Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TAI TRẠI HEO KIM LONG TX LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.4 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN THỊ HỒNG GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ
LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TAI TRẠI HEO KIM LONG
TX LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN THỊ HỒNG GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ
LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TAI TRẠI HEO KIM LONG
TX LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ Ý LY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh xác nhận bài luận“Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Các Phương Án
Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Tại Trại Heo Kim Long, Long Khánh, Đồng Nai” do
Trần Thị Hồng Giang, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


năm

Ngày
iii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên cho con tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã không ngại khó khăn vất vả lo cho con
ăn học nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà nhờ đó em có thể vận dụng nó
một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn
Thị Ý Ly, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của bác Phạm Thị Thơm cũng
các công nhân trong trang trại heo Kim Long đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình thu thập dữ liệu cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các anh chị trong phòng pháp lý của UBND xã Bảo Quang, anh
Tuấn – phòng Tài Nguyên Môi Trường TX Long Khánh đã cung cấp một số tài liệu
liên quan giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ
và bên cạnh tôi, những bạn bè, những người thân quen đã giúp tôi về mặt kiến thức
cũng như trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh Viên
Trần Thị Hồng Giang


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HỒNG GIANG, tháng 7 năm 2011“Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Các Phương Án Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Tại Trại Heo Kim Long, Long
Khánh, Đồng Nai.”
TRAN THI HONG GIANG, July 2011 “Assessing The Economic Efficiency
Of Waste Treatment Options In Raising Farm, Kim Long, Long Khanh, Dong
Nai”
Khóa luận nghiên cứu tình hình xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại heo Kim
Long tại TX Long Khánh, Đồng Nai. Bài nghiên cứu dựa trên những số liệu thu thập
được tại trang trại và tiến hành phân tích lợi ích – chi phí 3 phương án xử lý lượng
phân thu gom hàng ngày cũng như toàn bộ chất thải chăn nuôi tại trang trại. Với qui
mô chăn nuôi trong khoảng 5000 – 6500 con thì lượng chất thải thải ra hàng ngày lớn
vào khoảng 131,38 m3 /ngày trong đó có 4,2 m3 phân được thu gom được bán trực tiếp
ra thị trường, có thể gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lượng nước thải còn lại được
xử lý bằng hệ thống Biogas nhưng hiệu quả của nó đã được sử dụng triệt để chưa. Vì
vậy đề tài đã thực hiện phân tích lợi ích – chi phí 3 phương án: PA 1 – bán lượng chất
thải ra thẳng thị trường, PA 2 – xử lý Biogas thu khí chạy MPĐ, PA 3 – xử lý Biogas
làm chất đốt. Từ đó so sánh lợi ích – chi phí giữa các phương án để chọn phương án
xử lý hiệu quả về mặt xã hội, mặt khác xác định mô hình phân bố mục đích sử dụng
hiệu quả nhất phù hợp điều kiện của trang trại.
Kết quả nghiên cứu đã ước tính được NPV của các phương án xử lý, xác định
được thứ tự tối ưu về mặt xã hội là PA 3, PA 2, PA 1. Nhưng trong điều kiện thực tế
thì phương án 3 rất khó được thực hiện. Vì vậy trong điều kiện của trang trại, phương
án 2 được lựa chọn. Mặt khác, trong trang trại có nhiều nhu cầu về mục đích sử dụng

khí Biogas. Vì vậy đề tài đã xác định được mô hình phân phối mục đích xử dụng tốt
nhất, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của trang trại một cách hiệu quả nhất. Do đó,
trang trại có thể áp dụng mô hình xử lý bằng Biogas thu khí chạy MPĐ và cung cấp
một phần làm chất đốt để có lợi ích cao nhất, có ý nghĩa cả đối với môi trường xã hội.


M ỤC L ỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT

V

DANH MỤC CÁC BẢNG

IX

DANH MỤC PHỤ LỤC

XI

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1.

Sự cần thiết của đề tài

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chính

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3.Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu

5


2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Tổng quan về xã Bảo Quang.

6

2.2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại TX Long Khánh

8

2.2.3. Tổng quan về trại heo Kim Long

10

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1. Cơ sở lý luận

12

3.1.1. Một số khái niệm

12

3.1.2. Các loại chất thải và quy định của chúng trong chăn nuôi heo


12

3.1.3. Khí Biogas và quá trình sinh khí Biogas

14

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

3.2.2. Phương pháp phân tích

20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Tình hình xử lý thu gom chất thải trong chăn nuôi tại trang trại Kim Long

26

4.1.1. Xác định lượng chất thải thải trong một ngày tại trang trại
vi

26



4.1.2. Tình hình xử lý lượng chất thải tại trang trại

29

4.2. Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án của việc xử lý lượng phân thu gom
hàng ngày

