Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ Ở THỊ TRẤN LỘC THẮNG HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.78 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ Ở
THỊ TRẤN LỘC THẮNG HUYỆN BẢO LÂM
TỈNH LÂM ĐỒNG

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ Ở
THỊ TRẤN LỘC THẮNG HUYỆN BẢO LÂM
TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Kinh tế nông lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: TS LÊ QUANG THÔNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế cây cà phê ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” do Trần Thị Bích
Ngân, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày
.

Người hướng dẫn
TS. Lê Quang Thông
(Ký tên)

Ngày

Tháng

Năm

 
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM ƠN
 
 

Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân đến ba mẹ, người đã có công

sinh thành, dưỡng dục cho con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, đặc biệt là giáo viên khoa kinh tế, là những người đã cung cấp những kiến
thức quý báu cho em có đủ hành trang tự tin bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Quang Thông, người đã quan tâm, giúp đỡ,
nhắc nhở tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập thu thập số liệu tại Thị trấn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ vô cùng quý báu của ban lãnh đạo thị trấn Lộc Thắng, đặc biệt là các cô chú anh chị
phòng nông nghiệp và phòng địa chính đã cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý
giá để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành biết ơn.
Đề tài tốt nghiệp không thể hoàn thành một cách tốt đẹp nếu không có sự giúp
đỡ của bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp kinh tế nông lâm niên khóa
2007-2011 và những bạn thân yêu đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những
năm tháng học tại trường.
Một lần nữa xin gửi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất.


Sinh viên: Trần Thị Bích Ngân
 
 
                                                                                                 


NỘI DUNG TÓM TẮT
 
TRẦN THỊ BÍCH NGÂN. Tháng 7 năm 2011. “Đánh giá hiệu quả kinh tế
cây cà phê ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.
TRAN THI BICH NGAN. July 2011. "Evaluating economic efficiency of
coffee tree in Loc Thang town, Bao Lam district, Lam Dong province".
Đề tài tìm hiểu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn,
từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà
nông dân trong thị trấn phải đối mặt. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu về thực trạng
trồng và tiêu thụ cà phê trên thế giới, trong nước và tại địa bàn nghiên cứu để thấy
được vị trí ngành cà phê của nước ta so với thế giới, của Lâm Đồng so với cả nước.
Sau khi tiến hành tổng hợp kết quả điều tra tại các nông hộ, đề tài chia các nông hộ
thành 2 nhóm theo qui mô để phân tích. Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tính toán
và phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR từ đó so sánh các chỉ tiêu giữa 2 qui mô. Cuối
cùng rút ra kết luận cà phê là loại cây công nghiệp có hiệu suất tăng theo qui mô, thị
trấn Lộc Thắng là vùng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê,
tuy nhiên các nông hộ vẫn chưa đầu tư đúng mức để thu được lợi nhuận thực sự từ cây
cà phê. Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả - hiệu quả sản xuất
cà phê tại địa bàn nghiên cứu.

 



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... x 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 
1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 
1.2.1 Mục tiêu chung



1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3 
Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 5 
TỔNG QUAN.................................................................................................................. 5 
2.1. Giới thiệu chung về huyện Bảo Lâm ................................................................... 5 
2.2. Giới thiệu chung về thị trấn Lộc Thắng ................................................................ 6 
2.2.1. Điều kiện tự nhiên



2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng




2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế năm 2010

13 

2.3. Hiện trạng sản xuất cà phê .................................................................................. 15 
2.3.1. Trên thế giới

15 

2.3.2. Ở Việt Nam

16 

2.3.3. Ở Lâm Đồng

18 

2.3.4. Ở Lộc Thắng

19 

CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 21 
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 21 
3.1 Sơ lược về cây cà phê .......................................................................................... 21 
3.1.1 Nguồn gốc cây cà phê

21 
v


 


3.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây cà phê

21 

3.1.3 Đặc điểm sinh học cây cà phê

22 

3.1.4 Đặc điểm kỹ thuật cây cà phê

25 

3.1.5 Giá trị của cây cà phê

26 

3.2. Vài nét về nông hộ .............................................................................................. 27 
3.2.1. Khái niệm nông hộ

27 

3.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông hộ

27 

3.3. Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất ....................................................................... 28 

3.3.1. Khái niệm

28 

3.3.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế

28 

3.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ........................................................................ 29 
3.4.1. Khái niệm

29 

3.4.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

29 

3.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 30 
3.5.1.Phương pháp thu thập số liệu

30 

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

30 

CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 32 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................. 32 
4.1 Đặc điểm của hộ điều tra...................................................................................... 32 
4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ


32 

4.1.2. Nhân khẩu

33 

4.1.3. Diện tích đất bình quân/ hộ của nhóm 30 hộ mẫu

34 

4.1.4.Trình độ học vấn

34_Toc297902287 

4.1.6. Công tác khuyến nông...................................................................................... 36 
4.2. Tình hình tiêu thụ ................................................................................................ 36 
4.3. Biến động giá cà phê ở thị trấn giai đoạn 2005-2011 ......................................... 37 
4.4. Hiệu quả kinh tế cây cà phê ................................................................................ 38 
4.4.1 Những hộ có diện tích < 1ha

39 

4.4.2 Những hộ có diện tích ≥ 1ha

45 

4.5. So sánh kết quả - hiệu quả của hai quy mô ........................................................ 50 
4.5.1 Chi phí lao động


50 
vi

 


4.5.3. Kết quả- hiệu quả thu được trên 1ha ở 2 qui mô

52 

4.6. Một số rủi ro ảnh hưởng tới năng suất cà phê thị trấn Lộc Thắng..................... 53 
4.7. Đề xuất ý kiến ..................................................................................................... 54 
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 56 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 56 
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 56 
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 56 
5.2.1 Đối với các hộ trồng cà phê

57 

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

57 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1 
 

vii
 



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

: Uỷ ban nhân dân

KHHGD : Kế hoạch hóa gia đình
UBMT

: Uỷ ban mặt trận

HDND

: Hội đồng nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

CHDC

: Cộng hòa dân chủ

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CPLDN

: Chi phí lao động nhà

CPSX

: Chi phí sản xuất

LN

: Lợi nhuận

DT

: Doanh thu

HTX

: Hợp tác xã

KHCN

: Khoa học công nghệ

NPV

: Net Present Value


IRR

: Internal Rate of Return

PP

: Pay Back Period

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................................... 7 
Bảng 2.2. Cơ cấu các loại cây trồng của thị trấn năm 2010 ............................................ 8 
Bảng 2.3. Cơ cấu các loại đất trên địa bàn xã ................................................................. 8 
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản lượng của xã trong năm 2010 .......................................... 13 
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (2000 -2009) ................................ 17 
Bảng 4.1. Độ tuổi của chủ hộ ........................................................................................ 32 
Bảng 4.2. Nhân khẩu của chủ hộ ................................................................................... 33 
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................................... 34 
Bảng 4.5. Thu nhập bình quân hằng năm của nhóm 30 hộ mẫu ................................... 35 
Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của nông hộ tại thị trấn Lộc Thắng................................. 35 
Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ cà phê tại thị trấn Lộc Thắng........................................... 37 
Bảng 4.8. Giá cà phê tại thị trấn Lộc Thắng giai đoạn 2005-2011 ............................... 37 
Bảng 4.9. Phân bố các hộ trồng cà phê theo quy mô diện tích trồng ............................ 39 
Bảng 4.10. Chi phí trung bình cho 1 ha cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ........ 39 
Bảng 4.11. Chi phí trung bình cho 1 ha cà phê/ năm trong giai đoạn kinh doanh ........ 40 
Bảng 4.12. Năng suất, doanh thu 1 ha cà phê trong cả vòng đời .................................. 41 

Bảng 4.13. Chiết tính NPV- IRR cho 1ha cà phê .......................................................... 43 
Bảng 4.14. Kết quả - hiệu quả của 1 ha cà phê trong cả vòng đời ................................ 44 
Bảng 4.15. Chi phí trung bình cho 1ha cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ......... 45 
Bảng 4.16. Chi phí trung bình cho 1 ha cà phê/ năm trong giai đoạn kinh doanh ........ 46 
Bảng 4.17. Năng suất, doanh thu 1 ha cà phê trong cả vòng đời .................................. 47 
Bảng 4.18. Chiết tính NPV- IRR cho 1 ha cà phê ......................................................... 48 
Bảng 4.19. Kết quả - hiệu quả của 1 ha cà phê trong cả vòng đời ................................ 49 
Bảng 4.20. Công lao động nhà và thuê của 2 quy mô ................................................... 50 
Bảng 4.21. Chi phí vật chất của 2 quy mô giai đoạn kiến thiết cơ bản ......................... 50 
Bảng 4.22. Chi phí vật chất của 2 qui mô cho 1 ha cà phê ở giai đoạn kinh doanh...... 51 
Bảng 4.23. Kết quả - hiệu quả thu được trên 1ha ở 2 qui mô. ..................................... 52 
Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến tại các nông hộ điều tra. ................................................... 54 

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sự phân bố các loại cành của cây cà phê 

.................................................. 23 

Hình 3.2: Hoa cà phê ..................................................................................................... 24 
Hình 3.3: Cấu tạo quả cà phê......................................................................................... 24 
Hình 4.1. Các kênh tiêu thụ cà phê tại Thị Trấn Lộc Thắng ......................................... 36 

