Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Điều kiện hoạt động của website TMĐT theo pháp luật việt nam hiện hành ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.79 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TRỌNG TRÍ

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TRỌNG TRÍ

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ NGỌC HIỂN

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Điều Kiện Hoạt Động Của Website Thương Mại Điện Tử
Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của thầy TS. HỒ NGỌC HIỂN. Tôi cam đoan số liệu,
ví dụ nêu trong Luận văn hoàn toàn là trung thực, chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin và số liệu trích dẫn trong Luận văn
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả Luận văn

TRẦN TRỌNG TRÍ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...................... 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm của website thương mại điện tử ................................ 6
1.2 Khái niệm, đặc điểm về điều kiện hoạt động của website thương mại điện
tử ...................................................................................................................... 18
1.3 Pháp luật về điều kiện hoạt động của website thương mại điện tử ........... 24
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE TMĐT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................. 333

2.1 Thực trạng pháp luật về điều kiện hoạt động của website TMĐT ở Việt
Nam hiện nay ................................................................................................ 333
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện hoạt động của website thương
mại điện tử ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 53
Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG WEBSITE THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 61
3.1 Những định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện hoạt động website
thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. ....................................................... 61
3.2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện hoạt động của website
thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay...................................................... 655


KẾT LUẬN .................................................................................................. 733
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT: Thương Mại Điện Tử
ATTT: An Tồn Thơng Tin


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Số lượng hồ sơ tiếp nhận trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động
TMĐT….................................................................................................... 53
Biểu 2.2: Số lượng website thương mại điện tử được xác nhận thông báo,
đăng ký ...................................................................................................... 55
Biểu 2.3: Số lượng phản ánh của người tiêu dùng trên cổng thông tin quản lý
hoạt động TMĐT....................................................................................... 56
Biểu 2.4: Số lượng phản ánh của người tiêu dùng trên cổng thông tin quản lý

hoạt động TMĐT....................................................................................... 57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình khoa học trên phương diện
kinh tế và pháp luật nghiên cứu và khẳng định vai trò của hoạt động thương
mại của website TMĐT đối với đời sống xã hội, đồng thời dự báo những xu
hướng phát triển của hoạt động này. Hoạt động của các website TMĐT có tác
động nhất định đối với việc nâng cao mức sống người dân, tiết kiệm chi phí
xã hội, giảm các rủi ro dễ xảy ra trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch
vụ, thanh tốn của thương mại truyền thống, việc thúc đẩy phát triển TMĐT
luôn phát sinh nhu cầu về hoàn thiện pháp luật để đảm bảo rằng các quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước không bị xâm hại,
cách thức thực hiện và đảm bảo các quyền này chính là bằng pháp ḷt.
Việc hồn thiện pháp ḷt về điều kiện hoạt động của website TMĐT sẽ
giúp cho các cá nhân, tổ chức biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình khi
tham gia hoạt động trên website TMĐT. Việc các cá nhân, tổ chức hiểu rõ cơ
chế vận hành đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ giảm
thiểu những vướng mắc về thủ tục hành chính cũng nhưng việc phát hiện các
hành vi vi phạm pháp luật sẽ nhanh chóng, kịp thời vì cơ chế phát hiện, xử lý
vi phạm đã được quy định cụ thể trong luật và các văn bản quy phạm pháp
luật.
Trên thực tiễn, các quan hệ pháp luật diễn ra trên website TMĐT phải
tuân thủ các điều kiện và chuẩn mực pháp lý liên quan đến sở hữu, quyền sở
hữu trí tuệ và cả các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.Việc xây dựng các cơ
chế phát hiện và giải quyết tranh chấp đúng trình tự thủ tục, kịp thời, nhanh
chóng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nhưng bảo đảm an ninh, trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức
1



