ Thùy Quyên


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THÙY QUYÊN. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên Cứu Công Tác Đào Tạo
Nhân Sự Tại Công Ty TNHH – Thương Mại – Dịch Vụ - Du Lịch Viet Sin”.
VU THUY QUYEN. July 2011. “Research Training Human Resources at
The Viet Sin Travel – Service – Trading Company Limited”.
Khóa luận giới thiệu sơ lược về Công ty Viet Sin. Sau đó trình bày các cơ sở lý
luận về đào tạo để từ đó thấy được tầm quan trọng của nó trong quản trị nhân sự. Đồng
thời, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu công tác đào tạo nhân sự trên cơ sở phân tích
các số liệu thu thập được tại Công ty. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã thu thập và đánh
giá ý kiến của người lao động thông qua việc phỏng vấn họ bằng bảng câu hỏi đã lập
sẵn. Từ đó đưa ra nhận xét và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo
trong quản trị nhân sự tại Công ty.


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC................................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ xi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.2 1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4 Cấu trúc đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về Công ty VIET SIN .......................................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu đôi nét về Công ty Viet Sin............................................................ 4
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty .............................................................. 4
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .......................... 5
2.2 Giới thiệu về Phòng đào tạo của Công ty VIET SIN............................................ 6
2.2.1 Giới thiệu khái quát về Phòng đào tạo của Công ty VIET SIN ...................... 6
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo Công ty VIET
SIN ........................................................................................................................... 6
v


2.3 Một số đặc điểm và tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty .......................... 8
2.3.1 Các loại hình kinh doanh của Công ty ............................................................ 8
2.3.2 Thị trường kinh doanh..................................................................................... 8
2.3.3 Xu hướng phát triển ........................................................................................ 8
2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty .................................................... 9
2.4 Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Công ty ...................................................... 10
2.4.1 Thuận lợi ....................................................................................................... 10
2.4.2 Khó khăn ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 12
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 12
3.1.1 Khái niệm đào tạo – phát triển ...................................................................... 12
3.1.2 Lợi ích đào tạo nhân viên .............................................................................. 12

3.1.3 Mục đích của đào tạo – phát triển ................................................................. 12
3.1.4 Phân loại các hình thức đào tạo .................................................................... 13
3.1.5 Những nội dung đào tạo ................................................................................ 15
3.1.6 Quá trình đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.............................................. 17
3.1.7 Mối tương quan giữa đào tạo – thu hút – duy trì nhân lực trong doanh
nghiệp ..................................................................................................................... 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................... 27
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .......................................................... 27
3.2.3 Phương pháp phân tích.................................................................................. 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 29
4.1 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo – phát triển nhân sự tại Công
ty VIET SIN ............................................................................................................... 29
vi


4.1.1 Phân tích thực trạng công tác đào tạo – phát triển nhân sự tại Công ty VIET
SIN ......................................................................................................................... 29
4.1.2 Công tác đào tạo - phát triển đã thực hiện trong năm 2010 của Công ty VIET
SIN ......................................................................................................................... 45
4.2 Ý kiến của CBCNV về công tác đào tạo tại Công ty .......................................... 46
4.3 Một số nhận định về công tác đào tạo – phát triển tại Công ty VIET SIN.......... 60
4.3.1 Ưu điểm ......................................................................................................... 61
4.3.2 Hạn chế.......................................................................................................... 62
4.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển tại Công ty VIET
SIN ............................................................................................................................. 63
4.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo .............................................................................. 63
4.4.2 Xác định đối tượng đào tạo ........................................................................... 63
4.4.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ............................................................................. 64
4.4.4 Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo...................................................... 65

4.4.5 Về đội ngũ giảng viên ................................................................................... 66
4.4.6 Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả đào tạo............................................. 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 67
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 67
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................. 68
5.2.1 Đối với cơ quan nhà nước ............................................................................. 68
5.2.2 Đối với Công ty VIET SIN ........................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bán hàng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ


ĐH Nông Lâm

Đại học Nông Lâm

ĐVT

Đơn vị tính



Giám đốc

HĐTC

Hoạt động tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

LN

Lợi nhuận



Lao động

NXB


Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

TP

Trưởng phòng

TNHH – TM – DV – DL

Trách nhiệm hữu hạn, thương mại, dịch vụ, du lịch

TC – HC

Tổ chức hành chính

TS

Tiến sĩ

Ths

Thạc sĩ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty Qua Hai Năm 2009 – 2010 ............. 9 
Bảng 3.1: Các Hình Thức Đào Tạo Được Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Có Hơn
100 Nhân Viên........................................................................................................................ 16 
Bảng 4.1: Số Lượng Nhân Viên Được Đào Tạo Qua Các Năm ...................................... 40 
Bảng 4.2: Tình Hình Đào Tạo CBCNV Năm 2009 – 2010 .............................................. 41 
Bảng 4.3 Tình Hình Đào Tạo CBCNV Trong Năm 2009 của Công Ty ......................... 42 
Bảng 4.4: Tình Hình Đào Tạo CBCNV Trong Năm 2010 của Công Ty ........................ 42 
Bảng 4.5: Kết Quả Đánh Giá Năng Lực CBCNV qua 2 Năm 2009 – 2010 .................. 43 
Bảng 4.6: So Sánh Tỷ Trọng Các Loại Chi Phí So Với Tổng Chi Phí Quản Trị Nhân
Sự của Công Ty Viet Sin Qua Các Năm ............................................................................. 44 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của Phòng Đào Tạo .................................................................... 7 
Hình 4.1: Quy Trình Đào Tạo. ............................................................................................. 32 
Hình 4.2: Lưu Đồ Quy Trình Đào Tạo ................................................................................ 33 
Hình 4.3: Sơ Đồ Công Tác Đánh Giá Đào Tạo Theo Phương Pháp “4 Cấp Độ” .......... 36 
Hình 4.4: Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Lao Động Được Đào Tạo Qua Các Năm ....... 40 

Hình 4.5: Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng CBCNV Được Cử Đi Đào Tạo Năm 2009 –
2010 ......................................................................................................................................... 41 
Hình 4.6 Tỷ Lệ Nhân Viên Đã Tham Gia Các Khóa Đào Tạo của Công Ty ................. 46 
Hình 4.7 Tỷ Lệ Đánh Giá về Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị trong Các Lớp Đào Tạo
.................................................................................................................................................. 47 

Hình 4.8 Tỷ Lệ Đánh Giá về Tiêu Chuẩn Giảng Viên tại Công Ty ................................ 48 
Hình 4.9 Tỷ Lệ Đánh Giá về Chế Độ Bồi Dưỡng Giảng Viên tại Công Ty................... 49 
Hình 4.10 Tỷ Lệ Đánh Giá về Chế Độ Đối Với Người Được Cử Đi Học...................... 50 
Hình 4.11 Tỷ Lệ Đánh Giá về Phương Pháp Giảng Dạy của Giảng Viên ...................... 51 
Hình 4.12: Tỷ Lệ Đánh Giá về Bầu Không Khí trong Quá Trình Đào Tạo ................... 52 
Hình 4.13 Tỷ Lệ Đánh Giá về Thời Gian của Khóa Đào Tạo .......................................... 53 
Hình 4.14 Tỷ Lệ Đánh Giá về Kế Hoạch Đào Tạo tại Công Ty ...................................... 54 
Hình 4.15 Tỷ Lệ Đánh Giá về Đối Tượng Đào Tạo .......................................................... 55 
Hình 4.16 Tỷ Lệ Đánh Giá của CBCNV về Hình Thức Đào Tạo Phù Hợp Công Ty . 56 
Hình 4.17 Tỷ Lệ Đánh Giá về Nội Dung Khóa Đào Tạo ................................................. 57 
Hình 4.18 Tỷ Lệ Đánh Giá Chung về Chất Lượng của Khóa Đào Tạo .......................... 58 
Hình 4.19 Tỷ Lệ Đánh Giá về Hiệu Quả Làm Việc Sau Đào Tạo .................................. 59 
Hình 4.20 Tỷ Lệ Những Khó Khăn Khi Tham Gia Đào Tạo ........................................... 60 
x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chương trình đào tạo.
Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến CBCNV trong Công ty.

