Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TM DV THỜI TRANG THÚY NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.43 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VÕ THỊ THƠ

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH TM DV THỜI TRANG THÚY NGA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VÕ THỊ THƠ

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH TM DV THỜI TRANG THÚY NGA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phương Pháp Nghiên Cứu
Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ
Thời Trang Thúy Nga” do Võ Thị Thơ, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Phan Thị Giác Tâm
Người hướng dẫn

Ngày

năm

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói là với cha mẹ và gia đình tôi. Những
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc trưởng
thành. “Con xin cảm ơn cha mẹ, anh chị, em gái đã động viên con trong thời gian qua,
giúp con nỗ lực hơn và tạo mọi điều kiện để con có thể hoàn thành tốt bài khóa luận
này”.
Trong suốt bốn năm học vừa qua là khoảng thời gian không dài nhưng cũng
không ngắn để bất cứ một ai có thể tự trang bị cho mình một phần vốn kiến thức
chuyên môn. Đối với tôi, để có được những kiến thức ấy đòi hỏi phải có sự nỗ lực học
tập, tư duy và đào sâu nghiên cứu cũng như sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình từ các
giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đặc biệt là các giảng viên ở khoa
Kinh Tế giúp chúng tôi có thể tiếp thu cũng như ứng dụng những kiến thức được học
vào bài Khóa Luận Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt những kiến
thức đó vào trong thực tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Phan
Thị Giác Tâm đã giúp đỡ và đưa ra những nhận xét cùng ý kiến đóng góp để giúp tôi
có định hướng đúng dắn về bài khóa luận của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các
Cô Chú và các Anh Chị ở các phòng ban, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng
kinh doanh thuộc công ty TNHH TM DV Thời Trang Thúy Nga đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty cũng
như việc thu thập những số liệu cần thiết.
Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã
được sử dụng trong khóa luận này.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thơ


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ THƠ. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của
Công Ty TNHH TM DV Thời Trang Thúy Nga”.
VO THI THO. July 2011. “ Evaluate the Competitive Ability of Thuy Nga
fashion trading services company limited”.
Khóa luận tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH TM DV Thời
Trang Thúy Nga, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong từng hoạt động. Trên cơ sở
đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược cạnh tranh của công ty.
Phương pháp thực hiện khóa luận là : thu thập và xử lí số liệu từ sổ sách, chứng từ
và báo cáo của công ty qua 3 năm 2008-2009-2010 (số liệu thứ cấp). Tham khảo tài liệu
sách báo, tạp chí, internet, các luận văn tốt nghiệp của các khóa trước. Điều tra 50 khách
hàng thông qua bảng câu hỏi.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng công ty có nhiều điểm mạnh và cơ hội để
cạnh tranh trên thị trường như: chất lượng, mẫu mã sản phẩm được nhiều người ưa
chuộng; đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp; nhu cầu khách hàng sử
dụng hàng thời trang cao cấp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn những điểm
yếu phải khắc phục cũng như những đe dọa mà công ty gặp phải cụ thể là công ty chưa
có bộ phận marketing hoạt động chuyên biệt, nguồn vốn chủ sở hữu quá ít, có nhiều đối
thủ

cạnh

tranh

trong




ngoài

nước



các

đối

thủ

tiềm

năng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ viii
Danh mục các bảng..............................................................................................................ix
Danh mục các hình ...............................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2
1.3. Phạm Vi Nghiên Cứu .............................................................................................2