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Biến động giá cà phê ở thị trấn giai đoạn 2005-2011 ............................... 38 


x
 


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam. Nông nghiệp và những
chính sách liên quan đến nông nghiệp luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giúp người nông dân có thể vươn ra sản xuất
những nông sản có giá trị kinh tế cao. Cà phê là ngành rất quan trọng, có vị trí trong
việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng thương mại quan
trọng trên thị trường thế giới, đứng thứ hai sau dầu mỏ về sản lượng xuất khẩu.
Từ xưa đến nay, cà phê nổi tiếng là loại thức uống làm hài lòng người tiêu dùng
và được sử dụng rộng rãi nhất trên khắp thế giới. Không giống các loại thức uống
khác, cà phê không chỉ là giải khát, nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác
hưng phấn, cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống oxi hóa cho cơ
thể, những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ ung thư ở người. Ngoài vai trò là
đồ uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cà phê còn là nguyên liệu cho ngành chế
biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh, công nghiệp dược liệu…
Hiện nay trên thế giới có hơn 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10
triệu ha và giá trị hàng hóa xuất khẩu cà phê hằng năm lên tới trên 10 tỷ đô la Mỹ.
Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê có
giá trị kinh tế rất cao, là 1 trong 4 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ USD
của Việt Nam. Năm 1956, cà phê Việt Nam chiếm 0.2% về diện tích, năng suất đạt
41% và sản lượng chỉ đạt 0.1% so với toàn thế giới. Sau 50 năm (năm 2006) diện tích
cà phê Việt Nam đạt 488,700 ha (4.6%), năng suất đạt 17.7 tạ (240%), sản lượng đạt

khoản 853,500 tấn chiếm gần 10.8% so với toàn thế giới. Đến năm 2010 năng suất cà
phê đại trà đạt 2.0 tấn/ ha, trong đó năng suất vùng thâm canh trọng điểm đạt 2.4 tấn/

1
 


ha. Qui hoạch vùng thâm canh trọng điểm, ổn định diện tích khoảng 460,000 ha, cà
phê vối 194,000 ha tập trung ở các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, cà
phê chè 6000 ha tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, miền Tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Sơn La. Với giá trị kinh tế cao cây cà phê thực sự đã làm cho đời sống
kinh tế của nhiều vùng dân cư thay đổi, góp phần xóa bỏ tập quán du canh du cư của
đồng bào các dân tộc, đặc biệt là một số nước lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất
chính, dư thừa rất nhiều lao động như Việt Nam.
Lâm Đồng hiện là tỉnh đứng thứ 2 về sản lượng cà phê trong cả nước. Thoạt
đầu, cà phê được trồng chủ yếu ở các vùng Di Linh, Đà Lạt…, sau phát triển rộng ra ở
Bảo Lộc, Bảo Lâm…, đặc biệt Bảo Lâm là vùng đất được phát hiện là có tiềm năng
lớn về trồng cà phê. Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lí thì huyện Bảo Lâm có nhiều
tiềm năng và lợi thế to lớn về phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao của tỉnh Lâm
Đồng. Huyện có vị trí địa lí thuận lợi là nằm trong khu vực trung tâm phát triển công
nghiệp của tỉnh, có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Tại đây, cây cà phê không chỉ đóng vai trò
xóa đói giảm nghèo, cây phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn là cây làm giàu của người
dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng vườn cà phê xuống rất thấp,
giống bị thoái hóa dẫn đến năng suất thấp, chất lượng cà phê xuất khẩu kém làm giá cà
phê cũng vì vậy mà thấp hơn…. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra cho ngành cà phê
nơi đây là tìm ra những giống cà phê mới có năng suất cao, phẩm chất đồng đều thay
thế cho giống cà phê cũ mà người dân đang canh tác, khuyến cáo đến họ đồng thời có
biện pháp giải quyết đầu ra cho sản phẩm cà phê từ đó tạo sự lạc quan cho người dân,
tiếp tục giữ vững vùng nguyên liệu cà phê để cây cà phê được xem là cây mũi nhọn

góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân.
Chính vì vậy, để thấy được tình hình sản xuất cà phê hiện tại và hiệu quả kinh
tế theo các quy mô mà người dân đang canh tác, góp phần định hướng cho người dân
trong việc trồng cà phê một cách có hiệu quả hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng”.