29

4.2.1. Phương án bán trực tiếp lượng phân thu gom ra thị trường

30

4.2.2. Phương án xử lý lượng phân thu gom bằng Biogas thu khí chạy MPĐ

30

4.2.3. Phương án xử lý lượng phân thu gom bằng Biogas thu khí làm chất đốt

36

4.2.4. So sánh lợi ích của từng phương án.

40

4.3. Xác định lợi ích – chi phí của các phương án với toàn bộ lượng chất thải của trang
trại


43

4.3.1. Phương án bán trực tiếp ra thị trường

43

4.3.2. Phương án xử lý Biogas thu khí chạy MPĐ

44

4.3.3. Phương án xử lý Biogas thu khí làm chất đốt

47

4.3.4. So sánh lợi ích của từng phương án

49

4.4. Đánh giá mô hình phân phối hiệu quả nhất trong việc xử lý chất thải chăn nuôi tại
trang trại bằng hệ thống Biogas

51

4.3.1. Xác định hiệu quả mô hình phân phối sử dụng chất thải chăn nuôi của trang
trại Kim Long hiện nay

51

4.3.2. Xác định mô hình phân phối hiệu quả việc xử lý chất thải chăn nuôi trại trại
heo Kim Long


54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết Luận

59

5.1.1. Kết quả đạt được

59

5.1.2. Hạn chế của đề tài.

60

5.2. Kiến Nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

MPĐ

Máy phát điện

TX

Thị xã

KT - XH

Kinh tế, xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

GHG

Greenhouse gas( Khí nhà kính)

GWP


Global warming potential( Ấm lên toàn cầu)

CERS

Certifiel Emission Reductions( chứng chỉ giảm phát
thải)

PA

Phương án

CN

Công nghệ môi trường

CNTY

Chăn nuôi thú y

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mục đích sử dụng trong diện tích đất NN tại xã Bảo Quang.

7

Bảng 2.2 : Lượng heo qua các năm tại TX Long Khánh.


9

Bảng 3.1: Lượng phân thải ra/ ngày/ con

13

Bảng 3.2: Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi lợn

13

Bảng 3.3: Nồng độ cho phép của khí NH3 và H2S.

14

Bảng 3.4: Lượng gas phát sinh từ các loại phân khác nhau

15

Bảng 3.5: Thành phần khí trong khí sinh học

17

Bảng 3.6: Bảng lợi ích – chi phí theo vòng đời của các phương án

21

Bảng 4.1: Lượng nước thải

27


Bảng 4.2: Lượng phân được thu gom trong một ngày

28

Bảng 4.3 : Bảng chi phí thu khí Biogas chạy MPĐ

32

Bảng 4.4 : Lợi ích từ việc xử lý bằng Biogas thu khí chạy MPĐ.

35

Bảng 4.5: Bảng chi phí thu khí Biogas làm chất đốt

37

Bảng 4.6: Lợi ích từ việc xử lý bằng Biogas thu khí làm chất đốt.

39

Bảng 4.7 : Gía trị NPV tài chính của các phương án

40

Bảng 4.8 : Gía trị NPV khi có lợi ích của việc giảm khí thải CO2.

41

Bảng 4.9: Bảng lợi ích – chi phí của phương án bán lượng phân ra thị trường


44

Bảng 4.10: Bảng chi phí của phương án

45

Bảng 4.11: Bảng lợi ích của phương án

46

Bảng 4.12: Bảng chi phí của phương án thu khí là chất đốt

48

Bảng 4.13: Bảng lợi ích phương án thu khí làm khí đốt

48

Bảng 4.14: Gía trị NPV tài chính của các phương án

50

Bảng 4.15 : Gía trị NPV khi có lợi ích của việc giảm khí thải CO2

50

Bảng 4.16:Bảng lợi ích - chi phí từ hệ thống Biogas hiện nạy của trang trại.

52


Bảng 4.17 : Bảng giá trị các đại lượng đánh giá hiệu quả mô hình.

54

Bảng 4.18 : Bảng chi phí cho hệ thống Biogas của tổng chất thải

55

Bảng 4.19: Bảng lợi ích từ hệ thống Biogas

56

Bảng 4.20: Bảng các giá trị đánh giá hiệu quả dự án.

57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Tốc độ tăng lượng heo hàng năm(%/ năm)

9

Hình 3.1: Sơ đồ cơ chế sinh học Biogas.

15


Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý công nghệ lên men.