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là sự phân
công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, đây chính là kết quả
của quá trình toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Không thể phủ nhận toàn cầu hoá đã đem lại
cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội phát triển, tuy nhiên đi kèm theo đó là
không ít những khó khăn, thách thức. Nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh
ngày càng gay gắt, nếu các doanh nghiệp không biết làm mới mình thì sớm muộn cũng
sẽ bị đào thải. Để có thể đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó, các doanh
nghiệp cần phải biết phát huy một cách hiệu quả mọi nguồn lực của mình. Để tiến
hành một quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội tụ đủ 3 yếu
tố: Lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong đó, lao động được coi là
nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Quản trị nguồn nhân lực là một công việc phức tạp, khó khăn và là một khâu
công tác quan trọng nhất. Con người không còn là một yếu tố của quá trình sản xuất
mà là nguồn tài sản quý báu của doanh nghiệp, tạo nên sự hùng mạnh và phát triển của
doanh nghiệp. Với vai trò là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, sinh động nhất và cũng
phức tạp nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư, sử dụng, duy trì và phát triển
sao cho đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bất kỳ thời điểm nào và hoàn cảnh nào.
Chính vì thế mà công tác đào tạo nhân sự đóng vai trò quan trọng nhằm tạo ra nguồn
lực phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu chung và định hướng của doanh nghiệp.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu công tác đào tạo nhân sự tại Công
ty TNHH – TM – DV – Du Lịch VIET SIN ” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình.
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2 1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu công tác đào tạo nhân sự tại Công ty Viet Sin và đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Khái quát những vấn đề chung trong công tác đào tạo nhân sự tại Công ty Viet
Sin.
Đề cập sơ lược đến vấn đề phát triển nhân viên khi đào tạo.
Phân tích và đánh giá thực trạng trong công tác đào tạo nhân sự tại Công ty
Viet Sin.
Nhận diện những khó khăn và thuận lợi trong công tác đào tạo nhân sự tại Công
ty.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại Công ty
Viet Sin.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Giới hạn trong một tổ chức là Công ty TNHH – TM – DV – Du Lịch Viet Sin.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập từ 14/02/2011 đến 31/05/2011 để thu thập số liệu nghiên cứu
chủ yếu từ năm 2009 đến năm 2010.
1.4 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên cứu đồng thời xác
định tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả mà
tác giả mong muốn đạt được.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về công ty Viet Sin, qua đó người đọc sẽ có một cái nhìn khái quát
về đối tượng nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2


Trình bày cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong quản trị nhân
sự.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân sự tại công ty Viet Sin.
Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại Công
ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận và kiến nghị đối với Công ty và Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về Công ty VIET SIN
2.1.1 Giới thiệu đôi nét về Công ty Viet Sin
Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn – Thương mại – Dịch vụ - Du lịch
Viet Sin.
Tên giao dịch: Viet Sin Travel – Service – Trading Company Limited.
Trụ sở chính: 333 Trần Hưng Đạo B, Phường 10, Quận 5
Điện thoại: (848)38590676 – 38590667 – 38590668
Fax: (848)38590669
Email:
Website: vietsintravel.com
Mã số thuế: 0309380886
Công ty TNHH – Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Viet Sin (VIETSIN

TRAVEL CO.,LTD) được thành lập theo mã số doanh nghiệp 0309380886 cấp vào
ngày 21 tháng 09 năm 2007.
Sau hơn 4 năm thành lập và phát triển, Viet Sin đã có sự phát triển vượt bậc với
những cột mốc sau:
Năm 2008 Công ty tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng, đồng thời phát triển kinh
doanh thêm về mặt hàng máy vi tính, điện thoại, linh kiện điện tử.
Năm 2009 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Viet Sin tiến
hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu nhân sự để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy,
Viet Sin đã thành lập Phòng đào tạo để đào tạo CBCNV nhằm phục vụ tốt cho khách
hàng. Cuối năm 2009 Viet Sin mở thêm các văn phòng đại diện ở quận 6, quận 8 và
quận 12.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
4


a)Chức năng:
Công ty TNHH – TM – DV – DL Viet Sin là một công ty tư nhân kinh doanh
hoàn toàn độc lập trong phạm vi cho phép của nhà nước.
Công ty Viet Sin có hai chức năng kinh doanh chính là kinh doanh các loại
hàng hóa vật chất và phi vật chất.
b) Nhiệm vụ:
Công ty phải xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình
nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Công ty không ngừng tự nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kinh doanh của mình.
Công ty phải đảm bảo hạch toán đầy đủ, tự kiểm soát trong quá trình thu chi
của mình, phải luôn thực hiện theo những quy định của pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a) Cơ cấu bộ máy tổ chức
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty. Giám đốc là người lãnh đạo cao