1.4. Cấu Trúc Của Khóa Luận ..........................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .................................................................................................4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan .......................................................... 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..............................................................................5
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................5
2.2.2. Loại hình doanh nghiệp, quy mô ........................................................................5
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty TNHH TM DV thời trang Thúy
Nga ................................................................................................................................6
2.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý ........................................................................................6
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 9
3.1. Cơ Sở Lý Luận ...........................................................................................................9
3.1.1. Cạnh tranh ...........................................................................................................9
3.1.2. Năng lực cạnh tranh ............................................................................................9
3.1.3. Lợi thế cạnh tranh .............................................................................................10
3.1.4. Vai trò của cạnh tranh .......................................................................................10
3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 11
3.1.6. Các phối thức cạnh tranh...................................................................................15
3.1.7. Các công cụ phân tích cạnh tranh .....................................................................20
3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................21
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..............................................................21
3.3.2. Phương pháp phân tích ......................................................................................22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................23
4.1. Phân tích môi trường vĩ mô .....................................................................................23
4.1.1. Nhân tố kinh tế ..................................................................................................23
4.1.2. Nhân tố chính trị................................................................................................23
4.1.3. Nhân tố xã hội ...................................................................................................24
4.1.4. Vị trí và điều kiện tự nhiên ...............................................................................25
4.2. Phân tích môi trường vi mô .....................................................................................25
4.2.1. Hoạt động tài chính ...........................................................................................25
4.2.2. Nguồn nhân lực .................................................................................................28

4.2.3. Nghiên cứu và phát triển ...................................................................................30
vi


4.2.4. Marketing ..........................................................................................................30
4.2.5. Dịch vụ, phương pháp phục vụ khách hàng ......................................................30
4.3. Phân tích cạnh tranh .................................................................................................31
4.3.1. Môi trường cạnh tranh.......................................................................................31
4.3.2. Các phối thức cạnh tranh qua đánh giá của khách hàng ................................. 33
4.4. Các công cụ đánh giá chiến lược cạnh tranh .......................................................36
4.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .........................................................36
Bảng 4.7. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài ...............................................36
4.4.2. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong .................................................37
4.4.3. Ma trận SPACE .................................................................................................39
4.4.4. Ma trận SWOT ..................................................................................................41
4.5. Đánh giá và đề xuất chiến lược................................................................................42
4.5.1. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức .........................................................42
4.5.2. Thành tựu đạt được và những hạn chế ..............................................................43
4.5.3. Đề xuất chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty .................... 43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................49
............................................................................................................................................49
5.1. Kết luận ....................................................................................................................49
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................49
5.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước ................................................................................49
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty..................................................................................50

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

ATM

Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

CA

Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage)

DV

Dịch vụ

EFE

Ma Trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation
Matrix)

ES

Sự ổn định môi trường (Environmental Stability)

FS

Sức mạnh tài chính (Financial Strength)


IFE

Ma Trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation
Matrix)

IS

Sức mạnh ngành (Industrial Strength)

R&D

Nghiên cứu và phát triển ( Research and Development)

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

SPACE

Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (Strategic Position
and Action Evaluation)

SWOT

Ma trận đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của
công ty (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

TNDN

Thu nhập cá nhân


TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TM

Thương mại

USD

Đồng đô la Mỹ ( United States dollar)

WTO

Tổ chức Thương Mại Thế Giới ( World Trade Organisation)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty qua các năm