17

Hình 3.3: Hầm sinh khí kiểu túi – hầm nổi

18

Hình 3.4: Hầm sinh khí kiểu vòm – cầu

19

Hình 3.5: Hầm sinh khí kiểu nén

19

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ lợi ích của phương án thu khí chạy MPĐ

36

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ lợi ích phương án thu khí làm chất đốt

39

Hình 4.3 : Biểu đồ lợi ích các phương án

42

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ lợi ích của phương án


47

Hình 4.5: Biểu đồ lợi ích của phương án xử lý chất thải chăn nuôi thu khí làm khí đốt
49

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phụ lục bảng trong QCVN 01- 15: 2010/ BNN-PTNT
Phụ lục 2:Bảng lợi ích – chi phí trong việc xử lý toàn lượng chất thải theo PA 1(Lượng
chất thải thu gom được hàng ngày)
Phụ lục 3: Bảng lợi ích – chi phí trong việc xử lý toàn lượng chất thải theo PA2(Lượng
chất thải thu gom được hàng ngày)
Phụ lục 4:Bảng lợi ích – chi phí trong việc xử lý toàn lượng chất thải theo PA 3(Lượng
chất thải thu gom được hàng ngày)
Phụ lục 5: Cách tính tỷ lệ giữa 1m3 khí Biogas – khí LPG

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Sự cần thiết của đề tài
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế cùng với mối hiểm họa từ môi trường thì

vấn đề năng lượng đang là những tâm điểm được nhắc tới nhiều trong mạng lưới thông

tin truyền thông. Với quá trình phát triển chóng mặt của các khoa học công nghệ giúp
việc tìm tòi phát hiện và khai thác các loại tài nguyên tạo ra năng lượng được thực
hiện một cách nhanh chóng và triệt để và có nguy cơ cạn kiệt dần. Những nhiên liệu
như dầu, than, … với trữ lượng ngày càng giảm và cạn kiệt, thay vào đó nhu cầu sử
dụng những lại nhiên liệu này ngày càng tăng. Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế
thì Châu Á – Thái Bình Dương là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất và phụ thuốc lớn
vào nguồn nhập khẩu, vì vậy nước ta cũng nằm trong tình trạng như vậy.
Như chúng ta đã biết năng lượng tự nhiên, mà đại diện cho chúng là dầu mỏ,
than đá… hiện nay được đánh giá là rẻ hơn so với các loại năng lượng tái tạo khác.
Suất đầu tư cho một nhà máy điện từ than đá xấp xỉ bằng 1 triệu USD/ MW trong khi
đó điện làm từ năng lượng gió cao gấp 1,2 – 1,7 lần; điện nguyên tử cao gấp 3 – 3,5
lần so với nhiệt điện  giá thành của điện tạo từ năng lượng gió, mặt trời, nguyên tử
cao hơn so với thủy điện, nhiệt điện. Nhưng nếu chúng ta nhìn dưới góc nhìn của phát
triển bền vững thì chi phí chưa được tính đủ như: sản xuất điện từ than đá gây ô nhiễm
lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe và mất nhiều kinh phí để khắc phục ô nhiễm. Theo ? thì
một nhà máy điện sản xuất từ than đá với công suất 1.000 MW thì mỗi năm phải thải 6
triệu tấn CO2, 44 ngàn tấn SO2, 22 ngàn tấn NOX và nửa triệu chất thải rắn. Mặc dù
vậy thì lượng khoáng sản tạo ra năng lượng trên thế giới cũng đang ngày càng cạn kiệt.


Việt Nam - một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú
như: than, dầu khí, urani, các kim loại màu( nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì,…), khoáng
sản phi kim loại( apatit, pyrit…).... Trong đó than là loại khoáng sản được khai thác và
xuất khẩu nhiều. Nó cũng là nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất điện tại nước
ta. Theo số liệu tập đoàn than khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của
Việt Nam là trên 220 tỉ tấn. Nhưng trữ lượng có thể khai thác chỉ là 3,5 tỉ tấn và đang
cạn kiệt. Theo TS. LêVăn Hồng, phó viện trưởng Viện Năng Lượng nguyên tử Việt
Nam thì nguy cơ thiếu điện ít nhất là từ nay cho tới năm 2015 đang rất trầm trọng. Khả
năng nước ta từ một nước xuất khẩu năng lượng trở thành nước nhập khẩu năng lượng
trong tương lai gần.