2
 


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả đầu tư vào cây cà phê tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các chỉ tiêu, đánh giá kết quả, hiệu quả đạt được trên 1ha canh tác tại
các nhóm nông hộ trồng cà phê.
So sánh hiệu quả kinh tế đạt được giữa những hộ sản xuất có qui mô diện tích
khác nhau.
Kết luận và đề ra một số kiến nghị cho ngành trồng cà phê tại địa phương.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đề tài tiến hành điều tra 30 hộ trồng cà phê trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng.
Phạm vi thời gian:
Đề tài bắt đầu từ ngày 25/2/2011 đến ngày 25/7/2011
Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề

Sự cần thiết của đề tài. Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài. Phạm vi
nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Trình bày tổng quan phần nghiên cứu
Giới thiệu chung về huyện Bảo Lâm.
Giới thiệu chung về thị trấn Lộc Thắng.
Hiện trạng sản xuất cà phê:
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Ở Bảo Lâm
Ở Lộc Thắng
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra
nông hộ và các phương pháp phân tích để điều tra, xử lí số liệu.
3
 


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung nghiên cứu của đề tài, kết quả đạt được. Đánh giá hiệu quả,
kết quả sản xuất cho 1 ha cà phê. Phân tích các yếu tố liên quan đến năng suất: qui mô
diện tích, phân bón, nước…, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề ra những
giải pháp cho các hộ trồng cà phê trên địa bàn thị trấn.
Chương 5: Nhận xét, kết luận và đưa ra một số kiến nghị

4
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Giới thiệu chung về huyện Bảo Lâm
Bảo Lâm là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, nằm giữa thị xã
Bảo Lộc và huyện Di Linh. Huyện Bảo Lâm được thành lập theo Quyết định số
65/QĐ-CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, từ huyện Bảo Lộc được chia ra thành 2 đơn
vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lí thì huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng và
lợi thế to lớn về phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao của tỉnh Lâm Đồng. Huyện có
vị trí địa lí thuận lợi là nằm trong khu vực trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh,
có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đặc biệt là
ngành công nghiệp nặng. Qua hơn 14 năm thành lập, huyện đã đạt được những thành
tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và được công nhận là 1 trong 4
địa phương có tiềm năng phát triển nhất của tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13
xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức,
Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và B’Lá. Những xã này hầu hết thuộc vùng
sâu, vùng xa của huyện Bảo Lộc cũ. Các dân tộc chủ yếu sống ở Huyện này là : K'ho,
Châu-mạ, dân tộc Kinh và Tày.
Việc thành lập huyện Bảo Lâm tạo ra cơ cấu tổ chức phù hợp để thúc đẩy quá
trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này cùng với các địa phương khác
trong toàn tỉnh bước vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế chủ yếu của huyện là trồng cây công nghiệp như trà,cà phê, hạt tiêu ...
và khai thác lâm sản, khai thác quặng bauxit và chế biến ra alumin nhôm. Nơi đây khí
hậu ôn hòa bốn mùa mát mẻ.

5
 


2.2. Giới thiệu chung về thị trấn Lộc Thắng

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí và địa hình
Vị trí địa lí
Với diện tích tự nhiên là 8031 ha, toàn thị trấn được chia thành 10 khu phố
Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã Lộc Phúc
Phía Đông giáp xã Lộc Ngãi
Phía Nam giáp phường Lộc Phát và xã Lộc Quảng
Phía Tây giáp xã Lộc Quảng và xã B’Lá
Thị trấn là trung tâm thương mại và hành chính của huyện Bảo Lâm. Nằm ở vị
trí trung tâm của huyện, thị trấn có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa bàn
trong và ngoài huyện.
Địa hình
Lộc Thắng có địa hình cao nguyên, bao gồm nhiều hệ thống dãy núi liền nhau.
Địa hình có nơi bị chia cắt mạnh, dạng đồi núi dốc hiểm trở. Khu vực trung tâm dạng
thung lũng, xung quanh là đồi núi.
Khí hậu, thời tiết
Theo tài liệu của trạm thủy văn huyện thì khí hậu nơi đây là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa.
Lượng mưa hằng năm rất lớn, bình quân 2000 đến 2500 mm. Số ngày mưa
nhiều trung bình gần 156 – 170 ngày/năm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm, đặc
biệt là vào các tháng 9, 10.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,chiếm 20 % tổng lượng mưa
cả năm, các tháng 1, 2 hầu như không có mưa.
Nhiệt độ cao tối đa là +320 C thường xảy ra vào mùa khô.
Nhiệt độ tối thiểu trung bình là +120C thường xảy ra vào mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 22.10C.