nhất, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, đề ra mục tiêu chiến lược cho Công ty, chỉ đạo và điều hành các
văn phòng đại diện và các phòng chức năng.
Phó giám đốc: là người hỗ trợ công việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy
quyền đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế trong một số lĩnh vực, chịu trách nhiệm hỗ
trợ Giám đốc điều hành các văn phòng đại diện và phối hợp với các phòng ban khác
trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty.
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Phòng kế toán tài chính
Thực hiện công việc thu tài chính, kết hợp với phòng nhân sự trong công tác
tiền lương, trả lương đến tay người lao động.
Thiết lập các chứng từ xuất nhập khẩu hàng tồn kho, quản lý hàng hóa, báo cáo
định kỳ hoặc đột ngột về lượng hàng hóa tồn kho cho Giám đốc khi có yêu cầu.
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, hàng hóa, nguồn
vốn.
5


Lập quyết toán tài chính từng tháng, quý và hàng năm theo quy định của Công
ty. Quản lý hồ sơ giấy tờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Phòng kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo theo từng tháng, quý, năm, lập phương án
kinh doanh, theo dõi tiến độ tiêu thụ hàng hóa.
Giúp Giám đốc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám
đốc các mặt hàng mới, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Phòng nhân sự
Thực hiện tham mưu, đề xuất với giám đốc về công tác nhân sự, lao động tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… liên hệ với công ty kí các hợp đồng, các chế
độ chính sách với người lao động.
Thực hiện công tác lao động tiền lương, phối hợp với các phòng ban khác trong

việc tính lương hàng tháng cho CBCNV.
Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự cho Công ty và các văn phòng đại diện.
Số CBCNV được tuyển dụng sẽ đưa về Phòng đào tạo để đào tạo trước khi nhận việc.
2.2 Giới thiệu về Phòng đào tạo của Công ty VIET SIN
2.2.1 Giới thiệu khái quát về Phòng đào tạo của Công ty VIET SIN
Được thành lập từ tháng 2/2009, Phòng đào tạo Công ty Viet Sin chính thức đi
vào hoạt động theo hướng chuyên nghiệp với nhiệm vụ xây dựng chiến lược, tổ chức
thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Công ty Viet Sin.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại bao gồm phòng học đạt tiêu chuẩn, giáo trình luôn
luôn cập nhật, đội ngũ giáo viên toàn thời gian chuyên nghiệp cùng đội ngũ giáo viên
kiêm nhiệm giàu kinh nghiệm. Viet Sin đang dần hoàn thiện chương trình đào tạo
nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo Công ty VIET
SIN
Theo quyết định số 25 ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ban Giám Đốc thì
Phòng Đào tạo Viet Sin có:

6




Chức năng:

Phòng Đào tạo Công ty Viet Sin (sau đây gọi tắt là Phòng Đào tạo) là một đơn
vị trực thuộc khối Nhân sự có chức năng như một đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo
nguồn nhân lực cho các đơn vị trên toàn hệ thống Công ty Viet Sin nhằm đảm bảo chất
lượng nhân sự đáp ứng nhu cầu vận hành và phát triển của Công ty.



Nhiệm vụ:

Đề xuất xây dựng chiến lược đào tạo nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn
nhân lực chuyên nghiệp và đủ trình độ theo đòi hỏi của công việc và sự phát triển
mạng lưới cả về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm việc.
Thiết lập “cơ sở hạ tầng” đào tạo bao gồm toàn bộ chương trình đào tạo, đội
ngũ cán bộ giảng dạy, các quy định chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động đào
tạo đảm bảo tính thống nhất và chuyên nghiệp.
Tiến hành các hoạt động đào tạo bao gồm phân tích nhu cầu, lập kế hoạch, tổ
chức khóa học, đánh giá hiệu quả đào tạo nhằm cải tiến liên tục chất lượng đào tạo.
Các nhiệm vụ khác như phối hợp với bộ phận khác trong Công ty, soạn thảo và
ban hành các tài liệu nội bộ khi được yêu cầu, các nhiệm vụ khác do Ban Điều hành
hoặc Giám đốc Nhân sự giao.


