Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi theo pháp luật hình sự việt nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.06 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH THẢO

CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI
CỦA HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH THẢO

CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI
CỦA HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH NHÃ

HÀ NỘI - 2018




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LẬP PHÁP HÌNH
SỰ VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI CỦA HÀNH
VI ................................................................................................................................8
1.1. Nhận thức chung về các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi ........8
1.2. Khái quát lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết loại trừ tính chất phạm
tội của hành vi đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 ......................17
1.3. Các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi trong pháp luật hình sự
của một số nước trên thế giới ................................................................................21
Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ
CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI CỦA HÀNH VI VÀ
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ...........................................................25
2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi ..............................................................................................25
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi....................................................................................................................46
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI CỦA HÀNH VI64
3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội
của hành vi. ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Các giải pháp áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tình tiết loại trừ tính
chất phạm tội của hành vi ......................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS

: Bộ luật Hình sự

CHLB

: Cộng hòa Liên bang

CHND

: Cộng hòa nhân dân

CTTP

: Cấu thành tội phạm

PLHS

: Pháp luật hình sự

PVCĐ

: Phòng vệ chính đáng

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS


: Trách nhiệm hình sự

TTCT

: Tình thế cấp thiết

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một dạng trách nhiệm pháp lý buộc người
phạm tội phải chịu chế tài hình sự được luật hình sự quy định. Theo đó, luật hình sự
có nhiệm vụ xác định các hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm và phải chịu
TNHS. Bên cạnh đó, luật hình sự cũng có những quy định về các trường hợp mà
hành vi đã thực hiện về hình thức tuy có các dấu hiệu của tội phạm nhưng vì có
những tình tiết đặc biệt nên không bị coi là tội phạm và không phải chịu TNHS.
Luật hình sự Việt Nam nói chung cũng như Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015
chưa có tên gọi cho các tình tiết này mà chỉ có tên gọi cho từng tình tiết cụ thể, đó
là: Phòng vệ chính đáng (Điều 22); Tình thế cấp thiết (Điều 23); Gây thiệt hại trong
khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mệnh lệnh của người
chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết này
được các nhà khoa học gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Các tên gọi khác nhau đó
là: “căn cứ hợp pháp của hành vi nguy hiểm cho xã hội”; “những trường hợp (tình
tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”; “các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm
của hành vi”; “những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp

luật hình sự”; “các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” và
“các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự”... Mặc dù chưa có sự thống nhất trong
việc sử dụng các thuật ngữ như kể trên nhưng xét về nội dung, các trường hợp này
đều được hiểu không khác nhau và hậu quả pháp lý mà người thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho xã hội đều giống nhau - không phải chịu TNHS. Khi nghiên cứu đề tài,
tác giả chọn thuật ngữ là “các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi”.
Cùng với chế định TNHS, chế định “các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội
của hành vi” có ý nghĩa trong việc giải quyết TNHS, là “cơ sở pháp lý cho việc đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm
chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, xây dựng nhà nước pháp

1


quyền XHCN Việt Nam trên con đường đổi mới” [6, tr.280]. Tuy nhiên, trong khoa
học luật hình sự và trong thực tiễn, nhận thức và áp dụng các tình tiết loại trừ tính
chất phạm tội của hành vi đang còn có một số vướng mắc. Bản thân hai tình tiết đã
được quy định trong BLHS năm 1999 (phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết)
vẫn còn nhận thức và áp dụng chưa thống nhất. Hơn nữa, BLHS năm 2015 đã quy
định thêm 03 tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi cùng với 02 tình tiết
phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong chương mới - chương IV - “Những
trường hợp loại trừ TNHS” cũng đòi hỏi có sự nghiên cứu về các trường hợp bổ
sung này để làm rõ hơn chế định “các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành
vi”.
Kinh nghiệm pháp luật hình sự nước ngoài, điển hình là các nước Anh, Pháp,
Nga với nhiều ưu điểm trong kỹ thuật lập pháp là những kinh nghiệm có giá trị
tham khảo trong hoạt động hoàn thiện các quy định tương tự trong BLHS Việt
Nam.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về PVCĐ và TTCT cho thấy vẫn còn

một số bất cập, hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do các quy định của luật thực
định về các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi chưa thực sự hoàn chỉnh;
công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật còn chưa thật đầy đủ... Đây cũng
là vấn đề cần được khắc phục, hoàn thiện trong thời gian tiếp theo.
Với lý do như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề luận văn thạc sỹ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định “các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi” trong luật
hình sự có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội cũng như về mặt pháp lý hình sự. Do
đó, vấn đề này được nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trước hết, các Giáo trình Luật hình sự - Phần chung của các cơ sở đào tạo
đại học đều có nội dung trình bày những kiến thức cơ bản về chế định này cũng như

