Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO Ô NHIỄM KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN VĂN SÁNG

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO Ô NHIỄM
KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN VĂN SÁNG

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO Ô NHIỄM
KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Giá Tổn Hại Giá Trị Nhà Đất Do Ô
Nhiễm Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh” do Trần Văn
Sáng sinh viên khóa 2007 - 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng, đã bảo vệ thành
công trƣớc hội đồng vào ngày ______________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Ngƣời hƣớng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thƣ kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này trƣớc hết con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
ba mẹ ngƣời đã có ơn sinh thành, dƣỡng dục và luôn ở bên con, ủng hộ, hi sinh cho
con để con có ngày hôm nay. Thật may mắn và hạnh phúc biết bao khi con đƣợc sinh
ra và trƣởng thành trong tình yêu thƣơng của ba mẹ!
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trƣờng Đại
Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm, ngƣời đã hết lòng quan tâm giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Trần Nam, anh Nguyễn Quang Tiến
lớp KM32, Chị Dung phòng tiếp dân ở Chi Cục Môi Trƣờng cùng các anh chị công tác
tại Cục Tài Nguyên Môi Trƣờng Thành Phố và những hộ dân sống xung quanh khu
vực kênh Nhiêu Lộc đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thực tập.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những ngƣời đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng nhƣ trong suốt quá trình học tập.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh Viên
Trần Văn Sáng



NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN VĂN SÁNG. Tháng 4 năm 2010. “Đánh Giá Tổn Hại Giá Trị Nhà
Đất Do Ô Nhiễm Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, TP. Hồ Chí Minh.”.
TRAN VAN SANG. April 2010. “Estimation The Damage Of Land And
Housing Value Due To The Pollution Of Nhieu Loc Thi Nghe, Binh Thanh
District, HCM City”.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng quá lớn. Hiện trạng nƣớc thải không đƣợc xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông
ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chƣa có hệ thống
xử lý nƣớc thải là một thực trạng đáng báo động. Những tổn hại do ô nhiễm này rất
lớn, gây ảnh hƣờng đến hệ sinh thái, sức khỏe của ngƣời dân, làm mất mỹ quan đô thị
và giảm giá trị nhà đất.
Đề tài tiến hành đánh giá tổn hại giá trị nhà đất do ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc Thị
Nghè, với nguồn số liệu thứ cấp về giá nhà đất từ các phòng giao dịch bất động sản và
nguồn số liệu sơ cấp từ điều tra 50 hộ dân sống quanh khu vực kênh. Để có đƣợc mục
tiêu mà đề tài đƣa ra thì nghiên cứu đã sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả,
phƣơng pháp xử lí số liệu và phƣơng pháp giá hƣởng thụ để xác định giá trị của thuộc
tính môi trƣờng thông qua giá của căn nhà. Từ đó xác định đƣợc trung bình thiệt hại
nhà đất cho mỗi quan sát do ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là 174056
USD/năm, tổng thiệt hại tính cho tất cả các hộ ảnh hƣởng là 721709793USD/năm.
Đây cũng chỉ là một phần thiệt hại do ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc này đến các hộ dân
sống xung quanh con kênh, ngoài ra nó còn gây ảnh hƣởng đến sức khỏe, mỹ quan khu
đô thị. Với giá trị thiệt hại này góp phần cho các nhà chính sách đƣa ra những quyết
định chính xác để cải tạo con kênh.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. x
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3

1.4.

Bố cục của luận văn ...........................................................................................3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................4

2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...........................................................................5


CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 10
3.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................10

3.1.1.

Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .........................................................................10

3.1.2.

Nƣớc thải ...................................................................................................11

3.1.3.

Các phƣơng pháp định giá chất lƣợng môi trƣờng ...................................15

3.1.4.

Cách xác định giá nhà cho các hộ điều tra ................................................20

3.1.5.

Cách xác định thuộc tính môi trƣờng ........................................................21

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................22

3.2.1.


Phƣơng pháp thu thập dự liệu ...................................................................22

3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................23

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 33
4.1.

Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm .........................................................33

4.1.1.

Tổng quan thực trạng ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ....................33

4.1.2.

Nguyên nhân ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ..................................35

v


4.2.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...............................................................................36

4.2.1.

Trình độ học vấn .......................................................................................36


4.2.2.

Độ tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn .................................................................37

4.2.3.

Các đặc điểm Kinh Tế - Xã Hội của hộ điều tra .......................................38

4.2.4.