Cơ cấu tổ chức của Phòng Đào tạo:

Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của Phòng Đào Tạo
sPhòng Đào Tạo Công

Ty Viet Sin

Bộ phận
Đào tạo
Chuyên
môn
Nghiệp
vụ

Bộ phận

Đào tạo
Ngoại
ngữ, Tin
học

Bộ phận
Đào tạo
kỹ năng
(Kỹ năng
Quản lý
và các kỹ
năng
mềm
khác)

Bộ phận
Kế
hoạch,
Hành
chính

Mạng
lưới Cán
bộ giảng
dạy kiêm
nhiệm tại
các đơn
vị

Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Viet Sin

7




Cơ cấu nhân sự của Phòng đào tạo

Phòng Đào tạo có Trưởng phòng, một số Phó phòng, các trưởng bộ phận, các
chuyên viên, nhân viên.
Trưởng phòng Đào tạo có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Phòng Đào
tạo và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Giám đốc Nhân sự về các nhiệm vụ được
giao.
Trưởng phòng Đào tạo do Giám đốc Viet Sin bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề
nghị của Giám đốc Nhân sự. Các chức danh khác theo quy định của Công ty.
Các cán bộ giảng dạy được cấp chứng chỉ do Giám đốc Công ty ký.
2.3 Một số đặc điểm và tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty
2.3.1 Các loại hình kinh doanh của Công ty


Loại hình kinh doanh phi vật chất: Công ty nhận làm đại lý du lịch, đại

lý vé máy bay, vé tàu, vé xe, book tour trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Công ty
cũng nhận làm dịch vụ hỗ trợ giáo dục như: tư vấn du học, tư vấn các vấn đề liên quan
tới giáo dục,…


Loại hình kinh doanh vật chất: Công ty cũng kinh doanh các loại hàng

hóa như: bán buôn máy vi tính, điện thoại, thiết bị ngoại vi và phần mềm, linh kiện
điện tử, viễn thông,…

2.3.2 Thị trường kinh doanh
Công ty kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước, tìm mua các nguồn
hàng với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng ở nước ngoài về bán lại ở thị trường
Việt Nam và ngược lại.
Công ty nhận làm đại lý du lịch, vé máy bay,… cho các công ty khác trong và
ngoài nước.
2.3.3 Xu hướng phát triển
Hiện nay công ty đang từng bước phát triển đi lên theo hướng thâm nhập ngày
càng sâu rộng vào thị trường trong và ngoài nước. Công ty không ngừng cải tiến chất
lượng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Viet Sin hoạt động với phương châm khách
hàng là bạn, là “thượng đế”, là đối tác tiềm năng đem lại nguồn thu nhập, lợi nhuận
cho nó. Vì thế, Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên của mình để đem
lại sự hài lòng cho khách hàng.
8


2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1 Bảng Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty Qua Hai Năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: 1,000,000đ
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Tổng doanh thu

98,230

120,500


1.

Doanh thu BH và cung cấp DV

98,230

120,500

2.

Giá vốn hàng bán

86,100

102,100

3.

Lãi gộp

12,130

18,400

4.

LN từ HĐTC

(185)


(245)

-

Thu nhập tài chính

60

75

-

Chi phí tài chính

245

320

5.

Chi phí bán hàng

5,670

8,485

6.

Chi phí quản lý DN


2,690

5,645

7.

LN thuần từ HĐKD

3,585

4,025

8.

Thu nhập từ hoạt động khác

63

98

-

Thu nhập khác

75

116

-


Chi phí khác

12

18

9.

Tổng LN trước thuế

3,648

4,123

10.

Thuế TNDN

912

1,030.75

11.

LN sau thuế

2,736

3,092.25

Nguồn: Phòng KT – TC

Từ bảng kết quả kinh doanh của Công ty Viet Sin ta thấy, lợi nhuận sau thuế
của Công ty năm 2010 tăng 356.25 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó:
-

Giá vốn hàng bán năm 2010 giảm 16,000 triệu đồng so với năm 2009.

Điều này cho thấy phòng kinh doanh của Công ty đã làm việc hiệu quả khi tìm ra
nguồn cung cấp hàng hóa với giá cả thấp hơn năm trước. Vì vậy, khả năng cạnh tranh
của Công ty sẽ có lợi hơn do giá vốn hàng bán giảm thì chi phí sẽ giảm, dẫn tới giá
thành sản phẩm giảm theo.
-

Chi phí bán hàng năm 2010 tăng lên 2,815 triệu đồng và chi phí quản lý

doanh nghiệp tăng 2,955 triệu đồng so với năm 2009. Điều này chứng tỏ Công ty ngày
9


càng quan tâm đến chất lượng về dịch vụ bán hàng và công tác quản lý để phục vụ tốt
hơn cho khách hàng của mình.
-

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng 440 triệu đồng

so với năm 2009. Điều này là do Công ty đã thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản
phẩm do giá vốn hàng bán giảm và tăng cường công tác quản lý, thực hiện dịch vụ bán
hàng tốt hơn để đem lại lợi nhuận cao hơn từ hoạt động kinh doanh.
-


Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, kém hiệu quả hơn so với năm 2009

nên không thu được thêm lợi nhuận cho Công ty.
-

Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng nhẹ (35 triệu đồng) so với năm 2009.