2


về nội dung của hai điều luật trong BLHS quy định về PVCĐ và TTCT. Tuy nhiên,
đây chỉ là những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu sâu về lý luận
cũng như thực tiễn.
Tiếp đến là, Các công trình nghiên cứu khác, bao gồm các luận án, luận văn,
các sách và các bài báo nghiên cứu liên quan đến nội dung, đối tượng nghiên cứu
này có thể được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm nghiên cứu về nhiều vấn đề của Luật hình sự trong đó có nội dung
về chế định mà tác giả luận văn nghiên cứu. Ví dụ: Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ
bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo Sau đại học, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội
phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội (2010); Trịnh Tiến Việt, Tội phạm và trách
nhiệm hình sự, Nxb. Lao động, Hà Nội (2013);

- Nhóm nghiên cứu “các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình sự”
được hiểu bao gồm cả các trường hợp không có TNHS khác. Do vậy, trong các
công trình này, vấn đề mà tác giả luận văn nghiên cứu chỉ là một nội dung trong
nhiều nội dung khác được nghiên cứu. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Chí, Về chế định loại
trừ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4 (1999); Giang Sơn,
Các yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Luận án tiến sĩ Luật
học, trường Đại học Luật Hà Nội (2002); Trịnh Tiến Việt, Chế định loại trừ trách
nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Luật học, tập 29, số 4 (2013); Nguyễn Tuyết Mai,
Hoàn thiện chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam,
Tạp chí Luật học số 2 (2014);... Như vậy, hai nhóm nghiên cứu này có nội dung
nghiên cứu tương đối rộng và nội dung thuộc đề tài luận văn của tác giả không phải
là nội dung được tập trung nghiên cứu của các công trình này.
- Nhóm nghiên cứu chuyên về chế định PVCĐ hoặc về TTCT. Đây là nhóm
có nhiều công trình nghiên cứu để phục vụ trực tiếp việc giải thích, bình luận các
điều luật của BLHS. Điểm chung của các công trình này là tập trung giải thích nội
dung quy định của BLHS về PVCĐ và TTCT, từ cơ sở, nội dung, phạm vi đến các

3


vướng mắc có liên quan. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng, Tìm hiểu về bản chất của tình
thế cấp thiết, Tạp chí Luật học số 5/1999; Nguyễn Đức Mai, Phòng vệ chính đáng
theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6 (2000);
Giang Sơn, Quy định về chế định phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 8
(2001); Phạm Quốc Hưng, Phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2001); Đinh Văn Quế, Một số
vấn đề phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và những
vướng mắc trong thực tiễn xét xử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17 (2009); Nguyễn

Hương Giang, Tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính
đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2014); … Các công
trình này đều nghiên cứu từng điều luật trong BLHS mà không gắn kết các điều luật
này với nội dung của chế định chung “các tình tiết loại TNHS”.
- Nhóm nghiên cứu “các tình tiết loại trừ TNHS”. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng,
Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (1999);… Các
công trình công trình nghiên cứu này tuy đã làm rõ hơn cơ sở lí luận về các tình tiết
loại trừ TNHS nhưng mới chỉ tập trung vào hai tình tiết đã được quy định trong
BLHS, đó là “phòng vệ chính đáng” và “tình thế cấp thiết”, mà chưa đề cập đến các
loại tình tiết loại trừ TNHS khác. Đây cũng là vấn đề đặt ra và được giải quyết trong
luận văn này
Tóm lại, các công trình đã được công bố đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận
cũng như những vướng mắc trong thực tiễn của chế định các tình tiết loại trừ tính
chất phạm tội của hành vi. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn pháp lý, vẫn còn
một số vấn đề yêu cầu cần được làm rõ hơn như: làm rõ hơn bản chất của các tình
tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi; mối quan hệ giữa chế định này với các
trường hợp miễn TNHS; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tình tiết