25

Bảng 4.2. Doanh thu của công ty qua 3 năm gần nhất

26


Bảng 4.3. Chi phí của công ty qua các năm

27

Bảng 4.4. Lợi nhuận công ty qua các năm

28

Bảng 4.5. Thông tin khách hàng của công ty

33

Bảng 4.6. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm

34

Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

36

Bảng 4.8. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

37

Bảng 4.9. Ma trận SPACE

39

Bảng 4.10. Ma trận SWOT


41

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

7

Hình 3.1. Mô Hình 5 Năng Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter

13

Hình 4.1. Nhận xét của khách hàng về phong cách phục vụ của nhân viên

31

Hình 4.2. Nhận xét của khách hàng về giá cả sản phẩm

34

Hình 4.3. Đánh giá của khách hàng về cách bố trí cửa hàng

35

Hình 4.4. Cấu trúc ma trận SPACE

40


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành thời trang thế giới nói chung và nước ta nói riêng hiện nay là một ngành
khá phổ biến.Thời trang là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người, giờ đây không những
chỉ cần đủ mặc mà còn làm sao để mặc đẹp, mặc “không đụng hàng”. Nắm bắt được tâm
lý này, các hãng, các công ty kinh doanh thời trang trong nước và nước ngoài đua nhau
ra đời ở Việt Nam để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của từng lứa tuổi và từng mức thu
nhập khác nhau của khách hàng. Do đó, thời trang nước ta là một trong những ngành
đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Trong tình hình cạnh tranh đó, các doanh nghiệp
đang chạy đua từng ngày về nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm để làm sao
có đươc sản phẩm chất lượng mà vẫn duy trì được mức giá phù hợp; đó là điều rất quan
trọng hiện nay, sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu
dài. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng ngành thời trang nước ta vẫn còn yếu kém, khó
có thể cạnh tranh với các hãng thời trang nước ngoài vào Việt Nam. Mặc dù vậy,với
những gì đã đạt được, Thúy Nga cho ta thấy được khả năng cạnh tranh của một số hãng
thời trang trong nước. Không bằng lòng với kết quả hiện tại, công ty luôn cố gắng đầu tư
nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, phù hợp với nhu cầu hiện nay để đáp
ứng khách hàng, hoàn thiện khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì thế, trước sự cạnh
tranh khốc liệt của ngành thời trang đòi hỏi công ty phải có một cái nhìn rõ hơn, cụ thể
hơn về khả năng cạnh tranh của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp thời trang trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa, được sự đồng ý của khoa Kinh



tế trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của công ty TNHH TM DV
Thúy Nga, và sự hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM DV thời trang Thúy Nga. Đề tài nhằm tìm
hiểu những thành công và những hạn chế cần khắc phục của công ty trong thời gian qua,
đồng thời qua việc nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục hạn chế đó.
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong thời gian qua và các chiến lược cạnh tranh
sắp tới của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp các chiến lược về cạnh tranh của công ty TNHH TM DV thời trang
Thúy Nga vào thời điểm nghiên cứu.
- Phân tích các áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Những thành công và hiệu quả đã đạt được trong thời gian qua.
- Những hạn chế và khó khăn trong năng lực cạnh tranh của công ty.
- Các biện pháp, chiến lược cụ thể nhằm hoàn thiện khả năng cạnh tranh của công
ty.
1.3. Phạm Vi Nghiên Cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài sẽ thực hiện tại công ty TNHH TM DV thời trang
Thúy Nga qua việc nghiên cứu và tìm hiểu năng lực cạnh tranh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty trong
ba năm gần nhất và chiến lược cạnh tranh trong tương lai.
- Đề tài đã thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011
1.4. Cấu Trúc Của Khóa Luận
Khóa luận gồm có 5 chương. Đầu tiên là nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu. Tiếp theo, khóa luận giới thiệu tổng quan và sơ lược về tài liệu nghiên cứu có
liên quan và về công ty. Thứ ba là đề cập đến những khái niệm và lý thuyết cơ bản về
cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty. Sau đó sẽ phân tích
chi tiết về các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời giới thiệu
2



điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường cạnh tranh của công ty. Cuối cùng, khóa luận đưa
ra kết luận và một số kiến nghị để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển
bền vững trong tương lai.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tham khảo một số tài liệu nghiên cứu trước
có liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau:
Nguyễn Thị Thúy (2005) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của một công ty may xuất khẩu và các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp như chỉ tiêu về thị phần của doanh nghiệp, chỉ tiêu về khả năng
sinh lãi. Đề tài chỉ nghiên cứu chủ yếu các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh
nghiệp và chưa chú trọng nhiều đến các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh
nghiệp, chưa nghiên cứu tầm ảnh hưởng của khách hàng đối với năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Cao Văn Viên (2008) đã phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; các phối thức cạnh tranh như cạnh tranh giá,
cạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh bằng chiến lược chiêu thị cổ động, cạnh tranh bằng
chiến lược phân phối; các công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như ma
trận SWOT, ma trận IEF, ma trận EFE, ma trận SPACE từ đó thấy được năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa cho thấy được khách hàng ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào.
Trần Thị Trúc Uyên (2008) đã nghiên cứu khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến

năng lực cạnh tranh của một công ty tư vấn xây dựng, đề tài cũng nghiên cứu các phối
thức cạnh tranh, công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để đi đến kết
luận về năng lực cạnh tranh của công ty và từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm


nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. Tuy nhiên, đề tài này vẫn chưa cho thấy được
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá dưới con mắt khách hàng như thế
nào.
Các nghiên cứu trước về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã nghiên cứu sâu
vào môi trường bên trong (môi trường vi mô) và môi trường bên ngoài (môi trường vĩ
mô) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nghiên cứu những điểm mạnh
và điểm yếu của doanh nghiệp , các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải dể từ
đó thấy được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các đề tài nghiên
cứu này vẫn chưa cho thấy được tầm ảnh hưởng của khách hàng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp hay phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới con mắt
khách hàng. Theo tiến sĩ Hà Nam Khánh Giao thì “Năng lực cạnh tranh cần được đánh
giá từ cặp mắt khách hàng và đồng thời là mục đích mà doanh nghiệp tiến hành cạnh
tranh”. Do đó, nghiên cứu của tôi sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề này.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ thời trang Thúy Nga được thành lập vào năm
2005 dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân do bà Lê Thị Thúy Nga làm chủ doanh nghiệp.
Đến năm 2008, doanh nghiệp chuyển sang hình thức trách nhiệm hữu hạn theo quyết định
số 0302215937 ngày 20 tháng 10 năm 2008 của sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
với tên giao dịch trên thị trường là công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ thời trang
Thúy Nga với giám đốc mới là ông Võ Thanh Dũng.
2.2.2. Loại hình doanh nghiệp, quy mô
Tên giao dịch trong nước: công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ thời trang Thúy Nga.
Tên đối ngoại: Thuy Nga fashion trading services company limited
Tên viết tắt: Thuy Nga fashion co., ltd

Địa chỉ: số 7 công trình Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 8570945
Email:
Website: www.thuyngadesign.com
5


Ngành nghề kinh doanh: bán lẻ quần áo thời trang công sở, đầm dạ hội cao cấp tại các
showroom.
Mã số doanh nghiệp: 4102066039
Người đại diện pháp lý: Võ Thanh Dũng.
Vốn điều lệ: 1 000 000 000 đồng.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty TNHH TM DV thời trang Thúy
Nga
- Tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trước xã hội và khách hàng, đảm bảo sự
thành công nhất trí trong nội bộ của công ty để hoàn thành sứ mệnh phát triển thị trường,
ổn định và bền vững. Do môi trường kinh doanh luôn biến động nên phải nghiên cứu ,
phát triển lĩnh vực chủ yếu để đạt mức lợi nhuận, tăng doanh số bán, năng suất cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
- Đưa thương hiệu thời trang Thúy Nga design đến với nhiều khách hàng trong lĩnh
vực thời trang cao cấp.
- Nâng cao toàn diện chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu
giải quyết.
- Đầu tư đào tạo tuyển dụng mới: Đào tạo nhân viên bán hàng yếu kém, nâng cao
năng lực và khả năng bán hàng, để trở thành chuyên nghiệp hơn.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức

6



Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức

Nguồn: phân tích tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm toàn bộ hiệu quả kinh doanh của công ty,
chịu trách nhiệm về các hợp đồng kinh tế , có quyền quyết định toàn bộ kế hoạch chiến
lược kinh doanh. Đồng thời phân bổ nguồn lực cho các phòng ban. Kí hợp đồng thương
mại, ấn định mức lương thưởng, phú lợi theo đúng pháp luật Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam .
Phòng Kế Toán :Thống kê phân tích đánh giá và nắm bắt tình hình kinh doanh của
công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch kinh doanh thời gian
tới.
7