Theo số liệu từ viện Năng Lượng – Bộ Công Thương, nếu không có biến đổi về
khả năng khai thác từ sau năm 2010 thì nguồn tài nguyên trong nướ sẽ không còn đáp
ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Dự tính tới năm 2025 lượng thiếu hụt nhiên liệu
cho sản xuất điện khoảng 9 tỉ kwh, tương tự tới năm 2020 thiếu hụt nhiên liệu cho sản
xuất điện khoảng 35 – 64 tỉ kwwh và tới năm 2030 lượng thiếu hụt sẽ lên tới 192 tỉ
kwh. Nguồn năng lượng tạo ra điện ngày càng cạn kiệt dần trong khi đó nhu cầu tiêu
thụ điện ngày càng tăng cao. Vì vậy đòi hỏi chúng ta cần tìm tòi những năng lượng
mới để thay thế, làm giảm bớt sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên.
Hiện nay, ở nước ta tình hình phát triển chăn nuôi ngày càng phát triển với quy
mô lớn nên việc xử lý chất thải vật nuôi luôn là vấn đề bức thiết cho môi trường. Hầu
hết phân và chất thải chưa được sử lý thường chảy tràn lan ra kênh rạch gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường không khí, mất cảnh quan thẩm mỹ.Với mô hình bể khí sinh học –
biogas được xây dựng trong lòng đất, phân và rác thải từ trong chăn nuôi được nạp
trực tiếp vào bể và tự phân hủy trong môi trường hiếm khí, sau hơn nửa tháng sẽ cho
khí đốt CH4. Với loại khí này ta có thể dùng làm khí đun nấu và sản xuất điện. Việc
xây dựng biogas làm khí đốt đặc biệt là để chạy máy phát điện vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cho việc tiết kiệm điện, tiết kiệm khí gas mà nó còn bảo vệ môi trường, giảm
khí làm hiệu ứng nhà kính( CO2, CH4...). Vậy tổng lợi ích của việc sử dụng biogas làm
điện là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, đề tài đi tìm hiểu phân tích “ Đánh giá hiệu
quả kinh tế của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi tại một trang trại”, nhằm
2


xác định phương án xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả, cả về kinh tế lẫn môi
trường.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chính

Đánh giá hiệu quả kinh tế về mặt xã hội của các phương án xử lý chất thải trong
chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi heo Kim Long, Long Khánh, Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu lượng chất thải chăn nuôi và biện pháp xử lý chất thải đó tại trang trại.
 Xác định các chi phí – lợi ích của các phương án xử lý chất thải trong chăn
nuôi.
 So sánh lợi ích – chi phí của các phương án phân tích, từ đó xác định phương án
xử lý tốt nhất, hiệu quả nhất.
 Có những đề xuất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi hiệu
quả và phổ biến.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại trang trại heo Kim Long, thuộc xã Bảo Quang, TX Long
Khánh, Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 03/ 2011 đến 06/ 2011. Trong đó
khoảng thời gian từ 03/ 2011 đến 04/2011 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày
04/2011 đến ngày 06/2011 tiến hành xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp và thời gian nghiên cứu hạn chế, nên đề tài chỉ
thực hiện những nội dung chính sau:
Xác định lợi ích – chi phí của 3 phương án, bao gồm: PA 1 – bán ra thị trường,
PA 2 – xử lý Biogas thu khí chạy MPĐ, PA 3 – xử lý Biogas thu khía làm chất đốt.
Đồng thời xác định mô hình phân phối mục đích sử dụng phù hợp với nhu cầu của
trang trại để tạo lợi ích cao nhất. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất xây dựng hệ thống
Biogas để tạo điện hiệu quả nhất, có lợi ích cả về mặt tài chính lẫn hiệu quả xã hội.
3


1.4. Cấu trúc của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1:Mở đầu: Trình bày sự cần thiết để thực hiện đề tài, phạm vi nghiên
cứu: phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu, phạm vi nội dung thực hiện đề tài và
cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan bao gồm tổng quan tài liệu nghiên cứu, tổng quan tình
hình KT – XH của xã Bảo Quang., tổng quan tình hình chăn nuôi heo tại xã Bảo
quang, tổng quan tình hình chăn nuôi tại trang trại heo Kim Long.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định
nghĩa, và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này sẽ trình bày
những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: xác định lượng chất thải của trang trại, phân
tích lợi ích – chi phí của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại, xác
định mô hình phân phối phù hợp với nhu cầu sử dụng của trang trại để đạt lợi ích cao
nhất. Từ đó có những đề xuất để đạt hiệu quả cao.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra
những kiến nghị nhằm phổ biến việc sản xuất điện từ hệ thống Biogas cho các trang
trại khác một cách hiệu quả.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu
Nhìn chung thì việc nghiên cứu về hiệu quả của việc ứng dụng về biogas vào
đời sống không quá mới mẻ với con người. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chương
trình sinh khí và các lợi ích của việc áp dụng biogas ở trong và ngoài nước. Một số đề
tài phân tích tính hiệu quả của mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng Biogas như:
Nguyễn Văn Hân, 2009. Phân tích lợi ích giữa các kỹ thuật biogas trong ngành