4


loại trừ tính chất phạm tội của hành vi, cũng như làm rõ nội dung của các quy định
mới được bổ sung trong BLHS năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ hơn về lý luận các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi và thực trạng của chế định này trong pháp luật hình sự Việt
Nam để đánh giá và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về

vấn đề này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận của các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành
vi;
- Giải thích các quy định của BLHS hiện hành về các tình tiết loại trừ tính
chất phạm tội của hành vi trong sự so sánh với lý luận và thực tiễn lập pháp của một
số quốc gia trên thế giới;
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi, làm rõ những vấn đề đặt ra đối với quy định của BLHS;
- Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế các tình tiết loại trừ tính chất phạm
tội của hành vi trong BLHS Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ngoài đối tượng nghiên cứu là các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi, luận văn còn có các đối tượng nghiên cứu về chế định này, gồm: các quy
định của BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS Việt Nam năm 2015 và luật hình sự
một số quốc gia khác trên thế giới về các tình tiết này. Cụ thể: Các điều luật được
nghiên cứu là các điều 15, 16 BLHS Việt Nam năm 1999; các điều 21, 22, 23, 24,
25, 26 BLHS Việt Nam năm 2015; các điều 37, 38, 39, 40, 41,42 BLHS Liên bang
Nga; các điều 1, 2, 4, 8, (chương 24) BLHS Thụy Điển; các điều 25, 27, 34 BLHS
Cannada; các điều 32, 33, 34 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức; các điều 20, 21
BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5


- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự và đấu tranh
phòng, chống tội phạm.

- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể là phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp,
phương pháp lịch sử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định đầy đủ, rõ ràng các tình tiết loại trừ
tính chất phạm tội của hành vi thể hiện tính nhân đạo, công bằng trong chính sách
hình sự của Nhà nước ta, giúp cho nhân dân thực sự tin tưởng vào pháp luật.
Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, các nội
dung được trình bày trong luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về các tình tiết
loại trừ tính chất phạm tội của hành vi giúp cho họ thận trọng, khách quan hơn khi
giải quyết các tình tiết tương tự, góp phần làm tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tránh tình trạng chủ quan duy ý
chí, bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Đối với BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn với
các nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi cùng với các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tình
tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi sẽ góp phần hoàn thiện chế định này,
đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình hoàn thiện BLHS nói chung trong
giai đoạn hiện nay.
Đối với người đọc là mọi công dân đặc biệt là những người có những hiểu
biết còn hạn chế về pháp luật, những nội dung trong luận văn là cơ sở giúp cho họ
có thể biết và hiểu một cách rõ ràng, sâu sắc về các tình tiết loại trừ tính chất phạm
tội của hành vi. Từ những hiểu biết về các tình tiết không phải là tội phạm đó, họ sẽ
bảo vệ được mình và bảo vệ được sự tôn nghiêm của pháp luật; tránh được những lo

6


lắng, sự mất tự tin khi thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép trong khi họ
tưởng rằng đó là tội phạm.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận và khái quát lập pháp hình sự về các tình
tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi
- Chương 2. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình
tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi và thực trạng áp dụng ở Việt Nam
- Chương 3. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tình
tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LẬP PHÁP HÌNH SỰ
VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT
PHẠM TỘI CỦA HÀNH VI
1.1. Nhận thức chung về các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi
1.1.1. Khái niệm tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi
1.1.1.1. Các cách hiểu và tên gọi khác nhau về các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS. Người (có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm) thực hiện hành
vi đã được mô tả là tội phạm tại điều luật cụ thể của BLHS bị coi là người phạm tội
và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đó.
Khi thực hiện hành vi được mô tả trong BLHS, người thực hiện có thể bị
những động cơ khác nhau thúc đẩy. Tính chất khác nhau của những động cơ này có
ảnh hưởng khác nhau đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện - có
thể làm tăng hoặc có thể làm giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Đặc biệt, có trường hợp vì gắn với động cơ nhất định mà hành vi đã thực hiện trở
thành hành vi cần thiết cho xã hội và do vậy cần được pháp luật cho phép. Từ thực
tế đó, PLHS Việt Nam cũng như PLHS của các quốc gia khác có chế định xác định
những căn cứ cho phép công dân (có tính ngoại lệ) được thực hiện hành vi mà trong
trường hợp bình thường, hành vi này bị coi là tội phạm. Hành vi đã thực hiện do
được pháp luật cho phép nên không bị coi là tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình
sự không được đặt ra.
Những căn cứ cho phép công dân được thực hiện các loại hành vi (có tính
ngoại lệ) nói trên có tên gọi không giống nhau trong luật hình sự cũng như trong
nghiên cứu ở các quốc gia. BLHS Việt Nam không có tên gọi chung cho nhóm căn
cứ này mà chỉ có tên gọi cho từng căn cứ. Trong sách báo pháp lý Việt Nam, nhóm
căn cứ này từ trước đến nay thường được gọi là “Những tình tiết loại trừ tính chất

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×