6

 


Đất đai, thổ nhưỡng
Tình hình sử dụng đất đai:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
STT
1

Chỉ tiêu

Diện tích(ha)

Cơ cấu (%)

Đất sản xuất nông nghiệp

3540.7

44.0

Cây lâu năm

3445.3

42.9

90.2

1.0


5.2

0.1

Cây hàng năm
Nuôi trồng thủy sản
2

Đất lâm nghiệp

1322.7

16.5

3

Đất chuyên dùng

1030.6

12.8

4

Đất chưa sử dụng

908.0

11.4


5

Đất ở

1229.0

15.3

8031.0

100

Tổng diện tích tự nhiên

Nguồn:UBND TT Lộc Thắng
Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 8031 ha, bình quân mỗi hộ trên địa bàn
thị trấn năm 2010 là 1.95 ha/ hộ, 0.47 ha/ nhân khẩu.
Năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3540.73 ha, chiếm 44%,trong
đó diện tích cây lâu năm chiếm 42.9 %, cây hàng năm chiếm 1% và nuôi trồng thủy
sản chiếm 0.1%. Diện tích đất lâm nghiệp là 1322.7 ha chiếm 16.5% tổng diện tích,
đất chuyên dùng là 1030.61 ha chiếm 12.8%, đất chưa sử dụng là 907.96 ha chiếm
11.4%, còn lại là đất ở chiếm 15.3%.
Phần lớn diện tích đất của thị trấn là dành cho sản xuất nông nghiệp, trong đó
chủ yếu là cây lâu năm. Lộc Thắng là một xã thị trấn của huyện, vì vậy đất ở dành cho
các ngành thương mại, dịch vụ cũng khá lớn. Một điều đáng lo ngại là phần diện tích
đất chưa sử dụng còn khá nhiều, UBND thị trấn cần có những chính sách để diện tích
đất đó được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
Tình hình sử dụng đất trồng trọt của xã được thể hiện ở bảng sau:


7
 


Bảng 2.2. Cơ cấu các loại cây trồng của thị trấn năm 2010
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cây hàng năm

Cơ cấu (%)

37.77

1.07

26.17

0.74

- Cây ngô

5.6

0.16

- Cây hàng năm khác

6.0


0.17

Cây lâu năm

3445.31

97.45

- Cà Phê

906.1 1

25.63

- Chè

2532.9

71.64

- Tiêu

1.3

0.04

- Tre lấy măng

1.00


0.03

- Cây mía

4.00

0.11

52.45

1.48

3535.53

100

- Cây lương thực

Cây ăn quả
Tổng

Nguồn: UBND TT Lộc Thắng
Qua bảng trên ta thấy phần lớn đất trồng trọt là dùng để trồng các loại cây công
nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè. Trong đó, cây chè có diện tích
lớn nhất 2532.9 ha, chiếm 71.64%, cây cà phê đứng thứ hai với diện tích 906.11 ha,
chiếm 25.36%. Tuy cà phê có giá trị kinh tế cao hơn cây chè nhưng do giá cả bấp bên
nên nông dân ở đây vẫn chưa dám mạnh dạng đầu tư phát triển.
Bên cạnh cây lâu năm thì cây hàng năm ( cây thực phẩm, cây ngô, cây sắn và
các cây ngắn ngày ) và cây ăn quả vẫn được quan tâm phát triển.

Thổ nhưỡng
Bảng 2.3. Cơ cấu các loại đất trên địa bàn xã
STT

Loại đất

1

Đất mới biến đổi

352.9

4.4

2

Đất feralit nâu đỏ

7072.86

88.06

3

Đất xám

414.1

5.16


4

Đất sông suối hồ đập

191.14

2.38

8031

100

Tổng cộng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Nguồn: UBND TT Lộc Thắng
8
 


Theo kết quả điều tra, đất đai của xã khá đa dạng được chia thành 3 nhóm đất
chính như sau:
Đất mới biến đổi: diện tích 352.9 ha chiếm 4.4 % tổng diện tích đất tự nhiên,
phân bổ trên địa hình ven sông suối ngập theo mùa. Quá trình sử dụng cần chú ý đến
các biện pháp cải tạo đất.
Đất feralie nâu đỏ: diện tích 7072.86 ha, chiếm 88.06 % tổng diện tích. Đây là
loại đất chiếm tỷ lệ cao nhất, đất có thành phần dinh dưỡng khá giàu, tầng đất khá dày