chăn nuôi heo quy mô nhỏ tại tỉnh Bình Dương đã nêu lên được phương thức xử lí
chất thải chăn nuôi của các hô gia đình như xử lí bằng hầm biogas, làm phân hữu cơ,
thải vào ao cá. Tác giả xác định được lợi ích của việc sử dụng Biogas từ các hộ chăn
nuôi như tiết kiệm chi phí mua phân bón, làm phân vi sinh và không gây mùi hôi đến
các khu vực xung quanh, giảm lượng khí nhà kính ra môi trường và tiết kiệm chi phí
chất đốt. Nhưng, đề tài cũng chỉ dừng lại việc xác định các lợi ích ở quy mô nhỏ và
chưa xác định được các lợi ích khác của biogas đem lại như sản suất điện thắp sáng,
Đề tài cũng chưa so sánh được lợi ích của việc sử dụng biogas hay là làm phân hữu cơ
tại các nông hộ.
Bùi Văn Ga, 2008. Sản suất điện năng bằng biogas. Nghiên cứu xác định được
việc sử dụng hầm biogas để sản suất điện năng, lợi ích của việc làm này đem lại điện
thắp sáng ở các nông trại và tiết kiệm được chi phí trong sản suất, mùi khó chịu của
chất thải chăn nuôi cũng giảm đáng kể, hiệu quả của việc làm này cũng được trang trại
Trung Sơn thành phố Đà Nẵng khẳng định. Trang trại đã bắt đầu sử dụng nguồn điện
cho thắp sáng và sản suất từ nguồn điện của khí sinh học. Và nghiên cứu đã được áp
dụng cho 42 trang trại trên cả nước và giúp được các trang trại làm giàu từ việc tiết
kiệm chi phí trong sản suất.


Thomas Hoerz, B. Klingle, C. Kellner, Thomas Wittur, F. v. Klopotek, A. Krieg
và H. Euler đã viết về lợi ích và chi phí của khí sinh học và chương trình thực hiện khí
sinh học. Trước khi thực hiện chương trình khí sinh học thì nghiên cứu tiến hành phân
tích lợi ích và chi phí của việc sử dụng biogas. Nghiên cứu phân tích ở nhiều mức độ,
ở tầm vĩ mô là đi so sánh giữa thực hiện chương trình khí sinh học với các chương
trình khác của xã hội và ở mức độ vi mô là đi xác định một đơn vị lợi nhuận của khí
sinh học đem lại, ngoài ra chỉ ra được lợi ích của khí sinh học là về mặt kinh tế tài
chính, xã hội và môi trường. nghiên cứu cũng xác định lợi ích của việc sử dụng 1m3
khí sinh học thì sẽ tiết kiệm được 0,5kg Diesel, 1,3kg gỗ …. Để phân tích được lợi ích
của khí sinh học, tác giả đã sử dụng các phương pháp kinh tế để đánh giá., nghiên cứu
đã sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR, Cdyn…. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra được lợi ich

của việc sử dụng biogas là 470$.
Như vậy thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan đề tài đã có
những hướng để xây dựng phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
biogas để sản suất điện.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về xã Bảo Quang.
a/ Điều kiện tự nhiên – xã hội tại xã Bảo Quang
Xã Bảo Quang nằm trong khu vực Đông Nam Bộ gặp thuận lợi rất lớn về mặt
ưu đãi đất đai và nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, có khí hậu khá
thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao
như chôm chôm, sầu riêng, ổi, cacao… Bên cạnh đó tình hình chăn nuôi tại khu vực xã
đang có xu hướng phát triển. Vì vậy nông nghiệp – chăn nuôi là một thế mạnh của xã
và nó chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế của xã.
Vị trí địa lý:
Bảo Quang là một xã nằm ở phía Đông Bắc thị xã Long Khánh, cách trung tâm
thị xã khoảng 6 km về phía Đông Bắc. Xã Bảo Quang được tách ra từ xã Bảo Vinh cũ
năm 1994. Tổng diện tích của xã hiện nay là 3.497,5 ha, với 5 ấp: ấp 18 Gia Đình, ấp
Lác Chiếu, ấp Thọ An, ấp Ruộng Tre và ấp Bàu Cối.
Vị trí tiếp giáp: phía Nam giáp xã Bảo Vinh, phía Bắc giáp Xuân Bắc huyện
Xuân Lộc, phía Đông giáp xã Xuân Thọ huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp xã Bình Lộc.
6


Địa hình và thủy văn:
Xã Bảo Quang có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng
130m so với mực nước biển thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây trồng rễ ăn sâu.
Đồng thời với đặc điểm thời tiết nóng quanh năm, nhưng ôn hòa nên cũng thích hợp
cho việc phát triển các loại vật nuôi như heo, gà, bò, dê, ….
Tài nguyên đất
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.497,51 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm

94,34% trong tổng diện tích, đất phi nông nghiệp chiếm phần nhỏ, chỉ 5,66%. Trong
diện tích đất NN thì được phân thành các mục đích sử dụng khác nhau và được thể
hiện đầy đủ trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mục đích sử dụng trong diện tích đất NN tại xã Bảo Quang.
STT

Mục đích sử dụng



Tổng DT(ha)

1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

1.156,69

33,07

2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.114,45


60,46

3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

8,5

0,24

4

Nông nghiệp khác

NKH

8,5

0,24

3.299,47

100

Tổng DT đất SXNN

Tỷ lệ(%)


Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Bảo Quang
b/ Điều kiện kinh tế - văn hóa tại xã Bảo Long
Theo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2005 – 2010, trong nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh
đạo của Đảng kinh tế, xã hội – an ninh quốc phòng trên địa bàn đã có bước phát triển
vượt bậc.
Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn hàng năm đều tăng nhưng không đồng đều,
bình quân tăng 19,73%; cụ thể Nông Nghiệp tăng bình quân 16,2%/ năm, ngành

7


thương mại dịch vụ tăng bình quân 23%/ năm, CN-XD-TTCN tăng bình quân 36,94%/
năm.
Với việc phát triển kinh tế như vậy, thì 5 năm qua đời sống của đại bộ phận
nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ giàu, khá ngày càng tăng, tỷ lệ hộ dùng
điện tăng 92%; tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh là 97,7%. Giao thông đi lại, thông tin liên
lạc, mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần đều chuyển biến. Các đối tượng chính
sách, người tàn tật, trẻ mồ côi, … luôn được quan tâm, chăm lo.
Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong 5 năm qua là 48 tỷ 690 triệu
đồng, trong đó ngân sách cấp trên hỗ trợ gần 41 tỷ 390 triệu, nhân dân đóng góp hơn 7
tỷ 300 triệu đồng. Xây dựng 14 km dây điện 15 KV, 46km đường dây điện 0,4 kV, lắp
đặt hệ thống chiếu sáng trục đường chính trong xã. Làm mới và sửa chữa, nâng cấp
gần 112 km đường, trong đó 7 km đường nhựa, bê tông hóa một số cầu cống, đến nay
tỷ lệ nhựa hóa giao thông nông thôn đạt 28,3%.
Văn hóa – xã hội:
Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, trong 5 năm qua xã đã sửa chữa và
nâng cấp 14 nhà tình nghĩa, hỗ trợ các đối tượng chính sách gặp khó khăn về đời sống.
Phụng dưỡng 2 đối tượng chính sách. Vận động xây dựng và trao tặng 179 căn nhà
tình thương cho những hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Quan tâm chăm sóc các đối tượng

xã hội, già yếu, neo đơn, trẻ em tàn tật, nạn nhân chất độc màu da cam… Bên cạnh đó
đã tạo điều kiện, giới thiệu và giải quyết việc làm cho trên 1.2oo lao động, góp phần
ổn định mức sống cho người dân, thực hiện chương trình 134 của Chính phủ về hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nưới sinh hoạt cho đồng bào thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn đã xây dựng và bàn giao 21 căn nhà, cấp 20 bồn nước, hỗ trợ cho 30 hộ mua bò,
heo, dê, 10 hộ làm nấm mèo phát triển kinh tế gia đình.
2.2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại TX Long Khánh
Như chúng ta đã biết, chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất nông nghiệp
chính, nhưng trong thời gian dài( trước năm 2000) chăn nuôi nước ta cũng như trên địa
bàn TX Long Khánh phát triển chậm, phân tán, trình độ thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Từ năm 2000 tới nay ngành chăn nuôi đã phát triển nhanh chóng và đóng vai
trò càng lớn trong tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó
8


ngành chăn nuôi heo là một lĩnh vực phát triển tương đối nhanh tại thị xã Long Khánh.
Trong giai đoạn 1995 – 2000 đàn heo phát triển chậm( tăng bình quân 2,29%). Từ năm
2001 đến nay thì đàn heo tăng trưởng rất nhanh, từ 29.000 con năm 2000 thì tới năm
2007 thì tổng số con đã lên tới xấp xỉ 75.000 con. Lượng tăng cụ thể từng năm được
thể hiện trong bảng dưới đây( Số liệu tính tại thời điểm ngày 01/08 hàng năm).
Bảng 2.2 : Lượng heo qua các năm tại TX Long Khánh.
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm1995 Năm 2000 Năm 2005

Năm 2006


Năm 2007

Con

25.921

64.492

74.833

Tổng số
heo
(không
kể

29.034

60.280

heo

sữa)
Nguồn: Phòng thống kê TX Long Khánh.
Hình 2.1: Tốc độ tăng lượng heo hàng năm(%/ năm)