được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu tài sản tham gia hoạt động giao
dịch trên các website TMĐT cũng như tính đúng đắn, nghiêm minh của các
cơ quan quản lý nhà nước.
Trong quá trình thực hiện cơ chế thực thi pháp luật, các chế tài xử lý vi
phạm hay trách nhiệm của các cơ quan liên quan hiện chưa được quy định cụ
thể nên dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, bng lỏng quản lý, làm giảm
hiệu lực quản lý nhà nước. Những vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết khi các
quy định của pháp luật phân công rõ nhiệm vụ, chức năng và các chế tài khác
áp dụng cho các chủ thể liên quan, điều này chỉ xảy ra khi pháp luật được
hoàn thiện theo đúng các yêu cầu và đáp ứng được các tiêu chí đối với việc
xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện.
Để tăng cường việc ứng dụng các công nghệ mới hay các thành quả khoa
học kỹ thuật áp dụng vào hoạt động thương mại thì cơng tác hồn thiện pháp
luật là điều kiện tiên quyết, đảm bảo sự tin cậy vào hệ thống pháp luật của các
chủ thể tham gia hoạt động thương mại thông qua các website TMĐT. Khi đã
có niềm tin vào sự an tồn và được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, người tiêu dùng và các chủ thể khác sẽ tích cực tham gia vào hoạt động
này. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Điều kiện hoạt động của website
TMĐT theo pháp luật Việt Nam hiện hành” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về điều kiện hoạt
động TMĐT như: Luận án tiến sĩ của Lê Văn Thiệp (2016) “Pháp luật
TMĐT ở Việt Nam hiện nay ”, Khoa Luật Học viện Khoa học Xã hội; Cơng
trình nghiên cứu của TS. Ḷt học Trần Văn Biên về “Hợp đồng điện tử theo
pháp luật Việt Nam” đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xây
dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử trong giai đoạn
hiện nay; luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Hà Vũ với đề tài:“Xây dựng
2



khung pháp lý nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu
những yêu cầu đối với pháp luật TMĐT; “Tài liệu hướng dẫn học tập TMĐT”
của tác giả Trần Thanh Điện Đại học Cần Thơ nghiên cứu và biên soạn năm
2013 đã phản ánh những vấn đề cơ bản về TMĐT, vấn đề an toàn và bảo mật
trên mạng, các chính sách và pháp luật về TMĐT. Luận văn thạc sĩ khoa học
máy tính với đề tài “Bảo mật và an tồn thơng tin trong TMĐT” của tác giả
Vũ Anh Tuấn, Đại học Thái Nguyên nghiên cứu năm 2008.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên trình bày nhiều vấn đề trong hoạt
động TMĐT nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về điều kiện hoạt
động của website TMĐT. Vì vậy cần thiết phải có những cơng trình khoa học
nghiên cứu về điều kiện hoạt động của website TMĐT để phù hợp với tình
hình hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, đặc điểm, nội dung và thực
tiễn thực hiện của pháp luật về điều kiện hoạt động của website TMĐT nhằm
đề xuất hoàn thiện pháp luật TMĐT và đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan
hệ pháp luật TMĐT ở Việt Nam.
3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật, làm rõ các đặc điểm
cơ bản, điều kiện hoạt động của website TMĐT.
- Nghiên cứu đánh giá về thực trạng pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật
về điều kiện hoạt động của website TMĐT, các hạn chế, bất cập và nguyên
nhân là cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về TMĐT ở Việt Nam.
- Đưa ra các kiến nghị về định hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp
luật cũng như nâng cao hiệu quả cơ chế thực hiện quản lý của nhà nước đối
3



với các hoạt động thương mại thông qua website TMĐT ở Việt Nam trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật về điệu kiện hoạt động của website TMĐT ở Việt Nam và thực
trạng thực hiện pháp luật.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, đặc điểm và

nội dung cơ bản về pháp luật điều kiện hoạt động của website TMĐT ở Việt
Nam. Về mặt thời gian, với đặc thù của hoạt động TMĐT ở Việt
Nam, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật điều kiện hoạt động của
website TMĐT từ thời điểm Luật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử
năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cùng hệ thống các văn bản
hướng dẫn thi hành về vấn đề này được ban hành cho đến nay.
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.

Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hờ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật TMĐT của
Nhà nước đối với hoạt động TMĐT nói chung và điều kiện hoạt động của
website TMĐT nói riêng.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: phương

pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp,
đánh giá những vần đề lý luận và thực tiễn về điều kiện hoạt động của website
TMĐT trong tài liệu luật liên quan.

4


Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa trên các số liệu báo cáo của Phòng
Quản lý hoạt động TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương và
các số liệu về tình hình TMĐT tại Việt Nam.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1.

Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm rõ những vấn đề pháp luật cần

có trong quản lý các website TMĐT phương diện lý luận và phương diện

pháp luật thực định và qua đó đưa ra các kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp
luật về điều kiện hoạt động thương mại thông qua các website TMĐT.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình

thực hiện cơ chế thực thi pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm hay trách nhiệm
của các cơ quan liên quan hiện chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng
thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước
trong thời gian tới.
Là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có ý định kinh doanh thông qua
website TMĐT, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào
các quan hệ thương mại trên mơi trường mạng.
7.

Cơ cấu của Ḷn văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội

dung của Luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp lý về điều kiện hoạt động của
website TMĐT
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về điều
kiện hoạt động của website TMĐT ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều
kiện hoạt động của website TMĐT ở Việt Nam hiện nay
5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×