thích hợp trồng các loại cây lâu năm, đặc biệt là cà phê.
Đất xám: loại đất này chiếm tỷ lệ cao thứ 2 sau nhóm đất đỏ bazan, có diện tích
414.1 ha, thích hợp cho việc trồng các loại cây rau màu.
Ngoài các nhóm đất trên còn có đất sông suối hồ đập.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng
Điều kiện kinh tế
Thị trấn Lộc Thắng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của huyện, cây
trồng chính là chè, cà phê, dâu tằm và một số loại cây ăn quả khác. Trong tổng giá trị
sản phẩm năm 2010, thu nhập nông lâm nghiệp chiếm 35%, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ, thương mại chiếm 65%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu
đồng/năm. (Báo cáo tổng kết, năm 2010 – UBND thị trấn Lộc Thắng)
Diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn thị trấn là 3535.53 ha, đến nay đã
trồng được 3445.31 ha các loại cây công nghiệp dài ngày.
Diện tích cà phê là 906.11 ha, sản lượng cà phê hàng năm đạt khoảng 1,631
tấn. Nhân dân trong thị trấn đang tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc
trồng cà phê, đưa những giống mới và sử dụng kỹ thuật ghép cành để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm.
Tài nguyên rừng phong phú, địa hình cho phép có thể chuyển một phần diện
tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất góp phần vào sự phát triển của thị trấn. Diện
tích đất lâm nghiệp là 1322.7ha.Thị trấn Lộc Thắng đang tích cực thực hiện trồng rừng
và giao khoán quản lý, bảo vệ chăm sóc rừng. Phát triển kinh tế rừng, xây dựng vườn
rừng đang được gắn kết chặt chẽ với công tác định canh, định cư, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc.

9
 


Ngoài ra thị trấn còn có mỏ Bauxit Nhôm với trữ lượng lớn là điều kiện tốt cho
việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của địa phương.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Lộc Thắng đang nỗ lực

phấn đấu nhằm hoàn thành cuộc vận động định canh, định cư, phát triển nông nghiệp
toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, gắn kết với công nghiệp chế biến và phục vụ
xuất khẩu nhằm tạo tiền đề để thị trấn bước vào thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, đưa các vùng nông thôn, miền núi phát triển nhanh chóng, đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trong thị trấn.
Điều kiện xã hội
Dân số: Tính đến ngày 31/12/2010 toàn thị trấn có 4098 hộ với số nhân khẩu là
17120 người, mật độ dân số trung bình khoảng 125 người/ km2, số nhân khẩu trung
bình của 1 hộ là từ 4 - 5 người. Hiện tại có 9 dân tộc anh em đang sinh sống, bao gồm:
Kinh, Tày, Nùng, Châu Mạ, Hoa, K’Ho, Chu Ru, Mường, Chil (dân tộc kinh chiếm
chủ yếu). Trong đó dân tộc Kinh có: 314 hộ 12132 khẩu; Tày: 82 hộ, 233 khẩu; Nùng:
80 hộ, 33 khẩu; Hoa 11 hộ, 42 khẩu; K’Ho: 15 hộ, 107 khẩu; Châu Mạ: 813 hộ, 4092
khẩu.
Sự phân bố dân cư trên địa bàn thị trấn là không đồng đều, hầu hết cư dân tập
trung ở vùng trung tâm thị trấn (chủ yếu là dân tộc kinh), một số ít đồng bào dân tộc
làm nhà ở ngay trên mảnh đất mình canh tác, đây là một điều bất lợi ảnh hưởng đến
năng suất cây cà phê vì những hộ này sẽ không có điều kiện để tiếp cận với tiến bộ
KHKT, công tác khuyến nông, cũng như các chủ trương, chính sách của nhà nước.
Theo nguồn tin điều tra từ UBND thị trấn Lộc Thắng, số người trong độ tuổi
lao động chiếm 48% tổng dân số của thị trấn, số người dưới tuổi lao động chiếm
40%, và có 12 % số người trên độ tuổi lao động. Qua số liệu trên cho thấy dân số của
thị trấn là dân số trẻ, đáp ứng nhu cầu lao động cho tương lai, đặc biệt đối với ngành
cần nhiều lao động như cà phê.
Y tế: Trung tâm y tế huyện tọa lạc trên địa bàn thị trấn vì vậy việc chăm sóc
sức khỏe cho bà con vô cùng thuận lợi. Trạm y tế đã tổ chức thực hiện tốt các chương
trình, mục tiêu quốc gia về y tế, dân số KHHGĐ. Đội ngũ Y, Bác sỹ và y tế thôn bản
được tăng cường, tận tình với nghề nghiệp, trang thiết bị, cơ số thuốc phục vụ khám