Khoản tăng này cũng đóng góp một phần vào tổng mức tăng lợi nhuận sau thuế của
Công ty.
Nhìn chung năm 2010 công ty đã hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so
với năm 2009 do công ty đã chú trọng đầu tư nhiều hơn vào hoạt động bán hàng và
hoạt động quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng còn những yếu tố làm
giảm lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, công ty nên phát huy hơn nữa những ưu thế và khắc
phục những hạn chế để đem lại lợi nhuận cao hơn ở những kỳ kinh doanh kế tiếp.
2.4 Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Công ty
2.4.1 Thuận lợi
Trước nền kinh tế hội nhập thì nhu cầu đi lại của khách hàng ngày càng nhiều
và nhu cầu sử dụng các trang thiết bị công nghệ cao phục vụ cho công việc cũng tăng.
Điều này cũng mang lại không ít lợi thế cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào nề nếp, bộ máy tổ chức, nhân sự từng
bước được kiện toàn giúp phát huy hiệu quả và nâng cao hiệu suất làm việc của người
lao động.
Đã thành lập thêm các văn phòng đại diện để phát triển mở rộng hoạt động kinh
doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.
Đã có khách hàng quen tin tưởng và thường xuyên ủng hộ công ty.
2.4.2 Khó khăn
Nền kinh tế mở cửa cũng đồng nghĩa với môi trường kinh doanh cạnh tranh gay
gắt hơn. Đây cũng là một trong những khó khăn mà công ty phải đương đầu.
10



Thị trường tiền tệ ngày càng được thắt chặt, lãi suất ngân hàng cho vay ngày
càng cao gây không ít khó khăn cho công ty.
Số khách hàng quen ủng hộ công ty cũng chưa nhiều lắm nên cũng ảnh hưởng
không ít đến hoạt động kinh doanh tại đây.
Yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của khách hàng ngày càng cao nên công ty phải
không ngừng cải thiện để đáp ứng khách hàng.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm đào tạo – phát triển
Đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức căn bản, hay huấn luyện, nâng
cao kỹ năng thành thạo nghề nghiệp cho công nhân viên để họ hoàn thành tốt nhiệm
vụ hiện tại hoặc phù hợp với nhiệm vụ trong tương lai của tổ chức.
Các khái niệm đào tạo, phát triển đều đề cập đến một quá trình tương tự: Quá
trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các
quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân.
Điểm tương đồng giữa đào tạo và phát triển là chúng đều có các phương pháp
tương tự, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức,
kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công
việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực
hiện tốt công việc hiện tại. Còn phát triển nhân viên nhằm chú trọng lên các công việc
tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp. Khi một người được thăng tiến các chức vụ
mới, họ cần có những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của công việc. Công

tác phát triển nhân viên sẽ giúp cho các cá nhân chuẩn bị sẵn các kiến thức, kỹ năng
cần thiết đó.
3.1.2 Lợi ích đào tạo nhân viên
Đào tạo giúp bù đắp những khiếm khuyết của giáo dục cơ sở. Bên cạnh đó,
công việc đòi hỏi những đặc thù về công nghệ, phải có đào tạo thì nhân viên mới đáp
ứng được cho công việc. Hơn nữa, những kiến thức và kỹ năng trong trường học đã
mau chóng bị lạc hậu. Do đó, đào tạo sẽ giúp bổ trợ và phát triển những kiến thức
cũng như kỹ năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.
3.1.3 Mục đích của đào tạo – phát triển
12


Trong các tổ chức, vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm:
Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đăc biệt khi nhân viên
thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận
được công việc mới.
Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên. Giúp họ có thể áp dụng
thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương
pháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ
thuật và môi trường kinh doanh.
Giải quyết các vấn đề của tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà
quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công
đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh
nghiệp có hiệu quả.
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp,các chương
trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với
môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển

giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay
thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.
Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng
chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được
nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn,
có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
3.1.4 Phân loại các hình thức đào tạo
Trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại hình thức đào tạo khác nhau:

13


×