Nhận thức của ngƣời đƣợc phỏng vấn về mức độ ô nhiễm của kênh .......38

4.2.5.

Ảnh hƣởng ô nhiễm kênh đối với đời sống sinh hoạt ngƣời dân ..............39

4.3.

Đánh giá tổn hại nhà đất do ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè .................40

4.3.1.

Đặc điểm nhà đất trong khu vực ...............................................................40

4.3.2.

Đánh giá thiệt hại nhà đất bằng phƣơng pháp giá hƣởng thụ (hedonic

pricing method) .......................................................................................................44

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 51
5.1.

Kết luận ............................................................................................................51

5.2.

Kiến nghị ..........................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CVM

Phƣơng Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên

CM

Phƣơng Pháp Mô Hình Chọn Lựa


HPM

Phƣơng Pháp Giá Hƣởng Thụ

WTP

Giá Sẵn Lòng Trả

WTA

Giá Sẵn Lòng Chấp Nhận

MWTP

Giá Sẵn Lòng Trả Biên

Db

Desibel

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các Thông Số Tiêu Chuẩn Nƣớc Thải.......................................................... 13
Bảng 3.2. Bảng kỳ vọng các biến đƣa vào mô hình ...................................................... 26
Bảng 3.3. Kỳ vọng các biến .......................................................................................... 29
Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc năm 2009 – 2010 ................................... 33

Bảng 4.2. Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn ............................................... 36
Bảng 4.3. Tuổi của ngƣời đƣợc phỏng vấn ................................................................... 37
Bảng 4.5. Nhận thức ngƣời đƣợc phỏng vấn về mức độ ô nhiễm................................. 39
Bảng 4.6. Diện tích nhà của mẫu điều tra ...................................................................... 41
Bảng 4.7. Vị trí nhà của mẫu điều tra ............................................................................ 41
Bảng 4.8. Đặc điểm khoảng cách trung bình của mẫu điều tra ..................................... 42
Bảng 4.9. Đặc điểm về anh ninh trật tự và giao thông trong khu vực........................... 43
Bảng 4.10. Đặc điểm khoảng cách đến kênh ................................................................ 44
Bảng 4.11. Bảng thống kê các biến ............................................................................... 45
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy mô hình Cobb – Douglas đối với biến IMPLIP ............... 48

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Bình Thạnh .............................................................. 6
Hình 3.1. Hàm đánh giá hƣởng thụ nhà ở ..................................................................... 18
Hình 3.2. Hàm cầu ngƣợc của thuộc tính môi trƣờng ................................................... 19
Hình 4.1. Nhận thức của ngƣời dân về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn ......... 34
Hình 4.2. Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn ................................................ 36
Hình 4.3. Tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn .......................................................................... 37
Hình 4.4. Biểu đồ mức độ ô nhiễm ............................................................................... 39
Hình 4.5 Ảnh hƣởng ô nhiễm đối với ngƣời dân .......................................................... 40

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Price

Phụ lục 2: Kiểm Định Hiện Tƣợng PSSSTĐ
Phụ lục 3: Kiểm Tra Đa Cộng Tuyến
Phụ lục 4: Mô Hình Đƣờng Cầu Ngƣợc ( ẩn).
Phụ lục 5: Kiểm Định Hiện Tƣợng PSSSTĐ Của Mô Hình Hàm Cầu Ngƣợc Ẩn
Phụ lục 6: Kiểm Tra Đa Cộng Tuyến Của Hàm Cầu Ngƣợc Ẩn
Phụ lục 7: Kiểm Định Hiện Tƣợng Tự Tƣơng Quan Của Hàm Cầu Ngƣợc Ẩn
Phụ lục 8: Thặng Dƣ Của Mỗi Quan Sát Khi Mức Môi Trƣờng Đƣợc Cải Thiện
Phụ lục 9: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Phỏng Vấn