10
 



chữa bệnh được ngành y tế quan tâm đầu tư đầy đủ, chính vì vậy công tác chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân ngày càng nâng lên, không để các loại dịch bệnh xảy ra.
Công tác dân số - KHHGĐ được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông
qua nhiều hình thức, góp phần giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
Văn hóa: Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT TT Lộc Thắng đã thấy rõ tầm quan
trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
toàn Đảng, toàn dân, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Bảo
Lâm, sự đồng tình hưởng ứng của cán bộ và nhân dân thị trấn Lộc Thắng, tập hợp khả
năng văn hóa tiềm ẩn trong nhân dân, khích lệ các hoạt động văn hóa truyền thống,
văn hóa các vùng miền, tạo thành phong trào thường xuyên, liên tục mang tính văn
hóa xã hội. Nhờ vậy mà các hoạt động cộng đồng đã đi vào nhận thức của người dân.
Công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được các cấp, các ngành cấp trên và địa
phương quan tâm giúp đỡ. Các hộ nghèo cũng đã có ý thức và nghị lực vươn lên để
thoát nghèo. Đến năm 2010 thị trấn còn 199 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 4.96 % (giảm 5,04 %
so với chỉ tiêu đề ra ).
Tình hình văn hóa ở thị trấn được UBND thị trấn rất quan tâm, tạo điều kiện
nâng cao nhận thức của người dân đối với các hoạt động mang tính cộng đồng, hành
động vì cộng đồng nhiều hơn: các con đường liên thôn xóm được người dân đóng góp
xây dựng, cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, đây là tín hiệu vui cho giao thông
trong thị trấn nói chung và việc vận chuyển cà phê trong thị trấn nói riêng. Trong
tương lai chúng ta có cơ sở để hi vọng về ý thức của người dân trong việc bảo tồn tài
nguyên đất, rừng, bảo vệ môi trường khi canh tác cà phê.
Giáo dục: Hiện nay, công tác giáo dục đang được lãnh đạo của xã rất quan tâm
cả về số lượng lẫn chất lượng dạy học. Cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy và học trên
địa bàn trong những năm qua được các ngành quan tâm đầu tư xây dựng. Ngành giáo
dục đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung, phong trào thi
đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đội ngũ giáo viên ngày càng
được nâng cao về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn. Do

đó chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt
trên 98 %. Công tác xã hội hoá giáo dục và khuyến học ngày càng được đẩy mạnh.

11
 


Đến nay toàn Thị Trấn đã được công nhận hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học,
trung học cơ sở và đã có 2/8 trường học đạt trường chuẩn quốc gia.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: Trong những năm gần đây hệ thống giao thông của thị
trấn liên tục được mở rộng và phát triển. Toàn thị trấn có hơn 12 tuyến đường giao
thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 120 km,trong đó có hơn 70% được bê tông
hóa, các tuyến giao thông chính từ Lộc Thắng đi Lộc Quảng, Lộc Thắng đi Lộc Phú,
Lộc Thắng đi Lộc Ngãi, dự án khu tái định cư Bau xít - nhôm, các công trình xây dựng
của dự án Bau xít - nhôm và các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Huyện…cũng
được xây dựng. Ngoài ra còn một số tuyến đường liên xóm chất lượng còn kém vì vào
mùa mưa những đoạn đường này thường hay bị sạt lở.
Hệ thống thủy lợi: Thị trấn có sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước chính,
ngoài ra có suối Đại Nga và 2 hồ chứa nước lớn với diện tích 7 ha và 100 ha.. Hệ
thống sông, suối, hồ rộng lớn là nguồn trữ nước chống khô hạn vào mùa khô. Đây là
điều kiện thuận lợi cho canh tác cà phê cũng như việc trồng các loại cây lương thực và
cây hàng năm.
Hệ thống thông tin liên lạc: Được sự quan tâm của UBND huyện Bảo Lâm
nói riêng và Đảng bộ xã nói chung, hiện tại toàn thị trấn có 100 % các hộ có vô tuyến,
có một đài phát thanh và một trung tâm truyền hình cáp phục vụ bà con nhân dân. Hệ
thống đài truyền thanh của thị trấn được củng cố với 21 cụm loa được bố trí ở 10 khu
phố và trụ sở UBND thị trấn, qua đó đã truyền tải kịp thời các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước và thông tin của địa phương. Công tác quản lý các
dịch vụ văn hoá được tăng cường kiểm tra, giám sát. Hệ thống thông tin liên lạc vô

cùng thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với KHKT, các qui trình chăm sóc
cà phê có hiệu quả, cũng như giá cả cà phê và các sản phẩm đầu vào thiết yếu.
Hệ thống điện, nước: Hiện nay, 100 % các hộ trên địa bàn thị trấn đã có điện,
thị trấn có 2 trạm điện hạ thế, lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tương đối
tốt.
Nguồn nước sinh hoạt ở đây chủ yếu là nước giếng. 20 % tổng số hộ sử dụng
nước máy. Được sự quan tâm của UBND huyện, đã có hơn 70 cái giếng được đào cho
đồng bào dân tộc, hạn chế được việc sử dụng nước sông, suối cho sinh hoạt.
12
 


Lưới điện được kéo rộng khắp đến từng thôn xóm, nương rẫy tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch cà phê.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế năm 2010
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản lượng của xã trong năm 2010
Khoản mục