Phòng kinh doanh : làm tham mưu cho giám đốc về các chiến lược phát triển thị
trường, tăng doanh thu bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phân phối hàng hoá
cho thị trường .
Hệ thống các cửa hàng : trưng bày hàng mẫu, bán hàng, giải quyết thắc mắc của
khách hàng.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ Sở Lý Luận
3.1.1. Cạnh tranh

Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế
tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh
tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.(Nguồn:
_tranh_(kinh_doanh))
Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường,
nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được
lợi nhuận cao nhất.
3.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của một chủ thể chính là khả năng phát huy sức mạnh, những
khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể đó,chứ không phải của một chủ thế khác. Và năng
lực này chỉ có thể bộc lộ ra ngoài khi nó được khai thác và sử dụng.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp
dụng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay năng lực cạnh tranh nói chung được định
nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.Ở đề tài này, chúng ta chỉ đề cập
đến năng lực cạnh tranh trên cấp độ doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng


để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên
trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại
và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường .
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các
yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính băng các
tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp mà năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị
trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng

có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt
được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các
sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy
sinh thị trường mới.
3.1.3. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để nắm
bắt cơ hội, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một
doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ
mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có
nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không
có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
3.1.4. Vai trò của cạnh tranh
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp
dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện
10


cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường
trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải
tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn,
có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người
tiêu dùng.
Bên cạnh đó cạnh tranh còn đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế đất
nước. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các doanh nghiệp đã không ngừng nghiên
cứu, tìm hiểu và áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh do đó tình

hình sản xuất được phát triển. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức
mà Nhà nước sử dụng để chống đôc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn
những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ.
3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Môi trường vĩ mô
- Nhóm nhân tố kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động trên các lĩnh vực tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Tỷ giá hoái đối: khi tỷ giá hoái đối giảm, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp sẽ tăng lên trên thị trường quốc tế vì khi đó giá bán của doanh nghiệp thấp hơn giá
bán của đối thủ canh tranh của các nước khác.
+ Lãi suất ngân hàng: khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất cao
làm cho giá thành sản phẩm tăng lên từ đó làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
sẽ giảm so với đối thủ cá tiềm lực về vốn.
- Nhân tố chính trị- pháp luật: chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt

11


động trong lĩnh vực xuất khẩu. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả.
- Khoa học kỹ thuật công nghệ: nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định
đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và
giá cả. Khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh
nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học cao.
- Văn hóa xã hội: phong tục tập quán, thị hiếu lối sống, thói quen tiêu dùng, tôn
giáo tín ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tham gia và
từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào các thị
trường khác nhau.

- Các nhân tố tự nhiên: gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của quốc gia, môi
trường thời tiết khí hậu. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp
cho doanh nghiệp giảm được chi phí, có điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị
trường. từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Môi trường ngành
- Đối thủ tiềm năng: Là các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp một cách gián tiếp
hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Do đó, các doanh nghiệp cần phải bảo
vệ vị thế cạnh tranh của mình và ngăn cản sự tấn công từ bên ngoài bằng các chính sách,
quyết định hợp lý.
- Nguồn cung ứng: Là các nguồn nguyên vật liệu, tài chính và lao động có mối đe
doạ cho các doanh nghiệp khi người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng
các hình thức như: tăng giá hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ cung ứng
cho nên đây là vấn đề cần được quan tâm cho một chiến lược lâu dài của bất cứ doanh
nghiệp nào.
- Đối thủ cạnh tranh nội bộ ngành: Đây là áp lực thật sự cho các doanh nghiệp vì
nó đe doạ trực tiếp đến doanh nghiệp, khi áp lực này càng cao thì nó có thể đe doạ đến vị
trí và sự tồn tại của doanh nghiệp, cho nên, mỗi doanh nghiệp phải tự đưa ra cho mình
một định hướng đúng đắn để phát triển. Chính vì thế, sẽ có những nỗ lực nhất định cho
các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ cạnh tranh cũng phụ thuộc nhiều vào số lượng
12