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Tổng lƣợng nƣớc trên Trái Đất khoảng 1.3868 triệu km3. Trong đó có 97% là

lƣợng nƣớc toàn cầu ở các đại dƣơng, 3% còn lại là nƣớc ngọt đang tồn tại ở dạng băng
tuyết, nƣớc ngầm, sông ngòi và hơi nƣớc trong không khí. Trong 3% này thì nƣớc
ngầm chiếm 30,1%, băng tuyết vĩnh cửu chiếm 68,7%, nƣớc sinh vật 0,003%, nƣớc
trong khí quyển 0,04%, nƣớc trong ao hồ, đầm lầy, sông ngòi và kênh rạch chỉ chiếm
chƣa đầy 0,3% (TS. Trần Thục). Tuy lƣợng nƣớc trong sông ngòi và kênh rạch chiếm
khoảng 0,006%, nhƣng nguồn nƣớc này vô cùng quan trọng đối với con ngƣời và nó
luôn đƣợc tái tạo nhờ tuần hoàn nƣớc. Lợi ích của sông ngòi và kênh rạch là cung cấp
nƣớc, giao thông thủy lợi, xử lí và pha loãng các chất thải, duy trì nuôi dƣỡng động,
thực vật và đặc biệt là bảo vệ môi trƣờng sống của chúng ta. Thế nhƣng với quá trình
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa quá nhanh, con ngƣời đã lợi dụng chức năng

của các dòng sông trong việc làm sạch để thải ra hàng nghìn tấn nƣớc thải sinh hoạt và
công nghiệp không đƣợc xử lí ra sông ngòi và kênh rạch làm cho những sông ngòi và
kênh rạch trở thành những con sông chết.
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chƣa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số ngƣời dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi
trƣờng chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng quá lớn. Hiện trạng nƣớc thải không đƣợc xử lý đổ thẳng vào hệ
thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chƣa
có hệ thống xử lý nƣớc thải là một thực trạng đáng báo động. Theo Thống kê thì trên
toàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 146km kênh rạch có chức năng thoát nƣớc
mƣa và nƣớc thải, nhƣng hiện tại có khoảng 25% kênh rạch bị tắc nghẽn và ô nhiễm
trầm trọng. Mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn thành phố phải hứng


chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70,000 m3 nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất
chƣa qua xử lý, thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch ( Bộ Tài Nguyên và Môi
Trƣờng), gây tình trạng ứ đọng và ô nhiễm nghiêm trọng.
Kênh Nhiêu Lộc cũng là một trong những kênh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Mặc dù, Chính phủ Việt Nam và ngân hàng thế giới đầu tƣ 199,96 triệu đô la Mỹ, trong
đó ngân hàng Thế Giới cho vay không lãi 166,34 triệu đô la Mỹ, dự án đƣợc triển khai
đến 7 quận trên địa bàn thành phố và dự kiến là đến năm 2008 thì hoàn thành, thế
nhƣng môi trƣờng ở nơi đây vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, nguyên nhân chính là do
ý thức vứt rác bừa bãi của ngƣời dân. Rác thải không chỉ làm cho môi trƣờng ô nhiễm
nặng, do rác thƣờng xuyên tấp vào chân cầu, cống...,lâu ngày làm cạn dần các kênh
rạch và giảm khả năng tiêu thoát nƣớc cho khu vực, gây nên tình trạng ngập đƣờng xá
thƣờng xuyên vào mùa mƣa và đặc biệt sự ô nhiễm này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sức khỏe ngƣời dân trong khu vực, đến môi trƣờng nƣớc và thị trƣờng bất động sản..
Vậy hiện trạng ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè hiện nay đến mức nào và nó tác
động đến thị trƣờng nhà đất xung quanh ra sao?.
Nhằm mục đích phân tích những nguyên nhân và đánh giá giá trị tổn hại ô

nhiễm kênh Nhiêu Lộc đến giá trị nhà đất nên đề tài “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc tiến
hành nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ
Chính Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

-

Ƣớc tính mức thiệt hại giá nhà đất do ô nhiễm gây ra.

-

Đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm.

2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ dân sống xung quanh hai bờ kênh Nhiêu Lộc –
Thị Nghè Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Địa bàn nghiên cƣu
Đề tài nghiên cứu đoạn kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đi qua quận Bình Thành
Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ 25/3/2011 đến 11/7/2011.
1.4.

Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 5 chƣơng. Chƣơng I: tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục

tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày nội dung nghiên cứu và cấu trúc của
khoá luận. Chƣơng II: giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu cũng nhƣ tổng quan về địa bàn. Giới thiệu về tổng quan tài liệu nghiên cứu
bao gôm những tài liệu liên quan đến tổn hại nhà đất và phƣơng pháp sử dụng; về địa
bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng môi trƣờng ở
Quận Bình Thạnh, mô tả về tình trạng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Chƣơng III: cơ sở
lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, phƣơng pháp đƣợc sử
dụng trong đề tài. Chƣơng IV: đây là chƣơng trình bày các kết quả đạt đƣợc của đề tài.
Chƣơng V: dựa vào kết quả và thảo luận ở chƣơng IV, tác giả tóm lƣợc lại và đƣa ra
các kiến nghị nhằm cải thiện ô nhiễm nơi đây.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới và trong nƣớc có nhiều nghiên cứu về đánh giá tổn hại

do ô nhiễm lên nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ tổn hại về sức khỏe của ngƣời dân, đến
giá trị của đất đai vùng ô nhiễm, tổn hại đến năng suất nuôi trồng thủy hải sản và cây
trồng…
Bernardo Mueller and Jorge Nogueira (2002) đã nghiên cứu về hàm giá hƣởng
thụ và ảnh hƣởng mùi hôi của nhà máy xử lí nƣớc thải đến khu vực đô thị. Nghiên cứu
này đã sử dụng hàm giá hƣởng thụ để xác định yếu tố mùi hôi ảnh hƣởng đến giá nhà
ở gần khu xử lí nƣớc thải. Nghiên cứu đã sử dụng hàm cobb – Douglas để phân tích
mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến giá nhà đất nhƣ là diện tích sử dụng, đặc điểm
của hàng xóm, chất lƣợng của khu vực công cộng, thuế tài sản và đặc điểm môi trƣờng
nhƣ ô nhiễm không khí, mức độ ồn của giao thông và nguồn nƣớc sử dụng.. Nhƣng
nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở bƣớc xác định mức độ ảnh hƣởng của yếu tố môi
trƣờng, mà chƣa xác định đƣợc giá ẩn cho thuộc tính môi trƣờng thông qua hàm giá
nhà và lợi ích của xã hội khi môi trƣờng đƣợc cải thiện.
Holly J. Michael, Kevin J. Boyle and Roy Bouchard (1996) đã nghiên cứu về
chất lƣợng nƣớc của hồ Maine ảnh hƣởng đến giá bất động sản. Trong Nghiên cứu đã
đánh giá một cách rõ ràng thiệt hại do ô nhiễm nguồn nƣớc ở hồ Maine ảnh hƣởng đến
giá một tài sản, tài sản ở đây là nhà ở. Để xác định chất lƣợng nƣớc có ảnh hƣởng đến
nhà ở tác giả sử dụng phƣơng pháp giá hƣởng thụ. Nghiên cứu nói rõ cách thức thu
thập dữ liệu thứ cấp về giá nhà thông qua các sàn giao dịch về bất động sản và tham
khảo ý kiến của một số chuyên gia về giá cả của một số tài sản liên quan đến giá nhà.
Nghiên cứu sử dụng biến chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến giá nhà là biến khoảng cách


đến Hồ Maine. Kết quả của nghiên cứu cũng đã xác định rõ ảnh hƣởng của chất lƣợng
nƣớc khác nhau thì giá nhà cũng khác nhau.

Charles Krysel, Elizbeth Marsh Boyer, Charles Parson, Ph D. Patrick Welle
(2003) nghiên cứu giá trị tài sản và chất lƣợng nƣớc ở bờ hồ khu vực đầu nguồn
Mississippi. Nghiên cứu nói rõ mục đích của sử dụng phƣơng pháp giá hƣởng thụ là
xác định giá tiềm ẩn cho tiện nghi môi trƣờng, cụ thể môi trƣờng ở đây là chất lƣợng
nƣớc ở hồ Mississippi. Tác giả xác định chất lƣợng nƣớc là một hàng hóa không có giá
trên thị trƣờng nhƣng nếu chất lƣợng nƣớc bị suy giảm, hay ô nhiễm thì ảnh hƣởng
đến giá nhà. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy về giá hƣởng thụ để
xác định ảnh hƣởng của thuộc tính môi trƣờng đến giá nhà. Và xác định giá ẩn cho
chất lƣợng môi lên giá nhà ở hồ Bigsandy 129$, đề tài khẳng định phƣơng pháp giá
hƣởng thụ là một phƣơng pháp nhằm xác định giá ngầm của các đặc điểm lên giá nhà,
sự khác nhau về các đặc điểm tài sản thì giá của các tài sản này cũng khác nhau.
Nguyễn Phú Hƣơng Thảo, 2010 đã phân tích về tổn hại do ô nhiễm kênh Rạch
Lăng ở phƣờng 11, 12, 13. Để xác định tổn hại về giá đất, nghiên cứu đã sử dụng
phƣơng pháp giá hƣởng thụ để xác định mức thiệt hại. Nhƣng nghiên cứu chỉ thực
hiện 2 bƣớc trong phƣơng pháp giá hƣởng thụ và chƣa xác định giá ẩn cho chất lƣợng
môi trƣờng ở đây.
2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a.

Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc nội thành Tp. Hồ Chí Minh, là cửa

ngõ của các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và nội thành thành phố. Chiều rộng lớn nhất
là 7.250m (từ Bắc xuống Nam) và chiều dài lớn nhất là 5.500m (từ Đông sang Tây).
Về ranh giới hành chánh, Quận Bình Thạnh giáp với các quận/huyện sau:
-


Phía Bắc: giáp huyện Hóc Môn, Quận 12, giới hạn bởi sông Vàm Thuật

-

Phía Nam: giáp Quận 1, giới hạn bởi rạch Thị Nghè.

-

Phía Đông: giáp Quận 2, giới hạn bởi sông Sài Gòn.

-

Phía Tây giáp Quận Phú Nhuận và Quận Gò Vấp

5


Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Bình Thạnh

Nguồn: UBND quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận
Bình Thạnh đƣợc cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nơi có Bến xe Miền
Đông; là cửa ngõ có tuyến Đƣờng sắt Bắc-Nam vào thành phố này. Với vị trí nhƣ trên,
Quận Bình Thạnh có nhiều thuận lợi cho hoạt động phát triển sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ƣu thế về vị trí trung tâm và giao lƣu với các khu vực
lân cận.
Diện tích Quận Bình Thạnh là 2.076 ha. Cùng với sông Sài Gòn các kênh rạch:
Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ
thống đƣờng thủy đáp ứng lƣu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên

khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thƣơng với các địa phƣơng khác.
b.

Điều kiện khí hậu
Quận Bình Thạnh thuộc vùng khí hậu chung của Tp. Hồ Chí Minh là vùng khí

hậu bán nhiệt đới gió mùa, có mùa khô và mùa mƣa. So với sự thay đổi lớn về mùa, sự
thay đổi khí hậu từ năm này sang năm khác không quan trọng lắm. Thiên tai nghiêm
trọng nhƣ lụt, bão, động đất hiếm khi xảy ra. Các thông số đặc trƣng về điều kiện khí
hậu ở thành phố đƣợc trình bày nhƣ sau:

6




Nhiệt độ không khí
-

Nhiệt độ bình quân hàng năm: 270C

-

Nhiệt độ cao tuyệt đối: 400C

-

Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 13,80C

-


Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng IV (280C)

-

Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất là tháng XII và tháng I (250 C)



Lƣợng mƣa
-

Số ngày mƣa bình quân năm: 159 ngày.

-

Lƣợng mƣa bình quân năm: 1.949 mm.

-

Lƣợng mƣa cao nhất: 2.718 mm (năm 1908)

-

Lƣợng mƣa thấp nhất: 1.392 mm (năm 1958)

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Hiện trạng phát triển kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế ở quận Bình Thạnh chủ yếu là phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Các cụm công nghiệp – tiểu thụ

công nghiệp nằm xen kẻ trong khu dân cƣ, rất khó cho việc bố trí và phát triển công
nghiệp sau này của Quận. Tổng số dân toàn quận hiện này khoảng 425,000 ngƣời, mật
độ dân số trung bình khoảng 1,980 ngƣời/ha. Đây là quận có dân số thuộc trung bình
của thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 8% dân số của thành phố.
Tình hình phát triển xã hội
Cơ sở hạ tầng
Đƣờng thủy: ba hƣớng Đông, Nam, Bắc của quận Bình Thạnh đều giới hạn
sông nƣớc, thuận tiện cho việc giao thông vận tải đƣờng thủy.
Đƣờng sắt: Trên địa bàn quận có một đƣờng sắt dài 1,1 km từ cầu Bình Triệu
tới Cầu Đen (phƣờng 13) và một nhánh đƣờng sắt nối liền đƣờng sắt Thống Nhất với
Tân Cảng dài 4,2 km nhƣng hiện nay không còn sử dụng.
Đƣờng bộ: Toàn quận có khoảng trên 70 con đƣờng có chiều rộng từ 4 – 40m
với chiều dài trên 55km và trên 400 con hẻm nhỏ với chiều dài 40 km, kết cấu con
đƣờng chủ yếu là bê tông nhựa.