Tốc độ tăng hàng năm(%/năm)

2,29

Tốc độ tăng(%/ năm)

1995 - 2000

11,42

Tốc độ tăng(%/ năm)
2000 - 2005
15,73

Tốc độ tăng(%/ năm)
2005 - 2007

Nguồn: Tính toán và tổng hợp
Nhìn bảng biểu và biểu đồ ta thấy tốc độ tăng lượng heo trong giai đoạn 2000 –
2005 tăng cao so với các giai đoạn sau, tăng trung bình 15,73% mỗi năm. Trong những
năm 2005 2007 tốc độ tăng chậm lại, nhỏ hơn so với giai đoạn 2000 – 2005 nhưng
9


cũng khá cao, trung bình tăng 11,42 %/năm. Như vậy tình hình chăn nuôi heo phát
triển khá nhanh tại khu vực, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần phát triể kinh tế tại
TX Long Khánh.
Cùng với xu thế chăn nuôi phát triển của TX Long Khánh thì tình hình chăn
nuôi tại xã Bảo Quang cũng phát triển. Năm 2007, toàn xã có 8.347 con heo( chăn
nuôi tập trung 80%, 10 trang trại). Dự kiến tới năm 2020 toàn xã sẽ nâng tổng số heo
lên 32 – 33 ngàn con. Quy hoạch 2 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ở ấp Thọ
An và ấp Bàu Cối với diện tích quy hoạch là 154 ha và vốn đầu tư lên tới 11,9 tỷ đồng.
Song song với việc phát triển vượt bậc của ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi
heo thì tình hình chất thải trong chăn nuôi của các trang trại cũng là vấn đề môi trường
được quan tâm. Hiện nay trên địa bàn thị xã đã áp dụng phương thức xây bể khí
Biogas để xử lý toàn bộ lượng phân. Nhưng chủ yếu lượng khí thu được sử dụng làm

khí đốt, rất ít hộ sử dụng để chạy máy phát điện. Tuy việc sử dụng khí gas để chạy
máy phát điện hiệu quả hơn việc chạy bằng dầu nhưng việc sử dụng khí gas để chạy
máy phát điện còn hạn chế. Lượng khí vẫn không được sử dụng triệt để vì các hộ trang
trại vẫn không sử dụng hết lượng phân. Vì vậy định hướng trong tương lai của TX là
xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp Biogas kết hợp với máy phát điện khí hóa
toàn bộ các hoạt động của trang trại và làm dịch vụ cung cấp điện hoặc bán khí.
2.2.3. Tổng quan về trại heo Kim Long
Trại heo Kim Long là trại heo tư nhân, do bà Phạm Thị Thơm thành lập năm
1996. Trang trại ngụ trên địa chỉ là 58, tổ 7,ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang, TX Long
Khánh, cả trang trại có diện tích 8ha. Xung quanh trang trại tiếp giáp với rẫy điều của
gia đình ông Sâm, ông T-ru, chị Phạm Nhài và bà Môn.
Ban đầu trại heo chỉ là trại heo hộ gia đình với số lượng heo trung bình khoảng
160 con với quy mô chuồng là một dãy chuồng bầu với 60 con, một dãy chuồng thịt
với 100 con và một dãy cai sữa nhưng chưa có heo con. Với quy mô này trang trại đã
áp dụng và xây dựng một hố Biogas để làm chất đun nấu. Tới năm 1998, trang trại xây
dựng thêm một dãy nữa đồng thời lới rộng các dãy còn lại và tăng số con nuôi lên
1500 con. Năm 2002, trang trại tiếp tục xây dựng, mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng số
đàn heo lên 5000 con.
10


Từ năm 2002 tới nay lượng heo nuôi trong trai trạng cứ dao động từ 5000 –
6000 con. Với lượng heo nuôi trên, thì lượng khí sinh ra quá nhiều, đáp ứng dư cho
nhu cầu làm khí đốt đun nấu trong trang trại gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.
Được sự hướng dẫn của thầy cô khoa CNMT và CNTY bên trường ĐH Nông Lâm TP
HCM và các cấp các ngành tại địa phương, trang trại đã xây dựng thêm hố gas và áp
dụng khí gas để chạy máy phát điện. Năm 2009 trang trại thực hiện áp dụng chạy điện
bằng khí gas. Lượng điện thu được từ hệ thống Biogas được chạy để hệ thống thắp
sáng vào buổi tối từ 17h  6h30 mỗi ngày. Nhờ vào việc sử dụng khí Biogas mà trang
trại đã tiết kiệm được một khối lượng điện lớn, giảm chi phí sử dụng điện, giảm khí

thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường sống của con người.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này được thực hiện nhằm nêu rõ những nội dung chính để đạt được các
mục tiêu mà đề tài đặt ra. Nội dung và phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo
các trình tự logic, cơ sở lí luận, nội dung và phương pháp chính để thực hiện đề tài.
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm
Hiệu ứng nhà kính:
Theo định nghĩa của bộ TNMT thì “Kết quả của sự của sự trao đổi không cân
bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt
độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính
trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”. Một số chất gây hiệu ứng nhà kính như:
CO2, CH4, CFC, bụi, hơi nước …
Năng lượng:
Theo Viện năng lượng nguyên tử VN thì năng lượng là năng lực làm cho vật
thể hoạt động, vd như động năng, nhiệt năng…
Năng lượng xạch là năng lượng làm cho vật thể hoạt động nhưng không hoặc ít
thải chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, vd năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời…
3.1.2. Các loại chất thải và quy định của chúng trong chăn nuôi heo
a) Các loại chất thải trong chăn nuôi heo
Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn và lỏng, chúng có tính đặc thù
chung là các chất hữu cơ và sau khi thủy phân thành NH3, H2S, CO2, CH4.... Trong đó:
 Chất thải rắn bao gồm phân heo, gia súc chết, thức ăn dư …
 Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước tiệt trùng chuồng trại




Các loại chất thải này gây ảnh hưởng tới nguồn nước, không khí khi không
được thu gom xử lý hợp lý. Đối với nguồn nước, nó sẽ gây hiện tượng phù dưỡng
nguồn nước mặt, nhiễm bẩn nguồn nước ngầm vì đa số nguồn thải từ chăn nuôi heo là
chất thải có lượng protein, lipid, tinh bột cao. Đối với nguồn không khí thì nó gây mùi
khó chịu như NH3, H2S, sau một thời gian phân hủy thì tạo ra CH4, CO2 gây hiệu ứng
nhà kính, ảnh hưởng không tốt tới đời sống và sức khỏe của con người.
Bảng 3.1: Lượng phân thải ra/ ngày/ con
Loài

Kg phân/ngày/con

Trâu

15-20



15-10

Heo

2,5 - 3,5



0,09


Người
Nguồn: www.hanhtrinhxanh.com.vn
b) Quy định về chất thải trong chăn nuôi.
Chăn nuôi được coi là đặc thù của ngành NN và PTNT vì vậy nó chịu sự quản lý của
bộ NN và PTNT, vì vậy nó được quy định trong QCVN 01- 15: 2010/ BNN-PTNT.

Bảng 3.2: Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi lợn
Số

Tênchỉ tiêu Đơn vị tính

TT

Giới han tối Phương pháp thử
đa

Coliform
tổng số
2Coli phân

TCVN 6187-1996 (ISO 9308MPN/100ml

5000

MPN/100ml

500

3Salmonella MPN/50ml


1990)
TCVN 6187-1996 (ISO 93081990)

KPH

SMEWW 9260B

Ghi chú: KPH - Không phát hiện
Nguồn: Phòng TNMT TX Long Khánh.

13


Mặt khác chăn nuôi heo là ngành thải ra lượng chất thải tương đối lớn và gây ô
nhiễm môi trường, vì vậy nó được coi là chất thải công nghiệp. Theo quy định QĐVN
24: 2009/BTNMT của Bộ TNMT thì những yêu cầu về vệ sinh nước thải trên nằm ở
giá trị C cột B đồng nghĩa với nước thải công nghiệp ở giá trị này khi thải vào các
nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Ngoài ra trong chăn nuôi thì lượng khí thải thải ra môi trường chủ yếu là NH3
và H2S, lượng thải ra cùng không phải là nhỏ vì vậy nó cũng phải tuân thủ theo quy
định khí thải của bộ TNMT. Theo QCVN 05 – 06: 2009/ BTNMT thì nồng độ cho
phép của các khí trên được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.3: Nồng độ cho phép của khí NH3 và H2S.

STT Thông số

CTHH Nồng độ cho phép(μg/m3/h)

01


Amoniac

NH3

200

02

Hydrosunfua

H2 S

42
Nguồn: Phòng TNMT TX Long Khánh

3.1.3. Khí Biogas và quá trình sinh khí Biogas
a/ Biogas – Cơ chế lý thuyết sinh khí Boigas.
Biogas là hỗn hợp khí( chủ yếu là CH4, CO2 và một phần nhỏ H2S và một
lượng không đáng kể một số khí khác) được sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất
hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường kỵ khí. Nó được coi như nguồn
năng lượng tái sinh.
Lượng khí Biogas được sinh ra dựa vào quá trình thủy phân các chất thải hữu
cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí. Lượng khí được sinh ra tùy thuộc vào
nguồn chất thải khác nhau.

14


×