doanh nghiệp tham gia trong ngành, cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành. Càng có
nhiều doanh nghiệp tham gia thì áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị này càng gay gắt.
- Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của
doanh nghiệp trong ngành. Sự ra đời của sản phẩm thay thế sẽ làm giảm tính cạnh tranh
của sản phẩm đang sử dụng bởi những sản phẩm thay thế ra đời sau nên có nhiều lợi thế
về công dụng và chất lượng cũng cao hơn. Đây là áp lực mang tính chiến lược nhằm làm
đa dạng hoá các sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú của người tiêu dùng.

- Khách hàng: là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các nhà phân phối sản
phẩm đến các người tiêu dùng, như các nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Khách hàng có thể
được xem như một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc khi họ yêu
cầu dịch vụ tốt hơn mà có thể dẫn đến tăng chi phí hoạt động.
Hình 3.1. Mô Hình 5 Năng Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter

Nguồn: />
13


c) Môi trường bên trong
c1) Hoạt động tài chính
Điều kiện tài chính được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của
công ty. Để xây dựng các chiến lược cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính
của tổ chức.
Khả năng thanh toán, đòn cân nợ, vốn luân chuyển, lợi nhuận, lượng tiền mặt, vốn
cổ phần của công ty .v.v…,thường có thể làm cho chiến lược tổng thể của công ty khả
quan hơn.
Đây có thể là những tiêu thức quan trọng để đánh giá vị trí tài chính của công ty,
bởi các tiêu thức tài chính này thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại hay việc thực
hiện các kế hoạch.
c2) Nghiên cứu và phát triển
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển tại mỗi
công ty là không thể thiếu. Đây là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện
nay. Một công ty có tổ chức nghiên cứu về thị trường sẽ giúp cho đơn vị chủ động hơn
trong hoạt động kinh doanh của mình.
c3) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp. Vì chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa chọn và kiểm tra
các chiến lược của doanh nghiệp và để có kết quả tốt thì không thể thiếu những con người

làm việc hiệu quả. Khi phân tích về nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chú ý những
nội dung: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ
công nhân viên, các chính sách nhân sự của doanh nghiệp, khả năng cân đối giữa mức độ
sư dụng nhân công ở mức tối đa và tối thiểu, năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của
ban lãnh đạo cao nhất.
c4) Marketing:
Marketing có thể miêu tả như là một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thoả
mãn các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Marketing bao gồm bốn
chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và
14


chiêu thị cổ động. Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị có
cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh
của đơn vị mình.
c5) Dịch vụ sau bán hàng
Để nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng về hàng hóa
của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội
dung hoạt động dịch vụ sau bán gồm: hướng dẫn cách sử dụng hàng hóa, lắp đặt, sửa
chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế…
Qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp nắm bắt được hàng hóa của mình có đáp
ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng không để từ đó ngày càng hoàn thiện và
đổi mới sản phẩm của mình. Do vậy, dịch vụ sau bán là một biện pháp rất tốt tăng uy tín
trong cạnh tranh.
3.1.6. Các phối thức cạnh tranh
a) Cạnh tranh sản phẩm
Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính hóa học, vật lý có thể
quan sát được, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất và là vật mang lại giá trị sử
dụng.
Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa vào thị

trường để tạo ra chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một yêu cầu hay
ước muốn. Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ, những con người, những tổ chức,
những địa điểm và những ý tưởng.
Ngày nay người tiêu dùng khi mua một sảm phẩm không chỉ chú ý đến giá trị sử
dụng mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của sản phẩm như sự trang trọng, sự tiện
lợi và tính thời trang.
Các thành phần của sản phẩm:
- Phần cốt lõi
- Phần mục tiêu
- Phần bổ sung

15


×