7


Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho quận Bình Thạnh là trạm Xa Lộ, Hòa Xa và Bình
Triệu.
Hệ thông cấp nƣớc
So với các khu vực khác trong thành phố, Bình Thạnh có nhiều lợi thế trong
lĩnh vực này do nằm ở đầu nguồn nƣớc sông Đồng Nai từ nhà máy nƣớc Thủ Đức.
Cây xanh môi trƣờng
Hƣớng phát triển của Quận là xây dựng hệ thống khu du lịch và công viên với
diện tích cây xanh lớn, phát huy thế mạnh của sông nƣớc và cảnh quan đẹp của khu
vực.
Xây dựng khu trung tâm du lịch cấp thành phố tại Thanh – Bình Quới.
Xây dựng mới trung tâm hoạt động thanh thiếu niên Quận tại phƣờng 12 và

phát triển hoàn thiện khu du lịch Văn Thánh, Tân Cảng, Bình Quới 1, 2.
Xây dựng các điểm điểm du lịch dọc sông để khai thác cảnh quan sông Sài Gòn
và tăng diện tích cây xanh.
Văn hóa – xã hội
Bình Thạnh là một trong những khu vực có ngƣời cứ trú khá cổ xƣa của thành
phố, nơi quy tụ của nhiều lớp cƣ dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành Phố Hồ
Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, hầu nhƣ có mặt nhiều ngƣời từ Bắc, Trung, Nam
đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa
đa dạng. Những lớp dân cƣ xƣa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong
hành trang của mình văn hóa nhƣ là một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt
khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những ngƣời Bình
Thạnh xƣa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh
hoạt văn hóa đã trở thành chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp
dân cƣ xƣa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá,
chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay nhƣ một truyền
thống văn hóa.

8


2.3.

Tổng quan về hệ thống kênh rạch trên địa bàn Quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh có hệ thống sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn Quận, diện

tích mặt nƣớc là 326,89ha, bao gồm:
Sông Sài Gòn bao quanh với chiều dài 17,5km; mặt sông rộng trung 265m.
Kênh Thanh Đa dài 1,35km; rộng trung bình 60m.
Rạch Miếu Nổi: dài 640m, rộng 1 – 6m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụt
nhiều ngày trong mùa mƣa.

Rạch Bùi Hữu Nghĩa: rộng 2 – 8m, dài 620m. Vai trò chính của kênh này là
thoát nƣớc cho lƣu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đƣờng Đinh Tiên Hoàng và Bùi Hữu
Nghĩa. Nhiều đoạn rạch bị co hẹp và lấn chiếm nhiều.
Rạch Cầu Bông: rộng 10 – 16m, dài 1.480m nối liền với rạch Cầu Sơn, cũng
đóng vai trò nhƣ là một tuyến đƣờng vận chuyển thƣơng mại nhỏ, vận chuyển hàng
hóa và nội thành.
Rạch Cầu Sơn: rộng 8 – 12m, dài 960m, xƣa kia đây là một mạng kênh rạch
chằng chịt nhƣng do việc san lấp vùng trũng phƣờng 14, 25 nên mạng lƣới này cắt rời
3 tuyến độc lập với nhau.
Rạch Phan Văn Hân, phƣờng 17 quận Bình Thạnh: rộng 1 – 12m, dài 1.020m,
thoát nƣớc cho khu vực dân cƣ nằm giữa tuyến đƣờng Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ
Tĩnh. Quá trình đô thị hóa trong những năm gần đây đã thay đổi một số đoạn đầu rạch
bằng cống kín.
Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20m, dài 1.465m, thoát nƣớc cho một lƣu vực có
mật độ dân cƣ thƣa thớt đâng phát triển. Phần khá lớn khu vực là công viên Văn Thánh
và gần đó là những vùng trũng có khả năng điều hòa lƣu lƣợng nƣớc.
Rạch Hố Tàu – Vàm Tây dài 2,08km; rộng trung bình 40m.
Rạch Thị Nghè dài 3,78km; rộng trung bình 60m.
Ngoài các sông rạch nêu trên, Quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm
rải rác, đây là hệ thống thoát nƣớc khá hiệu quả cho cả địa bàn. Hình 2.1 thể hiện
chiều dài, rộng cụ thể của các tuyến kênh rạch trên địa bàn Quận Bình Thạnh

9


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.