Gía trị (triệu đồng)

Cơ cấu(%)

Sản xuất nông nghiệp

119,840

35.0

-Trồng trọt


104,582

30.5

5,940

1.7

600

0.2

8,718

2.6

xây dựng

222,560

65.0

Tổng thu nhập xã hội

342,400

100

- Chăn nuôi
- Thủy sản

Lâm nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,

Thu nhập bình quân / người/năm

20
Nguồn: UBND TT Lộc Thắng

Nông nghiệp:
Trong những năm qua lĩnh vực nông - lâm nghiệp của thị trấn có những tác
động lớn đến đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn. Sản phẩm nông nghiệp như
cà phê, chè, cây ăn quả, sản phẩm từ chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực sản xuất
nông lâm nghiệp, tạo mọi biện pháp để tăng năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.
Đến nay tổng diện tích đất nông nghiệp có 3475.28 ha. Trong đó, vận động
nhân dân thực hiện chuyển đổi giống cà phê, chè già cỗi, năng suất thấp sang giống có
năng suất và chất lượng cao, cà phê khoảng 398 ha đạt 166.95% kế hoạch; chè khoảng
65.60 ha đạt 20.5% kế hoạch. Năng suất bình quân của chè búp tươi tăng cao so với
những năm trước đây, ước đạt 140 tạ/ ha, tăng khoảng 50 tạ/ ha so với đầu nhiệm kỳ,
cà phê bình quân ước đạt 18 tạ/ ha, tăng khoảng 4 tạ/ ha. Đến năm 2009, trên địa bàn
đã phát triển xây dựng được 2 lò sấy cà phê, vì vậy chất lượng cà phê nhân đã từng
bước được nâng lên. Ngoài ra đã phát triển cây ăn quả các loại như: bơ 26.6 ha, mít
nghệ 8 ha, sầu riêng 2.8 ha. Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng khác như hoa
13
 


màu, cây ăn trái tăng khá cao so với những năm trước. Từ năm 2008 đến nay, trên địa
bàn đã phát triển được cây trồng mới là cây chanh dây khoảng 20 ha.

Có 6 đơn vị được giao đất rừng với diện tích là 1,027 ha. Ngoài ra có 3 đơn vị
được giao khoáng bảo vệ rừng với tổng diện tích khoảng 800 ha.
Tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định qua các năm. Đến nay toàn địa
bàn có đàn trâu 34 con, đàn bò 515 con, đàn dê 252 con, đàn lợn 3,860 con và đàn gia
cầm, thủy cầm các loại có khoảng 10,500 con. Do ảnh hưởng dịch bệnh đối với gia
súc, gia cầm và giá cả không ổn định, vì vậy ngành chăn nuôi trên địa bàn nhìn chung
chậm phát triển. Đến nay có 20 hộ dân đã phát triển nuôi cá nước ngọt với diện tích
khoảng 8 ha ao hồ, ngoài ra nhờ sản lượng cá tự nhiên ở hồ Lộc Thắng nên hàng năm
đã đánh bắt được khoảng 20 tấn cá các loại cung cấp trên địa bàn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trên địa bàn thị trấn nay đã có nhiều dự án công nghiệp lớn được đầu tư xây
dựng, tiến độ thực hiện nhanh đã góp phần tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá trên địa bàn như: Dự án Tổ hợp Bau xít - nhôm Lâm
Đồng, các nhà máy chế biến, phân loại sản phẩm trong điểm công nghiệp Lộc Thắng
và các nhà máy chế biến phân bón vi sinh tại khu 5. Chủ động phối hợp với các ban
ngành đoàn thể, các cơ quan của Huyện, của Tỉnh, của Trung ương trong việc đền bù
giải phóng mặt bằng để các dự án triển khai được thuận lợi.
Điểm công nghiệp Lộc Thắng hiện tại đã thu hút được 3 doanh nghiệp đang đầu
tư xây dựng nhà xưởng chế biến gồm 2 nhà máy sơ chế chè đen diện tích 4.5 ha, vốn
đầu tư trên 10 tỷ đồng, 1 nhà máy chế biến cà phê diện tích 1.6 ha vốn đầu tư 1.5 tỷ
đồng. Ngoài ra đã có 4 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phân vi
sinh, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến chè, cà phê với số vốn đăng ký trên
25 tỷ đồng.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, trong những năm qua cũng được
phát triển mạnh như các cơ sở chế biến gỗ cho ngành xây dựng cơ bản, sản xuất các
mặt hàng mộc dân dụng như bàn ghế, giường, tủ, phục vụ cho nhu cầu đời sống của
nhân dân.

14
 



×