Cơ sở lý luận

3.1.1. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Sự ô nhiễm nƣớc là sự có mặt của một số chất ngoại lai trong môi trƣờng nƣớc
tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vƣợt quá một ngƣỡng nào đó thì chất đó sẽ
trở nên độc hại đối với con ngƣời và sinh vật.
Nƣớc trong tự nhiên tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau: nƣớc ngầm, nƣớc
ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nƣớc bị ô nhiễm nghĩa là thành phần
của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con ngƣời và cuộc
sống các sinh vật trong tự nhiên. Nƣớc ô nhiễm thƣờng là khó khắc phục mà phải
phòng tránh từ đầu.
Nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc gồm nhiều loại
Sự ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên: ảnh hƣởng trực tiếp rất lớn của gió
bão, lũ lụt, mặt khác do nhiều năm trƣớc đây tình trạng lấn chiếm lòng sông làm đìa
nuôi tôm đã dẫn đến tốc độ bồi lắng nhanh và nghiêm trọng hơn là làm biến động
luồng rạch cửa biển và khu vực dân cƣ. Và do nƣớc mƣa rơi xuống mặt đất, mái nhà,
đƣờng phố, v.v kéo theo các chất thải bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các
hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này gọi
là sự ô nhiễm không xác định đƣợc nguồn gốc.
Sự ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu do nƣớc thải từ các hộ gia
đình, hoạt động tại cảng cá, chất thải công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp vào môi trƣờng nƣớc.


Dấu hiệu đặc trƣng nguồn nƣớc bị ô nhiểm
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nƣớc và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...)
Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lƣợng của các chất hữu cơ và vô cơ,

xuất hiện các chất độc hại...)
Lƣợng oxy hòa tan (DO) trong nƣớc giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa
các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lƣợng. Có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
Nguồn nƣớc bị ô nhiễm có ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và việc sử
dụng nguồn nƣớc vào mục đích cấp nƣớc hoặc mỹ quan của thành phố.
3.1.2.

Nƣớc thải
Khái niệm nƣớc thải
Nƣớc thải đƣợc định nghĩa nhƣ là những chất dạng lỏng xả ra từ các công trình,

sinh hoạt của ngƣời dân, nhà cửa, giải trí và ăn uống, các cơ sở sản xuất công nghiệp,
nƣớc mƣa tràn trên bề mặt và đổ vào hệ thống cống thoát nƣớc.
Nƣớc thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất. Trong đó nguồn gốc
nhiễm bẩn thuộc nguồn gốc vô cơ và hữu cơ thƣờng tồn tại dƣới dạng không hoà tan,
keo, và hoà tan. Thành phần và nồng độ nhiễm bẩn phụ thuộc nhiều vào loại nƣớc thải.
Các nguồn phát sinh nƣớc thải
Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nguồn nƣớc thải mà ngƣời ta chia nƣớc
thải làm ba loại chính sau:
+ Nƣớc thải sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, v.v.
Nƣớc thải sinh hoạt thƣờng đƣợc thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trƣờng học,
bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất,
v.v.
Khối lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ phụ thuộc vào:
11



- Qui mô dân số.
- Tiêu chuẩn cấp nƣớc.
- Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nƣớc.
Đặc tính chung của nƣớc thải sinh hoạt thƣờng bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh
dƣỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, Coliform), v.v.
Mức độ ô nhiễm của nƣớc thải sinh hoạt phụ thuộc vào:
- Lƣu lƣợng nƣớc thải.
- Tải trọng chất bẩn tính theo đầu ngƣời.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu ngƣời phụ thuộc vào:
- Mức sống, điều kiện sống, tập quán sống.
- Điều kiện khí hậu.
+ Nƣớc thải sản xuất
Tạo ra từ các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp sau khi sử dụng cho các nhu cầu
sinh hoạt và sử dụng cho các công đoạn và quá trình sản xuất.
+ Nƣớc mƣa
Về bản chất nƣớc mƣa là một nguồn nƣớc thải sạch, tuy nhiên trong một số
trƣờng hợp, nƣớc mƣa khi đến hệ thống thoát nƣớc thƣờng mang theo một số chất bẩn
ở các mức độ ô nhiễm khác nhau: dầu mỡ, các tạp chất vô cơ hữu cơ, hoà tan, v.v...
Mức độ nhiễm bẩn của nƣớc mƣa thƣờng chỉ xuất hiện ở những trận mƣa đầu
mùa và trong thời gian đầu của mỗi cơn mƣa. Cần đặc biệt lƣu ý vấn đề này khi thiết
kế hệ thống thoát nƣớc.

12


Bảng 3.1. Các Thông Số Tiêu Chuẩn Nƣớc Thải
TT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Gía trị giới hạn

1

pH

_

5.5-9

2

TSS

mg/l

100

3

COD

mg/l

80


4

BOD5

mg/l

50

5

Độ màu

Co_pt

70

6

Dầu mỡ khóang

mg/l

5

7

ZN

mg/l


30

8

Tổng N

mg/l

30

9

Tổng P

mg/l

6

10

Coliform

MNP/100ml

5000

Nguồn:TCVN_5945-2005_Nƣớc thải công nghiệp
Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, ngƣời ta thƣờng dùng các thông
số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc:

- Các thông số vật lý: Nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ v.v.
- Các thông số hoá học: độ PH, hàm lƣợng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD,
ôxy hoà tan, dầu mỡ, clorua, sunphat, amôn, nitrit, nitrat, các nguyên tố vi lƣợng, kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều chất độc hại khác.
- Các thông số sinh học: Coliform, Faecal, streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu
khí, kỵ khí, v.v.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, ngƣời ta dùng các chỉ tiêu hay
các thông số phổ biến là:
- Chất lơ lửng: Là các chất không hoà tan trong nƣớc và đƣợc xác định bằng
cách lọc một mẫu nƣớc qua giấy lọc tiêu chuẩn. Cặn thu đƣợc trên giấy lọc sau khi sấy
ở 105oC cho đến khi khối lƣợng không đổi thì đem cân xác định khối lƣợng – đó đƣợc
gọi là lƣợng chất lơ lửng trong mẫu phân tích.
13


Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD): Là lƣợng ôxy cần thiết để ôxy hoá sinh hoá (bởi
các vi sinh vật hiếu khí) các chất bẩn hữu cơ trong nƣớc trong một khoảng thời gian
xác định. Nó đặc trƣng cho lƣợng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hiếu
khí. Thông thƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt, để phân huỷ hết các chất hữu cơ cần
đòi hỏi thời gian 20 ngày – BOD20 hay BOD toàn phần. Trong thực tế chúng ta chỉ xác
định BOD5 chỉ tƣơng ứng với 5 ngày đầu mà thôi.
Nhu cầu ôxy hoá (COD): Là lƣợng ôxy cần thiết để ôxy hoá các vật chất hữu cơ
có trong nƣớc. Đại lƣợng này đặc trƣng cho tất cả các chất bẩn hữu cơ có trong nƣớc.
Việc xác định mức độ nhiễm bẩn của nƣớc thải bằng phân tích hoá học sẽ gặp
rất nhiều khó khăn cho nên ngƣời ta thƣờng chỉ xác định một số chỉ tiêu đặc trƣng nhất
về chất lƣợng và sử dụng nó để kiểm tra hoặc thiết kế các công trình xử lý nƣớc thải.
Tác động của nƣớc thải
Nguồn nƣớc thải ô nhiễm là nguyên nhân gây các chứng bệnh cho con ngƣời
nhƣ bệnh ung thƣ, các bệnh dịch khác, thông qua các con đƣờng tiêu hoá, hô hấp, v.v.
Đặc biệt mùi hôi thối của nƣớc thải gây các chứng bệnh nhƣ viêm xoang, nhức đầu,

khó có khả năng phân biệt mùi cho những ngƣời dân sống gần khu vực bị ô nhiễm.
Mùi hôi thối của nƣớc thải còn tác động mạnh đến các em nhỏ, gây các chứng
bệnh thƣờng xuyên. Ảnh hƣởng đến sức khoẻ và khả năng tập trung của các em trong
quá trình học tập.
Tác động đến đời sống thủy sinh
Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm dù ở mức độ nhẹ hay rất nặng cũng đều gây ra ảnh
hƣởng xấu đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v.
Nguồn nƣớc bị ô nhiễm đã tác đông đến các loại động thực vật, mà môi trƣờng sống
và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng, v.v
đó là các loại thƣc vật ven mép nƣớc, vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp nhƣ lúa,
rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập mặn và các loài động thực vật thủy sinh,
gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động vật đáy và các loài thủy sản nhƣ tôm, cá,
và các loại khác.

14


×